Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hệ thống giám sát tài chính tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TẠ THU HỒNG NHUNG

HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TẠ THU HỒNG NHUNG

HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: NGƯT. PGS.,TS. LÝ HỒNG ÁNH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về cơng trình khoa học này của mình cụ
thể:
Tôi tên là: Tạ Thu Hồng Nhung
Sinh ngày 19 tháng 01 năm 1990
Quê quán: Xã Bảo Khê, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ thường trú: 282/65 Bùi Hữu Nghĩa, P2, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Là học viên lớp cao học 16B1 của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh. Mã số học viên: 020116140170
Cam đoan đề tài: “Hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam”
Người hướng dẫn khoa học: NGƯT. PGS., TS. Lý Hoàng Ánh
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố tồn
bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP. HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Học viên

Tạ Thu Hồng Nhung



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến phòng
Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đặc biệt là giảng viên
hướng dẫn NGƯT. PGS., TS. Lý Hoàng Ánh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ học viên với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt q trình nghiên cứu và
hồn thành đề tài "Hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam"
Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giáo - Các nhà khoa học đã
trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Tài chính ngân hàng trong những năm tháng qua.
Học viên cũng xin cảm ơn sự quan tâm động viên khuyến khích cũng như sự
thơng cảm của gia đình và bạn bè thân thiết.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chun mơn cịn nhiều hạn chế nên
luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viên rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy/Cơ giáo và các bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2016
Học viên

Tạ Thu Hồng Nhung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ADB

Tiếng Anh

Tiếng Việt

The Asian Development Bank


Ngân hàng phát triển Châu Á
Bảo hiểm tiền gửi

BHTG
BIS

Bank for International Settlements Ngân hàng thanh toán quốc tế
Bộ Tài Chính

BTC
CAR

Capital Adequacy Ratio

Hệ số an tồn vốn

CTBH

Cơng ty bảo hiểm

CTCK

Cơng ty chứng khốn

CTTC

Cơng ty tài chính

IMF


International Monetary Fund

ICP

Insurance Core Principles

IOSCO

Quỹ tiền tệ thế giới
Các nguyên tắc trong hoạt động bảo
hiểm

International Organization of

Tổ chức quốc tế của các Ủy ban

Securities Commissions

chứng khoán

NH

Ngân hàng

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW


Ngân hàng Trung ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

ROA

Return on Asset

ROE

Return on Equity

Tỷ số lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở
hữu

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCVM

Tài chính vi mơ

TSC

Tài sản có



Tài sản nợ

TSN

Ủy ban chứng khoán nhà nước

UBCKNN

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

UBGSTCQG

Vốn tự có

VTC
WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
2.1

2.2

2.3


2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

2.9

2.10

Tên bảng
Bảng hệ thống các TCTD tại Việt Nam tính đến ngày
31/12/2015
Quy mơ vốn tự có của nhóm các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2015.
Các chỉ số cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam
2012 - 2014
Các chỉ tiêu cơ bản về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm
2011 - 2014
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các NHTM Việt Nam
năm 2012 - 2015
Quy mơ vốn tự có của các TCTD Việt Nam giai đoạn
2012 - 2015
Tỷ lệ ROA, ROE của các TCTD Việt Nam giai đoạn 2012
- 2015

Dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản của các công ty kinh
doanh bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Tổng hợp các vi phạm lĩnh vực chứng khoán Việt Nam
năm 2014
Số lượng các CTCK, Vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu của
các CTCK Việt Nam 2011 - 2014

Trang
24

25

26

27

53

55

56

58

59

61


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Mơ hình giám sát hợp nhất tại Singapore

20

2.1

Mơ hình hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam

34

2.2

Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

39

2.3

Sơ đồ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

40


2.4

Cục quản lý và giám sát bảo hiểm

43

2.5

Cơ cấu tổ chức bộ máy giám sát thị trường chứng khốn

46

2.6

Mơ hình tổ chức Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

48

2.7

So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa báo cáo và đánh giá lại giai đoạn
2011 - 2014

54


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ................1
1.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO CỦA HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH ........................................................................................................................1
1.1.1. Hệ thống tài chính ............................................................................................. 1
1.1.2. Rủi ro của hệ thống tài chính ............................................................................ 2
1.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................2
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro hệ thống tài chính ..............................................3
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ................3
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu giám sát hệ thống tài chính .............................................. 3
1.2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................3
1.2.1.2. Mục tiêu giám sát hệ thống tài chính .............................................................3
1.2.2. Nội dung giám sát hệ thống tài chính ............................................................... 5
1.2.2.1. Giám sát an tồn vĩ mơ...................................................................................5
1.2.2.2. Giám sát an tồn vi mơ...................................................................................6
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI
CHÍNH ......................................................................................................................12
1.3.1. Khái niệm hệ thống giám sát tài chính ............................................................ 12
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống giám sát tài chính ......... 12
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động hệ thống giám sát tài chính .......................... 13
1.3.3.1. Chỉ tiêu trực tiếp...........................................................................................14
1.3.3.2. Chỉ tiêu gián tiếp ..........................................................................................14


