Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.59 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NHÀN- NGUYỄN BỈNH KHIÊM</b>



I. MỞ BÀI:


Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông mang đậm chất triết lí,
giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu
xa trong xã hội. Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ
do người đời sau đặt.


II. THÂN BÀI:


1. Cuộc sống thuần hậu thể hiện ngay trong hai câu thơ đầu:
“một mai, một cuốc, một cần câu,


Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”


Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ lao động: mai
để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá. Cách dùng số từ tính đếm rành rọt:
“Một…,một…,một…”cho thấy tất cả đã sẵn sang chu đáo.


Con người đã tìm thấy niềm vui, sự ưng ý, thanh thản trong cuộc sống đó “thơ thẩn dầu ai vui
thú nào”. Hai chữ “thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, thuần hậu.


2. Vẻ đẹp nhân cách của NBK đối lập với danh lợi như nước với lửa:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,


Người khơn,người đến chốn lao xao”


Vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người. Chốn “lao xao” chính là nơi quan trường, chốn
giành giật tư lợi, sang trọng tấp nập ngựa xe quyền quý, kẻ hầu, người hạ, bon chen, luồn lọt,
hãm hại nhau. Còn nơi “vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh


thơi, nơi không người cầu cạnh ta và ta cũng không cầu cạnh người. vậy cái “dại” và “khôn” ở
đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm, ý vị, vừa tự tin, tự cho mình là “dại” người là “khơn”
vừa hóm hỉnh, pha chút mỉa mai, Trạng Trình là một bậc thức giả với trí tuệ vơ cùng tỉnh táo, dại
hóa ra là khơn mà khơn hóa ra là dại: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại- Dại vốn hiền lành ấy dại
khôn” (bài thơ nôm 94)


Như vậy thì dại, khơn ở NBK có phần xuất phát từ trí tuệ,triết lí dân gian: “Ở hiền gặp lành, ở ác
gặp ác”. Trạng Trình là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm, với ông cái “khôn” của người thanh
cao là quay lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hòa nhập với tự
nhiên.


3. cuộc sống bậc đại ẩn am Bạch Vân đạm bạc mà thanh cao:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,


Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trong sự trở về với tự nhiên, mùa nào thức nấy. Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh
sinh hoạt với bốn mùa xn, hạ, thu, đơng, có mùi vị có hương sắc, khơng nặng nề, khơng ảm
đạm.


4. NBK có nhãn quan tỏ tường , với cái nhìn thơng tuệ thì tìm đến say chỉ là để tỉnh:
“ Rượu đến cội cây ta sẽ uống,


Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”


Không chỉ xa lánh danh lợi, mà dường như còn cười cợt cả cái chốn lao xao lo giành giật nó, rút
cuộc chỉ như giấc mơ dưới gốc cây hịe. Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một tư thế đứng cao hơn,
đây là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ. Trí tuệ nhận ra cơng danh, của cải, quyền quý chỉ
là giấc chiêm bao. Trí tuệ nâng cao nhân cách để nhà thơ từ bỏ chốn lao xao quyền quý đến nơi
vắng vẻ, đạm bạc mà thanh cao. Nhịp ngắt 2/5 của câu thơ cuối cùng gợi cảm nhận phú quí chỉ là


một giấc mơ dài mà thơi.


 Tổng kết:


+ Nội dung: Nhàn là hịa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên
danh lợi. Nhàn trong thơ NBK là nhàn thân mà không nhàn tâm. Tuy về nhàn
mà luôn ưu ái với đời. nó khác xa lối sống nhàn “độc thiện kì thân” (làm tốt
cho riêng mình)


+ Nghệ thuật: Bài thơ Nơm có ngơn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm
sâu sắc.


III. KẾT BÀI:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×