Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

(Luận văn thạc sĩ) ẩn dụ ý niệm trong ca dao nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

ĐÀO DUY TÙNG

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG CA DAO NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------

ĐÀO DUY TÙNG

ẨN DỤ Ý NIỆM
TRONG CA DAO NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH : NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ

: 62 22 02 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN CƠNG ĐỨC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Công Đức.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực.
Một số kết quả nghiên cứu trong luận án đã được công bố trong các bài báo khoa
học của tôi trong thời gian thực hiện luận án, còn lại các nội dung khác chưa từng
được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Đào Duy Tùng


ii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục....................................................................................................................... ii
Quy ước trình bày...................................................................................................... vi
Danh mục các bảng biểu .......................................................................................... vii
Danh mục các lược đồ ............................................................................................. viii

Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... xi
DẪN NHẬP ................................................................................................................1
0.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
0.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................2
0.2.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................3
0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
0.4. Ngữ liệu nghiên cứu .........................................................................................4
0.5. Phương pháp luận, phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ...............................4
0.5.1. Phương pháp luận......................................................................................4
0.5.2. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu .......................................................5
0.5.2.1. Thủ pháp nhận dạng ẩn dụ ý niệm .....................................................5
0.5.2.2. Thủ pháp thống kê, phân loại.............................................................5
0.5.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp ....................................................5
0.5.2.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành .................................................5
0.5.2.5. Phương pháp mơ hình hóa .................................................................5
0.5.2.6. Phương pháp khát qt hóa, trừu tượng hóa.....................................6
0.6. Đóng góp của luận án.......................................................................................6
0.6.1. Về lý luận ..................................................................................................6
0.6.2. Về thực tiễn ...............................................................................................6
0.7. Bố cục của luận án ...........................................................................................6


iii

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .....7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ở nước ngồi .......................7

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ở trong nước ......................20
1.1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ở các lĩnh vực ngồi ca
dao Nam Bộ ...................................................................................................20
1.1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong ca dao Nam Bộ .28
1.2. Những khái niệm cơ bản về ẩn dụ ý niệm .....................................................29
1.2.1. Khái niệm ẩn dụ ý niệm...........................................................................29
1.2.2. Ý niệm ......................................................................................................31
1.2.3. Ẩn dụ ý niệm và biểu thức ngơn ngữ ẩn dụ .............................................32
1.2.4. Miền nguồn, miền đích và ánh xạ ...........................................................32
1.2.5. Tương đồng và tương quan .....................................................................35
1.2.6. Các loại ẩn dụ ý niệm..............................................................................37
1.2.7. Cơ sở kinh nghiệm...................................................................................42
1.3. Ẩn dụ ý niệm trong thơ ca..............................................................................47
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................52
Chương 2. ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CA DAO NAM BỘ ...............................54
2.1. Ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ THẾ LỰC SIÊU NHIÊN ..........................55
2.2. Ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ TỰ NHIÊN ................................................61
2.2.1. CON NGƯỜI LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN ......................................63
2.2.2. CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN ...........................................66
2.2.3. CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT ..............................................................73
2.2.3.1. CON NGƯỜI LÀ CÁ ......................................................................75
2.2.3.2. CON NGƯỜI LÀ CHIM .................................................................81
2.2.4. CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT ..............................................................89
2.2.4.1. CON NGƯỜI LÀ TOÀN THỂ/BỘ PHẬN CÁI CÂY ....................91
2.2.4.2. GỐC CỦA CON NGƯỜI LÀ GỐC CỦA CÂY .............................95


iv

2.2.4.3. TRỒNG NGƯỜI, VUN ĐẮP, XÂY DỰNG TÌNH CẢM LÀ GIEO

HẠT, TRỒNG CÂY .....................................................................................96
2.2.4.4. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI LÀ SỰ
TĂNG TRƯỞNG SINH HỌC TỰ NHIÊN Ở THỰC VẬT/CỎ CÂY ........97
2.2.4.5. PHẨM CHẤT, GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI LÀ THUỘC TÍNH,
GIÁ TRỊ CỦA CÂY .....................................................................................98
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................100
Chương 3. ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG CA DAO NAM BỘ ................................105
3.1. Ẩn dụ ý niệm DUYÊN .................................................................................107
3.1.1. DUYÊN LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ (KHÔNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH)
.........................................................................................................................109
3.1.2. DUYÊN LÀ SỰ VẬN ĐỘNG ..............................................................112
3.1.3. DUYÊN LÀ SỢI DÂY .........................................................................116
3.1.4. DUYÊN LÀ NGỌN LỬA ....................................................................120
3.1.5. DUYÊN LÀ HÀNG HÓA ....................................................................122
3.2. Ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU ............................................................................126
3.2.1. TÌNH YÊU LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ (KHƠNG ĐƯỢC ĐỊNH
DANH) ............................................................................................................128
3.2.2. TÌNH U LÀ SỢI DÂY ....................................................................131
3.2.3. TÌNH YÊU LÀ VẬT CHỨA hay TÌNH YÊU LÀ CHẤT THỂ TRONG
VẬT CHỨA ....................................................................................................133
3.2.4. TÌNH YÊU LÀ GIA VỊ CỦA THỨC ĂN ............................................136
3.2.5. TÌNH U LÀ CÁI VỊNG .................................................................139
3.3. Ẩn dụ ý niệm SẦU .......................................................................................141
3.3.1. SẦU LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ (KHÔNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH) ...143
3.3.2. SẦU LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ ĐƯỢC ĐỊNH LƯỢNG/ĐỊNH TÍNH
.........................................................................................................................145
3.3.3. SẦU LÀ NƯỚC/MEN SAY .................................................................148
3.3.4. SẦU LÀ (THỰC THỂ) TÀN LỤI ........................................................150