1.4. CÁC MƠ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
MƠ HÌNH HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI.......................14
1.4.1. Mơ hình hệ thống giám sát theo đặc điểm thể chế .......................................... 15
1.4.1.1. Khái niệm .....................................................................................................15

1.4.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................15
1.4.1.3. Kinh nghiệm vận hành mơ hình hệ thống giám sát theo đặc điểm thể chế tại
Trung Quốc ...............................................................................................................15
1.4.2. Mơ hình hệ thống giám sát theo chức năng .................................................... 16
1.4.2.1. Khái niệm .....................................................................................................16
1.4.2.2. Đặc điểm ......................................................................................................16
1.4.2.3. Kinh nghiệm vận hành mơ hình hệ thống giám sát theo chức năng tại Pháp
...................................................................................................................................16
1.4.3. Mơ hình giám sát lưỡng đỉnh .......................................................................... 17
1.4.3.1. Khái niệm .....................................................................................................17
1.4.3.2. Đặc điểm ......................................................................................................17
1.4.3.3. Kinh nghiệm vận hành mơ hình hệ thống giám sát lưỡng đỉnh tại Úc ........17
1.4.4. Mơ hình giám sát tài chính hợp nhất ............................................................... 18
1.4.4.1. Khái niệm .....................................................................................................18
1.4.4.2. Đặc điểm ......................................................................................................18
1.4.4.3. Kinh nghiệm vận hành mơ hình hệ thống giám sát hợp nhất tại Singapore 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẠI VIỆT
NAM .........................................................................................................................22
2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ RỦI RO CỦA HỆ
THỐNG .....................................................................................................................22
2.1.1. Khái quát thị trường tài chính Việt Nam ........................................................ 22
2.1.1.1. Đơi nét về thị trường tài chính Việt Nam ....................................................22
2.1.1.2. Các tổ chức tín dụng ....................................................................................24
2.1.1.3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán ..........................................................25


2.1.1.4. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm ................................................................26
2.1.2. Thực trạng rủi ro của hệ thống tài chính Việt Nam ........................................ 27
2.1.2.1. Rủi ro thị trường tài chính ............................................................................27

2.1.2.2. Rủi ro đối với các tổ chức tín dụng ..............................................................29
2.1.2.3. Rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán ...................................31
2.1.2.4. Rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh bảo hiểm .........................................32
2.2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VIỆT NAM ................33
2.2.1. Cấu trúc hệ thống giám sát tài chính Việt Nam .............................................. 33
2.2.1.1. Các cơ quan giám sát trong hệ thống tài chính tại Việt Nam ......................33
2.2.1.2. Đặc điểm về hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam ...............................37
2.2.2. Thực trạng về hoạt động của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam .............. 38
2.2.2.1. Thực trạng tổ chức giám sát hệ thống ngân hàng ........................................38
2.2.2.2. Thực trạng hệ thống tổ chức hoạt động giám sát bảo hiểm .........................42
2.2.2.3. Thực trạng hoạt động và giám sát trên thị trường chứng khoán ..................45
2.2.2.4. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia ..............................................................48
2.2.3. Thực trạng phối hợp giữa các chủ thể giám sát trong hệ thống giám sát tài
chính Việt Nam. ........................................................................................................ 50
2.2.3.1. Phối hợp qua các thơng tư liên tịch ..............................................................50
2.2.3.2. Phối hợp qua cơ chế đóng góp ý kiến ..........................................................50
2.2.3.3. Phối hợp qua Ủy ban giám sát tài chính quốc gia ........................................50
2.2.4. Đánh giá hoạt động của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam ...................... 51
2.2.4.1. Kết quả trong hoạt động giám sát tài chính tại Việt Nam ............................51
2.2.4.2. Hạn chế trong hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam. ............................62
2.2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc giám sát hệ thống tài chính
tại Việt Nam ..............................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................66
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM
SÁT TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ........................................................................67


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TỚI
NĂM 2020. ................................................................................................................67
3.1.1. Mục tiêu kinh tế - xã hội tầm nhìn tới năm 2020 ............................................ 67

3.1.1.1. Các mục tiêu cụ thể về lĩnh vực kinh tế. ......................................................68
3.1.1.2. Các giải pháp cụ thể về lĩnh vực kinh tế ......................................................69
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống giám sát tài chính lựa chọn mơ hình giám sát
tài chính hợp nhất - tầm nhìn tới năm 2020 .............................................................. 71
3.1.2.1. Yêu cầu của hệ thống giám sát tài chính ......................................................71
3.1.2.2. Lộ trình hồn thiện hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam .....................73
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM
SÁT TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI VIỆT NAM ......................................................74
3.2.1. Củng cố, tăng cường năng lực giám sát của mơ hình giám sát hiện tại. Nâng
cao vai trị của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia................................................... 74
3.2.2. Hồn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật cho hệ thống giám sát tài chính
hợp nhất tại Việt Nam. .............................................................................................. 75
3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin giám sát tài chính ............................................. 76
3.2.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính ................................................ 77
3.2.5. Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực .................................................................. 78
3.2.6. Định kỳ đánh giá hoạt động của hệ thống giám sát tài chính ......................... 78
3.2.7. Tiếp cận các chỉ tiêu cho phù hợp với thông lệ quốc tế. ................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................82
PHỤ LỤC .................................................................................................................86


