Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ke hoach nam hoc 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.95 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Số:…..KH-THBA Bình An, Ngày…..tháng 9 năm 2012. KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2012 – 2013 - Căn cứ Hướng dẫn 5937/BGDĐT-GDTH ngày 20/8/2012 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 đối với giáo dục tiểu học. - Thực hiện Hướng dẫn số 5080/SGD&ĐT-GDTH ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận về việc Hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ năm học 2012 – 1013 đối với giáo dục tiểu học; - Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-GDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Phòng Giáo dục huyện Bắc Bình về Kế hoạch chuyên môn cấp tiểu học năm học 2012 – 1013; - Căn cứ tình hình thực tế của Trường tiểu học Bình An năm học 2012 – 2013 Trường tiểu học Bình An xây dựng kế hoạch năm học 2012 – 2013 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG 1. Quy mô mạng lưới trường lớp - Trường tiểu học Bình An có 5 điểm trường, điểm trường chính đóng tại thôn An Trung, 4 điểm trường lẻ đóng tại các thôn An Hòa, An Thạnh, An Lạc và An Bình cách điểm trường chính từ 2 đến 5 km. - Năm học 2012 – 2013 có 27 lớp: + Điểm An Trung: 8 lớp (2 lớp 1, 2 lớp 2, 1 lớp 3, 1 lớp 4 và 2 lớp 5) + Điểm An Hòa: 5 lớp (1 lớp 1, 1 lớp 2, 1 lớp 3, 1 lớp 4 và 1 lớp 5) + Điểm AnThạnh: 5 lớp (1 lớp 1, 1 lớp 2, 1 lớp 3, 1 lớp 4 và 1 lớp 5) + Điểm An Lạc: 4 lớp (1 lớp 1, 1 lớp 2, 1 lớp 3, 1 lớp 4) + Điểm An Bình: 5 lớp (1 lớp 1, 1 lớp 2, 1 lớp 3, 1 lớp 4 và 1 lớp 5) 2. Tình hình học sinh - Toàn trường có: 471 học sinh (Lớp 1 = 91 h/s, lớp 2 = 110 h/s, lớp 3 = 91h/s, lớp 4 = 85 h/s, lớp 5 = 94 h/s); + Điểm An Trung: 188 học sinh (Lớp 1 = 42 h/s, lớp 2 = 43 h/s, lớp 3 = 28 h/s, lớp 4 = 32 h/s, lớp 5 = 43 h/s); + Điểm An Hòa: 57 học sinh (Lớp 1 = 7 h/s, lớp 2 = 14 h/s, lớp 3 = 9 h/s, lớp 4 = 7 h/s, lớp 5 = 20 h/s); + Điểm AnThạnh: 60 học sinh (Lớp 1 = 9 h/s, lớp 2 = 15 h/s, lớp 3 = 16 h/s, lớp 4 = 13 h/s, lớp 5 = 7h/s); + Điểm An Lạc: 64 học sinh (Lớp 1 = 13 h/s, lớp 2 = 22 h/s, lớp 3 = 16 h/s, lớp 4 = 13h/s),; + Điểm An Bình: 101 học sinh (Lớp 1 = 20 h/s, lớp 2 = 16 h/s, lớp 3 = 22 h/s, lớp 4 = 20 h/s, lớp 5 = 23 h/s); - Học sinh là người dân tộc thiểu số 191 học sinh chiếm 40,6% (trong đó học sinh dân tộc Tày 33em, Hoa(Hán) 82em, Nùng 25em, Sán chay(Cao lan) 01em, Chăm(Chàm) 50 em) - Học sinh lớp 1 chưa qua Mẫu giáo 2 em = 2,6%. 3. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên - Tổng số 43 đồng chí, trong đó cán bộ quản lý 04, Tổng phụ trách Đội 1, giáo viên 32 (1,185 giáo viên/lớp), nhân viên 7..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đào tạo về chuyên môn: Đại học 22, Cao đẳng 12,Trung cấp 07, Không chuyên môn 02( hợp đồng 68 Bảo v, Tạp vụ). - Trình độ tay nghề: Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 0 đồng chí, dạy giỏi cấp huyện 02 đồng chí, dạy giỏi cấp trường 26 đồng chí; đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 33 đồng chí. - Độ tuổi dưới 30 có 10 đồng chí, từ 31 – 35 có 13 đồng chí, từ 36 – 40 có 05 đồng chí, từ 41-45 có 13 đồng chí, từ 46 – 50 có 2 đồng chí. 4. Điều kiện về tài chính và cơ sở vật chất a) Về tài chính - Đủ kinh phí hoạt động trong năm theo quy định. b) Về cơ sở vật chất - Diện tích đất đủ để phục vụ cho nhu cầu phát triển lâu dài của nhà trường. - Phòng học có 18 phòng cấp 4 - Bàn ghế học sinh có 270 bộ, bàn ghế giáo viên có 18 bộ. * Thuận lợi: - Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường được hưởng một số chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước (như Hướng dẫn chế độ 61; Nghị định số 54/2011/NĐ-CP, Nghị định 49/2010/NĐ-CP, … v…). - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và Đào tạo; sự quan tâm, tạo mọi điều kiện của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương; sự đồng thuận của phụ huynh học sinh đẫ tạo đà cho nhà trường phát triển một cách toàn diện. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có nhiều cố gắng trong công tác. - Đa số học sinh ngoan, lễ phép và có ý thức trong học tập. - Có đủ phòng học và bàn ghế phục vụ cho công tác dạy và học 1 buổi/ngày. * Khó khăn: - Địa bàn rộng, mạng lưới trường lớp phân tán nhỏ lẻ, cách xa nhau, giao thông khó khăn; dân cư chiếm khoảng 50% là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nghèo, trình độ dân trí có nhiều hạn chế, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em. - Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm và năng lực sẳn có của mình. - Cơ sở vật chất của nhà trường đã được các cấp, các ngành và phụ huynh học sinh quan tâm đầu tư sửa chửa xong cũng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay của ngành. - Tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước giao, không đủ chi cho những hoạt động của những đơn vị có nhiều điểm trường như trường TH Bình An. II. NHIỆM VỤ NĂM HỌC 1. Nhiệm vụ chung Thực hiện tốt nhiệm vụ với chủ đề năm học: “ Phát triển Giáo dục toàn diện, tập trung đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.” Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lống ghép với các cuộc cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phấn đấu đạt mức chất lượng tối thiểu và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. 2. Nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp cụ thể 2.1. Thực hiện lồng ghép cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động” Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Tiếp tục triển khai tài liệu, thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. - Thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. - Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, kém, bàn giao chất lượng giáo dục, đánh giá đúng chất lượng học sinh, không để học sinh ngồi nhầm lớp. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Dự báo, tìm hiểu kỹ hoàn cảnh những học sinh có nguy cơ bỏ học để đưa ra các giải pháp phù hợp giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. - Không tổ chức dạy học trước và thi tuyển học sinh vào lớp 1. - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động: - Phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức “Tháng khuyến học” từ ngày 02/9 đến ngày 02/10 (Ngày khuyến học Việt Nam). - Tổ chức lễ khai giảng năm học mới với phần “Lễ” và phần “Hội” trang trọng, gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. - Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường. Chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Tổ chức diễn đàn, hòm thư góp ý để học sinh đóng góp xây dựng trường, lớp. - Đẩy mạnh phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Chú trọng trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát; nhà vệ sinh của giáo viên và học sinh được đảm bảo sạch sẽ thường xuyên..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống vào nhà trường thông qua trò chơi dân gian, hát dân ca. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. - Chỉ đạo việc thực hiện công tác chủ nhiệm có hiệu quả, tăng cường việc chăm sóc các học sinh có hoàn cảnh khó khăn và có khó khăn về học. Tổ chức biểu dương các thầy cô giáo có tinh thần chăm lo giảng dạy, giáo dục học sinh vào cuối năm học. - Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tạo dấu ấn tốt đẹp cho học sinh trước khi ra trường. 2.2. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục, huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số. a) Nhiệm vụ: Củng cố và duy trì kết quả Phổ cấp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; huy động trẻ trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh. b) Chỉ tiêu: - Tiếp tục củng cố, duy trì kết quả PCGDTHĐĐT có những giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn một cách thực chất, vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ 1. - Huy động 100% trẻ em trong độ tuổi từ 6-14 được đến trường. - Duy trì 99% sĩ số học sinh. c) Biện pháp: - Tổ chức điều tra, thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH thật chính xác và cập nhật kịp thời trẻ trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi chưa đến trường trên địa bàn một cách cụ thể (họ và tên, ngày tháng năm sinh, thôn