v

Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................151
Chương 4. ẨN DỤ ĐỊNH VỊ TRONG CA DAO NAM BỘ .................................152
4.1. Ẩn dụ định vị, sắc thái đánh giá và ẩn dụ kéo theo .....................................152
4.2. Ẩn dụ ý niệm CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH CỰC/TIỀN TÀI LÀ TIÊU
CỰC ....................................................................................................................156
4.2.1. CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH CỰC ....................................................156
4.2.1.1. TAM CƯƠNG LÀ TÍCH CỰC .....................................................157
4.2.1.2. HIẾU TRUNG/HIẾU NGHĨA LÀ TÍCH CỰC.............................160
4.2.1.3. NHÂN NGHĨA LÀ TÍCH CỰC ....................................................165
4.2.2. TIỀN TÀI LÀ TIÊU CỰC ....................................................................170
4.3. Ẩn dụ ý niệm HẠNH PHÚC LÀ TÍCH CỰC/KHỔ ĐAU LÀ TIÊU CỰC 176
4.3.1. HẠNH PHÚC LÀ TÍCH CỰC .............................................................176
4.3.2. KHỔ ĐAU LÀ TIÊU CỰC ..................................................................182
Tiểu kết chương 4....................................................................................................192
KẾT LUẬN .............................................................................................................194
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................200
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT VÀ TRÍCH DẪN............................................213
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................214
PHỤ LỤC (đính kèm, 194 trang)


vi

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
Chữ viết tắt:
CD


: Ca dao

CDNB

: Ca dao Nam Bộ

CDVN

: Ca dao Việt Nam

Chú thích nguồn ngữ liệu:
Số và chữ viết tắt trong ngoặc đơn ở cuối bài ca dao được quy ước như sau:
số là số trang, chữ viết tắt là tên tài liệu (viết tắt 2 chữ cuối), chẳng hạn:
365NB

: Trang 365, cơng trình Ca dao dân ca Nam Bộ

320CL

: Trang 320, cơng trình Văn học dân gian Đồng bằng sơng Cửu

235LT

: Trang 235, cơng trình Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh

Long

Ký hiệu:
Dấu ,


: Ánh xạ

Dấu > <

: Đối sánh


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ có
miền ý niệm nguồn là “thế lực siêu nhiên” và “tự nhiên” trong ca dao Nam Bộ .....55
Bảng 2. 2. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ thuộc
ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ THẾ LỰC SIÊU NHIÊN trong ca dao Nam Bộ ...56
Bảng 2. 3. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ thuộc
ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN trong ca dao Nam Bộ
...................................................................................................................................63
Bảng 2. 4. Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ thuộc
ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ THỰC THỂ TỰ NHIÊN trong ca dao Nam Bộ ....66
Bảng 3. 1. Bảng thống kê biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN,
TÌNH YÊU và SẦU trong ca dao Nam Bộ .............................................................106
Bảng 3. 2. Bảng thống kê biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................109
Bảng 3. 3. Bảng thống kê biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................127
Bảng 3. 4. Bảng thống kê biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ của ẩn dụ ý niệm SẦU trong ca
dao Nam Bộ.............................................................................................................142


viii


DANH MỤC CÁC LƯỢC ĐỒ
Lược đồ 0.1. Quy trình phân tích ẩn dụ ý niệm trong ca dao Nam Bộ .......................2
Lược đồ 2.1. Tính tầng bậc và sự ánh xạ của ẩn dụ ý niệm ......................................58
Lược đồ 2.2. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ THẾ LỰC
SIÊU NHIÊN trong ca dao Nam Bộ .........................................................................59
Lược đồ 2.3. Tính tầng bậc và sự ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ TỰ
NHIÊN trong ca dao Nam Bộ ...................................................................................62
Lược đồ 2.4. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ HIỆN
TƯỢNG TỰ NHIÊN trong ca dao Nam Bộ .............................................................63
Lược

đồ

2.5.

Tính

tầng

bậc



sự

ánh

xạ


của

ẩn

dụ

ý

niệm

CON NGƯỜI LÀ SÔNG NƯỚC trong ca dao Nam Bộ ..........................................67
Lược đồ 2.6. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT
trong ca dao Nam Bộ.................................................................................................74
Lược

đồ

2.7.

Tính

tầng

bậc



sự

ánh


xạ

của

ẩn

dụ

ý

niệm

CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT trong ca dao Nam Bộ .............................................74
Lược đồ 2.8. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT/CỎ
CÂY trong ca dao Nam Bộ .......................................................................................90
Lược đồ 3.1. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ VẬT
THỂ/CHẤT THỂ (KHÔNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH) trong ca dao Nam Bộ...........110
Lược đồ 3.2. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ SỰ VẬN ĐỘNG
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................113
Lược đồ 3.3. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ SỢI DÂY trong
ca dao Nam Bộ ........................................................................................................117
Lược đồ 3.4. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ NGỌN LỬA trong
ca dao Nam Bộ ........................................................................................................120
Lược đồ 3.5. Các thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ HÀNG HĨA
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................122
Lược đồ 3.6. Tính tầng bậc và sự ánh xạ của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ HÀNG
HÓA trong ca dao Nam Bộ .....................................................................................123



