BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------oo0oo-------
NGUYỄN THỊ ĐỖ UYÊN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
-------oo0oo-------
NGUYỄN THỊ ĐỖ UYÊN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC MINH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Đỗ Uyên
Sinh ngày 08 tháng 03 năm 1985 – tại Bà Rịa Vũng Tàu
Quê quán: Thị trấn Đất Đỏ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
chi nhánh Vũng Tàu
Là học viên cao học khóa: 12C3 của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
Mã số học viên 020112100259
Cam đoan đề tài: Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng; Mã số: 60.31.12
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Minh
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố tồn
bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Ngày 25 tháng 02 năm 2014
Nguyễn Thị Đỗ Uyên
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
TT
THỨ TỰ
TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH
TRANG
Phần bảng
Nhân sự tại Agribank chi nhánh Vũng Tàu đến
1
Bảng 2.1
30/06/2013
25
Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Vũng
2
Bảng 2.2
Tàu giai đoạn 2008 – 30/06/2013
32
Kết quả thu dịch vụ ròng của Agribank chi nhánh
3
Bảng 2.3
4
Bảng 2.4
Vũng Tàu giai đoạn 2008 – 30/06/2013
34
Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn
2008 – 30/06/2013
37
Một số chỉ tiêu về chất lượng hoạt động của chi
5
Bảng 2.5
nhánh
39
Biểu so sánh tỷ lệ chi phí/ thu nhập của các ngân
6
Bảng 2.6
hàng trên địa bàn
40
Một số khoản chi phí lớn trong hoạt động kinh
7
Bảng 2.7
doanh của Agribankchi nhánh Vũng Tàu
43
Biểu đồ
Tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Agribank
1
Biểu đồ 2.1
chi nhánh Vũng Tàu
27
Nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank chi nhánh
2
Biểu đồ 2.2
Vũng Tàu
28
Thị phần vốn huy động của Agribank chi nhánh
3
Biểu đồ 2.3
4
Biểu đồ 2.4
Vũng Tàu đến 30/06/2013
29
Tình hình tăng trưởng tín dụng của Agribank chi
nhánh Vũng Tàu
31
Thị phần tín dụng của Agribank chi nhánh Vũng
5
Biểu đồ 2.5
Tàu đến 30/06/2013
31
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi
6
Biểu đồ 2.6
7
Biểu đồ 2.7
nhánh Vũng Tàu giai đoạn 2008 - 30/06/2013
Kết cấu thu nhập của chi nhánh đến 30/06/2013
36
38
Hình vẽ
Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Agribank
1
Hình 2.1
chi nhánh Vũng Tàu
26
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
NHNN
Nghĩa tiếng nước ngoài
Nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCTD
Tổ chức tín dụng
BRVT
ATM
Bà Rịa - Vũng Tàu
Automatic teller machine
Máy rút tiền tự động
POS
Point of Sale
Máy chấp nhận thanh toán thẻ
EDC
Electronic Data Capture
Interbank Payment and
Customer Accounting System
Very important personal
Thiết bị đọc thẻ điện tử
Hệ thống thanh toán và kế toán
khách hàng
Khách hàng lớn
IPCAS
VIP
Tên đề tài:
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU
MỤC LỤC
TRANG
Mở đầu............................................................................................................................1
Chương 1. Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. .........4
1.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.............................4
1.1.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại .......................4
1.1.1.1. Hoạt động huy động vốn............................................................................4
1.1.1.2. Hoạt động cấp tín dụng..............................................................................4
1.1.1.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ ............................................................5
1.1.1.4. Các hoạt động kinh doanh khác.................................................................5
1.1.2. Xu hướng phát triển hiện nay đối với hoạt động của các ngân hàng................5
1.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng...........................................................................7
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh ................................................7
1.2.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh .......................................................................8
1.2.2.1. Đối với ngân hàng......................................................................................8
1.2.2.2. Đối với nền kinh tế ....................................................................................9
1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.....................................10
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ..........................................................10
1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập chi phí.....................................................13
1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro ...............................................................13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .........15
1.4.1. Các nhân tố bên trong .....................................................................................15
1.4.1.1. Năng lực tài chính của ngân hàng............................................................15
1.4.1.2. Năng lực quản trị, điều hành....................................................................16
1.4.1.3. Khả năng ứng dụng tiến bộ cơng nghệ ....................................................16
1.4.1.4. Trình độ, chất lượng người lao động .......................................................17
1.4.2. Các nhân tố bên ngồi .....................................................................................17
1.4.2.1. Tình hình kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế 17
1.4.2.2. Sự cạnh tranh trong khu vực tài chính ngân hàng ...................................18
1.4.2.3. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô ............................................................19
Kết luận chương 1 ........................................................................................................22
Chương 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu và các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng ...................................................................23
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu .................23
2.1.1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu .......................................................................................................................23
2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ................................23
2.1.1.2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn......................................24
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu..........24