khu vực), lý do chưa được đến trường để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện; đồng thời báo cáo với UBND xã và Phòng GD&ĐT danh sách trẻ chưa ra lớp để phối hợp vận động các em đến trường. - Tham mưu với chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành đoàn thể cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” và “Khai giảng năm học mới” coi đây là ngày hội giáo dục của địa phương. - Thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 04/12/2009 ban hành Quy định kiểm tra, công nhận PCGDTH và PCGDTH-ĐĐT của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, của Phòng GD&ĐT.. Tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra định kì, có những giải pháp tích cực để phấn đấu đạt chuẩn một cách thực chất, vững chắc và phấn đấu đạt chuẩn mức độ 2. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, phân loại và đề xuất các giải pháp hỗ trợ các em đi học, không để các em bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn. 2.3. Thực hiện kế hoạch giáo dục a) Nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục đối với lớp 1 buổi/ngày (thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần). Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường . b) Chỉ tiêu: - 100% giáo viên dạy đủ 23 tiết/tuần theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009. - 100% học sinh được học tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần và tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4tiết/tháng. c) Biện pháp: - Biên chế học sinh/lớp theo Điều 17 Điều lệ trường tiểu học ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với trình độ đào tạo, sở trường công tác và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; lập thời khóa biểu phải đảm bảo 23 tiết/tuần/giáo viên. - Dạy phù đạo cho học sinh .Nội dung các tiết dạy này nhằm phụ đạo, bồi dưỡng hai môn Tiếng Việt và Toán cho học sinh để đạt được chỉ tiêu giao. - Chỉ đạo các phó hiệu trưởng phối hợp với các tổ trưởng xây dựng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà . 2.4. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học 2.4.1. Thực hiện chương trình a) Nhiệm vụ - Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; Công văn số 5842/ BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông. Nội dung giáo dục địa phương được dạy tích hợp với các môn Đạo đức, Lịch sử, Địa lí thực hiện theo công văn số 5982/BGDĐT-GDTH ngày 07/7/2008 của Bộ GD&ĐT. - Tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn Đạo đức, Thủ công, Mĩ thuật, Âm nhạc theo hướng thiết thực, gọn nhẹ hơn. - Thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (Bảo vệ môi trường, tài nguyên; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổ phận trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; giáo dục kĩ năng sống...) vào các môn học và hoạt động giáo dục hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giáo viên. b) Chỉ tiêu - 100% giáo viên dạy đúng, dạy đủ nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình và theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học do Bộ GD&ĐT quy định; lồng ghép nội dung các phong trào thi đua, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học. - 100% học sinh được học đầy đủ nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học. c) Biện pháp - Chỉ đạo các Tổ trưởng chuyên môn thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn, nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các nhiệm vụ nêu trên. - Phân công các phó hiệu trưởng phụ trách các tổ chuyên môn, dự và chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. - Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường . - Tăng cường dự giờ, kiểm tra, đánh gía, rút kinh nghiệm và xây dựng chuẩn nội dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường. 2.4.2. Sách a) Nhiệm vụ - Xây dựng Thư viện phù hợp với điều kiện thực tế, xây dựng tủ sách dùng chung. - Đảm bảo số đầu sách tối thiểu đối với mỗi giáo viên và học sinh. b) Chỉ tiêu: - 100% giáo viên và học sinh có đủ số đầu sách tối thiểu theo quy định. - Xây dựng tủ sách dùng chung..