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn bước vào hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
toàn cầu, gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, ký kết
đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP vào tháng 2 năm 2016.
Đây là những mốc lịch sử rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam sau gần 30
năm đổi mới. Việc hòa nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu đồng nghĩa mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức khó khăn đối với các doanh nghiệp, các

ngân hàng cũng như tồn nền kinh tế. Dịng vốn lưu chuyển giữa các nền kinh tế sẽ
nhanh chóng và mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam sẽ hòa chung với chu kỳ kinh tế
và dễ biến động bởi những nhân tố tác động trong nền kinh tế tồn cầu. Thị trường
tài chính Việt Nam cũng mở cửa đón nhận các nhà đầu tư cũng như các chủ thể
tham gia. Theo cách khác, nền kinh tế Việt Nam sẽ đa dạng hơn, phát triển hơn,
phức tạp hơn và cũng dễ bị tác động hơn, khi các chủ thể tham gia trên thị trường
tài chính cùng phát triển. Điều này địi hỏi cơ quan, bộ máy giám sát các chủ thể đó
cũng phải được hoàn thiện, phát triển và nâng cao.
Khi nền kinh tế thế giới vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính
nghiêm trọng, một vấn đề cấp thiết cần nhìn nhận lại, đó là vai trị và chức năng
của hệ thống giám sát tài chính. Bởi lẽ hệ thống giám sát tài chính hiệu quả đã
ngăn chặn được những dấu hiệu khủng hoảng trong nền kinh tế và đã có những
biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này khiến tất cả những nhà làm chính sách tại
các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều băn khoăn.
Hiện tại Việt Nam đang tổ chức hệ thống giám sát tài chính theo mơ hình
phân tán dựa trên cơ sở thể chế (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010) cụ thể: Cơ quan
Thanh tra ngân hàng nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giám sát trực tiếp
các tổ chức tín dụng (TCTD), Bộ Tài chính giám sát hoạt động bảo hiểm và chứng
khốn thơng qua Cục quản lý giám sát bảo hiểm và Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước. Điều này gây nên sự giám sát chồng chéo, tốn kém và khó khăn khi các tổ
chức tài chính hay trung gian tài chính có xu hướng phát triển thành những định


chế tài chính đa năng và sự phát triển mạnh mẽ của các tập đồn tài chính. Thời
gian gần đây, các nghiên cứu đề cập rất nhiều đến mơ hình giám sát tài chính hợp
nhất và đó cũng là định hướng của Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, Ủy ban
giám sát tài chính quốc gia đã được thành lập năm 2008 theo Quyết định số
34/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng chính phủ với sứ mệnh sẽ là cơ
quan giám sát tập trung độc lập và giám sát toàn diện các tổ chức trong hệ thống tài
chính. Tuy nhiên đến nay vai trò của Ủy ban vẫn chưa đúng với sứ mệnh được giao

phó khi thành lập. Vậy mơ hình tổ chức giám sát tài chính hợp nhất có thực sự phù
hợp với Việt Nam và xây dựng mô hình có phải là việc làm cấp bách đối với hệ
thống giám sát tài chính.
Trước những tình hình đó, học viên lựa chọn đề tài: “Hệ thống giám sát tài
chính tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Bởi lẽ điều này rất cần thiết đối với thị
trường tài chính còn non trẻ và đang phải đối mặt với nhiều thử thách như Việt
Nam, cần phải có những giải pháp củng cố hệ thống giám sát.
1. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là phân tích các thành phần trong hệ
thống tài chính theo lĩnh vực hoạt động (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) và chủ
thể giám sát trực tiếp các thành phần đó trong hệ thống giám sát tài chính Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2015, mục tiêu, đặc điểm, các chỉ tiêu giám sát, phương thức giám
sát trong hệ thống giám sát tại Việt Nam hiện nay.
Mục đích nghiên cứu được cụ thể hóa thơng qua các câu hỏi:
Các mơ hình điển hình của hệ thống giám sát tài chính trên thế giới? Ưu,
nhược điểm từng mơ hình?
Thực trạng hoạt động của hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam trong thời
gian qua?
Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính cho Việt
Nam hiện nay?


