Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Đánh giá và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 137 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 6 tháng thực hiện, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Lê
Thị Nguyên, được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước đúng thời hạn và nhiệm vụ với đề
tài: “Đánh giá và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước nhằm
phát triển nông nghiệp bền vững huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh”
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy
thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm q báu phục vụ cho cơng việc
của mình.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ cịn hạn chế, số liệu và công tác
xử lý số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là khơng thể
tránh khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của
các thầy cơ giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Lê Thị Nguyên, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
cung cấp những tài liệu, những thơng tin cần thiết cho tác giả hồn thành
Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo,
cô giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã
truyền đạt những kiến thức chun mơn trong suốt q trình học tập.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình
giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập tài liệu cho Luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, cơ quan, bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện và khích lệ tác giả
trong suốt q trình học tập và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày
tháng 11 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Hữu Tằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá và định hướng sử
dụng hợp lý tài nguyên đất, nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững
huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh” là đề tài do cá nhân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Nguyên.
Các số liệu sử dụng để tính tốn là trung thực, những kết quả nghiên
cứu trong đề tài luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình./.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hữu Tằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................4
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tài nguyên đất, nước và phát triển
nông nghiệp bền vững.......................................................................................4
1.1.1. Đất và nước trong sản xuất nông nghiệp.................................................4
1.1.2.. Tác dụng của nước trong quá trình sử dụng cải tạo đất và suy thoái đất 6
1.1.3. Mối quan hệ giữa sự tưới nước và năng suất cây trồng........................ 13
1.1.4. Mối quan hệ giữa tài nguyên đất và nước trong sản xuất nông nghiệp bền
vững.......................................................................................................16
1.2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tài

nguyên đất và nước......................................................................................... 21
1.2.1. Những nghiên cứu đánh giá đất, nguồn nước trên thế giới...................21
1.2.2. Những nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất và nước ở Việt Nam.........24
1.3. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................31
1.3.1. Vị trí địa lý............................................................................................ 31
1.3.2. Điều kiện địa hình................................................................................. 31
1.3.3. Điều kiện địa chất..................................................................................32
1.3.4. Điều kiện thổ nhưỡng và thảm phủ thực vật.........................................33
1.4. Đặc điểm khí tượng, thủy văn.........................................................................33
1.4.1. Đặc điểm, khí tượng khí hậu.................................................................33
1.4.2. Đặc điểm thủy văn sơng ngịi................................................................36
CHƯƠNG II : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC VÀ ĐẤT THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP BỀN
VỮNG.............................................................................................................42
2.1. Thực trạng Kinh tế - Xã hội..................................................................... 42
2.1.1. Đặc điểm kinh tế của huyện..................................................................42


MỤC LỤC
2.1.2. Dân số, lao động....................................................................................43
2.1.3. Cơ cấu kinh tế....................................................................................... 44
2.1.4. Hiện trạng các ngành kinh tế.................................................................46
2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật..........................................................................50
2.1.6. Tình hình sử dụng Đất ở huyện n Phong..........................................52
2.1.7. Tình hình diện tích, sản lượng cây trồng chính.....................................53
2.2. Nhận xét đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và sản
xuất nông nghiệp ở huyện Yên Phong trong những năm qua.................54
2.2.1. Nhận xét về điều kiện tự nhiên..............................................................54
2.2.2. Nhận xét về hiện trạng phát triển Kinh tế-Xã hội.................................55
2.3. Đánh giá tài nguyên nước và hiện trạng khai thác sử dụng nước trong sản

xuất nông nghiệp ở huyện Yên Phong.....................................................56
2.3.1. Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước...................................................56
Tần suất mưa 1 ngày lớn nhất tại các trạm thể hiện (bảng 2.8)......................66
2.3.2. Sử dụng tài nguyên nước trong sản xuất nơng nghiệp..........................69
2.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng nước tưới qua các vụ mùa gần đây...........74
2.3.4. Đánh giá tình hình tiêu qua một số mùa vụ gần đây.............................75
2.3.5. Nhận xét chung về tài nguyên nước và sử dụng nước trong sản xuất
nông nghiệp...........................................................................................84
2.4. Đánh giá tài nguyên đất và hiệu quả sử dụng đất trong phát triển nông
nghiệp ở huyện Yên Phong...................................................................... 86
2.4.1. Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất......................................................86
2.4.2. Các loại hình sử dụng đất hiện tại và hiệu quả kinh tế..........................87
2.4.3. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất . 89
2.4.4. Nhận xét chung về tài nguyên đất của huyện Yên Phong.....................91


MỤC LỤC
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ
NƯỚC Ở HUYỆN YÊN PHONG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030......................................................................................................92
3.1. Định hướng sử dụng đất và nước để phát triển sản xuất nông nghiệp bền
vững ở huyện Yên Phong đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.............92
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở huyện Yên Phong Đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.......................................................................................... 92
3.1.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất và nước trong sản xuất nông nghiệp huyện
Yên Phong đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030....................................93
3.1.3. Đề xuất hướng khai thác sử dụng đất và nước để phát triển nông nghiệp bền
vững 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ...........................................................................................................



