Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY THOÁI
ĐẤT ĐAI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở VÙNG CÁT
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Mã số: B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trương Đình Trọng
DANH SÁCH THÁNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI
STT
HỌ VÀ TÊN
CƠ QUAN CÔNG TÁC
1
PGS.TS. Hoàng Đức Triêm
Cán bộ hưu trí
2
TS. Hà Văn Hành
Phòng ĐTĐH-CTSV
3
ThS. Phạm Bá Thuấn
Khoa ĐL – ĐC, ĐHKH
4
ThS. Đỗ Thị Việt Hương
Khoa ĐL – ĐC, ĐHKH
5
CN. Nguyễn Quang Việt
Khoa ĐL – ĐC, ĐHKH
HUẾ, 2010
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị là một dải cát hẹp ngang kéo dài trên 72 km
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tập trung loại đất cát ven biển điển hình
của khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích đất cát biển khoảng 30.000 ha, chiếm 65,23%
tổng diện tích tự nhiên của khu vực. Đặc biệt đây là một trong những nơi có điều kiện
khí hậu khắc nghiệt nhất vùng Bắc Trung Bộ. Sự ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên,
đặc biệt là điều kiện khí hậu đến đặc tính đất đai khu vực là điều không thể tránh khỏi,
làm cho đất cát ngày càng suy thoái.
Hiện nay, các quá trình suy thoái đất ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị đang diễn
ra mãnh liệt, như: quá trình khô hạn và nguy cơ hoang mạc hóa, quá trình cát bay - cát
chảy ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân; quá trình nhiễm mặn; quá trình
rửa trôi - bạc màu; quá trình ô nhiễm đất… Các quá trình này nếu không có biện pháp
khắc phục thì sẽ làm cho quỹ đất sản xuất vốn đã rất nghèo nàn của khu vực sẽ ngày
càng khan hiếm và có nguy cơ không dùng cho sản xuất được nữa.
Để khắc phục quá trình suy thoái môi trường đất đang diễn ra ở khu vực và tăng
hiệu quả công tác sản xuất, cần phải có những nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp
nhằm khắc phục, giảm thiểu quá trình suy thoái môi trường đất vùng cát như: xây dựng
mô hình làng sinh thái, trồng rừng chắn gió… Hiện nay một số mô hình như trên đã và
đang được áp dụng nhưng vẫn chưa hạn chế và khắc phục được vấn đề suy thoái môi
trường đất cát, nếu có thì chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi nhỏ, chưa phổ biến trên
phạm vi toàn vùng cát.
Xuất phát từ yêu cầu đó cùng với lòng mong muốn được góp phần vào việc sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đất, hạn chế quá trình suy thoái môi trường đất ở
vùng cát tỉnh Quảng Trị nói riêng và vùng cát miền Trung nói chung thúc đẩy việc chọn đề
tài: “Nghiên cứu, đánh giá mức độ suy thoái đất đai và đề xuất các mô hình sử dụng
hợp lý tài nguyên đất ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị”.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Xây dựng luận cứ khoa học cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường đất vùng cát
ven biển tỉnh Quảng Trị trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá mức độ suy thoái môi trường
đất. Đồng thời đề tài cũng tiến hành đề xuất các mô hình sử dụng hợp lý vùng cát đảm
bảo cân bằng sinh thái hướng đến sự phát triển bền vững của khu vực nghiên cứu.
2.2. Nhiệm vụ
Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài đã đặt ra thì nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của
đề tài là:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình suy thoái môi trường đất ở khu
vực ven biển tỉnh Quảng Trị.
- Phân tích nguyên nhân, thực trạng, ảnh hưởng của các quá trình suy thoái môi
trường đất ở khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát thực địa, đào phẫu diện lấy mẫu đất và phân tích một số tính chất hoá
lý của đất để phân tích và kiểm chứng mức độ suy thoái môi trường đất.
- Xây dựng quy trình và phương pháp đánh giá mức độ suy thoái môi trường đất ở
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ suy thoái của các dạng suy thoái môi trường đất chủ yếu.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
3
- Đề xuất các mô hình, giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của quá
trình suy thoái môi trường đất đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Giới hạn không gian nghiên cứu
Giới hạn không gian nghiên cứu của đề tài là vùng cát tỉnh Quảng Trị, gồm 02
tiểu vùng:
- Tiểu vùng 01 là vùng cát ven biển, bao gồm 19 xã: Vĩnh Thái, Trung Giang, Gio
Hải, Gio Việt, Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng, Hải An và Hải Khê, Vĩnh Tú, Vĩnh Chấp,
Vĩnh Trung, Gio Thành, Gio Mỹ, Triệu Sơn, Triệu Trạch, Hải Dương, Hải Ba, Hải Quế.
- Tiểu vùng 02 là vùng cát nội đồng, có 05 xã và 01 thị tứ: Hải Xuân, Hải Vĩnh,
Hải Thiện, Hải Thượng, Hải Thọ và thị tứ Diên Sanh.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn trong nội dung nghiên cứu như sau:
- Về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng: Đề tài chỉ phân tích phân tích các yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình suy thoái môi trường như: địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng, thực vật, con người.
- Về các quá trình suy thoái môi trường đất: đề tài chỉ nghiên cứu các quá trình
suy thoái chủ yếu: cát bay (xói mòn do gió), suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng, mặn
hóa; còn các quá trình suy thoái khác ít diễn ra tại khu vực nên đề tài không đánh giá.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độ suy
thoái môi trường trên cơ sở khảo sát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện các mô hình
hiện có tại khu vực nghiên cứu hoặc ở các địa phương khác.
- Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn nên thời gian quan trắc và thực
địa không nhiều, vì vậy kết quả đánh giá, tính toán mức độ suy thoái môi trưòng đất
chưa phản ánh hết kết quả thực tế tại khu vực.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thống kê
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành 04 đợt thực địa và quan trắc
thực nghiệm trong 02 năm. Các tuyến thực địa bao gồm:
- Khu vực vùng cát nội đồng huyện Hải Lăng.
- Khu vực Mỹ Thuỷ huyện Hải Lăng.
- Khu vực Triệu An, Triệu Vân huyện Triệu Phong.
- Khu vực Bắc cửa Việt huyện Gio Linh.
- Khu vực Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.
4.3. Phương pháp bản đồ
4.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng
Công việc rất quan trọng của công tác nghiên cứu trong phòng để xác định các đặc
tính và các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình suy thoái môi trường đất (cát bay, nghèo dinh
dưỡng, mặn hóa) là phân tích đất trong phòng thí nghiệm, bao gồm:
- Phân tích thành phần hạt: bằng phương pháp rây khô.
- Phân tích độ ẩm đất: bằng phương pháp trọng lượng.
- Phân tích hàm lượng mùn: bằng phương pháp của Tiurin.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
4
- Phân tích hàm lượng đạm: bằng phương pháp chưng cất của Kendan.
- Phân tích pH: bằng phương pháp đo pH.
- Phân tích hàm lượng lân: bằng phương pháp so màu trên máy.
- Phân tích độ mặn: bằng phương pháp đo máy
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề
tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng quá trình suy thoái môi trường đất
ở vùng cát tỉnh Quảng Trị.