2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm về hệ thống giám sát tài chính điển hình của các
nước trên thế giới.
Hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, từng
cơ quan giám sát trực thuộc và sự phối hợp giữa các chủ thể này.
Phạm vi nghiên cứu

Định hướng ba lĩnh vực chính trong hệ thống tài chính là ngân hàng, bảo
hiểm và chứng khoán.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp tổng hợp, phân tích tình huống điển hình: kế thừa lý luận về
các mơ hình hoạt động của hệ thống giám sát trên thế giới
Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê mơ tả: dựa trên số liệu thống kê
thu thập được trong giai đoạn 2011-2015 của 03 lĩnh vực, sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính theo ba lĩnh vực và
thị trường tài chính, đánh giá hoạt động hệ thống giám sát tài chính theo các chỉ tiêu
từ đó nhận diện các hạn chế, xác định rõ nguyên nhân.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Kết cấu và nội dung cơ bản của luận văn tập trung vào 03 chương, ngoài
phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo
Chương 1: Lý thuyết về hệ thống giám sát tài chính
Chương 2: Thực trạng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và xây dựng hệ thống giám sát tài chính của
Việt Nam
5. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc phân tích các mơ hình hệ thống giám sát tài chính trên thế giới, kết
hợp với phân tích điều kiện hồn cảnh có yếu tố lịch sử của Việt Nam, đề tài định
hướng tiếp tục xây dựng và phát triển việc tổ chức hệ thống giám sát chuyển đổi mô


hình phân tán sang mơ hình hợp nhất tại Việt Nam và cần phải thực hiện mạnh mẽ
hơn nữa. Đề tài đồng thời mạnh dạn đề xuất lộ trình trong việc xây dựng hệ thống
pháp luật về giám sát tài chính, vai trị độc lập của hệ thống giám sát.
Đề tài có đánh giá hoạt động của hệ thống giám sát, đặc biệt bao gồm Ủy ban
giám sát tài chính quốc gia, một cơ quan có sứ mệnh là tiền đề cho việc chuyển đổi
sang mơ hình giám sát tài chính hợp nhất.

Đề tài phân tích tình hình diễn biến của thị trường tài chính, đánh giá hoạt
động giám sát của các chủ thể giám sát trong hệ thống giám sát tài chính trong
những năm gần đây giai đoạn 2011-2015.
6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
6.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống giám sát tài chính và các
mơ hình hệ thống giám sát tài chính tại các quốc gia điển hình như:
-

Nghiên cứu của N. Nergiz Dincery and Barry Eichengreenz (2012), The

Architecture and Governance of Financial Supervision: Sources and Implications,
International Finance. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng phân tích
mối tương quan giữa các biến trong nền kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP,
lạm phát trong quá khứ, hiệu lực của các nguồn luật điều chỉnh, sự ổn định của nền
kinh tế…trong thời gian 1999 - 2009 tại 140 quốc gia, phân tích tác động của tính
độc lập giám sát đến hiệu quả tài chính và đánh giá xu hướng giám sát trong thời
gian gần đây. Nghiên cứu kết luận, các công cụ giám sát vĩ mô tỏ ra hiệu quả, xu
hướng gia tăng liên kết trong việc giám sát tài chính giữa các quốc gia phát triển
bên cạnh việc hình thành những tập đồn tài chính xun quốc gia.
-

Cheryl Ho (2014), Financial Stability: The Financial Stability Function within

MAS”, “Macro Surveillance Framework, Methods and Techniques, MAS’
Approach to Financial Supervision, Monetary Authority Of Singapore. Ba tài liệu
này được cung cấp trong chương trình tập huấn về Xây dựng mơ hình hệ thống
giám sát tài chính do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tổ chức. Các tài liệu giới thiệu
một cách tổng qt mơ hình hệ thống giám sát tài chính hợp nhất tại Singapore,