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> c) Biện pháp - Trích một phần kinh phí chi thường xuyên mua bổ sung một số đầu sách cho giáo viên. - Chỉ đạo thư viện xây dựng “Tủ sách dùng chung”. - Tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh mua thêm một số đầu sách khác cho con em. 2.4.3. Thiết bị dạy học a) Nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiiện có đồng thời xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung thiết bị theo Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học. b) Chỉ tiêu - 100% giáo viên sử dụng đồ dạy học trong các tiết thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tiết dự giờ. - 100% giáo viên có 1 đồ dùng dạy học tham gia “Thi đồ dùng dạy học” cấp trường. c) Biện pháp: - Đề xuất với Phòng giáo dục cấp kinh phí mua bổ sung một số thiết bị dạy học. - Vận động phụ huynh học sinh mua đầy đủ các đồ dùng học tập cho con em. - Phối hợp với Công đoàn khuyến kích giáo viên tự làm đồ dùng, tổ chức “Thi làm đồ dùng dạy học”. 2.5. Thực hiện đổi mới công tác quản lí và giáo dục, đánh giá học sinh 2.5.1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học - Tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và tài liệu phương pháp giảng dạy các môn học của Bộ GD&ĐT. - Tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học. đẩy mạnh việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo yêu cầu làm cho lớp học vui, học sinh thích học, biết cách học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tập trung chỉ đạo dạy tốt các môn học, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng các môn Toán, và Tiếng Việt. - Thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, môi trường, kĩ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ... qua các môn học. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn; phân tích kết quả học tập của học sinh sau các kì kiểm tra, xây dựng kế hoạch cụ thể, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà; tăng cường phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức nhiều hoạt động phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phát huy năng lực, tư duy sáng tạo của học sinh. 2.5.2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh a) Nhiệm vụ: Thực hiện đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ GD&ĐT. b) Chỉ tiêu: - Xếp loại Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 100%, Thực hiện chưa đầy đủ 0%. - Xếp loại Học lực: Giỏi 103 đạt 21,9%, Khá 154 đạt 32,7%, T.Bình 203 đạt 43,1%, Yếu11chiếm 2,3%. - Tỷ lệ học sinh lên lớp tha8ng3469/471 đạt 97,7%, - Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 94/94 đạt 100%. c) Biện pháp: - Tổ chức cho tất cả giáo viên học lại và thực hiện Quy chế đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư 32/2009/QĐ-BGDĐT vào đầu năm học. Nhà trường sẽ cắt thi đua đối với những giáo viên để sai sót trong việc đánh giá xếp loại học sinh. - Đánh giá, xếp loại học sinh phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đảm bảo tính phân hóa, cá thể hóa tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh. - Động viên, khuyến khích, không gây áp lực trong đánh giá. 2.5.3. Thực hiện bàn giao chất lượng học tập của học sinh - Tổ chức cho giáo viên bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên theo công văn SGD&ĐTGDTH về việc hướng dẫn công tác cam kết và bàn giao chất lượng trong trường phổ thông, lập biên bản bàn giao cụ thể, lưu vào hồ sơ của từng lớp và hồ sơ quản lí của nhà trường. - Khảo sát chất lượng đầu năm để nắm tình hình, phân nhóm học sinh để giáo viên xác định phương pháp dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Giao trách nhiệm cụ thể cho giáo viên, định kì hàng tháng đánh giá kết quả phấn đấu học tập của học sinh có học lực yếu, có nguy cơ bỏ học. Tăng cường công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh nền nếp, kỉ cương ngay từ đầu năm học. - Thực hiện xét hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5 theo công văn số 5276/BGDĐTGDTH ngày 25/5/2007 của Bộ GD&ĐT. GVCN có trách nhiệm dạy phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành chương trình tiểu học lần I đến khi