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Diện tích đất khơ hạn trên thế giới..................................................8
Bảng 1.2: Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế giới.................9
Bảng 1.3: Diện tích đất canh tác và lượng nước sử dụng ở một số nước.......10
Bảng 1.4: Diện tích đất canh tác và tỉ lệ diện tích đất được tưới ở.................11
Đơng Nam Châu Á (năm 2000)......................................................................11
Bảng 1.5: Ảnh hưởng của tưới nước đến năng suất cây trồng........................14
Bảng 1.6: Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của Đông Nam Á...............23
Bảng 1.7: Nhiệt đô không khí trung bình tháng..............................................34
Bảng 1.8. Độ ẩm tương đối trung bình tháng..................................................34
Bảng 1.9. Bốc hơi trung bình tháng................................................................35
Bảng 1.10. Tổng số giờ nắng trung bình tháng...............................................35
Bảng 1.11. Tốc độ gió trung bình tháng..........................................................35
Bảng 1.12. Lưu lượng trung bình nhiều năm tại trạm.....................................38
Bảng 1.13. Biến động dòng chảy năm............................................................39
Bảng 1.14. Mực nước trung bình tháng, năm tại các trạm..............................40
Bảng 1.15: Tổng lượng lũ lớn nhất trung bình các thời đoạn 1,3,5,7 và........41
15 ngày tại các trạm........................................................................................41
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu phát triển KTXH giai đoạn 2006-2010..................42
Bảng 2.2 : Danh mục các KCN và CCN trên địa bàn huyện Yên Phong.......45
Bảng 2.3 : Danh mục các làng nghề hoạt động tại huyện Yên Phong............45
Bảng 2.4: Sản lượng sản phẩm ngành thủy sản..............................................47
Bảng 2.5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp........................................................48
Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình tháng & năm..............................................66
Bảng 2.7: Tần suất lượng mưa năm tại các trạm.............................................66
Bảng 2.8: Tần suất lượng mưa 1 ngày lớn nhất tại các trạm...........................66
Bảng 2.9: Trữ lượng nước ngầm đã được tìm kiếm thăm dị..........................69



Bảng 2.10: Tổng hợp diện tích tưới tồn huyện n Phong...........................73
Bảng 2.11: Kết quả tưới của huyện Yên Phong qua các năm 2010-2013.......75
Bảng 2.12: Các cống chính trên sơng Ngũ Huyện Khê..................................79
Bảng 2.13: Kết quả phân vùng tiêu phân khu tiêu huyện Yên Phong............81
Bảng 2.14: Kết quả kiên cố hóa kênh mương huyện Yên Phong...................86
Bảng 2.15: Hệ thống cây trồng hiện trạng huyện Yên Phong.........................88
Bảng 3.1: Dự báo dân số huyện n Phong đến năm 2020............................93

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quan hệ giữa lượng nước cung cấp cho 1 ha và lãi suất, giá trị sản phẩm20
Hình 2.1: Diễn biến một số chỉ tiêu gây ơ nhiễm trên sơng....................................30
Hình 2.2: Diễn biến một số chỉ tiêu gây ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê.................62


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. CCNNN: Cây công nghiệp ngắn ngày 13. N: Nông nghiệp
N
2. CCN: Cây công nghiệp 14. PSSH: Phù saông H
ồng
s
3. CM: chuyên màu
15. TM-DV: Thương mại dịch vụ
4. CN-TTCN: công nghiệp tiểu thủ

16. UNESCO: Tổ chức văn hóa và

cơng nghiệp

giáo dục Quốc Tế


5. CPSX: Chi phí sản xuất 17. S1: R

ất thích hợp

6. ĐBSH: đồng bằng sống hồng 18. S2:
hợp trung bình
Thích
7. FAO: tổ chức Lương – Nơng thế giới 19. : ít thích hợp
S3
8. GDP: Tổng giá trị sản xuất
20. 2ML: 2 màu - lúa
9. GTSL: Giá trị sản lượng 21. LUR: yêu sử dụng đất
cầu
10. GTSX: Giá trị sản xuất 22. NHK: sông ũ Huyện Khê
Ng
23. UNEP: tổ chức hội nghị môi
11. ISSS: Hiệp hội Thổ nhưỡng Quốc tế
trường toàn cầu
12. XNTN: xí nghiệp thủy nơng 24. GPMB: iải phóng mặt bằng
G


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một nền nhân tố cơ bản trong điều kiện nền văn minh nhân loại, nước là
nhân tố quyết định mọi sự sống trên hành tinh, là tài nguyên đặc biệt chi phối sự
phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia. Đất và nước tạo lên nền tảng sản xuất

nông nghiệp. Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu lương thực và việc khai thác sử
dụng đất cũng gia tăng đến mức báo động. Sự gia tăng này cộng thêm với tình trạng
suy thối dần những vùng đất đai thích hợp cho canh tác, làm nảy sinh nhu cầu
ngày càng tăng dẫn đến mở rộng diện tích trồng trọt vào những vùng kém thích
hợp cho sản xuất nơng nghiệp hoặc vào những vùng sinh thái mẫn cảm dễ huỷ
hoại đến tài nguyên khác như tài nguyên rừng.
Trong những thập kỷ gần đây ở Việt nam nói chung và ở huyện Yên Phong
Bắc Ninh nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong phát triển
kinh tế - xã hội. Do áp lực gia tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng
theo hướng thị trường, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên
đất, nước và rừng đang bị sử dụng không hợp lý, xuống cấp nghiêm trọng. Mơi
trường đang bị suy thối nghiêm trọng do rừng bị tàn phá, đất đai bị suy thoái và tài
nguyên bị sử dụng mất cân đối; cần có biện pháp cấp thiết để bảo vệ phục hồi môi
trường sinh thái, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất,
nước để phục vụ cho phát triển một nền nông nghiệp bền vững ở huyện Yên Phong
- tỉnh Bắc Ninh.
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, tồn huyện có diện
tích tự nhiên 9.686 ha, trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 5.721 ha
chiếm 59% tổng diện tích tự nhiên. Huyện có tài ngun thiên nhiên phong phú và
tiền năng sản xuất nông nghiệp đa dạng, là vành đai quan trọng cung cấp lương
thực, thực phẩm và nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác đáp ứng tiêu dùng ngày
một tăng cao của thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về sản xuất nông
nghiệp đã đạt được trong những năm gần đây, với tình trạng sửdụng đất, nguồn
nước trong sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, độc canh cây lương thực,


thực phẩm hiện nay, cùng với tốc độ đô thị hóa, cơng nghiệp hóa huyện n Phong
đang đối diện với sự thu hẹp diện tích đất canh tác, suy thối tài nguyên đất, nguồn
nước và các hiểm họa (do đất và nước bị ô nhiễm, sản phẩm nông nghiệp đang có
nguy cơ nhiễm bẩn, chứa các độc tố gây ngộ độc thức ăn, độc tố gây ung thư...).