quốc gia đi đầu trên thế giới về việc xây dựng mơ hình này. Nội dung phân tích rất
chi tiết các vấn đề đặt ra cho hệ thống giám sát, điều kiện xây dựng mơ hình, chức
năng, u cầu, cấu trúc, tổ chức và cách thức vận hành hệ thống giám sát theo mơ
hình giám sát tài chính hợp nhất tại Singapore.
- Group of Thirty G30 (2008), The structure of Financial Supervision
Approaches and Challenges in a Global Marketplace, Washington DC. Nghiên cứu
lý thuyết về các mơ hình giám sát tài chính điển hình trên thế giới bao gồm: Mơ
hình giám sát theo đặc điểm thể chế (Trung Quốc và Mexico), mơ hình giám sát
theo chức năng (Ý và Pháp), mơ hình giám sát lưỡng đỉnh (Úc, Hà Lan) và mơ hình
giám sát hợp nhất (Anh và Đức, Canada, Thụy Điển, Quata, Singagore), nghiên cứu
tiếp cận vai trò của các chủ thể giám sát chuyên ngành như bảo hiểm tiền gửi, ngân
hàng trung ương, bộ tài chính và sự kết hợp giám sát giữa các tổ chức giám sát liên
ngành. Nghiên cứu mơ tả cách xây dựng một mơ hình hệ thống giám sát, cách thức
vận hành áp dụng vào thực tiễn và ưu, nhược điểm của mỗi mơ hình giám sát tài
chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng giám sát hệ thống tài chính hiện nay vận
hành theo mơ hình giám sát hợp nhất, tuy nhiên việc lựa chọn mơ hình hiệu quả phù
thuộc vào từng nền kinh tế, điều kiện pháp lý, cơ sở hạ tầng, chính sách và yếu tố
lịch sử. Đa phần các nền kinh tế mới nổi và non trẻ lựa chọn mơ hình giám sát tài
chính theo chức năng. Đây là một nghiên cứu khá đầy đủ về tổ chức, phương thức
vận hành của từng mơ hình giám sát tài chính điển hình, có nêu kinh nghiệm tổ
chức xây dựng tại nhiều quốc gia khác nhau.
6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về hệ thống giám sát tài chính chỉ tập trung trong
giai đoạn 2010 - 2012, đó là giai đoạn sau khủng hoảng khi mà những nhà nghiên
cứu và những nhà làm chính sách của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
đang đặt ra vấn đề về hệ thống giám sát hiệu quả, để giảm được những cú sốc chu
kỳ gây nên khủng hoảng kinh tế. Đặc biệt với đề tài nghiên cứu về hệ thống giám
sát tài chính, chưa có luận án, luận văn nào nghiên cứu về lĩnh vực này. Cụ thể:



- Theo nghiên cứu của Tô Ngọc Hưng và các cộng sự (2011), Hệ thống giám
sát tài chính quốc gia, đề tài thuộc chương trình khoa học cơng nghệ trọng điểm cấp
Nhà nước. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính, so sánh, phân tích tổng
hợp để xử lý số liệu về các tổ chức tài chính và thị trường tài chính chú trọng giai
đoạn 2000 - 2010, nghiên cứu tình huống điển hình, sử dụng phương pháp chuyên
gia trong việc đánh giá hiệu lực giám sát tài chính. Trong nghiên cứu đã chỉ ra định
hướng hệ thống giám sát tài chính Việt Nam theo mơ hình hợp nhất qua việc phân
tích điều kiện cần và điều kiện đủ để chuyển đổi sang mơ hình này, phân tích hiệu
quả của hoạt động giám sát tài chính Việt Nam, tìm hiểu các mơ hình giám sát thực
tiễn trên thế giới hiện nay, và đưa ra những giải pháp thực tiễn để chuyển đổi mơ
hình giám sát hệ thống tài chính phân tán tại Việt Nam sang mơ hình giám sát hợp
nhất. Nghiên cứu khá đầy đủ tại thời điểm năm 2011, tuy nhiên chưa đề cập đến
hoạt động của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia vì cơ quan này mới được thành
lập. Các đề xuất của nghiên cứu phù hợp với thời điểm đó, khi Việt Nam vừa qua
cuộc khủng hồng và chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ tái cấu trúc, bổ sung hệ
thống pháp lý, và những bước đệm chuẩn bị hội nhập sâu rộng trong giai đoạn 2011
- 2015.
-

Ủy ban kinh tế quốc hội (2012), Các chỉ tiêu giám sát tài chính, Nhà xuất bản

tri thức, nghiên cứu trên cơ sở xem xét một cách hệ thống lý luận và thực tiễn về
việc áp dụng mơ hình giám sát hợp nhất bước đầu hình thành ở Việt Nam: (i) bộ chỉ
tiêu giám sát tài chính an tồn vĩ mơ và vi mơ; (ii) mơ hình định lượng phục vụ
giám sát an tồn tài chính vĩ mơ và vi mơ đó là mơ hình kiểm tra khả năng chịu
đựng các cú sốc tài chính tiền tệ, mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng; (iii) các quy
chuẩn và chỉ tiêu giám sát tập đồn tài chính; và (iv) nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu
giám sát chọn lọc đối với từng bộ phận trong tổng thể hệ thống tài chính tại Việt
Nam trong giai đoạn tới. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại về mặt lý luận, đưa ra

bộ chỉ tiêu trong giám sát nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thống, chưa nói đến sự thống
nhất hay kết hợp giám sát giữa các bộ phận trong tổng thể.