ix

Lược đồ 3.7. Tính tầng bậc của ẩn dụ ý niệm DUYÊN LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................125
Lược đồ 3.8. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH U LÀ VẬT THỂ/CHẤT
THỂ (KHƠNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH) trong ca dao Nam Bộ ...............................128
Lược đồ 3.9. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT THỂ/CHẤT
THỂ trong ca dao Nam Bộ ......................................................................................130
Lược đồ 3.10. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ SỢI DÂY trong
ca dao Nam Bộ ........................................................................................................131
Lược đồ 3.11. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ VẬT
CHỨA/CHẤT THỂ TRONG VẬT CHỨA trong ca dao Nam Bộ ........................133
Lược đồ 3.12. Tính tầng bậc và sự ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ CHẤT
THỂ TRONG VẬT CHỨA trong ca dao Nam Bộ .................................................136
Lược đồ 3.13. Tính tầng bậc và sự ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ GIA VỊ
CỦA THỨC ĂN trong ca dao Nam Bộ ..................................................................137
Lược đồ 3.14. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TÌNH YÊU LÀ GIA VỊ CỦA
THỨC ĂN trong ca dao Nam Bộ............................................................................139
Lược đồ 3.15. Lược đồ thực thể - liên kết các thuộc tính của SẦU trong ca dao Nam
Bộ ............................................................................................................................142
Lược đồ 3.16. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm SẦU LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ
(KHÔNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH) trong ca dao Nam Bộ ........................................143
Lược đồ 3.17. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm SẦU LÀ VẬT THỂ/CHẤT THỂ
ĐƯỢC ĐỊNH LƯỢNG/ĐỊNH TÍNH trong ca dao Nam Bộ ..................................145
Lược đồ 3.18. Thuộc tính ánh xạ của ẩn dụ ý niệm SẦU LÀ NƯỚC/MEN SAY
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................149
Lược đồ 4.1. Tính tầng bậc của ẩn dụ ý niệm CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH CỰC
trong ca dao Nam Bộ...............................................................................................157
Lược đồ 4.2. Cơ sở kinh nghiệm của ẩn dụ CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH
CỰC/TIÊU CỰC trong ca dao Nam Bộ .................................................................169



x

Lược đồ 4.3. Lược đồ hình ảnh TIỀN TÀI - NHÂN NGHĨA trong ca dao Nam Bộ
.................................................................................................................................173
Lược đồ 4. 4. Cơ sở kinh nghiệm của ẩn dụ CƯƠNG THƯỜNG LÀ TÍCH CỰC/
TIỀN TÀI LÀ TIÊU CỰC trong ca dao Nam Bộ ...................................................174


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khơng gian pha trộn “Bác sĩ giải phẫu đó là một gã đồ tể”......................17
Hình 4.1. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “TRỌN tam cương” .........................................159
Hình 4.2. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “THIẾU chữ tình” ............................................160
Hình 4.3. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “TRỊN hiếu trung” ..........................................160
Hình 4.4. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “làm dâu KHƠNG TRỊN” ..............................163
Hình 4.5. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “nhân nghĩa VNG TRỊN” .........................165
Hình 4.6. Ẩn dụ lược đồ hình ảnh “nghĩa nhân như BÁT NƯỚC ĐẦY” ..............166


1

DẪN NHẬP
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
0.1.1. Ẩn dụ ý niệm được nghiên cứu trong ngôn ngữ (metaphor in
language), trong tư duy (metaphor in thought), trong cơ thể (metaphor in the body)
và trong não (metaphor in the brain). Điều này có nghĩa là ẩn dụ ý niệm nghiên cứu
ngơn ngữ trong mối quan hệ với con người đa chiều kích: thể chất (physical), sinh

lý (physiological), tâm lý (psychological), tâm linh (spiritual). Con người, đặc biệt
là sự trải nghiệm của con người có vai trị quan trọng trong việc tạo ra ý nghĩa và
hình thức của phát ngơn. Nghĩa khơng phải là đặc trưng của phát ngôn mà là sản
phẩm của sự tương tác giữa phát ngôn với trải nghiệm của con người. Đó là trải
nghiệm hướng ngoại (extraversion) và hướng nội (introversion) thể hiện ở bốn
chiều quan hệ: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội, quan hệ với chính mình và
quan hệ với những thế lực vơ thể (thế giới thần linh). Những điều này là cơ sở của
ẩn dụ ý niệm.
Các nhà nhân học ngôn ngữ cịn nghiên cứu ẩn dụ như những lược đồ văn
hóa (cultural schemata) gắn với cách mà chúng ta tri nhận và hiểu về thế giới, trong
đó có ngơn ngữ, dưới dạng các điển mẫu được đơn giản hóa, khái quát hóa hay lý
thuyết dân gian về kinh nghiệm (folk theories of experience). Nói cách khác, “ẩn dụ
là lý thuyết dân gian về thế giới” (metaphors as folk theories of the world) [134,
tr.38-39].
0.1.2. Ca dao Nam Bộ (CDNB) vừa có sự kế thừa của ca dao truyền thống,
vừa có sự sáng tạo trên vùng đất Nam Bộ. Chúng ta tìm thấy trong CDNB những
yếu tố truyền thống vững bền, ổn định, nhưng đồng thời cũng tìm thấy những yếu tố
cách tân được hình thành trong quá trình phát triển trên vùng đất mới. Mỗi bài
CDNB là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ phản ánh ý niệm của người Việt Nam
Bộ về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán… xã
hội. Các ý niệm này phần lớn là có tính ẩn dụ. Chính vì vậy, ẩn dụ ý niệm trong
CDNB thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết giữa tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của