Trong bối cảnh đó, nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất, nguồn nước và các điều
kiện sinh thái khác nhằm sử dụng tối ưu và hợp lý tài nguyên đất, nguồn nước trong
sản xuất nông nghiệp đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối sự phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn thương đến tiềm năng phát triển nông nghiệp của các thế hệ trong
tương lai của huyện Yên Phong. Vì vậy, đề tài đi sâu nghiên cứu: “Đánh giá và
định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước nhằm phát triển nông nghiệp
bền vững huyện Yên Phong - tỉnh Bắc Ninh”. Từ đó có cơ sở khoa học đóng góp
vào việc xây dựng kế hoạch sản xuất nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
kinh tế cao nguồn tài nguyên đất, nước.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài là cơ sở quan trọng để
xây dựng định hướng khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước để phát triển sản xuất
nông nghiệp đến năm 2020 theo xu hướng phát triển bền vững với đa dạng hóa
phẩm, tăng sản phẩm hàng hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của
huyện Yên Phong nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung.
- Góp phần làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên, nhưng đi
sâu vào nước, đất và các loại hình sử dụng đất. Trên cơ sở đó đề xuất các loại hình
sử dụng đất thích hợp nhằm khai thác tiềm năng đất, nước góp phần phát triển một
nền nơng nghiệp bền vững.
- Góp phần bổ sung những phương pháp luận về đánh giá tài nguyên nước, đất
và hệ thống sự dụng đất trên quan điểm sinh thái bề vững trong định hướng pháp
triển nông nghiệp hiện nay của Đảng ta.


2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã chỉ ra tiềm năng và những nhược điểm của từng loại đất, nguồn nước,
những ưu điểm và nhược điểm của việc khai thác sử dụng đất hiện nay trong sản
xuất nông nghiệp và từ đó khẳng định những loại hình sử dụng đất thích hợp trên

những vùng có tài ngun đất, nước khác nhau, làm sở sở cho việc đề xuất phương
hướng pháp triển nơng nghiệp của các vùng.
- Phân tích rõ khẳ năng chuyển đổi các loại hình sử dụng đất trên cơ sở sử dụng
hợp lý tài nguyên đất, nước, khí hậu…bảo vệ mơi trường sinh thái, làm cơ sở đề
xây dựng định hướng pháp triển sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cung từ cấp
trờ thành sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, tăng giá trị sản phẩm trên diện tích
đất sản xuất nơng nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.
- Đề xuất được các phương án khai thác sử dụng tài nguyên đất, nước hợp lý nhất,
làm tiền đề cho pháp triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Đáp ứng được nhu cầu
lương thực hiện tại và không ảnh hưởng tới việc khai thác sử dụng tài nguyên nước,
đất cho tương lai.
3. Mục tiêu và đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá đặc điểm đất, nguồn nước trong mối quan hệ với môi trường
tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Yên Phong.
- Đề xuất hướng khai thác và sử dụng tài nguyên nước, đất để pháp triển sản xuất
nông nghiệp bền vững với sản phẩm hàng hóa ở huyện Yên Phong.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là loại đất, nguồn nước, các yếu tố
sinh thái nông nghiệp, các hệ thống sử dụng đất và các điều kiện kinh tế xã hội ảnh
hưởng tới khai thác, sử dụng tài nguyên đất và các điều kiện kinh tế xã hội ảnh
hưởng tới khai thác, sự dụng tài nguyên đất và nguồn nước trong sản xuất nông
nghiệp ở huyện Yên Phong.


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu tài nguyên đất, nước và phát triển
nông nghiệp bền vững
1.1.1. Đất và nước trong sản xuất nông nghiệp
Đất là môi trường sống, là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn vong của con

người. Đất là tài nguyên vô giá và tài sản quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì đất
là “cơ sở của sản xuất nông nghiệp” là “tư liệu sản xuất đặc biệt” là “đối tượng lao
động độc đáo” đồng thời là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm với giá
thành thấp nhất. Đất là “một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường và trong
nhiều trường hợp lại chi phối hay hủy diệt các nhân tố của môi trường” nên chiến
lược sử dụng đất ngày nay là một bộ phận quan trọng hợp thành của chiến lược
nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững của nước ta cũng như
nhiều nước trên thế giới.
Những thập kỷ gần đây, dân số Thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy tăng nhu cầu
về lương thực và thực phẩm của con người. Tài nguyên đất được khai thác ngày
càng mạnh mẽ. Đồng thời với nhịp độ phát triển nhanh chóng của các cuộc cách
mạng về kinh tế và khoa học kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc tàn phá
môi trường tự nhiên và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài
nguyên đất đai, một dạng tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái tạo.
Nơng nghiệp là ngành sử dụng hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng
bậc nhất đối với sự tồn vong của con người đó là tài nguyên đất và nước. Khi dân
số gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu lương thực và thực phẩm cho cuộc sống của con
người gia tăng một cách nhanh chóng, nơng nghiệp có những tác động ngày càng to
lớn hơn đến mơi trường, sinh thái và vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững được đặt ra và ngày càng được quan tâm của nhiều nhà khoa học và của các
nước, các tổ chức trên toàn Thế giới.
Julian Dumanski khẳng định: “Nơng nghiệp giữ vai trị động lực cho phát triển
kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững hơn là


rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và
xóa đói giảm nghèo”. Cũng theo Dumanski: “Nền tảng của nông nghiệp phát triển
bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất,
nước và tính đa dạng gen” và nơng nghiệp bền vững đạt được nhờ 3 yếu tố là:
“Quản lý đất bền vững, Công nghệ được cải tiến và Hiệu suất kinh tế được nâng