2.1.2.1. Sơ lược về Agribank ..................................................................................24
2.1.2.2. Sự ra đời và phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu .......................25
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại chi nhánh .....................................................27
2.2.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................................27
2.2.1.1. Kết quả đạt được ........................................................................................27
2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ..............................................29
2.2.2. Hoạt động tín dụng..........................................................................................30
2.2.2.1. Dư nợ cho vay............................................................................................30
2.2.2.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng .................................................................32
2.2.3. Hoạt động thanh tốn và dịch vụ ....................................................................32
2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu .....................35
2.3.1. Kết quả kinh doanh .........................................................................................35
2.3.2. Kết cấu thu nhập..............................................................................................36
2.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động .................................................38
2.3.3.1. Mức chênh lệch lãi suất bình qn ..........................................................39
2.3.3.2. Kết quả thu nhập - chi phí........................................................................40
2.3.3.3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản..............................................................41
2.3.3.4. Tỷ lệ nợ xấu .............................................................................................41
2.4. Phân tích tác động của các nhân tố.........................................................................42
2.4.1. Chi phí.............................................................................................................42
2.4.2. Rủi ro...............................................................................................................44
2.4.3. Quản lý điều hành ...........................................................................................44
2.4.4. Chất lượng tín dụng đầu tư .............................................................................45
2.4.5. Khả năng tạo thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ............................................46
2.5. Những mặt hạn chế và nguyên nhân ......................................................................47
2.5.1. Hạn chế............................................................................................................47
2.5.2. Nguyên nhân của sự hạn chế...........................................................................48
2.5.2.1. Về công tác huy động vốn .......................................................................48
2.5.2.2. Về cơng tác tín dụng ................................................................................49
2.5.2.3. Hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng ............................................50
2.5.2.4. Năng lực công nghệ .................................................................................51
2.5.2.5. Nguồn nhân lực........................................................................................51
Kết luận chương 2 ..........................................................................................................53
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi
nhánh Vũng Tàu ..........................................................................................................54
3.1. Căn cứ đề xuất những giải pháp .............................................................................54
3.1.1. Định hướng phát triển của Agribank Việt Nam đến 2016 ..............................54
3.1.2. Định hướng phát triển của Agribank chi nhánh Vũng Tàu.............................54
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng
Tàu .................................................................................................................................55
3.2.1. Triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động vốn .......................................55
3.2.2. Kiểm soát tăng trưởng và đảm bảo chất lượng tín dụng.................................56
3.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh.........................................................................58
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng...............................................58
3.2.3.2. Tăng cường công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu...........................60
3.2.3.3. Đa dạng dịch vụ .......................................................................................62
3.2.4. Quản lý tốt chi phí...........................................................................................62
3.2.5. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ..........................................................64
3.2.6. Thực hiện tốt công tác quản trị, điều hành......................................................65
3.3. Các kiến nghị..........................................................................................................65
3.3.1. Với Agribank Việt Nam..................................................................................65
3.3.1.1. Về sản phẩm dịch vụ..................................................................................65
3.3.1.2. Về hệ thống công nghệ thông tin ...............................................................67
3.3.1.3. Về cơ chế quản lý điều hành......................................................................67
3.3.2. Với Ngân hàng Nhà nước ...............................................................................68
Kết luận chương 3 ........................................................................................................71
Kết luận chung .............................................................................................................72
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho nền kinh tế có những bước phát triển
mới, và thị trường tài chính ngân hàng cũng vậy. Hoạt động ngân hàng tại Việt
Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng, do đó sự gia tăng cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.