Chương 2: Đánh giá mức độ suy thoái môi trường đất ở vùng cát tỉnh Quảng Trị.
Chương 3: Đề xuất các mô hình sử dụng đất hợp lý ở vùng cát tỉnh Quảng Trị và
giải pháp giảm thiểu suy thoái môi trường đất.
CHƯƠNG 1
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VÙNG CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ
1.1. VỊ TRÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi toạ độ địa lý từ 16
0
38’38” -
17
0
10’23” độ vĩ Bắc; 106
0
52’08” - 107
0
23’06” độ kinh Đông. Vùng ven biển tỉnh Quảng
Trị tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Đông Nam giáp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Đông Bắc giáp biển Đông.
- Phía Tây Nam giáp vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị.
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
ĐẤT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
a. Đặc điểm địa chất:
Vùng cát tỉnh Quảng Trị là một bộ phận của đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ,
được hình thành trên cấu trúc uốn nếp của dải Trường Sơn Bắc. Tại khu vực phổ biến cát
tạo bở rời là trầm tích đại Tân sinh (Kainôzôi - Kz) mà chủ yếu là Hôlôxen (Q
IV
) do sông,
gió và biển lấp đầy địa hình trũng của móng cổ có tuổi cổ sinh (Palêôzôi - Pz).
b. Đặc điểm địa hình:
Địa hình vùng nghiên cứu được thành tạo chủ yếu do biển với dạng địa hình tích
tụ, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, chạy song song với đường bờ biển là các cồn
cát và đụn cát. Địa hình vùng cát cao nhất ở phía Bắc của tỉnh và thấp dần về phía Nam.
Vùng cát phía Bắc (thuộc huyện Vĩnh Linh), dãy cồn cát cao từ 30 - 50m chạy dọc
theo bờ biển, có những cồn cát trắng cao tới 71m. Địa hình Gio Linh thấp hơn Vĩnh Linh,
cồn cát cao nhất ở đây chỉ từ 28 - 31m. Cồn cát thường ở dạng di động là chủ yếu.
Vùng cát phía Nam (chủ yếu ở huyện Triệu Phong, Hải Lăng), độ cao các cồn cát
thường từ 7 - 15m. Song nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng. Phía sau các cồn cát
gần bờ là các bãi cát có địa hình thấp hơn chạy song song với biển. Độ cao trung bình
của bãi cát này từ 4 - 5m. Đây cũng là loại hình cát di động nhưng do địa hình thấp hơn
và thảm thực vật tương đối phát triển nên mức độ di chuyển ít hơn.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
5
c. Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương
đối điển hình: gió Tây khô nóng về mùa hè, gió Đông Bắc ẩm ướt về mùa đông. Vùng
cát ven biển mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu Quảng Trị, đồng thời có những đặc điểm
riêng của tiểu vùng khí hậu ven biển.
d. Đặc điểm thuỷ văn:
Vùng cát tỉnh Quảng Trị có đặc điểm chạy dài theo bờ biển nên tất cả các sông
trong tỉnh trước khi đổ ra biển đều đi qua vùng cát. Hệ thống sông Bến Hải đổ ra ở cửa
Tùng, phía Nam là vùng cát huyện Vĩnh Linh. Hệ thống sông Thạch Hãn đổ ra cửa Việt
phân chia vùng cát huyện Gio Linh và Triệu Phong. Hệ thống sông Ô Lâu đến vùng cát
phía Nam Quảng Trị đổ vào phá Tam Giang. Giữa các sông này được liên hệ với nhau
bởi hệ thống các sông đào và kênh rạch.
e. Đặc điểm thổ nhưỡng:
Ở khu vực nghiên cứu có 16 loại đất, trong đó chủ yếu là đất cát.
Bảng 1: Diện tích và tỷ lệ các loại đất ở vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị.
STT
Tên đất
Ký hiệu
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
1
Đất cát biển
C
11.623,8
26,61
2
Đất cát trắng
Cc
9.857,5
22,96
3
Đất cát vàng
Cv
798,3
1,82
4
Đất phù sa không được bồi
P
113,3
0,25
5
Đất phù sa glây
Pg
7.321,6
16,76
6
Đất phù sa được bồi
Pb
2.089,2
4,78
7
Đất phù sa ngòi suối
Py
579,1
1,32
8
Đất phù sa có tầng loang lổ
Pf
305,8
0,70
9
Đất đỏ vàng trên đá Granit
Fa
2.155,7
4,93
10
Đất đỏ vàng trên đá Sét
Fs
7.147.7
16,36
11
Đất nâu vàng trên đá Bazan
Fu
125,5
0,28
12
Đất nâu đỏ trên đá Bazan
Fk
119,3
0,27
13
Đất biến đổi do trồng lúa
Fl
44,53
0,10
14
Đất dốc tụ
D
117,6
0,27
15
Đất lầy
J
68,2
0,16
16
Đất mặn ít
Mi
1.197,9
2,74
Tổng cộng
43.675,03
100
f. Đặc điểm thảm thực vật:
Kiểu thảm thực vật tự nhiên:
Quần hệ này bao gồm 5 quần xã chính: trảng cỏ tiên phong trên cát hình thành
ven biển, rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên cát cố định ven biển, trảng cây bụi xanh
nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển, trảng cỏ xen cây bụi thấp mọc trên cát khô ven
biển, trảng cỏ trên dải cát trắng, ngập nước tạm thời.
Kiểu thảm thực vật nhân tác:
Gồm 2 kiểu quần xã cây trồng lâu năm và quần xã cây trồng hàng năm.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
6
- Quần xã cây trồng lâu năm: phi lao, các cây trồng lâu năm ở khu vực dân cư
nông thôn như: Xoài, Xoan, Đu đủ, Tre, Mít, Dừa, các loại cây rừng trồng như: Bạch
đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng.
- Quần xã cây trồng hàng năm: lúa nước, cây trồng cạn hàng năm trên đụn cát và
đất phù sa: ngô, khoai từ, hoa màu và rau các loại.
1.1.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội
Đến năm 2009, tổng số dân trong vùng cát là 107.154 người. Mật độ dân số trong
toàn vùng 257 người/km
2
. Số người dân trong độ tuổi lao động là 53.904 người, chiếm tỷ
lệ 50,3%. Phân bố lao động theo các ngành sản xuất như sau:
- Nông lâm nghiệp: 32.343 người, chiếm 60,55%.
- Ngư nghiệp: 13.128 người, chiếm 21,57%.
- Tiểu thủ công nghiệp: 3.276 người, chiếm 6,13%.
- Các ngành khác: 4.663 người, chiếm 8,73%.
Tất cả các xã vùng cát đều phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất tương
đối. Việc phát triển nhiều cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật đã giúp cho nhiều vùng
cát được gia cố, hạn chế được nhiều quá trình suy thoái môi trường đất tại khu vực.
