Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TINH HUONG NHA GIAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.9 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i>Dienbien.edu.vn - Tuần này Ban biên tập trân trọng giới thiệu 02 tình huống sư</i>
<i>phạm - hai câu chuyện của các nhà giáo trường THCS Mường Luân và trường THCS</i>
<i>Chiềng Sơ thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đơng.</i>


<b>Tình huống 1: “Nghi ngờ học sinh nghiện ma túy” của các nhà giáo tổ bộ</b>
<b>môn chung, trường THCS Mường Luân, Điện Biên Đông.</b>


Trong tiết dự giờ, thầy cô giáo trong Ban giám hiệu phát hiện ra một học sinh ở
cuối lớp hay ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. Ban giám hiệu nghi ngờ là em đó có thể
mắc nghiện ma túy và quyết định xử lý trường hợp học sinh này bằng cách đuổi học
em đó để làm gương và tránh gây ảnh hưởng xấu đến học sinh toàn trường.


Là giáo viên chủ nhiệm của em học sinh đó bạn sẽ xử lí tình huống này như thế
nào trước quyết định của Ban giám hiệu?


- Đồng ý với cách xử lí của Ban giám hiệu là đuổi học em học sinh đó để làm
gương cho những em khác.


- Lờ đi coi như không có chuyện gì.


- Kiên quyết phản đối và tìm cách thuyết phục Ban giám hiệu để bạn theo dõi và
giúp đỡ em học sinh đó.


<b>Xử lí tình huống thực tế của giáo viên</b>


Đây là một tình huống khơng chỉ liên quan đến thái độ học tập mà còn là tương
lai của học sinh. Chính vì vậy dù với bất cứ lý do gì tơi cũng khơng thể bỏ qua như
khơng có chuyện gì xảy ra hoặc dùng biện pháp đuổi học như Ban giám hiệu đã đưa
ra.


Trước tiên tôi sẽ gặp riêng em học sinh đó và nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao


có vẻ mệt mỏi và tiếp tục chú ý đến học sinh, nếu biểu hiện này diễn ra thường xun
thì phải có cách xử lý kiên quyết hơn. Nếu thấy em vẫn uể oải và mệt mỏi trong một
thời gian dài tôi sẽ gặp lại em và tìm cách trao đổi thẳng thắn. Khi tâm sự với em học
sinh đó tơi sẽ có thái độ nhẹ nhàng, tế nhị vì đây là một vấn đề rất nghiêm trọng nhưng
khơng phải lúc nào cũng có thể nhận được câu trả lời chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>Một góc thị trấn Điện Biên Đơng</b></i>


Nếu chúng ta tỏ thái độ bực tức rồi có hành động vội vàng như Ban giám hiệu
đưa ra là điều thật sai lầm, mặc dù ở vị trí người thầy giáo, việc học sinh khơng chú ý
nghe giảng có thể làm bạn khó chịu. Hành động như vậy, khơng những khơng cải thiện
được tình hình mà trái lại cịn khiến cho khơng khí căng thẳng, nặng nề, và mắc phải
sai lầm lớn.


Vẫn biết rằng nghiện ma túy - một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến
tính mạng và cướp đi tương lai của học sinh và cũng là một vấn đề nóng bỏng mà tồn
xã hội đang quan tâm. Cơng việc chính của một giáo viên khi lên lớp là truyền thụ kiến
thức cho học sinh, nhưng ngồi ra, địi hỏi ở bạn sự quan tâm chăm sóc của người
cha, người mẹ dành cho con cái đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Trạng thái tinh thần
của học sinh trong khi học là điều giáo viên cần thường xuyên quan tâm nếu muốn học
sinh của mình học tập tốt. Hãy nhớ rằng sự quan tâm kịp thời của giáo viên đến việc
học tập, đời sống tâm hồn của học sinh đơi khi có thể cứu chúng khỏi những sai lầm vơ
cùng nghiêm trọng.