Sức ép cạnh tranh tác động đến ngân hàng như thế nào phụ thuộc một phần
vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng này trong
mơi trường kinh doanh hiện nay.Các ngân hàng khơng có khả năng cạnh tranh sẽ
được thay thế bằng các ngân hàng có hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy, hiệu quả
trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân
hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Thêm vào đó, tình hình kinh tế không ổn định càng làm cho hoạt động của
ngân hàng trở nên khó khăn, địi hỏi phải vừa có giải pháp hiệu quả nhằm củng cố
khả năng cạnh tranh, phịng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời có thể phản
ứng kịp thời trước những biến động của thị trường.
Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu bức thiết của ngành ngân hàng, tôi đã lựa
chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu”với mong muốn chi
nhánh nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và đủ tiềm
lực ứng phó với những tác động bất lợi của nền kinh tế.
2. Mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu việc đo lường hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Vũng Tàu, làm rõ các nguyên nhân ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua.
2
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động, và
tăng khả năng cạnh tranh, góp phần phục vụ cho mục tiêu phát triển của chi nhánh
trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu:hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Vũng Tàu trong khoảng thời
gian từ 2008 đến tháng 6/2013. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một phạm trù
rộng nên đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả theo quan điểm khả năng tạo lợi
nhuận và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lợi luận của chi nhánh.
4. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở lý luận sử dụng cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài: lý luận về hoạt
động của ngân hàng thương mại và những xu hướng phát triển hiện nay; hiệu quả
hoạt động của ngân hàng được thể hiện như thế nào, đồng thời đề cập đến những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu các vấn đề: thực trạng hoạt
động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh
Vũng Tàu hiện nay như thế nào? Hoạt động kinh doanh có hiệu quả khơng? Và
những nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh? Bên cạnh
những thành tựu đạt được cịn có những hạn chế gì?
Trả lời được những câu hỏi trên đây, ta sẽ tìm ra những giải pháp và kiến nghị
nào là cần thiết nhằm góp phần thay đổi tình hình hoạt động của chi nhánh hiện
nay, nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh
tranh trên địa bàn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào các số liệu báo cáo về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, tiến
hành phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, so sánh số liệu củacác
năm để đánh giá mức độ phát triển. Song song với đó, thực hiện thu thập số liệu
3
hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn để theo dõi, đánh giá khả năng cạnh
tranh của chi nhánh.
Dựa vào thực tế kinh doanh, thực hiện phân tích định tính các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh, những tác động tích cực và tiêu cực.
Từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết góp phần giúp Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Vũng Tàu ngày càng phát triển vững
mạnh.
Đề tài còn sử dụng nguồn số liệu trong báo cáo của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu, tài liệu của các cơ quan chính quyền địa phương…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1:Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và những nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Chương 2:Thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Vũng Tàu
và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Agribank chi
nhánh Vũng Tàu.
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, có vai trị rất quan trọng
đối với bất kỳ ngân hàng thương mại (NHTM) nào vì nguồn vốn huy động chiếm
tỷ trọng đa số trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. NHTM được huy động
vốn dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức tiền gửi thanh
tốn khác;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam, các tổ
chức tín dụng nước ngồi;
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN;
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. [3]
1.1.1.2. Hoạt động cấp tín dụng
Là hoạt động chủ chốt của ngân hàng và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, thơng qua hoạt động tín dụng NHTM đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ
cho nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển nhanh hơn.
Hoạt động tín dụng của một NHTM bao gồm: cho vay ngắn, trung và dài hạn
đối với cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống và thực hiện các dự án đầu tư; chiết khấu giấy tờ có giá; bảo lãnh
5
ngân hàng; cho th tài chính. Ngồi ra cịn có các hình thức tín dụng khác như
thấu chi, góp vốn, đồng tài trợ…[3]
1.1.1.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Là hoạt động quan trọng và mang tính đặc thù của NHTM, nhờ vào hoạt động
này mà các giao dịch thanh tốn của tồn bộ nền kinh tế được thực hiện một cách
thơng suốt và thuận lợi hơn; đồng thời góp phần hạn chế lượng tiền mặt lưu hành
trong nền kinh tế.
