Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư của nhật bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.07 KB, 78 trang )

TÓM LƯỢC
Việt Nam đang hướng tới phát triển một nền nơng nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, NNCNC, nhằm gia tăng sức cạnh tranh sẽ không thể chỉ dựa vào nguồn lao
động dồi dào, đất đai phong phú hay các lợi thế tự nhiên mà cịn cần phải có vốn đầu
tư. Vốn đầu tư trong nước vào nơng nghiệp cịn hạn chế, vì vậy địi hỏi thu hút vốn
đầu tư nước ngoài đặc biệt là từ Nhật Bản, quốc gia đi đầu về phát triển NNCNC. Do
đó, thu hút đầu tư của Nhật Bản vào NNCNC nói chung, các dự án trồng rau CNC nói
riêng là nhu cầu cấp thiết giúp Việt Nam có được nguồn vốn và tiếp thu khoa học công
nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý, sản xuất NNCNC của người Nhật.
Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, đề tài tập trung hệ thống hóa cơ sở
lý luận về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, NNCNC, trồng rau CNC; các chỉ tiêu đánh
giá và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
thu hút FDI vào trồng rau CNC. Phân tích thực trạng thu hút FDI vào các dự án trồng
rau CNC ở Việt Nam, tập trung nghiên cứu địa phương điển hình đó là: Lâm Đồng.
Trên cơ sở đó, đề xuất bốn nhóm giải pháp cơ bản và hai kiến nghị nhằm thu hút FDI
của Nhật Bản vào các dự án trồng rau CNC của Việt Nam trong thời gian tới.

i


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ....................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ............................................................................1
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan..........................................................2
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ......................................................................5
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 6


6. Kết cấu đề tài nghiên cứu ............................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC
DỰ ÁN TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO ............................................................... 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................................8
1.1.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư ............................................................................8
1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................8
1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao, trồng rau công
nghệ cao .........................................................................................................................10
1.2. Một số lý thuyết về thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao ...........14
1.2.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................... 14
1.2.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................15
1.2.3. Đặc điểm và phân loại cây rau............................................................................18
1.2.4. Các tiêu chí cơng nghệ cao ứng dụng trong trồng rau .......................................20
1.2.5. Các phương thức trồng rau công nghệ cao .........................................................21
1.2.6. Sự cần thiết thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao ..................23
1.3. Nội dung thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao ........................... 25
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao ...25
1.3.2. Các chính sách thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao ...............27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC
DỰ ÁN TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM ....................................32
ii


2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của Nhật Bản
vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam......................................................32
2.1.1. Khái quát nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Nhật Bản ............................ 32
2.1.2. Tổng quan tình hình đầu tư của Nhật Bản vào nông nghiệp công nghệ cao ở Việt
Nam ................................................................................................................................ 34
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng
rau công nghệ cao ở Việt Nam ......................................................................................36

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở
Việt Nam........................................................................................................................42
2.2.1. Thực trạng đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt
Nam ................................................................................................................................ 42
2.2.2. Thực trạng chính sách thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau
công nghệ cao ở Việt Nam ............................................................................................. 47
2.3. Đánh giá việc thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao
ở Việt Nam ....................................................................................................................55
2.3.1. Những thành công trong thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau
công nghệ cao ở Việt Nam ............................................................................................. 55
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự
án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam .......................................................................57
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THU HÚT ĐẦU TƯ
CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC DỰ ÁN TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO Ở
VIỆT NAM ...................................................................................................................61
3.1. Quan điểm, định hướng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công
nghệ cao ở Việt Nam .....................................................................................................61
3.1.1. Quan điểm thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao
ở Việt Nam .....................................................................................................................61
3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ
cao ở Việt Nam ..............................................................................................................62
3.2. Một số đề xuất giải pháp thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau
công nghệ cao ở Việt Nam ............................................................................................ 63
3.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư .................63

iii


3.2.2. Cải thiện thủ tục hành chính trong cấp phép, thực hiện các dự án đầu tư và
nâng cấp cơ sở hạ tầng ..................................................................................................65

3.2.3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư .....................................................................66
3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực .......................................................67
3.3. Một số kiến nghị .....................................................................................................68
3.3.1. Kiến nghị với UBND các tỉnh ..............................................................................68
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................................69
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .........................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BCT

Bộ Công Thương

2

BTC

Bộ Tài chính

3


CNC

Cơng nghệ cao

4

CP

Chính phủ

5

DN

Doanh nghiệp

6

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

7

GAP

Quy trình sản xuất tốt

8


IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

9

JETRO

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản

10



Nghị định

11

NNCNC

Nông nghiệp công nghệ cao

12

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

13


NNUDCNC

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

14

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

15



Quyết định

16

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

17

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

18


TT

Thông tư

19

UBND

Ủy ban nhân dân

STT

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
STT Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Thời gian miễn phí cho thuê đất

29

2

Bảng 2.1: FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư (31/12/2015)


34

3

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của Nhật Bản

37

4

Bảng 2.2: Đầu tư của Nhật Bản vào NNCNC, rau CNC ở Việt Nam

42

5

Bảng 2.3: Đầu tư vào NNCNC tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013 – 2015

