Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Nữ Bích Tuyền

KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

Chun ngành: Tâm lí học
Mã sớ

: 8310401

ḶN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN VĂN BÁU

Thành phớ Hồ Chí Minh – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông
tin sử dụng trong luận văn là hồn tồn chính xác, phù hợp với tình hình
thực tế tại Trường Đại học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác
giả thu thập một cách khách quan, đáng tin cậy thông qua việc tiến hành
khảo sát trên 367 sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học An ninh nhân
dân.
Người cam đoan

Nguyễn Nữ Bích Tuyền




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau
đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, hỗ
trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cao học khoá 28. Tác giả cũng
xin được gửi lời cám ơn đến q Thầy, Cơ Khoa Tâm lí học, Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ lớp
học viên cao học chuyên ngành Tâm lí học khố 28 trong suốt thời gian
qua. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ
Đoàn Văn Báu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tơi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy,
Cô Bộ môn Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân đã tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới các bạn sinh viên tại Trường
Đại học An ninh nhân dân đã tích cực, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ cho tơi
trong q trình nghiên cứu.
Nguyễn Nữ Bích Tuyền


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN

FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN
NINH NHÂN DÂN.................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp ................ 6
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trên
Facebook .............................................................................. 12
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................... 15
1.2.1. Kỹ năng giao tiếp .................................................................. 15
1.2.2. Mạng xã hội Facebook .......................................................... 29
1.2.3. Giao tiếp trên Facebook ........................................................ 31
1.2.4. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook .......................................... 33
1.2.5. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại
học An ninh nhân dân .......................................................... 36
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 45
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN
FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
AN NINH NHÂN DÂN ..................................................... 47
2.1. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................ 47


2.1.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................... 47
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................. 48
2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên
trường Đại học An ninh nhân dân............................................... 51
2.2.1. Thực trạng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường
Đại học An ninh nhân dân ................................................... 51
2.2.2. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại
học An ninh nhân dân .......................................................... 57
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của
sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân ........................ 80

2.2.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp
trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân
dân ........................................................................................ 82
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 85
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANĐT

: An ninh Điều tra

ANNB

: Trinh sát bảo vệ An ninh nội bộ

ANXH

: Trinh sát bảo vệ An ninh xã hội

ĐHANND

: Đại học An ninh nhân dân

ĐLC

: Độ lệch chuẩn


ĐTB

: Điểm trung bình

FB

: Facebook

PG

: Trinh sát Phản gián


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 47
Bảng 2.2. Nhận thức về mạng xã hội Facebook ............................................. 52
Bảng 2.3. Mục đích sử dụng Facebook ........................................................... 53
Bảng 2.4. Nội dung chia sẻ trên Facebook ..................................................... 54
Bảng 2.5. Phương tiện giao tiếp trên Facebook .............................................. 56
Bảng 2.6. Nhận thức về kỹ năng giao tiếp trên Facebook .............................. 57
Bảng 2.7. Nhận thức về kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook ........ 59
Bảng 2.8. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook .............. 60
Bảng 2.9. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook theo
nhóm khách thể ............................................................................. 62
Bảng 2.10. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử
lý tình huống ............................................................................... 63
Bảng 2.11. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử
lý tình huống theo nhóm khách thể............................................. 65
Bảng 2.12. Nhận thức về kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook

..................................................................................................... 66
Bảng 2.13. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook ..... 68
Bảng 2.14. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
theo nhóm khách thể ................................................................... 69
Bảng 2.15. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
khi xử lý tình huống .................................................................... 70
Bảng 2.16. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook
khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể ................................. 72
Bảng 2.17. Nhận thức về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp
trên Facebook .............................................................................. 73
Bảng 2.18. Biểu hiện về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook ..................................................................................... 74


Bảng 2.19. Biểu hiện kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook theo nhóm khách thể .................................................. 76
Bảng 2.20. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình huống ................................................... 77
Bảng 2.21. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể................. 79