Hoạt động thanh toán và ngân quỹ của NHTM với các hoạt động chính gồm:
cung cấp phương tiện thanh tốn; thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc
tế cho khách hàng; thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ; dịch vụ ngân quỹ như kiểm
đếm, bảo quản và vận chuyển tiền mặt; các dịch vụ thanh toán khác theo quy định
của NHNN. [3]
1.1.1.4. Các hoạt động kinh doanh khác
Bao gồm: góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại
hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính, lập dự án
đầu tư, bảo quản vật quý giá …[3]
1.1.2. Xu hướng phát triển hiện nay đối với hoạt động của các ngân hàng
Tác động của quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa khu vực tài chính và
đặc biệt là những thay đổi to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
nay, đã làm các ngân hàng thương mại đang phải trải qua những thay đổi về cấu
trúc, chức năng, loại hình tổ chức… Những thay đổi này đã có những ảnh hưởng
khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Những xu
hướng ảnh hưởng này tác động đến hoạt động của ngân hàng như:
Sự phát triển nhanh chóng danh mục sản phẩm dịch vụ: trong thời gian qua
trước sức ép cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng như địi hỏi
cao hơn từ phía khách hàng và sự thay đổi của công nghệ ngân hàng, đã đẩy các
ngân hàng thương mại phải nhanh chóng gia tăng việc mở rộng các hoạt động dịch
vụ tài chính cung cấp cho các khách hàng. Chính điều này đã làm tăng chi phí hoạt
động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, những dịch vụ mới này cũng tạo ra
6
những nguồn thu mới cho ngân hàng, và hiện nay nguồn thu từ một số hoạt động
của các dịch vụ này có xu hướng tăng trưởng nhanh so với các nguồn thu truyền
thống từ lãi cho vay.
Thách thức của áp lực cạnh tranh: sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng
thương mại không chỉ gia tăng ở sản phẩm dịch vụ truyền thống mà giờ còn gia
tăng mạnh mẽ ở các hoạt động dịch vụ tài chính. Những hoạt động dịch vụ này
đang phải đối mặt cạnh tranh trực tiếp từ các ngân hàng thương mại khác và các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng như: các cơng ty tài chính, cơng ty chứng khốn, các
tổ chức bảo hiểm… đây thực sự là những động lực thúc đẩy sự phát triển của các
dịch vụ trong tương lai. Mặt khác, sức ép gia tăng của cạnh tranh còn thể hiện ở
chỗ, các ngân hàng đang phải đối mặt với các khách hàng có nhiều hiểu biết và
nhạy cảm hơn với lãi suất. Do vậy, ngân hàng thương mại luôn phải nâng cao khả
năng cạnh tranh để có thể duy trì được các khách hàng truyền thống cũng như qua
đó thu hút thêm được nhiều khách hàng mới.
Sự gia tăng chi phí vốn: sự gia tăng cạnh tranh cùng với quá trình tiền tệ hóa
diễn ra nhanh chóng và q trình tự do hóa khu vực tài chính đã làm tăng chi phí
bình qn của các tài khoản tiền gửi vì các ngân hàng phải trả lãi suất do thị trường
cạnh tranh quyết định. Đồng thời, để bảo đảm tính ổn định và phát triển bền vững
của hệ thống ngân hàng, Chính phủ cũng yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn
chủ sở hữu của mình nhiều hơn để tài trợ cho các tài sản của ngân hàng. Điều này
đã làm chi phí vốn của các ngân hàng gia tăng đáng kể và để nâng cao được khả
năng cạnh tranh của mình buộc các ngân hàng ln phải tìm cách cắt giảm chi phí
hoạt động và tìm nguồn vốn mới như chứng khốn hóa một số tài sản.
Tiến bộ của công nghệ ngân hàng: trước sức ép cạnh tranh, để phục vụ khách
hàng tốt hơn đòi hỏi các ngân hàng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới trên nền tảng
phát triển của công nghệ thông tin như sử dụng các hệ thống ngân hàng tự động và
điện tử để thay thế cho các hệ thống dựa trên công nghệ sử dụng nhiều lao động, ví
dụ như các hoạt động nhận tiền gửi, thanh tốn bù trừ và cấp tín dụng. Đặc biệt
phát triển hệ thống máy rút tiền tự động cho phép khách hàng truy nhập tài khoản
7
tiền gửi 24/24, hay hệ thống máy thanh toán POS được đặt tại các siêu thị, trung
tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn… đang dần có thể thay thế cho phương thức
thanh toán bằng tiền mặt.