44

6

Bảng 2.4: Các công ty Nhật Bản đầu tư vào dự án trồng rau CNC ở Lâm
Đồng

45

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều DN Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp tại Việt Nam. Nếu như trong những năm trước, đầu tư của Nhật Bản vào
lĩnh vực nông lâm thủy sản ở Việt Nam khơng có dự án nào hoặc q ít nên được xếp
vào mục "các lĩnh vực khác". Nhưng trong năm 2015, vốn đầu tư của Nhật Bản vào
lĩnh vực nông nghiệp đã chiếm 6% trong tổng số 1,285 tỷ USD vốn đầu tư mới. Đáng
chú ý, dù nông nghiệp là lĩnh vực đầu tư mới nhưng đã đứng thứ 3 về tổng số vốn cam
kết trong năm qua, chỉ thấp hơn lĩnh vực chế tạo (chiếm 51%), xây dựng (chiếm 28%)
và vượt qua ngành phân phối bán lẻ (chiếm 5%). Năm 2016, Tổ chức Xúc tiến thương
mại Nhật Bản dự kiến đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam với số lượng dự án nhiều hơn,
tập trung chủ yếu vào DN nhỏ và vừa và đặc biệt là lĩnh vực NNCNC, trong đó có các
dự án trồng rau CNC. Nguyên nhân dẫn đến đầu tư của Nhật Bản vào NNCNC, các dự
án trồng rau CNC của Việt Nam có xu hướng tăng lên đó là:
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp. Về điều kiện thổ
nhưỡng và khí hậu tuyệt vời cho sản xuất nơng nghiệp, với nhiều loại nơng sản khác
nhau. Việt Nam có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi để kết nối với các thị trường tiêu dùng
lớn, như ASEAN và Trung Quốc. Đối với các DN Nhật Bản, đây là một điều quan
trọng về chiến lược và kinh tế. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm NNCNC
(đặc biệt là các sản phẩm rau được trồng theo CNC) của Việt Nam cũng đang tăng
mạnh (một trong những giải pháp để vượt qua vấn nạn rau bẩn, rau hóa chất trên thị
trường Việt Nam). Đồng thời, Việt Nam đang hướng tới phát triển một nền nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, NNCNC, nhằm gia tăng sức cạnh tranh sẽ
khơng thể chỉ dựa vào nguồn lao động dồi dào, đất đai phong phú hay các lợi thế tự
nhiên mà còn cần phải có vốn đầu tư. Vốn đầu tư trong nước vào nơng nghiệp cịn hạn
chế, vì vậy địi hỏi thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với
NNCNC ở Việt Nam.
Về phía Nhật Bản: chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra
chiến lược mới về nông nghiệp là phải làm sống lại được xuất khẩu nơng nghiệp thay
vì chỉ trợ giá, trợ cấp để tự túc lương thực như trước đây. Trong khi, ở Nhật Bản

khơng có lợi thế để phát triển nông nghiệp, nên DN Nhật Bản sẽ tranh thủ tìm kiếm

1


các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi và Việt Nam là một lựa chọn tương đối thích
hợp của DN Nhật Bản. Mặt khác, do thiên tai ở Nhật Bản có thể xảy ra bất cứ lúc nào,
nhiều DN Nhật Bản cũng muốn tìm mơi trường đầu tư khác để “thả trứng vào nhiều
rổ” tránh bớt rủi ro.
Hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã có những thỏa thuận về hợp tác phát triển
lĩnh vực NNCNC. Từ năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã đối
thoại cấp cao song phương về hợp tác nông nghiệp. Tháng 8/2015, Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt “Tầm nhìn trung và dài hạn” nhằm thiết lập
“Chuỗi giá trị nông sản tại Việt Nam”, bao gồm sản xuất nông nghiệp, vận chuyển, lưu
thông, chế biến và tiếp thị, tạo điều kiện cho các DN của hai nước đẩy mạnh đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Nhật Bản hiện đang có xu
hướng đầu tư vào sản xuất lúa gạo, rau, trái cây, thủy sản với chất lượng cao, tạo
thương hiệu tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu quay trở lại Nhật
Bản hoặc các nước khác. Đó là điều kiện rất tốt để nền sản xuất nơng nghiệp Việt Nam
trong đó có ngành sản xuất rau hịa nhập với chuỗi giá trị tồn cầu, dần dần tăng lượng
rau xuất khẩu. Hơn nữa, Nhật Bản là nước có khoa học cơng nghệ ở trình độ cao, khi
giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp theo cam kết TPP mà Nhật Bản cũng là thành viên
sẽ tạo cơ hội giúp cho các DN Nhật Bản sử dụng vốn, khoa học kỹ thuật để đầu tư vào
NNCNC, các dự án trồng rau CNC ở Việt Nam sau đó sẽ xuất sản phẩm vào chính thị
trường Nhật Bản.
Xuất phát từ những lý do trên, nhu cầu thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự
án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam mang tính cấp thiết cao.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
Trong nước hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực diện thu hút đầu tư của
Nhật Bản vào các dự án trồng rau CNC ở Việt Nam, chỉ có một số cơng trình nghiên

cứu có liên quan đến đề tài:
(1) Đỗ Nhất Hồng (2014), Mơi trường đầu tư nước ngồi của Việt Nam trong
lĩnh vực nơng nghiệp, Cục Đầu tư nước ngồi – Bộ Kế hoạch đầu tư. Tác giả trình bày
thực trạng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam với những thành tựu đã
đạt được (các dự án đầu tư đem lại nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây,
giống con có năng suất và chất lượng cao, những mơ hình làm ăn kiểu mới, tạo việc

