Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.8 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ BÀI SỐ 10:
“Đánh giá quy định về việc xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của
Luật Hơn nhân và gia đình 2014”
HỌ TÊN
MSSV
LỚP
NHÓM

:
:
:
:

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC

Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU

1



NỘI DUNG
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ THUẬT HỖ TRỢ
SINH SẢN
1,Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?
2, Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay
II, CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON
TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ
THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
1. Những vấn đề pháp lý liên quan đến sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản
2. Đánh giá quy định xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo
pháp luật Việt Nam
2.1, xác định cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô
sinh
2.2, Xác định cha mẹ đối với trường hợp phụ nữ độc thân
2.3, xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo
3. Hướng giải quyết nhằm hoàn thiện các quy định của
pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản

1
1

3
4
4

6
7
7

KẾT LUẬN

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


MỞ ĐẦU
Hiện nay có theo thống kê tỉ lệ vơ sinh ngày càng chiếm tỷ lệ cao, ước
tính cứ một trong bốn cặp vợ chồng sẽ gặp vấn đề về sinh sản có nghĩa ¼ cặp
vợ chồng ở các tuổi khác nhau có nhu cầu sinh con nhưng khơng thể mang
thai như mong muốn. Nếu quay lại chục năm trước có lẽ hy vọng có con với
một số cặp vợ chồng là điều không tưởng, nhưng hiện nền y học thế giới nói
chung, y học nước nhà nói riêng ngày càng phát triển thì mong ước được làm
cha, làm mẹ của một số cặp vợ chồng hiếm muộn đã trở thành hiện thực, bởi
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm thực sự đã mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho bao nhiêu cặp vợ
chồng. Tuy nhiên, vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở nước ta
đang trở nên ngày càng phổ biến, do vậy cũng cần phải có một hành lang
pháp lý để quản lý chặt chẽ vấn đề này. Để làm rõ hơn các quy định của pháp
luật về vấn đề trên em xin chọn đề số 10: “Đánh giá quy định về việc xác định
cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo
quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 2014”. Trong q trình tìm hiểu và
làm bài khơng tránh khỏi những sai sót kính mong thầy/cơ bỏ qua và góp ý

cho em được hiểu rõ hơn về vấn đề và rút kinh nghiệm cho những phần sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I, KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
1,Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?
Theo định nghĩa từ Đạo luật về Chứng chỉ và Mức thành công của các
phòng Y tế Hỗ trợ Sinh sản (Hoa Kỳ), kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tiếng Anh:
Assisted Reproductive Technology A.R.T.) bao gồm tất cả các phương pháp
chữa trị chứng vơ sinh trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng. Nói
chung ART là cơng tác phẫu thuật lấy trứng từ buồng trứng của một người nữ,
kết hợp với tinh trùng của một người nam, sao đó đem trở vào người nữ đó
hay một người nữ khác.
Những phương pháp giúp có thai đơn thuần hơn như bơm tinh trùng
vào tử cung (không trực tiếp động đến trứng) và kích thích tạo trứng (khơng
trực tiếp lấy tinh trùng) khơng được xếp vào lĩnh vực của ART.
2, Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay
Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF (In-vitro Fertilization)
Thụ tinh trong ống nghiệm là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ
chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngồi cơ thể.
Phơi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ
1


được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phơi sau đó làm tổ,
phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên
Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là kỹ thuật đặc biệt giúp tinh trùng và
trứng kết hợp với nhau trong môi trường phịng thí nghiệm. Tinh trùng sau khi
được lọc rửa, sẽ được cấy chung với trứng trong đĩa môi trường và để ủ trong
tủ. Tinh trùng có thể đi xuyên vào trứng và xảy ra quá trình thụ tinh chỉ trong