1.2. THỰC TRẠNG CÁC QUÁ TRÌNH SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở KHU
VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Quá trình cát bay
a. Nguyên nhân và đặc điểm của quá trình cát bay:
a.1. Nguyên nhân: Quá trình cát bay ở vùng cát tỉnh Quảng Trị xảy ra phụ thuộc vào
các yếu tố sau: Loại đất; Địa hình; Gió; Thảm thực vật; Tác động của con người.
a.2. Đặc điểm của quá trình cát bay:
Quá trình cát bay xảy ra theo cơ chế gồm 03 pha:
- Pha 01: Là giai đoạn tách rời các hạt cát ra khỏi bề mặt.
- Pha 02: Là giai đoạn vận chuyển các hạt cát bị tách rời đi nơi khác.
- Pha 03: Là giai đoạn tích tụ các hạt cát hay bụi tại vị trí mới.
Như vậy, quá trình cát bay diễn ra liên tục theo cơ chế tách rời, di chuyển, tích tụ
đã làm cho một lượng lớn đất cát di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Khi đến tại vị trí
mới, dưới tác dụng của các điều kiện tự nhiên của khu vực thì các hạt cát lại tiếp tục di
chuyển. Điều này làm cho vùng cát ngày càng được mở rộng.
b. Thực trạng quá trình cát bay ở khu vực nghiên cứu
b.1. Các khu vực diễn ra quá trình cát bay:
Theo kết quả khảo sát thực địa thì hầu hết các xã trong khu vực nghiên cứu đều xảy
ra quá trình cát bay gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Trong
đó khu vực xảy ra mạnh nhất là các xã ven biển của huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong
như: Hải An, Hải Lăng, Hải Khê (huyện Hải Lăng), Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An
(huyện Triệu Phong).
b.2. Thời gian diễn ra quá trình cát bay:
Tại khu vực nghiên quá trình cát bay xảy ra thường xuyên nhưng chủ yếu là diễn
ra vào mùa hè. Thời kỳ này có gió mùa Đông Nam và gió Tây Nam khô nóng cùng hoạt
động. Hai loại gió này có tốc độ gió lớn, khả năng tách các hạt cát ra khỏi bề mặt đất rất
dễ dàng.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
7
1.2.2. Quá trình mặn hóa
a. Nguồn gốc và đặc điểm quá trình mặn hóa ở khu vực nghiên cứu
Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (lớn hơn 1,0%). Những loại muối tan
thường gặp trong đất là: NaCl, Na
2
SO
4
, CaCl
2
, CaSO
4
, MgCl
2
, NaHCO
3
… Sự hình thành
đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình trũng không thoát nước,
mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối. trong các yếu tố trên nước
ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn.
Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta phân chia quá trình mặn hóa
làm 3 loại: - Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển;
- Quá trình mặn hóa lục địa;
- Quá trình mặn hóa thứ sinh.
b. Thực trạng quá trình mặn hóa ở khu vực nghiên cứu:
Theo kết quả thống kê các loại đất thì diện tích đất mặn ở khu vực nghiên cứu là
1.197,9 ha; chỉ chiếm tỷ lệ 2,74% tổng diện tích. Diện tích đất mặn phân bố chủ yếu ở
vùng ven cửa sông của xã Triệu An (huyện Triệu Phong) và xã Trung Giang (huyện Gio
Linh). Đây là phần diện tích đất bị nhiễm mặn do xâm nhập trực tiếp của nước biển khi
triều cường hoặc là những vùng bị ngập nước thường xuyên.
Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và phân tích độ mặn của đất thì phần diện tích đất bị
nhiễm mặn ở khu vực nghiên cứu còn lớn hơn nhiều, phân bố ở hầu hết các xã ven biển,
vùng cửa sông và những khu vực trũng như: xã Hải Khê, Hải An (huyện Triệu Phong, xã
Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu Trạch (huyện Triệu Phong), xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Mỹ
(huyện Gio Linh), xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh).
1.2.3. Quá trình suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng đất
Đối với khu vực nghiên cứu, hàm lượng chất hữu cơ trong đất được bổ sung chủ
yếu từ xác thực vật. Tuy nhiên, hệ thực vật ở đây rất nghèo nàn, sinh khối thấp nên lượng
bổ sung chất hữu cơ hàng năm rất hạn chế. Quá trình suy giảm hàm lượng chất hữu cơ
diễn ra mạnh ở những vùng đất trống, những vùng canh tác không thường xuyên. Cụ thể
tại khu vực nghiên cứu thì quá trình suy giảm hàm lượng chất hữu cơ diễn ra mạnh tại
các khu vực hầu hết các xã bài ngang của huyện Hải Lăng (Hải An, Hải Khê, Hải Ba),
huyện Triệu Phong (Triệu An, Triệu Vân, Triệu Lăng), huyện Gio Linh (Gio Hải, Gio
Mỹ, Gio An, Gio Thành), huyện Vình Linh (Vĩnh Thái).
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ở VÙNG CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.1.1. Phương pháp luận
* Đối với quá trình cát bay:
Để đánh giá lượng cát bay đi thì chỉ tập trung vào thời kỳ cát bay. Ở khu vực
nghiên cứu, quá trình cát bay chủ yếu diễn ra từ thời kỳ mùa khô (từ tháng V đến tháng
VIII). Trong mùa Đông, mặc dù khu vực chịu tác động của gió mùa Đông Bắc hoạt động
với cường độ mạnh nhưng trong thời kỳ này thường có mưa nên độ ẩm trong đất khá lớn
do đó quá trình cát bay ít xảy ra mà chủ yếu là quá trình cát chảy, cát nhảy.
Bỏo cỏo túm tt ti KHCN cp B, Mó s:
B2008-DHH01-54
Ch nhim ti:
ThS. Trng ỡnh Trng
8
* i vi quỏ trỡnh mn húa:
Quỏ trỡnh mn húa mụi trng t ti khu vc nghiờn cu ch yu do tỏc ng
trc tip ca bin v nc ngm nhim mn. Mc nhim mn mụi trng t th hin
qua hm lng mui tan cú trong t. Vỡ vy ỏnh giỏ mc nhim mn t l phõn
tớch, ỏnh giỏ hm lng mui trong t.
* i vi quỏ trỡnh suy gim hm lng cht dinh dng ca t:
Quỏ trỡnh suy gim hm lng cht dinh dng t l quỏ trỡnh lm gim hm
lng mựn, hm lng m, hm lng lõn, hm lng kali, hm lng cỏc nguyờn t
phỏt sinh Tuy nhiờn, i vi vựng cỏt thỡ hm lng mựn cú quan h mt thit i vi
hm lng cỏc cht khỏc, quyt nh n phỡ ca t. Vỡ vy vic ỏnh giỏ s suy
gim hm lng cht dinh dng t c th l ỏnh giỏ hm lng mựn trong t.
2.1.2. Phng phỏp ỏnh giỏ
a. Phng phỏp ỏnh giỏ cỏt bay:
ỏnh giỏ nh lng quỏ trỡnh cỏt bay, ti ó s dng cụng thc xỏc nh
lng cỏt bay ca Pasak nh sau:
E = 22.02 - 0.72P - 1.69V + 2.64Rr
Trong ú:- E: lng xúi mũn t (n v kg/ha)
- P: % lng t c gi li (%)
- V: m ca t (%)
- Rr: Vn tc giú (Km/h)
b. Phng phỏp ỏnh giỏ mn ca mụi trng t:
mn ca t c xỏc nh bng phng phỏp phõn tớch mn trong phũng
thớ nghim. Mu t sau khi ly v c x lý v phõn tớch bng cỏch o trờn mỏy xỏc
nh mn. mn c phõn cp theo h thng phõn cp ca Vin Nụng húa Th
nhng thuc Vin KHKT Nụng nghip Vit Nam:
- Rt mn: mn > 1,5%.