2

người Việt Nam Bộ. Nói cách khác, ẩn dụ ý niệm trong CDNB là kết quả của quá
trình trải nghiệm, nhận thức và cũng là cách nhìn thế giới của người Việt Nam Bộ.
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong CDNB, chúng ta sẽ khám phá được kho tàng
kinh nghiệm, văn hóa dân gian trong đó. Kinh nghiệm, văn hóa dân gian của mỗi

dân tộc được đúc kết, tích lũy, lưu trữ, chuyển giao, sáng tạo trong cộng đồng bản
ngữ từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác qua môi
trường diễn xướng, bằng hình thức truyền miệng. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong
CDNB sẽ thấy được phương thức tư duy của người Việt Nam Bộ, tính nghiệm thân
trong ngơn ngữ ẩn dụ thể hiện ở sự tương tác giữa con người với tự nhiên, con
người với con người trong một thể chế văn hóa - xã hội, chính trị, tín ngưỡng - tơn
giáo, hay với chính bản thân mỗi con người. Nói cách khác, phương thức tư duy,
trải nghiệm nghiệm thân hay kinh nghiệm dân gian, lý thuyết dân gian về thế giới
đều được tìm thấy khi nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong CDNB. Đây là những vấn đề
thú vị, lôi cuốn chúng tôi thực hiện đề tài này.

0.2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
0.2.1. Mục đích nghiên cứu
Biểu thức ngơn ngữ ẩn dụ
Miền ý niệm
Miền đích

Cơ chế ánh xạ

Miền nguồn

Ẩn dụ ý niệm
Phương thức tư duy
Lược đồ 0. 1. Quy trình phân tích ẩn dụ ý niệm trong ca dao Nam Bộ
Về bản chất, ý niệm của con người phần lớn là mang tính ẩn dụ, nên được
gọi là ẩn dụ ý niệm. Chính vì vậy, nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong CDNB, chúng tôi


3


hướng tới mục đích cuối cùng là tìm hiểu ý niệm ẩn dụ, phương thức tư duy của
người Việt Nam Bộ. Điều này được thực hiện theo một quy trình như lược đồ 0.1 ở
trên.
Do chưa quan sát trực tiếp được hoạt động của tư duy và ngôn ngữ trong
não, nên ẩn dụ ý niệm nghiên cứu tư duy qua ngơn ngữ, mà thành tố cốt lõi của nó
là ý niệm.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Quy trình trên cũng xác định rõ những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
i.

Nhận diện, khảo sát, thống kê các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ;

ii.

Nhận diện các miền ý niệm nguồn - đích;

iii.

Thiết lập cơ chế ánh xạ nguồn - đích;

iv.

Khái quát, phân tích tính tầng bậc của các ẩn dụ ý niệm;

v.

Tìm hiểu phương thức tư duy.

Quy trình này được thực hiện trong sự tương tác liên ngành, có sự hỗ trợ của
lý thuyết dân gian (folk theories) và lý thuyết khoa học (scientific theories), như:

triết học, tâm lý học, thần kinh học, y học.

0.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ẩn dụ ý niệm trong CDNB. Ẩn dụ ý
niệm có đơn vị cơ sở là ý niệm. Những ý niệm mà chúng ta chung sống (concepts
we live by), về bản chất, được hiểu một cách ẩn dụ, như CON NGƯỜI, DUYÊN,
TÌNH YÊU, SẦU, CƯƠNG THƯỜNG, TIỀN TÀI, HẠNH PHÚC, KHỔ ĐAU, chi
phối tư duy của chúng ta không chỉ là vấn đề của trí tuệ, mà cịn là vấn đề của hoạt
động thường nhật. Các ý niệm này tồn tại trong não bộ, có liên hệ mật thiết với trải
nghiệm của cơ thể. Do vậy, ẩn dụ ý niệm - đối tượng nghiên cứu của luận án - là
một sự phức hợp của nhiều nhân tố, cần làm sáng tỏ ở nhiều phương diện.
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm trong CDNB có rất nhiều vấn
đề đáng quan tâm, nhưng trong khn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung


4

nghiên cứu những mơ hình ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn THẾ LỰC SIÊU NHIÊN,
TỰ NHIÊN (HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, THỰC THỂ TỰ NHIÊN, ĐỘNG VẬT,
THỰC VẬT); VẬT THỂ/CHẤT THỂ (KHÔNG ĐƯỢC ĐỊNH DANH), SỰ VẬN
ĐỘNG, SỢI DÂY, NGỌN LỬA, HÀNG HĨA,…; các sắc thái đánh giá TÍCH
CỰC, TIÊU CỰC đến một số miền đích khác nhau, như: CON NGƯỜI, DUYÊN,
TÌNH YÊU, SẦU, CƯƠNG THƯỜNG, TIỀN TÀI, HẠNH PHÚC, KHỔ ĐAU. Cơ
chế ánh xạ từ những miền nguồn sang miền đích này tạo thành các ẩn dụ cấu trúc,
ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định vị trong CDNB.