có thông báo của PGD&ĐT tổ chức thi, xét HTCTTH lần II cho học sinh lớp 5. - Sau khi có kết quả xét HTCTTH, tiến hành bàn giao chất lượng học sinh lớp 5 cho trường THCS. 2.5.4. Dạy học cho trẻ khuyết tật: - Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và Luật Người khuyết tật. - Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích, dựa trên sự nỗ lực, sự tiến bộ của học sinh; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. - Điều tra, rà soát và huy động hết trẻ khuyết tật vào học hoà nhập; quan tâm và tạo điều kiện để các em đi học chuyên cần; mỗi lớp chỉ có từ 1 đến 2 em học sinh khuyết tật. Đối với đối tượng này, các trường tiểu học chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, lựa chọn một số môn học phù hợp với năng lực của các em để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Không xem đối tượng học sinh này là học sinh ngồi nhầm lớp. 2.5.5. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số: a) Nhiệm vụ - Thực hiện nghiêm túc công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. b) Chỉ tiêu: 100% học sinh nghe, nói được tiếng Việt. c) Giải pháp: - Căn cứ vào thực tiễn địa phương, của nhà trường và căn cứ cụ thể vào đối tượng học sinh, khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. - Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả các thư viện thân thiện, thư viện lưu động ….

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2.5.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học. - Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; sử dụng các phầm mềm quản lí học sinh, quản lý nhân sự, quản lý thư viện, quản lý tài chính, quản lí số liệu PCGDTH-ĐĐT... đáp ứng yêu cầu quản lí chung của ngành. Từng bước số hoá hệ thống thông tin quản lí giáo dục tiểu học. - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học. Tổ chức cho giáo viên đăng ký soạn giáo án trên máy tính, ứng dụng CNTT trong quá trình soạn giảng. Duy trì việc nối mạng Internet, sử dụng hộp thư điện tử do Phòng GD&ĐT cung cấp, thực hiện quy định về giao dịch văn bản điện tử của Phòng GD&ĐT. Tổ chức cho giáo viên tạo email riêng gửi về phòng để nhận trực tiếp các văn bản của phòng giáo dục và đào tạo gửi về trường. 2.6. Thực hiện công tác xây dựng đội ngũ a) Nhiệm vụ: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về: - Nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng,Chuẩn phó hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012. - Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường theo quy định của Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT ban hành tại Thông tư số 21/2010/TTBGDĐT ngày 20/7/2010. b) Chỉ tiêu: -90% CB-GV-NV có trình độ trên chuẩn (hiện có 34 đ/c = 79,1%) - 100% CB-GV được dự giờ, thao giảng; - Giáo viên dạy giỏi cấp trường 80% trở lên, - 80% giáo viên có nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. c) Biện pháp: 2.7. Thực hiện công tác xây dựng cơ sở vật chất – cảnh quan sư phạm a) Nhiệm vụ: - Đảm bảo điều kiện về CSVC phụ vụ cho công tác giảng dạy. - “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo nội dung Công văn số: 307/KH–BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013. b) Chỉ tiêu: - Xin xây thêm phòng học ở điểm trường An Lạc. - Xin làm mới bàn ghế cho 5 phòng học mới xây ở điểm trường An Trung; c) Biện pháp: - Tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo , các cơ quan chức năng. - Vận động phụ huynh học sinh thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. - Trích một phần kinh phí để mua sắm, tu sửa một số hạng mục có trị giá dưới 5 triệu đồng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.8. Thực hiện công tác phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục a) Nhiệm vụ: Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thống nhất biện pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 b) Chỉ tiêu: - 100% các kế hoạch hoạt động được thực hiện tốt. c) Biện pháp: - Tham mưu kế hoạch năm học đến Đảng ủy, Chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được biết để chỉ đạo, phối hợp thực hiện. 2.9. Thực hiện các công tác khác a) Nhiệm vụ: - Tổ chức, tham gia các phong trào thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao do nhà trường, Phòng giáo dục hoặc các cơ quan chức năng khác tổ chức. b) Chỉ tiêu: - 80% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, - 30% lớp đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cho học sinh; - 20 học sinh đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cấp trường; - 05 học sinh đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cấp huyện; - 100% giáo viên tham gia thi làm đồ dùng dạy học. - 100% CBGVNV tham gia các hoạt động ngoại khóa như Văn nghệ cuối học kỳ I. c) Biện pháp: - Chỉ đạo các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. 3. Chỉ tiêu thi đua 3.1. Đối với học sinh: 3.1.1. Hạnh kiểm: + Thực hiện đầy đủ ( Đ ): 100% + Thực hiện chưa đầy đủ ( CĐ ): 0 + Cháu ngoan bác Hồ: 98%. 3.1.2. Học lực: Khối /Lớp. Số HS. Hạnh kiểm. Học lực Giỏi. Khá. TB. SL % SL % SL % 1 91 21 23,1 31 34,1 34 37,4 2 110 28 25,5 35 31,8 45 40,9 3 90 15 16,7 30 33,3 44 48,4 4 85 21 24,7 28 32,9 35 41,2 5 94 18 19,1 30 31,1 45 47,9 103 21,9 154 32,7 203 43,1 471 Cộng - Duy trì sĩ số : 471/471 đạt 100% - Tổng số học sinh lên lớp thẳng: 460/471 đạt: 97,7% - Xét tốt nghiệp đạt 100 %.. Yếu SL 5 2 2 1 1 11. % 5,5 1,8 2,2 1,2 1,1 2,3. 100% 100% 100% 100% 100% 100%.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.1.3. Vở sạch Chữ đẹp. + 100% các lớp có phong trào: Giữ vở sạch chữ đẹp. - 30% lớp đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cho học sinh; - 50 học sinh đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cấp trường; - 05 học sinh đạt “Vở sạch – viết chữ đẹp” cấp huyện; 3.1.4. Danh hiệu thi đua: + Số lớp tiên tiến: 10/27 lớp . + Chi đội mạnh: 70% trở lên + Danh hiệu học sinh giỏi (xuất sắc) từ 21,9% trở lên. + Danh hiệu học sinh tiên tiến: 32,7% trở lên 3.2. Đối với Cán bộ, giáo viên : 3.2.1. Làm ĐDDH : 1ĐD/năm/1 giáo viên 3.2.2. Thao giảng 6 tiết/năm/tổ 3.2.3. Dự giờ 18 tiết/năm/GV 3.2.4. Lao động Tiên tiến : 80% trở lên 3.2.5. Giáo viên giỏi cấp trường : 80% trở lên 3.2.6. Chiến sĩ thi đua cơ sở : 20% trong tổng số đạt LĐTT 3.3. Đối với Tập thể : 3.3.1.Tổ LĐTT : 6 (Tổ VP, Tổ 1, Tổ 2, Tổ 3, Tổ 4, Tổ 5) 3.3.2.Đội : Vững mạnh 3.3.3.Chi đoàn : Vững mạnh 3.3.4.Công đoàn : vững mạnh 3.3.5.Trường : Tiên tiến cấp huyện 3.4. Sinh hoạt chuyên đề 2 chuyên đề /năm. HKI : 1 chuyên đề HKII : 1 chuyên đề 3.5.Kiểm tra chuyên môn:  BGH : 1 LẦN /THÁNG  Khối trưởng : 1 LẦN / TUẦN  KT đột xuất : 32 GV 4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC: - Tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Huy động tất cả trẻ em trong độ tuổi ra lớp. - Tổ chức đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm về chỉ đạo, thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. - Đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt- Học tốt, kiểm tra giáo viên dạy giỏi một cách thực chất; tạo động lực cho giáo viên phấn đấu rèn luyện theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình. - Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường. - Tham gia giải toán qua in –tơ nét… - Tích hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giáo thông trong các môn học một cách linh hoạt; giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho học sinh. - Tiếp tục tổ chức các cuộc thi: Vở sạch , chữ đẹp; Thi vẽ tranh; Hội thao cấp trường; …...

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác sao Nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. - Tổ chức cân đo học sinh đầu năm, cuối năm, phối hợp với y tế thực hiện các chương trình Y tế quốc gia.. KẾ HOẠCH CÔNG TÁC HẰNG THÁNG NĂM HỌC 2012 – 2013 (Kèm theo kế hoạch năm học 2012 – 2013) TT. Nội dung công việc. - Tựu trường: + Họp hội đồng đầu năm, + Biên chế lớp, lập thời khóa biểu, thời gian biểu, phân xuất dạy, + Phân công nhiệm vụ cho CB-GV-NV, + Làm thủ tục thuyên chuyển giáo viên đi và đến. - Lao động dọn vệ sinh trường lớp - Tham gia học bồi dưỡng Chính trị, chuyên môn – nghiệp vụ hè 2012. - Thực hiện “Tuần sinh hoạt tập thể” 8/2012 - Tổ chức dạy và học chương trình Tuần 1 đến Tuần 2. - Dự giờ, thăm lớp - Phát văn