- Mn: mn 1,0 15 %.
- Mn trung bỡnh: mn 0,5 1,0%.
- t mn: mn 0,3 0,5%.
- Khụng mn: mn < 0,3%.
c. Phng phỏp ỏnh giỏ mc suy gim cht dinh dng ca t:
i vi ti ny, hm lng dinh dng ca t c xỏc nh theo hm lng
mựn cú trong t. Hm lng mùn trong đất theo ph-ơng pháp của Tiurin thuộc nhóm
ph-ơng pháp thể tích, dựa vào sự tiêu hao dung dịch chất ôxy hoá trong quá trình ôxy hoá
mùn để tính ra hàm l-ợng mùn có trong đất.
Thành phần phần trăm hàm l-ợng mùn sẽ đ-ợc tính theo công thức:
n
NbN 100.17,5 10
21
Hm lng mựn trong t c phõn cp ỏnh giỏ hm lng dinh dng
trong t theo h thng phõn cp ca Vin Nụng húa Th nhng thuc Vin KHKT
Nụng nghip Vit Nam:
- Hm lng mựn rt giu: > 3,0%; Hm lng mựn giu: 2,0 3,0%.
- Hm lng mựn trung bỡnh: 1,0 2,0%; Hm lng mựn nghốo: < 1,0%.
% Mùn =
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
9
2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH QUAN PHỤC VỤ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ MỨC
ĐỘ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở kế thừa các phương pháp nghiên cứu cảnh quan của các tác giả đi
trước, bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu được thành lập có tỷ lệ 1/25.000 bao gồm
34 đơn vị loại cảnh quan. Đơn vị loại cảnh quan được lựa chọn là đơn vị cơ sở cho đánh
giá mức độ suy thoái môi trường đất ở khu vực nghiên cứu.
Trên cơ sở tiếp nhận các nguyên tắc này để áp dụng vào lãnh thổ, đồng thời tham
khảo một số hệ thống phân vị của các tác giả khác tác giả đã lựa chọn hệ thống phân vị
gồm 07 cấp như sau: Hệ cảnh quan → Phụ hệ cảnh quan → Lớp cảnh quan → Phụ
lớp cảnh quan → Kiểu cảnh quan→ Phụ kiểu cảnh quan → Loại cảnh quan.
Về nguyên tắc, hệ thống này không nằm ngoài hệ thống phân loại cảnh quan
chung mà nhiều tác giả Việt Nam đã đưa ra. Tuy nhiên, để tránh sự cồng kềnh và nhằm
đáp ứng nhu cầu thực tiễn nên một số cấp được lược bỏ.
Bảng 2. Các chỉ tiêu trong hệ thống phân vị bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu.
Cấp
phân loại
Dấu hiệu phân loại
Tên gọi các cấp đơn vị trong hệ thống
phân loại cảnh quan
Hệ cảnh
quan
Nền bức xạ chủ đạo, cân bằng
nhiệt ẩm quyết định tính địa đới.
Hệ cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đông
Nam Á.
Phụ hệ
cảnh quan
Chế độ hoàn lưu gió mùa làm
phân phối lại nhiệt ẩm các đới.
Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa với khí hậu
chuyển tiếp Bắc - Nam Đông Trường Sơn.
Lớp
cảnh quan
Đặc điểm cấu trúc hình thái các
đơn vị địa hình cấp lớn đã xác
định kiểu địa đới hay phi địa
đới của lãnh thổ.
Lớp cảnh quan đồng bằng.
Phụ lớp
cảnh quan
Tính phân tầng của các điều
kiện và quá trình tự nhiên.
Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cát
Kiểu
cảnh quan
Đặc điểm sinh khí hậu trong
mối quan hệ với kiểu thảm thực
vật phát sinh và kiểu đất.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới.
Phụ
kiểu cảnh
quan
Dựa trên các đặc trưng cực
đoan của khí hậu ảnh hưởng tới
các điều kiện sinh thái.
Phụ kiểu cảnh quan có mùa hè khô -
nóng, mùa đông ấm - hơi ẩm.
Loại
cảnh quan
Sự kết hợp của các quần xã
thực vật phát sinh và hiện đại
với loại đất.
Trong lãnh thổ nghiên cứu đã xác lập
được 36 loại cảnh quan.
2.3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÁT BAY Ở VÙNG CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ
Áp dụng công thức Pasak:
E = 22.02 - 0.72P - 1.69V + 2.64Rr
- Về thành phần hạt: ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất cát có kích thước tương
đối nhỏ (từ 0,25 - 0,44) Do đó, công thức Pasak trở thành:
E = 22.02 - 1.69V + 2.64Rr.
- Để quá trình cát bay xảy ra thì vận tốc gió phải lớn hơn 6,096m/s (20 ft/s). Theo
kết quả quan trắc vận tốc gió ở trạm Vĩnh Linh thì vận tốc gió cực đại trung bình tại khu
vực vào mùa nóng là từ 15 - 20m/s, cao tuyệt đối là 40m/s.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
10
Bảng 3. Kết quả tính toán lượng cát bay theo các đơn vị cảnh quan xảy ra quá trình cát
bay tại vùng cát tỉnh Quảng Trị.
STT
Ký hiệu mẫu
Độ ẩm (%)
E
1
(kg/ha) với
Rr
1
= 6,096 m/s
E
2
(kg/ha) với
Rr
2
= 17,5 m/s
1
QT 1
8,08
66,30
174,68
2
QT 2
3,45
74,13
182,51
3
QT 3
6,06
69,71
178,10
4
QT 4
4,39
72,54
180,92
5
QT 5
3,52
74,01
182,39
6
QT 6
5,03
71,46
179,84
7
QT 7
4,91
71,66
180,04
8
QT 8
3,74
73,64
182,02
9
QT 9
3,47
74,09
182,48
10
QT 10
2,01
76,56
184,94
11
QT 11
3,84
73,47
181,85
12
QT 12
0,61
78,92
187,31
13
QT 13
0,40
79,28
187,66
14
QT 14
1,85
76,83
185,21
15
QT 15
1,42
77,56
185,94
16
QT 16
0,73
78,72
187,10
Trung bình
74,30
182,69
Tại khu vực nghiên cứu, quá trình cát bay xảy ra dưới tác động chi phối chủ yếu
của gió Tây Nam. Loại gió này hoạt động chủ yếu là vào thời kỳ từ tháng V - VIII, với
tầng suất 50%. Trong ngày, loại gió này hoạt động mạnh nhất là từ 10 - 15 giờ. Vì vậy,
quá trình cát bay ra chỉ xảy ra khoảng 6 giờ/ngày, trong đó ban ngày khoảng 5 giờ, ban
đêm chỉ khoảng 1giờ.
Áp dụng tính toán cho diện tích toàn vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị là
30.000ha thì các số liệu lượng cát bay như sau:
Bảng 4. Kết quả tính toán lượng cát bay tại vùng cát tỉnh Quảng Trị.
