MỞ ĐẦU
Ly hôn - một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết của
tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ
nhân thân giữa vợ chồng phát sinh khi kết hôn và gắn liền tương ứng trong quan hệ
vợ chồng cũng chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Đồng thời, tài sản chung của vợ chồng
sẽ được chia theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy
nhiên việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thường gặp rất nhiều khó
khăn, vướng mắc, đặc biệt là những tài sản có giá trị như nhà ở, quyền sử dụng đất.
Trên thực tế, các tranh chấp gay gắt kéo dài giữa các đương sự thường là tranh chấp
về nhà đất. Để giải quyết vấn đề đó, Điều 98, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
có quy định về việc chia nhà là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Quy định này
đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp Tòa án giải quyết vấn đề chia nhà là tài sản chung
khi vợ chồng ly hôn được chính xác và hiệu quả hơn.
I. Khái quát hệ thống văn bản pháp luật.
Trong thời gian từ 1959 đến 2000, các văn bản về chia tài sản chung vợ chồng
nói chung và chia nhà đất cho vợ chồng nói riêng nằm rải rác ở nhiều văn bản có giá
trị pháp lý khác nhau và dựa theo nguyên tắc: “Khi chia tài sản chung vợ chồng
(trong đó có nhà đất) phải xem xét một cách hợp lý đến tình hình tài sản, tình hình
cụ thể của gia đình và công sức đóng góp của mỗi bên. Khi chia tài sản phải bảo vệ
quyền lợi của người vợ và của con cái chưa thành niên, đồng thời bảo vệ lợi ích của
sản xuất và lợi ích về nghề nghiệp của mỗi bên.”
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật hôn nhân và gia đình đầu tiên
của nước ta, nó có ý nghĩa rất quan trọng, ghi nhận “quyền bình đẳng” của vợ với
chồng trong mọi quan hệ (Điều 12). Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và
sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới (Điều 15). Điều 28 quy
định về việc cấm đòi trả tài sản khi vợ chồng ly hôn, Điều 29 quy định về phân chia
tài sản khi vợ chồng ly hôn.
Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai cũng có những quy định để điều chỉnh các quan
hệ về việc phân chia nhà khi vợ chồng ly hôn. Những vướng mắc trong việc phân
chia nhà của vợ chồng khi ly hôn còn được Toà án nhân dân tối cao giải đáp trong
báo cáo tổng kết ngành hàng năm, trong các Công văn hướng dẫn của Viện khoa học
1
xét xử, của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao trao đổi về giải quyết các vụ án hôn
nhân gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi
hành (Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3-10-2001 của Chính
phủ…) đã quy định rõ ràng, cụ thể, đầy đủ hơn về vấn đề chia nhà ở thuộc sở hữu
chung của vợ, chồng khi ly hôn (Điều 98 LHNGĐ 2000, Điều 5 Nghị định
70/2001/NĐ-CP);
II. Nội dung.
1. Quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề chia nhà là tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Nhà ở là loại tài sản đặc biệt cả về giá trị vật chất cũng như đảm bảo quyền có
chỗ ở, quyền sản xuất, kinh doanh cho vợ cồng và các thành viên trong gia đình. Vì
vậy trong những năm qua các tranh chấp liên quan đến loại tài sản này luôn là loại
tranh chấp phức tạp và gay gắt. Trước thực trạng đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc
giải quyết loại tranh chấp này có hiệu quả, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã
qui định một chế độ pháp lý riêng về nguyên tắc chia tài sản chung là nhà ở khi ly
hôn tại điều 98 và trong Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính
phủ qui định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
Điều 98. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Trong trường hợp
nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được
chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được
tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng”.