phòng phẩm cho CB-GV-NV - Tổ chức dạy và học chương trình Tuần 3 đến Tuần 5, dạy ATGT, tổ chức trung thu. - Khai giảng năm học 2012 – 2013 (5/9/2012) 9/2012 -Đại hội công đoàn - Kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm - Lập danh sách học sinh nhận tiền Hỗ trợ chi phí học tập. - Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên - Họp phụ huynh (2012) -Đại hội chi đoàn - Đại hội Liên Đội - Tổ chức dạy và học chương trình Tuần 6 đến Tuần 10 - Kiểm tra Giữa học kì I; 10/2012 - Kiểm tra công tác phổ cập - Kiểm tra toàn diện về Chuyên môn – nghiệp vụ của giáo viên - Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi trường - Triển khai các phong trào thi đua;Kiểm tra kế hoạch thực hiện phong trào”Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại các lớp. - Luyện tập Văn nghệ - Thể dục thể thao chuẩn bị tham gia hội thao - Hội nghị Công chức – Viên chức - Tổ chức Dạy và học chương trình Tuần 11 đến Tuần 14. Người thực hiện. CB-GV-NV CB-GV-NV-HS CB-GV-NV GVCN-HS GV-HS CB-TT-GV KT GV-HS CB-GV-NV-HS CB-GVCN-HS CB-TT-GV CB-GVCN CB-GV-NV TPT – Liên đội GV-HS CB-GVCN-HS p.cập CB-TT-GV Ban tổ chức Ban ktra nội bộ CB-GV-NV CB-GV-NV GV-HS. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 11/2012 - Tiếp tuc4 hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường - Kỷ niệm “Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11” - Tham gia hội thao truyền thống của ngành - Tổ chức Dạy và học chương trình Tuần 15 đến Tuần 18 -Tham gia thi tiếng anh cấp trường( nếu có HS đăng kí) 12/2012 - Kiểm tra CHK I - Họp phụ huynh học sinh - Sơ kết HKI - Quyết toán ngân sách 2012 và lập dự toán ngân sách 2013 - Kiểm tra toàn diện đối với Tổ chuyên môn - Tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi trường - Tổ chức thực hiện Dạy và học chương trình Tuần 19 đến Tuần 22 - Kiểm tra toàn diện đối với giáo viên 1/2013 - Bổ sung kế hoạch - Thi làm đồ dùng dạy học cấp trường - Thi “Vở sạch – Viết chữ đẹp” cho HS cấp trường. - Tổ chức văn nghệ - Tổ chức thực hiện Dạy và học chương trình Tuần 23 đến Tuần 25 - Nghỉ tết nguyên đán 2/2013 - Thi Toán Cấp Huyện (nếu có) - Kết nạp đội viên - Kiểm tra toàn diện đối với giáo viên - Tổ chức thực hiện Dạy và học chương trình Tuần 26 đến Tuần 30 3/2013 - Kiểm tra toàn diện đối với giáo viên - Tổ chức hoạt động trò chơi dân gian kỉ niệm ngày 8/3 và 26/3 - Kiểm tra GHKII - Tổ chức thực hiện Dạy và học chương trình Tuần 31 đến Tuần 34 4/2013 - Hoạt động kỉ niệm ngày giải phóng Bắc Bình 17/4 và 30/4 - Thi VSCĐ Cấp Huyện. - Kiểm tra toàn diện đối với giáo viên - Kiểm tra công tác Đội - Kiểm tra CHKII - Tổ chức thực hiện Dạy và học chương trình Tuần 35 5/2013 - Xét HTCTTH - Bình xét thi đua cuối năm - Tổng hợp báo cáo cuối năm - Họp phụ huynh học sinh - Tổng kết năm học 6/2013 - Hoàn tất báo cáo năm học. - Trực hè, nghỉ phép hè, 1 số CB-GV-NV đi học nâng cao trình độ CM-NV 7/2013 - Trực hè, nghỉ phép hè, 1 số CB-GV-NV đi học nâng cao trình độ CM-NV - Kiểm tra, tu sửa CSVC 8/2013 - Hoàn tất các điều kiện về CSVC cho năm học mới.. CB-GV CB-GV-NV-HS Gv, hs GV-HS Ban tổ chức CB-GV-HS CB-GV-NV-HS CB-KT Ban kiểm tra BTC- GV GV-HS Ban kiểm tra CB-GVCN-PH CB-GV-NV CB-GV-HS Toàn trường GV-HS GV-HS HS TPT-Đội viên Ban kiểm tra GV-HS Ban kiểm tra Cđoàn,chi Đoàn GV, HS GV-HS Toàn trường HS Ban kiểm tra Ban kiểm tra CB-GV-NV GV-HS Hội đồng xét H. đồng thi đua CB-TT-VT CB-GVCN-PH CB-GV-NV-HS CB-GV,NV CB-GV,NV.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Thông báo tuyển sinh. - Biên chế giáo viên, lớp. Ban tuyển sinh. 5. Tổ chức thực hiện: Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của trường TH Bình An, đề nghị các Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, tổ công đoàn, các bộ phận và CBGVNV trong đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch, cụ thể hoá nội dung, biện pháp ở mỗi tổ, mỗi cá nhân CBGVNV toàn trường để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2012- 2013. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT; - Ban giám hiệu; - Công đoàn, Đoàn TN, Đội TN; - Tổ khối trưởng;.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×