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt, là nhu cầu không thể thiếu của con
người. Giao tiếp gắn liền với cuộc đời của mỗi cá nhân, là phương tiện để con
người thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu
kinh nghiệm xã hội - lịch sử, những giá trị văn hóa để hình thành và phát triển

nhân cách của bản thân. Với sự phát triển của xã hội, phương tiện và hình
thức giao tiếp ngày càng đa dạng, thuận lợi. Có thể nói, cách mạng 4.0 đã mở
rộng một khơng gian mới về giao tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Con
người dễ dàng thể hiện quan điểm về các vấn đề trong cuộc sống, chia sẻ với
những người khác thông qua trang cá nhân của bản thân. Giao tiếp trên mạng
xã hội tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, không gian cho cá nhân được
giao lưu, trao đổi bất cứ khi nào mình muốn. Do đó, mạng xã hội dần đóng
vai trị quan trọng trong đời sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Theo
thống kê của Hootsuite và We Are Social vào tháng 4/2018, lượng người
dùng mạng xã hội nói chung trên tồn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ.
Trong đó, FB vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và
WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng. Cũng trong thống
kê này, Việt Nam xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng FB. (Nguyễn Nguyễn,
2018). Tuy nhiên, cũng vì tính chất mở của mạng xã hội, con người thoải mái
hơn trong lời nói, ngơn từ dẫn đến việc đơi khi khơng ý thức được hình ảnh
bản thân, mức độ ảnh hưởng và hậu quả từ những gì mình chia sẻ trên các
trang mạng xã hội. Những thơng tin trên mạng xã hội thường được lưu lại
trong các máy chủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số đối tượng
giới trẻ cũng tham gia mạng xã hội như một hình thức giải trí cá nhân, nhưng
lại có đặc thù nghề nghiệp cần tính bảo mật cao như lực lượng vũ trang.


2
Ngày 22/8/2018, Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BCA về
quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Trong đó, ở khoản 2 điều 13 quy định
“Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thơng tin, tài
liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy
định của ngành Cơng an; khơng giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu

đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.” (Bộ Cơng an, 2017). Như vậy, có
thể thấy, bên cạnh việc phải chú ý trong giao tiếp cá nhân trên các phương
tiện điện tử, một trong những vấn đề quan trọng cần quán triệt của các sỹ
quan An ninh là là tính bảo mật thơng tin về bản thân, đơn vị, công tác chuyên
môn nghiệp vụ.
Trường ĐHANND là một cơ sở đào tạo đội ngũ sỹ quan An ninh nhân
dân nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân và là đơn vị thường
trực chiến đấu của Bộ Cơng an, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội. Ngồi mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những sỹ quan An
ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp
vụ, sinh viên trường ĐHANND cần đáp ứng các yêu cầu bảo vệ An ninh quốc
gia cho cơng an các tỉnh và thành phố phía Nam. Bên cạnh việc học tập, rèn
luyện để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp cần có, sinh viên An ninh cũng có
những hình thức giải trí khác của lứa tuổi thanh niên. Hầu hết sinh viên
trường ĐHANND đều sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, tìm kiếm thơng tin,
thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị. Thực tế cho thấy,
khi quan sát các trang mạng cá nhân của sinh viên trường ĐHANND, vẫn cịn
thấy xuất hiện hình ảnh sinh viên mặc qn phục, hoặc để những phiên hiệu
của đơn vị công an lên trang cá nhân. Điều này gây ảnh hưởng đến tính bảo
mật mà Ngành quy định. Để đảm bảo các quy định của Ngành khi tham gia
mạng xã hội, đồng thời thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giải trí cá nhân, sinh viên


3
trường ĐHANND cần có những hành vi, cách thức giao tiếp trên mạng xã hội
phù hợp.
Có thể nói, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu các vấn đề về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của đối tượng là học
viên, chiến sĩ công an nhân dân cũng như nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên
mạng xã hội. Tuy nhiên, đề tài về kỹ năng giao tiếp trên FB của đối tượng sĩ

quan công an nhân dân, cụ thể là sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân
vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả xác lập đề tài nghiên cứu “Kỹ
năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân
dân”.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường
ĐHANND. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng giao
tiếp trên FB nói riêng và mạng xã hội nói chung của sinh viên trường
ĐHANND.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số lý luận có liên quan đến đề tài như kỹ năng, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trên FB, kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh
viên trường ĐHANND.
3.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường
ĐHANND. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng
giao tiếp trên mạng xã hội của sinh viên trường ĐHANND.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên
trường ĐHANND.
4.2. Khách thể nghiên cứu: 367 sinh viên hệ chính quy của trường
ĐHANND.


