Thẳng thắn mà không mất lòng
Cập nhật: 22/02/2007
Các sếp rất dễ bị xem là kém cỏi và
không khéo léo khi "nói toạc móng heo"
những gì họ đang nghĩ trong đầu với
đối tác hoặc nhân viên. Chỉ cần người
nghe lĩnh hội theo cách khác với ý định
ban đầu thì cuộc hội thoại sẽ trở nên kém hiệu quả
và mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trong quan hệ công việc, kỹ năng giao tiếp luôn được
đòi hỏi ở mức độ chuyên nghiệp khá cao. Điều đó
buộc các sếp phải tự tạo cho mình phong cách giao
tiếp, phát ngôn chỉn chu, dung hoà giữa tính thẳng
thắn của mình với một chút khéo léo, lịch thiệp.
Sau đây là một vài mẹo nhỏ để giúp bạn tự trau chuốt
lại kỹ năng ăn nói của mình, để vừa tỏ ra thẳng thắn,
thể hiện rõ ràng được quan điểm vừa lịch sự, khéo léo
và thu hút người nghe:
Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt trước khi phát
ngôn
Với nhiều thông tin thu thập được từ đối phương, bạn
sẽ củng cố được tính chính xác cho lời nói của mình,
do đó tránh đi việc người nghe sẽ hiểu không hay về
bạn. Bên cạnh đó, một khi chưa nắm bắt được toàn bộ
diễn tiến, nội dung của vấn đề, các sếp khoan hãy
đem ra kết luận của mình và khăng khăng đó là cách
đúng đắn duy nhất.
- Cụ thể: Sẽ là không hay chút nào nếu nhà lãnh đạo
nhận định: “Ý kiến này khó có thể làm nên chuyện”.
Thay vào đó, hãy nói: “Thực tình tôi cũng chưa hiểu
hết đề xuất của anh để xem xét liệu nó có góp phần
tăng lợi nhuận lên nhiều hơn không. Anh trình bày rõ
ràng thêm được không?”.
Kiểm tra lại tất cả những giả thiết mà bạn nghĩ đến
trong khi đối thoại
Nếu như bạn chợt nghĩ đến một khả năng nào đó, hãy
hỏi lại ngay đối phương. Bản năng bộ lọc thông tin của
chúng ta trong khi giao tiếp thường đôi khi dẫn đến
việc mình hiểu nhầm lời nói hoặc mục đích của người
khác. Bởi vậy, tốt nhất là bạn hãy làm rõ ràng tất cả
những giả thiết trước khi chúng gây hiểu nhầm và rắc
rối to.
- Cụ thể: Sếp không nên “đùng đùng” nổi giận: “Anh
cho tôi là kẻ ngoại đạo, và đang xem thường tôi lắm
chứ gì?”. Bạn hãy bình tĩnh hơn: “Tôi chợt nghĩ là hình
như anh cho rằng tôi không nên tham gia vào kế
hoạch bởi tôi không thể khá hơn anh trong lĩnh vực
này, đúng vậy không nhỉ?”.
Tìm cách tập trung mọi người vào chỉ tiêu và mục đích
công việc
Hãy tạo nên nhiều điểm tương đồng chung giữa tất cả
mọi người, và từ đó thể hiện, chia sẻ quan điểm chính
thức của bạn. Có vậy, mọi người mới thực sự lĩnh hội
ý định của bạn mà không đánh mất đi những nội dung
chính bạn muốn nhắm vào.
- Cụ thể: Nếu bạn nói với nhân viên là: “Tôi không
đồng ý kiểu làm ăn thế này, tôi muốn tiêu chuẩn cao
hơn nữa”, liệu có cụ thể được điều gì với cấp dưới
của bạn? Hãy tạo một không gian chia sẻ vì mục đích
chung: “Tôi rất lo lắng về cách làm việc của chúng ta
hiện nay, nó dễ gây phản cảm cho khách hàng. Tôi
muốn các bạn cùng tôi đề xuất những cách thức hay
hơn để đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Hãy tỏ ra khiêm tốn hơn
Cuộc hội thoại giữa hai người sẽ chẳng đâu vào đâu
nếu bạn chỉ lo tập trung cố gắng thuyết phục người
khác rằng ý kiến và quan điểm của bạn là đúng đắn.
Thay vào đó, các nhà lãnh đạo hãy tạo thói quen đặt
mình vào vị trí của người khác, và chứng minh tại sao
mình lại có quan điểm như vậy.
Hãy luôn nhận thức rằng quan điểm của mình không
phải bao giờ cũng đúng đắn, cho dù bạn là lãnh đạo.
Tinh thần khiêm tốn ấy sẽ giúp bạn dễ dàng hoà mình
vào các cuộc đối thoại và thu hút, hiệu quả hơn trong
giao tiếp.
- Cụ thể: Sếp sẽ bị cho là bảo thủ nếu phát ngôn: “Rõ
ràng là chúng ta không thể triển khai ý kiến đó được.
Mọi người hãy làm theo cách của tôi đi, nếu không mọi
chuyện sẽ chẳng đâu vào đâu!”. Thái độ khiêm tốn sẽ
giúp ích cho bạn nhiều hơn: “Anh hãy trình bày rõ ý
kiến của anh đi, để chúng ta cùng xem nó có ích gì
không. Sau đó, tôi sẽ đề xuất ý kiến khác của tôi”.
