Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
----  ----

THÁI HÁN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
----  ----

THÁI HÁN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Thái Hán Vinh
Sinh ngày 23 tháng 06 năm 1990 – tại thành phố Hồ Chí Minh
Là học viên cao học khóa 15 của trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã
số học viên 020115130110
Cam đoan đề tài: Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên
cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày

tháng

Thái Hán Vinh


năm


ii

MỤC LỤC

TÓM TẮT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ........1
1.1.

Nợ công .........................................................................................................1

1.1.1.

Khái niệm nợ công.........................................................................................1

1.1.2.

Phân loại nợ công ..........................................................................................4

1.1.3.

Chỉ tiêu đánh giá nợ công ..............................................................................6

1.2.


Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................9

1.2.1.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế .......................................................................9

1.2.2.

Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế ...................................................10

1.3.

Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ......................................12

1.3.1.

Tác động tích cực ........................................................................................12

1.3.2.

Tác động tiêu cực ........................................................................................13

1.4.

Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ cơng đến tăng trưởng kinh

tế……… ....................................................................................................................14
1.4.1.


Tác động tuyến tính của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ..........................15

1.4.2.

Tác động phi tuyến của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ...........................18

CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .....24
2.1.

Khái quát thực trạng nợ công việt nam...................................................24

2.1.1.

Quy mô nợ công ..........................................................................................24

2.1.2.

Cơ cấu nợ công ............................................................................................29

2.1.3.

Nguyên nhân nợ công ..................................................................................33

2.1.4.

Thực trạng sử dụng nợ công ........................................................................41


iii


2.1.5.

Khả năng thanh tốn nợ cơng ......................................................................43

2.2.

Ước lượng tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ....................49

2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................49

2.2.2.

Ước lượng tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ..........................50

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ CHO NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM ...............64
3.1.

Cơ sở định hướng cho các khuyến nghị...................................................64

3.1.1.

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 ...........................................................64

3.1.2.

Chiến lược nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020

và tầm nhìn 2030 .......................................................................................................65

3.1.3.

Các cơ sở dùng làm định hướng khuyến nghị khác ....................................66

3.2.

Kiểm soát quy mơ nợ cơng ........................................................................68

3.2.1.

Kiểm sốt thâm hụt ngân sách .....................................................................68

3.2.2.

Kiểm soát mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư .........................................72

3.2.3.

Tái cơ cấu nợ cơng và và duy trì nền kinh tế ổn định .................................76

3.3.

Nguồn tài trợ và thay thế nợ công ............................................................77

3.3.1.

Thu hút nguồn vốn từ công chúng trong nước ............................................77

3.3.2.


Thu hút nguồn vốn từ kiều bào ngoài nước .................................................78

3.4.

Quản lý nợ công .........................................................................................81

3.4.1.

Khuyến nghị quản lý thông tin nợ cơng ......................................................81

3.4.2.

Khuyến nghị về khung pháp lý và chính sách quản lý nợ công nợ công ....84

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

TÓM TẮT

Luận văn với đề tài “Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế” được thực hiện
với mục đích nghiên cứu thực trạng nợ cơng của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014,
bằng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp quy mơ, cơ cấu, tình hình sử dụng
nợ, hiệu quả đầu tư và khả năng thanh tốn nợ từ đó nêu lên tính bền vững của nợ
công và sự ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, thơng qua ước lượng bằng
mơ hình tác động của nợ công đến tăng trưởng, luận văn chứng minh được giữa nợ
cơng và tăng trưởng có quan hệ phi tuyến theo lý thuyết của đường cong Laffer (đồ

thị chữ U ngược) và xác định được mức ngưỡng mà tại đó khi nợ cơng tiếp tục tăng
lên sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ thực trạng nợ cơng Việt Nam
và kết quả ước lượng mơ hình, luận văn nêu một số khuyến nghị nhằm giảm áp lực
nợ công lên tăng trưởng kinh tế bằng phương thức kiểm sốt tình trạng thâm hụt
ngân sách và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tiết kiệm - đầu tư. Bên cạnh đó,
luận văn cũng đề xuất cần tái cơ cấu nợ công và phát huy các nguồn vốn tài trợ cho
đầu tư trong nước nhưng lại không làm gia tăng quy mô và áp lực trả nợ. Cuối cùng,
luận văn khuyến nghị Chính phủ cần quản lý tốt và minh bạch hóa thơng tin nợ
cơng đồng thời cần được định nghĩa nợ cơng một cách chính xác hơn theo chuẩn
quốc tế để dữ liệu nợ được phản ảnh trung thực.

Từ khóa: Nợ cơng, Tăng trưởng kinh tế, Tác động của nợ công đến tăng trưởng
kinh tế.


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á


BIS

Bank for International Settlements

Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế

DNNN

#

Doanh nghiệp nhà nước

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FEM

Fixed effect

Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Generalized Methods of Moments #

GNI

Gross national income

Tổng thu nhập quốc dân

GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc dân

GO

Gross Output

Tổng giá trị sản xuất

GSO

General statistic organization

Tổng cục thống kê Việt Nam


HIPCs

Highly Indebted Poor Countries

Các nước nghèo mắc nợ cao

ICOR

Incremental Capital - Output Ratio

Hệ số đo hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư

IMF

International Monetary Fund

Tổ chức Tiền tệ Quốc tế

INTOSAI

The International Organisation of
Supreme Audit Institutions

Libor

London Interbank Offer Rate

Tổ chức Quốc tế các Cơ quan
Kiểm toán tối cao

Lãi suất liên ngân hàng
London

MoF

Ministry Of Finance

Bộ Tài chính Việt Nam

NDI

National Disposable Income

Thu nhập quốc dân khả dụng

NI

National Income

Thu nhập quốc dân

NSNN

#

Ngân sách Nhà nước

NGO

Non-governmental organization


Tổ chức phi chính phủ


vi

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

NHNN

#

Ngân hàng Nhà nước

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương bé nhất

OPEC

Organization of Petroleum
Exporting Countries

Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu lửa

REM

Random effect

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

SNA

System of National Accounts

Hệ thống tài khoản quốc gia

TAR


Threshold Autoregressive

Mơ hình tự hồi quy ngưỡng

TFP

Total Factor Productivity

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement

TTQT

#

Thanh toán quốc tế

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


XDCB

#

Xây dựng cơ bản

XNK

#

Xuất nhập khẩu

Năng suất các nhân tố tổng
hợp
Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Dư nợ nước ngoài của Chính phủ theo loại tiền .......................................31
Bảng 2.2. Cơ cấu nợ nước ngồi của Chính phủ theo lãi suất ..................................32
Bảng 2.3. T lệ tiết kiệm, t lệ đầu tư trên GDP của khu vực công và khu vực tư
nhân tại Việt Nam .....................................................................................................39
Bảng 2. . Hệ số C


Việt Nam phân theo thành phần kinh tế ..............................42

Bảng 2.5. Quy mô nợ công và thu ngân sách Việt Nam ...........................................44
Bảng 2.6. Nghĩa vụ trả nợ công so với NSNN và tổng kim ngạch XNK .................45
Bảng 2. . Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh tốn nợ cơng nước ngồi của Việt
Nam giai đoạn 2006 - 2014 .......................................................................................47
Bảng 2. . Nguồn thu thập dữ liệu các biến nghiên cứu ............................................53
Bảng 2.9. Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình ...................................................55
Bảng 2.10. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................56
Bảng 2.11. Ước lượng mơ hình bằng phương pháp LS .........................................57
Bảng 2.12. Ước lượng mơ hình bằng phương pháp

M ........................................57

Bảng 2.13. Ước lượng mơ hình bằng phương pháp

M ........................................58

Bảng 2.1 . Ước lượng mơ hình bằng phương pháp GMM .......................................60
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mơ hình theo các phương pháp ............61


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Cấu trúc nợ quốc gia ...................................................................................2
Hình 1.2. Hiệu ứng chèn lấn (cro ding out) ............................................................18
Hình 1.3. Đường cong Laffer ....................................................................................21


Biểu đồ 2.1. GDP, nợ công và chỉ số nợ công/GDP qua các năm ............................25
Biểu đồ 2.2. T lệ nợ công/GDP Việt Nam và các nước ASEAN từ 2012 – 2014 ..27
Biểu đồ 2.3. Nợ cơng/GDP Việt Nam so với các nhóm nước trên thế giới 2013 .....28
Biểu đồ 2. . T trọng nợ cơng nước ngồi và nợ cơng trong nước trên tổng nợ ......30
Biểu đồ 2.5. Thâm hụt ngân sách Việt Nam năm 2001 – 2014 ................................34
Biểu đồ 2.6. Cán cân ngân sách thường xuyên qua các năm ....................................35
Biểu đồ 2. . Quan hệ giữa tiết kiệm/GDP và đầu tư/GDP tại Việt Nam ..................38
Biểu đồ 2. . Nghĩa vụ thanh toán nợ nước ngồi trong tương lai của Chính phủ ....46


ix

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có vay nợ để thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ các nước đang phát triển mà kể cả các nước đã
phát triển như Nhật Bản, Mỹ đều đi vay để sử dụng cho các mục đích khác nhau
của chính phủ. Ngun nhân làm cho nợ cơng ngày càng trở nên quan trọng vì nợ
cơng mang lại những lợi ích có thể kể đến như bù đắp sự mất cân đối giữa đầu tư và
tiết kiệm, giữa thu và chi ngân sách, là động lực tăng trưởng kinh tế vì chính phủ có
thêm vốn để gia tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư sinh lợi. Tuy nhiên, nếu
quy mô và tốc độ nợ công tăng nhanh hơn cả tốc độ của tăng trưởng kinh tế thì sẽ
gây ra sức ép gia tăng thuế và trở thành gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai, tạo hiệu
ứng chèn lấn trong huy động vốn đối với khu vực tư nhân làm đầu tư tư nhân giảm,
hệ lụy là tăng trưởng kinh tế suy yếu và nguồn thu ngân sách giảm.
Sự khủng hoảng tồn cầu và chính sách tài khóa mở rộng của nhiều quốc gia hiện
nay đã làm gia tăng nợ cơng một cách nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng nợ công
khu vực tiền tệ Châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp, sau đó lan truyền sang các nước
thành viên khác với tốc độ nhanh chóng hay các cuộc khủng hoảng nợ cơng ở các

quốc gia ngồi khu vực này đã làm cho nền kinh tế toàn cầu trở nên ảm đạm, có thể
gây ra cơn bão suy thoái kinh tế mới. Cho đến hiện nay, nền kinh tế và chính trị Hy
Lạp vẫn trong cảnh khó khăn do hậu quả của việc vỡ nợ công năm 2009. Và hầu
hết các nước trên thế giới, nợ công quá lớn và bắt đầu chạm mức mà ở đó sẽ gây tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Xét riêng Việt Nam, trong những năm đầu
của thập niên 90, nợ cơng của Việt Nam ở mức rất cao, bình quân 2 0%/GDP được
xem là mất khả năng thanh toán. Sau đó, nhờ tăng trưởng kinh tế cao và Liên Xơ cũ
xóa nợ vào những năm cuối của thập kỉ 90, Chính phủ đã kiểm sốt được nợ cơng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra vào năm 200 đã làm cho nợ công
Việt Nam tăng nhanh. Trong thời gian đó, do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nợ


x

công được dự báo là sẽ nâng cao liên tục để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển
kinh tế xã hội. Câu hỏi đặt ra là giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế có mối quan
hệ với nhau không, quan hệ như thế nào và với sự gia tăng liên tục của nợ cơng
Việt Nam hiện nay có bền vững không, gia tăng quy mô nợ công đến mức nào thì
hợp lý. Do đó, để có cái nhìn toàn diện về sự tác động hay mối quan hệ của nợ cơng
đến tăng trưởng kinh tế và tình hình nợ công Việt Nam hiện nay, người viết đã
chọn đề tài “Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế”.
2. Mục tiêu của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về nợ công và sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
qua các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngồi nước.
Phân tích thực trạng và tính bền vững của nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014.
Thực hiện hồi quy để chứng mình mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế, xác định ngưỡng nợ công tham khảo từ kết quả ước lượng mơ hình.
Đề xuất một số khuyến nghị nhằm kiểm sốt quy mơ nợ cơng tại Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nợ cơng có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay khơng? Nếu có thì tác động như

thế nào, tích cực hay tiêu cực, đồng biến hay nghịch biến? Các nghiên cứu thực
nghiệm chứng minh điều đó.
Thực trạng nợ công Việt Nam những năm gần đây diễn biến như thế nào? Quy mơ,
cơ cấu nợ, tình hình thâm hụt ngân sách, tiết kiệm – đầu tư, thực trạng sử dụng nợ
và khả năng thanh tốn nợ có đảm bảo tính an tồn nợ cơng của Việt Nam khơng?
Liệu quy mơ nợ Việt Nam có vượt qua ngưỡng an tồn, điểm mà tại đó sự tăng lên
của nợ tác động tiêu cực đến nền kinh tế?
Cần những khuyến nghị nào để kiểm soát thâm hụt ngân sách, tiết kiệm và đầu tư
để làm tiền đề cho kiểm soát nợ cơng? Có những nguồn vốn khác để tài trợ hay thay


xi

thế cho nợ công để giảm quy mô nợ công hoặc giúp nợ cơng an tồn hơn khơng?
Chính sách quản lý nợ công cần thay đổi như thế nào cho phù hợp với hiện tại?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nợ công, tăng trưởng kinh tế và sự tác động
của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Thời gian nghiên cứu thực trạng nợ công Việt
Nam là từ năm 2001 đến 2014 và khơng gian nghiên cứu chính là thực trạng nợ
cơng tại Việt Nam. Ngồi ra, thực hiện hồi quy mơ hình với dữ liệu bảng gồm 7
quốc gia đang phát triển khu vực AS AN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh nhằm phân tích thực
trạng nợ cơng tại Việt Nam gồm quy mô, cơ cấu, thực trạng sử dụng nợ, hiệu quả
đầu tư công và khả năng trả nợ. Từ đó, rút ra kết luận về tính an tồn nợ cơng của
Việt Nam.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp ước lượng mơ hình nhằm xem xét mối
quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Luận văn kiểm định mơ hình theo
nhiều phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, GMM để tìm ra mơ hình phù hợp. Từ
đó, bằng cách lấy đạo hàm của phương trình mơ hình, luận văn tính ngưỡng nợ

cơng tham khảo cho Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài luận văn
được lấy từ các nguồn tin cậy như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Tổng cục thống kê (GSO), Bộ Tài chính (Mo ).
6. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm (i) lý thuyết về nợ công, tăng trưởng kinh tế và sự tác
động của nợ công đến tăng trưởng bằng các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố
làm cơ sở lý thuyết cho luận văn; (ii) Luận văn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn tin cậy để phân tích thực trạng nợ công tại Việt Nam năm 2001 – 2014 bao
gồm quy mơ nợ, cơ cấu, tình hình sử dụng nợ và khả năng thanh toán nợ của Việt
Nam, thơng qua ước lượng mơ hình để xác định ngưỡng nợ công tham khảo cho


xii

Việt Nam làm cơ sở cho phần khuyến nghị; (iii) Từ kết quả thực trạng nợ công, luận
văn đúc kết và nêu lên một số khuyến nghị nhằm kiểm soát nợ công hiệu quả, giảm
gánh năng nợ lên tăng trưởng và thế hệ tương lai.
7. Đóng góp của đề tài
Trong phân tích tác động nợ cơng và tăng trưởng kinh tế, tác giả đã phân tích sự tác
động của nợ công theo các hiệu ứng khác nhau dựa vào quan điểm nghiên cứu của
các nhà kinh tế trên thế giới như hiệu ứng kích thích (crowding in), hiệu ứng chèn
lấn (cro ding out) và hiệu ứng phi tuyến giữa nợ cơng và tăng trưởng kinh tế.
Ngồi ra, luận văn hệ thống hóa lý thuyết “Debt overhang” và đường cong Laffer
làm cơ sở để chứng minh sự hiện hữu của ngưỡng nợ cơng.
Luận văn ước lượng hồi quy mơ hình với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP
và biến phụ thuộc là nợ cơng và các biến kiểm sốt để chứng minh mối quan hệ phi
tuyến của nợ công và tăng trưởng theo phương pháp hiện đại GMM để khắc phục
hiện tượng biến nội sinh của mơ hình động, đồng thời tìm ra ngưỡng nợ một số
nước đang phát triển khu vực ASEAN làm cơ sở đánh giá mức độ nợ Việt Nam so
với mức ngưỡng.

8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Nợ cơng khơng cịn xa lạ đối với nền kinh tế đặc biệt là những nước đang cần vốn
để phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm, mỗi quốc gia đều tuyên bố mức nợ công trên
GDP hiện hữu nhưng ít khi nói lên được liệu mức nợ cơng đó đã phù hợp và đảm
bảo rằng sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Mỗi nhóm nước, mỗi quốc
gia đều có quy mơ nợ cơng khác nhau, có quốc gia t lệ nợ cơng/GDP rất cao nhưng
nền kinh tế vẫn tăng trưởng tốt trong khi có quốc gia lại rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Do đó, xác định mức ngưỡng phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với nợ công mỗi
quốc gia. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố về nợ công, quản lý nợ
công và sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế mà luận văn tham khảo.


xiii

Lê Thị Minh Ngọc (2011), “Nợ công – Sự tác động đến tăng trưởng kinh tế và gánh
nặng của thế hệ tương lai”, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 115 đã nêu
lên những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế,
trong đó tác giả phân tích sâu vào tác động tiêu cực đặc biệt là hiệu ứng chèn lấn
của nợ cơng. Bài nghiên cứu có sự phân tích sâu về tác động nợ công đến tăng
trưởng kinh tế, tuy nhiên tập trung nhiều về mặt hạn chế và đề cập khơng nhiều
điểm tích cực. Bài nghiên cứu khơng thực hiện ước lượng mơ hình.
Nguyễn Chí Hải (2011), “Vấn đề nợ công đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện
nay”, tạp chí cơng nghệ ngân hàng, số 65, đã đánh giá vấn đề nợ công Việt Nam
trong mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản của nền kinh tế. Tác giả đặt
vấn đề nợ công trong quan hệ với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong đó nổi lên
vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô như một điều kiện tiên quyết để quản lý và sử dụng nợ
hiệu quả. Tác giả kết luận t lệ nợ công/GDP Việt Nam tại thời điểm hiện tại nằm
trong giới hạn tương đối an toàn nhưng có xu hướng gia tăng, tuy nhiên chưa đưa ra
con số cụ thể an toàn ở mức nào.
Trung tâm thông tin tư liệu C M (2013), “Thông tin chuyên đề - Đầu tư công, nợ

công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam” đã nêu lên mối quan hệ giữa đầu
tư công, nợ công và thâm hụt ngân sách. Qua phân tích thực trạng đầu tư cơng và
thâm hụt ngân sách tại Việt Nam để khái quát thực trạng nợ công thông qua các số
liệu thứ cấp. Qua đó, người đọc có cái nhìn rõ nét về mối quan hệ không thể tách rời
của bộ ba này. Chuyên đề cũng đưa ra nhiều khuyến nghị sử dụng hiệu quả nợ
công, đầu tư công và tăng cường mức độ bền vững ngân sách nhà nước, làm căn cứ
để phát triển kinh tế.
Sử Đình Thành (2012), “Ngưỡng nợ cơng. Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”,
tạp chí phát triển kinh tế, số 25 đã đưa ra minh chứng thực nghiệm về ngưỡng nợ
công của Việt Nam. Tác giả sử dụng số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 1990 –
2010, mơ hình ngưỡng của Hansen (1996, 2000) và phương pháp ước lượng

LS

để kiểm định hiệu ứng ngưỡng và ước lượng giá trị ngưỡng nợ công của Việt Nam.


xiv

Cơng trình phát hiện ngưỡng nợ cơng của Việt Nam là 5, %. Tuy nhiên, số quan
sát của nghiên cứu là 20 tương ứng với 20 năm nên kết quả định lượng mơ hình
chưa có tính thuyết phục cao.
Mehmet Caner, Thomas Greens và Koehler-Geib (2010), “Finding the Tipping
Point – When Sovereign Debt Turns Bad”, Policy research working paper, 5391 đã
nghiên cứu ngưỡng nợ công tại các quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai
đoạn 19 0 – 200 . Mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả này bao gồm 26 quốc gia phát
triển và 5 quốc gia đang phát triển ở khắp các khu vực trên thế giới. Bằng kĩ thuật
hồi quy LS và mơ hình ngưỡng, nghiên cứu thực hiện đo lường mối quan hệ giữa
t lệ tăng trưởng GDP với các biến nợ công/GDP, t lệ lạm phát và độ mở nền kinh
tế. Kết quả nghiên cứu tìm thấy ngưỡng nợ cơng trên GDP đối với các quốc gia

trong mẫu chung là

,1% và các nhóm các quốc gia đang phát triển là 6 %. Mơ

hình định lượng của Caner chứng minh được rằng khi nợ công vượt qua mức
ngưỡng sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Reinhart và Rogoff (2010), “Growth in a Time of Debt” về mối quan hệ giữa nợ
công và tăng trưởng GDP bằng cách xem xét một mẫu gồm 20 quốc gia tiên tiến và
2 quốc gia mới nổi 1790-2009 để tìm ra mối quan hệ giữa mức nợ cơng, tăng
trưởng và lạm phát. Dựa vào t lệ nợ trên GDP mỗi nước, nghiên cứu tìm ra mối
quan hệ giữa nợ và tăng trưởng ở mức dưới 90%, tức ở mức trên 90% thì tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân giảm hơn so với các mức nợ thấp. Ngoài ra, nghiên
cứu cịn cho thấy đối với nhóm các quốc gia tiên tiến khơng có mối tương quan rõ
ràng giữa nợ cơng và tăng trưởng, đối với nhóm quốc gia mới nổi có mức ngưỡng
chịu đựng nợ cơng thấp hơn.
Kumar và Woo (2010), “Public debt and Growth”, IMF Working paper đã tun
bố rằng sự tăng lên nhanh chóng của nợ cơng ở những quốc gia đang phát triển là
một bằng chứng dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế tồn cầu. Mức độ
nợ cơng lớn có thể tác động bất lợi lên mức tích lũy vốn, năng lực sản xuất và làm
giảm tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể xảy ra thông qua mức lãi suất dài hạn cao


xv

hơn, hệ thống tương lai bị méo mó, lạm phát cao…Nếu tăng trưởng kinh tế bị tác
động bất lợi, thì vấn đề bền vững tài chính có thể trở nên tồi tệ. Điều này làm gia
tăng rủi ro của các nỗ lực điều hành chính sách tài khóa nhằm giảm các khoản nợ
xuống mức bền vững.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần giới thiệu tổng quan và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1 – Cơ sở lý thuyết nợ công và tăng trưởng kinh tế. Sự tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế qua các nghiên cứu thực nghiệm
Chương 2 – Thực trạng nợ công Việt Nam thơng qua quy mơ, cơ cấu, ngun nhân
hình thành và tình hình sử dụng nợ cơng để phân tích tính bền vững của nợ cơng.
Thực hiện ước lượng mơ hình các nước đang phát triển khu vực ASEAN để chứng
minh mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng, qua đó xác định ngưỡng
nợ cơng tham khảo.
Chương 3 – Các khuyến nghị liên quan đến quản lý thông tin nợ công và khung
pháp lý quản lý nợ cơng. Ngồi ra, luận văn cịn khuyến nghị một số giải pháp
nhằm giảm áp lực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế như giải quyết mối quan hệ
giữa thu và chi ngân sách nhà nước, giữa đầu tư và tiết kiệm.


1

CHƯƠNG 1 . LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1.

NỢ CƠNG

1.1.1. Khái niệm nợ cơng
Cho đến nay khái niệm nợ công vẫn chưa được thống nhất giữa các quốc gia, các tổ
chức quốc tế và các nhà nghiên cứu kinh tế do tính chất phức tạp và sự khác biệt
trong quan niệm của các quốc gia. Trước khi tìm hiểu về nợ cơng, cần hiểu rõ khái
niệm về nợ, khu vực công và mối quan hệ giữa nợ công với nợ quốc gia.
Khái niệm nợ theo quy định tại Mục 1 Điều 3 của Luật Quản lý nợ công năm
2009[12] là số dư của mọi nghĩa vụ trả nợ phải hoàn trả bao gồm các khoản gốc, lãi,
phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay nợ của các
chủ thể được phép vay vốn theo quy định pháp luật Việt Nam.

Khái niệm khu vực công theo Cẩm nang thống kê tài chính chính phủ (IMF, 2001)[3]
gồm khu vực chính phủ nói chung và khu vực các tổ chức cơng. Trong đó, khu vực
chính phủ bao gồm chính phủ trung ương và các cấp chính quyền từ trung ương đến
địa phương. Khu vực các tổ chức công phân làm hai nhóm gồm khu vực các tổ chức
cơng tài chính và khu vực các tổ chức cơng phi tài chính. Các tổ chức cơng tài chính
bao gồm các định chế tiền tệ và phi tiền tệ công (định chế tiền tệ công bao gồm
NHTW, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; định chế phi tiền tệ công bao gồm
các định chế tài chính phi tiền gửi thuộc sở hữu nhà nước). Các tổ chức cơng phi tài
chính bao gồm các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Vậy, nợ công là nợ của khu vực công, tuy nhiên cần phải phân biệt giữa nợ công và
nợ quốc gia. Nợ quốc gia hiểu một cách rộng rãi là nợ của các đối tượng mang quốc
tịch của một quốc gia – bao gồm cả nợ của khu vực công và nợ khu vực tư nhân
khơng được bảo lãnh, trong đó tỉ trọng nợ khu vực công luôn chiếm trọng số lớn so
với nợ khu vực tư nhân đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.


2

Nợ quốc gia

Tổng nợ cơng
Nợ nước
ngồi

Nợ cơng
nước ngồi

Nợ trong
nước


Nợ tư nước
ngồi

Nợ cơng
trong nước

Nợ tư trong
nước

H nh 1.1. Cấu trúc nợ quốc gia
[Nguồn: World Bank (2006),“How to do a Debt Sustainability Analysis for Low-Income
Countries. A Guide to LIC Debt Sustainability Analysis”] [56]

Khái niệm nợ công theo cách tiếp cận của WB là toàn bộ những khoản nợ trong
nước và ngoài nước của khu vực công bao gồm nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể
là nợ của chính phủ trung ương và các cơ quan trung ương trực thuộc chính phủ; nợ
của các cấp chính quyền địa phương; nợ của NHTW và nợ của các tổ chức độc lập
mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê
duyệt của chính phủ hoặc chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường
hợp tổ chức đó vỡ nợ[32]. Theo IMF thì nợ cơng được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của
khu vực công bao gồm tồn bộ khu vực chính phủ nói chung và khu vực các tổ chức
cơng[3]. Do đó, theo IMF thì nợ cơng bao hàm ln cả khoản nợ của các DNNN.
Trong hướng dẫn chung về nợ công được phát hành bởi Tổ chức quốc tế các cơ
quan kiểm toán tối cao INTOSAI (2000)[43] đã định nghĩa nợ công là những khoản
phải trả hay các cam kết khác được gánh chịu trực tiếp bởi các cơ quan cơng quyền
như chính phủ trung ương, các chính phủ liên bang tùy thuộc vào thể chế chính trị
từng nước, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh do nhà nước sở hữu quản lý và các


3


đơn vị nhà nước khác. Tại hầu hết các nước trên thế giới, nợ công được xác định
bao gồm nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước, nợ cơng
cịn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Bungari, umani,…), nợ của DNNN
phi lợi nhuận (Thái Lan, Macedonia,…). Như vậy, quan niệm về nợ công cũng cịn
tùy thuộc vào thể chể kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia[9].
Tại Việt Nam, theo Luật Quản lý nợ cơng năm 2009[12] số 29/2009/QH12 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2010 quy định nợ cơng bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương, trong đó nợ Chính phủ là khoản nợ
phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân
danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký
kết, phát hành, u quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ
khơng bao gồm khoản nợ do NHNN Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh
nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngồi được Chính phủ bảo
lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc u quyền phát hành.
Như vậy, nợ công theo quy định của Việt Nam chỉ gồm nợ của chính phủ, nợ được
chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương, khơng bao gồm nợ của các
DNNN, đây là điểm khác biệt so với khái niệm nợ công của các tổ chức quốc tế như
WB, M và NT SA . Sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến sự khác nhau về số liệu trong báo cáo về nợ công của Việt Nam và các tổ
chức quốc tế. Từ những phân tích về nợ cơng trên có thể đưa ra một khái niệm
chung về nợ công như sau: nợ công là tồn bộ các nghĩa vụ nợ của chính phủ và các
cơ quan trực thuộc chính phủ; nợ của chính quyền địa phương; nợ được chính phủ
bảo lãnh và nợ của các thể chế độc lập, các tổ chức thuộc quyền sở hữu nhà nước
mà trong trường hợp vỡ nợ thì nhà nước phải có nghĩa vụ thanh tốn.
Do khái niệm về nợ công sẽ quyết định đến các số liệu về nợ cơng, từ đó ảnh hưởng
trực tiếp đến việc đánh giá tình trạng nợ cơng của một quốc gia nên khái niệm nợ



4

cơng cần phải được thống nhất theo tiêu chí chính xác rõ ràng, tồn diện và thích
hợp như hướng dẫn của NT SA năm 2000 (phần 3, trang 7)[43].
1.1.2. Phân loại nợ công
 Phân loại theo thời hạn vay nợ
Nợ công bao gồm nợ công ngắn hạn, nợ công trung và dài hạn. Theo Ngân hàng
Thanh toán quốc tế (B S) thì nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán
dưới một năm. Nợ trung và dài hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh tốn còn
lại từ một năm trở lên. Các nhà quản lý thận trọng khi t trọng nợ công ngắn hạn
trong tổng nợ cơng tăng lên vì điều này có thể gây bất ổn cho nền kinh tế và tạo áp
lực thanh tốn trong khoản nợ cho chính phủ.
 Phân loại theo chủ thể cho vay
Nợ công trong nước là nợ của chính phủ, chính quyền địa phương hoặc nợ được
chính phủ bảo lãnh cần phải được thanh toán đối với người cho vay là các tổ chức,
thể nhân trong nước.
Nợ công nước ngồi là nợ của chính phủ, chính quyền địa phương hoặc nợ được
chính phủ bảo lãnh cần phải được thanh toán đối với người cho vay là các quốc gia,
các tổ chức quốc tế. Nợ nước ngoài bao gồm nợ song phương và nợ đa phương. Nợ
đa phương là nợ của các tổ chức đa phương gồm các thành viên là các quốc gia trên
thế giới như các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, WB, IMF, các ngân hàng phát triển
khu vực, các cơ quan đa phương như

P C, liên chính phủ. Nợ song phương là nợ

đến từ chính phủ một nước như các nước thuộc

CD hoặc một tổ chức quốc tế


nhân danh một chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nhân đạo bằng
hiện vật.
Việc phân loại này giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân TTQT. Việc quản
lý nợ nước ngồi cịn nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, vì các khoản vay nước ngoài
chủ yếu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các phương tiện TTQT khác.


5

 Phân loại theo trách nhiệm đối với chủ nợ
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp là nợ do chính phủ hay chính quyền địa phương trực tiếp
đi vay từ chủ thể khác nên chính phủ hay chính quyền địa phương phải có trách
nhiệm trực tiếp trả nợ
Nghĩa vụ nợ dự phòng là nghĩa vụ nợ phát sinh khi xảy ra một hoặc một số sự kiện
tín dụng đã được các bên liên quan đến nợ vay thỏa thuận trước đó. Khi chính phủ
bảo lãnh nợ cho một chủ thể nhất định nhưng đến hạn thanh toán chủ thể này mất
khả năng thanh tốn, sự kiện tín dụng này sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của
chính phủ phải chi trả nợ thay cho chủ thể được bảo lãnh.
 Phân loại theo phương thức huy động vốn
Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay
trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay.
Phương thức huy động vốn này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc
gia là các hiệp định, thỏa thuận giữa các nhà nước.
Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất phát từ việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phát hành các cơng cụ nợ để vay vốn. Các cơng cụ nợ này có thời hạn
ngắn hoặc dài, thường có tính vơ danh và khả năng chuyển nhượng trên thị trường
tài chính.
 Phân loại theo điều kiện vay
Nợ vay từ viện trợ phát triển chính thúc (ODA) là những khoản vay có điều kiện đặc
biệt về ưu đãi không những về lãi suất, thời gian cho vay mà cịn khơng cần hồn lại

một phần hay toàn phần khoản nợ vay. Theo định nghĩa của

CD thì khoản vay

DA là khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời gian cho vay, trong đó ln có yếu tố
viện trợ khơng hồn lại chiếm ít nhất 25% tổng giá trị khoản vay đó. Vì có nhiều
điều kiện ưu đãi nên các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa
nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh
tính ưu đãi đơi khi kèm theo những điều kiện nhất định về kinh tế, xã hội thậm chí


6

chính trị từ các nước cho vay như dở bỏ hàng rào thuế quan, chấp nhận một khoản
viện trở là chính hàng hóa, dịch vụ của nước cho vay sản xuất, chịu sự giám sát
nguồn vốn từ nước cho vay…khiến cái giá phải trả tăng lên đáng kể.
Nợ vay theo điều kiện ưu đãi là các khoản nợ vay có yếu tố nước ngoài được ưu đãi
về mặt lãi suất, thời gian cho vay và thời gian ân hạn so với nợ vay theo điều kiện
thông thường nhưng chưa đạt theo tiêu chuẩn chung của khoản vay DA.
Nợ theo điều kiện thương mại là nợ có lãi suất vay nợ theo lãi suất thị trường và
khơng có các điều khoản ưu đãi giống như nợ vay viện trợ. Vay thương mại có giá
khá cao, chứa đựng nhiều rủi ro so với vay có điều kiện ưu đãi song ít bị lệ thuộc
vào quốc gia cho vay. Hình thức cho vay thường được áp dụng là phát hành giấy nợ
như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đơ thị, trái phiếu cơng trình,...
 Phân loại theo đồng tiền vay nợ
Nợ công bao gồm nợ vay bằng đồng nội tệ và nợ vay bằng đồng ngoại tệ. Quốc gia
có nợ công bằng ngoại tệ thường phải đối mặt với rủi ro t giá, do đó yêu cầu quốc
gia có vay nợ ngoại tệ phải quản trị được rủi ro t giá đối với các khoản vay bằng
ngoại tệ trong danh mục nợ.
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá nợ công

Các chỉ tiêu đánh giá nợ công thường bao gồm các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ
công, cơ cấu nợ công và tính thanh khoản của nợ cơng.
 Chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ công
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ nợ công được căn cứ trên các chỉ tiêu tổng thể vĩ mô
để đánh giá khả năng chịu đựng nợ của quốc gia dựa trên nguồn tài trợ nợ như
GDP, xuất khẩu, thu NSNN
Tổng nợ công/GDP: đây là chỉ tiêu đánh giá phổ biến nhất thể hiện khả năng thanh
tốn các nghĩa vụ nợ của chính phủ dựa trên toàn bộ thu nhập của nền kinh tế, nghĩa
là 1 đồng nợ công sẽ được tài trợ bởi bao nhiều đồng giá trị tổng sản phẩm quốc nội


7

của một quốc gia. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi
ro của nợ công, các nước cho vay thường dùng chỉ tiêu này để quyết định cho vay
các nước đi vay, tỉ lệ càng cao sẽ càng hạn chế cho vay vì khi đó gần như 1 đồng nợ
cơng được tài trợ xấp xỉ bằng 1 đồng tổng sản phẩm quốc nội khiến rủi ro vỡ nợ
tăng cao. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, t lệ hợp lý với trường hợp các
nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP[32].
Tuy nhiên, trên thực tế khơng có hạn mức an tồn chung cho các nền kinh tế; khơng
phải t lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an tồn và ngược lại mà cơ sở
đánh giá nợ cơng an tồn khơng phản ánh tồn diện qua t lệ nợ cơng/GDP, mà cần
phải xem xét một cách tồn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng
hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR1), tỉ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết
kiệm nội địa và mức đầu tư tồn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí như cơ cấu
nợ cơng, t trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian và khả năng trả nợ… cũng
cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ cơng. Ví dụ như Nhật
Bản dù có t lệ nợ cơng/GDP cao (trên 200%) nhưng vẫn được đánh giá là an tồn
vì các yếu tố như (i) cán cân TTQT mạnh và dự trữ ngoại hối hơn 1,000 t USD và

là một trong những nước chủ nợ lớn trên thế giới, (ii) hệ số sử dụng vốn đầu tư
C

của Nhật Bản rất hiệu quả (khoảng 3.0 đơn vị), (iii) đa phần trái phiếu chính

phủ Nhật Bản được các nhà đầu tư trong nước nắm giữ (95%), do đó ít phụ thuộc
vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, giữ được thị trường trái phiếu bình ổn [xem phụ
lục 1][22]
Nợ cơng nước ngồi/GDP: thể hiện khả năng thanh tốn các nghĩa vụ nợ cơng của
một quốc gia đối với chủ nợ nước ngoài dựa trên tổng thu nhập mà quốc gia đó tạo
ra trong một năm.
Theo MoF[75], hệ số C
là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư
thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước. Hệ số C
thay đổi tuỳ theo
thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả
sử dụng đồng vốn. Nếu hệ số C
thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại.
1


8

Nợ cơng trong nước/GDP: thể hiện khả năng thanh tốn các nghĩa vụ nợ công của
một quốc gia đối với chính người dân trong nước dựa trên tổng thu nhập mà quốc
gia đó tạo ra trong một năm. Nợ cơng trong nước/GDP tăng cao sẽ ít rủi ro hơn so
với nợ cơng nước ngồi/GDP tăng cao.
 Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ công
Cơ cấu nợ công thể hiện tỉ trọng của từng loại nợ theo các tiêu chí khác nhau được
đề cập tại Mục 1.1.2 như nguồn tài trợ, kì hạn vay, loại lãi suất, loại đồng tiền vay

nợ…Thơng qua các tiêu chí này, cơ cấu nợ cơng của một quốc gia cho thấy mức độ
rủi ro và các loại chi phí nợ phát sinh mà quốc gia vay nợ phải chịu
Nợ trong nước/Tổng nợ: t trọng các khoản nợ mà chính phủ vay của cư dân trong
nước như phát hành trái phiếu chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình,
trái phiếu ngoại tệ, cơng trái xây dựng Tổ quốc,..), trái phiếu chính quyền địa
phương, vay trực tiếp các ngân hàng thương mại.
Nợ nước ngoài/Tổng nợ: t trọng các khoản nợ mà Chính phủ vay của các tổ chức
quốc tế như ADB, WB, IMF, NGO hay các quốc gia nước ngoài như vay theo diện
hỗ trợ phát triển chính thức DA, vay ưu đãi, vay thương mại, phát hành trái phiếu
ra nước ngoài,…Cơ cấu nợ nước ngoài/tổng nợ thấp hơn nợ trong nước/tổng nợ
được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao hơn, chịu ít rủi ro và dường như khơng
phát sinh các chi phí liên quan đến t giá đồng tiền vay và lãi suất.
Nợ ngắn hạn/Tổng nợ: t trọng các khoản nợ phải thanh toán dưới một năm so với
tổng nợ, chỉ tiêu này phản ánh rủi ro thanh tốn trong ngắn hạn của chính phủ. T
số nợ dài hạn/tổng nợ ít được đánh giá vì khơng ảnh hưởng nhiều đến chi phí và rủi
ro thanh tốn.
Nợ ưu đãi/Tổng nợ: rủi ro và chi phí này sẽ giảm nếu tỉ lệ tăng. Tuy nhiên, điều đó
cũng sẽ thể hiện quốc gia càng phụ thuộc vào nước ngồi thơng qua các khoản nợ
cho vay ưu đãi.
Loại đồng tiền vay nợ: t trọng dư nợ của từng loại đồng tiền trên tổng nợ vay.


×