Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của asean qua các giai đoạn phát triển của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.19 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN:
PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG
ASEAN
ĐỀ BÀI: 03

Bình luận mơ hình cơ cấu tổ chức của Asean
qua các giai đoạn phát triển của ASEAN
Nhóm : 03
Lớp

: N03.TL1

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................4
I. Giai đoạn từ khi thành lập đến hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976............4
II. Giai đoạn từ năm 1976 đến Hội nghị thượng đỉnh Singapore năm 1992.......5
III. Giai đoạn từ năm 1992 đến trước hiến chương ASEAN:.........................6
IV. Bình luận mơ hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai đoạn phát triển của
ASEAN..........................................................................................9

1



MỞ ĐẦU

2


NỘI DUNG
I. Giai đoạn từ khi thành lập đến hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976
Trong giai đoạn đầu tiên, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế một
cách đơn giản và gọn nhẹ. Theo Điều 7 Tuyên bố Băng Cốc 1967, cơ cấu tổ
chức của ASEAN trong giai đoạn này bao gồm các cơ quan :
Hội nghị ngoại trưởng (AMM);
Uỷ ban thường trực;
Ban thư kí ASEAN quốc gia;
Các uỷ ban thường trực khác, uỷ ban đặc biệt hoặc ad hoc về các lĩnh vực
hoặc vấn đề hợp tác cụ thể. Trong thực tế, đến năm 1976, ASEAN đã thành lập
11 Ủy ban thường trực và 9 uỷ ban đặc biệt.
* Ưu điểm:
Cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn nhẹ
Mở đầu giai đoạn định hướng và phát triển
* Nhược điểm:
Cơ cấu tổ chức của ASEAN cịn chưa hồn chỉnh, khiến thời kì này,
ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “ liên minh chính trị lỏng lẻo” chỉ đủ
để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia thành viên
Ban thư kí chung của ASEAN cịn chưa được thành lập mà mới chỉ có các
Ban thư kí ở các quốc gia.
*Bình luận:
Do nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên trong giai
đoạn này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kể, trừ một số hoạt động
đáng lưu ý:
Thông qua tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality)

về khu vực hịa bình, tự do, trung lập tại Kuala LumPua mở ra thời kì mới cho
sự phát triển của ASEAN, thể hiện mong muốn xây dựng Đông Nam Á thành
khu vực trung lập, hịa bình, ổn định mà khơng có bất kì hình thức can thiệp nào
từ phía bên ngồi.
Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng loạt công
nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh, cùng thỏa thuận ý kiến
trước khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp
lên tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật

3


Bản cạnh tranh với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều
quốc gia trong khối.
Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN
mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt
động hợp tác bằng môt số hoạt động chung( chủ yếu nhằm giải quyết càng vấn
đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
II. Giai đoạn từ năm 1976 đến Hội nghị thượng đỉnh Singapore năm 1992
Trọng tâm của giai đoạn này là củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác
toàn diện nội khối, bước đầu phát triển ngoại khối, nỗ lực thúc đẩy hồ bình,
tiến bộ. Cơ cấu tổ chức của ASEAN đã có những thay đổi lớn. Theo Tun bố
về sự hồ hợp ASEAN được thơng qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại
Bali ngày 24/02/1976, cơ cấu tổ chức của ASEAN trong giai đoạn này gồm các
hội nghị ngoại trưởng, Các hội nghị bộ trưởng khác, các uỷ ban và ban thư kí.
Mặc dù Hội nghị ngoại trưởng vẫn được coi là cơ quan hoạch định chính sách
cao nhất nhưng 5 hội nghị bộ trưởng khác cũng đã được thiết lập để thảo luận và
thơng qua các chương trình hợp tác khác của ASEAN, gồm:
Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM);
Hội nghị bộ trưởng lao động (ALM);