vài giờ đầu. Trong kỹ thuật này, trứng và tinh trùng gặp nhau, kết hợp với
nhau một cách tự nhiên để tạo thành phôi.
Phương pháp này thường được chỉ định khi: Tắc vịi trứng; Tinh trùng
ít, yếu, dị dạng (khơng đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung); Không tinh
trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn; Vợ lớn tuổi; Bơm tinh trùng
nhiều lần thất bại.
Thụ tinh nhân tạo (IUI)
Nếu theo định nghĩa về A.R.T thì thụ tinh nhân tạo (IUI) không thực sự
nằm trong lãnh vực này. Tuy nhiên, IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản
khá giản đơn, ít tốn kém về chi phí và thời giờ hơn.
Thụ tinh nhân tạo viết tắt của intrauterine insemination (IUI) là thụ tinh
bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung - được tiến hành bằng
cách chọn lọc tinh trùng khỏe nhất của người chồng, sau đó bơm vào buồng
tử cung của người vợ ở thời điểm rụng trứng.
Kết quả là cho tinh trùng bơi vào ống dẫn trứng và thụ tinh với trứng
của người vợ, từ đó dẫn đến thụ thai như bình thường. Tùy thuộc vào nguyên
nhân dẫn đến vô sinh, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo có thể được phối hợp với chu
kỳ kinh nguyệt của người vợ hoặc sử dụng kết hợp với các loại thuốc hỗ trợ
sinh sản.
Phương pháp này được chỉ định khi: Khó thụ thai bằng quan hệ tình
dục bình thường hay cảm thấy khó có thể quan hệ tình dục qua đường âm
đạo; Vợ hoặc chồng có khuyết tật thể chất hoặc gặp phải vấn đề về tâm lý tình
dục; Lạc nội mạc tử cung hay có các bất thường ở cơ quan sinh dục;
Vợ/chồng nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Tinh
trùng của nam giới ít và yếu nhẹ; Nam giới mắc chứng xuất tinh sớm, khơng
có khả năng quan hệ tình dục do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh; Vô sinh
nam không rõ nguyên nhân.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
ICSI là từ viết tắt của Intra-cytoplasmic Sperm Injection là phương
pháp tiêm tinh trùng trực tiếp vào nỗn để tạo phơi. Đây là kỹ thuật được thực

hiện nhằm làm tăng khả năng thụ tinh. Cụ thể, một tinh trùng chất lượng tốt
sẽ được lựa chọn để tiêm trực tiếp vào bào tương của trứng. Sau khi thụ tinh
2


thành công, phôi sẽ được nuôi cấy đến ngày thứ 3 hoặc thứ 5 rồi chuyển vào
buồng tử cung của người mẹ để làm tổ, phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.
Trên đây là ba kỹ thuật phổ biến được các cặp vợ chồng lựa chọn,
ngoài ba kỹ thuật nêu trên còn một số kỹ thuật khác như: Trưởng thành trứng
trong ống nghiệm – IVM (Invitro Maturation of Oocytes); Thụ tinh ống
nghiệm xin trứng – Oocyte donation; Chuyển phôi trữ - Frozen Embryo
Transfer (FET)...
II, CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG
TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
1, Những vấn đề pháp lý liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản
Hiện nay nền y học ngày càng phát triển; các y bác sĩ, các nhà khoa học
tìm ra nhiều cách khác nhau nhau để giúp những cặp vợ chồng không may
mắn khi khơng thể có con theo cách tự nhiên. Ở nước ta có hai kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản phổ biến được áp dụng là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong
ống nghiệm. Hai kỹ thuật này được quy định rất rõ trong Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 là hai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được nhà nước thừa nhận,
cụ thể:
Điều 3: Giải thích từ ngữ
Khoản 21. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Đây là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại để can thiệp
vào quá trình thụ thai của người phụ nữ nhằm mục đích giúp những cặp vợ
chồng hiếm muộn, vơ sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có

những đứa con như họ mong muốn. Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã
thể hiện được sự phát triển vượt bậc của ngành khoa học lĩnh vực y học, giải
quyết được tình trạng vô sinh ở cả phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng bởi sự
tác động của nhiều yếu tố như mơi trường ơ nhiễm, hóa chất độc hại hay di
chứng của chiến tranh để lại, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho biết bao gia
đình.
Đối với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
Hiện nay, thụ tinh nhân tạo đang là một trong những vấn đề nhận được
sự quan tâm nhiều nhất xoay quanh lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Thụ tinh nhân
tạo được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được áp dụng
phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội làm cha,
làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng. Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để
tạo điều kiện cho quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi nhất tại các cơ sở y
tế chuyên khoa.
3


Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo được hiểu là thủ thuật bơm tinh
trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ
có nhu cầu sinh con để tạo phơi. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ
sinh sản hiệu quả cao hiện nay và trở thành lựa chọn của rất nhiều cặp vợ
chồng vô sinh, hiếm muộn.
Đối với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, ngày 28/01/2015
của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì: “Thụ tinh trong ống
nghiệm là sự kết hợp giữa nỗn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành
phơi”.
Hay nói cách khác, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là phương
pháp mà trứng và tinh trùng được thụ tinh bên ngoài cổ tử cung của người phụ

nữ.
Những trường hợp được áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì
“Cặp vợ chồng vơ sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chun khoa; cặp vợ chồng
vơ sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Như vậy, pháp
luật cho phép áp dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong
hai trường hợp: (i) Đối với cặp vợ chồng vô sinh (khoản 2 Điều 2 Nghị định
số 10/2015/NĐ-CP: Vơ sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống
có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, khơng sử dụng biện pháp tránh
thai mà người vợ vẫn khơng có thai) và đối với người phụ nữ độc thân (khoản
6 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: Phụ nữ độc thân là phụ nữ khơng có
quan hệ hơn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật).
2. Đánh giá quy định xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam
2.1, xác định cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh
Khoản 1 Điều 93 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định:
“Trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác
định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này”. Đối
chiếu đế Điều 88. Xác định cha, mẹ:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ hơn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hơn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng.
4


2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ

và phải được Tịa án xác định.
Việc xác định cha mẹ trong trường hợp này căn cứ vào thời kỳ hơn
nhân của cặp vợ chồng. Vì vậy, trong trường hợp con sinh ra trước ngày vợ,
chồng đăng ký kết hôn và được vợ, chồng thừa nhận là con chung sẽ không
được áp dụng đối với trường hợp con sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.
Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh được
xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp, kể cả khi người mẹ là người
nhận tinh trùng, nhận nỗn hay nhận phơi của người khác và người chồng hợp
pháp của người mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay kể cả chồng không
phải là người cho tinh trùng.
Trên thực tế trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật sinh sản sẽ nảy
sinh một vấn đề là: Cha, mẹ pháp lý không đồng nhất với cha, mẹ sinh học.
Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản tuân thủ theo quy định tại Điều 93 và đối chiếu đến Điều 88 cuả pháp
luật hôn nhân gia đình năm 2014. Chẳng hạn như: A và B là vợ chồng, do tinh
trùng quá loãng nên B khơng thể có con được với A. C là người đã cho vợ
chồng B tinh trùng của mình, các bác sĩ đã tiến hành và cấy thành công cho
người vợ là A. A mang thai sinh ra D, lúc này D là con của A và B, tức là D là
con hợp pháp của B chứ không phải là con của người cho tinh trùng đó là C.
Như vậy, đối với cặp vợ, chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản thì căn cứ xác định cha, mẹ, con được xác định trên nguyên tắc suy
đoán pháp lý, đó là căn cứ vào thời kỳ hơn nhân của cặp vợ chồng vô sinh,
hôn nhân chám dứt nhưng trong thời hạn 300 ngày đứa trẻ được sinh ra cũng
sẽ là con của cặp vợ chồng. Pháp luật quy định thời hạn xác định cha, mẹ, con
trong trường hợp này giúp xác nhận đứa trẻ là con của cặp vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân hợp pháp đã sinh ra hoặc đang mang thai đều sẽ là con
chung và cả cha và mẹ đều có trác nhiệm chăm sóc đứa trẻ. Khoảng thời gian
300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân để xác định con chung là phù
hợp: với chu trình sinh sản tự nhiên của con người, nhìn chung phù hợp với
quyền và lợi ích của đứa trẻ, người vợ và người chồng.