4
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND ở mức trung
bình.
- Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND dân có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm: Niên khóa; Giới tính; Chun

khoa.
- Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố khách quan như như môi trường sinh hoạt, đặc thù
ngành nghề và chủ quan từ phía sinh viên.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường
ĐHANND trên FB dưới góc độ năng lực vận dụng tri thức đã có về FB, về kỹ
năng giao tiếp trong cuộc sống của khách thể nghiên cứu khi tham gia vào
mạng xã hội FB.
6.2. Giới hạn về không gian
- Không gian mạng xã hội FB.
- Trường ĐHANND.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: báo,
sách, tạp chí, các đề tài khoa học...
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Khảo sát hiểu biết của sinh viên về mạng xã hội FB, về kỹ năng giao tiếp
trên FB, biểu hiện mức độ các kỹ năng giao tiếp trên FB và cách giải quyết
tình huống khi tham gia FB của khách thể nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá về
thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND.


5
7.2.2. Phương pháp quan sát
Thông qua quan sát 15 trang cá nhân FB trong khoảng thời gian từ tháng
1/2019 đến tháng 6/2019 của một số sinh viên để có những đánh giá về thực
trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Thông qua trò chuyện, phỏng vấn 04 sinh viên để thu thập thêm dữ liệu
về thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra những
kết luận phù hợp trên bình diện thống kê.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với hoạt động, giao tiếp là một trong những phương thức tồn tại và
phát triển của con người. Năng lực giao tiếp tốt giúp cá nhân thiết lập và vận
hành tốt các mối quan hệ xã hội, từ đó đạt được những thành công nhất định
trong cuộc sống. Do vậy, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trên FB – một
mạng xã hội giúp kết nối mọi người nhanh chóng và dễ dàng, là vấn đề luôn
được quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu trong
và ngồi nước như sau:
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp
1.1.1.1. Ở nước ngoài
Khái niệm về giao tiếp đã xuất hiện từ rất sớm, trong những quan điểm
của các nhà Triết học thời cổ đại như Socrate, Platon. Trong đó, giao tiếp là
sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người (Nguyễn Văn Đồng,
2009).
Trong xã hội hiện đại, khái niệm giao tiếp là một phạm trù được các nhà
Tâm lý học nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống.
Nhà phân tâm học S.Freud đã chỉ ra rằng giao tiếp có mối liên hệ với
giấc mơ. Trong đó, cơ chế đồng nhất hóa đóng vai trò quan trọng. Cơ chế này

đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm xã hội, tạo ra sự
đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm của người khác (Hồng Thị
Phương, 2003).
Các nhà tâm lý học Gestalt phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt
chúng trong hệ thống với các quan hệ xã hội. Có thể kể đến nghiên cứu của
nhà tâm lý học Pháp Bateson. Theo ông, mọi giao đều biểu hiện ra ở một
trong hai hệ thống là đối xứng và bổ sung. Tính hệ thống được thể hiện khi


7
con người thiết lập được sự bình đẳng, sự tương hỗ, cịn tính bổ sung khi thể
hiện sự khác nhau thơng qua giao tiếp (Hồng Thị Phương, 2003).
Ngành Tâm lý học của Liên Xô (cũ) với các nhà tâm lý học như
.A.Leonchiev, K.Platonov, B.P.Lomov đã nghiên cứu vấn đề giao tiếp theo
nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Các hướng nghiên cứu này được tác giả
Huỳnh Văn Sơn tóm tắt trong cuốn “Giáo trình tâm lí học giao tiếp” như sau
(Huỳnh Văn Sơn, 2011).
Hướng thứ 1: Nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu
trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ
giữa giao tiếp và hoạt động.... Hướng nghiên cứu này thể hiện hai luồng quan
điểm: luồng quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt
động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động; luồng quan
điểm thứ hai nhấn mạnh hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù tương đối độc
lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người, nếu phạm trù “hoạt
động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì phạm trù “giao
tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể và chủ thể.
Hướng thứ 2: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp. Trong đó,
giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh là một loại giao tiếp nghề nghiệp
được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu.
Đối với hệ thống lý luận về kỹ năng giao tiếp, một số nhà Tâm lý học

trên thế giới cũng đã tập trung nghiên cứu như A.A.Leonchiev đã nghiên cứu
và liệt kê một số kỹ năng giao tiếp sư phạm như kỹ năng điều khiển hành vi
bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt
người khác, kỹ năng đọc, hiểu, biết mơ hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng
làm gương cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp
xúc, kỹ năng nhận thức (Ngơ Cơng Hồn, 2007).
IP.Dakharov nghiên cứu đề ra trắc nghiệm 10 kỹ năng giao tiếp gồm kỹ
năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân bằng nhu cầu bản thân và