Hội nghị bộ trưởng phụ trách phúc lợi xã hội (ASWM);
Hội nghị bộ trưởng giáo dục (AEM);
Hội nghị bộ trưởng thông tin (AIM).
Trong số 5 hội nghị trên, Hội nghị bộ trưởng kinh tế có tầm quan trọng lớn
nhất. Tất cả các ủy ban thường trực và ủy ban ad hoc trước đó đã được tổ chức
lại thành 9 ủy ban sau:
Ủy ban về cơng nghiệp, khống sản và năng lượng;
Ủy ban về thương mại và du lịch;
Ủy ban về lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp;
Ủy ban về tài chính và ngân hàng;
Ủy ban về vận tải và liên lạc;
Ủy ban về ngân sách;
Ủy ban về phát triển xã hội;
Ủy ban về văn hố và thơng tin;

4


Ủy ban về khoa học và kĩ thuật.
Ngồi ra, cịn có một số tiểu ban đã được thành lập nhằm hỗ trợ cho các ủy
ban nói trên để giải quyết các vấn đề cụ thể. Ban thư kí ASEAN là cơ quan hành
chính của ASEAN và đã được thành lập năm 1978 theo Hiệp định về Ban thư kí
ASEAN (Bali, 1976).
*Ưu điểm:
Trong giai đoạn này đã xác định được cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ
của từng cơ quan của bộ máy tổ chức, ví dụ Ban thư ký ASEAN là cơ quan hành
chính của ASEAN. Có thể nói sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức của
ASEAN giai đoạn này đã đáp ứng được nhu cầu về củng cố, hoàn thiện tổ chức
ASEAN để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong giai đoạn mới. Cơ cấu tổ chức của
ASEAN đã có những cải tiến quan trọng, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều

lĩnh vực, như là đã xác lập được các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hợp hợp
tác của ASEAN, thông qua nhiều văn kiện quan trọng làm cơ sở cho sự mở rộng
hợp tác, mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối, bước đầu phát triển hợp tác ngoại
khối.
Việc thay đổi cơ cấu này được những người đứng đầu chính phủ ASEAN 5
đánh giá trong Tuyên bố Kuala Lumpur là: “những điều chỉnh cần thiết được
thực hiện đối với cơ cấu tổ chức ASEAN đã làm cho bộ máy đó có thể thực hiện
được những hoạt động ngày càng tăng trong Chương trình hành động được vạch
ra trong tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” (Điểm 53).
*Hạn chế:
Có thể thấy các thành viên trong khối có lịch sử phát triển và chế độ kinh
thế xã hội, văn hố khác nhau nên khơng thể tránh khỏi những mâu thuẫn, trong
giai đoạn này mối quan hệ giữa các nước Asean còn khá lỏng lẻo và chưa có cơ
quan chuyên trách giải quyết. Cơ cấu tổ chức chưa thật sự rõ ràng và còn xuất
hiện sự chồng chéo nhiệm vụ.
III. Giai đoạn từ năm 1992 đến trước hiến chương ASEAN:
Từ những năm đầu của thế kỉ XX, sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của
xu thế tịa cầu hóa, khu vực hóa trên thế giới đã khiến cho mức độ liên kết của
các tổ chức quốc tế khu vực ngày càng cao. Đây cũng là thời kì diễn ra nhiều
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhu cầu về hợp tác kinh tế khu vựa là tất yếu.
ASEAN cũng xác định đây là giai đoạn cần thay đổi về trọng tâm hợp tác, đó là
đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, đưa ASEAN trở thành khu vực phát triển
toàn diện. Để hợp tác và phát huy thành tựu đã có ở giai đoạn trước, không chỉ
kế thừa một số thiết chế, ASEAN cũng quyết định cơ cấu lại bộ máy tổ chức.

5


ASEAN cũng phải có những điều chỉnh thích hợp về mọi mặt, đặc biệt là về cơ
cấu tổ chức để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong điều kiện mới, nhất là đối với các