Ngồi ra có các bài viết đánh giá một phần nội dung, mảng kiến thức nhất
định về hệ thống giám sát tài chính như:
- Lê Thị Tuấn Nghĩa và Nguyễn Minh Nguyệt (2010), Hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả giám sát tài chính, Tạp chí khoa học & đào tạo ngân hàng. Nghiên cứu
đưa ra những nguyên tắc giám sát hệ thống tài chính theo các tiêu chuẩn của BIS
ngân hàng thanh toán quốc tế, IOSCO Ủy ban chứng khoán quốc tế, IAIS Hiệp hội
cơ quan giám sát bảo hiểm quốc tế và quỹ tiền tệ quốc tế IMF, và đặc điểm tính chất
yêu cầu của một hệ thống giám sát tài chính quốc tế.
- Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), Hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam,
thực trạng và một số định hướng phát triển, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.
Nghiên cứu đã khẳng định hệ thống giám sát tài chính Việt Nam theo mơ hình phân
tán dựa trên cơ sở thể chế bao gồm Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, Cục bảo hiểm,
Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Cơ quan thanh tra
giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó nghiên cứu chỉ ra những bất cập trong hệ thống
giám sát đó là chưa có những quy định về quyền hạn và chức năng xử lý từng bộ
phận trong hệ thống giám sát, hiệu quả của cơ quan giám sát cịn thấp, và có sự
khác biệt giữa tiêu chuẩn hoạt động an toàn của Việt Nam và của thế giới. Nghiên
cứu cũng khẳng định một lần nữa việc chuyển đổi mơ hình sang giám sát hợp nhất
là biện pháp hữu hiệu và cần thiết cho Việt Nam
Nhìn chung các nghiên cứu đề cập đến những mơ hình hệ thống giám sát tài
chính, yêu cầu của một hệ thống giám sát tài chính, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
giám sát tài chính, đánh giá sơ bộ về hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam và
xây dựng lộ trình từng bước hướng đến mơ hình giám sát tài chính hợp nhất. Các
nghiên cứu trong nước, duy chỉ có đề tài mang tên: “Hệ thống giám sát tài chính
quốc gia” năm 2011, đề tài thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước,
là một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Những nghiên cứu khác chỉ nghiên cứu xoay

quanh những vấn đề riêng lẻ trong hệ thống giám sát như: các mơ hình hệ thống
giám sát tài chính trên thế giới, chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động giám sát tài


chính, đánh giá cơ cấu tổ chức hệ thống giám sát tài chính tại Việt Nam, các điều
kiện và yêu cầu của một hệ thống giám sát tài chính, những giải pháp xây dựng
khung pháp lý cho hệ thống giám sát, lộ trình trong tiến trình xây dựng hồn chỉnh
hệ thống giám sát tài chính theo mơ hình hợp nhất tại Việt Nam, và đánh giá hoạt
động giám sát trên từng lĩnh vực trong hệ thống tài chính.
Các nghiên cứu đều tập trung trong giai đoạn từ 2009 đến 2011, nên việc
đánh giá hệ thống giám sát chưa bao gồm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, và
việc xây dựng hành lang pháp lý cũng như lộ trình xây dựng thực hiện hệ thống
giám sát hợp nhất tại Việt Nam chưa có tính cập nhật và đánh giá lại nhất là khi
Việt Nam đã trải qua giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong hệ thống tài chính, tái
cấu trúc hệ thống tài chính và những tiền đề khi gia nhập cộng đồng kinh tế AEC,
ký kết đàm phán hiệp định hợp tác xuyên Thài Bình Dương TPP.
Khi đề cập đến hệ thống tài chính là một phạm trù rất rộng trong đó có bao
gồm: Tài chính cơng, tài chính doanh nghiệp, Tài chính trung gian, tài chính hộ gia
đình và các tổ chức xã hội, tài chính quốc tế. Tuy nhiên, trong luận văn chỉ dừng lại
nghiên cứu ở phạm vi về tài chính trung gian bao gồm thị trường tài chính, các tổ
chức tài chính trung gian.


1

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO CỦA HỆ THỐNG
TÀI CHÍNH
1.1.1. Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính được hiểu là tổng thể các hình thức thể hiện các bộ phận
hợp thành tài chính gắn liền với các quỹ tiền tệ đặc trưng. Hệ thống tài chính bao
gồm các bộ phận hợp thành của nhiều lĩnh vực hoạt động tài chính dưới những hình
thức nhất định, tác động lẫn nhau trong toàn bộ hoạt động của nền tài chính. Cấu
thành trong hệ thống tài chính bao gồm: Tài chính cơng; Tài chính doanh nghiệp;
Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính các trung gian; Tài chính hộ gia đình
và các tổ chức xã hội; Tài chính quốc tế (Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành,
2004). Tuy nhiên, trong luận văn, học viên chỉ đi sâu phân tích về tài chính trung
gian bao gồm thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian, bổ trợ là cơ sở
hạ tầng tài chính và các cơng cụ tài chính.
Thị trường tài chính
Trong nền kinh tế q trình sản xuất lưu thơng hàng hóa sẽ phát sinh những
chủ thể có nhu cầu vốn, hay thiếu vốn, ngược lại cũng có những chủ thể tích lũy dư
thừa. Từ đó, hình thành nên nhu cầu trao đổi vốn giữa những người cần vốn và
những người thiếu vốn, hình thành nên cơ chế chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi
tới những người cần sử dụng. Thị trường tài chính là nơi tập trung huy động vốn các
nguồn vốn trong xã hội để tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các chủ thể
trong nền kinh tế (Bùi Kim Yến, 2008)
Các trung gian tài chính
Các trung gian tài chính thể hiện chức năng trung gian tài chính, là người dẫn
vốn từ người dư thừa vốn sang người thiếu vốn. Hoạt động chính của các trung gian
tài chính là huy động được các nguồn vốn bằng cách phát hành quyền truy đòi ra