2


làm, xuất khẩu nông sản ở thị trường quốc tế thuận lợi) và những hạn chế (tỷ trọng vốn
FDI trong nơng nghiệp cịn thấp; chất lượng các dự án chưa cao; phân bố vốn FDI
không đồng đều; vốn đầu tư của các nước phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, EU cịn ít).
Trên cơ sở đó, tác giả phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế
và đề xuất một số giải pháp thu hút FDI vào nông nghiệp: (i) Về hỗ trợ, ưu đãi các dự án
FDI trong nông nghiệp; (ii) Công tác quy hoạch; (iii) Về đất đai, mặt nước; (iv) Phát
triển vùng nguyên liệu; (v) Phát triển nguồn nhân lực; (vi) Công tác xúc tiến đầu tư.
(2) Nguyễn Thị Ái Liên (2012), Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả đưa ra bức
tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư, các chỉ tiêu phân loại môi trường đầu tư
và các chỉ số phản ánh hiện trạng môi trường đầu tư của một quốc gia. Tác giả cũng
phân tích cơ chế tác động của mơi trường đầu tư đến thu hút vốn FDI qua 3 khía cạnh:
chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản cạnh tranh. Theo đó, mơi trường đầu tư ln có
sự thay đổi do sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan và có thể cải thiện
môi trường đầu tư để hấp dẫn vốn đầu tư.
(3) Phan Văn Tâm (2011), Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, Luận án
tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội. Tác giả đưa ra cơ sở lý luận và các nhân tố thu hút
FDI. Luận án phân tích thực trạng đầu tư nước ngồi của Nhật Bản trên thế giới và tại
Việt Nam. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm thu hút FDI Nhật
Bản nói riêng và các nước nói chung vào Việt Nam.

(4) Nguyễn Quốc Vượng (2013), Phát triển rau – hoa quả công nghệ cao ở
Việt Nam – Kinh nghiệm từ Australia, Viện Nghiên cứu rau quả. Tác giả trình bày
khái qt về: (i) Sản xuất nơng nghiệp và ngành sản xuất rau, hoa, quả của Australia;
(ii) Chính sách 3 điểm mà Australia đã áp dụng (Cải thiện mức lãi trong thu nhập của
nông dân; Tăng cường sức cạnh tranh của mặt hàng rau, hoa, quả; Nâng cao tính bền
vững của ngành này); (iii) Ứng dụng công nghệ cao (thành lập các Trung tâm Xuất
sắc). Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những vấn đề cần tập trung giải quyết để phát
triển ngành rau, hoa, quả công nghệ cao ở Việt Nam (Xây dựng một ngành làm vườn
hiện đại, có khả năng sản xuất lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, an toàn vệ sinh và
giá rẻ; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ngành hàng theo xu thế
mới; Sớm triển khai công cuộc hiện đại hóa nơng thơn để thu hút đầu tư, đồng thời đưa

3


chương trình dạy nghề vào nơng thơn để chất xám được sử dụng trên đồng ruộng; Xây
dựng quy trình sản xuất tốt và ký kết thực hiện những quy định về kiểm dịch (SPS);
Tham khảo mơ hình các Trung tâm Xuất sắc của Australia).
(5) Phạm S (2014), Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để
hội nhập quốc tế, NXB Khoa học và kỹ thuật. Cuốn sách gồm tám chương, đi sâu
phân tích làm sáng tỏ cơ sở khoa học về NNUDCNC; nêu khái quát nhiều thơng tin bổ
ích về CNC; phân tích các chính sách ứng dụng CNC; tổ chức sản xuất quy mơ hàng
hóa, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, ứng dụng CNC mang tính đột phá và đồng bộ; xây
dựng và quảng bá thương hiệu nông sản; xây dựng và phát triển nơng sản chủ lực quốc
gia của một số nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thế giới như Nhật Bản,
Isarel, Bỉ, Hà Lan, Úc,... Đồng thời, khái quát về NNUDCNC ở Việt Nam; phân tích
bài học thành công của các doanh nghiệp NNCNC ở Việt Nam, đặc biệt tập trung đi
sâu nghiên cứu tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, cung cấp những giải pháp sát thực tế khi triển
khai chương trình NNUCCNC có hiệu quả ở Việt Nam.
(6) UBND tỉnh Bình Thuận (2014), Đề án phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng

nghệ cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. Đề án đưa ra tổng quan về NNCNC (một số
khái niệm liên quan NNCNC, quá trình phát triển CNC trên thế giới, thực trạng phát
triển NNCNC ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm) và các tiêu chí lựa chọn, đánh giá
CNC. Đây chính là những nội dung mà đề tài này tham khảo để viết phần cơ sở lý luận
và đưa ra các tiêu chí về NNCNC.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên đã hệ thống hóa được những nền tảng lý luận
về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm liên quan NNCNC, các tiêu chí lựa
chọn và đánh giá CNC; các nhân tố thúc đẩy thu hút đầu tư vào nông nghiệp Việt
Nam. Đây chính là cơ sở lý luận mà đề tài này đã kế thừa, tham khảo. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào trực diện về một loại hình NNCNC cụ thể đó là trồng rau CNC và
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một quốc gia cụ thể (Nhật Bản) vào Việt Nam.
Đây chính là những điểm mới, điểm khác biệt của đề tài này so với những công trình
nghiên cứu trước đây và phù hợp với thực tiễn nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm rau
đạt chuẩn của Nhật Bản; tiềm năng ngành nông nghiệp Việt Nam và những thỏa thuận
về hợp tác phát triển lĩnh vực NNCNC của Việt Nam – Nhật Bản.