hoạt động trong hợp tác kinh tế, khi này đã trở thành linh hồn hợp tác trong
khối.
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư tại Singapore năm 1992
đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình cải cách bộ máy tổ chức của ASEAN.
Theo Điểm 8 Tuyên bố Singapore năm 1992, bộ máy của ASEAN trong giai
đoạn này được cơ cấu lại gồm các cơ quan hoạch định chính sách và các cơ quan
chấp hành:
“8. Để củng cố ASEAN, chúng tôi đã đồng ý rằng:
- Người đứng đầu Chính phủ ASEAN sẽ họp chính thức ba năm một lần với
các cuộc họp khơng chính thức ở giữa;
- Cơ cấu tổ chức của ASEAN, đặc biệt là Ban Thư ký ASEAN, sẽ được sắp
xếp hợp lý và tăng cường với nhiều nguồn lực hơn;
- Tổng thư ký của Ban thư ký ASEAN sẽ được thiết kế lại thành Tổng thư ký
ASEAN với nhiệm vụ mở rộng hơn trong việc khởi xướng, tư vấn, điều phối và
triển khai các hoạt động của ASEAN;
- Tổng thư ký ASEAN sẽ được bổ nhiệm dựa trên năng lực và địa vị bộ
trưởng phù hợp;
- Các cán bộ chuyên môn của Ban Thư ký ASEAN được bổ nhiệm theo
nguyên tắc tuyển dụng mở và dựa trên hệ thống hạn ngạch để đảm bảo sự đại
diện của tất cả các nước ASEAN trong Ban Thư ký;
Năm Ủy ban Kinh tế ASEAN hiện tại bị giải thể và Hội nghị các quan chức
kinh tế cao cấp (SEOM) có nhiệm vụ xử lý tất cả các khía cạnh của hợp tác kinh
tế ASEAN; và
Một Hội đồng cấp bộ được thành lập để giám sát, điều phối và rà soát việc
thực hiện Hiệp định về Chương trình biểu thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)
cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).”
Tuyên bố Singapore năm 1992 sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 tại
Singapore năm 1992 đã có những sửa đổi nhất định đối với cơ cấu và chức năng,
quyền hạn của Ban thư kí. - Ban thư kí ASEAN quốc gia Ngoài các cơ quan
trên, để thực hiện cơ chế hợp tác đối với bên thứ ba, ASEAN còn có hội nghị sau

hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại và Ủy
ban ASEAN ở các nước thứ ba.

6


Cơ quan hoạch định chính sách
Hội nghị
cấp cao
ASEAN
Summit

Hội nghị
ngoại trưởng
(ASEAN
Ministerial
Meeting)

Hội nghị
bộ trưởng
kinh tế
(ASEAN
Economic
Ministers)

Hội
nghị
bộ trưởng
các ngành


Hội nghị liên
Bộ
trưởngJMM (Joint
Ministerial
Meeting).

Cơ quan chấp hành
Uỷ ban
thường
trực
ASEAN
- ASC

Các uỷ
ban hợp
tác
chuyên
ngành

Cuộc họp
các quan
chức cấp
cao-SOM

Cuộc
Ban thư
họp

các
ASEAN

quan
chức
kinh tế
cao
cấp SEOM

Các cuộc Cuộc họp tư
họp quan vấn chung chức cao JCM
cấp khác

*Ưu điểm:
Giai đoạn này bộ máy tổ chức ASEAN đã có sự điều chỉnh mạnh theo
hướng phân chia thành cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan chấp hành.
Đặc biệt cơ quan hoạch định chính sách cao nhất là hội nghị cấp cao ASEAN
(gồm người đứng đầu chính phủ hoặc nguyên thủ quốc gia) thay thế hội nghị
ngoại trưởng giai đoạn trước nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và tăng cường hiệu
quả hoạt động cho bộ máy tổ chức ASEAN.1
1 Hỏi đáp về ASEAN và hệ thống văn bản pháp luật về ASEAN – Th.S Lê Minh Tiến (chủ
biên), trang 29.

7


So với thời kì trước, cơ cấu thời kì này có sự thay đổi mang tính hồn chỉnh
hơn. Quyết định cơ cấu tổ chức này là quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu
phát triển của ASEAN. Kèm theo đó, ASEAN cũng đã "mạnh dạn" hơn trong
hoạt động hợp tác của mình, thực tế đã đjat được rất nhiều thành tựu đáng kể
như kết nạp thêm thành viên, xây dựng khu vực thương mại tự do AFTA, thành
lập diễn đàn khu vực ARF, tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2005,...Mối
quan hệ giữa các cơ quan không rõ ràng, chặt chẽ điều này thể hiện sự phối hợp

giữa các cơ quan cịn lỏng lẻo, thiếu tính đối trọng và kiềm chế.
*Hạn chế:
Bộ máy tổ chức quy định chưa thống nhất nằm rải rác ở nhiều văn bản,
chức năng nhiệm vụ chưa quy định cụ thể nên vẫn cần tới văn bản và thỏa thuận
riêng biệt. Mối quan hệ giữa các cơ quan không rõ ràng, chặt chẽ. Cơ cấu dàn
trải khiến có thể chồng chéo nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các cơ quan còn lỏng
lẻo, thiếu tính đối trọng và kiềm chế
IV. Giai đoạn từ năm 2007 đến nay.