Chia nhà thuộc sở hữu chung của vợ chồng là quy định mới của luật hôn nhân
và gia đình năm 2000. Quy định này với mục đích đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích
của vợ chồng cũng như tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho tòa án khi giải quyết các tranh
chấp là chia tài sản là nhà, quyền sử dụng đất. Cũng giống như quyền sử dụng đất,
nhà ở là loại tài sản có giá trị thực tế, giá trị sử dụng lớn và thiết thực nhất trong khối
tài sản chung của vợ chồng. Giải quyết các tranh chấp về nhà ở của vợ chồng khi ly
hôn là loại việc rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Khi ly hôn, vợ chồng thường
yêu cầu được chia nhà ở nhằm ổn định cuộc sống để có chỗ ăn, ở sau khi ly hôn. Tùy
2
từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xem xét bên nào có nhu cầu thiết yếu hơn về chỗ
ở sau khi vợ chồng ly hôn; thiết kế, cấu trúc căn nhà có thể chia được hay không thể
chia được. để giải quyết việc chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng một cách hợp
lý, cần chú trọng đến quyền lợi chính đáng của vợ, chồng nhất là quyền lợi của người
vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia được để
sử dụng thì Tòa án áp dụng các quy định tại điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 để chia cho mỗi bên một phần diện tích nhà đất, bảo đảm cuộc sống ổn định về
“ chỗ ăn, chỗ ở” cho vợ chồng sau khi ly hôn, tron đó ưu tiên bảo vệ quyền lợi của
vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự,
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình. Tuy nhiên,
sau khi vợ chồng ly hôn mà vẫn ở chung một ngôi nhà, dù sau khi chia, ngôi nhà đã
được phân định ngăn đôi, hoặc người ở tầng trên, người ở tầng dưới nhưng vẫn bất
tiện cho quá trình sử dụng, vì liên quan tới tình cảm vợ chồng. sau khi ly hôn những
mâu thuẫn xảy ra, nhiều trường hợp họ thù gét nhau, gây khó khăn cho nhau trong
cuộc sống. Mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng các
đương sự vẫ có nhiều đơn tư khiếu nại, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sử dụng nhà.
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng không thể chia
được do cấu trúc nhà xây dựng hoặc để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thì
bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được
hưởng. Tòa án xem xét nhu cầu thiết yếu của vợ chồng về chỗ ở, trong đó ưu tiên
bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, chồng nhất là quyền lợi của người vợ và các con
chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, để chia.
Tòa án có thể giải quyết bằng cách giao ngôi nhà cho người vợ hoặc chồng sở
hữu, còn người kia được chia những tài sản khác trong khối tài sản chung của vợ
chồng. Trường hợp người được chia nhà mà giá trị của ngôi nhà nhiều hơn giá trị của
tài sản mà mình được chia thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được
hưởng ( theo giá thị trường vào thời điểm xét xử tại địa phương đó).
3
Nhiều trường hợp khi ly hôn, khối tàn sản chung của vợ chồng có giá trị rất lớn,
có nhiều nhà, nhiều đất. Khi có yêu cầu của các bên liên quan, tùy từng trường hợp
cụ thể, điều kiện, hoàn cảnh, công sức của vợ chồng, Tòa án quyết định chia nhà ở,
quyền sử dụng đất của vợ chồng theo các nguyên tắc quy định tại điều 95, Điều 98
của luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
2. Trình tự giải quyết.
Bộ luật tố tụng dân sự 2005 quy định về quy trình, thời gian giải quyết vụ kiện
ly hôn:
Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có
dấu bưu điện nơi gửi.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn nhận Tòa án phải
tiến hành thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp Tòa án ra các
quyết định sau đây: Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (đoàn tụ hoặc thuận
tình ly hôn); Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Đình chỉ giải quyết vụ án; Đưa vụ án ra
xét xử (nếu có một bên không đồng ý ly hôn hoặc có tranh chấp về con, tài sản).
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án
phải mở phiên tòa.
Sau mười lăm ngày kể từ ngày xét xử, nếu không có kháng cáo, kháng nghị, án
sẽ có hiệu lực thi hành.
III. Thực tiễn xét xử
1. Bản án về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Với những quy định tương đối cụ thể, rõ ràng trên đã tạo thuận lợi cho các cấp
Toà án chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn. Dưới đây là một bản án về việc chia tài sản
trong đó có nhà là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:
Bản án số 04/ HNGĐ ngày 25- 9- 2009 của Tòa án nhân dân huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên ( trích):
4
Chị Cúc và anh Hòa kết hôn tự nguyện và đăng ký năm 2002 tại UBND xã La
Hiên, có 1 con chung là Trần Huyền Diệp sinh năm 2003.