Chỉ tiêu
Vận tốc gió giới hạn để
xảy ra quá trình cát bay
(Rr
1
= 6.096m/s)
Vận tốc gió trung bình
tối cao tại khu vực
(Rr
2
= 17,5m/s)
Lượng cát bay trong một giờ/ha
74,30 Kg
182,69 Kg
Lượng cát bay trong một ngày/ha
445,80 Kg
1.096,14 Kg
Lượng cát bay trong một giờ/toàn
vùng (30.000ha)
2.222.900 Kg
= 2.222,9 tấn
5.480.700 Kg
= 5.480,7 tấn
Lượng cát bay trong một ngày (6
giờ)/toàn vùng
13.337,4 tấn
32.884,2 tấn
Lượng cát bay trong một năm (61
ngày)/toàn vùng
813.581,4 tấn
2.005.936,2 tấn
Như vậy, quá trình cát bay diễn ra tại vùng cát Quảng Trị đã làm lượng cát có khả
năng bay từ 74,30 - 182,69 Kg/giờ/ha. Tính trong 1 năm thì lượng cát bay toàn vùng cát
tỉnh Quảng Trị là 813.581,4 - 2.005.936,2 tấn.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
11
2.3.4. Kết quả đánh giá thực nghiệm
Quá trình nghiên cứu, đánh giá thực nghiệm ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã
tiến hành thực nghiệm vào 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ ngày 15/4 - 20/5/2008.
Số điểm quan trắc thực nghiệm: 08 điểm, trong đó vùng cát nội đồng 02 điểm
quan trắc và vùng cát ven biển có 06 điểm quan trắc. Số mẫu lấy phân tích: 29 mẫu.
Trong đó: 08 mẫu lấy theo phẫu diện tầng mặt; 13 mẫu lấy ngay trên lớp đất bề
mặt; 08 mẫu cát bay được hứng bằng vật liệu.
+ Giai đoạn 2: Từ ngày 10/06 - 14/07/2009.
Số điểm quan trắc thực nghiệm: 11 điểm, trong đó vùng cát nội đồng 03 điểm
quan trắc và vùng cát ven biển có 08 điểm quan trắc. Số mẫu lấy phân tích: 39 mẫu
Trong đó: 11 mẫu lấy theo phẫu diện tầng mặt; 17 mẫu lấy ngay trên lớp đất bề
mặt; 11 mẫu cát bay được hứng bằng vật liệu.
Qua 02 đợt nghiên cứu, đánh giá thực nghiệm tại 19 điểm quan trắc và kết quả
phân tích trong phòng thí nghiệm 68 mẫu đất, chúng tôi đã thu được kết quả:
+ Tốc độ gió xảy ra quá trình cát bay: Vận tốc gió trung bình tại khu vực quan
trắc được qua hai lần khảo sát là 3,1 m/s.
+ Thời gian xảy ra quá trình cát bay: thời gian diễn ra quá trình cát bay tại khu
vực nghiên cứu từ 11 - 15h. Đây là thời điểm nhiệt độ không khí tương đối cao, độ ẩm
trong không khí bắt đầu giảm xuống và vận tốc gió đạt cực đại trong ngày.
+ Thành phần hạt:
Bảng 5. Kết quả phân tích thành phần hạt của các mẫu cát bay.
STT
Ký hiệu mẫu
Rây 5
(%)
Rây 4
(%)
Rây 3
(%)
Rây 2
(%)
Rây 1
(%)
Tổng
1
QT 1 - A
0,00
0,02
4,89
82,60
13,49
100,00
2
QT 1 - B
0,00
0,18
5,43
90,52
3,87
100,00
3
QT 1 - C
0,00
0.00
43,41
49,67
6,92
100,00
4
QT 2 - A
0,00
0,06
9,23
82,36
8,35
100,00
5
QT 2 - B
0,00
0,09
46,63
48,30
4,98
100,00
6
QT 2 - C
0,00
0,09
7,29
71,09
21,53
100,00
7
QT 3 - A
0,00
0,26
1,74
27,66
70,33
100,00
8
QT 3 - C
0,00
0,16
12,04
59,35
28,45
100,00
9
QT 4 - A
0,00
0,15
7,44
52,96
39,45
100,00
10
QT 4 - C
0,00
0,12
6,97
66,64
26,27
100,00
Ghi chú: A – Mẫu đất mặt B – Mẫu đất tầng mặt C – Mẫu đất cát bay.
Rây 5: > 1mm. Rây 4: 0,50 - 0,99 mm.
Rây 3: 0,25 - 0,49 mm. Rây 2: 0,10 - 0,24 mm. Rây 1: < 0,1 mm.
Bảng 6. So sánh thành phần hạt của mẫu cát mặt và mẫu cát bay.
STT
Ký hiệu mẫu
Rây 5
(%)
Rây 4
(%)
Rây 3
(%)
Rây 2
(%)
Rây 1
(%)
Tổng
1
QT 2 – Mặt
0,00
0,09
46,63
48,30
4,98
100,00
2
QT 2 – Cát bay
0,00
0,09
7,29
71,09
21,53
100,00
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
12
Qua bảng trên cho thấy quá trình cát bay tại khu vực nghiên cứu chủ yếu xảy ra
đối với các hạt có kích thước từ 0,10 - 0,24 mm.
+ Độ ẩm của đất: Độ ẩm của đất càng thấp thì quá trình cát bay càng dễ xảy ra.
Bảng 7. Kết quả phân tích độ ẩm của các mẫu ở lớp đất bề mặt và mẫu cát bay.
STT
Ký hiệu
mẫu
M
hộp
M
ướt
M
khô
% ẩm
M
Hộp
M
cát
M
Hộp
M
cát
1
QT - A
22,52
574,91
552,39
559,43
536,91
2,80
2
QT – A1
20,13
845,42
825,29
844,98
824,85
0,05
3
QT - B
22,24
603,8
581,56
565,24
543,00
6,63
4
QT - B1
21,51
847,79
826,28
847,69
826,18
0,01
5
QT - C
23,05
542,38
519,33
528,9
505,85
2,60
6
QT - C1
21,63
816,14
794,51
815,94
794,31
0,03
7
QT - D
24,28
598,55
574,27
580,72
556,44
3,10
8
QT - D1
108,50
994,04
886,54
993,49
885,01
0,06
9
QT - E
21,83
597,36
576,53
583,68
562,85
2,37
10
QT - E1
21,59
939,91
918,32
939,86
918,27
0,05
Ghi chú: A, B, C, D, E: - Mẫu bề mặt
A1, B1, C1, D1, E 1: - Mẫu sau khi bay
2.3.5. Xác định khoảng cách di chuyển của cát và diện tích bị che phủ
a. Phương pháp xác định khoảng cách di chuyển của cát
Xác định khoảng cách di chuyển của cát bằng công thức toán học
Khoảng cách di chuyển của cát được xác định theo công thức:
0
G
q
L
Trong đó: L: khoảng cách di chuyển của cát, đơn vị: cm
G
0
: Khối lượng cát rời khỏi bề mặt trong một đơn vị diện tích trên một đơn vị thời
gian (kg/ha.giờ)
q: Tốc độ di chuyển của cát tính theo công thức:
3
*
6
*1.25,1*
25,0
44,0
* UOCq
Mặt khác,
*
U
được tính theo công thức
0
*
*75,5
Z
Z
LogUU
Z = độ cao lớp đất mặt có khả năng bay: 1ft = 304,8 mm.