Năm 2007, ASEAN ghi thêm một mốc son mới đúng dịp kỷ niệm 40 năm
thành lập bằng việc ký kết Hiến chương ASEAN. Hiến chương ra đời đã tạo nên

8


sự thay đổi sâu sắc về chất, đưa ASEAN từ một tổ chức hợp tác khu vực đơn
thuần dựa trên các văn kiện chính trị trở thành một thực thể pháp lý. Về cơ bản
đây là bản “Hiến pháp” phù hợp với đặc thù và mức độ hợp tác trong ASEAN.
Cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương được quy định tại Chương IV đã có những cải cách lớn so với trước đây nhằm đảm bảo cho bộ máy của
ASEAN thực hiện có hiệu quả các tơn chỉ, mục đích đã đề ra trong Hiến
chương. Những thay đổi này có những ưu và nhược điểm nhất định thể hiện ở
những điểm sau đây:
*Ưu điểm:
Thứ nhất, với tư cách là hiến chương - văn bản gốc và hợp nhất của một tổ
chức quốc tế thì tất cả các thiết chế pháp lí của ASEAN đều đã được thể chế hố
ngay tại Hiến chương mà khơng cịn được quy định rải rác trong các văn kiện
khác nhau như trước đây. Đồng thời, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan này
cũng được quy định chi tiết và cụ thể ở ngay trong Hiến chương chứ không cần
các thỏa thuận riêng biệt khác như trước đây (điển hình như các quy định về
chức năng, nhiệm vụ của hội nghị cấp cao, Tổng thư kí và Ban thư kí).

Thứ hai, Hiến chương đã thiết kế, sắp xếp và cơ cấu lại bộ máy của
ASEAN theo mơ hình “hình chóp quyền lực”, vừa đảm bảo sự tập trung (bên
cạnh hội nghị cấp cao là cơ quan quyền lực cao nhất, Hiến chương đã thành lập
các cơ quan điều phối của ASEAN như: Hội đồng điều phối để phối hợp một
cách thống nhất và đồng bộ tất cả các hoạt động của ASEAN trong mọi lĩnh vực,
thành lập 3 hội đồng cộng đồng chịu trách nhiệm vừa triển khai, vừa điều phối
các hoạt động của các ngành chuyên môn trong 3 trụ cột của ASEAN; đồng thời
chức năng và thẩm quyền của các cơ quan hoạch định chính sách cũng đã thể
hiện sự tập trung hơn so với trước đây v.v...), vừa đảm bảo sự chuyên sâu,
chuyên trách (như trong mỗi hội đồng cộng đồng lại có các cơ quan chuyên
ngành cấp bộ trưởng trực thuộc, mỗi cơ quan chuyên ngành này lại có các cơ
quan chuyên trách cấp dưới giúp việc v.v). Điều này giúp cho bộ máy của
ASEAN vận hành nhịp nhàng hơn, không dàn trải và chồng chéo như trước đây.
Thứ ba, cùng với việc sắp xếp và cơ cấu lại bộ máy theo hướng vừa tập
trung vừa đảm bảo tính chun trách thì sự phân cơng, phân nhiệm và mối quan
hệ giữa các cơ quan trong bộ máy cũng được xác định rõ ràng, chặt chẽ hơn
trước; đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan hoạch định chính sách với các cơ
quan chấp hành, giữa cơ quan điều phối với cơ quan thực hiện, giữa cơ quan trụ
cột với cơ quan chuyên ngành và giữa cơ quan cấp trên với cơ quan trực thuộc
v.v...