Xu hướng mở rộng hoạt động về mặt địa lý: để khai thác hiệu quả hệ thống
ngân hàng tự động trên nền tảng của tiến bộ cơng nghệ ngân hàng, hiện nay các
ngân hàng có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động về mặt địa lý để gia tăng số
lượng khách hàng bằng việc thành lập nhiều chi nhánh, phịng giao dịch mới.
Ngồi ra, xu hướng tổ chức xây dựng mơ hình tập đồn kinh tế sở hữu ngân hàng
hay mua lại các ngân hàng nhỏ và đưa chúng thành bộ phận của các ngân hàng đa
trụ sở đang diễn ra ngày càng phổ biến. Số lượng các ngân hàng cổ phần ngày
càng gia tăng và số lượng các ngân hàng nhỏ có xu hướng giảm dần.
Q trình tồn cầu hóa: tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc hơn bao giờ hết, sự mở rộng về mặt địa lý và hợp nhất
của các ngân hàng lớn trên thế giới đã vượt khỏi ranh giới lãnh thổ của một quốc
gia, trở thành đối thủ cạnh tranh hết sức lớn của các ngân hàng nội địa. Chính q
trình này đã và đang buộc các ngân hàng nội địa phải tìm cách giảm thiểu chi phí
hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. [4]
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh
- Hiệu quả
Theo định nghĩa trong cuốn “ Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, kinh tế lượng
Anh – Việt” trang 255 của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “ hiệu quả efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “ mối tương quan giữa đầu vào các
yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được
dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào”.
Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành cơng mà các doanh nghiệp đạt
được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử sụng và các đầu ra mà họ sản xuất,
nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.
8
Mục tiêu của các nhà sản xuất có thể đơn giản là cố gắng tránh lãng phí, bằng
cách đạt được đầu ra cực đại từ các đầu vào giới hạn hoặc bằng việc cực tiểu hóa
sử dụng đầu vào trong sản xuất các đầu ra đã cho. Ở mức cao hơn, mục tiêu của
các nhà sản xuất có thể địi hỏi sản xuất các đầu ra đã cho với chi phí cực tiểu,
hoặc sử dụng các đầu vào đã cho sao cho cực đại hóa doanh thu, hoặc phân bổ các
đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh
với chi phí thấp nhất.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh: so sánh giữa
đầu vào với đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh
thu được.
Biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh
doanh mang lại và được đo bằng lượng lợi nhuận mang lại trên một chi phí đầu
vào hay lượng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản
xuất. Ở góc độ này, hiệu quả hoạt động phản ánh khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp. Hiệu quả hoạt động là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh vì mục
đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận. [1]
1.2.2. Vai trò của hiệu quả kinh doanh
1.2.2.1. Đối với ngân hàng
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hướng tới trong quá
trình hoạt động, được thể hiện cụ thể qua yếu tố lợi nhuận, và nó mang ý nghĩ sống
còn đối với hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng chỉ tồn tại và phát triển được
khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu một ngân hàng hoạt động khơng có hiệu quả, thu
khơng đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì ngân hàng đó sẽ dần đi đến chỗ phá sản. Đặc
biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay
gắt và khốc liệt, vì vậy hiệu quả kinh doanhvừa là mục tiêu của các ngân hàng
9
trong quá trình hoạt động, vừa là động lực để các ngân hàng khơng ngừng hồn
thiện bản thân nhằm nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của
chính mình.
Hiệu quả kinh doanh càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng
càng vững chắc, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động
kinh doanh, thực hiện đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, tăng khả năng cạnh tranh, tạo đà nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Kinh doanh hiệu quả tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho
cán bộ nhân viên; là động lực to lớn kích thích tinh thần làm việc, phát huy cao
nhất sự sáng tạo và khả năng của nhân viên đối với hoạt động của ngân hàng, là cơ
sở cho những bước phát triển tiếp theo.
Hiệu quả kinh doanh cịn là một trong những cơng cụ hữu hiệu để các nhà
quản trị ngân hàng thực hiện các chức năng của mình. Việc xem xét và tính tốn
hiệu quả kinh doanh khơng những chỉ cho biết việc kinh doanh đạt ở mức độ nào
mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích, tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện
pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng thu nhập và giảm chi phí nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy, xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì
phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trị rất quan trọng và không thể thiếu được
trong việc kiểm tra, đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất,
lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu mà ngân
hàng đề ra.
