Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***** *****

LÊ PHƢƠNG THẢO

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ THEO
UCP600 VÀ ISBP681 TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

***** *****

LÊ PHƢƠNG THẢO

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG


THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ THEO
UCP600 VÀ ISBP681 TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế. Tài chính, Ngân hàng.
Mã số: 60.31.12.
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo.

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lê Phƣơng Thảo, sinh ngày 07 tháng 12 năm 1985 tại Bệnh viện Long
An, quê quán: tỉnh Long An. Địa chỉ thƣờng trú: 23/03, đƣờng số 4, khu phố Bình
cƣ I, Phƣờng 4, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thƣơng – Chi nhánh Chợ Lớn.
Là học viên lớp Cao học 12B1 của Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh. Mã số sinh viên: 020112100095.
Cam đoan tên đề tài: “QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƢƠNG THỨC TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ THEO UCP600 VÀ ISBP681 TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM”.
Chuyên ngành: Kinh tế. Tài chính, Ngân hàng.
Mã số: 60.31.12.
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo.
Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, khơng sao chép bất cứ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố tồn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2013
Ngƣời viết

Lê Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TDCT ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU ................................................................... 1
1.1 . Tín dụng chứng từ ............................................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm tín dụng chứng từ ............................................................................ 1
1.1.2. Các bên tham gia trong tín dụng chứng từ ........................................................ 2
1.1.3. Các qui định quốc tế áp dụng trong tín dụng chứng từ ..................................... 3
1.1.4. Đặc điểm của giao dịch tín dụng chứng từ ....................................................... 6
1.2. Qui trình thực hiện TDCT của các doanh nghiệp xuất khẩu ........................ 7
1.2.1. Qui trình thực hiện TDCT của các doanh nghiệp xuất khẩu ............................ 7
Giai đoạn ký hợp đồng .......................................................................................... 7
Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thư tín dụng ........................................................ 8
Giai đoạn giao hàng .............................................................................................. 8
Giai đoạn thực hiện giao dịch TDCT .................................................................... 9
Giai đoạn giải quyết tranh chấp ......................................................................... 10
1.2.2. Vai trò của TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu. ....................................... 10
1.3. Rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu ............... 11
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng chứng từ ................................................................. 11

Khái niệm rủi ro .................................................................................................. 11
Khái niệm rủi ro trong TDCT ............................................................................. 12
1.3.2. Phân loại rủi ro trong TDCT đối với DNXK .................................................. 12


Rủi ro tín dụng ..................................................................................................... 12
Rủi ro tác nghiệp ................................................................................................. 13
Rủi ro đạo đức ..................................................................................................... 14
Rủi ro quốc gia .................................................................................................... 15
Rủi ro pháp lý ...................................................................................................... 16
1.3.3. Tác động rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu ....................... 17
1.4. Quản trị rủi ro trong TDCT đối với doanh nghiệp xuất khẩu .................... 18
1.4.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong TDCT đối với DNXK ................................... 18
Khái niệm quản trị rủi ro..................................................................................... 18
Khái niệm quản trị rủi ro TDCT đối với DNXK .................................................. 18
1.4.2. Vai trò của quản trị rủi ro trong TDCT đối với DNXK .................................. 19
1.4.3. Đặc điểm quản trị rủi ro trong TDCT đối với DNXK .................................... 20
1.4.4. Chiến lƣợc quản trị rủi ro trong TDCT đối với DNXK .................................. 21
Nhận dạng rủi ro ................................................................................................. 21
Đánh giá, phân tích rủi ro ................................................................................... 21
Kiểm sốt rủi ro ................................................................................................... 22
Kết luận chƣơng 1. .................................................................................................. 23

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TDCT THEO
UCP600 VÀ ISBP681 TẠI CÁC DNXK VIỆT NAM .......................................... 24
2.1. Khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam ............................................... 24
2.1.1. Tình hình XNK của Việt Nam ........................................................................ 24
2.1.2. Tình hình XK của Việt Nam ........................................................................... 25
2.1.3. Tình hình thanh tốn xuất khẩu bằng TDCT ................................................. 27
2.2. Rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 tại DNXK Việt Nam .......... 28

2.2.1. Rủi ro tín dụng ................................................................................................ 28
2.2.2. Rủi ro tác nghiệp ............................................................................................. 29
2.2.3. Rủi ro đạo đức ................................................................................................. 37


2.2.4. Rủi ro quốc gia ................................................................................................ 38
2.2.5. Rủi ro pháp lý .................................................................................................. 40
2.3. Qui trình thực hiện TDCT của các DNXK Việt Nam. .................................. 41
2.3.1. Giai đoạn ký hợp đồng .................................................................................... 42
2.3.2. Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thƣ tín dụng .................................................. 44
2.3.3. Giai đoạn giao hàng ........................................................................................ 44
2.3.4. Giai đoạn thực hiện giao dịch TDCT .............................................................. 46
2.3.5. Giai đoạn giải quyết tranh chấp ..................................................................... 50
2.4. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro trong TDCT tại các DNXK Việt Nam........ 50
2.4.1. Tại các doanh nghiệp lớn ................................................................................ 51
2.4.2. Tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................................................... 52
2.5. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và
ISBP681 tại các DNXK Việt Nam ......................................................................... 53
2.5.1. Nội dung khảo sát các doanh nghiệp về thực trạng quản trị rủi ro ................. 53
2.5.2. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp về thực trạng quản trị rủi ro .................... 55
2.5.2.1. Về tổ chức quản trị rủi ro .......................................................................... 56
2.5.2.2. Về phương pháp quản trị rủi ro ................................................................ 59
2.5.2.3. Về quản trị rủi ro trong từng giai đoạn .................................................... 60
2.5.2.4. Nguyên nhân của sự quản trị rủi ro yếu kém ............................................ 64
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 67

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TDCT THEO
UCP600 VÀ ISBP681 CHO CÁC DNXK VIỆT NAM ....................................... 68
3.1. Dự báo tình hình XK và thanh toán hàng XK bằng TDCT tại Việt Nam .. 68
3.2. Giải pháp quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 cho các

DNXK Việt Nam ...................................................................................................... 69


3.2.1. Thiết lập mơ hình quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 cho
các DNXK Việt Nam ................................................................................................ 69
3.2.1.1. Mơ tả mơ hình quản trị rủi ro ................................................................... 70
3.2.1.2. u cầu của mơ hình quản trị rủi ro ......................................................... 71
3.2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro ......................................................................... 73
3.2.2. Giải pháp quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 cho các
DNXK Việt Nam....................................................................................................... 74
3.2.2.1. Giai đoạn ký kết hợp đồng ........................................................................ 74
3.2.2.2. Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thư tín dụng ........................................... 77
3.2.2.3. Giai đoạn giao hàng .................................................................................. 79
3.2.2.4. Giai đoạn thực hiện giao dịch tín dụng chứng từ ..................................... 79
3.2.2.5. Giai đoạn giải quyết tranh chấp .............................................................. 80
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 82
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ ................................................................................. 82
3.3.2. Kiến nghị với hệ thống ngân hàng .................................................................. 84
3.3.3. Kiến nghị với Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam .......................... 85
3.3.4. Kiến nghị với các hiệp hội .............................................................................. 86
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 87
KẾT LUẬN

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Khảo sát.
Phụ lục 2: Tranh chấp về việc chuyển nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán gạo.
Phụ lục 3: Một số vấn đề cần lưu ý trong tín dụng chứng từ khi sử dụng UCP600
và ISBP681.
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT

B/L
C/O
DNXK
DNNK
eUCP

ICC
ISBP681

ISP98
L/C
NHTM
UCP600

VCCI
SWIFT

THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

Bill of lading
Certificate of original

Supplement to the uniform
Customs and practice for
documentary credit for electronic

Presentation
International Chamber of
Commerce
International Standard Banking
Practice for Examination of
Documents under Documentary
Credit Subject to UCP600 2007
ICC
International Standby Practices
Letter of credit
The Uniform Customs and
Practice for Documentary
Credits, 2007 Revision, ICC
Publication No.600
Vietnam Chamber of Commerce
and Industry
Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication

TDCT
TTQT
URR
WTO

Uniform Rules For Bank – To Bank Reimbursements Under
Documentary Credit
World Trade Organization

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT


Vận tải đơn
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa
Doanh nghiệp Xuất khẩu
Doanh nghiệp Nhập khẩu
Bản phụ trƣơng UCP600 về việc
xuất trình chứng từ điện tử

Phòng thƣơng mại quốc tế
Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế để kiểm tra chứng từ
theo thƣ tín dụng, bản sửa đổi
2007, ấn phẩm số 681
Tập quán Thƣ tín dụng dự
phịng
Thƣ tín dụng
Ngân hàng thƣơng mại
Qui tắc và thực hành thống nhất
về Tín dụng chứng từ, bản sửa
đổi 2007, ấn phẩm số 600
Phịng thƣơng mại và cơng
nghiệp Việt Nam
Hiệp hội Viễn thơng Tài chính
Liên ngân hàng Tồn thế giới
Tín dụng chứng từ
Thanh tốn quốc tế
Quy tắc thống nhất về hồn trả
tiền giữa các ngân hàng theo thƣ
tín dụng
Tổ chức thƣơng mại quốc tế



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
TÊN BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

Bảng 2.1 Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ 2007 đến
tháng 04/2013

24

Bảng 2.2 Trị giá thanh toán hàng xuất khẩu của Việt Nam theo phƣơng
thức thanh toán

27

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam

54

Bảng 2.4 Tỉ lệ bộ chứng từ bất hợp lệ tại một số ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong năm 2012

56

Biểu 2.1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ

2007 đến tháng 04/2013

25

Biểu 2.2

Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân
thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 2007 đến tháng 04/2013

26

Biểu 2.3

Tỷ lệ các rủi ro trong TDCT của các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam

28

Biểu 2.4

Tỉ trọng kết quả khảo sát khả năng nhận kiến thức về TDCT,
UCP600 và ISBP681

55

Hình 2.1

Qui trình thực hiện TDCT của các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam


41

Hình 2.2

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro trong TDCT của các DNXK
Việt Nam lớn

51

Hình 2.3

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro trong TDCT của các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam vừa và nhỏ

52

Hình 3.1

Mơ hình quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681
cho các DNXK Việt Nam

70

Hình 3.2

Chiến lƣợc quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và
ISBP681 cho các DNXK Việt Nam

73



MỞ ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển đất nƣớc
với sự phát triển thƣơng mại hàng hóa, giao dịch bn bán giữa các nƣớc khơng
ngừng phát triển. Trong đó, hoạt động xuất khẩu đƣợc xem là hoạt động cơ bản
của kinh tế đối ngoại và là phƣơng tiện để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát
triển.
Những khác biệt về vị trí địa lý, văn hóa, mơi trƣờng kinh doanh,… giữa các bên
trong giao dịch ngoại thƣơng dễ dẫn đến những rủi ro, tranh chấp về quyền lợi của
nhau, đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam những vấn đề mới trong
việc đảm bảo thanh toán cho những thƣơng vụ quốc tế của họ. Trong những
phƣơng thức thanh toán quốc tế hiện nay, tín dụng chứng từ đƣợc xem là đảm bảo
thanh toán hữu hiệu cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Phƣơng thức thanh
toán này hầu nhƣ đang đƣợc điều chỉnh bởi “Quy tắc và thực hành thống nhất về
tín dụng chứng từ - phiên bản sửa đổi số 600” (hay còn gọi là UCP600) và “Tập
quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thƣ tín dụng - số 681,
2007 của ICC tuân thủ UCP600” (hay còn gọi là ISBP681). Đây là những quy tắc
quốc tế chung sẽ chi phối các bên trong giao dịch. UCP600 và ISBP81 cũng là hai
bản sửa đổi mới nhất đƣợc phát hành bởi Phòng thƣơng mại quốc tế.
Song tín dụng chứng từ cũng có những rủi ro nhất định đối với doanh nghiệp xuất
khẩu. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn chƣa nhận diện đƣợc
các rủi ro này. Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn rất
nhiều yếu kém trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chứng từ để phòng ngừa và
giảm bớt những rủi ro phát sinh. Vì vậy, bằng những hiểu biết của cá nhân trong
quá trình làm việc và nghiên cứu tại bộ phận thanh toán quốc tế ở ngân hàng, hi
vọng rằng với những phát hiện đƣợc trình bày trong luận văn này sẽ giúp cho các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo
UCP600 và ISBP681 một cách hiệu quả hơn.



1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, trong giao dịch thƣơng mại quốc tế có rất nhiều phƣơng thức thanh toán
quốc tế khác nhau nhƣ thanh toán chuyển tiền trƣớc khi nhận hàng hoặc sau khi
nhận hàng; thanh toán bằng nhờ thu gồm nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ, nhờ
thu trả ngay, nhờ thu trả chậm; thanh tốn theo tín dụng chứng từ… Mỗi phƣơng
thức khác nhau đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng của nó. Trong đó, tín
dụng chứng từ là phƣơng thức thanh toán với ngân hàng là ngƣời đại diện cho nhà
nhập khẩu đảm bảo cho nhà xuất khẩu nhận đƣợc khoản tiền tƣơng ứng với hàng
hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời bảo đảm cho nhà nhập khẩu nhận đƣợc hàng
hóa mà họ thanh tốn. Nhờ vào sự ƣu việt hơn so với những phƣơng thức thanh
toán quốc tế khác nên tín dụng chứng từ đã trở thành phƣơng thức thanh toán hữu
hiệu cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Nó đã trở thành phƣơng thức thanh
tốn quốc tế thông dụng.
Xuất khẩu đƣợc xem hoạt động ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của kinh tế
Việt Nam. Việc mua bán hàng hóa giữa Việt Nam và các nƣớc cũng đã ngày càng
phát triển. Trên cơ sở tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng rộng rãi, chiếm tỷ trọng lớn
trong hoạt động thanh tốn quốc tế thì việc áp dụng phƣơng thức thanh toán này
sao cho thật hiệu quả là vấn đề rất đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam. Hiện nay, phƣơng thức thanh toán này hầu nhƣ đều đƣợc điều
chỉnh bởi UCP600 và ISBP681, là những quy tắc quốc tế chung sẽ chi phối các
bên trong giao dịch. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
chƣa hiểu biết thấu đáo về tín dụng chứng từ là nguyên nhân gây nên những rủi ro
có thể gặp khi sử dụng phƣơng thức thanh tốn này. Do đó, vấn đề nhận diện rủi ro
và quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 là rất cần thiết
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi giao thƣơng với các đối tác nƣớc
ngoài trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay.


2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả mới
đạt đƣợc trong nghiên cứu

Hầu hết các đề tài trƣớc đây chủ yếu tập trung về khía cạnh rủi ro trong phƣơng
thức tín dụng chứng từ hoặc rủi ro trong quy trình tại một ngân hàng cụ thể; những
sửa đổi của UCP600 so với UCP500. Hoặc chỉ đề cập đến các tình huống tranh
chấp đã xảy ra trong quá trình thực hiện. Mặt khác, các đề tài trƣớc đây chỉ chú
trọng đối tƣợng nghiên cứu là các ngân hàng thƣơng mại mà không chú trọng đến
các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu điển hình nhƣ:
Luận văn thạc sĩ “Hệ thống thơng tin trong quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Sài Gịn” của tác giả Nguyễn Thị Thu Đơng (2008) tại Trƣờng
Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam” của tác giả Võ Thị Ái
Trƣng (2010) tại Trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, theo nhƣ nghiên cứu, tác giả đã tìm thấy luận văn thạc sĩ “Rủi ro
phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam” của tác giả Hoa Dạ Lý (2010) đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại
Học Ngoại Thƣơng TP. Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, tác giả đã cho rằng
UCP600 và ISBP681 có những điểm bất cập của nó. Do đó, luận văn này chỉ tập
trung phân tích những điểm bất cập khi sử dụng UCP600 và ISBP681 trong tín
dụng chứng từ dẫn đến các rủi ro trong tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam dựa trên các tình huống tranh chấp (case study) đã đƣợc phát hành ấn
phẩm thành bởi ICC. Những rủi ro này phát sinh từ sự hiểu biết không thấu đáo
của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về UCP600 và ISBP681. Tuy nhiên,
đây chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong quản trị rủi ro
tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam. Đồng thời các giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận văn còn rời rạc chỉ chú trọng


đến UCP600 và ISBP681 thay vì tập trung vào hoạt động quản trị rủi ro tổng thể
trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Điểm nổi bật của luận văn nêu trên là đã nghiên cứu đƣợc qui trình chung thực

hiện tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây sẽ là cơ sở lý luận để
tác giả thực hiện luận văn này. Luận văn nêu trên chƣa phân tích tổng quát về các
rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hay gặp
phải hiện nay; chƣa đánh giá đƣợc những yếu kém đang tồn tại trong hoạt động
quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ; chƣa đƣa ra đƣợc mơ hình quản trị rủi ro
trong tín dụng chứng từ với chiến lƣợc và các giải pháp phịng ngừa cho từng giai
đoạn thực hiện tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Đây
là những vấn đề mới sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong luận văn này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn này là đƣa ra giải pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681
hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của tên đề tài quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ “theo UCP600 và
ISBP681” là nhằm mục đích giải thích thƣ tín dụng trong các giao dịch hiện nay
đƣợc điều chỉnh bởi UCP và ISBP phiên bản sửa đổi nào. Cho đến nay UCP và
ISBP có nhiều phiên bản đƣợc sửa đổi theo thời gian bởi Phòng thƣơng mại quốc
tế (viết tắt ICC). Trong thực tế, hiện nay trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam, hầu hết
các doanh nghiệp và các ngân hàng chỉ chấp nhận thƣ tín dụng đƣợc điều chỉnh bởi
UCP600 và ISBP681 – phiên bản sửa đổi mới nhất. Qui tắc quốc tế chung với
phiên bản sửa đổi mới nhất này sẽ là cơ sở để giải thích một số vấn đề sẽ đƣợc đề
cập trong luận văn này.
Với mục tiêu chính đƣợc nêu ở trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Trƣớc

tiên luận văn sẽ là nghiên cứu những lý luận cơ bản của tín dụng chứng

từ cho thấy lợi ích tối ƣu để bảo vệ cho doanh nghiệp xuất khẩu trong thanh
toán, những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong q trình thanh tốn tín dụng



chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu và lý luận cơ sở cho quản trị rủi ro
trong tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
 Sau

đó luận văn tiếp tục nghiên cứu tình hình xuất khẩu cùa Việt Nam hiện nay

cũng nhƣ tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu thanh tốn bằng tín dụng chừng từ ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Phân tích các rủi ro trong tín dụng chứng
từ mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hay gặp phải. Tiếp theo đi vào
nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ và từ đó đánh giá
đƣợc những yếu kém trong quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra cần phải có một mơ
hình quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ nhằm tránh những rủi ro không cần
thiết xảy ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
 Cuối

cùng đề tài cũng chỉ ra những triển vọng xuất khẩu hiện nay của Việt

Nam. Đƣa ra mơ hình quản trị và các kiến nghị giúp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam quản trị tốt các rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và
ISBP681.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo
UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu là từ 2007 đến tháng 04/2013.
Không gian nghiên cứu là Thành phố Hồ Chí minh và các tỉnh thành trên đất nƣớc
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng tín dụng
chứng từ trong thanh toán.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê mơ tả, thu thập số liệu, khảo sát
thực tế, tổng hợp, thống kê, phân tích, đánh giá suy luận logic trong q trình phân
tích.


Ngoài ra, luận văn cũng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tìm hiểu nhận diện các
rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tiếp đó,
luận văn đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm tìm ra những hạn chế cũng nhƣ ngun nhân để
từ đó tìm kiếm giải pháp thích hợp.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 phần chính là:
Chương 1: Tín dụng chứng từ và quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và
ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và
ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Đây là đề tài rộng, khái quát nhiều vấn đề nên chắc chắn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, kính mong nhận đƣợc những đóng góp ý kiến của q thầy cơ để
luận văn thêm hồn thiện.


1

CHƢƠNG 1
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
1.1. TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.1.1. Khái niệm tín dụng chứng từ
Theo điều 2, UCP600, tín dụng chứng từ đƣợc định nghĩa nhƣ sau:“Tín dụng
chứng từ là một thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào,
thể hiện một cam kết chắc chắn không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc
thanh tốn khi xuất trình phù hợp”.
Tín dụng chứng từ là phƣơng thức thanh tốn trong đó một ngân hàng theo yêu cầu
của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho ngƣời thụ hƣởng hoặc
chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu ngƣời này
xuất trình đƣợc bộ chứng từ thanh tốn phù hợp với những quy định nêu ra trong
thƣ tín dụng (Letter of credit – viết tắt là L/C). Diễn đạt một cách đơn giản hơn, tín
dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát
hành thƣ tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (ngƣời xin phát hành
thƣ tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận yêu
cầu của ngƣời hƣởng lợi khi những điều kiện và điều khoản quy định trong thƣ tín
dụng đƣợc thực hiện đúng và đầy đủ.
Trong ngoại thƣơng, ngƣời yêu cầu ngân hàng phát hành thƣ tín dụng là ngƣời
mua hàng (doanh nghiệp nhập khẩu) và ngƣời thụ hƣởng là ngƣời bán hàng (doanh
nghiệp xuất khẩu). Thuật ngữ tín dụng trong tín dụng chứng từ ở đây đƣợc dùng
theo nghĩa rộng, nghĩa là tín nhiệm, khơng phải là một khoản vay theo nghĩa thông
thƣờng. Điều này thể hiện rõ trong trƣờng hợp khi ngƣời nhập khẩu ký quỹ 100%
trị giá thƣ tín dụng, thì thực chất ngân hàng khơng cấp một khoản tín dụng nào, mà
chỉ cho ngƣời nhập khẩu “vay” uy tín, sự tín nhiệm của mình. Ngay cả khi nhà


2

nhập khẩu khơng hề ký quỹ, thì một khoản tín dụng thực sự chỉ xảy ra khi ngân
hàng phát hành phát hành thƣ tín dụng tiến hành trả tiền cho doanh nghiệp xuất
khẩu và ghi nợ cho doanh nghiệp nhập khẩu.
1.1.2. Các bên tham gia trong tín dụng chứng từ

Qua khái niệm tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy các bên tham gia tín dụng
chứng từ gồm có:
Người xin mở thư tín dụng (applicant) thơng thƣờng là ngƣời mua hay là tổ chức
nhập khẩu.
Người hưởng lợi (beneficiary) là ngƣời bán hay là ngƣời xuất khẩu hàng hóa.
Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (the issuing bank) là ngân
hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu, ở bên nƣớc ngƣời nhập khẩu, cung cấp tín dụng
cho ngƣời nhập khẩu và là ngân hàng thƣờng đƣợc hai bên nhà nhập khẩu và xuất
khẩu thỏa thuận lựa chọn và đƣợc quy định trong hợp đồng thƣơng mại. Nếu chƣa
có quy định trƣớc ngƣời nhập khẩu có quyền lựa chọn.
Ngân hàng thơng báo thư tín dụng (the advising bank) là ngân hàng phục vụ ngƣời
xuất khẩu, thông báo cho ngƣời xuất khẩu biết thƣ tín dụng đã đƣợc mở. Ngân
hàng này thƣờng ở nƣớc ngƣời xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc
đại lý của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng.
Ngồi các bên tham gia vừa đề cập trên đây cịn có thể có các ngân hàng khác
tham gia trong tín dụng chứng từ này, bao gồm :
Ngân hàng xác nhận (the confirming bank) là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của
mình sẽ cùng ngân hàng mở thƣ tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho ngƣời xuất
khẩu trong trƣờng hợp ngân hàng mở thƣ tín dụng khơng đủ khả năng thanh tốn.
Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thơng báo thƣ tín dụng hay là một
ngân hàng khác do ngƣời xuất khẩu u cầu. Thƣờng là một ngân hàng lớn, có uy
tín trên thị trƣờng tín dụng và tài chính quốc tế.


3

Ngân hàng thanh tốn (the paying bank) là có thể là ngân hàng mở thƣ tín dụng
hoặc có thể là ngân hàng khác đƣợc ngân hàng mở thƣ tín dụng chỉ định thay mình
thanh tốn trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho ngƣời xuất khẩu.
Ngân hàng thương lượng (the negotiating bank) là ngân hàng đứng ra thƣơng

lƣợng bộ chứng từ và thƣờng cũng là ngân hàng thông báo thƣ tín dụng. Trƣờng
hợp thƣ tín dụng quy định thƣơng lƣợng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có
thể là ngân hàng thƣơng lƣợng đƣợc. Tuy nhiên, cũng có trƣờng hợp thƣ tín dụng
quy định thƣơng lƣợng tại một ngân hàng nhất định.
Ngồi ra cịn có các ngân hàng khác như ngân hàng chuyển nhƣợng (the
transffering bank), ngân hàng chỉ định (the nominated bank), ngân hàng hoàn trả
(the reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (the claiming bank), ngân hàng chấp
nhận (the accepting bank), ngân hàng chuyển chứng từ (the remitting bank)… Tất
cả đƣợc giao trách nhiệm cụ thể trong thƣ tín dụng.
1.1.3. Các qui định quốc tế áp dụng trong tín dụng chứng từ
Các qui định quốc tế áp dụng trong tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh tốn quốc tế bằng tín dụng chứng từ chịu sự điều chỉnh bởi các
nguồn luật, công ƣớc quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia đồng thời nó
chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là:
 Qui

tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (viết tắt là UCP)

Các hoạt động thanh toán thƣơng mại quốc tế, đặc biệt là các hoạt động liên
quan đến tín dụng chứng từ địi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo và thống nhất
trong phạm vi toàn thế giới. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng và
đẩy mạnh giao lƣu thƣơng mại quốc tế, giúp cho các công ty, các tập đoàn khác
nhau ở các quốc gia khác nhau quan hệ bn bán, thanh tốn đƣợc dễ dàng,
ICC đã ban hành “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” mà
bản sửa đổi mới nhất là UCP600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 với 39 điều.


4

 Tập


quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng

(viết tắt là ISBP)
Tiếp theo việc ban hành UCP600, ICC đã ban hành một số văn bản hƣớng dẫn
kèm theo. Đó là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ
theo thƣ tín dụng” - ISBP số 681 năm 2007 thay thế cho bản cũ ISBP số 645
năm 2003.
ISBP là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP. ISBP khơng sửa đổi UCP mà
nó giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong
giao dịch hàng ngày. Nhờ vậy nó sẽ làm giảm sự cách biệt không cần thiết giữa
những nguyên tắc chung quy định trong các Quy tắc của UCP và cơng việc
hàng ngày của những ngƣời thực hiện thanh tốn bằng tín dụng chứng từ.
Thơng qua việc sử dụng ISBP, những ngƣời kiểm tra chứng từ có thể thực hiện
các cơng việc của mình phù hợp với tập qn mà đồng nghiệp của họ đang sử
dụng trên toàn thế giới. Nhờ đó sẽ giảm đi đáng kể một lƣợng chứng từ bị từ
chối thanh tốn do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
 Bản

phụ trương UCP600 về việc xuất trình chứng từ điện tử (viết tắt là eUCP)

Do trình độ cơng nghệ hiện đại hóa ngày càng cao nên việc xuất trình chứng từ
điện tử ngày càng nhiều. Chính vì vậy ICC đã nghiên cứu và đƣa ra quy định
chung cho việc xuất trình chứng từ bằng điện tử. Bản phụ trƣơng này có 12
điều và có một số quy định khác biệt với UCP.
 Quy

tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thư tín dụng (viết

tắt là URR)

Quy tắc thống nhất về hồn trả tiền giữa các ngân hàng theo thƣ tín dụng URR
đƣợc áp dụng cho các giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng. Quy tắc này ràng
buộc các bên tham gia trừ khi có sự thỏa thuận rõ ràng khác trong Ủy quyền
hòan trả. Phiên bản sửa mới nhất là URR725 đƣợc ban hành vào năm 2008.
Ngân hàng phát hành thƣ tín dụng có trách nhiệm quy định trong thƣ tín dụng


5

là: “yêu cầu hoàn trả tuân thủ theo URR725”. Trong việc hoản trả tiền giữa các
ngân hàng tuân thủ quy tắc này, ngân hàng hoàn trả hành động theo chỉ thị hoặc
theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành. Quy tắc này không loại bỏ hoặc
thay đổi các điều khỏan của UCP.
 Tập

qn Thư tín dụng dự phịng (ISP98)

Tập qn thƣ tín dụng dự phịng chỉ dùng cho lọai thƣ tín dụng dự phịng và
thƣờng áp dụng ở thị trƣờng Mỹ cịn UCP thì áp dụng đƣợc cho cả thƣ tín dụng
thƣơng mại và thƣ tín dụng dự phịng. Khi áp dụng ISP98 ngƣời ta thƣờng quy
định vào trong thƣ tín dụng dự phịng đó là áp dụng theo ISP98 và luật New
york.
Tính chất pháp lý của các qui định quốc tế áp dụng trong tín dụng chứng từ
Trong các thông lệ và tập quán quốc tế, UCP là văn bản chính, cịn các văn bản
khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. Do có nhiều
nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh, nên cần lƣu ý:
 Thứ

nhất, Trình tự ƣu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là công ƣớc


và luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế.
Nhƣ vậy, nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ đƣợc ƣu
tiên vƣợt lên trên về tính chất pháp lý đối với Thông lệ và tập quán quốc tế;
Công ƣớc và luật quốc tế sẽ đƣợc ƣu tiên vƣợt lên trên về tính chất pháp lý đối
với luật quốc gia.
 Thứ

hai, Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật

tùy ý. Bởi vì, các văn bản này do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang
tính xã hội (phi chính phủ) chứ khơng phải là một tổ chức liên chính phủ, do
đó, UCP (và các văn bản khác) khơng mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với
các hội viên cũng nhƣ các bên liên quan.


6

1.1.4. Đặc điểm của giao dịch tín dụng chứng từ
Từ khái niệm của tín dụng chứng từ ở trên có thể thấy tín dụng chứng từ đã trở
thành phƣơng thức thanh toán hữu hiện đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu và
doanh nghiệp nhập khẩu. Bên cạnh đó tín dụng chứng từ cũng có những đặc điểm
riêng biệt của nó mà các bên tham gia cần nắm rõ.
Thứ nhất, thƣ tín dụng là hợp đồng kinh tế hai bên là ngân hàng phát hành và nhà
xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do ngân hàng phát hành
đại diện, do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu khơng đƣợc thể hiện trong
thƣ tín dụng.
Thứ hai, thƣ tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa. Tín dụng chứng từ
là một giao dịch hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thƣơng hoặc hợp đồng khác
mà hợp đồng này là cơ sở để hình thành giao dịch thƣ tín dụng. Trong mọi trƣờng
hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng nhƣ vậy,

ngay cả khi thƣ tín dụng có bất cứ dẫn chiếu nào đến hợp đồng này.
Thứ ba, thƣ tín dụng chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào
chứng từ. Các ngân hàng, chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình để quyết
định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay khơng.
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì ngân hàng phát hành phải thanh tốn vơ
điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể khơng đƣợc giao
hoặc đƣợc giao khơng hồn toàn đúng nhƣ ghi trên chứng từ. Nhƣ vậy, việc nhà
xuất khẩu có thu đƣợc tiền hay khơng, phụ thuộc duy nhất vào xuất trình chứng từ
có phù hợp.
Thứ tư, thƣ tín dụng yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ. Vì giao dịch tín
dụng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu tuân thủ chặt
chẽ của chứng từ là nguyên tắc cơ bản của giao dịch tín dụng chứng từ. Để thanh
toán, ngƣời xuất khẩu phải lập đƣợc bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các
điều khoản và điều kiện của thƣ tín dụng, bao gồm số loại, số lƣợng mỗi loại và
nội dung chứng từ phải đáp ứng đƣợc chức năng của chứng từ yêu cầu.


7

Thứ năm, thƣ tín dụng là cơng cụ thanh tốn, hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối
thanh tốn và lừa đảo? Xét về góc độ là cơng cụ thanh tốn và phịng ngừa rủi ro
cho doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu, thì thƣ tín dụng có ƣu
điểm vƣợt trội so với các phƣơng thức thanh tốn khác. Chính vì vậy mà phƣơng
thức này đã tồn tại phát triển nhƣ ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tiển thƣơng mại
quốc tế, do diễn biến của thị trƣờng, giá cả…. mà thƣ tín dụng có thể bị lạm dụng
trở thành cơng cụ để từ chối thanh tốn và là công cụ để gian lận và lừa đảo.
1.2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN TDCT CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU
1.2.1. Qui trình thực hiện TDCT của doanh nghiệp xuất khẩu
Có thể tùy theo quy mơ doanh nghiệp thì cách thực hiện có thể khác nhau. Nhƣng
nhìn chung qui trình thực hiện tín dụng chứng từ của doanh nghiệp xuất khẩu qua

5 giai đoạn chính nhƣ sau:
Giai đoạn ký hợp đồng
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm đối tác.
Sau khi tìm đƣợc đối tác, các bên sẽ thực hiện đàm phán ký hợp đồng với phƣơng
thức thanh tốn là tín dụng chứng từ. Trong hợp đồng thông thƣờng thể hiện đầy
đủ thông tin ngƣời thụ hƣởng thƣ tín dụng, tên, địa chỉ và mã ngân hàng thơng báo
thƣ tín dụng (số SWIFT CODE), các điều khoản cần thiết về hàng hóa, giao hàng,
các chứng từ mà doanh nghiệp xuất khẩu cần cung cấp sau khi giao hàng, các điều
khoản phạt,… Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ căn cứ vào những thông tin trên hợp
đồng để tiến hành mở thƣ tín dụng. Giai đoạn ký hợp đồng này rất quan trọng đối
với doanh nghiệp xuất khẩu khi thanh tốn bằng tín dụng chứng từ. Doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ tìm hiểu về khả năng tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành
cũng nhƣ đối tác; tìm hiểu về luật pháp, chính trị, kinh tế, các chính sách ngoại hối
ngoại thƣơng và sự phong tỏa kinh tế của quốc gia nhập khẩu để soạn thảo, ký kết
hợp đồng chặt chẽ, tránh những sơ hở.
Khi hợp đồng đã đƣợc ký kết thực hiện bằng tín dụng chứng từ thì doanh nghiệp
xuất khẩu sẽ hối thúc doanh nghiệp nhập khẩu mở thƣ tín dụng. Việc hối thúc này


8

thông thƣờng đƣợc thực hiện qua mail, điện thoại… Bên cạnh đó các doanh nghiệp
xuất khẩu cũng thƣờng xuyên liên lạc với ngân hàng thơng báo thƣ tín dụng để
kiểm tra thƣ tín dụng đã đƣợc nhận bởi ngân hàng thông báo chƣa.
Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thư tín dụng
Ngay sau khi nhận đƣợc thƣ tín dụng từ ngân hàng thơng báo thì doanh nghiệp
xuất khẩu, mà chủ yếu là bộ phận xuất khẩu sẽ kiểm tra điều kiện thƣ tín dụng.
Các nội dung mà doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra là trị giá thƣ tín dụng, miêu tả
hàng hóa, số lƣợng hàng hóa, dung sai, các chứng từ đƣợc yêu cầu, một số yêu cầu
khác đƣợc qui định trong thƣ tín dụng… Nếu nhƣ thấy nội dung thƣ tín dụng có

nhiều điều khoản trái với hợp đồng đã ký hoặc những qui định mà doanh nghiệp
không thể thực hiện để bộ chứng từ xuất trình là hồn hảo, doanh nghiệp cần đề
nghị bên doanh nghiệp nhập khẩu tu chỉnh thƣ tín dụng, những trƣờng hợp sửa đổi
thơng thƣờng là về nội dung nhƣ ngày giao hàng cuối cùng, ngày hết hạn hiệu lực
thƣ tín dụng, thời gian xuất trình chứng từ, tăng, giảm trị giá thƣ tín dụng…
Giai đoạn giao hàng
Khi thƣ tín dụng đã đƣợc các bộ phận chun trách thơng qua thì tùy theo tính cấp
thiết và khả năng đáp ứng hàng của doanh nghiệp mà sẽ đến giai đoạn chuẩn bị
việc giao hàng hóa cho hợp lý nhất. Ví dụ: hàng hóa đã có sẵn trong kho thì tiến
hành giao ngay để nhanh chóng thu đƣợc tiền hàng, còn nếu doanh nghiệp đợi
nhận đƣợc thƣ tín dụng thì mới sản xuất, thu gom hàng hóa thì sẽ nhanh chóng sản
xuất thu gom cho kịp tiến độ đảm bảo thời gian giao hàng và xuất trình chứng từ
trong thƣ tín dụng đã quy định.
Nếu hàng hóa đã đầy đủ thì doanh nghiệp tiến hành việc giao hàng. Bộ phận giao
nhận hàng hóa sẽ tiến hành đặt container với hãng tàu hay ngƣời chuyên chở (nếu
hợp đồng quy định giao hàng bằng đƣờng biển). Tùy theo tính chất của hàng hóa
mà doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chọn loại tàu, loại container… cho phù hợp, sau đó
họ kéo container về cơ sở sản xuất thu gom để đóng hàng rồi vận chuyển đến cảng.


9

Sau đó thực hiện kê khai hải quan và các thủ tục khác tại cảng nhƣ quy định kiểm
hóa, bàn giao cho ngƣời chuyên chở nhƣ đã đề cập ở trên.
Giai đoạn thực hiện giao dịch tín dụng chứng từ
Trong khoảng thời gian đó thì bộ phận chun về việc lập chứng từ tại doanh
nghiệp xuất khẩu cũng sẽ thực hiện lập các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất
khẩu. Việc lập chứng từ dựa trên cơ sở hàng hóa thực tế đƣợc giao và qui định cụ
thể trong thƣ tín dụng. Các chứng từ cần lập trong một lần xuất trình bao gồm: hối
phiếu (Bill of exchange), hóa đơn thƣơng mại (Commercial invoice), phiếu đóng

gói (Packing list), vận tải đơn (Bill of lading), bảo hiểm (Insurance
policy/certificate), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin) và các
chứng từ khác cũng đƣợc lập tùy theo từng trƣờng hợp và yêu cầu cụ thể.
Sau khi lập xong các chứng từ, cán bộ xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ đến ngân hàng
thông báo hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định trong thƣ tín dụng. Ngân hàng thơng báo
hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định trong thƣ tín dụng sẽ kiểm tra chứng từ đƣợc xuất
trình nếu phù hợp sẽ gửi bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành cùng chỉ thị địi
tiền. Trong trƣờng hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, ngân hàng thông báo sẽ thông
báo cho doanh nghiệp ngay lập tức để có thể chỉnh sửa chứng từ phù hợp (nếu có
thể) trƣớc khi gửi bộ chứng từ địi tiền.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng có bộ phận để theo dõi khoản tiền thanh tốn
của lơ hàng đã xuất. Sau khi gửi chứng từ cho ngân hàng thông báo, bộ phận
chuyên trách sẽ theo dõi tiền về. Doanh nghiệp sẽ kiểm tra liệt kê tài khoản để theo
dõi tiền của lơ hàng xuất đã đƣợc thanh tốn hay chƣa. Đồng thời để kịp thời liên
hệ ngân hàng để tìm ngun nhân về tình trạng chậm thanh tốn hoặc liên hệ
khách hàng khi có sự cố xảy ra.
Giai đoạn giải quyết tranh chấp
Trong q trình thanh tốn sẽ xảy ra khơng ít những tranh chấp nhƣ ngân hang
phát hành có thể từ chối thanh tốn hoặc trì hỗn thanh tốn khi bộ chứng từ đƣợc
xuất trình trong tình trạng bất hợp lệ,… Trƣờng hợp xảy ra tranh chấp trong quá


10

trình thanh tốn, doanh nghiệp xuất khẩu tham khảo ý kiến ngân hàng phục vụ
mình và liên hệ đối tác để tìm hiểu nguyên nhân. Từ tìm ra hƣớng giải quyết nhanh
và ít tốn chi phí nhất. Các biện pháp giải quyết thông thƣờng nhƣ thỏa thuận lại với
doanh nghiệp nhập khẩu, hòa giải, kiện ra tòa án hoặc trọng tài quốc tế.
1.2.2. Vai trị của tín dụng chứng từ đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Tín dụng chứng từ đã trở thành phƣơng thức hữu hiệu với cả hai bên xuất khẩu và

nhập khẩu và nó đã trở nên thơng dụng hiện nay. Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu thì phƣơng thức thanh tốn này lại càng quan trọng hơn để bảo
vệ cho việc nhận thanh toán từ các đối tác nƣớc ngồi. Trên thực tế, tín dụng
chứng từ bắt đầu phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (19141918). Các doanh nghiệp xuất khẩu ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đã
yêu cầu đối tác ở châu Âu mở thƣ tín dụng để bảo đảm khả năng thanh tốn. Tín
dụng chứng từ đã đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế đối
với doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ nhất, phƣơng thức này đóng vai trị khơng nhỏ giúp cho hoạt động thanh toán
trong giao dịch xuất khẩu đƣợc diễn ra an tồn và đảm bảo lợi ích của doanh
nghiệp xuất khẩu. Tình trạng tài chính của ngƣời mua đƣợc thay thế bằng cam kết
của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng đƣợc chỉ định trên
cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản của thƣ tín dụng mà khơng
cần phải chờ đến khi nhà nhập khẩu chấp nhận bộ chứng từ hay chấp nhận hàng
hóa. Trong trƣờng hợp, một thƣ tín dụng khơng hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách
nhiệm thanh tốn khơng những cho ngân hàng phát hành mà cịn cho ngân hàng
xác nhận, do đó, nó cung cấp sự an tồn trong thanh tốn cho doanh nghiệp xuất
khẩu. Đây cũng là lợi thế vƣợt trội so với các phƣơng thức thanh tốn quốc tế
khác.
Thứ hai, tín dụng chứng từ đáp ứng kịp thời nhu cầu vòng vốn cho doanh nghiệp
xuất khẩu. Bằng hối phiếu hoặc bộ chứng từ của thƣ tín dụng, doanh nghiệp xuất
khẩu có thể chiết khấu để nhận đƣợc tiền ngay tức thời. Ngoài ra, lãi suất chiết


×