Z
0
: tham số tham chiếu = 0,25 mm.
*
U
: vận tốc di chuyển của hạt (m/s).
U
: vận tốc gió (m/s).
Xác định khoảng cách di chuyển của cát bằng lược đồ Bagnold:
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
13
Đối với đề tài này, việc xác định khoảng cách di chuyển của cát trong quá trình
cát bay sẽ dựa vào lược đồ. Sau đó, kết quả tính toán thu được sẽ được kiểm nghiệm
thông qua công thức:
+ Với U
1
= 6,096 m/s thì U
*
= 0,34 m/s = 34 cm/s.
+ Với U
2
= 17,5 m/s thì U
*
= 0,99 m/s = 99 cm/s.
Dựa vào lược đồ ta tính được L.
Qua lược đồ của Bagnold, ta được bảng tính toán khoảng cách di chuyển của cát
tại khu vực nghiên cứu như sau:
Bảng 8.: Kết quả tính toán khoảng cách di chuyển của cát trong quá trình cát bay
Chỉ tiêu
Vận tốc giới hạn để xảy
ra quá trình cát bay
(Rr
1
= 6.096m/s)
Vận tốc trung bình tối
cao tại khu vực
(Rr
2
= 17,5m/s)
Vận tốc di chuyển của hạt (U
*
)
34 cm/s
99cm/s
Khoảng cách di chuyển của
hạt cát (L)
4,5 cm
34 cm
Hình 1:
Lược đồ xác định
khoảng cách bay của
cát theo Bagnold
Hình 2:
Lược đồ xác định
khoảng cách bay của
cát theo Bagnold
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
14
b. Xác định diện tích bị che phủ
Để xác định diện tích đất bị che phủ, tác giả đã căn cứ vào khoảng cách di chuyển
của cát và chiều dài khu vực xảy ra quá trình cát bay.
Tại khu vực nghiên cứu, chiều dài khu vực xảy ra quá trình cát bay là 75km.
Bảng 9. Kết quả tính diện tích bị che trong quá trình cát bay tại vùng cát tỉnh Quảng Trị
Chỉ tiêu
Vận tốc giới hạn để xảy
ra quá trình cát bay
(Rr
1
= 6.096m/s)
Vận tốc trung bình tối
cao tại khu vực
(Rr
2
= 17,5m/s)
Khoảng cách di chuyển của cát L
4,5 cm
34 cm
Diện tích khu vực bị che phủ
0,3375 ha
2,55 ha
Như vậy, quá trình cát bay xảy ra tại khu vực sẽ làm cho vùng cát mỗi năm mở
rộng từ 0,3375 - 2,55 ha.
c. Tính toán tổn thất về dinh dưỡng của đất
Để tính được lượng dinh dưỡng bị mất trong một năm tại khu vực có thể dựa vào
kết quả phân tích hàm lượng mùn và lượng cát bay hằng năm tại khu vực:
Bảng 10. Kết quả tính toán lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát trong quá trình cát bay.
Chỉ tiêu
Vận tốc gió hoạt động tại
khu vực Rr
1
= 6.096m/s
Vận tốc gió hoạt động tại
khu vực Rr
2
= 17,5m/s
Lượng cát bay trong một
năm(61 ngày)/toàn vùng
813.581,4 tấn
2.005.936,2 tấn
Lượng mùn bị mất đi
7.322,23 tấn mùn
18.053,42 tấn mùn
Như vậy, quá trình cát bay xảy ra tại khu vực sẽ làm mất đi một lượng chất dinh
dưỡng trong đất tại khu vực là từ 7.322,23 - 18.053,42 tấn mùn.
2.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SUY GIẢM HÀM LƯỢNG CHẤT DINH
DƯỠNG ĐẤT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Kết quả đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của đất được xác định qua kết quả phân tích
và phân cấp hàm lượng mùn trong đất theo từng đơn vị cảnh quan như sau:
Bảng 11. Kết quả phân tích và phân cấp hàm lượng mùn trong đất.
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Thổ nhưỡng, trường ĐHKH Huế).
STT
Loại cảnh
quan
Hàm lượng mùn
(%)
Phân cấp mức độ hàm
lượng dinh dưỡng đất
1
1
0,93
Nghèo
2
2
1,65
Trung bình
3
3
0,57
Nghèo
4
4
1,29
Trung bình
5
5
0,41
Nghèo
6
6
0,10
Nghèo
7
7
0,78
Nghèo
8
8
0,67
Nghèo
9
9
1,19
Trung bình
10
10
1,45
Trung bình
…
…
…
…
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
15
Môi trường đất ở vùng cát tỉnh Quảng Trị có hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp,
đa số ở mức nghèo (trên 70% diện tích), tập trung chủ yếu ở các loại đất cát. Hàm lượng
mùn trung bình chỉ xuất hiện ở những vùng đất phù sa hoặc những vùng trồng cây ngắn
ngày khác. Quá trình suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng đất vẫn đang tiếp tục diễn ra
ở những vùng đất trống, vùng đất khô…
2.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ MẶN CỦA ĐẤT Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Kết quả đánh giá độ mặn của đất được xác định qua kết quả phân tích và phân cấp
độ mặn trong đất theo từng đơn vị cảnh quan như sau:
Bảng 12. Kết quả phân tích và phân cấp độ mặn trong đất ở vùng cát tỉnh Quảng Trị.
(Nguồn: Kết quả phân tích tại PTN Thổ nhưỡng, trường ĐHKH Huế).
Môi trường đất ở vùng cát tỉnh Quảng Trị có hàm lượng muối tan lớn, làm cho
đất bị nhiễm mặn. Đa số độ mặn của đất ở mức trung bình đến mặn tập trung chủ yếu
ở các loại đất cát. Những vùng đất phù sa có độ mặn thấp hoặc không bị mặn. Như
vậy quá trình mặn hóa ở đấy chủ yếu do tác động trực tiếp từ biển.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT HỢP LÝ Ở VÙNG CÁT
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SUY
THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT
3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đánh giá các quá trình suy thoái môi trường đất
tại khu vực nghiên cứu.
- Căn cứ vào mô hình đề xuất của các tác giả đi trước trong việc nghiên cứu, sử
dụng hợp lý các vùng đất cát trên cả nước.
- Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là chiến lược
phát triển tại khu vực nghiên cứu.
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và khả năng phát triển sản xuất của người dân
địa phương vùng cát trong tương lai.
- Căn cứ vào tài liệu về điều tra cơ bản về: thổ nhưỡng, khí hậu, thảm thực vật…
cùng với các tài liệu kinh tế - xã hội khác như lao động, việc làm, trình độ sản xuất…đây
là những thông tin không thể thiếu trong việc xem xét đề xuất các biện pháp sử dụng.