2

công chúng (chứng chỉ tiều gửi, tiền gửi tiết kiệm) sau đó dẫn vốn trực tiếp như cho
vay hoặc đầu tư vào chứng khốn.
Trung gian tài chính bao gồm:

Ngân hàng thương mại (Commercial Banks); Hiệp hội tín dụng (Credit
Unions); Cơng ty bảo hiểm (Insurance Company); Cơng ty chứng khốn (Security
Companies); Quỹ hỗ tương (Mutual Funds); Cơng ty tài chính (Finance
Companies); Cơng ty cho th tài chính (Finance Leasing Companies)…
Bên cạnh đó cịn có cơ sở hạ tầng tài chính là khuôn khổ các luật lệ và hệ
thống làm nền tảng cho các bên (tiết kiệm - cho vay; đi vay - đầu tư) lập kế hoạch,
đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.
Trong cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm:
-

Hệ thống pháp luật và quản lý Nhà nước

-

Nguồn lực và hệ thống giám sát

-

Các nguồn cung cấp thơng tin: luật và quy định kế tốn, cơ quan thơng tin tín
dụng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cơng chúng.

-

Hệ thống thanh toán, hệ thống hỗ trợ giao dịch chứng khốn

Các cơng cụ tài chính gồm có: Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, thương phiếu…giúp
cho việc trao đổi vốn giữa các thành viên trên thị trường
1.1.2. Rủi ro của hệ thống tài chính
1.1.2.1. Khái niệm
Rủi ro hệ thống tài chính là nguy cơ sụp đổ tồn bộ hệ thống tài chính hoặc

thị trường tài chính khi các cú sốc tới hệ thống tài chính làm rối loạn chức năng dẫn
vốn của hệ thống tài chính (Miskhin, 1999). Rủi ro trong hệ thống tài chính có thể
dẫn đến hậu quả lớn nhất đó là khủng hoảng tài chính.
Khi đánh giá rủi ro hệ thống có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: Sự tác
động của các yếu tố vĩ mô làm suy yếu hệ thống và nền kinh tế; Ảnh hưởng lan tỏa
từ sự suy yếu của một hay một số tổ chức đến các tổ chức khác và đến toàn bộ hệ
thống.


3

Mỗi lĩnh vực có những rủi ro đặc thù phổ biến: Ngân hàng thường gặp rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường; Kinh doanh chứng
khoán thường gặp rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống; Kinh doanh lĩnh vực bảo
hiểm thường gặp rủi ro bảo hiểm, rủi ro tái bảo hiểm, rủi ro thanh khoản.
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro hệ thống tài chính
Hiện nay có hai hệ thống chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn của hệ thống tài
chính được đề cập đến phổ biến nhất đó là hệ thống chỉ tiêu của ngân hàng phát
triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB) và hệ thống chỉ tiêu của Ngân hàng
trung ương Châu Âu (European Central Bank - ECB). ADB đã hợp tác cùng IMF,
BIS, Deutsche Bundesbank, NHTW Nhật Bản, NHTW Hàn Quốc, Cục thống kê Úc
và Uỷ ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương để đưa ra một hệ
thống chỉ tiêu giám sát thận trọng bao gồm 67 chỉ tiêu cơ bản và 43 chỉ tiêu phụ.
Hệ thống chỉ tiêu này được chia làm bảy nhóm bao gồm: Nợ nước ngồi và
dịng chu chuyển tài chính; Tiền tệ và Tín dụng, Ngân hàng; Lãi suất; Thị trường
chứng khoán và trái phiếu; Thương mại, Tỷ giá và Quỹ ngoại hối; Dữ liệu thống kê
về kinh doanh (Khu vực sản xuất, xây dựng, bán bn, bán lẻ và dịch vụ). Như vậy,
có thể thấy hệ thống chỉ tiêu của ADB xây dựng đánh giá gần như mọi mặt về sự ổn
định hệ thống tài chính của một quốc gia.1
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu giám sát hệ thống tài chính
1.2.1.1. Khái niệm
Giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra thường xun tình hình tài
chính - tiền tệ nhằm mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính thơng qua
phát hiện và ngăn chặn những vấn đề khó khăn về tài chính trước khi nó vượt ra
khỏi tầm kiểm soát. (IMF, 2008)
1.2.1.2. Mục tiêu giám sát hệ thống tài chính

1

Phụ lục 1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của hệ thống tài chính theo ADB


