Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Dấu hiệu của nhà đầu tư đặc biệt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.43 KB, 4 trang )

Dấu hiệu của nhà đầu tư đặc biệt
Chỉ số giá chứng khoán ở hai sàn ngày 3/9 đều tăng so với trước kỳ nghỉ lễ.
VN-Index đạt 555,14 điểm, tăng 16,04 điểm (tăng 4%); HaSTC-Index đạt
194,3 điểm, tăng 1,87 điểm (tăng 1,12%). Nếu so với mức đáy tính từ đầu
năm 2008 đến nay, thì các chỉ số trên còn tăng cao hơn nhiều.

VN-Index so với ngày 20/6 tăng 87 điểm (tăng 81,3% trong chưa đầy hai
tháng rưỡi) - vượt xa so với lãi suất tiết kiệm hoặc lợi nhuận có được ở các
kênh đầu tư khác trong thời gian tương ứng. Mặc dù tăng khá cao như vậy,
nhưng nếu so với cuối năm trước, chỉ số giá chứng khoán ở cả hai sàn đều
còn cách rất xa. VN- Index còn cách 372 điểm, hay còn giảm 40,1%;
HaSTC-Index còn cách 129 điểm, hay còn giảm 39,9%. Nếu so với đỉnh
điểm đã đạt cách đây một năm rưỡi (đầu tháng 3/2007), thì VN-Index còn
giảm 615 điểm, hay giảm 52,7%; HaSTC-Index còn giảm 266 điểm, hay
giảm 57,8%!
Dấu hiệu "xả hàng"

Trong khi chỉ số giá chứng khoán ở cả hai sàn vừa có dấu hiệu phục hồi, còn
xa mới đạt trở lại đỉnh dốc đã đạt trước đây, thì đã có những dấu hiệu xả
hàng của cổ đông nội bộ và phát hành bổ sung cổ phiếu của các công ty
niêm yết. Chính hai động thái này cùng với những tác động khác đã làm cho
chỉ số giá chứng khoán ở cả hai sàn bị “đao” xuống trong thời gian trước
đây, làm cho biết bao nhiêu nhà đầu tư chứng khoán chỉ sau một thời gian
đầu tư đã thấy tiền vốn của mình bị “ngót” đi quá lớn; số hao hụt lại càng
lớn và nặng nề hơn nếu đó là tiền vay bằng thế chấp.

Tất nhiên, cổ đông nội bộ cũng là nhà đầu tư, cũng có đủ các trạng thái của
một nhà đầu tư (như mua để tích lũy, bán để chốt lãi hay cắt lỗ, cơ cấu lại
danh mục đầu tư hoặc có thể vì lý do kinh tế gia đình, bản thân khác...); các
công ty niêm yết cũng giống như các doanh nghiệp đầu tư khác, cũng có thể
phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, hoặc mua vào để tăng quỹ... Nhưng cổ


đông nội bộ và công ty niêm yết là những nhà đầu tư, doanh nghiệp đặc biệt,
xét trên ba góc độ của thị trường chứng khoán.

3 góc độ cần bàn

Góc độ thứ nhất, việc bán ra hay phát hành bổ sung sẽ làm tăng cung cổ
phiếu, pha loãng cổ phiếu. Khi cung cổ phiếu tăng lên, cổ phiếu bị pha loãng
thì theo quy luật cung - cầu, cũng như thực tế đã xảy ra trước đây, cung tăng
thì giá sẽ giảm là khó tránh khỏi. Điều này chẳng khác chi giá cổ phiếu đang
leo dốc, đã chẳng có lực đẩy thêm để nâng đỡ, lại có lực kéo để chặn lại hay
kéo xuống.

Góc độ thứ hai, cổ đông nội bộ hay công ty niêm yết là “chủ hàng” của cổ
phiếu bán ra. Xét ở góc độ này, “chủ hàng” hoặc cùng phía chủ hàng cần có
tư duy hỗ trợ để đẩy giá hàng lên là thuận chiều; nếu có động thái kéo giá
hàng xuống trong khi giá của mình đang leo lên dốc thì đó là động thái
ngược!

Góc độ thứ ba, mỗi động thái bán ra hay mua vào của cổ đông nội bộ, đều
tác động đến các nhà đầu tư khác trên sàn, họ sẽ bán ra, mua vào theo, thậm
chí có thể còn gây ra sự hiểu lầm là cổ đông nội bộ là người biết rõ doanh
nghiệp mà bán ra thì đó có thể là động thái tháo chạy. Một số mã cổ phiếu
giảm với tốc độ lớn hơn nhiều so với tốc độ chung trong thời gian trước đây
có một phần lớn do sự bán ra của cổ đông nội bộ. Lượng bán ra nhiều, giá sẽ
thấp. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của mã cổ phiếu sẽ giảm theo.

Từ những vấn đề trên, cổ đông nội bộ chưa nên bán ra, công ty niêm yết
chưa nên phát hành bổ sung. Đây là sự khuyến cáo và cũng là sự cảnh báo
cần thiết. Thiết nghĩ, động thái trên nếu có chỉ nên diễn ra khi chỉ số giá đã
vượt qua được đỉnh thấp đã đạt được vào cuối năm 2006 (751 điểm).



×