Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh doanh chứng khoán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.97 KB, 6 trang )

Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh
doanh chứng khoán
Nhà môi giới
Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là
nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các
nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai
tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị
trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng
ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa
có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên
trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành,
hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

Nhà môi giới không mua bán CK cho mình
Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và
hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ
chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài
sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách
mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không
có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được
dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới.
Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến
bằng từ "registered representative" (đại diện giao dịch) hoặc "account
executive" (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần
chúng đầu tư thì gọi họ bằng "customer?s man" hay "stockbroker".
Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành
Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty
chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của
công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các
công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế


nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor
broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này
có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện
(registered representatives).
Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn,
và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng
rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ
"commission brokers" là các "môi giới ăn hoa hồng". Từ đó mà có cách hiểu
sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật
ra từ "commission" ở đây không có nghĩa là "hoa hồng" mà là "nhiệm vụ".
Loại "môi giới ăn hoa hồng" thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới
đây.
Môi giới độc lập hay "hai đô la"
Môi giới hai đô la "two-dollar broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc
lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và
hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra
thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) - giống như các công ty chứng
khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên
khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp,
lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi
tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này
(các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng
mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ "hợp đồng" với các nhà môi giới
độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới
này một khoản tiền nhất định.
Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn
chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành "môi giới hai đô
la". Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor
broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa
hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên

đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.
Nhà kinh doanh chứng khoán.
Sự năng động của TTCK, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động
mà ở ta gọi là tự doanh, cổ phần đóng góp tích cực của các công ty kinh
doanh chứng khoán.
Các nhà kinh doanh (nhà buôn) CK
Một công ty CK hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân
(principal) của lượng CK giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài
khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh
CK này là "giao dịch có vị thế" hay có sở hữu (position trading). Giao dịch
có vị thế của một công ty CK có thể được hiểu là công ty đang trong "tư thế
kiểm soát" lượng CK đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường
trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh
không được giao dịch vượt giá trị trường mục (tài khoản) mà họ đang sở
hữu. Trong TTCK điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá
(manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ
CK luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán CK tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách
đầu tư mua CK đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa
hồng.
Một khoản "phết phẩy" (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh
lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống
chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho
khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực
(net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp
giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho
khách.
Thực thi lệnh cho khách hàng
Một công ty CK, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn
một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:

Làm trung gian thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng,

×