1.2.2.2. Đối với nền kinh tế
Hiệu quả kinh doanh có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế, hiệu quả kinh doanh đối với nền kinh tế được phản ánh bằng hiệu quả kinh
doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội.
Khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất kinh
doanh; và một khingành nghề này phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các
ngành nghề khác, từ đó tạo nên sự phát triển đồng bộ của cả nền kinh tế. Ngược lại
nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng chocác thành
10
phần kinh tế có điều kiện phát triển hơn nữa, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là điều kiện tài chính để các chủ thể kinh tế thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm với Nhà nước và xã hội thông qua các khoản thuế. Lợi
nhuận mà họ đạt được càng cao thì số thuế Nhà nước thu được càng nhiều, ngân
sách quốc gia sẽ tăng lên. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái
sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phịng, tạo thêm
cơng ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân.
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG
Các hệ số tài chính là cơng cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá,
phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM. Mỗi hệ số cho biết mối
quan hệ giữa hai biến số tài chính qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các
chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số
này theo thời gian. Có nhiều loại hệ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía
cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các hệ số tài chính này bao gồm các
tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ số
phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng.
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Các tỷ lệ quan trọng đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng
hiện nay gồm:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – ROA (Return on Asset)
Lợi nhuận ròng
ROA (%) =
x 100
Tổng tài sản
Ý nghĩa: một đồng tài sản có tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho
thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản. Tài sản sinh lời càng lớn thì ROA
càng lớn.
11
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE (Return on Equity)
Lợi nhuận ròng
ROE (%)
x 100
=
Vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thể hiện
thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.
-Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên – NIM (Net interest Margin)
NIM (%)
Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư
chứng khốn – Chi phí trả lãi cho tiền gửi
và nợ khác
=
x 100
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí
trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua hoạt động kiểm sốt chặt chẽ tài
sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp.
-Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên – MN (Non interest Margin)
Thu ngoài lãi – Chi phí ngồi lãi
MN (%)
x 100
=
Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu
ngồi lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngồi lãi mà ngân
hàng phải chịu gồm tiền lương, chi phí sữa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn
thất tín dụng. Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm vì
chi phí ngồi lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng
các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
- Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên: phản ánh hiệu quả của việc duy trì sự tăng
trưởng của các nguồn thu so với mức tăng của chi phí.
Tỷ lệ thu nhập hoạt
động cận biên (%)
Tổng thu từ hoạt động -Tổng chi phí
hoạt động
x 100
=
Tổng tài sản
12
-Thu nhập trên cổ phiếu – EPS (Earning Per Share): đo lường trực tiếp thu
nhập của các cổ đơng tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
Thu nhập sau thuế
EPS
=
Tổng số cổ phiếu thường phát hành
Một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền thống mà các nhà
quản lý ngân hàng tại Việt Nam thường sử dụng để điều hành hoạt động kinh
doanh là chênh lệch lãi suất bình quân (hay chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra),
được tính như sau:
Tổng chi phí trả lãi
Thu từ lãi
Chênh lệch lãi suất
= Tổng tài sản sinh lời
bình quân
-
Tổng nguồn vốn phải trả lãi
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian
của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo
lường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu
hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình qn. Nếu các nhân tố khác khơng đổi,
chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên,
buộc hội đồng quản trị phải cố gắng tìm ra những biện pháp (như thu phí từ các
dịch vụ mới) bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.