STT
Loại cảnh quan
Độ mặn (%)
Phân cấp mức độ mặn của đất
1
1
1,05
Mặn
2
2
1,45
Mặn
3
3
1,62
Rất mặn
4
4
0,89
Mặn trung bình
5
5
0,78
Mặn trung bình
6
6
1,24
Mặn
7
7
1,15
Mặn
8
8
0,56
Mặn trung bình
9
9
0,74
Mặn trung bình
10
10
0,69
Mặn trung bình
…
…
…
…
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
16
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH SỬ DỤNG HỢP LÝ VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH
QUẢNG TRỊ
3.2.1. Mô hình trồng rừng phòng hộ trên đụn cát bay
Các đai rừng chọn đánh giá tác dụng phòng hộ là đai A. difficilis, A. tumida,
A. torulosa và phi lao 3 tuổi, trồng trên đụn cát bay với mật độ trồng 5000 cây/ha,
bề rộng đai 100m.
- Rừng 3 năm tuổi trồng trên đụn cát bay của loài A. difficilis, A. torulosa có
khả năng tồn tại, sinh trưởng, mức độ dày rậm lớn nhất. Phi lao, A. tumida, A.
crassicarpa cũng tồn tại được trên đụn cát bay nhưng sinh trưởng kém hơn, bộ tán
lá thưa, nhỏ hơn.
- Đai rừng A. difficilis, A. torulosa trồng trên đụn cát bay có tác dụng chắn
gió, cố định cát, cải thiện nhiệt độ, ẩm độ không khí, cải thiện đất cao hơn đai
rừng phi lao và A. tumida.
Phi lao hạt A. tumida A. torulosa A. difficilis
Hình 3. Các đai rừng 3 năm tuổi trồng trên đụn cát bay.
3.2.2. Mô hình cải tạo môi sinh, môi trường vùng cát ven biển bằng biện pháp nông,
lâm, thuỷ lợi kết hợp
+ Tốc độ gió giảm từ 13m/s xuống còn 5m/s.
+ Nhiệt độ bề mặt đất giảm từ 42
0
C xuống 38
0
C.
Mô hình 1. Nông, lâm, thuỷ lợi kết hợp
3.2.3. Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát
Thực tiễn cho thấy nơi nào có người ở thì nơi đó cây cối hoàn toàn có thể xanh
tươi: Để phát triển kinh tế hộ gia đình đồng thời hạn chế quá trình cát bay thì mô hình
vườn nhà là thích hợp nhất. Mô hình xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha đến 4 ha với
các yếu tố cấu thành giữ những chức năng nhất định:
Biện pháp lâm nghiệp
Cát ổn định và có độ ẩm
Cây cối sẽ mọc và sản xuất phát triển
Đất cát được thêm mùn, mao dẫn tăng, độ ẩm tăng
Biện pháp thủy lợi
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
17
- Nhà ở: có diện tích khoảng 200 - 250m
2
, khi xây dựng cần tiến hành bố trí ở một
phía của khu đất, nếu được có thể thêm xây một trại nhỏ gần khu vực chăn nuôi.
Mô hình 2: Mô hình kinh tế vườn nhà trên đất cát
- Các cây nông nghiệp trồng hàng năm theo điều kiện đầu tư sản xuất của chủ hộ.
Nội dung này nên bố trí ở phía sau đai rừng chắn gió Tây Nam khô nóng để ít chịu ảnh
hưởng của quá trình cát bay. Diện tích của nội dung này có thể từ 0,5 - 1ha.
- Cây trồng lâu năm: Diện tích từ 1 - 2ha với cây ăn quả là có hiệu quả cao nhất.
- Chuồng trại để chăn nuôi và lấy phân bón.
- Ao cá hoặc ao tôm nuôi trên đất cát: Diện tích của ao nuôi từ 3.000 - 5.000m
2
.
- Kênh dẫn nước của toàn khu vực sản xuất.
- Rừng phòng hộ chống cát bay, có thể trồng phi lao, tràm, dứa dại…
3.2.4. Mô hình tổng hợp sử dụng hợp lý vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị
- Dải cát sát bờ biển (1): Đây thường là khu vực đất trống rất ít thực vật sinh
sống, có ít cỏ dại do đây là nơi chịu tác động rất lớn của sóng biển và thuỷ triều nên độ
mặn của đất cao. Trong phát biển kinh tế, khu vực này có thể dùng để xây dựng bãi biển,
các công trình dịch vụ hay cảng biển… Bề rộng của khu vực này có thể từ 100 - 200mm.
- Rừng chắn gió (2): Đây là khu vực có tác dụng bảo vệ cao nhất, giảm thiểu được
quá trình cát bay và bảo vệ đất. Rừng phi lao được trồng vuông gió với các hướng gió
chính trong khu vực sẽ có tác dụng ngăn cản quá trình cát bay và cải tạo đất rất tốt. Bề
rộng của khu vực này có thể từ 200 - 500m.
- Cây trồng lâu năm (3): Loại cây này vừa có tác dụng giảm thiểu quá trình cát
bay, vừa có tác dụng trong việc cải tạo đất, mà đặc biệt là khả năng cho hiệu quả kinh tế
cao nhất trên vùng cát. Do đó, bề rộng của khu vực này có thể từ 1-2km.
- Kênh mương, công trình thuỷ lợi (4): Đây là hệ thống vừa có tác dụng tưới tiêu
cho các cây trồng bên trong và bên ngoài, vừa có tác dụng làm mát không khí, tăng độ ẩm
cho đất.
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
18
Mô hình 3.3: Mô hình tổng hợp sử dụng hợp lý vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị
- Nhà cửa, ruộng vườn (5): Đây là khu vực sinh sống và sản xuất lương thực của
người dân. Yêu cầu của khu vực này là ít chịu ảnh hưởng của quá trình cát bay, đồng
thời phải gần cát khu vực sản xuất chính. Ở đây, ngoài nhà cửa có thể bố trí các công
trình công cộng hay hệ thống kỹ thuật khác.
- Rừng chắn gió (6): Khu này có chức năng như khu bảo vệ (2) nhưng mực đích
chủ yếu là dùng để chắn gió Tây Nam khô nóng và hạn chế quá trình mở rộng vùng cát
theo hướng từ biển vào. Các cây trồng ở phân khu này có thể là keo lá tràm hay các cây
công nghiệp, cây ăn quả.
- Cây trồng ngắn ngày (7 và một phần 5): Đây là khu vực có ý nghĩa lấy ngắn
nuôi dài. Mặc dù cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có hiệu quả cao nhất tại khu
vực này tuy nhiên các cây ngày có thời gian sinh trưởng rất lâu, yêu cầu vốn lớn. Nên
việc phát triển các cây ngắn ngày trong thời gian chờ các cây dài ngày cho thu hoạch là
rất cần thiết. Tuỳ điều kiện đất đai cũng như đặc điểm từng khu vực mà chọn loại cây
trồng phù hợp.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU MỨC ĐỘ SUY THOÁI MÔI
TRƯỜNG ĐẤT
3.3.1. Giải pháp sinh học
3.3.2. Giải pháp về mặt chính sách
3.3.3. Giải pháp về mặt quản lý
3.3.4. Giải pháp về mặt quy hoạch
3.3.5. Giải pháp đầu tư
3.3.6. Giải pháp tuyên truyền giáo dục
3.3.7. Các giải pháp khác
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
19
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Vùng cát tỉnh Quảng Trị có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế của tỉnh, đây là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây. Tuy nhiên, do kiện tự
nhiên phân hoá rất phức tạp với các dải cát và cồn cát chạy dọc theo biển nên tại khu vực
này khả năng suy thoái môi trường đất rất lớn.