cao, trong đó quản lý đất bền vững chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong phát triển
nơng nghiệp bền vững” [1].
Theo đánh giá của chương trình khoa học công nghệ Nhà nước bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững (1995) cho biết hiện nay dưới áp lực tăng dân số và
nhu cầu lương thực trên thế giới, tình trạng suy thối nhiều vùng đất đã diễn ra hàng
năm, trong hơn 1,5 tỷ ha đất nông nghiệp trên thế giới đã có khoảng 5-7 triệu ha bị
loại bỏ do xói mịn, khơng sản xuất nơng nghiệp được.
Nhằm ngăn chặn những suy thoái của tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết
của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và quản lý
đất đai sao cho tài nguyên này được khai thác tốt nhất cho nhu cầu hiện tại cũng
như gìn giữ cho thế hệ mai sau, công tác nghiên cứu về đất và đánh giá đất đã được
thực hiện từ khá lâu và được xem như là nỗ lực ban đầu và quan trọng của nền khoa
học – kỹ thuật loài người. Những nghiên cứu này khơi đầu trên phạm vi từng quốc
gia rồi trên qui mô Thế giới. Hiện nay những kết quả và thành tựu nghiên cứu về đất
và đánh giá đất đai được cộng đồng Thế giới tổng kết và khái quát chung trong
khuôn khổ hoạt động của các tổ chức Liên Hiệp quốc như FAO, Tổ chức Giáo dục
và Khoa học Liên Hiệp quốc – UNESCO, Trung tâm nghiên cứu Đất Quốc tế IRSC...như là tài sản tri thức chung của nhân loại. [2].
Việc sử dụng đất có thể thay đổi các hệ sinh thái. Nhiều hoạt động sử dụng đất
phụ thuộc vào nước. Do vậy, việc quản lý nước là để duy trì hỗ trợ cho việc quản lý
đất bền vững. Sử dụng đất cũng tác động đến yếu tố về dòng chảy của nước và có
thể ảnh hưởng đến điều kiện thủy hóa, chẳng hạn như việc đưa vào các chất bẩn
dọc đường đi của nước. Vì lý do đó các quyết định về sử dụng đất là một quyết định
về nước.


Việc sử dụng đất và tài nguyên nước có quan hệ chặt chẽ với nhau. Loại đất
và cường độ sử dụng đất có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước. Cho dù nguồn nước có
nguồn gốc tự nhiên hay sinh ra từ các hoạt động của con người thì bất kỳ biện pháp
sử dụng đất nào đều có thể gây tác động lớn đến trữ lượng nước và chất lượng nước.
Theo tính tốn của UNEP, Watergraphic (2008), tài ngun nước trên thế

giới hiện nay là 1,39 tỷ km 3, trong đó có khoảng 97% lượng nước của trái đất là
nước mặn, con người khó sử dụng được. Phần nước ngọt ít ỏi cịn lại có ý nghĩa
sống cịn đối với nhân loại. Hiện nay có khoảng 80 quốc gia lâm vào cảnh thiếu
nước dùng trong sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác đối với con người.
HanMan Bouwer (1994) cho biết dân số thế giới dự kiến lên 8,3 tỷ người vào
năm 2025 và khoảng 10 tỷ người vào năm 2050. Sự tăng dân số thường ở các nước
thuộc thế giới thứ 3 chiếm tới 90% dân số thế giới và con người sẽ tiếp tục di cư từ
nông thôn ra thành phố, ước tính có 22 thành phố khổng lồ trên 10 triệu dân trong
đó thế giới thứ 3 có 18 thành phố. Những thành phố như thế có nhu cầu về nước rất
lớn, sản xuất ra lượng nước thải khổng lồ và gây ra nhiều vấn đề. Nước dùng cho
nơng nghiệp cần nhiều hơn để có thể cung cấp đủ thức ăn cho dân số ngày càng
tăng làm cho sự cạnh tranh về nước ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Lê Văn (1999) cho thấy nước giữ vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế
chính trị của các quốc gia trên thế giới. Nước cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp.
1.1.2. Tác dụng của nước trong quá trình sử dụng cải tạo đất và suy thoái đất
Nước là nhân tố rất quan trọng của độ phì đất và của thực vật. Để tồn tại hoạt
động, sinh trưởng phát triển, thực vật và sinh vật sống trong đất cần có một lượng
nước nhất định. Ngày nay chúng ta xác định vai trò của nước trong đất như máu
trong cơ thể, nước có liên quan chặt chẽ tới tính chất cơ lý của đất như: độ rắn, tính
dính, tính dẻo, tính trương, tính co…Các loại đất khác nhau sẽ có sức giữ ẩm khác
nhau. Sức giữ ẩm của đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất. Đất sét nhiều mùn
giữ ẩm tốt hơn đất cát nhiều mùn.


Về mối quan hệ giữ đất và nước, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng
nền văn minh của một nước là “đất màu mỡ, đất có đủ nước và đất khơng bị rửa
trơi, xói mịn đi đến nghèo kiệt”. Đối với một nước, nguồn nước cũng tương tự như
đất đai, hầm mỏ, rừng, biển…đều là nguồn tài nguyên quý báu.
Ngày nay, trong điều kiện phát triển của một nền kinh tế khơng có một hoạt

động nào của con người mà khơng có mối liên quan tới việc khai thác tài nguyên
đất, nguồn nước. Nước là nhiên liệu và là môi trường cho các phản ứng, sinh lý,
sinh hóa xảy ra trong đất. Nước là yếu tố điều hịa nhiệt độ, nó quy định sự điều hịa
từ đất và thực vật thông qua sự bốc hơi, phát tán.
Khi sử dụng đất khơng chú ý đến bảo vệ thì dẫn đến tác hại khơn lường. Đó là
đất đai bị khơ hạn, sa mạc hóa, sự di chuyển cồn cát, mặn hóa, kiềm hóa, xói mịn,
lầy thụt..
Khi khơng kiểm sốt được sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đó là tạo ra ngập lụt,
phá hoại phương tiện sản xuất, mùa màng, tài sản thậm chí đến tính mạng con
người. Nước gây ra xói mịn, rửa trơi, sạt lở đất, làm cho đất trở nên cằn cỗi hoặc
lầy thụt.
Khơng có nước thì đất sẽ trở nên vơ dụng, sẽ khơng có cơ sở để sự sống tồn
tại. Đất được coi như là kho để dự trữ nước và tạo nên sự kết hợp hài hòa giữ đất và
nước trong sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Nước là một trong những yếu tố tác động hình thành nên đất, đất mà thiếu
nước trở nên khơ cằn khơng tạo ra mơi trường thích hợp cho hoạt động sống của vi
sinh vật trong sản xuất nông nghiệp, cây không tồn tại được, đến lúc nào đó đất
khơng có nước sẽ trở nên vùng đất chết bị sa mạc hóa, dẫn đến khó tồn tại của hệ vi
sinh vật. Đất mà thừa nước thì trở nên ngập úng, đất bị thối hóa trở thành vùng đất
lầy thụt và glây hóa, hạn chế lớn đến sự phát triển của cây nhất là các cây nông
nghiệp.