8
đối tượng trong quá trình giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng, kỹ năng tự kiềm
chế, kiểm tra người khác, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng diễn đạt
dễ hiểu, cụ thể, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết
phục, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm
trong giao tiếp (Ngơ Cơng Hồn, 2007).
Năm 1988, Allan Pease, một nhà Tâm lý học Mỹ - đã xuất bản cuốn
“Body language” (1988) với bản tiếng Việt là “Cuốn sách hồn hảo về ngơn
ngữ cơ thể” do Lê Huy Lâm dịch vào năm 2008 đã phân tích kỹ năng phát
hiện các trạng thái tâm lý thông qua cử chỉ, điệu bộ… của con người (Allan
Pease, 2008).
Năm 1944, Derak Torrington xuất bản tác phẩm “Tiếp xúc mặt đối mặt
trong quản lý” phân tích các hình thức giao tiếp thường gặp giữa người quản
lý với người bị quản lý. Từ đó, rút ra những kỹ năng giao tiếp cần có của
người quản lý (D. Torrington, 1994).
Một quyển sách nổi tiếng của tác git, ta
thấy đó cũng là những biểu hiện cần dùng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ để
truyền tải như “ Thường bình luận để thăm hỏi khi bạn bè đăng tải trạng thái
buồn” và “Luôn thể hiện quan điểm riêng đến cùng trước những vấn đề được
đưa ra thảo luận trên FB”. Điều này hoàn toàn phù hợp với khảo sát về kết

quả nhận thức về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh. Trong đó, tỉ lệ lựa chọn về
khả năng sử dụng ngôn ngữ đạt mức thấp nhất trong 4 lựa chọn được đưa ra.
Kết quả này cũng phù hợp với bảng khảo sát về phương tiện sử dụng khi giao
tiếp trên FB (Bảng 2.5), sinh viên chủ yếu sử dụng bộ tính năng cảm xúc khi
giao tiếp trên FB để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.


76
Khi so sánh sự khác biệt giữa các nhóm khách thể, tác giả thống kê được
số liệu ở bảng 2.19.
Bảng 2.19 cho thấy điểm trung bình cho biểu hiện về kỹ năng điều
khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên FB của các nhóm khách thể theo khóa
học, theo chuyên ngành và theo giới tính đều ở mức trung bình.
Bảng 2.19. Biểu hiện kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook theo nhóm khách thể
Nhóm khách thể
D28

2.90

D27

2.83

D26

2.89

D25


2.78

PG

3.03

Chuyên

ANXH

2.89

ngành

ANNB

2.81

ANĐT

2.69

Nam

2.86

Nữ

2.83


Khóa học
Biểu hiện
về KN điều
khiển, điều
chỉnh

ĐTB

Giới tính

Sig

Tên KĐ

0.576

ANOVA

0.008

0.762

T - test

Với Sig > 0.05 khơng có sự khác biệt về biểu hiện kỹ năng điều khiển,
điều chỉnh trong giao tiếp trên FB giữa sinh viên các nhóm theo khóa học và
giới tính. Xét theo khóa học, sinh viên khóa D28 có điểm trung bình cao nhất,
thấp nhất là sinh viên khóa D25.
Mặt khác, với Sig < 0.05, ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa sinh viên
các chuyên ngành với nhau về mức độ biểu hiện điều khiển, điều chỉnh trong

giao tiếp trên FB. Trong đó, sinh viên thuộc chuyên ngành PG có điểm cao
nhất, thấp nhất là sinh viên chuyên ngành ANĐT.


77
- Đánh giá xử lý tình huống kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao
tiếp trên FB
Quan sát kết quả khảo sát ở bảng 2.20 ta thấy mức độ xử lý tình huống
của kỹ năng điều khiển, điều chỉnh khi giao tiếp trên FB đạt mức trung bình
(ĐTB 2.40). Ngồi ra, cả 03 tình huống được đưa ra cũng có điểm trung bình
đạt mức trung bình theo thang điểm của tác giả.
Bảng 2.20. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình h́ng
TT

1

2

3

Nội dung
Tần số Tỉ lệ ĐTB
Một người bạn trên FB của bạn (khơng thân ngồi đời sống) đăng tải
hình cá nhân đẹp, bạn sẽ:
a. Bạn thường bấm vào nút “thích” với tất
132
36.0
cả những nội dung hay và đẹp trên FB.
b. Bấm “thích” để tạo mối quan hệ.