4


3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ những khó khăn trong thu hút vốn đầu tư Nhật Bản vào các dự án
trồng rau CNC ở Việt Nam, tôi đã lựa chọn đề tài “Thu hút đầu tư của Nhật Bản vào
các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
Đề tài chủ yếu nghiên cứu lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngồi, nơng nghiệp
cơng nghệ cao, trồng rau công nghệ cao, các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư, các
chính sách và nội dung thu hút đầu tư vào dự án trồng rau công nghệ cao. Đánh giá
thực trạng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt
Nam. Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư của
Nhật Bản vào các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào NNCNC, trường hợp cụ thể các dự án trồng rau công
nghệ cao và những vấn đề liên quan đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các dự án trồng rau CNC.
b. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề tài hướng tới mục tiêu hệ thống hóa để hồn thiện các vấn
đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực cụ thể: dự án trồng rau
CNC và đề xuất giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các dự án trồng
rau CNC ở Việt Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, NNCNC, trồng rau CNC, các tiêu chí CNC ứng dụng trong trồng rau, các chỉ
tiêu đánh giá và chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các
dự án trồng rau CNC; tình hình và kết quả thực hiện các dự án; các chính sách thu hút
đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau CNC ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản vào các dự án trồng rau CNC ở Việt Nam.

5


c. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Thu hút đầu tư vào NNCNC là một lĩnh vực nghiên cứu rất
rộng nên đề tài tập trung vào các dự án trồng rau CNC trên các khía cạnh: các chỉ tiêu
đánh giá thu hút đầu tư (số lượng dự án, vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư), tình hình thực hiện
các dự án đầu tư và chính sách thu hút đầu tư của Trung ương và địa phương vào các
dự án trồng rau CNC (chính sách tài chính, chính sách hỗ trợ đầu tư, chính sách xúc
tiến đầu tư). Đề tài tập trung nghiên cứu thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, cụ

thể là vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản. Vốn đầu tư trong nước Việt Nam và vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài này.
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi là Việt Nam,
điển hình là địa phương đi đầu cả nước về thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án
trồng rau CNC đó là tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở nghiên cứu điển hình tỉnh Lâm Đồng
để rút ra bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác trong cả nước có điều kiện
thuận lợi trồng rau CNC thu hút đầu tư của Nhật Bản.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp của Nhật Bản vào các dự án trồng rau CNC ở Việt Nam trong những năm gần đây từ
2013 – 2016 và đưa ra quan điểm, định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (do khó khăn trong tiếp cận
và phát phiếu điều tra, bảng hỏi tới các nhà đầu tư Nhật Bản nên đề tài không sử dụng
phương pháp định lượng). Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dị, mơ
tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ
thúc đẩy, dự định, thái độ, hành vi. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng
giả thuyết, các giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định tính phù hợp trả lời các câu hỏi: thế nào, tại sao,
cái gì?. Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các
dữ liệu mang tính chất giải thích minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra.
Trong nghiêu cứu định tính, dữ liệu được sử dụng có thể là dữ liệu định tính hoặc định
lượng. Trong đó, dữ liệu định tính thường ở dạng chữ, phản ánh tính chất đặc điểm
hay sự hơn kém và ta khơng tính được giá trị trung bình của dữ liệu dạng định tính.

6


Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, người nghiên cứu khơng thực hiện các
mơ hình kinh tế lượng, mơ hình tốn với những dữ liệu đã được lượng hóa đó.

Để thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính trong đề tài đã sử dụng các
bước thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp như sau:
- Về thu thập dữ liệu:
Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn chính sau đây: Tổng cục Thống kê,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Bộ Cơng Thương,
Cục Đầu tư nước ngồi; Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản; Viện Chính sách và
chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Cơng
Thương, Sở Tài Chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng. Dữ
liệu thứ cấp được cung cấp dưới dạng các số liệu thống kê công bố hàng năm, các bộ
dữ liệu điều tra, các báo cáo tổng hợp hàng năm, các văn bản về chủ trương, chính
sách của Nhà nước và tỉnh Lâm Đồng… Ngồi ra, đề tài cịn thu thập dữ liệu thông
qua các luận án, luận văn, sách, báo, tạp chí, internet….
- Về xử lý dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu
giữa các năm; sử dụng phần mềm excel, bảng số liệu để xử lý dữ liệu về thực trạng thu
hút đầu tư Nhật Bản ở chương 2.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngồi phần tóm lược, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, mục
lục, lời mở đầu, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công
nghệ cao
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào các dự án trồng rau
công nghệ cao ở Việt Nam
Chương 3: Các đề xuất giải pháp và kiến nghị thu hút đầu tư của Nhật Bản vào
các dự án trồng rau công nghệ cao ở Việt Nam

7


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC
DỰ ÁN TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm liên quan đến đầu tư
Theo Luật Đầu tư ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, một số thuật ngữ liên
quan đến đầu tư được hiểu như sau:
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh
doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin
đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà
đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (sau đây gọi là hợp đồng PPP)
là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, DN dự
án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật này.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được
ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
1.1.2. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngồi nói chung là hoạt động di chuyển vốn từ quốc gia này sang
quốc gia khác nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Vốn đầu tư nước ngồi được thể
hiện dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu hình, các giá trị vơ hình hoặc các phương tiện đầu
tư khác như trái phiếu, cổ phiếu, các chứng khoán cổ phần khác. Người bỏ vốn đầu tư
được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư. Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh
nghiệp hay một tổ chức trong đó có cả Nhà nước.