Tài sản chung của vợ chồng, có : 01 căn nhà cấp IV 02 gian lợp ngói xi măng,
01 gia bếp lợp tấm lợp, 01 tủ đứng, 02 tấm phản gỗ nghiến, 01 giường đôi, 01 chạn
bát, 01 bếp ga. Về đất có 01 ao thả cá, 01 bãi đất màu ( chồng chuối) diện tich
1.397,5 m2, 01 bãi đất trồng na khu Lân Hồng – 1.995 m2, toàn bộ khu đất trên
chưa được cấp GCN QSD đất và có 02 thửa ruộng tổng diện tích 1.610 m2 đã được
cấp GCNQSD đất đứng tên chị Cúc. Số tài sản trên thuộc xóm Hiên Bình – La Hiên;
Ngoài ra, còn tài sản chung thuộc xóm Yên Ngựa - xã Lâu Thượng , có 02 thửa đất
tổng diện tích 974 m2 và01 thửa đất màu 723 m2 đã được cấp GCN QSD đất đứng
tên anh Hòa.
Nguyên nhân ly hôn, chị Cúc cho rằng anh Hòa không có trách nhiệm với gia
đình vợ con và lao vào cờ bạc, khi hết tiền thường chửi mắng, đánh đập vợ con. Đã
được gia đình khuyên ngăn nhiều lần, nhưng anh Hòa vẫn không thay đổi. Anh Hòa
cho rằng chị Cúc không chịu làm ăn, luôn tụ tập bạn bè chơi bời, chưa bao giờ là
người vợ, người mẹ mẫu mực. cuộc sống thường xảy ra mâu thuẫn vợ chồng, dẫn
đến việc chị Cúc có đơn xin ly hôn. Nếu ly hôn anh chị đều có nguyện vọng nuôi con
và yêu cầu bên kia góp phí tổn theo quy định của pháp luật.
Bà Đỗ Thị Hiền (mẹ anh Hòa ) khai: sau ngày cưới, vợ chồng anh Hòa sống
chung với gia đình, đến tháng 01/ 2003 ra ở riêng gần gia đình bên ngoại tại xã La
Hiên. Năm 2006, bà có kê khai và đã được cấp GCN QSD đất 02 sào ruộng và 02
sào đất bãi đứng tên anh Hòa tại xã Lâu Thượng. nay vợ chồng ly hôn, bà yêu cầu
lâý lại số ruộng và bãi trên .
Bà Phạm Thị Thắm (mẹ chị Cúc) khai: Sau ngày cưới vợ chồng anh Hòa ở
bên nội, đến năm 2005 anh Hòa và chi Cúc về bên ngoại, bà có cho vợ chồng chị
Cúc mượn tạm một mảnh đất để làm nhà, gia đình bà có bán cho chị Cúc khoảng 03
sào ruộng, đã chuyển GCN QSD đất sang tên chị Cúc, còn vợ chồng anh Hòa có
mua thêm được một số đất đai để canh tác. Đến nay vợ chồng anh Hòa ly hôn bà
yêu cầu anh Hòa chị Cúc trả lại diện tích đất cho mượn làm nhà để bà quản lý sử
dụng.
5
Hội đồng xét xử xác định, do vợ chồng chưa thực sự hiểu và thông cảm cho
nhau, thường xuyên bất đồng quan điểm sống và cãi chửi nhau, mâu thuẫn vợ chồng
trầm trọng. Tuyên xử:
+ Chị Cúc được ly hôn anh Hòa.
+ Giao chị Cúc trực tiếp nuôi cháu Trần Huyền Diệp – sinh năm 2003, anh Hòa góp
phí nuôi con 250.000 đ đến 18 tuổi và có quyền thăm nom con chung.