9


Thứ tư, khoảng cách giữa các kì họp của các hội đồng đã được rút ngắn hơn
rất nhiều so với trước. Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, 3 Hội đồng cộng
đồng đều họp ít nhất 2 lần trong 1 năm so với trước đây là 3 năm một lần của
hội nghị cấp cao và mỗi năm một lần của các Hội nghị bộ trưởng. Vì vậy, sẽ
giúp cho các cơ quan này (nhất là hội nghị cấp cao với tư cách là cơ quan hoạch
định chính sách cao nhất) có khả năng phản ứng nhanh nhạy, kịp thời và thường

xuyên hơn đối với các vấn đề đặt ra cho Hiệp hội.
Thứ năm, nhằm tránh sự “lệch pha” giữa chức chủ tịch của các cơ quan
khác nhau trong bộ máy như trước đây, Hiến chương ASEAN đã đồng bộ hoá
chức chủ tịch của các cơ quan theo chức Chủ tịch ASEAN. Theo Điều 31, chức
Chủ tịch ASEAN sẽ được luân phiên hàng năm, theo thứ tự chữ cái tên của các
quốc gia thành viên bằng tiếng Anh. ASEAN sẽ áp dụng quy chế Chủ tịch thống
nhất trong 1 năm tính theo dương lịch, theo đó quốc gia thành viên đảm nhiệm
chức chủ tịch sẽ:
Chủ trì hội nghị cấp cao ASEAN và các cấp cao liên quan;
Các cuộc họp của Hội đồng điều phối ASEAN;
3 Hội đồng cộng đồng ASEAN;
Cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các cuộc họp quan chức cao cấp
(nếu phù hợp);
Ủy ban đại diện thường trực ASEAN.
Thứ sáu, nhấn mạnh vị trí của Tổng thư kí, các phó Tổng thư kí và Ban thư
kí trong bộ máy hoạt động của ASEAN. Hiến chương đã chuẩn hố quy chế
pháp lí của từng thành phần trong Ban thư kí, tăng cường hơn nữa vai trị của
Tổng thư kí và Ban thư kí – cơ quan hành chính thường trực của ASEAN nhằm
thúc đẩy việc xây dựng Cộng đồng ASEAN và các hoạt động khác của ASEAN
đi vào thiết thực và hiệu quả hơn.
Với những cải tổ toàn diện và đồng bộ này, Hiến chương ASEAN đã đánh
dấu một bước tiến mới về khuôn khổ thể chế và bộ máy hoạt động của ASEAN
theo hướng rõ ràng và khoa học hơn, trong đó nhấn mạnh đến vai trị của Tổng
thư kí và Ban thư kí ASEAN. Khn khổ thể chế đầy đủ và chặt chẽ hơn với quy
chế phân công, phân nhiệm rõ ràng nêu trong Hiến chương ASEAN sẽ góp phần
tăng cường hiệu quả và hiệu lực của các chương trình hợp tác trong ASEAN
trong thời gian tới

10



*Nhược điểm:
Chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kì (chỉ có 2 cơ quan là Ủy
ban đại diện thường trực và Ban thư ký. So với các cơ quan cịn lại chỉ tiến hành
họp theo định kì hoặc khi cần thiết). Điều này, một mặt khiến cho mối liên kết 2
giữa các cơ quan của hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ
chế kì họp nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ
quan này trước những biến động, khó khăn bất thường.
Trong giải quyết tranh chấp, ASEAN thiết lập các cơ chế giải quyết tranh
chấp trong những lĩnh vực cụ thể chứ không xây dựng cơ quan tài phán chung
để giải quyết tranh chấp.
Như vậy, trong giai đoạn các quốc gia ASEAN đang tập trung đẩy mạnh
hợp tác sâu rộng đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thì sự thay đổi về cơ cấu tổ chức
bộ máy như trên là phù hợp, đáp ứng nhu cầu hợp tác của các quốc gia thành
viên. Tuy nhiên, để phù hợp hơn nữa, thì ASEAN cũng cần khắc phục những
nhược điểm như phân tích ở trên (tăng thêm số lượng các cơ quan họp theo định
kỳ, tiến hành xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ quan đàm phán chung).

11


KẾT LUẬN

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13




×