8


Theo IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ
của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là
giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. (IMF (2003), Foreign Direct Investment
Statistics: How Countries Measure FDI).
Theo khái niệm trên về đầu tư trực tiếp nước ngoài của IMF, lợi ích lâu dài (hay
mối quan tâm lâu dài – lasting interest) được hiểu là mục tiêu lâu dài mà khi tiến hành
đầu tư trực tiếp nước ngoài các nhà đầu tư thường đặt ra. Mục tiêu lợi ích dài hạn địi
hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và DN nhận đầu tư trực tiếp
đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý DN này. Quyền
quản lý thực sự DN trong khái niệm trên chính là quyền kiểm soát DN. Quyền kiểm
soát DN là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của DN như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê
chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý DN hàng ngày đặt ra, quyết định việc
phân chia lợi nhuận DN, quyết định phần vốn góp giữa các bên... tức là những quyền
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của DN.
Theo OECD, đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thiết lập nhằm thực hiện
các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một DN, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại
khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý DN nói trên bằng cách:
- Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản
lý của chủ đầu tư.
- Mua lại tồn bộ DN đã có (M&A)
- Tham gia vào một DN mới (liên doanh)
- Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm): hoạt động cấp tín dụng của cơng ty mẹ
cho công ty con với thời hạn trên 5 năm cũng được coi là hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngồi.
- Quyền kiểm sốt: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của OECD về cơ bản giống như khái
niệm của IMF, đó cũng là thiết lập một mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo
đuổi một lợi ích lâu dài như trong khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của IMF)
và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý DN. Tuy nhiên, khái niệm của OECD chỉ ra cụ

9


thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý DN. Về quyền
kiểm sốt DN thì OECD quy định rõ chủ đầu tư phải nắm giữ ít nhất 10% cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết (OECD (1999), OECD Benchmark definition of foreign
direct investment., §7 & §8. 3rd Edition).
Theo Luật đầu tư 2005 mà Quốc hội khóa XI nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thơng qua, đầu tư nước ngồi được hiểu như sau: “Đầu tư nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp
khác để tiến hành hoạt động đầu tư” (Luật đầu tư 2005, Khoản 12, Điều 3, Chương I).
Theo Luật đầu tư 2014, khái niệm đầu tư kinh doanh bao hàm cả đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngồi, khơng có sự tách rời như trước nữa. Việc phân biệt hai loại
hình đầu tư này căn cứ vào nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập
theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế khơng
có nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng.
Từ các khái niệm trên có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khoản
đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài, phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm sốt
của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc DN mẹ) trong một DN cư trú ở một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ
đầu tư nước ngoài (gọi là DN đầu tư trực tiếp nước ngoài hay DN chi nhánh hoặc chi
nhánh nước ngoài). Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một
mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý DN cư trú ở một nền kinh tế khác.

Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định
thì mới được coi là đầu tư trực tiếp nước ngồi.
1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến nơng nghiệp công nghệ cao, trồng rau công
nghệ cao
a. Về công nghệ cao
Theo Điều 3, Luật Công nghệ cao (2008):
Công nghệ cao là cơng nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển cơng nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản
phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi

10


trường; có vai trị quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc
hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Hoạt động cơng nghệ cao là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển
giao, ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao,
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ
cao; phát triển công nghiệp công nghệ cao.
Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp công nghệ cao là DN sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao, cung
ứng dịch vụ cơng nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.
Theo Điều 31, Luật Công nghệ cao (2008):
Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển,
ứng dụng CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; đào tạo nhân lực CNC;
sản xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC.
b. Về nông nghiệp công nghệ cao
* Nông nghiệp công nghệ cao
Khái niệm nơng nghiệp cơng nghệ cao có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy

theo khía cạnh và sự nhìn nhận của từng nhà khoa học, các nhà quản lý.
Theo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường- Bộ NN&PTNT: Nông nghiệp công
nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm:
công nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q trình sản xuất), tự động hóa,
cơng nghệ thơng tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng,
giống vật ni có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị
diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
Theo TS. Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: NNUDCNC là tổng
hợp các loại công nghệ mới phù hợp trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể với
tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất,
đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ; tăng tính cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế
cao, trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
Khái niệm này được lý giải như sau:

11


- Ứng dụng công nghệ tổng hợp: Thông thường để đại hiệu quả cao khơng bao giờ
chỉ có một CNC ứng dụng trên một loại cây trồng, vật nuôi nào đó mà phải tích hợp từ hai
CNC trở lên; chính nhờ sự ứng dụng tích hợp mới phát huy tối đa hiệu quả CNC.
- Phù hợp với không gian: Không thể có một CNC phù hợp cho tất cả các loại
cây trồng, vật nuôi ở mỗi địa phương hay mỗi quốc gia mà tùy theo loại cây trồng, vật
nuôi khác nhau ở từng tiểu vùng sinh thái khác nhau, ở mỗi quốc gia khác nhau thì
CNC ứng dụng cũng khác nhau.
- Phù hợp với thời gian: Ở trình độ khoa học cơng nghệ từng giai đoạn phát
triển khác nhau thì CNC ứng dụng khác nhau.
- Tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến: Dù CNC ở giai đoạn nào đi chăng nữa
thì ứng dụng CNC tại thời điểm đó phải ứng dụng cơng nghệ tiên tiến hơn so với sản xuất
đại trà, ứng dụng công nghệ phù hợp với giai đoạn trình độ cơng nghệ tiên tiến ở tại thời
điểm đó nhưng tương lai gần sẽ có cơng nghệ mới sắp ra đời.

- Đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ,
tăng tính cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao: Đây là mục tiêu sản xuất NNUDCNC,
bởi vì nếu ứng dụng CNC dù năng suất có cao nhưng chất lượng khơng tốt, an tồn
thực phẩm khơng kiểm sốt được, giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh
kém thì ứng dụng CNC chẳng có ý nghĩa gì trong thực tiễn.
- Đảm bảo môi trường sinh thái bền vững: Dù ứng dụng tổng hợp CNC phù hợp
với sản xuất nông nghiệp đi chăng nữa nhưng nếu các CNC ứng dụng không đảm bảo
môi trường sinh thái bền vững thì cũng khơng được gọi là NNUDCNC.
Trong phạm vi đề tài này sử dụng theo khái niệm NNCNC của Vụ Khoa học
Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT.
* Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: là khu CNC tập trung thực hiện
hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp
để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật ni cho năng
suất, chất lượng cao; phịng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo
ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản
phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNUDCNC và phát triển dịch vụ CNC
phục vụ nông nghiệp. (Theo Điều 32, Luật Công nghệ cao 2008).