4

Duy trì sự ổn định hệ thống tài chính
Đây là mục tiêu đầu tiên mà một hệ thống giám sát tài chính cần làm được,
hoạt động của hệ thống tài chính có tính chất nhạy cảm, dễ bị tác động và dễ làm
ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Hệ thống giám sát phải nắm bắt kịp thời các dấu hiệu
có nguy cơ mang lại rủi ro cho hệ thống để kịp thời ngăn chặn. Ổn định hệ thống tài
chính là việc hệ thống tài chính vận hành các chức năng dẫn vốn, phân bổ nguồn
lực, xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính một cách hiệu quả.
Đảm bảo sự lành mạnh của các tổ chức tài chính
Sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính khơng đồng nghĩa với việc
tất cả các định chế tài chính đều phải hoạt động hiệu quả và an tồn. Hoạt động lành
mạnh có nghĩa các tổ chức tài chính phải tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn do
các chủ thể giám sát đã đề ra, đảm bảo các trung gian tài chính có đủ khả năng sẽ
được tham gia thị trường cạnh tranh một cách bình đẳng và đồng thời chắt lọc các tổ
chức không đủ điều kiện tham gia thị trường. Bởi lẽ hệ thống tài chính nhạy cảm và
có tác động dẫn truyền. Nếu các cơ quan chức năng dễ dàng cho các tổ chức tài

chính cịn yếu kém tham gia thị trường vơ hình chung cũng sẽ tác động tiêu cực đến
toàn hệ thống.
Bảo vệ người tiêu dùng
Một trong những hiện tượng phổ biến khi tham gia thị trường tài chính đó là
thơng tin bất cân xứng. Hiện tượng này gây nên một thị trường không minh bạch, có
kẻ thu được những nguồn lợi nhuận khổng lồ trên sự tổn thất của người khác. Trong
các chủ thể tham gia thị trường tài chính, người tiêu dùng là đối tượng cần bảo vệ vì
họ bị hạn chế trong việc tiếp xúc thông tin và bởi đôi khi những người tư vấn đã
đưa ra thông tin sai lệch, ảnh hưởng lợi ích nghiêm trọng. Hệ thống giám sát cần
đảm bảo cho người tiêu dùng có thể có được sản phẩm tài chính với mức giá tương
ứng, đo lường được tổn thất, rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư từng loại sản phẩm tài
chính.
Đảm bảo hiệu quả của hệ thống tài chính


5

Hiệu quả của hệ thống tài chính được đề cập đến bao gồm cả hiệu quả trong
và ngoài hệ thống, tức phải đảm bảo hệ thống tài chính đạt được hiệu quả và đảm
bảo lợi ích cho xã hội. Điều này được thể hiện như chi phí vốn cho tồn xã hội giảm
xuống, việc tiếp cận vốn dễ dàng thuận lợi hơn cho các chủ thể, giảm thiểu tình
trạng thơng tin bất cân xứng vì dễ dàng khai thác thơng tin và minh bạch hóa thơng
tin tối đa.
1.2.2. Nội dung giám sát hệ thống tài chính
1.2.2.1. Giám sát an tồn vĩ mơ
Khái niệm
Giám sát an tồn vĩ mơ được hiểu là hoạt động giám sát nhằm đảm bảo sự ổn
định của tồn bộ hệ thống tài chính thơng qua việc xác định sớm những điểm yếu,
những nguy cơ tiềm tàng có thể làm tổn hại đến hệ thống tài chính, trên cơ sở đó
đưa ra phương hướng biện pháp nhằm ngăn chặn sớm sự bất ổn của hệ thống.

Trước đây, các nhà làm chính sách chỉ quan tâm đến việc giám sát từng định
chế tài chính và từng lĩnh vực trong hệ thống tài chính nhưng dường như điều này
chưa đủ, thể hiện rất rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 và khủng
hoảng tài chính tồn cầu 2008. Đó là những bài học cho thấy rõ tầm quan trọng của
việc giám sát an toàn hệ thống vĩ mơ.
Cơng cụ giám sát an tồn vĩ mơ
Các cơng cụ giám sát an tồn vĩ mơ được xây dựng và áp dụng khá linh hoạt
tùy thuộc vào các điều kiện vĩ mô và tùy vào từng giai đoạn của từng quốc gia nhằm
đạt được mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an toàn cho cả hệ thống. Cụ thể mục đích là
để đánh giá mức độ ổn định của các chỉ số và quan hệ vĩ mô, mức độ tin cậy, mức
độ lan truyền của rủi ro hệ thống và mức độ tác động của thị trường bên ngoài đến
nền kinh tế.
Hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System - EWS) rủi ro hệ thống tài
chính là một cơng cụ giám sát an toàn hệ thống ưu việt. Hệ thống này bao gồm các
biến số kinh tế vĩ mô, các chỉ số tài chính và các phương pháp tính tốn từ đó dự
đốn các khả năng có thể xảy ra những rủi ro mang tính hệ thống tài chính trên cơ


×