89
24.3 2.14
c. Chỉ xem và khơng làm gì cả.
109
29.7
d. Bấm thích và bình luận khen ngợi
37
10.1
Khi một nội dung bạn đăng tải được nhiều người vào bình luận và đi
xa so với dự kiến ban đầu, bạn sẽ:
a. Chỉnh lại quyền riêng tư để không ai có thể
79
21.5
thấy nữa.
b. Vẫn trả lời bình luận đến khi câu chuyện kết
65
17.7
thúc.
2.64
c. Nhấn vào các nút thể hiện cảm xúc mà
132
36.0
khơng nói gì để kết thúc cuộc đới thoại.
d. Khơng làm gì cả.
90
24.5
Bạn đăng tải hình ảnh của bản thân nhưng có bình luận vào chê bai
khiếm nhã, bạn sẽ:
a. Lờ bình luận hoặc xóa nó đi.
121

33.0
b. Trả lời ngay lập tức, thể hiện sự khơng hài
27
7.4
lịng.
2.41
c. Đọc lại nhiều lần bình luận đó để trả lời
165
45.0
cho phù hợp.
d. Nhắn tin riêng với người đó để thể hiện cảm
54
14.7
xúc của mình.
ĐTB chung
2.40


78
Dựa vào tỉ lệ lựa chọn các đáp án, chúng ta thấy ở tình huống 1 và 2, đối
diện với một nội dung do người khác đăng tải, với một hình ảnh được bạn bè
đăng tải trên FB, phần đơng sinh viên chọn bộ tính năng cảm xúc làm phương
tiện giao tiếp của mình. Với tình huống tranh cãi phát sinh xung quanh một
nội dung nào đó, sinh viên cũng lựa chọn cách xử lý là dùng đến bộ tính năng
cảm xúc để can thiệp, làm kết thúc quá trình giao tiếp đó. Đây là tình huống
có số điểm cao nhất trong 03 tình huống được đưa ra ở kỹ năng điều khiển,
điều chỉnh quá trình giao tiếp trên FB.
Mặt khác, với bản thân, sinh viên cũng thể hiện khả năng làm chủ cảm
xúc khi đứng trước những lời chê bai, bình luận trên mạng ở tình huống thứ 3
khi cách xử lý được các em lựa chọn nhiều nhất là “đọc lại bình luận đó nhiều

lần để trả lời cho phù hợp” hoặc “lờ hoặc xóa nó đi”. Khi đọc lại một bình
luận nhiều lần, sinh viên sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp để trả lời lại
thay vì cuốn vào những cuộc tranh cãi khơng đáng có trên mạng FB.
Với tình huống thứ nhất, các em lựa chọn nút “thích” như một cách biểu
lộ cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, một lựa chọn được các em lựa chọn
nhiều là “chỉ xem và khơng làm gì cả”.
Như vậy, ở sinh viên chưa thật sự có kỹ năng sử dụng ngơn ngữ, để duy
trì hoặc kết thúc quá trình giao tiếp trên FB mà chủ yếu sử dụng các tính năng
mà FB cung cấp, chưa nhạy bén để điều chỉnh các nội dung trao đổi trên FB
một cách thích hợp. Phỏng vấn em P.T.D học viên khóa D27, em cho biết với
những bình luận khó trả lời hoặc không muốn trả lời, em thường dùng những
biểu tượng cảm xúc, sticker của FB để kết thúc cuộc đối thoại mà khơng phải
bình luận gì thêm.
Với tình huống thứ 3, tuy cách xử lý của phần đông sinh viên lựa chọn
khi đối diện với những lời bình luận khiếm nhã là “đọc lại nhiều lần bình luận
đó để trả lời”, thể hiện khả năng làm chủ cảm xúc của các em trên FB. Tuy
nhiên, điểm TB của tình huống này vẫn ở mức trung bình (ĐTB: 2.41) do một