+ Tài sản:
- Giao chị Cúc quản lý sử dụng 01 nhà xây cấp IV 02 gian mái ngói xi măng và
01 gian bếp, tổng trị giá 7.700.000 đ, 01 tủ đứng – 500.000đ, 01 giường đôi300.000đ, 02 miếng gỗ nghiến- 1.000.000đ, 01 chạn- 50.000đ, 01 bếp ga- 100.000đ,
đất thửa 92- 360m2- trị giá 8.000.000đ, 01 ao cá 526,5m2 - 12.000.000đ, 01 bãi đất
( trồng chuối) 1.397,5 m2 – 7.000.000đ, một bãi đất( trồng na) 1.995 m220.000.000đ, tổng trị giá 56.650.000đ. Chị Cúc có trách nhiệm kê khai những thửa
đất chưa cấp GCNQSD đất với nhà nước.
- Giao cho anh Hòa quản lý sử dụng 01 thửa đất chưa thể hiện trên bản đồ
( không số) diện tích thực tế 974 m2 – 10.600.000đ và 723 m2 – 9.000.000đ đã cấp
GCN QSD đất mang tên anh Hòa, 01 thửa ruộng số 57 diện tích 1.250 m2 –
27.500.000đ đã cấp GCNQSD đất mang tên chị Cúc tại xóm Hiên Bình – La Hiên,
tổng giá trị 47.100.000đ.
- Buộc anh Hòa và chị Cúc trả lại bà Thắm 240 m2 đất mượn có nhà ở tại
xóm Hiên Bình – La Hiên.
+ Án phí : chị Cúc chịu 50.000đ án phí ly hôn, 2.832.500đ án phí tài sản và
400.000đ chi phí định giá tài sản ( đã thi hành xong). Anh Hòa chị 3.255.000đ án
phí tài sản và 400.000đ trả cho chị Cúc ứng trước.
Bản án sơ thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày tuyên án, các đương sự có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Nhận xét:
6
Bản án trên là một ví dụ tiêu biểu về việc chia tài sản chung bao gồm cả nhà
của vợ chồng khi ly hôn. Việc chia nhà cho các đương sự như bản án là hợp lý, phù
hợp với nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền lợi của vợ và con chưa thành niên đồng thời
cũng phù hợp với thiết kế, cấu trúc căn nhà. Tuy nhiên, bản án trên cũng có những
thiếu sót nhất định, để bảo đảm lợi ích của các đương sự, Hội đồng xét xử cần phải
xét xử theo hướng tăng tài sản cho anh Hòa, tăng trợ cấp nuôi con và án phí. Việc
anh Hòa góp phí tổn nuôi con mức 250.000đ / tháng là dưới ½ đơn giá tiền lương tối
thiểu và cần phải tăng thành 325.000đ/ tháng mới đảm bảo quyền lợi cho cháu Diệp.
Hội đồng xét xử cũng cần giao cho anh Hòa bãi đất trồng chuối diện tích 1.397,5 m2
trị giá 7.000.000đ mới phù hợp với công sức đóng góp của mỗi bên. Như vậy, giá trị
tài sản mà anh Hòa quản lý sử dụng quy thành giá trị là 53.500.000đ, chị Cúc quản lý
sử dụng tài sản quy thành giá trị là 49.650.000đ. Giá trị chênh lệch tài sản là
3.850.000đ, anh Hòa phải trích chia cho chị Cúc 1.925.000đ.
2. Một số tồn tại và giải pháp khắc phục trong trường hợp chia tài sản chung
của vợ chồng là nhà khi ly hôn.
a) Xác định sở hữu chung.