Qua tình huống trên tơi muốn gửi lại một thông điệp là trong bất cứ trường hợp
nào mỗi chúng ta cần phải có cách xử lí bình tĩnh, sáng suốt và hợp lí khơng nên nóng
vội sẽ làm hỏng chuyện lớn thậm chí làm hỏng tương lai của một con người mà suốt
đời chúng ta không thể sửa chữa được.


<b>Tình huống 2: “Tao xin lỗi” của nhà giáo Trần Thị Hường trường THCS</b>


<b>Chiềng Sơ, Điện Biên Đông.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khi tơi bước vào lớp học, hình ảnh đầu tiên trong mắt tôi là những cô cậu học
sinh mặc quần áo nhếch nhác, chúng nhìn tơi với ánh mắt tị mị, hiếu kì. Tơi giới thiệu
tơi là giáo viên dạy môn Tiếng việt của các em, và chúng tôi dành một chút thời gian để
làm quen với nhau. Sau đó chúng tơi bắt đầu vào giờ học. Trong khi tơi đang viết bảng
thì bỗng dưng tơi nghe thấy tiếng "phụt" và cùng với đó là sự đau nhói ở phía sau lưng.
Tơi liền quay lại nhìn về phía học sinh và hỏi "Bạn nào vừa ném đá vào người tơi"? Một
số học sinh ở phía dưới chỉ ngay vào 1 cậu học sinh ngồi góc lớp phía bên tay trái tơi.
Tơi nhìn xuống phiá đó thấy mặt cậu ta tái đi vì sợ.


<i><b>Nhà lớp học trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Mường Nhé</b></i>


Tôi nhẹ bước xuống gần và hỏi: Vì sao em lại làm như thế? Cậu ta cúi xuống
bàn và im lặng. Tôi tiếp tục hỏi "Tại sao trong khi cả lớp đang chú ý học bài cịn em lại
làm việc riêng mà đó lại là một trò rất nguy hiểm như thế? Cậu ta vẫn im lặng, tơi hỏi
tiếp: "Nếu như viên đá đó không trúng vào lưng cô mà chẳng may vào đầu hay vào mắt
bạn nào đó thì sao, em có biết lúc đó hậu quả sẽ như thế nào khơng?" Rồi cậu ta đứng
dậy nói với tơi: "Tao xin lỗi cơ giáo".


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tôi không hiểu và liền hỏi một bạn xem bạn ấy nói gì. Sau đó tơi mới hiểu ra cậu
bé muốn nói xin lỗi tơi bằng Tiếng việt nhưng lại dùng sai từ ngữ, tôi mỉm cười và giải
thích cho em đó và các em khác là bạn muốn xin lỗi nhưng mỗi dân tộc lại có sự khác
nhau về ngơn ngữ, ví dụ dân tộc H'mơng thì việc xưng hơ với bạn bè hay với người lớn
tuổi hơn mình cũng dùng từ "tao" có nghĩa là tôi, tớ hoặc con... nhưng đối với dân tộc
Kinh thì trong mỗi hồn cảnh lại sử dụng các ngơi xưng hơ khác nhau. Ví dụ đối với bạn
bè các em có thể xưng là tớ, cậu, tao, mày; đối với bố mẹ xưng con, đối với ông bà, cô
bác xưng là cháu, đối với thầy cơ giáo thì chúng ta phải xưng em. Vì có sự khác biệt về
từ ngữ giữa các dân tộc nên cô giáo đã hiểu sai, trong trường hợp này em phải nói "Em
xin lỗi cô ạ". Lần sau các em cần chú ý hơn trong việc sử dụng từ ngữ khi nói chuyện


với người khác đặc biệt với người hơn tuổi mình nhé.


Ở tình huống này, giáo viên đã có cách xử lý tương đối phù hợp và hiệu quả, tuy
nhiên trước khi kết luận một việc gì, thì giáo viên nên suy xét kĩ, rồi hãy kết luận, vì
chúng ta đang dạy học sinh dân tộc, vì thế có sự khác nhau về văn hóa và phong tục
tập quán.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×