79
cách xử lý thứ 2 được lựa chọn khá nhiều là “lờ bình luận hoặc xóa nó đi”.
Lựa chọn này khơng được tác giả cho điểm cao vì nó thể hiện việc sinh viên
vẫn chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ khi nói chuyện, trao đổi trên mạng một
cách phù hợp để thể hiện ý kiến bản thân.
Ngoài ra, khi phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khách thể, kết quả xử
lý tình huống kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên FB xét theo
khóa học, chuyên ngành và giới tính khơng có sự khác biệt ý nghĩa giữa các
nhóm khách thể (Sig đều > 0.05) (Bảng 2.21).
Bảng 2.21. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên
Facebook khi xử lý tình h́ng theo nhóm khách thể

Nhóm khách thể
D28

2.29

D27

2.43

D26

2.46

D25

2.40

PG

2.42

Chun

ANXH

2.50

ngành

ANNB


2.28

ANĐT

2.38

Nam

2.40

Nữ

2.37

Khóa học
Tình h́ng
về KN điều
khiển, điều
chỉnh

ĐTB

Giới tính

Sig

Tên KĐ

0.415


ANOVA

0.203

0.731

T - test

Trong đó, tất cả các nhóm khách thể đều có điểm trung bình đạt mức
khá. Xét theo khóa học, kết quả xử lý tình huống sinh viên khóa D26 cao
nhất, thấp nhất là khóa D28; theo chuyên ngành, kết quả xử lý tình huống của
chuyên ngành ANXH cao nhất, thấp nhất là chuyên ngành ANNB; về giới
tính, sinh viên nữ có số điểm trung bình thấp hơn sinh viên nam.


80
Tóm lại, từ những số liệu đã khảo sát được, sinh viên trường ĐH ANND
có biểu hiện về kỹ năng giao tiếp trên FB đạt mức trung bình với từng kỹ
năng thành phần. Tuy nhiên, khi đặt vào tình huống xử lý cụ thể, sinh viên có
cách xử lý đạt mức khá với từng kỹ năng thành phần.
2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh
viên trường Đại học An ninh nhân dân
Để đánh giá về những khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao
tiếp trên FB của sinh viên ĐH ANND, tác giả đã tổng hợp các ý kiến trong
nội dung câu hỏi mở, phỏng vấn của bảng câu hỏi khảo sát. Sau khi tổng hợp,
tác giả phân loại thành 02 nhóm: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
- Yếu tố khách quan
Một là, điều kiện mạng Internet chưa được thuận lợi. Do đặc thù môi
trường An ninh cần đặt yếu tố bảo mật lên hàng đầu, Nhà trường không chủ

trương kết nối wifi tại khu ký túc xá sinh viên cũng như khu giảng đường. Vì
vậy, sinh viên chủ yếu sử dụng mạng di động 3G/4G để lên FB. Một số sinh
viên cho viết đường truyền chậm, sóng yếu làm cho q trình tương tác của
sinh viên trên FB thỉnh thoảng bị lỗi. Sinh viên không thể cập nhật thơng tin
một cách nhanh chóng, cũng như làm gián đoạn, chậm trễ q trình giao tiếp,
nói chuyện, truyền đạt thông tin trên mạng FB.
Hai là, sinh viên chưa được đào tạo về kỹ năng giao tiếp trên FB. Hiện
nay nhà trường đã bắt đầu chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh
viên. Tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng mềm chỉ dừng lại ở những buổi ngoại
khóa do Đồn thanh niên tổ chức. Trong đó, đối với kỹ năng giao tiếp, khi
bước vào đầu khóa học, sinh viên sẽ được tham dự buổi tọa đàm, giới thiệu về
quy tắc giao tiếp, ứng xử trong giảng đường. Những buổi đào tạo kỹ năng
mềm chỉ dừng lại ở việc hình thành nhận thức ban đầu cho sinh viên về kỹ
năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng, chưa thực sự thực hành
kỹ năng đó nhiều lần để hình thành kỹ năng thật sự. Mặt khác, khái niệm giao


81
tiếp trên FB là một khái niệm mới. Do đó, việc đào tạo kỹ năng giao tiếp trên
FB vẫn còn bỏ ngỏ.
Ba là, thông tin đưa ra trên FB thường khó kiểm chứng. Sinh viên cho
biết những thơng tin được đưa lên FB thường một chiều, khó kiểm chứng độ
chính xác. Điều này dẫn đến việc chia sẻ, phản hồi, trao đổi trên FB còn hạn
chế. Mặt khác, độ bảo mật của FB không cao, sinh viên không cảm thấy an
tồn khi chia sẻ, trị chuyện nhiều một cách cơng khai trên FB. Để tránh việc
phản hồi sai, hoặc sa đà vào những tranh cãi với bạn bè và những đối tượng
khác, sinh viên lựa chọn việc chỉ đọc thông tin mà khơng bình luận, hoặc chỉ
bình luận, giao lưu với những người mình quen biết, với những chủ đề quen
thuộc.
- Yếu tố chủ quan