Những vùng đất khi thừa nước gây nên úng ngập, muốn sản suất trồng trọt thì
phải tiêu nước. Đất ngập nước chiếm tỷ lệ lớn trong đất trồng lúa. Trên thế giới có
68,7 triệu ha đất trồng lúa chịu ảnh hưởng của ngập ở mức độ khác nhau.
Dregne et al (1991) nghiên cứu đưa ra số liệu (bảng 1.1) cho thấy thế giới có
6.150 triệu ha chiếm 41% tổng diện tích đất đai trên thế giới, khó đưa vào sản xuất
nơng nghiệp vì đất đai bị khơ hạn, thiếu nước. Diện tích đất bị khơ hạn phân bố ở
các châu lục khác nhau, ở châu Phi có 1.959 triệu ha đất bị khơ hạn chiếm 32%

tổng diện tích đất bị khơ hạn của thế giới, chiếm 66% diện tích đất của châu Phi.
Châu Á có 1.949 triệu ha đất bị khơ hạn chiếm 32% tổng diện tích đất bị khơ hạn
trên thế giới, chiếm 46% diện tích châu lục và châu Âu 300 triệu ha đất bị khô hạn
chiếm 8,0% diện tích bị khơ hạn trên thế giới, chiếm 32% so với châu lục.
Diện tích đất có khả năng canh tác trên thế giới thể hiện ở (bảng 1.2) còn
3.190 triệu ha, tập trung nhiều nhất châu Phi 734 triệu ha, Nam Mỹ 681 triệu ha,
châu Á 627 triệu ha. Trong tổng số diện tích đất canh tác của thế giới 1.474 triệu ha
thì diện tích đất canh tác là 451 triệu ha và diện tích khơng được tưới là 309 triệu
ha, chiếm 24,78% so với diện tích khơng được tưới của thế giới.
Bảng 1.1: Diện tích đất khơ hạn trên thế giới
(Đơn vị : triệu ha)
Châu
Phi

Châu
Á

Châu
Úc

Châu
Âu

Bắc
Mỹ

Nam
Mỹ

Tồn thế giới


Ít khơ hạn

672

277

0

0

3

26

987

Khô

504

626

303

11

82

45


1571

Bán khô hạn

514

693

309

105

419

265

2305

Ẩm ướt

169

353

51

184

232


207

1296

Tổng

1959

1949

663

300

736

543

6150

% thế giới

32

32

11

5


12

8

100

% lục địa

66

46

75

32

34

31

41

Nguồn: Dregne et al.1991


Bảng 1.2: Tiềm năng đất đai và diện tích đất canh tác trên thế
giới
( Đơn vị: triệu ha)
Tổng diện

tích

Châu Phi

Diện tích có

Diện tích

khả năng canh tác

Diện tích
canh tác

khơng được tưới

2964

734

185

174

Châu Á

2679

627

451


309

Châu Đại
Dương

843

153

49

47

Châu Âu

473

174

140

123

Bắc Mỹ

2138

465


274

248

Nam Mỹ

1753

681

142

133

Liên Xô

2227

356

233

213

Tổng

13077

3190


1474

1247

Lục địa

Nguồn : Dregne et al. 1991
● Nước và vấn đề mở rộng đất canh tác.
Trên phạm vi tồn cầu, nơng nghiệp sử dụng khoảng 67%, công nghiệp 19%,
thành phố và dân dụng khoảng 9% lượng nước được khai thác. Các nhà phân tích
dự báo các hộ sử dụng nước này tiếp tục lấy đi cả từ lượng nước cần thiết để duy trì
các hệ sinh thái tự nhiên. Vào mùa khô, bốc hơi từ các hồ chứa lớn chiếm 5% tổng
lượng nước chứa, lượng nước này cũng là lượng tiêu thụ nước lớn. Nông nghiệp là
hộ sử dụng nước ngọt lớn nhất. Khoảng 1/5 đất nông nghiệp trên Thế giới được tưới
và sản phẩm nơng nghiệp có tưới chiếm khoảng 40% sản lượng nơng nghiệp Thế
giới. Tổng diện tích đất được tưới mở rộng nhanh chóng trong những năm 60, thời
kỳ đầu của cuộc cách mạng xanh. Từ năm 1972 đến 1982, trên phạm vi tồn cầu
mức tăng diện tích được tưới khoảng 2% năm, sau thời kỳ cách mạng xanh 1982 –
1994 mức tăng bình qn năm giảm xuống cịn 1,3%. Trên Thế giới, tổng số diện
tích được tưới khoảng 268 triệu ha [46]. Bốn nước là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và
Pakistan chiếm trên 50% tổng số diện tích được tưới.