0.4. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Ca dao Nam Bộ hình thành cùng với lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ,

khoảng hơn 300 năm. Tuy vậy, cho đến nay, kho tàng CDNB có số lượng tương đối
nhiều. Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong CDNB, luận án chỉ giới hạn trong phạm vi cứ
liệu được sưu tầm ở ba cơng trình tiêu biểu: 1) Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb TP. Hồ Chí
Minh; 2) Khoa Ngữ văn, Đại học Cần Thơ (1999), Văn học dân gian Đồng bằng
sông Cửu Long (phần ca dao - dân ca), Nxb Giáo dục; 3) Huỳnh Ngọc Trảng
(2006), Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh, Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

0.5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP
NGHIÊN CỨU
0.5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của lý thuyết ẩn dụ ý niệm được thể hiện chủ yếu ở ba
đường hướng là chủ nghĩa kinh nghiệm (experientialism) hay chủ nghĩa hiện thực
kinh nghiệm (experiential realism), độ nổi trội (prominence view) và sự chú ý
(attentional view, windowing of attention). Trong đó, ba luận điểm quan trọng nhất,
mang tính phương pháp luận, được vận dụng xuyên suốt luận án là: 1. “tâm trí vốn
dĩ là nghiệm thân” (the mind is inherently embodied), 2. “tư duy hầu hết là vô thức”
(thought is mostly unconscious) và 3. “các ý niệm trừu tượng phần lớn là ẩn dụ”
(abstract concepts are largely metaphorical).


5

Như trên đã đề cập, do chưa quan sát trực tiếp được hoạt động của tư duy và
ngôn ngữ trong não, nên ẩn dụ ý niệm nghiên cứu tư duy qua ngơn ngữ, mà thành tố
cốt lõi của nó là ý niệm. Nghĩa là nghiên cứu ý niệm được thể hiện qua biểu thức
ngôn ngữ ẩn dụ, trên cơ sở kinh nghiệm và phương thức tri nhận của con người.
Như vậy, có thể thấy, ba luận điểm cơ bản ở trên là nền tảng quan trọng chi
phối, định hướng những phương pháp và thủ pháp cụ thể, như: thủ pháp nhận dạng
ẩn dụ ý niệm; thủ pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích - tổng hợp;

phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp mơ hình hóa và phương pháp
khát quát hóa, trừu tượng hóa.
0.5.2. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
0.5.2.1. Thủ pháp nhận dạng ẩn dụ ý niệm: Đây là thủ pháp nghiên cứu đặc
thù. Luận án vận dụng thủ pháp nhận dạng ẩn dụ của nhóm Pragglejaz (thủ pháp
MIP - Metaphor Identification Procedure) [157] và thủ pháp 5 bước của G. Steen
[162] [163].
0.5.2.2. Thủ pháp thống kê, phân loại: Sau khi nhận dạng được các biểu thức
ẩn dụ, luận án sẽ thống kê, phân loại thành những loại ẩn dụ ý niệm khác nhau trong
CDNB.
0.5.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
để phân tích ý niệm, cơ chế ánh xạ, các thuộc tính tương tác, tính nghiệm thân trong
các ẩn dụ ý niệm. Trên cơ sở đó, luận án tổng hợp, liên kết các mặt, các bộ phận đã
được phân tích để tạo ra một hệ thống thơng tin đầy đủ và sâu sắc về phương thức
tư duy, hay nguyên lý tri nhận của người Việt Nam Bộ, qua cứ liệu CDNB.
0.5.2.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Các tri thức, kinh nghiệm dân
gian và lý thuyết khoa học, như triết học, tâm lý học, thần kinh học, y học sẽ được
vận dụng để lý giải cơ chế tri nhận của ẩn dụ ý niệm trong CDNB.
0.5.2.5. Phương pháp mô hình hóa: Luận án làm sáng tỏ phương thức tư duy
của người Việt Nam Bộ qua các lược đồ ánh xạ, ẩn dụ lược đồ hình ảnh, trên cứ liệu
ca dao Nam Bộ.


6

0.5.2.6. Phương pháp khát quát hóa, trừu tượng hóa: Luận án hệ thống hóa,
khái quát hóa cơ sở kinh nghiệm, đồng thời cũng là những đặc trưng nổi trội về văn
hóa, vùng đất Nam Bộ tác động đến cách ý niệm hóa của người Việt Nam Bộ. Trên
cơ sở những trường hợp điển hình, luận án cịn rút ra bản chất, nguyên lý tổng quát
chi phối cách ý niệm hóa của người Việt Nam Bộ.


0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
0.6.1. Về lý luận
Các nhà nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm đưa ra một góc nhìn mới, đầy triển
vọng. Về bản chất, hệ thống ý niệm của con người phần lớn là có tính ẩn dụ. Biểu
thức ngơn ngữ ẩn dụ là sự nối kết với những ý niệm ẩn dụ. Chính vì vậy, biểu thức
ngơn ngữ ẩn dụ là cơ sở quan trọng để tìm hiểu bản chất của ý niệm ẩn dụ. Ẩn dụ ý
niệm tiếp cận biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ dựa trên kinh nghiệm của con người về thế
giới, cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa thế giới. Nghiên cứu ẩn dụ ý
niệm trong CDNB, ở một mức độ nào đó, luận án góp phần củng cố và khẳng định
những vấn đề có tính chất lý luận đã được các học giả Âu - Mỹ đặt ra.
0.6.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong CDNB là xác định cơ chế tri nhận của người
Việt Nam Bộ, nói cách khác là làm sáng tỏ cách mà người Việt Nam Bộ nhận thức
về thế giới, trên cơ sở mơ hình ba bình diện có quan hệ tương tác: ca dao Nam Bộ văn hóa Nam Bộ - người Việt Nam Bộ. Những kết quả mà luận án đạt được sẽ đóng
góp hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giáo viên và cả những người quan tâm đến
CDNB một góc nhìn về tư duy - ngơn ngữ - văn hóa - con người - vùng đất Nam Bộ
trong tương quan với các đặc điểm tương ứng của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó,
kết quả nghiên cứu của luận án cịn có thể ứng dụng vào việc giảng dạy CDNB
trong nhà trường.

0.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được
chia thành 4 chương.