12


* Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là DN ứng dụng CNC
trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao
(Theo Điều 3, Luật Công nghệ cao 2008).
c. Về trồng rau cơng nghệ cao
+ Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ,
được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống. (TS. Lê Thị
Khánh (2009), Đại học Nông Lâm Huế).
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa
trên cơng dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng

ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn
giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố
tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được
khẳng định qua câu tục ngữ “cơm khơng rau như đau khơng thuốc”.
+ Rau an tồn
Theo Điều 2, Quyết định 106/2007 của Bộ NN&PTNT: Rau an toàn là những
sản phẩm rau tươi (bao gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm; nấm
thực phẩm) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an tồn.
Đồng thời, rau an tồn được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, mơi trường, dinh
dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices).
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau đây nếu
vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào loại khơng an tồn, các nhóm chất đó là: 1/
Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ). 2/ Số lượng vi sinh vật và ký sinh
trùng gây bệnh. 3/ Dư lượng đạm nitrát. 4/ Dư lượng các kim loại nặng (chì, thuỷ
ngân, asêníc, kẽm, đồng...). Trong 4 nhóm trên thì nhóm 1 và 2 nếu có hàm lượng
chứa trong rau vượt ngưỡng cho phép thì khi ăn vào sẽ bị ngộ độc tức thì, đa phần các
trường hợp ngộ độc do ăn rau thường do nhóm 1 hay nhóm 2 gây ra. Ngộ độc do nhóm
3 và 4 phải tích lũy đến một mức độ nào đó mới biểu hiện ra ngoài, nhưng khi đã biểu
hiện ra ngoài rồi thì thường là khó chữa.
+ Trồng rau theo cơng nghệ cao là việc gia tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật
trong sản phẩm, từ việc tạo, chọn và sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng,
kháng hoặc chống chịu tốt với các loại dịch hại, đây có thể là những giống lai thế hệ

13


F1, gốc ghép, nuôi cấy mô; ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác từ gieo
trồng, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ.
(Theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Các kỹ thuật canh tác này có thể được thực hiện trong các nhà lưới, nhà kính

hoặc nhà màng, có thể trên mặt đất, trên khơng hoặc dưới lịng đất, canh tác trong mơi
trường đất, các loại giá thể khác nhau (địa canh), trong môi trường nước (thủy canh)
hoặc trong khơng khí (khí canh).
1.2. Một số lý thuyết về thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau công nghệ cao
1.2.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi có thể thấy đầu tư trực tiếp nước
ngồi có những đặc điểm như sau:
- Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích
hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên
hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển cần
lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI phục vụ cho các mục
tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ mục
đích lợi nhuận của chủ đầu tư.
- Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp luật của từng nước để
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát DN nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về điều này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%,
Pháp và Anh là 20%. Theo quy định của OECD 1996 thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết của DN- mức được chấp nhận cho phép nhà đầu tư
nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý DN.
- Thứ ba, thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của DN mà họ bỏ vốn đầu tư. Nó mang tính chất là thu nhập kinh doanh, không phải là
lợi tức.
- Thứ tư, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu
tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình,

14



do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế hình thức này mang tính
khả thi và hiệu quả kinh tế cao, khơng có những ràng buộc về chính trị, khơng để lại
gánh nặng nợ nần cho nước nhận đầu tư.
- Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp
nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được cơng
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là điểm hấp dẫn quan trọng
của FDI vì thơng thường, các nước tiếp nhận FDI là những nước đang phát triển có
trình độ khoa học cơng nghệ, trình độ quản lý cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Thông
qua FDI, các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hẹp được các khoảng cách về công nghệ
và học hỏi thêm về kinh nghiệm quản lý của nước chủ đầu tư.
Tóm lại, đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt FDI với các hình thức khác là
quyền kiểm sốt, quyền quản lý đối tượng tiếp nhận đầu tư. Đối với nước tiếp nhận
đầu tư thì ưu điểm của hình thức này là tính ổn định. Nhà đầu tư không thể dễ dàng rút
vốn để chuyển sang hình thức đầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước
nhận đầu tư. Đối với nhà đầu tư, họ có thể chủ động nêncó thể nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư và lợi nhuận thu về cao hơn. Nhà đầu tư có thể chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế
khác của nước nhận đầu tư, đồng thời tranh thủ những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu
tư. Tuy nhiên hình thức này mang tính rủi ro cao vì nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn
chịu trách nhiệm về dự án đầu tư.
1.2.2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngồi
Có rất nhiều lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài, song trong phạm vi của đề
tài này, tập trung vào những lý thuyết mà thu hút đầu tư vào các dự án trồng rau CNC
có thể tham khảo, vận dụng được, cụ thể là:
a. Mô hình “đàn nhạn” của Akamatsu
Mơ hình “đàn nhạn” của sự phát triển công nghiệp được Akamatsu đưa ra vào
những năm 1961 -1962. Akamatsu chia quá trình phát triển thành 3 giai đoạn: (1) sản
phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước; (2) sản phẩm
trong nước tăng lên để thay thế cho nhập khẩu; sản xuất để xuất khẩu, FDI sẽ thực hiện

ở giai đoạn cuối để đối mặt với sự thay đổi về lợi thế tương đối. Trong lĩnh vực
NNCNC, dự án trồng rau CNC cũng có thể vận dụng mơ hình “đàn nhạn” để phát triển.

