Quyền lực, cái tôi và thời gian
Trên bước đường giao lưu, hội nhập, sự khác biệt về văn hóa giữa các nước
thường dẫn đến những va chạm, thậm chí xung đột trong giao tiếp, kinh doanh.
Làm thế nào để nhận diện nét riêng – chung giữa các nền văn hóa để từ đó tìm
cách hạn chế sự va chạm này?
Văn hóa ở đây được hiểu như là các giá trị, thái độ và hành vi của phần lớn thành
viên trong một cộng đồng giúp phân biệt với cộng đồng khác. Hiểu như vậy cũng
có nghĩa là không có chuyện đúng - sai, tốt - xấu của nền văn hóa này so với nền
văn hóa khác. Chỉ có sự khác biệt giữa các nền văn hóa và sự khác biệt này thể
hiện trong quan niệm và rõ nhất là qua các hành vi giao tiếp, ứng xử thường ngày.
Trong lĩnh vực kinh doanh, sự khác biệt về văn hóa cũng thể hiện trong cách tổ
chức, điều hành một doanh nghiệp, cũng như trong quan hệ giữa các cá nhân với
nhau và giữa nhà quản lý với nhân viên thuộc quyền.
Một nhà nghiên cứu nổi tiếng người Hà Lan, Giáo sư G. Hofstede, đã tiến hành
khảo sát ở 55 chi nhánh của Công ty IBM ở nhiều quốc gia trên thế giới để đi đến
những nhận định về sự khác biệt văn hóa trong kinh doanh. Cần chú ý là cuộc
khảo sát này được thực hiện với đối tượng là những người có trình độ học thức
nhất định và cũng như mọi cuộc khảo sát xã hội học khác, kết quả của nó chỉ có ý
nghĩa tương đối.
Quyền lực
Một trong những nội dung khảo sát là quan niệm về khoảng cách quyền lực trong
tổ chức, doanh nghiệp. Tùy theo từng nền văn hóa, người ta sẽ chấp cao - thấp
(nhiều ít) khác nhau về khoảng cách quyền lực giữa thành viên cấp nhận những
mức độ dưới với cấp trên.
Một người thuộc nền văn hóa có trị số khoảng cách quyền lực cao (nói gọn: văn
hóa quyền lực cao) thường quan niệm quyền lực là bản chất, là điều căn bản phải
có đối với một vị trí nào đó; ngược lại, người thuộc nền văn hóa có trị số quyền
lực thấp (văn hóa quyền lực thấp) cho rằng quyền lực là yếu tố tự nhiên gắn với
một vai trò, nhiệm vụ được hoàn thành với hiệu quả cao. Nói nôm na, một bên
quan niệm: "Anh được kính trọng bởi vì đơn giản anh là cấp trên của tôi, bất kể
anh có làm giỏi hay không"; còn bên kia lại nghĩ rằng: "Anh được kính trọng bởi
anh làm việc giỏi, được giao vị trí, nhiệm vụ cao hơn tôi.
Từ quan niệm khác nhau dẫn đến những cách ứng xử khác nhau trong quan hệ chủ
- thợ: những người thuộc văn hóa quyền lực cao thường trước nhất tìm cách xây
dựng quan hệ tốt với chủ, trong khi người thuộc văn hóa quyền lực thấp chỉ tập
trung làm tốt công việc của mình, không chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ
này.
Về cấu trúc của doanh nghiệp, các công ty thuộc văn hóa quyền lực cao thường tổ
chức theo dạng kim tự tháp mà đỉnh cao là giám đốc (hoặc tổng giám đốc). Giữa
nhân viên bình thường và giám đốc là nhiều tầng nấc trung gian (phòng, ban). Do
vậy, quan hệ giao tiếp giữa nhân viên cấp dưới và lãnh đạo công ty cũng rất hạn
chế, khó khăn. Văn hóa quyền lực cao cũng khiến cho người lãnh đạo dễ cảm thấy
vị trí của mình bị "đe dọa", bị "tiếm quyền". Nhiều khi chỉ vì cách xưng hô hoặc
một cử chỉ thân mật mà một nhân viên có thể làm cho “sếp” khó chịu. Chính tâm
lý này đã khiến người lãnh đạo luôn có xu hướng tăng cường kiểm soát đối với
nhân viên cấp dưới. Còn nhân viên cấp dưới - nếu cũng thuộc văn hóa này" - thì
cho là cần thiết, thậm chí chờ đợi và yên tâm khi có sự kiểm soát này. Ngược lại,
với những người thuộc văn hóa quyền lực thấp thì họ lại khó chịu vì sự kiểm soát,
từ đó nhiều khi xảy ra xung đột.
Kết quả khảo sát cho thấy ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển
có trị số văn hóa quyền lực rất thấp (từ 18 - 34), trong khi ở các nước Tây Phi,
mập, và các nước châu Á như Singapore, Philippines, Malaysia... trị số này rất cao
(từ 68-l04). Các nước trung.tâm châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ, Hy Lạp có
trị số ở khoảng giữa (tử 50-68); Mỹ: 40. Riêng các nước Việt Nam, Trung Quốc
ước đoán trị số này (vì chưa khảo sát trực tiếp) khoảng 70 và 80.