7

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN

Chương này tổng thuật các kết quả nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về mặt lý
thuyết, ứng dụng ở nước ngoài và trong nước (các lĩnh vực ngoài ca dao Nam Bộ và
ca dao Nam Bộ). Qua đó, luận án giới thuyết một số khái niệm có tính chất công cụ,
như: khái niệm ẩn dụ ý niệm, ý niệm, ẩn dụ ý niệm và biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ,
miền nguồn, miền đích và ánh xạ, tương đồng và tương quan, các loại ẩn dụ ý niệm,
cơ sở kinh nghiệm và ẩn dụ ý niệm trong thơ ca.
Chương 2. ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CA DAO NAM BỘ
Chương này phân tích ẩn dụ cấu trúc có miền đích là CON NGƯỜI qua hai
miền nguồn là THẾ LỰC SIÊU NHIÊN, TỰ NHIÊN.
Chương 3. ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG CA DAO NAM BỘ
Chương này phân tích ẩn dụ bản thể có miền ý niệm đích là DUN, TÌNH
U và SẦU qua các miền nguồn tiêu biểu như VẬT THỂ/CHẤT THỂ (KHÔNG
ĐƯỢC ĐỊNH DANH), SỰ VẬN ĐỘNG, SỢI DÂY, NGỌN LỬA, HÀNG HÓA,
VẬT CHỨA/CHẤT LỎNG TRONG VẬT CHỨA.
Chương 4. ẨN DỤ ĐỊNH VỊ TRONG CA DAO NAM BỘ
Chương này dựa vào sự định vị khoảng cách gần - xa, sự vận động, khơng
gian của vật thể/vật chứa, hay trọng lượng, hình dáng của vật thể để phân tích các ý
niệm CƯƠNG THƯỜNG - TIỀN TÀI, HẠNH PHÚC - KHỔ ĐAU.

----------

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ở nước ngoài
Ẩn dụ được nghiên cứu từ thời cổ đại. Aristotle (384 - 322 TCN) là một
trong những học giả đầu tiên nghiên cứu về ẩn dụ. Chính vì vậy, A. Ortony nhận



8

định rằng: “Bất kỳ nghiên cứu nghiêm túc nào về ẩn dụ hầu như bắt buộc phải bắt
đầu với những tác phẩm của Aristotle” [156, tr.3]. Aristotle xem ẩn dụ là hình thức
trang trí trong ngơn ngữ nghệ thuật và thuật hùng biện bằng phương thức chuyển
nghĩa. Từ quan niệm của Aristotle, ngôn ngữ học truyền thống xem ẩn dụ là một
phương thức phát triển nghĩa mới của từ (ẩn dụ từ vựng) hoặc là một biện pháp tu
từ (ẩn dụ tu từ). Tư tưởng khởi thủy về ẩn dụ của Aristotle đã ảnh hưởng trong suốt
20 thế kỷ. Phải đến đầu những năm 50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng tri nhận
(congnitive revolution) tạo ra khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận (cognitive
linguistics), nhưng đến năm 80 thì lý thuyết mới về ẩn dụ mới chính thức được nhìn
nhận - lý thuyết ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor theory). Ẩn dụ được quan niệm
không chỉ là một phương tiện tu từ dùng trong thơ ca, mà còn là một phương thức
tri nhận thế giới của con người. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu,
những tư tưởng mang tính đột phá về ẩn dụ đã được hai tác giả I. A. Richards và M.
Black bàn luận trước đó (1936, 1955). Bởi lẽ, về thực chất, hai tác giả này quan
niệm ẩn dụ là một phương tiện tri nhận.
Trong tiểu luận The Philosophy of Rhetoric (Triết học tu từ), I. A. Richards
(1936) đã đưa ra thuyết tương tác (interaction theory) trong quá trình nghiên cứu ẩn
dụ. Quan niệm này tiêu biểu cho một hướng tiếp cận mới vượt qua giới hạn của
nghiên cứu ẩn dụ trước đó. I. A. Richards quan niệm ẩn dụ không chỉ là một biện
pháp tu từ, mà ẩn dụ cịn có tính tư tưởng và hành vi của con người. Cách tiếp cận
mới về ẩn dụ của I. A. Richards thể hiện ở ba điểm quan trọng: 1. ẩn dụ là một
nguyên tắc của ngôn ngữ xuất hiện rộng khắp; 2. ý nghĩa của ẩn dụ là kết quả của sự
tương tác giữa cái ẩn dụ và cái được ẩn dụ trong tư duy con người; 3. ẩn dụ là một
vấn đề của tư duy, kết quả của sự tương tác giữa tư duy và ngữ cảnh [158, tr.92-94].
I. A. Richards đề xuất hai thuật ngữ có tính kỹ thuật cho hai phần căn bản
của ẩn dụ: Tenor và Vehicle. Tenor là “ý tưởng cơ bản hoặc chủ đề chính”, vehicle
là phương tiện mơ tả tenor. Nói cách khác, “tenor” là “ý tưởng gốc” (original idea),
“vehicle” là “ý tưởng phái sinh” (borrowed idea). Cùng tương tác với nhau, chúng

tạo ra ý nghĩa; khơng có sự chuyển nghĩa ở cấp độ từ từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.