Một là, nhận thức về mạng xã hội nói chung và mạng xã hội FB nói
riêng chưa được hệ thống. Thông tin về mạng xã hội, những tính năng của nó,
vai trị cũng như đặc điểm đều được sinh viên tìm hiểu thơng qua q trình trở
thành thành viên của FB, thông qua qua bạn bè và qua quảng cáo của công ty
sáng lập Facebook. Sinh viên chưa được đào tạo bài bản, chưa có một môn
học để trang bị kiến thức về an ninh mạng. Bên cạnh đó, sinh viên vẫn chưa
đánh giá cao sự ảnh hưởng của FB đối với đời sống cá nhân. Sinh viên chỉ
xem nó là phương tiện để giao lưu, kết nối với mọi người. Có thể nói, sinh
viên chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tính chất bảo mật cịn hạn chế của
FB. Theo đó, dẫn đến sự chủ quan khi chia sẻ thơng tin, hình ảnh bản thân.
Khi quan sát các trang FB của sinh viên, tác giả nhận thấy tuy rất ít nhưng vẫn
cịn hình ảnh mặc quân phục được cài đặt chế độ bạn bè có thể xem được.
Việc sinh viên cho rằng việc cài đặt đối tượng có thể xem được FB của mình
hạn chế lại sẽ khơng ảnh hưởng đến quy định của Ngành là chưa chính xác.
Hai là, kỹ năng giao tiếp ngồi cuộc sống thực của sinh viên cịn kém.
Theo sinh viên, việc giao tiếp ngồi đời sống thực có ảnh hưởng đến quá trình


82
sinh viên giao tiếp trên FB. Kỹ năng giao tiếp đời thực cịn kém khiến cho
sinh viên cảm thấy khó khăn khi giao tiếp trên FB. Sinh viên tự nhận thấy bản
thân chưa biết cách giao lưu, kết nối, tìm chủ đề cũng như duy trì cuộc nói
chuyện ngồi đời thực. Kết hợp với phương thức giao tiếp trên FB là gián
tiếp, sinh viên càng không tự tin khi phán đốn cảm xúc, ý định của đối tượng
mình giao tiếp khi không được trực tiếp tiếp xúc. Sinh viên cho rằng trong
cuộc sống thực tế, biết cách chủ động giao tiếp với người khác sẽ giúp bản
thân biết cách trò chuyện, mở đầu và kết thúc câu chuyện trên FB mà không
bị ngại ngùng, đặc biệt là với những người bạn mới quen.
Ba là, tâm lý ngại giao tiếp trên FB, ngại trị chuyện vì khơng hiểu ý của
người đang tiếp xúc do khơng được trực tiếp trị chuyện, chỉ dựa vào câu chữ,

hình ảnh và ký hiệu. Trong trả lời câu hỏi mở, sinh viên cho biết việc bình
luận qua lại trên FB rất dễ dẫn đến tranh luận khi không hiểu ý nhau. Điều
này phù hợp với kết quả khảo sát cũng như câu hỏi phỏng vấn. Kết quả khảo
sát cho thấy sinh viên chủ yếu sử dụng những tính năng của bộ cảm xúc, hoặc
những tính năng không cần dùng đến ngôn ngữ nhiều hơn khi GT trên FB.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, trong 03 kỹ năng thành phần, kỹ năng điều
khiển, điều chỉnh phương tiện GT trên FB của sinh viên về biểu hiện cũng
như về cách xử lý tình huống là hạn chế nhất trong 03 kỹ năng.
2.2.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trên
Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân
Từ những khó khăn và yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng
giao tiếp trên FB cũng như tổng hợp ý kiến của sinh viên về biện pháp nâng
cao kỹ năng giao tiếp, tác giả tổng hợp và đề xuất một số giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức về FB của sinh viên
Cung cấp kiến thức về FB cho sinh viên. Mọi kỹ năng muốn hình thành
và rèn luyện có hiệu quả đều cần phải thơng qua việc nhận thức cao. Kết quả
khảo sát cho thấy, sinh viên có nhận thức khá tốt về FB. Tuy nhiên, đây là