Trước khi xem xét phân chia nhà đất, cần phải xác định rõ đâu là nhà đất
chung, nhà đất riêng của vợ chồng, nhà đất nào là tài sản chung của vợ chồng với
người khác, nhà đất nào là di sản thừa kế mà vợ, chồng chỉ là một thừa kế và đang
quản lý tài sản… Chỉ khi đã làm rõ được các yêu cầu này thì Thẩm phán mới có cơ
sở để phân chia nhà đất cho vợ, chồng. Thực tiễn cho thấy, có nhiều vụ án mà nhà
đất được Toà án phân chia cho vợ, chồng không phải là tài sản chung vợ chồng mà là
di sản thừa kế chưa chia. Sai sót này thường do Thẩm phán tin tưởng vào lời khai
của vợ, chồng mà không điều tra rõ về nguồn gốc nhà đất đang tranh chấp. Cũng có
những vụ án mà Toà án đã chia cả nhà đất của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ cho vợ,
chồng vì suy đoán cho rằng các bậc cha mẹ đã cho vợ chồng, nhưng lại không đưa ra
được căn cứ xác đáng chứng minh có việc tặng cho nhà đất giữa cha mẹ và vợ
chồng. Nhưng chủ yếu các vụ án có nhiều sai sót lại tập trung vào việc xác định tài
sản chung, tài sản riêng của vợ chồng không đúng… dẫn đến việc lấy nhà đất của
người này chia cho người khác. Một số bản án có phần quyết định phân chia nhà đất
cho vợ chồng rất chung chung, mốc giới không rõ ràng, vẽ sơ đồ cẩu thả, tẩy xoá…
7
Có nhiều bản án tuyên không đúng về số đo, giao nhà cho một bên, còn đất lại giao
cho bên kia… dẫn đến việc khó có thể thi hành án hoặc không thi hành án được.
Giải quyết chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn, cần phải có sơ đồ chi tiết của nhà
đất cần phân chia, đặc biệt là trường hợp chia cho vợ chồng cùng ở trên một ngôi
nhà, một thửa đất. Việc phân chia phải có sơ đồ kèm theo phần quyết định của bản
án. Mốc giới phân chia, lối đi, việc xây tường ngăn… cũng cần phải tuyên rõ ràng,
cụ thể, chính xác các số đo, tránh việc nhầm lẫn, có thể hiểu khác nhau. Khi phân
chia, phải tính toán đến việc thuận lợi, khi sử dụng cho các đương sự như : Vừa có
nhà đất ở, vừa có công trình phụ (nếu điều kiện cho phép) và đặc biệt phải có lối đi.
b) Chia hiện vật.
Việc phân chia nhà ở, đất ở cho vợ, chồng trước tiên phải căn cứ vào nhu cầu
thực sự của bên được chia. Cần phải xem xét ai cần nhà hơn để phân chia (bằng hiện
vật), đảm bảo quyền lợi chính đáng của cả hai bên đương sự. Chú ý đảm bảo quyền
lợi cho phụ nữ phải nuôi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất
năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động được và không có tài sản tự
nuôi mình. Đối với nhà diện tích quá nhỏ cũng cần phải xét xem hai ngưòi có thực
sự ở nhà đó từ trước khi ly hôn hay vợ, chồng đã có nơi ở khác (ở nhà tập thể cơ
quan, quân đội…), hoặc đi công tác ở địa phương khác. Cách tốt nhất là nên chia cho
người đang thực sự ở nhà đất đó, còn cho người kia nhận giá trị. Đối với nhà đất có
thể chia được mà cả hai bên đều yêu cầu chia, thì tuỳ tình hình cụ thể của nhà đất mà
phân chia để đảm bảo giá trị sử dụng của nhà, chứ không máy móc phải chia thành
hai phần bằng nhau cho cả hai bên đương sự, mà nên chia cho một bên, còn bên kia
nhận đất và nhận khoản thanh toán một phần giá trị nhà để có thể làm nhà khác.
Khi chia nhà đất cũng cần lưu ý đến nghề nghiệp của các đương sự để phân
chia cho hợp lý. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là cửa hàng bán thuốc tây thì khi
ly hôn nên chia cho bên có nghề dược để tiếp tục kinh doanh… Đối với nhà đất ở vị
trí thuận tiện cho kinh doanh: nhà mặt phố, trung tâm chợ… mà cả hai vợ chồng đã
dùng làm địa điểm buôn bán đã nhiều năm, nếu việc phân chia nhà đất không làm
mất đi giá trị sử dụng của nhà đất thì nên chia cho cả hai vợ chồng (cho dù diện tích
nhỏ) để đảm bảo việc buôn bán cho cả hai vợ chồng khi ly hôn.
c) Định giá nhà đất.