15


Ozawa là người tiếp theo nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và mơ hình “đàn
nhạn”. Theo ơng, một ngành cơng nghiệp của nước đang phát triển có lợi thế tương đối
về lao động, sẽ thu hút FDI vào để khai thác lợi thế này. Tuy nhiên sau đó tiền lương
lao động của ngành này dần dần tăng lên do lao động của địa phương đã khai thác hết
và FDI vào sẽ giảm đi. Khi đó các cơng ty trong nước đầu tư ra nước ngồi (nơi có lao
động rẻ hơn) để khai thác lợi thế tương đối của nước này. Đó là q trình liên tục của
FDI. Mơ hình đã chỉ ra quá trình đuổi kịp của các nước đang phát triển: khi một nước
đuổi kịp ở nấc thang cuối cùng của một ngành công nghiệp từ kinh tế thấp sang kỹ
thuật cao thì tỷ lệ FDI ra sẽ lớn hơn tỷ lệ FDI vào. Một quốc gia đứng đầu trong đàn
nhạn, đến một thời điểm nhất định sẽ trở nên lạc hậu và nước khác sẽ thay thế vị trí đó.
Đóng góp đáng kể của mơ hình này là sự tiếp cận “động” với FDI trong một thời gian
dài, gắn với xu hướng và quá trình của sự phát triển, có thể áp dụng để trả lời câu hỏi:
vì sao các cơng ty thực hiện FDI, đưa ra gợi ý đối với sự khác nhau về lợi thế so sánh
tương đối giữa các nước dẫn đến sự khác nhau về luồng vào FDI.
Tuy nhiên, mơ hình “đàn nhạn” chưa thể trả lời các câu hỏi vì sao các cơng ty lại
thích thực hiện FDI hơn là xuất khẩu hoặc cung cấp kỹ thuật của mình, và khơng dùng
nó để giải thích vì sao FDI lại diễn ra giữa các nước tương tự về các nhân tố và lợi thế
tương đối, vì sao FDI lại diễn ra từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác. Vấn
đề quan trọng hơn là mơ hình này lờ đi vai trò của nhân tố cơ cấu kinh tế và thể chế.
b. Lý thuyết chiết trung hay mơ hình OLI
Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3
lợi thế: (1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages - viết tắt là lợi thế O - bao gồm
lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hóa chi phí giao dịch); (2) Lợi thế về khu vực
(Locational advantages - viết tắt là lợi thế L - bao gồm: tài nguyên của đất nước, quy

mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của
Chính phủ) và (3) Lợi thế về nội hóa (Internalisation advantages - viết tắt là lợi thế I bao gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm sốt và thực hiện hợp đồng; tránh được sự thiếu
thơng tin dẫn đến chi phí cao cho các cơng ty; tránh được chi phí thực hiện các bản
quyền phát minh, sáng chế).
Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thỏa mãn
trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I,

16


còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà biến
đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu
vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang
ở bước nào của quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979.
c. Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư (Investment Development Path IDP)
Theo lý thuyết này, quá trình phát triển của các nước được chia thành 5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: lợi thế L của một nước ít hấp dẫn, luồng vào FDI không đáng kể
do hạn chế của thị trường trong nước: thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, giáo dục
yếu kém, lao động khơng có kỹ năng… và hiếm khi thấy luồng ra FDI.
Giai đoạn 2: luồng vào của FDI bắt đầu tăng do lợi thế L đã hấp dẫn các nhà
đầu tư: sức mua trong nước bắt đầu tăng, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện … FDI trong
bước này chủ yếu là đầu tư vào sản xuất để thay thế nhập khẩu và những ngành khai
thác tài nguyên thiên nhiên hoặc sản xuất ra nguyên vật liệu, sản phẩm sơ chế. Luồng
ra của FDI trong giai đoạn này không đáng kể.
Giai đoạn 3: luồng vào của FDI bắt đầu giảm và luồng ra lại bắt đầu tăng. Khả
năng kỹ thuật của nước sở tại đã tiến tới sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hoá. Mặt
khác lợi thế về lao động giảm dần, nên phải chuyển đầu tư sang những nước có lợi thế
tương đương đối về lao động nhằm tìm kiếm thị trường hoặc giành những tài sản chiến
lược để bảo vệ lợi thế O. Trong giai đoạn này, luồng vào của FDI tập trung vào những
ngành thay thế nhập khẩu có hiệu quả.

Giai đoạn 4: lợi thế O của các công ty trong nước tăng lên. Những công nghệ
sử dụng nhiều lao động dần dần được thay thế bởi cơng nghệ sử dụng nhiều vốn. Mặt
khác chi phí vốn trở nên rẻ hơn chi phí lao động. Kết quả là, lợi thế L của đất nước sẽ
chuyển sang các tài sản. FDI từ các nước đang phát triển ở bước 4 sẽ vào nước này để
tìm kiếm những tài sản trên hoặc từ các nước kém phát triển hơn nhằm tìm kiếm thị
trường và đặt quan hệ thương mại. Trong bước này các công ty trong nước vẫn thích
thực hiện FDI ra nước ngồi hơn là xuất khẩu sản phẩm, bởi vì họ có thể khai thác lợi
thế I của mình. Do vậy, luồng vào và luồng ra của FDI vẫn tăng, nhưng luồng ra sẽ
nhanh hơn.