Đầu thế kỷ 20, tồn Thế giới chỉ có 50 triệu ha đất canh tác được tưới, đến
cuối thế kỷ 20 (2000) đã có 268 triệu ha được tưới. Ở Trung Quốc diện tích tưới
tăng từ 16 triệu ha năm 1980 lên 48,9 triệu ha vào năm 1990. Nhận xét trên phạm vi
châu lục, tính đến năm 2000 Châu Á là có tỉ lệ diện tích tưới nước cao nhất, đạt
33,74% so với diện tích canh tác, Châu Mỹ là 10,69%, Châu Âu là 9,2%, Châu Đại
Dương là 4,82% và nếu xét về phạm vi quốc gia thì nước có tỉ lệ diện tích tưới cao
nhất là Ai Cập (100%). Tình hình về diện tích đất canh tác và những nước sử dụng

nhiều nước nhất được thể hiện ở (bảng 1.3). Tỉ lệ tưới trên đất canh tác của 9 nước
Đông Nam Châu Á năm 2000 thể hiện ở (bảng 1.4) [46]
Bảng 1.3: Diện tích đất canh tác và lượng nước sử dụng ở một số nước
( Đơn vị: triệu ha)
Tên nước
Ấn Độ
Trung Quốc
Mỹ
Pakistan
Nhật Bản
Liên Bang Nga
Mexico
Indonexia
Iran
Việt Nam

Diện tích đất canh tác năm
1995 (triệu ha)
169,65
96,50
187,77
22,89
4,51
133,14
24,73
30,99
18,10
7,20

Tổng lượng nước sử dụng

năm 1995 (tỷ m3)
550,0
525,0
447,7
180 (*)
91 (*)
77,1
77 (**)
74,3
70,0
65,0

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên nước – Hội Thủy lợi Việt Nam, số 1/2003.
Ghi chú: (*) số liệu năm 1996 và (**) năm 1998.


Bảng 1.4: Diện tích đất canh tác và tỉ lệ diện tích đất được tưới ở
Đơng Nam Châu Á (năm 2000)
Tên nước

Diện tích đất canh tác (triệu
ha)

Tỉ lệ đất được tưới (%)

Việt Nam

7.20

32


Thái Lan

20.45

25

Lào

0.85

19

Philippine

9,52

16

Myanmar

10.15

15

Indonexia

30.98

14


Campuchia

3.80

7

Malaysia

7.60

4

Brunei

0.007

13

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên nước - Hội Thủy lợi Việt Nam số 1/2003
● Nước và vấn đề thối hóa và xói mịn đất
Q trình thối hóa đất đang diễn ra ở hầu khắp các nước trên Thế giới, đặc
biệt là các nước ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ngun nhân chính là do
các hoạt động nông nghiệp không hợp lý, phá rừng và lấy đi tàn dư hữu cơ, khai
thác sinh khối quá mức, chăn thả gia súc quá mức và các hoạt động phi nơng nghiệp
như q trình đơ thị hóa, khai thác mỏ và làm đường giao thông. Theo số liệu của
Chương trình đánh giá thối hóa đất do con người ở Đông và Nam Á (1997): Ở
Đông Nam Á, đất thối hóa chiếm trên 45% tổng diện đất canh tác, trong đó xói
mịn do nước chiếm 21%, thối hóa do hóa học chiếm 24%, xói mịn do gió 20%,
thối hóa vật lý chiếm 9%, còn lại do các yếu tố khác [3].

Như vậy, xói mịn là một trong các tác nhân gây nên thối hóa đất. Tác hại xói
mịn do nước tác động đến 21% tổng diện tích ở Đơng Nam Á hay 46% diện tích
đất bị thối hóa. Tác hại từ mức trung bình đến nghiêm trọng diễn ra ở Trung Quốc
(trên 180 triệu ha), Ấn Độ (90 triệu ha), phần đất dốc bán đảo Đông Dương (40


triệu ha), Indonexia (22,5 triệu ha), Philippine (10 triệu ha).
Nếu tính tỉ lệ phần trăm so với diện tích quốc gia thì xói mịn do nước ở mức
độ vừa đến rất mạnh xảy ra ở Philippine (38%), Thái Lan (15%), Việt Nam (10%),
Ấn Độ (10%). Trong số 17 nước ở Đông Nam Á, Việt Nam là một trong 5 nước có
xói mịn do nước ở mức từ trung bình đến cực kỳ nghiêm trọng [3].
Pereira (1994) nghiên cứu và chỉ ra cho thấy sử dụng tài nguyên đất và nước
trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp đi theo 2 chiều hướng tốt lên hoặc bị suy
thoái. Tác giả chỉ ra rằng khi khai thác, sử dụng đất đai, nước khơng có sự kiểm
sốt của con người sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Trên thế giới đã tổng kết đưa ra 2
mơ hình khai thác sử dụng tài ngun đất và nước.
Thứ nhất là mơ hình khai thác sử dụng không hợp lý tài nguyên đất đai và tài
nguyên nước. Mơ hình này cho thấy con người chủ yếu chú trọng tới việc khai thác
sử dụng tài nguyên đất, nước mà chưa chú ý tới vấn đề duy trì và bảo vệ nó. Trong
trường hợp này gây nên tác hại khôn lường, môi trường sinh thái bị đe dọa, dẫn đến
tài nguyên bị cạn kiệt, đe dọa cuộc sống tới chính ngay đồng bào ở cả thượng lưu và
hạ lưu. Sự ảnh hưởng này khơng chỉ có diện tích hẹp mà ở cả lưu vực diện tích lớn
và cả quốc gia. Những yếu tố và nguyên nhân dẫn tới mơ hình hủy diệt 2 tài ngun
này là: rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi, đốt nương rẫy là nguyên nhân chính
gây ra các vụ cháy rừng, cháyđồng cỏ. Thảo nguyên đồng cỏ chăn thả gia súc mật
độ quá cao. Đất dốc khơng được chống xói mịn. Vùng đồng bằng khơng kiểm sốt
được tưới, tiêu nước gây ra lầy, mặn hóa. Khu vực thành phố, khu cơng nghiệp chất
thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa được xử lý v.v.v.
Thứ hai là mơ hình khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất và tài nguyên
nước. Đây là mô hình được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là một mơ hình

tối ưu, khai thác sử dụng đi đôi với cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất, nước trên cơ sở
đa dạng sinh học, ứng dụng các tiến bộ khoa học hiện đại mang tính cộng đồng đó
là: khu vực đầu nguồn rừng được khai thác hợp lý, chỗ xung yếu cần bảo vệ, không
khai thác bừa bãi. Bãi chăn thả hợp lý, cân đối giữa chăn thả gia súc với tái sinh
đồng cỏ. Vùng bằng phẳng kiểm sốt được tưới, tiêu nước. Khu đơ thị, công nghiệp