2. Hiện nay, vùng cát tỉnh Quảng Trị đang được khai thác và cải tạo tuy nhiên các
quá trình suy thoái môi trường đất đang diễn ra, trong đó quá trình cát bay xảy ra mạnh
gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất cũng như đến đời sống và sản xuất của người
dân đặc biệt là vùng cát ở hai huyện Hải Lăng và Triệu Phong.
3. Kết quả đánh giá định lượng mức độ cát bay tại vùng cát tỉnh Quảng Trị bằng
công thức toán học cho thấy: lượng cát bay tại khu vực là là từ 74,30 - 182,69 Kg/ha/giờ,
hằng năm vùng cát mở rộng thêm từ 0,3375 - 2,55 ha và mất đi một lượng mùn là
7.322,23 - 18.053,42 tấn.
4. Kết quả đánh giá định lượng mức độ cát bay tại vùng cát tỉnh Quảng Trị bằng
thực nghiệm cho thấy: lượng cát bay tại vực là 80,07 g/m
2
/ngày.
5. Kết quả đánh giá mức độ nhiễm mặn và suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng
trong đất đang diễn ra trên một phạm vi rộng cần phải có những biện pháp khắc phục.
5. Quá trình suy thoái môi trường đất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất
của người dân tại khu vực mà đặc biệt là môi trường đất do đó, cần phải có các giải pháp,
các mô hình phòng chống quá trình cát bay xảy ra.
6. Việc sử dụng và cải tạo đất cát còn nhiều hạn chế, diện tích đất chưa sử dụng
còn rất lớn đặc biệt là các xã ven biển. Các mô hình phòng chống cát bay còn nhỏ lẻ,
thực hiện không triệt để. Việc áp dụng cát mô hình chống cát bay tại khu vực còn gặp
nhiều hạn chế.
7. Nhằm góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất vùng cát, tác giả đã đề xuất 04
mô hình cải tạo và sử dụng hợp lý vùng cát.
B. KIẾN NGHỊ
1. Cần tiến hành quy hoạch tổng thể ở vùng cát một cách chi tiết và trong thời
gian dài. Khi quy hoạch cần tính toán chính xác diện tích cũng như quy mô của các khu
chức năng để phát triển khu vực một cách bền vững.
2. Khuyến kích người dân tham gia trồng rừng trên các vùng đất trống, đất bỏ
hoang. Đồng thời có biện pháp hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho người dân trong quá trình
phòng chống cát bay.
3. Tham khảo ý kiến và kinh nghiệm cải tạo và bảo vệ đất vùng cát của các địa
phương khác, đầu tư xây dựng các mô hình phòng chống cát bay trên toàn khu vực.
4. Đưa ra định hướng chiến lược cho phát triển kinh tế trong tương lai, xây dựng
thêm mạng lưới giao thông, công trình thuỷ lợi để khai thác các hiệu quả các tiềm năng
tự nhiên, đặc biệt là các xã có tiềm năng phát triển du lịch và cảng biển.
5. Thực hiện rà soát, bổ sung lại quy hoạch tổng thể lãnh thổ và tổ chức ổn định
dân cư…
Báo cáo tóm tắt đề tài KHCN cấp Bộ, Mã số:
B2008-DHH01-54
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. Trương Đình Trọng
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Chi cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê Quảng Trị các năm từ 2000 -
2009, Nxb Đông Hà.
2. Phan Danh và Nguyễn Khang, (1992), Đất Quảng Trị, Đông Hà.
3. Võ Văn Đức, (2008), Phát triển bền vững ở Quảng Trị: Thành tựu và một số vấn đề
đang đặt ra, Nxb Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Trần Đình Hợi và nnk, (2003), Điều tra, nghiên cứu tài nguyên nước và điều kiện tự
nhiên xây dựng luận cứ khoa học cho quy hoạch phát triển thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ
phát triển KT-XH - BVMT sinh thái vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị, Đông Hà.
5. Hoàng Phước, Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Văn Hoà, (1994), Biện pháp đo lượng cát
bay Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Đông Hà.
6. Hoàng Phước, (1994), Cải tạo môi sinh vùng cát ven biển miền Trung, Báo cáo tổng
kết đề tài cấp Bộ, Đông Hà.
7. Hoàng Phước, (1994), Chống sa mạc hoá và cải tạo môi trường vùng cát ven biển
Quảng Trị, Nguyệt san số 148.
8. Hoàng Phước, (1993), Cải tạo vùng cát bằng biện pháp Lâm nghiệp, Đề tài cấp Bộ,
Đông Hà.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị (2005), Kết quả kiểm kê đất đai năm
2005, Đông Hà.
10. Lê Tiến Thanh, (2006), Đánh giá cảnh quan phục vụ cho quy hoạch phát triển Nông -
Lâm nghiệp và du lịch ở khu vực ven biển các huyện Hải Lăng - Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị, KLTN, Huế.
11. Đặng Văn Thuyết và nnk (2005), “Nghiên cứu xây dựng rừng phòng hộ trên cát di
động ven biển tỉnh Quảng Bình”. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Tỉnh.
12. Trương Đình Trọng, (2003), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho
quy hoạch nông lâm kết hợp bền vững ở huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, Luận
văn thạc sĩ, Huế.
13. Trung tậm dự báo khí tượng - Thủy văn Quảng Trị (2001), Đặc điểm khí hậu nông
nghiệp tỉnh Quảng Trị, Đông Hà.
14. Trung tâm dự báo Khí tượng, Thuỷ văn tỉnh Quảng Trị, (2002), Xây dựng công cụ
cảnh báo, dự báo mưa to, lũ lớn tỉnh Quảng Trị, NXB Đông Hà.
15. Lương Thị Vân, (2007), Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá vùng duyên
hải miền Trung, Đại học Sư phạm Qui Nhơn.
16. Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam (2002), Thuyết minh bản đồ địa mạo tỉnh
Quảng Trị tỷ lệ 1/50.000. Đông Hà.
17. Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam (2002), Thuyết minh bản đồ thực vật tỉnh
Quảng Trị tỷ lệ 1/50.000. Đông Hà.
18. Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam (2002), Thuyết minh bản đồ đất tỉnh Quảng Trị
tỷ lệ 1/50.000. Đông Hà.
19. Nguyễn Ngọc Vượng, (2008), Đánh giá, phân vùng mức độ cát bay ở vùng cát ven
biển tỉnh Quảng Trị và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động, KLTN, Huế.
B. Tài liệu nước ngoài
20. Pierra - Yves Belly, (1964), Sand movement by wind, U.S Army, Technical
Merorandum.
21. Belly P.Y, (1964), Sand movement by wind C.E.R.C, Tech Memo, US Anny Corpo of
Engrs.
22. R. Lal, (1994), Soil Erosion Research Methods, CRC Press.