Quan hệ giữa cá nhân với nhóm hay tập thể
Đối với các nền văn hóa coi trọng tập thể, người ta thường chú trọng đến cái
chung, đến bộ mặt của cả nhóm, có tâm lý thích hòa đồng, tránh xung đột và
thường xem các mối quan hệ hay con người cao hơn nhiệm vụ. Văn hóa trọng tập
thể còn có đặc điểm thích cách diễn đạt gián tiếp và lệ thuộc nhiều vào ngữ cảnh
(high - context culture), tức là diễn đạt nhiều khi thông qua thái độ, cử chỉ, điệu
bộ... chứ không chỉ bằng lời nói.
Ngược lại, trong nền văn hóa có tính chất cá nhân chủ nghĩa, người ta chú trọng
đến cái tôi, quan hệ giữa các cá nhân thường lỏng lẻo, ít quan tâm hay quan tâm
vừa phải đến bộ mặt của nhóm, đặt nhiệm vụ cao hơn các mối quan hệ và thích lối
giao tiếp trực tiếp bằng lời nói.
Văn hóa các nước như Ý, Hy Lạp, Nhật và châu Á nói chung, thường coi trọng tập
thể, gia đình, cộng đồng. Người các nước này thường cảm thấy yên ổn, thoải mái
khi họ sống, làm việc trong tập thể, không thích làm việc độc lập. Trong giao tiếp,
người các nước này thường tránh nói thẳng vì cho rằng như vậy là bất nhã và đối
với họ, việc đưa nhiều bạn bè, bà con vào làm việc trong công ty là chuyện
thường, thậm chí còn xem là hợp đạo lý.
Đối với Mỹ và một số nước châu Âu có nền văn hóa đề cao cá nhân thì ngược lại.
Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư các nước này khi mới làm việc ở các nước châu Á
thường tỏ ra
"không hiểu nổi" thái độ ứng xử, cũng như cung cách làm việc của người bản địa.
Trong thương lượng, đàm phán kinh doanh, họ cũng cho rằng người các nước này
vòng vo, không rõ ràng thiếu tinh thần trách nhiệm! Thật ra, đây chỉ là do sự khác
biệt về văn hóa. Kết quả khảo sát cho thấy, tính chất cá nhân chủ nghĩa trong văn
hóa các nước Mỹ, Úc, Bắc Âu (Hà Lan, Thụy Điển Đan Mạch)... là rất cao: từ 71-
91; trong khi ở châu Á (như Singapore, Hàn quốc, Malaysia, Nhật), Mexico,
Brazil, các nước Ảrập, Hy Lạp có trị số thấp: từ 18-38. Các nước thuộc nhóm giữa
là Tây Ban Nha (51), Phần Lan (63)... Việt Nam, Trung Quốc, Nga - theo ước
đoán - có trị số thấp từ (20-39).
Nhận thức về thời gian
Có những nền văn hóa cho rằng thời gian là một cái gì cụ thể, thấy được, quản lý
được (thời gian đơn tuyến – monochronic time), trong khi đó có nền văn hóa quan
niệm thời gian là vô hình, khó xác định và do đó không quản lý được (thời gian đa
tuyến - polychronic time). Những người thuộc về văn hóa thời gian đơn tuyến
thường sử dụng thời gian một cách chặt chẽ chủ động (có thể tiết kiệm hoặc lãng
phí thời gian), đúng hẹn và chỉ làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định
chuyên về một lĩnh vực. Ngược lại, người thuộc văn hóa thời gian đa tuyến hiếm
khi chủ động trong sử dụng thời gian, thường làm nhiều việc cùng lúc, ôm nhiều
lĩnh vực...
Mặt khác, trong nhận thức về thời gian, sự định hướng cũng không giống nhau
giữa các nền văn hóa: có nền văn hóa quá chú trọng đến quá khứ, trong khi nền
văn hóa khác lại nhấn mạnh đến tương lai. Có thể thấy điều này khi so sánh văn
hóa Mỹ và Nhật. Trong văn hóa Mỹ, mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương
lai thường lỏng lẻo; nhấn mạnh cái mới; hay thay đổi công việc, sản phẩm; coi
trọng nhân viên trẻ; quan tâm nhiều đến lợi tức ngắn hạn. Trong khi đó, với văn
hóa Nhật, quá khứ, hiện tại, tương lai luôn nối kết chặt chẽ; coi trọng những nhân
viên lâu năm; chú trọng lợi ích dài…
Sự khác biệt về văn hóa thường dẫn đến sự lúng túng, căng thẳng, thậm chí gây ra
xung đột. Đã có nhiều hơn đống kinh doanh bị đổ vỡ, nhiều dự án đầu tư phải
ngưng trệ nhiều khi chỉ do những bất đồng trong thái độ ứng xử, cung cách làm
việc. Làm thế nào để hạn chế hoặc tránh được tình trạng này? Điều quan trọng
trước hết là cố gắng tìm hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác với "mình". Cần
bình tĩnh, kiên nhẫn, biết gạt bỏ những định kiến khi tiếp xúc với một nền văn hóa
khác bởi chính định kiến là rào cản lớn nhất. Và biết linh hoạt, tự điều chỉnh khi
cần thiết.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia nhỏ thường dễ có khả năng thích nghi với
những nền văn hóa lớn, và nếu chủ động lợi dụng điều này để mở rộng giao lưu,
hợp tác thì không chỉ tiếp thu được các yếu tố tích cực của nền văn hóa khác mà
còn có thể thúc đẩy nền kinh tế nước mình phát triển.