các chất thải phải được xử lý trước khi đổ ra sông...
Thomas Petermann (1996) cho thấy việc khai thác tài nguyên đất nước trong
sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua kết quả tưới, tiêu nước trên đồng ruộng, có
tác dụng theo hai mặt tích cực và tiêu cực. Khi cung cấp nước hợp lý khơng đất bị
thối hóa, mơi trường không bị hủy hoại. Khi sử dụng nước không phù hợp sẽ gây
nhiễm bẩn cho nguồn nước mặt, nước ngầm và dẫn đến sử dụng đất không bền
vững, mất cân bằng sinh thái.
1.1.3. Mối quan hệ giữa sự tưới nước và năng suất cây trồng
Nước là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển của cây trồng.
Lượng nước không đủ trong cây sẽ gây ra sự kìm hãm đáng kể của những chức
năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hơ hấp, do đó ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng. Tưới nước giúp cho cây hấp thụ các chất dinh dưỡng
được thuận lợi, nhiều thí nghiệm cho thấy cung cấp đầy đủ nước và CO 2 cây trồng
có thể nâng cao khả năng đồng hố lên 5 ÷ 8 lần hoặc cao hơn. Thí nghiệm của
trạm Excốp (Liên xơ) thấy rằng ngay cả khi trời âm u, khả năng đồng hoá của cây
trồng được tưới có thể tăng gấp đơi.
Nước được cung cấp đầy đủ, cây trồng sử dụng đến mức tối đa các yếu tố dinh
dưỡng, nhất là phân bón. Ở Liên xơ (1965) diện tích tưới nước 3,8% tổng diện tích
gieo trồng nhưng tổng sản lượng trên diện tích này chiếm 16,7% tổng sản lượng
nông nghiệp. Theo viện sỹ L.I.Paracolop trên thế giới có 13% diện tích được tưới
nước nhưng thu được 87% sản lượng nông nghiệp. Tác giả Tocno và Pêtecxon
trong cuốn “Đất tưới” đã cho rằng hơn một nửa dân số thế giới được cung cấp
lương thực và thực phẩm trên đồng ruộng được tưới. Chính vì thế mà diện tích

được tưới trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Theo O.Y.Ucraenxen năm 1934
diện tích tưới nước trên thế giới khoảng 82 triệu ha, nhưng 1969 đã tăng lên 225,3
triệu ha. Nhiều vùng khô cạn ở Liên xô tưới nước tăng năng suất 30 ÷ 100%, đặc
biệt có năm lên tới 200 ÷ 300%. Kết quả thí nghiệm của bộ môn Thuỷ nông Đại học Nông nghiệp tưới cho một số loại cây trồng cho thấy: ngô tưới 4 lần, năng
suất tăng 63%,


khoai lang tưới 3 lần, lúa tưới ngập thường xuyên và gián đoạn năng suất tăng trung
bình từ 100 ÷ 150 % (bảng 1.5).
Theo Salter và Giode (1967) năng suất cây trồng đạt đến năng suất tiềm năng
khi lượng nước của cây có thể sử dụng ở tầng rễ khơng bị giảm quá 25 ÷ 40% giữa
các lần tưới.
Varlev (1968) tiến hành thí nghiệm tại Plovdid và Sofia trong một số năm để
đánh giá tính nhạy cảm của ngơ đối với việc thiếu nước trong các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa năng suất và bốc thốt hơi
của ngơ.
Theo Battilam (1992) tưới nước cho đậu tương với các mức 0,3; 50; 100 ET
kết quả cho năng suất đậu tương tăng theo mức tưới.
Bảng 1.5: Ảnh hưởng của tưới nước đến năng suất cây trồng
Loại cây Cơng thức thí nghiệm

Lượn3g nước
(m /ha)

- Khơng tưới
Ngơ

Lúa chiêm

%


16,9

100

- Tưới 2 lần

740

24,3

144

- Tưới 3 lần

1140

25,6

152

- Tưới 4 lần

1320

27,4

163

100,0


100

- Không tưới
Khoai

Năng
suất
(tạ/ha)

- Tưới 2 lần

700

160,0

160

- Tưới 3 lần

1200

200,0

200

- Không tưới

15,2


100

- Tưới ngập thường xuyên

38,0

250

- Tưới ngập gián đoạn

30,0

200

Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới dẫn đến năng suất và bốc thoát hơi nước
của đậu tương ở tỉnh Vojvodia – Nam Tư, Bossntro (1995) cho biết tưới nước làm
tăng năng suất đậu tương 0,992 tấn/ha so với không tưới. Tưới nước cho ngơ tăng
từ 40 ÷ 44 tạ/ha.


Stewart và Hagan (1974) đã chứng minh rằng năng suất cây trồng có quan hệ
chặt chẽ với lượng bốc thốt hơi nước (ET) và tổng lượng nước tưới. Giữa năng
suất và lượng nước này có quan hệ tuyến tính. Để đạt được năng suất tối đa (Ym)
thì cây trồng cần được tưới nước thích hợp. Mối quan hệ giữa năng suất (Y) và
lượng nước tưới (t) có dạng đường cong lồi. Qua đồ thị cho thấy khi tưới năng suất
cây trồng tăng nhưng quá trình tăng cũng chỉ nằm trong một phạm vi giới hạn, nếu
vượt quá thì năng suất có chiều hướng giảm.
Các nghiên cứu của Musick và cộng sự (1971), hàm lượng nước trong tầng rễ
gần với độ chứa ẩm đồng ruộng tối đa vào lúc trồng đảm bảo cho cây sinh trưởng
ngay từ đầu và rễ phát triển bình thường. Nhìn chung tưới nước trước khi gieo trồng

cần phải xem xét đến lượng mưa, khả năng giữ nước của đất, độ ẩm sẵn có trong
đất để hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước mất đi do phải tiêu nước.
Theo Hanks (1974) trong điều kiện hàm lượng nước trong đất thực tế thì cây
trồng bốc thốt nước thực tế (ETa) và cho năng suất thực tế (Ya), với điều kiện
cung cấp nước tối ưu thì cây trồng bốc thoát hơi nước tối đa (ETm) và tạo ra năng
suất cây lớn nhất (Ym). Quan hệ giữa bốc thoát hơi nước và năng suất cây trồng
tương đối được biểu thị bằng công thức:

Ya ETa
=
Ym ETm
Quan hệ giữa năng suất và bốc thoát hơi nước cũng đã được Stewart S.T.R.
và cộng sự (1977) nhấn mạnh dựa vào giả thiết năng suất tối đa tại bốc thoát hơi
nước lớn nhất (Y= Ym khi ET = ETm) và mối quan hệ này giảm theo tuyến tính.
Quan hệ này được biểu thị ở cơng thức:

1

(1 ET
Ya
a
=− )
Y
ET
m
m Ky

Trong đó:
Ky: hệ số nhạy cảm nước được xác định từ thực nghiệm
Rawllins (1975) cho rằng khi tưới dựa vào sự thiếu hụt ẩm trong tầng hoạt động của rễ.



Stewart và Hagan TL. (1974) cho rằng năng suất cây trồng (Y) có quan hệ
tương đối rõ với bốc hơi nước của cây (ET) và lượng nước tưới (I). Trong một vụ
trồng trọt nhất định, lượng nước sẵn có trong đất cho cây trồng và lượng mưa hữu
hiệu có ảnh hưởng đến năng suất.
Năng suất cây trồng được tưới hoặc không tưới quan hệ với lượng mưa (P) và
lượng nước tưới (I) được biểu thị bởi hàm:
Y = f(P+I)
Và năng suất tăng lên chỉ do tưới (∆I) là: ∆I= f(I)
Theo Bailey (1990) cho rằng trong những năm khô hạn sự phản ứng năng suất
với tưới nước lớn hơn so với năm ẩm ướt và được biểu thị bằng công thức:
∆Y = f(I/P)
1.1.4.Mối quan hệ giữa tài nguyên đất và nước trong sản xuất nông nghiệp bền vững
FAO (1988) đưa ra quan điểm phát triển nông thôn bền vững: “Phát triển bền
vững là sự quản lý và bảo vệ cơ sở của nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự
thay đổi kỹ thuật và thể chế bằng cách nào đó để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của
con người cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ mai sau” [45].
Theo FAO (1992) cho biết nước là yếu tố hạn chế đối với gần 600 triệu ha đất
canh tác có khả năng thích hợp với trồng trọt trên thế giới. Nhiều dự án tưới nước
khơng được hồn tồn trọn vẹn như mong muốn do khai thác quản lý không hiệu
quả, theo lẽ thường là gần 60% nước tưới được dùng vào q trình thốt hơi nước
mặt lá của cây. Mặt khác việc tưới nước không đúng đã gây ra ô nhiễm môi trường
sinh thái [47].
Giữa nông nghiệp bền vững và mơi trường có quan hệ bổ sung lẫn nhau và có
tác dụng qua lại lẫn nhau. Ở nhiều nơi sức ép môi trường ngày càng tăng và người
ta lo lắng về tính bền vững của nền nơng nghiệp có tưới do đất bị ngập úng, hóa
mặn, xói mịn...làm mất đi tính đa dang sinh học, các bệnh tật do nước gây ra xuất
hiện làm tổn hại tới sức khỏe con người.



Tuy nhiên việc mở rộng diện tích sản xuất lương thực trong tương lai có tăng
lên hay khơng là tùy thuộc vào việc tưới nước và quản lý nước một cách khơn khéo,
đồng thời là việc duy trì tài ngun nước và mơi trường đó là hai trong các nhiệm
vụ thách thức nhất đối với nhân loại ngày nay. Vì nền nông nghiệp được tưới cho
năng suất cao hơn và ít phụ thuộc vào những biến động thất thường của thời tiết nên
có tầm quan trọng đặc biệt theo quan điểm năng suất. Mở rộng nơng nghiệp có tưới
nước có thể đóng góp đáng kể vào việc hồn thành và ổn định việc cung cấp lương
thực cho nhân lọai. Tuy vậy nguồn nước cung cấp để mở rộng sản xuất lại có hạn,
bởi vì nền nơng nghiệp có tưới là nơi tiêu thụ nhiều nước nhất.
Bill Mollison và Reny Mia Sloy (1994) [4], cho rằng nông nghiệp bền vững là
một hệ thống thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống của con người. Cây
trồng không thể tồn tại được nếu không dựa vào một nền nông nghiệp bền vững và
đạo luật sử dụng đất đai. Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trước hết phải
dựa vào sự khảo sát tài nguyên đất, nước, kinh nghiệm quý báu của hệ thống canh
tác truyền thống và kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Tác giả cho rằng tài
nguyên đất và nguồn nước đối với sản xuất nông nghiệp bền vững được đánh giá cụ
thể như sau:
+ Tài nguyên đất: Trong hệ thống nông nghiệp bền vững, đất không coi là nhân
tố hạn chế nghiêm trọng, nếu được quan tâm chú ý qua vài năm, sinh thái đất có thể
được thay đổi và cải thiện.
Loại đất được coi là ít giá trị hoặc hồn tồn vơ giá trị thì bao giờ cũng có
những loại cây tiên phong đến chiếm lĩnh trên những đất đó (cây lịu, cây hạnh nhân
mọc trên đá sỏi, cây hồ đào mọc ở đất bị úng, cây bồ kết tây mọc ở trên đất rất
kiềm).
Ở bất kỳ khu vực hoặc bất cứ địa điểm nào cũng cần điều tra cơ bản về: độ
pH, khả năng tiêu nước, các loại cây đã mọc trong đất từ đó quyết định những loại
cây có thể trồng và áp dụng phương pháp cải tạo đất.
Đất đồi núi trọc trơ sỏi đá là đất đá bị hỏng do sự can thiệp của con người và
súc vật đã phá cân bằng sinh thái. Đất trọc đã bị bức xạ mặt trời, gió, nước rửa trơi



×