Lưu ý cách vào đề
Đừng quá chú trọng chứng minh là “tôi đang nói thật
đấy”. Hãy khéo léo dẫn dắt mọi người vào vấn đề mà
bạn đang muốn thảo luận, gợi cho họ một vài dự đoán
về những gì mà bạn sắp nói ra.
- Cụ thể: Khi sếp nói: “Sau đây tôi xin trình bày một vài
điều mà tôi cảm nhận và suy nghĩ…”, nghe chẳng hấp
dẫn chút nào. Hãy nói: “Trước khi chúng ta bắt đầu
thảo luận, tôi muốn các bạn hiểu rằng những gì tôi sắp
nói là rất thực tâm. Các bạn hoàn toàn thoải mái để
nghe tôi nói thật chứ?”
Văn hóa từ chối
Cập nhật: 12/02/2007
Trong cuộc sống, có không ít trường
hợp bắt buộc chúng ta phải đưa ra lời
từ chối. Nhưng có lẽ khó nhất vẫn là từ
chối những món quà và lời tỏ tình của
một người mà mình không yêu. Làm thế
nào để khi từ chối một ai đó mình vẫn đạt được
mục đích mà không làm người khác tổn thương?
Làm sao để người bị từ chối vẫn cảm thấy vui vẻ
và tôn trọng mình? Đó là một nét văn hóa ứng xử
mà các bạn gái cần chú ý.
Quả thật là ai chẳng khó chịu và phiền toái khi có một
"kẻ" nhìn cái mặt thấy "ghét" luôn theo đuổi quấy rầy
mình ở mọi nơi mọi lúc, mặc dù lý do sự hiện diện của
hắn rất đáng được tha thứ. Hắn yêu bạn, không ít bạn
gái đã không ngần ngại đắn đo khi mắng vào mặt kẻ
đang ấp úng tỏ tình với mình rằng: "Anh có điên không
đấy? Bao giờ thì anh mới hiểu cho là tôi không bao giờ
yêu một kẻ dở hơi như anh!" hay: "Không có lòng tự
trọng à. Đã nói rồi mà vẫn cứ bám dai như đĩa"...Thậm
chí những món quà người đó mang đến cũng bị từ
chối thẳng thừng với những câu nói như "văng" vào
mặt người tặng. "Đồ hâm, mang về đi", hoặc "Đồ dở
hơi, ai nhận mà tặng", có người còn vứt toẹt bó hoa
vào sọt rác ngay trước mặt người vừa trao tặng nó...
Bạn hãy dừng lại vài giây nhìn vào vẻ mặt thảm hại và
bẻ bàng của kẻ khốn khổ đó đi, bạn sẽ thấy mình xử
sự thật quá đáng!
Hình như các bạn gái thường cho rằng, khi không yêu
người ta thì phải tỏ thái độ dứt khoát, thậm chí là tàn
nhẫn để người kia hoàn toàn mất hết hy vọng mà
nhanh chóng "buông tha cho bạn". Cách xử sự như
vậy có thể giúp bạn đạt được mục đích làm cho người
ta thực sự chán ghét và xa lánh bạn, nhưng đồng thời
bạn đã xúc phạm và làm tổn thương người khác khiến
họ mang một mối hận trong lòng. Như vậy bạn không
những đã bớt đi một người có khả năng trở thành bạn
mà còn làm cho mình có thêm một kẻ thù cách xử sự
thiếu lịch sự, thiếu tế nhị đó còn làm xấu đi hình ảnh
của chính bạn nữa.
Bạn hoàn toàn có quyền từ chối tình cảm của một
người mà bạn không yêu, hay một món quà mà bạn
cho rằng mình không nên nhận. Nhưng bạn cần có
thái độ bình tĩnh, kiềm chế trước khi bật ra những
phản ứng đầu tiên. Hãy học cách đặt mình vào vị trí
của "đối phương", thông cảm với tâm trạng của họ.
Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm
với mình, ví dụ như sự xúc phạm, thái độ giễu cợt, coi
thường, ý định chà đạp, biến đối phương thành kẻ vô
duyên... Dù đó là một anh chàng nhút nhát, khờ khạo,
hay là một kẻ tính toán thực dụng, nhưng khi anh ta đã
đứng trước mặt bạn với một bó hoa hay một gói quà
trong tay thì bạn cũng nên ghi nhận tấm thịnh tình và
thiện chí của họ. Họ cũng là con người, cũng có một
trái tim dễ xúc động, dễ bị tổn thương, vì vậy bạn cũng
nên tôn trọng tình cảm mà người đó dành cho mình.
Dù trong lòng bạn lúc đó cảm thấy ra sao, bạn cũng
nên lấy phép lịch sử tối thiểu và đơn giản để đối đãi
với họ. Từ chối cũng có nhiều cách , nhưng hãy dùng
cách nào để vẫn làm đẹp lòng người bị từ chối mà bạn
thì không phải hạ thấp mình.
Bất luận trong hoàn cảnh nào bạn cũng không nên to
tiếng xỉ vả người ta rồi quay ngoắt bỏ đi hoặc đóng
sầm cửa lại. Bạn nên lịch sự mời người ta vào nhà,
hoặc cùng ngồi xuống bên một chiếc bàn rồi hãy bình
tĩnh nói chuyện. Lần đầu tiên bạn có thể nhận món
quà nhỏ hoặc bó hoa của anh ta kèm theo một câu nói