17


Giai đoạn 5: luồng ra và luồng vào của FDI tiếp tục và khối lượng tương tự
nhau. Luồng vào từ các nước có mức độ phát triển thấp hơn với mục đích tìm kiếm thị
trường và kiến thức; hoặc từ các nước đang phát triển ở bước 4 và 5 để tìm kiếm sản
xuất có hiệu quả. Do vậy luồng ra và luồng vào là tương tự.
Mơ hình OLI giải thích hiện tượng FDI theo trạng thái tĩnh, trong khi lý thuyết
IDP lại xem xét hiện tượng FDI trong trạng thái động với sự thay đổi các lợi thế này
trong từng bước phát triển. Do vậy, lý thuyết này cùng với mơ hình OLI là thích hợp
nhất để giải thích hiện tượng FDI trên toàn thế giới, tất nhiên trong đó có Việt Nam.
1.2.3. Đặc điểm và phân loại cây rau
a. Đặc điểm của ngành sản xuất rau
- Sản xuất rau là một ngành sản xuất sản phẩm có tính chất hàng hóa cao: Rau
ln ln địi hỏi non, ngon, tươi, khơng sâu bệnh, thẩm mỹ hàng hóa cao. Vì vậy
các khâu sản xuất từ thời vụ đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, vận
chuyển phải kịp thời, liên quan nhiều đến các ngành khác: giá cả, thu mua, kế
hoạch, phân phối...
- Rau yêu cầu công lao động cao, kỹ thuật cao và tỉ mỉ: Đặc điểm của cây rau là
bộ rễ nhỏ yếu, thân lá non, mềm, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh yếu, nên

phải chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên. Hệ số quay vịng cao (trung bình 3 - 5 vụ/năm) nên
cần nhiều cơng lao động/đơn vị diện tích. Thời vụ trồng khẩn trương, địi hỏi phân bón
nhiều, cần nhiều thiết bị như nhà lưới, phòng điều hòa nhiệt độ, thiết bị tưới tự động,
định giờ, PE, làm giàn, thiết bị che chắn nắng, mưa, sương.
- Rau có thể luân canh, xen canh, gieo lẫn: Rau trồng có nhiều loại: cao cây,
thấp cây, rễ ngắn, rễ dài, loại ưa sáng mạnh, loại ưa sáng yếu, thời gian sinh trưởng dài
ngắn khác nhau và yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Trồng như vậy để tận dụng
không gian và thời gian, tăng sản lượng/đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế đồng
thời cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh.
- Rau thường được thông qua thời kỳ vườn ươm: Bộ rễ của cây rau có khả năng
tái sinh tốt (trừ các loại đậu, rau ăn rễ củ), hạt nhỏ, cây con nhỏ, yếu ớt, rễ ăn nông nên
cần tập trung gieo trên một diện tích nhỏ để có điều kiện bồi dục, chăm sóc cho bộ rễ
khỏe, thân lá phát triển tốt, cứng cáp, đảm bảo tỷ lệ sống cao, dễ thích nghi với ruộng
đại trà. Đồng thời tranh thủ không gian và thời gian cho sản xuất.

18


- Rau thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại: Ruộng rau là môi trường cho sâu
bệnh phát triển tốt: trồng với mật độ dày, thâm canh cao, ruộng luôn luôn ẩm, thân lá rậm
rạp. Bản chất cây rau do vách tế bào mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng
nước cao, trồng nhiều chủng loại liên tục, luân canh khơng triệt để, khả năng chống thuốc
hóa học kém, đặc biệt có những bệnh lây lan hiểm nghèo (xoăn lá, thối nhũn).
- Rau yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt: Rau là cây rất mẫn cảm với điều kiện ngoại
cảnh, nhất là điều kiện thời tiết khí hậu, yêu cầu bố trí thời vụ thích hợp, thu đúng thời
vụ, thời điểm tiêu thụ: Ví dụ bắp cải trồng muộn khơng cuốn, su hào bị xơ, đậu cô ve
trồng vụ hè khơng ra hoa.
- Rau có thể trồng trong điều kiện nhân tạo: Rau có nhiều loại, nhiều biến
chủng khác nhau, khối lượng thân lá, rễ nhỏ, chiếm chỗ không gian hẹp, thời gian sinh
trưởng ngắn, có thể trồng trong điều kiện nhân tạo: rau sạch, rau trái vụ hay rau trong

nhà kính, nhà ấm, hoặc dùng PE che phủ những nơi điều kiện thời tiết bất lợi như băng
tuyết, quá lạnh cây không thể sinh trưởng được...
b. Phân loại cây rau
Có nhiều tiêu chí phân loại cây rau, trong đề tài này tập trung vào tiêu chí phân
loại dựa vào bộ phận sử dụng (phần ăn được). Phương pháp này là căn cứ vào những
cây rau có bộ phận sử dụng làm thực phẩm giống nhau thì được xếp cùng một loại.
Các loại rau thông thường được xếp thành 6 loại (nhóm) chính:
- Rau ăn lá: cải bắp, cải bao, rau dền, cơm xôi, xà lách, diếp....
- Rau ăn quả: Cà chua, cà, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp, đậu cô ve, đậu
rồng, đậu Hà Lan, su su, dưa hấu, dưa bở, dưa gang, dưa lê, đu đủ,...
- Rau ăn củ:
Rau cho rễ củ: cà rốt, của cải trắng, củ dền, củ đậu...
Rau cho thân củ: su hào, hành, tỏi, khoai tây, măng tây
- Rau ăn nụ, hoa: súp lơ, atisô, hoa thiên lý...
- Rau gia vị: ớt, hành, tỏi, mùi, nghệ, gừng, hành tây,..
- Nấm: nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm sị, nấm hương
Những cây có bộ phận sử dụng giống nhau thì thường có kỹ thuật trồng giống
nhau, có giá trị cho mục đích trồng trọt, nhưng trong thực tiễn phân loại này chưa nói

19


×