Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tai lieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.02 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRONG ĐỀ TÀI NÀY GỒM CÓ CÁC PHẦN A.PHẦN MỞ ĐẦU I.BỐI CẢNH ĐỀ TÀI II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI III.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU B.NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ III.NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. V.KẾT QUẢ VI.KẾT LUẬN VII.NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT C.TÀI LIỆU THAM KHẢO D.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A.PHẦN MỞ ĐẦU I.BỐI CẢNH ĐỀ TÀI Đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường Trung học cơ sở nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trong quá trình đổi mới đã có rất nhiều biện pháp giáo dục tích cực được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp quan trọng trong dạy và học. Đặc biệt là đối với bộ Lịch sử. Việc sử dụng đồ dùng trực quan để gây hứng thú học tập cho học sinh không phải là sự ngẫu nhiên, mà là có tính định hướng, có mục đích: giúp cho học sinh dễ dàng khắc sâu kiến thức, đồng thời có thể áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống. Đối với bài viết này, tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm trong việc dạy học tạo hứng thú học tập Lịch sử lớp 7 bằng đồ dùng trực quan, để nâng cao hiệu quả chất lượng học tập môn Lịch sử trong nhà trương Trung học cơ sở hiện nay. Đây là những kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình dạy, những kinh nghiệm này chưa phải là tuyệt đối, mong sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài có được sự phong phú và hiệu quả hơn. II.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay với tốc độ xã hội hóa ngày càng cao, việc sử dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi hơn. Chính vì vậy nên phần lớn học sinh trong nhà trường Trung học cơ sở không còn ham thích hay hứng thú với bộ môn Lịch sử. Điều này có rất nhiều yếu tố tác động: do Lịch sử là những gì đã trải qua trong quá khứ học sinh rất klhos hình dung, quá nhiều sự kiện và rất khó nhớ, trong khi đó giáo viên không tạo ra được một tiết dạy sinh động lôi cuốn học sinh, mà chủ yếu là những tiết học khô khan, học sinh phải “học chay” không có đồ dùng trực quan như: bản đồ, lược đồ, … Như vậy việc học sinh không ham thích học môn Lịch sử không phải là tại bản thân môn học nay gây ra, mà đó chính là phương pháp dạy học theo quan niệm cũ, xa xưa “đọc chép” là chủ yếu nay không còn đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo hướng đổi mới trong xã hội hiện tại. Hay nói cách khác là do giáo viên chưa kịp thời đổi mới hoặc đưa ra một phương pháp dạy học để gây sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học Lịch sử. Là một giáo viên dạy Lịc sử, bản thân tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học là hết sức cần thiết , hơn thế nữa việc tạo hứng thú cho học sinh học tập Lịch sử cũng là một phương pháp gần như là đặc trưng của bộ môn, chỉ có như thế mới không gây sự nhàm chán cho học sinh, đồng thời khai thác kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, triệt để hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> III.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Phạm vi: “Tạo hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 7 bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan” ở trường Trung học cơ sở Đắk Nang – Đắk Som. -Đối tượng: “Tạo hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 7A,7B bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan”. IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tạo hứng thú học tập môn Lịch sử lớp 7 bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan, không chỉ kích thích sự ham học của học sinh trong mỗi tiết lịch sử, mà nó còn giúp cho giáo viên có được một tâm thế say mê với nghề nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu tình hình học tập của học sinh trong mỗi tiết dạy, giáo viên có thể đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh học vì “bắt buộc” bởi đây là môn học có trong chương trình, ngoài ra còn có thể nâng cao được hiệu quả chất lượng trong quá trình dạy học môn Lịch sử trong nhà trường Trung học cơ sở. Muốn đạt được mục đích đó, người giáo viên cần phải xây dựng cho mình một cơ sở lý luận, phải tìm hiểu về thực trạng, phải nghiên cứu tìm tòi giải pháp cho thực trạng đó.. B.NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học cho các cấp học nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng ở nước ta đã được xã hội quan tâm ngay từ những năm 1970. Đến đầu thập kỷ 90 vấn đề phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành giáo dục ở nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đến những năm 1995 – 1996, 2000 – 2001 Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay, thì việc đổi mới dạy học môn Lịch sử trong trường Trung học cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trong đó, tạo hứng thú học tập Lịch sử bằng dụng cụ trực quan là một trong những phương pháp đổi mới dạy học nhằm phát huy tính tích cực học sinh hiện nay. Như chúng ta được biết, con đường nhận thức ngắn nhất sẽ là con đường “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và là phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “con đường” nhận thức này chính là các “đồ dùng trực quan” Đặc biệt trong hướng dạy học mới bây giờ đó là “theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các “đồ dùng trực quan”.Vì thế “đồ dùng trực quan” đã trở thành một trong những nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Hiện nay nền giáo dục nước ta đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực học sinh, đẩy mạnh xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Trường Trung học cơ sở Đắk Nang xã Đắk Som cũng đã và đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực hóa. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục huyện Đắk Glong, nên tình hình giáo dục của nhà trường có những bước chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên nằm trong tình hình chung của nền giáo dục nước nhà hiện nay là phần lớn học sinh không thích học môn Lịch sử và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đó cũng là một trong những vấn đề trăn trở của giáo viên dạy môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở Đắk Nang. Học sinh trường Trung học cơ sở Đắk Nang hơn 90% là con em dân tộc thiểu số, sống chủ yếu bằng nương rẫy, một buổi đi học một buổi phải lên nương rẫy giúp bố mẹ, các em chưa có ý thức trong việc học. Đặc biệt là đối với bộ môn Lịch sử các em vẫn chưa có được tính say mê ham thích, mà ngược lại học sinh còn rất “chán”thậm chí có em còn rất”ghét”học môn này vì nó rất khó hình dung, sự kiện dài, đồ dùng trực quan chưa được sử dụng thường xuyên trong mỗi tiết học. III.NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG. Nhìn chung môn Lịch sử trong chương trình bậc học Trung học cơ sở nói chung và lịch sử lớp 7 nói riêng, bản thân nó khong kém phần hấp dẫn, cũng không quá khô khan. Qua tìm hiểu việc học môn Lịch sử 7 của học sinh chưa đem lại hiệu quả cao là có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Đa số các em không say mê hứng thú với phần lịch sử lớp 7, bên cạnh đó nguyên nhân chủ yếu gây sự nhàm chán đó là giáo viên chưa thực sự tạo hứng thú học tập bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan. IV.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Trước đây đa số các trường đều thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về các thiết bị dạy học đối với bộ môn Lịch sử, chỉ có một số đồ dùng đơn giản: lược đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh,… Đồng thời cùng với quan niệm giáo dục cũ trước đây là không coi trọng đồ dùng trực quan, cho rằng đồ dùng trực quan chỉ là phương tiện dùng để truyền thụ kiến thức mới, là dụng cụ minh họa cho các kiến thức cũ đã truyền đạt, còn đối với học sinh chỉ có tác dụng chấp nhận và ghi nhớ. Theo phương pháp sử dụng này thì đồ dùng trực quan chưa phát huy hết vai trò và tác dụng của mình, đôi khi còn chưa thể hiện được tính trực quan và tính khoa học của nó, do vậy giờ dạy Lịch sử của giáo viên sẽ rơi vào những hạn chế đó là:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> +Giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. + Các kiến thức mà giáo viên cung cấp sẽ làm cho học sinh không hiểu sâu, nhớ kỹ bằng chính các em tự nhận thức. +Các nguồn tri thức từ dụng cụ trực quan chưa thực sự hấp dẫn đối với các em. Do đó không gây hứng thú học tập cho các em, không có khả năng phát triển tư duy, mà ngược lại chỉ tạo nên sự “tò mò” tức thời +Chưa tạo cho học sinh các kỹ năng Lịch sử quan trọng như: Đọc, chỉ bản đồ, phân tích các sự kiện,… Để đổi mới phương pháp dạy học, thì người giáo viên phải nghiên cứu tìm ra cách sử dụng đồ dùng trực quan sao cho đúng mục đích, đồng thời đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Như vậy khi sử dụng đồ dùng trực quan, cần phải xác định các nguyên tắc: 1.Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học từ đó lựa chọn đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, không nên sử dụng quá nhiều đồ dùng trực quan cho một tiết dạy. 2.Phải có phương pháp thích hợp đối với mỗi loại đồ dùng trực quan 3.Trước khi sử dụng cần phải giải thích: Đồ dùng trực quan này nhằm mục đích gì?Giải quyết vấn đề gì? Nội dung gì trong bài học. 4.