9

Chúng ta có thể mượn ví dụ của M. Black để chứng minh cho điều này, trong
trường hợp của một phép ẩn dụ đơn giản, “con người là chó sói” (man is a wolf), ý
tưởng gốc “con người” được miêu tả thơng qua ý tưởng phái sinh “chó sói”.
Có thể nói, I. A. Richards đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngữ nghĩa.
Với ba luận điểm của mình, I. A. Richards đã thành công trong việc gợi mở một
hướng tiếp cận mới về ẩn dụ. Tuy nhiên, phải gần 20 năm sau, qua sự kế thừa và
phát triển của M. Black, nghiên cứu về ẩn dụ mới tạo được một bước ngoặt thực
thụ. Năm 1955, M. Black cho xuất bản tiểu luận Metaphor trình bày ba quan điểm
về ẩn dụ hoạt động như thế nào (three views of how metaphors operate). Đó là quan
điểm thay thế (the substitution view), quan điểm so sánh (the comparison view) và
quan điểm tương tác (the interaction view). Tiểu luận này có lẽ đánh dấu một bước
chuyển biến thực sự trong cái nhìn về ẩn dụ.
Theo quan điểm thay thế, ẩn dụ được dùng để truyền đạt cái ý mà về nguyên
tắc có thể được biểu hiện một cách trực tiếp bằng nghĩa đen. Chẳng hạn, ẩn dụ
“Richards là một con sư tử” (Richards is a lion) có nghĩa là “Richards dũng
mãnh”. Bản chất của ẩn dụ là sự tương đồng giữa những từ “sư tử” (lion) và “dũng
mãnh” (brave). Quan điểm về sự thay thế cho rằng ẩn dụ là yếu tố hoa mĩ, thay thế
cho một tên gọi bình thường với hiệu quả tu từ ẩn bên trong mà không mang đến
cho câu nói một nhận thức nào mới.
Cịn với quan điểm so sánh, M. Black cho rằng đó là trường hợp đặc biệt của
quan điểm thay thế. “Ẩn dụ bao gồm trong đó việc trình hiện sự tương tự hay tương
đồng cơ bản, do đó nói rõ điều gì về từng phần của ẩn dụ” [133, tr.35].
M. Black bài bác quan điểm cũ dưới ảnh hưởng của Aristotle về ẩn dụ dựa
trên sự so sánh và thay thế. Theo M. Black, quan điểm so sánh thực ra chỉ là một
trường hợp đặc biệt của quan điểm thay thế, vốn xuất phát từ quan điểm về sự

tương tự của Aristotle. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế của quan điểm thay thế và
quan điểm so sánh, M. Black đề xuất một quan điểm mới về ẩn dụ - quan điểm
tương tác.


10

Theo quan điểm tương tác của M. Black, ẩn dụ hoạt động bằng cách gắn đặc
tính của những “hàm ý kết hợp” vào chủ đề chính, tức là “tenor”. Ngồi ra, M.
Black còn đưa ra một luận cứ đầy thách thức đối với quan điểm cố hữu: ẩn dụ gần
như tạo ra sự tương tự giữa những sự vật thay vì chỉ hình thành trên những tương
tự có sẵn.
M. Black tóm tắt bản chất của quan điểm tương tác qua 7 luận điểm sau:
(1)

Ẩn dụ có hai chủ thể khác biệt nhau: một chủ thể “chính” (principal)

và một chủ thể “phụ” (subsidiary).
(2)

Những chủ thể này được xem như “những hệ thống sự vật” (systems

of things) thì tốt hơn là xem chúng như “những sự vật” (things).
(3)

Cơ chế ẩn dụ thể hiện ở chỗ chủ thể chính được kèm theo một hệ

thống đặc trưng của “những hàm ngôn liên tưởng” (associated implications) có liên
hệ với chủ thể phụ.
(4)


Những hàm ngơn này chính là những liên tưởng đã được thừa nhận

trong ý thức của người nói, chúng liên hệ với chủ thể phụ, nhưng trong một số
trường hợp, đó có thể là những hàm ngôn không chuẩn (deviant implications) được
khám phá bởi nhà văn/nhà thơ.
(5)

Ẩn dụ dưới dạng hàm ngôn chứa đựng những phán đốn về chủ thể

chính có thể ứng dụng cho chủ thể phụ.
(6)

Điều đó kéo theo những thay đổi trong nghĩa của những từ thuộc cùng

nhóm hay cùng hệ thống với biểu thức ẩn dụ. Một số trong những thay đổi đó có thể
trở thành những chuyển nghĩa ẩn dụ.
(7)

Nói chung, khơng có những sự “gán ép” nào bắt buộc đối với sự thay

đổi về nghĩa, khơng có quy tắc chung nào cho phép giải thích tại sao một số ẩn dụ
có thể chấp nhận sự thay đổi nghĩa, số khác thì khơng [133, tr.44-45].
Như vậy, quan điểm của M. Black khác với quan điểm cũ dưới ảnh hưởng
của Aristotle về ẩn dụ dựa trên sự so sánh và thay thế. Theo M. Black, ẩn dụ gần
như tạo ra sự tương tự giữa những sự vật, thay vì chỉ hình thành trên những tương
tự có sẵn. Ơng cho rằng: trong ngữ cảnh của một phát ngơn mang tính ẩn dụ, hai