8
Việc định giá nhà đất không đúng và chỉ phân chia hiện vật cho một bên là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Giá quyền sử dụng đất
trước hết phụ thuộc vào chính sự thoả thuận của các đương sự trên cơ sở pháp luật
(giá đó phải dựa trên cơ sở giá thị trường hoặc khung giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh
nơi có đất tranh chấp ban hành). Trong trường hợp các bên tranh chấp không thoả
thuận được giá quyền sử dụng đất, thì Toà án thành lập Hội đồng định giá có thành
phần: Đại diện cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan… Toà án, Viện kiểm
sát chỉ giám sát việc định giá chứ không phải là thành viên của Hội đồng định giá.
Giá quyền sử dụng đất do Hội đồng định giá quyết định căn cứ vào giá thực tế
chuyển nhượng sử dụng đất cùng loại, có vị trí tương đương tại địa phương, có tham
khảo đất do hai bên đương sự đưa ra. Khi định giá, nếu một bên đưa ra giá cao và xin
nhận hiện vật thực sự có nhu cầu về nhà ở thì nên giao nhà đất cho bên đó.
d) Khối tài sản chung có nhiều nhà, đất.
Về nguyên tắc, cần phải chia nhà đất cho cả hai bên đương sự. Khi chia nhà
đất phải xem xét nhu cầu về kinh doanh, buôn bán, nghề nghiệp của các đương sự.
Đối với những cặp vợ chồng có nhiều nhà đất mà thời gian ly thân thì khi ly thân
thường mỗi người đã ở một địa điểm mà họ cho là hợp lý. Ví dụ: Một người đang
kinh doanh thuốc chữa bệnh ở chợ, còn bên kia làm nghề chăn nuôi gia súc thì khi ly
thân thường là bên bán thuốc sẽ sinh sống ở ngôi nhà đang bán thuốc chữa bệnh, bên
kia sẽ sinh sống ở nhà đất khác của vợ chồng.
e) Nhà của vợ chồng khó xác định do sống chung với gia đình vợ hoặc chồng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành (khoản 1 Điều 96 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000), trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn
nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình mà không xác định
được, thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình.
Về nguyên tắc, nếu trong thời gian vợ chồng sống chung với gia đình mà phát
triển tài sản là nhà đất và nếu vợ chồng có yêu cầu thì cần chia nhà đất cho vợ chồng.
Đối với trường hợp trong thời gian vợ chồng chung sống với gia đình, mà gia đình
không mua sắm thêm được nhà đất nào mới, thì Toà án cần điều tra làm rõ: Nếu
không có vợ chồng cùng duy trì, bảo quản mà gia đình sẵn thì nhà đất có tồn tại, có
giữ nguyên được giá trị hay không. Nếu vợ chồng có công duy trì, bảo quản nhà đất
9
thì cũng nên trích một phần giá trị tương xứng với công sức của vợ chồng (thường là
một phần nhỏ so với giá trị nhà đất của gia đình). Nếu sau khi ly hôn, vợ chồng có
khó khăn về chỗ ở mà đất gia đình lại rộng thì có thể giao cho vợ, chồng một phần
đất nhất định (nếu việc giao đất không ảnh hưởng đến đời sống chung của gia đình)
nhưng bên được giao đất phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho gia đình.
KẾT LUẬN
Quy định về chia nhà là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một trong những
quy định mới của luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nó đã linh hoạt tạo ra những
thuận lợi cho việc xét xử của các cấp Tòa án khi chia nhà là tài sản chung khi vợ
chồng ly hôn. Đồng thời quy định này cũng củng cố thêm cho việc bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, cuộc sống ổn định của vợ, chồng sau khi ly hôn, đặc biệt là quyền lợi
của người vợ và các con chưa thành niên. Tuy nhiên, đây là một quy định còn khá
mới nên vẫn còn những thiếu sót, kẽ hở nhất định gây ra nhiều thiệt hại cho quyền,
lợi ích của người phụ nữ. Đây là điểm bất cập của pháp luật rất cần được bổ sung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10
1. Giáo trình luật hôn nhân và gia đinh Việt Nam- Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản CAND, 2009.
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam / Đinh Thị Mai Phương
chủ biên; Bộ tư pháp. Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý .NXB Chính trị quốc gia,
2004.
4. Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTP TANDTC hướng
dẫn áp dụng một số quy định của LHN&GĐ năm 2000.
5. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 13/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
6.
o
7.
11