Những phát sinh, vướng mắc
Từ những quy định trên phát sinh vướng mắc, đó là, trong trường hợp
đang tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng chết, đứa trẻ sinh ra
đã quá 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt thì đứa trẻ có được xác định là
con chung của vợ, chồng khơng? Trong trường hợp này là có mong muốn của
cả hai vợ chồng nhưng quá thời gian luật định, hiện pháp luật chưa có quy
định cụ thể. Mà theo nguyên tắc quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014, thì đứa trẻ trong trường hợp này không là con chung của vợ,
5


chồng nhưng tế đứa trẻ đó mang huyết thống của người cha đã chết và được
sinh ra hoàn toàn dựa trên sự mong muốn của người đã khuất. Do vậy, nếu
xác định đứa trẻ sinh ra không phải con chung của cặp vợ chồng trên có phù
hợp.
Ngồi ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định đối với trường
hợp đang trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng bị
tun bố mất tích thì người vợ có được tiếp tục thực hiện và nếu thực hiện thì
xác định cha, mẹ, con như thế nào?
2.2, Xác định cha mẹ đối với trường hợp phụ nữ độc thân
Khoản 2 Điều 93 quy định: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc
thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con
được sinh ra.”
Căn cứ để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp này chỉ dựa vào sự
tự nguyện và sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ độc thân đó. Theo quy định tại
khoản 2 Điều 93 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, người phụ
nữ sống độc thân đương nhiên là mẹ của đứa trẻ. Pháp luật hiện hành ngoài
việc cho phép người phụ nữ độc thân được nhận tinh trùng từ người khác cịn
cho phép họ được nhận phơi trong trường hơp họ khơng có nỗn hoặc nỗn
khơng bảo đảm chất lượng để thụ thai. Việc quy định cho người phụ nữ đơn

thân được phép nhận phơi thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật, bởi khi
người phụ nữ độc thân khát khao được làm mẹ nhưng do khơng có nỗn hay
nỗn khơng đảm bảo chất lượng để thụ thai, do vậy, dù có nhận tinh trùng của
người khác thì họ cũng không thể thụ thai được nên lúc này họ có thể nhận
phơi để được sinh con.
Quan hệ giữa người cho tinh trùng, nỗn, phơi với đứa trẻ
Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan
hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi với người
con được sinh ra. Quy định này phù hợp với nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản (khoản 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP): Việc cho và nhận tinh
trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người
cho và người nhận. Bởi xuất phát từ việc chính họ là người mong muốn có
đứa trẻ và sẽ ni dưỡng, chăm sóc chứ khơng phải là người cho tinh trùng,
cho nỗn, cho phơi .
Quy định trên cũng nhằm tránh những tranh chấp về quan hệ cha, mẹ,
con của các chủ thể liên quan, là cơ sở đảm bảo ổn định mối quan hệ cha, mẹ,
con, giúp cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân yên tâm nuôi dạy đứa trẻ
trong điều kiện tốt nhất.
Đứa trẻ không phải là con của người cho tinh trùng, nỗn, phơi nên
người cho khơng có quyền xác định lại đứa trẻ là con của mình
6


2.3, xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là điểm đổi mới tiến bộ của pháp
luật hơn nhân và gia đình. Pháp luật cho phép cặp vợ chồng vơ sinh có quyền
nhờ mang thai hộ. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã mở ra cơ hội được
làm cha, làm mẹ cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, tuy nhiên việc mang thai
hộ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về tính tự nguyện, về chủ thể (cả
người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ) và các biện pháp kỹ thuật y

học. Theo khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, khơng vì
mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không
thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinhb sản, bằng
việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong
ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để
người này mang thai và sinh con”.
Việc xác định cha mẹ đối với trường hợp này được ghi nhận cụ thể tại
Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai
hộ kể từ thời đểm con được sinh ra”. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
khơng làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ
mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra.
Quy định như vậy là hợp lý vì:
Thứ nhất, để đảm bảo đặc trưng của việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo là giúp đỡ những cặp vợ chồng vơ sinh có con; cịn người mang thai
hộ chỉ nhằm mục đích giúp đỡ, mục đích nhân đạo;
Thứ hai, quy định trên giúp ổn định mối quan hệ cha, mẹ, con, tránh
việc xảy ra tranh chấp.
Bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ khơng có quyền xác định lại con
trong trường hợp pháp luật đã quy định.
3. Hướng giải quyết nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhất, nên bổ sung quy định hạn chế quyền li hôn khi hai vợ chồng
đang tiến hành áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản.
Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì:
“Chồng khơng có quyền u cầu li hơn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh
con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Quy định này chỉ áp dụng đối
với trường hợp sinh con bình thường (theo tự nhiên), cịn đối với trường hợp
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì pháp luật chưa có quy định cụ thể