11


chủ thể “tương tác” theo các cách sau: (a) sự hiện diện của chủ thể chính (the
primary subject) tác động làm người nghe lựa chọn một số thuộc tính của chủ thể
phụ (secondary subject’s properties); và (b) “lôi cuốn” người nghe đặt ra một hàm ý
phức hợp tương ứng mà nó có thể phù hợp với chủ thể chính; và (c) diễn tả quan hệ
tương hỗ, đem lại sự thay đổi tương ứng ở chủ thể phụ. Chẳng hạn, ẩn dụ Con
người là chó sói (Man is a wolf) có chủ thể chính là con người và chủ thể phụ là chó
sói. Sự hiện diện của chủ thể chính con người làm cho ta lựa chọn một số thuộc tính
ở chủ thể phụ, từ đó xây dựng một ý nghĩa tương ứng và phù hợp với ý nghĩa của
chủ thể chính, như dã man, sẵn sàng cắn xé nhau để giành miếng ăn… Những
thuộc tính ấy xuất hiện ở từ chó sói. Qua đó, những hiểu biết của chúng ta về cả hai
đối tượng con người - chó sói cũng được xem xét trong quan hệ tương tác.
Đóng góp của M. Black là ơng đã thấy được q trình và phương thức sản
sinh ý nghĩa ẩn dụ, đặt ý nghĩa ẩn dụ và ngữ cảnh trong mối quan hệ gắn bó mật
thiết. Cách tạo nghĩa của ẩn dụ là dùng ý nghĩa chủ thể phụ xây dựng nên ý nghĩa
chủ thể chính. Quan niệm của M. Black là một bước ngoặt thực thụ, chuyển việc
nghiên cứu ẩn dụ là một biện pháp tu từ sang ẩn dụ là một phương thức tri nhận.
Từ nửa sau thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu ngơn ngữ học trên thế giới có
những thay đổi cơ bản. “Những năm này được đánh dấu bằng một mốc son chói lọi,
đó là sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận (cognitive linguistics), con đẻ của cuộc
cách mạng tri nhận (congnitive revolution) diễn ra vào đầu những năm 50 ở Mỹ”
[17, tr.33]. Tuy nhiên, phải đến thập niên 80, hai tác giả G. Lakoff và M. Johnson
cho xuất bản cơng trình Metaphors We Live By thì ngôn ngữ học tri nhận mới thực
sự bùng nổ. Trong khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ được xem như một
phương thức quan trọng để ý niệm hóa các phạm trù trừu tượng trong khả năng tư
duy của con người. Từ 1980 đến nay, nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận gắn với
những tên tuổi tiêu biểu, như G. Lakoff, M. Johnson, Z. Kövecses, G. Fauconnier,
R. Langacker, Fillmore, Sweetser, E. Rosch, L. Talmy, M. Turner, J. Grady, A.
Wierzbicka, R. Gibbs, R. Jackendoff, Goldberg, Regier, Narayanan, Feldman,…



12

Chính vì nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, ngôn ngữ học tri nhận
được tri nhận sẽ là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong thế kỷ XXI.
Trong khoảng gần 40 năm qua, lý thuyết về ẩn dụ phát triển mạnh mẽ và
không ngừng được đào sâu, mở rộng, phong phú, đa dạng. Ẩn dụ được xem xét ở
nhiều khía cạnh, như: 1. miền nguồn - miền đích; 2. biểu thức ngơn ngữ ẩn dụ; 3.
ánh xạ nguồn - đích, 4. khơng gian pha trộn hay tích hợp ý niệm; 5. tri nhận và ngôn
ngữ; 6. cơ sở kinh nghiệm (nghiệm thân cơ thể, nghiệm thân tự nhiên, nghiệm thân
xã hội); 7. mơ hình văn hóa; 8. lý thuyết thần kinh về ẩn dụ; 9. ẩn dụ hình ảnh, lược
đồ hình ảnh và ẩn dụ lược đồ hình ảnh; 10. ẩn dụ ý niệm trong ngơn ngữ thường
nhật và trong thơ ca,… Trong khuôn khổ giới hạn của luận án, chúng tơi khơng
trình bày tất cả các vấn đề vừa nêu theo thứ tự, mà chỉ lựa chọn một số vấn đề hoặc
đã được vận dụng trong Việt ngữ học, hoặc có liên quan đến định hướng của luận
án và tổng thuật theo sự đan xen, tích hợp.
G. Lakoff và M. Johnson quan niệm ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngơn ngữ
mà cịn là vấn đề của tư duy và hành động. Xuất phát từ luận điểm hệ thống ý niệm
của con người có tính ẩn dụ, nghĩa là ẩn dụ nằm trong tư tưởng con người, G.
Lakoff và M. Johnson cho rằng cách thức chúng ta suy nghĩ, những gì chúng ta trải
nghiệm và những gì chúng ta làm hàng ngày cũng thực sự là một vấn đề của ẩn dụ.
Ý niệm đóng vai trò trung tâm trong ẩn dụ ý niệm. Ý niệm cấu trúc cái ta lĩnh hội
được, cách ta nhận thức thế giới và cách ta liên hệ với những người khác trong xã
hội. Về bản chất, ý niệm phần lớn là có tính ẩn dụ, nên được gọi là ẩn dụ ý niệm
(conceptual metaphor). Ẩn dụ ý niệm nghiên cứu tư duy qua ngôn ngữ, mà thành tố
cốt lõi của nó là ý niệm.
Luận điểm quan trọng nhất mà G. Lakoff và M. Johnson chỉ ra là coi ẩn dụ
không chỉ là một vấn đề của ngôn ngữ, tức là của từ ngữ thuần túy, mà cịn là q
trình tư duy của con người. “Bản chất của ẩn dụ là hiểu và trải nghiệm một loại sự
vật trên cơ sở một loại sự vật khác” [153, tr.5]. Nền tảng triết học của ẩn dụ ý niệm

là chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism). G. Lakoff và M. Johnson đã đặt ra những
vấn đề đầy thách thức không chỉ đối với các nhà ngôn ngữ học, mà cả với các nhà


×