83
những hiểu biết do quá trình giao tiếp trên FB của bản thân mà chưa thật sự
có hệ thống. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động như tọa đàm, tìm
hiểu kiến thức về Intenet, mạng xã hội nói chung cũng như mạng xã hội FB
nói riêng để từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về những lợi ích cũng
như hạn chế của FB để sử dụng một cách hiệu quả.
- Tập huấn về kỹ năng giao tiếp trên FB cho sinh viên
Tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng mềm về giao tiếp cũng như giao tiếp
trên FB. Có thể chia nhỏ kỹ năng giao tiếp thành những buổi đào tạo riêng
cho các kỹ năng thành phần. Cụ thể là những kỹ năng như kỹ năng định vị
trên FB, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trên FB, kỹ năng điều khiển quá trình

giao tiếp trên FB. Mặt khác, việc đào tạo kỹ năng giao tiếp trên FB không chỉ
là những buổi tập huấn ngắn hạn mà phải là một chương trình có hệ thống, có
q trình. Trong đó, sinh viên phải được thực hành nhiều lần, có sự kiểm tra,
đánh giá kết quả. Thơng qua đó, sinh viên sẽ khắc phục được những hạn chế
của bản thân, nhận thức được vị thế của bản thân trên mạng xã hội, phán đoán
được cảm xúc của người khác trên FB, rèn luyện được cách sử dụng từ ngữ
phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể v.v.
- Tích cực trau dồi về nhận thức, kỹ năng trong các lĩnh vực khác.
Theo sinh viên, việc trang bị kiến thức cho bản thân mình có sự nhạy bén
trong tư duy, mềm dẻo trong xử lý tình huống sẽ giúp sinh viên khắc phục
được những khó khăn khi trao đổi trên FB. Sinh viên biết cách phản biện vấn
đề, phân biệt đúng sai, chọn lọc thông tin được tiếp nhận trên mạng FB, dự trù
các tình huống có thể xảy ra. Từ đó, định hướng, điều khiển được q trình
giao tiếp trên FB của mình và khơng bị lơi kéo vào những nội dung giao tiếp
không phù hợp.
Mặt khác, việc rèn luyện kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp giúp sinh
viên có phản xạ trong xử lý những tình huống giao tiếp trên FB. Từ đó, sinh
viên khơng bị lúng túng khi phải đối diện với việc không hiểu cảm xúc của


84
đối tượng giao tiếp trên FB, biết cách bắt đầu, kết thúc câu chuyện bằng việc
sử dụng ngôn ngữ viết.
- Kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm qui định trong giao tiếp
trên FB của sinh viên
Trao đổi với thầy N.T.G, cán bộ phòng Quản lý học viên, thầy cho biết,
hiện nay chưa có văn bản riêng quy định cụ thể về những hình thức xử lý việc
vi phạm quy định giao tiếp ứng xử trên FB của Nhà trường mà chỉ dựa vào
thông tư 27 của Bộ Công an. Nhà trường chủ yếu sử dụng một số hình thức
như nhắc nhở hạ điểm rèn luyện, cấm trại, phạt lao động vệ sinh khi phát hiện

ra những hành vi đăng tải hình ảnh quân phục, hình học tập, sinh hoạt trong
Nhà trường. Những hình thức kỷ luật nghiêm trọng hơn như khiển trách, cảnh
cáo và kỷ luật buộc thơi học chỉ sử dụng khi sinh viên có những hành vi làm
tổn hại uy tín, danh tiếng của Nhà trường và của ngành Cơng an.
Ngồi ra, trao đổi với thầy N.V.T, cán bộ phòng Quản lý học viên, dựa
vào thông tư 27 cũng như những quy định của Ngành và Nhà trường, được
biết Nhà trường đang tiến hành xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của học viên
trường ĐHANND, trong đó có một nội dung quy định về những hành vi khi
tham gia trên mạng xã hội. Thiết nghĩ việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử này là
cần thiết, cần nhanh chóng được thơng qua, ban hành và qn triệt đến tồn
bộ sinh viên. Theo đó, sinh viên sẽ biết cách ứng xử, giao tiếp phù hợp trên
mạng FB. Đồng thời, Nhà trường có cơ sở để nhắc nhở, kiểm tra, giám sát, xử
phạt phù hợp.


×