Ngồi ra cịn có thước đo khả năng sinh lợi khác là tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài
sản cố định, bằng tổng thu nhập hoạt động chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này có thể
được chia thành hai phần quan trọng, phần thứ nhất là mức thu lãi bình quân trên
tài sản và mức thu lãi ngồi bình qn trên tài sản, bộ phận thứ hai chủ yếu gồm
phí thu từ các dịch vụ. Điều này được thể hiện như sau:
Tổng thu từ hoạt động
Thu nhập lãi
=
Tổng tài sản
Thu nhập ngoài lãi
+
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kém chất
lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việc tăng
nguồn thu ngồi lãi. Những khoản phí này củng cố tổng nguồn thu, giúp tăng thu
13
nhập rịng cho cổ đơng của ngân hàng. Ngày nay các nhà quản lý ngân hàng cũng
đang nổ lực hạn chế tỷ trọng tài sản không sinh lời (tiền mặt, tài sản cố định và tài
sản vơ hình) trong tổng tài sản. [4]
1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập chi phí
Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, nhiều ngân hàng đã nhận ra sự cần thiết
của việc nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Điều này có nghĩa là
làm giảm các chi phí hoạt động và tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa
và nâng cao trình độ nhân viên. Do đó, các thước đo phản ánh rõ nhất tính hiệu quả
trong hoạt động ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm:
- Tổng chi phí hoạt động/ tổng thu từ hoạt động:là thước đo phản ánh mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp
chi phí trong hoạt động của ngân hàng
- Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/số nhân viên làm việc đầy đủ thời
gian): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng. [4]
1.3.3. Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro
Bên cạnh yếu tố lợi nhuận, các ngân hàng còn rất chú trọng đến cơng tác
kiểm sốt rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng thường quan tâm đến
6 loại rủi ro chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi
suất, rủi ro thu nhập và rủi ro phá sản. Các chỉ số đo lường mức độ rủi ro của ngân
hàng bao gồm:
Đối với rủi ro tín dụng:
- Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay và cho
thuê.
- Tỷ số giữa các khoản xóa nợ rịng so với tổng cho vay và cho thuê.
- Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho
vay và cho thuê hay với tổng vốn chủ sở hữu.
- Tỷ số giữa dự phịng tổn thất tín dụng so với tổng cho vay và cho thuê hay
với tổng vốn chủ sở hữu.
14
Khi hai chỉ tiêu đầu tăng, rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng gia tăng, ngân
hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản. Hai chỉ tiêu cuối nói lên sự chuẩn bị của một
ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thơng qua việc trích lập quỹ dự phịng
tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại.
Thước đo đối với rủi ro thanh khoản:
- Các khoản vay của ngân hàng so với tổng tài sản
- Tỷ số giữa cho vay ròng trên tổng tài sản
- Tỷ số giữa tiền mặt và số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài
sản
- Tỷ số giữa khoản mục tiền mặt và chứng khoác của chính phủ so với tổng
tài sản
Rủi ro thị trường
- Tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường ước tính của các tài sản
ngân hàng
- Tỷ số giữa các khoản cho vay và chứng khoán lãi suất cố định so với các
khoản cho vay và chứng khốn có lãi suất thả nổi; tỷ số giữa các nguồn vốn lãi
suất cố định so với các nguồn vốn lãi suất thả nổi.
- Tỷ số giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
Rủi ro lãi suất
- Tỷ số giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: khi
quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong một
kỳ hạn nhất định thì ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái khơng thuận lợi, thua lỗ sẽ xảy
ra nếu lãi suất giảm. Ngược lại, khi quy mô vốn nhạy cảm lãi suất vượt quá tài sản
nhạy cảm lãi suất thì thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng.
- Tỷ số giữa tiền gửi không được bảo hiểm trên tổng số tiền gửi.
Rủi ro thu nhập
- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của thu nhập sau thuế
- Độ lệch chuẩn hoặc phương sai của thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và
của thu nhập trên tài sản (ROA).
15
Độ lệch chuẩn hay phương sai của thu nhập càng cao thì rủi ro thu nhập của
ngân hàng càng cao.
Rủi ro phá sản:
- Tỷ lệ địn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này
phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên 1 đồng vốn chủ sở hữu và
ngân hàng phải dựa vào nguồn vốn vay là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro
phá sản của ngân hàng càng cao.
Ngồi các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân
hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng nhiều hệ số tài chính khác như: tổng
dư nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động), hay
chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền
kinh tế)… [4]
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG
1.4.1. Các nhân tố bên trong
1.4.1.1. Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện:
- Trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở
hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu
ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như khả năng huy động và cho
vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị cơng nghệ.
- Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt
động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến
hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ
phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp
các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phịng đầy đủ.
- Chất lượng tài sản có: là ngun nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân
hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý khơng đầy đủ trong chính
sách cho vay từ trước đến nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì