Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

MẠCH HỒNG QUANG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------

MẠCH HỒNG QUANG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Chuyên ngành : Kinh tế tài chính Ngân hàng
MÃ SỐ: 60.31.12


Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Ngọc Minh

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về cơng trình khoa học này của
mình cụ thể:
Tôi tên là: Mạch Hồng Quang
Sinh ngày 31 tháng 8 năm 1966 - Tại: Hà Nội
Quê quán: xã An Thạnh – huyện Tuy An – Tỉnh Phú Yên
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh
Ninh Thuận
Địa chỉ: số 468 - Đường Thống Nhất – TP.Phan Rang Tháp Chàm – Tỉnh Ninh
Thuận
Là học viên Cao học khóa 11 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
Mã số học viên: 020111090045
Cam đoan đề tài: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận.
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Phan Ngọc Minh
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố tồn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tơi.
TP.Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Mạch Hồng Quang



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG VIẾT ĐẦY ĐỦ

TIẾNG VIỆT
Ban TGĐ

Ban Tổng Giám đốc

BGĐ

Ban Giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BQL

Ban quản lý

BCTC

Báo cáo tài chính

CAR


Hệ số an tồn vốn

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

Chi nhánh

Ngân hàng Thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam – Chi
nhánh Ninh Thuận

CKH

Có kỳ hạn

CNTT

Công nghệ thông tin

Công ty TNHH

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Công ty CP

Công ty Cổ phần

CTG

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam


CV

Cho vay

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DPRR

Dự phòng rủi ro

GHTD

Giới hạn tín dụng



Huy động

HĐQT


Hội đồng quản trị

HMTD

Hạn mức tín dụng

KKH

Khơng kỳ hạn

KHKT

Khoa học kỹ thuật


KHDN

Khách hàng Doanh nghiệp

KHCN

Khách hàng Cá nhân

NH

Ngân hàng

NHTW


Ngân hàng Trung ương

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHCT VN

Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân hàng CSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

Phòng GD

Phòng Giao dịch


QLRR

Quản lý rủi ro

QSD

Quyền sử dụng

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE

Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu

SL

Số lượng

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

STĐ

Số tuyệt đối

STB


Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TDH

Trung dài hạn

Thẻ TDQT

Thẻ Tín dụng quốc tế

TMCP

Thương mại cổ phần

TSC

Trụ sở chính

TSCĐ

Tài sản cố định

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


TIẾNG ANH
ACB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu


ACB Ninh Thuận

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Tỉnh
Ninh Thuận

AGR

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Agribank Ninh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –

Thuận

Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


BIDV Ninh Thuận Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh
Ninh Thuận
EAB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á

EAB Ninh Thuận

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Tỉnh
Ninh Thuận

Sacombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín

Sacombank Ninh

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín – Chi

Thuận

nhánh Tỉnh Ninh Thuận

Vietinbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Viteinbank Ninh


Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi

Thuận

nhánh Ninh Thuận

VCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB Ninh Thuận

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Tỉnh Ninh Thuận


DANH MỤC BẢNG
STT Bảng số
1

2.1

Nội dung

Trang

Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ninh

32


Thuận từ năm 2009 đến 2011
2

2.2

Mạng lưới của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận

33

năm 2011
3

2.3

Tình hình hoạt động các NHTM trên địa bàn Ninh Thuận

34

từ năm 2008 đến 2011
4

2.4

Chỉ tiêu bình quân của các NHTM từ năm 2008 đến 2011

34

5

2.5


So sánh chỉ tiêu 2011 giữa Tỉnh Ninh Thuận với : Tỉnh

35

Bình Thuận, Tỉnh Lâm Đồng và Tỉnh Khánh Hòa
6

2.6

Một số chỉ tiêu của Chi nhánh từ năm 2008 đến 2011

39

7

2.7

Một số chỉ tiêu của Vietinbank từ năm 2007 đến 2011

40

8

2.8

So sánh một số chỉ tiêu của Vietinbank với các NHTM

42


khác năm 2011
9

2.9

So sánh thu nhập của Vietinbank với NHTM năm 2011

42

10

2.10

Tình hình phát triển máy ATM và EDC của Chi nhánh

45

11

2.11

Tình hình cho vay của Chi nhánh các năm 2008 đến 2011

47

12

2.12

Phân tích quy mô khoản vay của Chi nhánh các năm


48

2008 đến 2011
13

2.13

Phân tích quy mơ bảo lãnh của Chi nhánh các năm 2008

49

đến 2011
14

2.14

Tình hình huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2008 đến

50

2011
15

2.15

Tình hình dịch vụ thanh tốn của Chi nhánh các năm

52


2008 đến 2011
16

2.16

Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh các năm
2008 đến 2011

53


17

2.17

Tình hình chi trả kiều hối của Chi nhánh các năm 2008

54

đến 2011
18

2.18

Tình hình Thẻ và dịch vụ Thẻ của Chi nhánh các năm

56

2008 đến 2011
19


2.19

Tình hình thực hiện dịch vụ chi trả lương qua Thẻ ATM

58

của Chi nhánh các năm 2008 đến 2011
20

2.20

Phân tích thị phần huy động vốn các NHTM từ năm 2008

59

đến 2011
21

2.21

Quy mô và thị phần cho vay của các NHTM từ năm 2008

61

đến 2011
22

2.22


Quy mô và thị phần thu dịch vụ của các NHTM từ năm

62

2008 đến 2011
23

2.23

Khả năng thanh khoản của Chi nhánh từ năm 2008 đến

63

2011
24

2.24

Quy mô tổng tài sản và Lợi nhuận của Chi nhánh từ năm

63

2008 đến 2011
25

2.25

Doanh thu và cơ cấu nguồn thu của Chi nhánh từ năm

64


2008 đến 2011
26

2.26

Thu nhập lương của Chi nhánh từ năm 2008 đến 2011

65

27

2.27

Chất lượng tín dụng của Vietinbank Ninh Thuận các năm

66

từ năm 2008 đến 2011
28

2.28

Chỉ tiêu bình quân / 1 CBCNV của các NHTM năm 2010

67

và 2011
29


2.29

Tỷ lệ Nợ nhóm 2 / Nợ xấu của các NHTM năm từ 2008

68

đến 2011
30

2.30

Chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh từ năm 2018
đến 2011

70


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu số

Nội dung

Trang

1

2.1


Tình hình thực hiện KHKD của Chi nhánh các năm

39

2008 đến 2011
2

2.2

Phân tích dư nợ cho vay của Chi nhánh từ năm 2008 đến

48

2011
3

2.3

Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh các năm 2008 đến

51

2011
4

2.4

Thị phần huy động vốn VNĐ của các NHTM từ năm

58


2008 đến 2011
5

2.5

Thị phần huy động vốn ngoại tệ và vàng ( quy đổi ) của

60

các NHTM từ năm 2010 đến 2011
6

2.6

Thị phần cho vay doanh nghiệp các NHTM từ năm 2008

61

đến 2011
7

2.7

Thị phần cho vay Cá nhân/Hộ gia đình các NHTM từ

61

năm 2008 đến 2011
8


2.8

Thị phần cho vay ngành kinh tế các NHTM năm 2011

62

DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

1

2.1

Nội dung
Sơ đồ tổ chức Vietinbank Ninh Thuận

Trang
37


MỤC LỤC
Trang

1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2

1.1.1.3
1.1.1.4
1.1.1.5
1.1.2
1.1.2.1
1.1.2.2
1.1.2.3
1.1.2.4
1.1.2.5
1.1.2.6
1.2
1.2.1
1.2.1.1
1.2.1.2
1.2.1.3
1.2.1.4
1.2.1.5
1.2.2
1.2.3
1.2.4
1.2.4.1
1.2.4.2
1.2.5
1.2.5.1
1.2.5.2
1.3
1.3.1
1.3.1.1
1.3.1.2
1.3.1.3


MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM……..
Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ………………….
Khái niệm về cạnh tranh ……………………………………………….
Các loại hình cạnh tranh………………………………………………..
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ………………….
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…….
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp………...
Khái niệm về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại …..
Khái niệm Ngân hàng thương mại ……………………………………..
Những đặc điểm chung của Ngân hàng thương mại …………………..
Các nghiệp vụ và sản phẩm chủ yếu của Ngân hàng thương mại ……..
Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ Ngân hàng thương mại ……………..
Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại ……………………...
Sự khác nhau giữa cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng với cạnh
tranh trong các lĩnh vực khác ………………………………………….
Hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng Thương mại………………………………………………
Về năng lực tài chính …………………………………………………
Vốn tự có ………………………………………………………………
Quy mơ và khả năng huy động vốn ……………………………………
Khả năng thanh khoản của ngân hàng …………………………………
Khả năng sinh lời của ngân hàng ………………………………………
Mức độ rủi ro …………………………………………………………..
Năng lực sản phẩm dịch vụ …………………………………………..
Về năng lực công nghệ ………………………………………………..
Về nguồn nhân lực, năng lực quản trị và cơ cấu tổ chức…………...

Nguồn nhân lực ………………………………………………………..
Năng lực quản lý và Cơ cấu tổ chức …………………………………...
Về thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý
Mạng lưới chi nhánh và quan hệ ngân hàng đại lý …………………….
Thương hiệu, uy tín, mức độ cạnh tranh và khả năng hợp tác với các
Ngân hàng thương mại khác …………………………………………...
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
Thương mại …………………………………………………………...
Nhóm các yếu tố thuộc mơi trường bên ngoài ……………………...
Đối thủ cạnh tranh ……………………………………………………..
Sản phẩm thay thế ……………………………………………………...
Khách hàng …………………………………………………………….

1
1
1
1
2
4
6
7
8
8
9
10
11
12
12
13
14

14
14
14
15
15
16
16
17
17
17
18
18
19
20
20
20
21
22


1.3.1.4
1.3.1.5
1.3.1.6
1.3.1.7
1.3.2
1.3.2.1
1.3.2.2
1.3.2.3
1.3.2.4
1.3.2.5

1.3.2.6

2.1
2.1.1
2.1.1.1
2.1.1.2
2.1.1.3
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3
2.2.2
2.2.2.1
2.2.2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.3
2.3.3.1

Người cung ứng ………………………………………………………..
Sự biến động kinh tế trong và ngồi nước ……………………………..
Sự phát triển của khoa học và cơng nghệ ……………………………...
Sự tác động của mơi trường chính trị, pháp luật, văn hóa và xã hội …..
Nhóm các yếu tố thuộc nội lực của Ngân hàng thương mại………..

Năng lực quản lý, trình độ, phẩm chất và kinh nghiệm của đội ngũ cán
bộ, nhân viên của Ngân hàng thương mại ……………………………..
Năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại ………………………..
Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và quản lý …………...
Hoạt động marketing, xây dựng thương hiệu và vị thế trên thị trường ..
Văn hóa doanh nghiệp của tổ chức Ngân hàng ………………………..
Năng lực cốt lõi ………………………………………………………..

22
23
23
23
24
24

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN TRÊN ĐỊA BÀN …………….
Môi trường hoạt động của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Ninh
Thuận ………………………………………………………………….
Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Tỉnh Ninh
Thuận đến hoạt động của các NHTM ……………………………….
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội …………………………………...
Những hạn chế và thách thức đối với hoạt động của các NHTM ……..
Những thuận lợi đối với hoạt động của các NHTM …………………...
Hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ……………….
Thực trạng cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Ninh
Thuận ………………………………………………………………….
Tổng quan về Vietinbank Ninh Thuận ……………………………...
Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Ninh Thuận ...

Quá trình hình thành …………………………………………………...
Chức năng hoạt động …………………………………………………..
Cơ cấu tổ chức …………………………………………………………
Tình hình hoạt động của Vietinbank Ninh Thuận …………………
Tình hình kinh doanh chung …………………………………………...
Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh …………………….
Tác động và ảnh hưởng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận ………
Mạng lưới hoạt động …………………………………………………
Vị thế của Vietinbank ………………………………………………..
Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh ……………………………..
So sánh vị thế giữa Vietinbank với NHTM qua một số chỉ tiêu 2011 ...
Tác động và ảnh hưởng của Vietinbank đến năng lực cạnh tranh
của Vietinbank Ninh Thuận …………………………………………
Cơ chế điều hành của Trụ sở chính đối với các Chi nhánh ……………

30

25
26
27
27
28

30
30
30
31
33
33

34
35
35
35
36
36
38
38
39
40
40
40
40
41
43
43


2.3.3.2
2.4
2.4.1
2.4.1.1
2.4.1.2
2.4.1.3
2.4.2
2.4.2.1
2.4.2.2
2.4.2.3
2.4.2.4
2.4.2.5

2.4.2.6
2.4.2.7
2.4.3
2.4.3.1
2.4.3.2
2.4.3.3
2.4.3.4
2.4.3.5
2.4.3.6
2.4.3.7
2.4.4
2.4.4.1
2.4.4.2
2.4.4.3
2.4.5
2.4.5.1
2.4.5.2
2.4.6
2.5
2.5.1
2.5.2
2.5.3
2.6
2.6.1
2.6.1.1
2.6.1.2
2.6.1.3
2.6.1.4

Sự hỗ trợ của TSC trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ………

Phân tích năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận ……...
Thương hiệu và mạng lưới hoạt động ………………………………
Thương hiệu ……………………………………………………………
Mạng lưới hoạt động …………………………………………………..
Những tồn tại yếu kém của mạng lưới hoạt động ……………………..
Sản phẩm dịch vụ …………………………………………………….
Sản phẩm tín dụng ……………………………………………………..
Sản phẩm huy động vốn ……………………………………………….
Sản phẩm thanh toán …………………………………………………...
Kinh doanh ngoại hối ………………………………………………….
Sản phẩm chi trả kiều hối ……………………………………………...
Sản phẩm Thẻ và Ngân hàng điện tử …………………………………..
Các sản phẩm dịch vụ khác ……………………………………………
Năng lực tài chính …………………………………………………….
Quy mơ, thị phần và khả năng huy động vốn ………………………….
Quy mô, thị phần và khả năng cho vay ………………………………..
Quy mô, thị phần và khả năng thu dịch vụ …………………………….
Khả năng thanh khoản..………………………………………………...
Khả năng sinh lời ………………………………………………………
Chất lượng tín dụng ……………………………………………………
So sánh các chỉ tiêu về chất lượng hoạt động với các NHTM trên địa
bàn ……………………………………………………………………..
Nguồn nhân lực, quản trị và điều hành ……………………………..
Nguồn nhân lực ………………………………………………………..
Quản trị và điều hành ………………………………………………….
Năng lực kiểm soát …………………………………………………….
Năng lực Marketing ………………………………………………….
Những thành công bước đầu trong công tác Marketing ……………….
Những tồn tại và hạn chế trong công tác Marketing tại Chi nhánh ……
Năng lực cơng nghệ …………………………………………………...

Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trên địa bàn …..
BIDV Ninh Thuận ……………………………………………………
Agribank Ninh Thuận ……………………………………………….
Nhóm các Ngân hàng TMCP còn lại (Sacombank; ACB; EAB) …..
Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trên địa bàn …..
Đánh giá SWOT của Vietinbank Ninh Thuận ……………………..
Điểm mạnh …………………………………………………………….
Điểm yếu và Hạn chế ………………………………………………….
Cơ hội ………………………………………………………………….
Thách thức ……………………………………………………………..

44
44
44
44
45
46
46
46
50
52
52
54
55
57
58
58
60

62
62
63
66
67
68
69
70
71
72
72
73
74
75
75
77
78
79
79
79
80
81
82


3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.2.1
3.1.2.2

3.1.3
3.1.3.1
3.1.3.2
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4
3.4.1
3.4.1.1
3.4.1.2
3.4.1.3
3.4.1.4
3.4.1.5
3.4.2
3.4.2.1
3.4.2.2
3.4.2.3
3.4.2.4
3.4.2.5
3.4.3

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NINH THUẬN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN …………………………….

Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020 ………………………………………………
Mục tiêu phát triển của Tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 …………
Định hướng của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam ……………………………………………………………………
Định hướng phát triển …………………………………………………
Định hướng chiến lược ………………………………………………...
Mục tiêu và định hướng của Vietinbank Ninh Thuận đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ……………………………………..
Mục tiêu và Định hướng đến năm 2015 ……………………………….
Tầm nhìn đến năm 2020 ……………………………………………….
Chiến lược cạnh tranh tổng thể của Vietinbank Ninh Thuận ……..
Chiến lược tổng thể …………………………………………………...
Chiến lược cạnh tranh cấp Doanh nghiệp …………………………..
Quan điểm xây dựng giải pháp ……………………………………...
Phát huy thế mạnh ……………………………………………………..
Hạn chế điểm yếu ……………………………………………………...
Tận dụng cơ hội ………………………………………………………..
Tránh đối đấu, cạnh tranh trực diện với các NHTM dẫn đầu ………….
Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietinbank Ninh Thuận ……………………………………………...
Nhóm các giải pháp phát huy điểm mạnh …………………………..
Xây dựng chiến lược và chính sách kinh doanh; Hoạch định chiến
lược phát triển thị trường phù hợp ……………………………………..
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Marketing nhằm quảng bá thương hiệu,
nâng cao vị thế của Vietinbank Ninh Thuận …………………………..
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn ……………………………
Tận dụng sự hỗ trợ của NHCT VN về phát triển các sản phẩm dịch vụ
Chính sách tiền lương và cơ hội thăng tiến ……………………………
Nhóm các giải pháp khắc phục điểm yếu …………………………...

Đổi mới và Nâng cao năng lực quản trị điều hành của Ban Giám đốc ..
Mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động ……………………………….
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ……………………………………..
Đẩy mạnh cho vay; Nâng cao chất lượng tín dụng; Đảm bảo tín dụng
tăng trưởng hiệu quả, an toàn, bền vững ………………………………
Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ, các tiện ích mới đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng ……………………………….
Nhóm các giải pháp tận dụng cơ hội ………………………………...

83

83
83
83
83
84
85
85
86
86
86
86
86
86
86
87
87
87
87
87

88
89
89
91
91
91
92
93
93
96
101


3.4.3.1 Tranh thủ cơ hội từ sự chuyển biến của nền kinh tế Tỉnh và nhu cầu
vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người dân …..
3.4.3.2 Tranh thủ cơ hội từ những khó khăn tạm thời của các đối thủ cạnh
tranh ……………………………………………………………………
3.5 Kiến nghị ……………………………………………………………...
3.5.1 Đối với UBND Tỉnh Ninh Thuận ……………………………………...
3.5.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận
3.5.3 Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam …………………...
KẾT LUẬN …………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………

102
102
103
103
103
103

106
108


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :
Với việc tiến hành cổ phần hóa thành cơng, Ngân hàng Cơng thương Việt Nam
nay là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thực sự chuyển mình, vươn lên
mạnh mẽ trở thành Ngân hàng Thương mại chủ lực hàng đầu của Việt Nam.
Năm 2011 đã đánh dấu cột mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam : tổng tài sản đạt 460,6 nghìn tỷ đồng ( tăng 25 % ),
nguồn vốn huy động đạt 420,2 nghìn tỷ đồng ( tăng 24 % ), dư nợ cho vay và đầu tư
đạt 430,1 nghìn tỷ đồng ( tăng 23 % ), nợ xấu chỉ ở mức 0,75% và lợi nhuận trước
thuế đạt 8.392 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2010 và đạt 165% so với kế hoạch mà
Đại hội cổ đông đề ra. Năm 2011 trong khi nhiều NHTM bị thiếu hụt thanh khoản
thì Vietinbank vẫn giữ vững vị trí là ngân hàng cung ứng vốn lớn nhất trên thị
trường liên ngân hàng, là nhà tạo lập và dẫn dắt thị trường, góp phần thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho tồn ngành ngân hàng.
Chính vì vậy Vietinbank đã vinh dự được nhận các giải thưởng : Top 20 của
bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam ( VNR 500 ), Doanh nghiệp
Việt Nam Vàng năm 2011 do VINASME tổ chức, Top 20 sản phẩm Vàng thời hội
nhập năm 2011 do Viện sở hữu trí tuệ - Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng và
đặc biệt Vietinbank là Doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được tạp chí Forbes
xếp loại là một trong 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới ( Global 2000 )
Trên phạm vi tồn quốc, có thể khẳng định Vietinbank đã xây dựng được
thương hiệu, uy tín cũng như năng lực cạnh tranh vượt trội so với các NHTM khác
trong nước.
Tuy nhiên trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Ninh Thuận vẫn chưa tạo lập được thương hiệu, uy tín một cách

vững chắc, cũng như chưa nâng cao được năng lực cạnh tranh trong việc cung ứng
các sản phẩm dịch vụ so với các NHTM khác trên địa bàn. Chính vì vậy thị phần về


huy động vốn, cho vay và cung ứng dịch vụ của Vietinbank Ninh Thuận vẫn còn rất
khiêm tốn và nhỏ bé. Bên cạnh đó mơi trường cạnh tranh đang ngày càng đặt ra
nhiều thách thức vô cùng to lớn đối với Vietinbank Ninh Thuận.
Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận, là vấn đề trăn trở của chính tác giả và
tập thể Lãnh đạo, CBCNV của Vietinbank Ninh Thuận.
Vì vậy, tơi chọn luận văn với đề tài : “ Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận” để nghiên cứu nhằm mục
đích tìm ra các giải pháp đáp ứng những yêu cầu cấp bách hiện nay là : nâng cao
năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận, với
mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành Ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn Tỉnh
Ninh Thuận.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
2.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận trên
địa bàn, đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và nguyên nhân.
2.3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vietinbank Ninh Thuận cho giai đoạn 2012 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :
3.1 Đối tượng nghiên cứu :
- Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trong giai đoạn 2008 – 2011.
- Giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trên địa bàn.


3.2. Phạm vi nghiên cứu : phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân
tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận trên địa bàn Tỉnh
Ninh Thuận.
4. Những đóng góp chủ yếu của đề tài :
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống hóa
những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh của NHTM trong nền kinh tế
thị trường;
Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
cơ bản cũng như nguyên nhân của các tồn tại, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và
định hướng vận dụng các giải pháp vào thực tiễn hoạt động kinh doanh để nâng cao
năng lực cạnh tranh của Vietinbank Ninh Thuận trên địa bàn Tỉnh Ninh Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau :
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích – so sánh, tổng hợp.
6. Kết cấu của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục biểu mẫu và danh mục tài liệu tham
khảo, Luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các
NHTM.
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trên địa bàn.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận trên địa bàn.


1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
- Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh
nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu
khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi
ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực ..vv.. nó chỉ khác nhau ở chỗ mục
tiêu đặt ra mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại
và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một
quốc gia là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân.
- Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ
chế thị trường được định nghĩa là: “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh
doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”.
- Hai nhà kinh tế học Mỹ: P.A. Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn Kinh
tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Tuy nhiên hai tác
giả này lại đồng nhất cạnh tranh với cạnh tranh hoàn hảo.
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. [13]
- Tiến sỹ Lê Hùng cùng các thành viên của Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh cho rằng: “Cạnh tranh là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế theo đó các chủ thể
kinh tế huy động tổng lực (nội lực và ngoại lực) của mình trên cơ sở sử dụng các



2

phương thức nhằm giành được ưu thế trên thương trường để đạt mục tiêu kinh tế
(thường là thị phần, lợi nhuận, khách hàng…) là thu được nhiều lợi nhuận trong sự
phát triển ổn định và bền vững” [2]
- Từ những định nghĩa và tiếp cận khái niệm cạnh tranh trên các nội hàm khác
nhau đã nêu ở trên, ta có thể rút ra các điểm chung sau: Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp
để cố gắng giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trước các doanh nghiệp khác
trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và
bền vững. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện sau:
+ Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh, có cùng các mục đích,
mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà các chủ thể
cùng hướng đến việc chiếm đoạt.
+ Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,
đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều phải tuân thủ.
Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc
điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thơng lệ
kinh doanh trên thị trường.
+ Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc
ngắn hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia
cạnh tranh). Sự cạnh tranh cũng có thể diễn ra trong một không gian hẹp (một tổ
chức, một địa phương, một ngành) hoặc một không gian rộng (một nước, giữa các
nước).
1.1.1.2. Các loại hình cạnh tranh
Dựa vào các căn cứ khác nhau, cạnh tranh có thể được phân ra làm nhiều loại:
- Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: cạnh tranh được chia làm 02 loại
+ Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): là thị trường trong đó cả người
mua và người bán đều cho rằng các quyết định mua và bán của họ không làm ảnh

hưởng đến giá cả thị trường. Cạnh tranh hồn hảo chỉ xảy ra khi có các điều kiện
sau : Khơng có nhà cung cấp nào thống lĩnh thị trường; các sản phẩm dịch vụ do


3

nhiều nhà sản xuất có tính đồng nhất và có thể so sánh; người tiêu dùng có đủ thơng
tin và năng lực đánh giá sản phẩm, dịch vụ như nhau; các nhà cung cấp gia nhập
hay rút khỏi thị trường không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Để chiến thắng
trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ
giá thành hoặc làm khác biệt hóa sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
+ Cạnh tranh khơng hồn hảo (Inperfect Competition): là thị trường mà ở đó
các cá nhân bán hàng hay các nhà sản xuất có đủ sức mạnh để có thể chi phối giá cả
các sản phẩm của mình trên thị trường. Cạnh tranh khơng hồn hảo xảy ra khi các
điều kiện cạnh tranh hồn hảo khơng thỏa mãn và chia làm 03 loại: độc quyền; độc
quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền :
* Độc quyền (Monopoly): là hình thái thị trường trong đó một doanh nghiệp
duy nhất bán một sản phẩm mà khơng có sản phẩm thay thế gần giống với nó, việc
xâm nhập vào ngành sản xuất này rất khó khăn hoặc khơng thể được.
* Độc quyền nhóm (Oligopoly): là hình thái thị trường mà trong đó chỉ có một
số ít các nhà sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả của mình khơng
chỉ phụ thuộc năng suất của chính mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các
nhà cạnh tranh quan trọng trong ngành đó. Độc quyền nhóm chỉ xảy ra khi một số ít
các cơng ty có khả năng tác động mạnh đến thị trường thông qua việc thay đổi giá
cả, chuẩn mực dịch vụ, sản phẩm sẽ dẫn đến việc thay đổi số cầu của người mua,
đồng thời làm cho việc gia nhập ngành của doanh nghiệp mới sẽ khó khăn hơn.
* Cạnh tranh mang tính độc quyền (Monopolistic competition): là hình thái thị
trường có nhiều người bán, sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ dàng thay thế cho
nhau. Mỗi người bán chỉ có khả năng hạn chế nhất định đối với việc làm ảnh hưởng
tới giá cả sản phẩm của mình.

- Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh: được chia làm 02 loại
+ Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực
đạo đức, xã hội và được xã hội thừa nhận. Việc cạnh tranh diễn ra bình đẳng, cơng
bằng và cơng khai.


4

+ Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của Luật pháp,
trái với chuẩn mực đạo đức, xã hội và bị xã hội lên án.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: cạnh tranh được chia làm 03 loại
+ Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hóa
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối
cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên.
+ Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay
gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để
mua được hàng hóa và dịch vụ mà họ cần.
+ Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người
mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào không tồn tại được sẽ phải rút
lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: cạnh tranh được chia làm 02 loại
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Kết quả
của cuộc cạnh tranh này làm cho khoa học kỹ thuật phát triển.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này
có sự phân bổ vốn đầu tư tự nhiên giữa các ngành và kết quả là hình thành lợi nhuận
bình qn.

- Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của nhà nước: cạnh tranh được
chia làm 02 loại: Cạnh tranh tự do và Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước.
1.1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Michael E.Porter, người được coi là cha đẻ của lý thuyết cạnh tranh hiện đại,
cho rằng:“ để có thể cạnh tranh thành cơng, các doanh nghiệp phải có được lợi thế
cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả
năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để


5

duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế
cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất
lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả cao hơn”( Nguyễn Thị Quy – Năng lực
cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập – Trang 19). Năng lực cạnh tranh
theo quan điểm của Michael E.Porter đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục duy trì
được lợi thế cạnh tranh của mình, đồng thời phải được gắn liền với phát triển bền
vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
- Theo quan điểm khá phổ biến hiện nay thì năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp so
với đối thủ. Tuy nhiên hạn chế trong quan điểm là chưa bao hàm các phương thức,
chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đứng trên giác độ xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác, Ủy ban quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của doanh nghiệp
“không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Tuy nhiên quan điểm
này mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
- Khi cho rằng năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động; Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu

tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên quan điểm này chưa gắn với việc thực hiện các
mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Khi xem xét năng lực cạnh tranh ở cấp độ vi mô, Michael Dunford, Helen
Louri và Manfred Rosenstock cho rằng: “những doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất
lượng hàng hóa và dịch vụ và/ hoặc có khả năng cắt giảm các chi phí tương đối cho
phép họ tăng được lợi nhuận và/ hoặc thị phần..” ( Nguyễn Thị Quy – Năng lực
cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập – Trang 17). Theo cách hiểu này
thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phản ánh ở những khía cạnh


6

cơ bản như sau: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Khả năng duy trì và mở rộng
thị phần; Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; Khả năng tăng năng
suất và hiệu quả làm việc; Khả năng thích ứng và đổi mới; Khả năng thu hút nguồn
lực; Khả năng liên kết và hợp tác.
Khái niệm này đã phần nào phản ánh được tương đối toàn diện về năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp. Nó chỉ rõ được mục tiêu của cạnh tranh và những
đặc điểm cơ bản của việc cạnh tranh thành cơng, nhưng nó chưa chỉ ra được khả
năng đó do đâu mà có. Chính vì thế cho nên nó làm cho khái niệm năng lực cạnh
tranh mang tính chất “tĩnh” trong khi thực tế nó là một khái niệm “động”.
- Mặc dù có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về năng lực hay lợi thế cạnh
tranh song cho đến nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng rất khó có
thể đưa ra một khái niệm chuẩn về năng lực cạnh tranh đúng cho mọi trường hợp.
Để có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp thì quan
điểm xem xét cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
+ Quan điểm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình
độ phát triển trong từng thời kỳ. Trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh

tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc
bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh. Còn trong điều kiện kinh tế tri
thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với việc mở rộng “không gian sinh tồn”,
doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản
và do vậy quan điểm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
+ Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành của các
doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả
năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng khơng gian sinh tồn của sản phẩm,
khả năng tạo ra sản phẩm mới.
+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh
tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương
thức hiện đại.


7

+ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một yếu tố “động” luôn biến đổi,
không phải là yếu tố “tĩnh”, do đó địi hỏi doanh nghiệp phải thường xun duy trì
và liên tục tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.
- Từ những u cầu trên có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là: Khả năng tạo ra, duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc
tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền
vững.
1.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Michael E.Porter có 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp:
- Một là các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (Factor Conditions): bao
gồm các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng, chi phí); các yếu tố vật chất; các
yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường; các yếu tố về vốn.

- Hai là nhu cầu của khách hàng: đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và hoạt
động của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp có thể
tận dụng được các lợi thế của mình, từ đó cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động
kinh doanh ngày càng tốt hơn. Việc nắm bắt tốt, phát hiện chính xác nhu cầu của
khách hàng cịn là tiền đề để doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển các loại hình sản
phẩm dịch vụ mới, cung cấp cho khách hàng và khi đó sẽ có lợi thế cạnh tranh.
- Ba là các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: sự phát triển của doanh nghiệp
không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: sự phát
triển của công nghệ thông tin, truyền thông, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật ..vv..
- Bốn là chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh.
1.1.1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phương pháp
truyền thống thông qua việc so sánh các yếu tố cầu thành năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, phần nào phản ánh được năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là không cho phép


8

doanh nghiệp đánh giá được tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ
cạnh tranh, mà chỉ có thể so sánh đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể.
- Để khắc phục các nhược điểm trên, ngày nay người ta vận dụng ma trận
SWOT để đánh giá các yếu tố, qua đó giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh một
cách tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình với các đối thủ cạnh
tranh. SWOT là viết tắt các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh) - Weaknesses
(Điểm yếu) - Opportunities (Cơ hội) - Threats ( Thách thức ).
- Ma trận SWOT cho phép doanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu
của mình và ước lượng được những cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh
bên ngồi để từ đó có thể đề ra chiến lược và chính sách kinh doanh phù hợp, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cụ thể:

+ Chiến lược Điểm mạnh – Cơ hội (S – O): sử dụng những điểm mạnh bên
trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.
+ Chiến lược Điểm yếu – Cơ hội (W – O): cải thiện những điểm yếu bên trong
để tận dụng cơ hội bên ngoài.
+ Chiến lược Điểm mạnh – Thách thức (S – T): sử dụng các điểm mạnh để
tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các thách thức bên ngoài.
+ Chiến lược Điểm yếu – Thách thức (W – T): cải thiện điểm yếu bên trong để
tránh hay giảm bớt ảnh hưởng của các thách thức bên ngồi.
- Chất lượng phân tích của mơ hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin
thu thập được. Thông tin thu thập cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, mà phải
thu thập thơng tin từ nhiều phía, nhiều nguồn: khách hàng, nhà cung cấp, đối tác
..vv…có như vậy mới giúp cho việc phân tích SWOT được chính xác.
1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng đã có một q trình phát triển lâu dài, tuy nhiên cho đến nay vẫn có
rất nhiều các định nghĩa khác nhau về NH, sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do
đứng trên các quan điểm tiếp cận khác nhau, cũng như xuất phát từ lịch sử hình


×