7


trong một văn bản pháp luật nào, nếu thực tế xảy ra trường hợp người chồng
làm thủ tục li hôn khi người vợ đang mang thai thì Tịa án sẽ khó giải quyết vì
khơng có căn cứ pháp lý, lúc này Tịa án vấn có thể thụ lý và đưa vụ án ra để
giải quyết. Vì vậy, nên sớm bổ sung quy định này vào luật, bởi nếu không
được bổ sung thì quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ và người con khi
sinh ra sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ hai, việc xác định cha, mẹ, con khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha, mẹ, con khi
cha mẹ có hơn nhân hợp pháp (Điều 88 và Điều 93 Luật Hơn nhân và Gia
đình năm 2014). Quy định này nhằm đảm bảo mọi quyền lợi cho cặp vợ
chồng, người phụ nữ độc thân và đặc biệt là đứa trẻ. Đối với trường hợp
người phụ nữ độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác
định cha, mẹ, con khi cha mẹ khơng có hơn nhân hợp pháp, trong trường hợp
này chỉ có quan hệ giữa mẹ và con.
Ngoài ra, trong trường hợp xác định cha, mẹ, con cần quy định rõ sau
khi đứa trẻ được sinh ra nếu người cha, mẹ không muốn thừa nhận con thì
cũng khơng được u cầu xác định lại. Bởi vì họ là người yêu cầu thực hiện
việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản, quan hệ cha, mẹ và con là tất
yếu, không thể phủ nhận. Điều này khác với trường hợp sinh con tự nhiên vì
người chồng có quyền u cầu xác định lại quan hệ cha con khi không tin
tưởng đứa con là con ruột của mình. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc
biệt nếu cặp vợ chồng, người phụ nữ độc thân nghi ngờ cơ sở y tế và có thể có
sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì nên chăng
cho phép họ được quyền yêu cầu xem xét lại.
Pháp luật đã cho phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh
trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết thì cũng nên cho phép xác lập
quan hệ cha mẹ con dựa trên căn cứ huyết thống, con là người có chung huyết

thống với cha mẹ mà không dựa trên căn cứ thời kỳ hơn nhân để bảo vệ quyền
và lợi ích của bà mẹ và trẻ em.
Đối với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp vợ chồng li hôn,
theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, trường hợp
hai vợ chồng li hôn, người vợ sử dụng phôi để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hơn nhân gia đình thì thực
hiện theo quy định của pháp luật hơn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Với
quy định như vậy thì “quan hệ ngồi hơn nhân và gia đình” được hiểu như thế
nào? Trường hợp này, pháp luật cũng cần phải quy định cụ thể, nếu khơng sẽ
gây khó khăn trong việc áp dụng trong việc giải quyết các quan hệ đó khi phát
sinh tranh chấp.
8


Thứ ba, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Hơn nhân và
Gia đình năm 2014, vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải đang khơng có
con chung. Điều kiện này dẫn đến cách hiểu rằng nếu vợ, chồng đã có con
riêng nhưng đang khơng có con chung thì vẫn thuộc trường hợp được nhờ
mang thai hộ. Trong khi đó, nếu vợ chồng khơng có con riêng mà có con
chung nhưng con chung đã cho người khác nhận nuôi hoặc mắc những căn
bệnh hiểm nghèo, như di chứng chất độc da cam; teo não, bại não… thì cũng
không thuộc diện được nhờ mang thai hộ.
Luật cũng quy định vợ chồng khơng thể sinh con thì mới được quyền
nhờ mang thai hộ. Vậy có những phụ nữ vì nhiều lý do khác nhau mà họ
không kết hôn, hoặc họ đã ly hơn (có những trường hợp li hơn vì lý do khơng
có khả năng mang thai và sinh đẻ) rơi vào tình trạng khơng thể sinh con vì
những lý do chính đáng giống như người vợ trong cặp vợ chồng đủ điều kiện
nhờ mang thai hộ và họ muốn có con thì có được nhờ mang thai hộ khơng?
Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Người thân thích cùng hàng của bên
vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: anh, chị, em cùng cha mẹ,

cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh, chị, em con chú, con bác, con cơ,
con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ
hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”. Theo quy định, mỗi gia
đình có tối đa 2 người con thì tổng số người thân thích tối đa mà cả hai bên vợ
chồng có thể nhờ là 10 người. Vậy, trong số tất cả 10 người này thì có bao
nhiêu người đáp ứng đủ điểu kiện để có thể nhờ mang thai hộ. Từ đó, các cặp
vợ chồng hiếm muộn sẽ gặp khó khăn trong việc nhờ mang thai hộ do đối
tượng nhờ mang thai hộ khá hẹp. Đó là chưa kể đến một số trường hợp đặc
biệt, họ khơng có anh em, chị em thuộc đối tượng có thể nhờ mang thai hộ thì
lúc này họ sẽ mất cơ hội có con
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị
thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có bản xác nhận của
UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, nhờ người mang thai hộ tự mình
chứng mình về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cở sở các giấy tờ hộ
tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các
giấy tờ này. Tình trạng giấy tờ có thể làm giả, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cũng khó chứng thực được vì nhiều lý do khác nhau. Nếu có bên vi
phạm về nội dung này thì pháp luật hiện hành cũng chưa quy định biện pháp
chế tài cụ thể nào. Điều đó, liệu rằng có thể tránh được những hiện tượng đẻ
th được hợp pháp hóa dưới hình thức mang thai hộ không?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 Luật Hơn nhân và Gia đình
năm 2014, người được nhờ mang thai hộ “đã từng sinh con và chỉ được mang
thai hộ một lần” là không dự tính đến trường hợp rủi ro trong qua trình mang
9


thai hộ. Bởi thực tế cho thấy, khơng ít trường hợp người phụ nữ mang thai tự
nhiên còn xảy ra những trường hợp sảy thai hoặc qua khám sàng lọc trước khi
sinh phát hiện thai không thể giữ buộc phải bỏ. Do vậy, với quy định người
mang thai hộ chỉ được mang thai hộ một lần, là chưa thật sự “nhân đạo” với

họ!. Trong quá trình mang thai hộ do gặp “sự cố” ngoài ý muốn hoặc từ kết
quả khám sàng lọc, khơng giữ được thai nhi thì cơ hội được làm mẹ, là cha
của cặp vợ chồng hiếm muộn “có cũng bằng khơng”. Bởi theo quy định, họ
khơng thể nhờ người mang thai hộ tiếp lần thứ hai. Do vậy, nên bỏ quy định
“chỉ được mang thai hộ một lần” ở trong Luật Hơn nhân và Gia đình năm
2014.
Thứ tư, hồn thiện quy định về người có nguyện vọng lưu giữ tinh
trùng. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cho
phép người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân được phép lưu giữ tinh
trùng. Tuy nhiên pháp luật không quy định cụ thể về chủ thể được phép tự
nguyện lưu giữ cũng như chưa đề cập đến quyền đối với tinh trùng của loại
chủ thể này. Để giải quyết vấn đề trên pháp luật nên quy định điều kiện về chủ
thể được phép lưu giữ tinh trùng cũng như quyền của họ đối với tinh trùng
được lưu giữ.

KẾT LUẬN
Hiện nay, nhu cầu có con ở các cặp vợ chồng vô sinh ngày càng cao
kéo theo nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời để đáp ứng nhu cầu đó, Tuy
Pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng nhưng vẫn vấp phải một
số ý kiến trái chiều bởi lẽ đây là vấn đề nan giải, khó lường trước được những
sự biến xảy ra hơn nữa còn là vấn đề nhạy cảm. Cùng với sự vươn lên không
ngừng, cố gắng sáng tạo, cải biên, đổi mới trong tương lai bộ máy tư pháp
Việt Nam sẽ sẵn sàng hơn, giải quyết được các khúc mắc còn tồn tại.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2,Tạp chí tịa án />3, />4, />5, />6, />%E1%BA%A3n

7, />
11



×