Đảm bảo tính trực quan, rõ ràng, tính thẩm mĩ, cần chú ý tới quy luật nhận thức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. * Đối bản đồ, lược đồ Bản đồ, lược đồ lịch sử có đặc điểm khác: - Bản đồ mang tính tổng hợp: là loại bản đồ lịch sử diễn đạt những nội dung lịch sử trong một phạm vi không gian rộng như bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất; bản đồ chính trị thế giới thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai,…. -Lược đồ mang tính chuyên đề: đi sâu tìm hiểu diễn biến của các chiến dich, các trận đánh trong một phạm vi không gian nhất định như lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077);lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258);lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1527) Đối với đồ dùng này để khai thác một cách có hiệu quả ta cần cho học sinh tiến hành theo các bước sau: + Đọc tên và cho biết các sự kiện lịch sử trên hình vẽ. +Tìm hiểu mốc thời gian diễn ra sự kiện lịch sử, địa phương diễn ra sự kiện đó. +Rút ra nguyên nhân, ý nghĩa, bài học lịch sử từ sự kiện đó. +Giới thiệu tên của bản đồ, lược đồ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> +Cách chỉ các điểm, các vùng, các dòng sông theo các hướng phải theo đúng nguyên tắc:Chỉ các điểm cần đúng điểm diễn ra sự kiện, chỉ các vùng phải khoanh rõ giới hạn của vùng xảy ra sự kiện, chỉ các dòng sông phải chỉ từ thượng nguồn xuống hạ nguồn .. +Chỉ hướng vận động của các mũi tên phải theo diễn biến và nội dung của sự kiện. + Khai thác nội dung trên bản đồ, lược đồ phải phù hợp với nội dung trong sách giáo khoa để đảm bảo tính hệ thống và loogics của sự kiện +Giáo viên không nên thuyết trình một chiều mà cần phải kết hợp với việc trao đổi, đàm thoại của học sinh để tăng sự tích cực hứng thú học tập của học sinh Ví dụ: Xen kẽ một vài câu hỏi gợi mở hoặc khai thác nội dung trong sách giáo khoa hoặc yêu cầu nội dung trình bày một phần diễn biến của sự kiện hoặc nêu một số địa dnh… + Để sử dụng bản đồ, lược đồ tốt, người giáo viên không chỉ nắm được những nguyên tắc cơ bản mà quan trong hơn nữa là phải nắm vững nội dung chưa đựng trong bản đồ và lược đồ, để từ đó cung cấp thêm nguồn kiến thức cho học sinh một cách xúc tích, gợi hình ảnh, tạo nên hứng thú và nhớ kỹ hơn các sự kiện. Ví dụ: khi giáo viên dạy về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cần phải chuẩn bị trước lược đồ cuộc khởi nghĩa, trong quá trình dạy giáo viên trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa dựa vào lược đồ (lược đồ treo lên bảng), giúp học sinh khai thác các sự kiện và ghi nhớ các sự kiện, từ đó giáo viên có thể cho học sinh trình bày lại trên lược đồ, từ đó hình thành được cho các em một sự hứng thú, đồng thời đẽ ghi nhớ các sự kiện hơn. Khi dạy về bài “ Ba lần kháng chiến chông quân Xâm lược Mông- Nguyên”, để học sinh thấy được thế đánh tạo “gọng kìm” của quân Mông Cổ và hiểu được thế nào là Cách đánh tạo “gọng kìm”, giáo viền cần chỉ trên lược đồ cho học sinh thấy rõ mục đích của quân Mông Cổ là dùng Trung Quốc để làm bàn đạp tấn công chiếm Đại Việt * Đối với tranh ảnh lịch sử - Trước hết cần đọc tên bức tranh, xem bức tranh đó thể hiện điều gì và ở đâu - Tường thuật lại diễn biến của sự kiện lịch sử - Rút ra được nguyên nhân, ý nghĩa và bài học lịch sử, Từ đó giáo dục lòng yêu nước biết ơn các anh hùng dân tộc. Ví dụ khi dạy về nhân vật lịch sử vua Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, như vậy để khắc họa được hình ảnh của vị vua này giáo viên cần phải chuẩn bị bức ảnh . *Đối với mô hình Dùng những vật liệu đơn giản để tạo ra những hiện vật, những sự kiện lịch sử giản đơn để minh họa cho tiết dạy sinh động hơn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo viên giới thiệu mô hình đang sử dụng, mô hình là vật tượng trưng cho sự kiện lịch sử nào? Dùng câu hỏi hướng dẫn học sinh quan sát, trả lời tìm ra các sự kiện lịch sử Ví dụ: Trong mô hình cảnh Thoát Hoan thua chạy. Giáo viên đặt câu hỏi: Thoát Hoan thua chạy bằng cách chui vào ống đồng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ mấy và diễn ra vào năm nào? Mô hình Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế. Giáo viên có thể hỏi: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trong hoàn cảnh nào?Ở đâu và nhằm mục đích gì? Từ đó học sinh sẽ khắc sâu hơn về hình ảnh của người anh hùng áo vải Tây Sơn, một anh hùng dân tộc có công đặt nền tản cho công cuộc thống nhất đất nước, một lãnh tụ xuất sắc của phong trào kghowir nghĩa nông dân thế kỷ XVIII. Từ mô hình đó giáo viên giúp học sinh hiểu và nắm chắc các kiến thức lịch sử Như vậy so với cách dạy cũ, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học bộ môn Lịch sử ở lớp 7 là rất cần thiết , nó không những giảm đi sự “chán ghét” học môn Lịch sử trong nhà trường, mà ngược lại nếu giáo viên sử dụng theo đúng mục đích thì sẽ tạo nên được sự hứng thú học tập của các em, các em sẽ có được sự say mê, ham thích, đồng thời phát huy được tính tích cực, giúp các em nhớ kiến thức dễ dàng hơn và sâu sắc hơn V.KẾT QUẢ Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trong đó dạy học tạo hứng thú học tập môn Lịch sử 7 bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan là một điển hình, qua thực tế tìm hiểu thực trạng và tìm ra giải pháp rồi áp dụng ở hai lớp 7A và 7B, bản thân tôi đã đúc kết rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho công việc giảng dạy, đồng thời tôi cũng đã thu được một kết quả ban đầu rất khả quan: dần dần tôi đã khắc phục được thực trạng học sinh không thích học môn Lịch sử, nâng cao được ý thức cho các em trong việc tìm hiểu lịch sử, bởi vì đó là hành trang giúp các em định hướng được cuộc sông trong tương lai sao cho xứng đáng với công lao của cha ông chúng ta, như nhà chính trị Rô-ma cổ Xi-xê-rông đã nói “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” Phần lớn các em nắm vững kiến thức hơn, có thể vận dụng lý thuyết vào các tiết làm bài tập, các em ngày càng hứng thú hơn đối với mỗi tiết học Lịch sử Qua thực tế áp dụng và thăm dò về sự hứng thú học tập của học sinh trong suốt thời gian tôi áp dùng phương pháp trên trong thời gian năm học 2010-2011, tôi đã thu được kết quả như sau:. Lớp. Số học Hứng thú học Không. hứng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 7A 7B. sinh. môn Lịch sử. thú học môn Lịch sử % SL % 66,7% 6 33,3% 54,6% 10 45,5%. 18 22. SL 12 12. VI.KẾT LUẬN Dụng cụ trực quan là phương tiện có vai trò rất quan trọng trong dạy học, không thể thiếu được trong hoạt động dạy học. Bằng những đồ dùng trực quan sinh động, giáo viên sử dụng phương pháp tốt nhất giúp cho học sinh tự khai thác, lĩnh hội kiến thức, phát huy được vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập. Tuy nhiên khi sử dụng những đồ dùng trực quan trong dạy học cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, đặc biệt là những dụng cụ trực quan tạo ấn tượng, giúp học sinh khắc sâu, nhớ kỹ, tái hiện lại những kiến thức đã học Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần phải đảm bảo tính trực quan, tính khoa học. Để đảm bảo được những điều đó ,giáo viên dạy môn Lịch sử phải không ngừng phấn đấu, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi ở những đồng nghiệp để có được một phương pháp dạy học tạo được hứng thú cho học sinh là không dễ dàng. Đối với học sinh trường Trung học cơ sở Đắk Nang, ngoài giờ lên lớp, các em ít có điều kiện để mở rộng kiến thức qua các phương tiện hiện đại như học sinh ở các vùng khác, chính vì vậy việc học các sự kiện lịch sử đối với các em là hết sức xa lạ và khó lôi cuốn. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy ở đây tôi đã nhận thấy rằng muốn các em ham thích học môn Lịch sử, giáo viên cần phải tìm cách tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng đồ dùng trực quan là yêu cầu rất cần thiết đối với mỗi một tiết dạy VII.NHỮNG KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1.Về phía phụ huynh -Phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa trong việc học tập của các em, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các em như: sách tham khảo, không bắt các em nghỉ học ở nhà đi làm phụ giúp gia đình,…. -Tạo mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường để giúp các em học tốt 2.Về phía nhà trường -Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy -Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong môn Lịch sử. 3.Về phía địa phương..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Luôn luôn quan tâm, động viên đội ngũ cán bộ giáo viên, tạo mọi điều kiện để giáo viên giảng dạy tốt hơn Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc kết được trong suốt quá trình giảng dạy, đặ biệt là trong thời gian thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy trong trường Trung học cơ sở nói chung và đối với bộ môn Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp tốt nhất, rất mong sự đóng góp ý kiến chia sẻ của quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Som, ngày 15 tháng 09 năm 2011 Người viết. Hà Thị Sen.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> C.TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1.Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông – Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2004 2.Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản Giáo dục năm 1997 3.Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7 – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ bảy 4.Sách giáo viên Lịch sử lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục 5.Hướng dẫn sử dụng kênh hình phần Lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2005.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> D. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ...... ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×