Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Từ chủ doanh nghiệp đến ... nhà lãnh đạo kinh doanh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.17 KB, 10 trang )

Từ chủ doanh nghiệp đến ... nhà lãnh đạo kinh doanh
Một thời gian dài trước khi trở thành một chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng
nhiều lần tự nhủ: “Một ngày nào đó, mình sẽ làm chủ một công ty riêng!”. Mọi
người trên thế giới này đều đã từng tự nhủ như vậy với niềm lạc quan trong giọng
điệu và sự phấn khích trong ánh mắt, cho dù đó là một cậu bé cô bé tuổi teen hoặc
thậm chí là cả nhũng người đang ở tuổi ngũ tuần. Không sớm cũng chẳng muộn,
mơ ước bao giờ cũng là quyền của mọi người.

Khi nghĩ về việc sở hữu một công ty của riêng mình, dường như những suy nghĩ
của bạn chỉ tập trung vào loại hình kinh doanh bạn sẽ bắt đầu. Bạn mơ về việc
thành lập một nhà hàng, một công ty xây dựng hay một hãng bảo hiểm gia đình.
Bạn nghĩ về việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền và làm thế nào để tồn tại
trong những lúc kinh doanh suy thoái, cũng như làm thế nào để điều hành kinh
doanh tốt hơn và nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh. Các suy nghĩ đầu tiên của bạn
có thể không tập trung vào những người sẽ làm việc cho bạn và một phong cách
lãnh đạo bạn sẽ theo đuổi.
Ở một mức độ nào đó, bạn dường như đã chứng tỏ được bản thân là một chủ
doanh nghiệp thành công ... nhưng liệu bạn có chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo
kinh doanh hiệu quả? Vị thế một chủ doanh nghiệp thành công và vị thế một nhà
lãnh đạo kinh doanh thực thụ là rất khác nhau. Trong khi một chủ doanh nghiệp
thành công được ví như một chủ tàu có năng lực giúp cho kinh doanh có lợi
nhuận, doanh số bán hàng tăng trưởng thì một nhà lãnh đạo kinh doanh thực thụ
chính là một thuyền trưởng tài ba đảm bảo cho công ty có một nền tảng kinh danh
vững chắc, thẳng tiến cả những cơn bão lớn nhất.
Vậy làm thế nào để bạn biết được mình có phải là một nhà lãnh đạo kinh doanh
thực thụ hay không, và đâu là hình ảnh một nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại?
Hãy
dành ra vài phút và trả lời những câu hỏi dưới đây cho bản thân bạn:
- Bạn có cảm thấy hạnh phúc trong công việc mỗi ngày và bạn có thoả mãn với
những người đã tuyển dụng làm việc với bạn?
- Bạn có xây dựng được một môi trường làm việc hiệu quả và thoải mái cho bản


thân bạn và cho các nhân viên trong công ty?
- Các nhân viên của bạn có cảm thấy thoải mái khi đặt ra cho bạn các câu hỏi và
thắc mắc về những vấn đề phát sinh?
- Bạn có phát triển được một trọng điểm tốt nhất cho công ty, cho bạn và cho các
nhân viên?
- Bạn thực sự có được những nhân viên thích hợp làm việc trong công ty của bạn?
Nếu câu trả lời là “Có” cho phần lớn các câu hỏi trên, bạn đã trở thành một nhà
lãnh đạo kinh doanh hiệu quả. Nhưng nếu bạn trả lời “Không” hay “Không chắc
chắn”? Đừng thất vọng - bạn đơn giản vẫn là một chủ doanh nghiệp thành công
nhưng cần tiếp tục tiến bước để trở thành nhà lãnh đạo kinh doanh.
Thật dễ dàng để trở thành một chủ doanh nghiệp thành công và quên đi tầm quan
trọng của việc trở thành một nhà lãnh đạo kinh doanh hiệu quả trong công ty của
bạn. Bởi vì những chi tiết vụn vặt thường nhật có thể khiến bạn sa lầy và quên
rằng các nhân viên cần đến thời gian, sự quan tâm chú ý của bạn và cần đến những
hướng dẫn mà chỉ có bạn, trên cương vị một chủ doanh nghiệp, mới có thể đem lại
cho họ.
Liệu bạn có thể có được một số giúp đỡ nào đó để trở thành một nhà lãnh đạo
kinh doanh hiệu quả? Dưới đây là những lời khuyên bổ ích giúp bạn bắt đầu giai
đoạn chuyển tiếp:

- Nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhân viên luôn biết được trọng điểm chiến lược
của công ty và làm thế nào để thực thi nó một cách rõ ràng và đơn giản cho tất cả
mọi người.
- Trên cương vị một nhà lãnh đạo kinh doanh, bạn cần giúp đỡ các nhân viên thấy
rõ vị thế của họ liên quan tới trọng điểm chiến lược của công ty và nói cho họ biết
về tầm quan trọng của họ trong thành công chung - chứ không chỉ đơn thuần là vị
thế của họ.
- Nếu bạn thấy được các nhân viên đang thực hiện một điều gì đó đúng đắn, hãy
tán dương họ. Những lời khen, công nhận luôn có tác dụng vô cùng lớn trong việc
xây dựng lòng trung thành của các nhân viên.

- Thường xuyên giao tiếp với các nhân viên trong công ty theo nhiều cách thức
khác nhau. Ví dụ, bạn cần tổ chức các cuộc họp mặt nhân viên hàng tuần, khởi
xướng các cuộc trò chuyện cá nhân với nhân viên, xây dựng hệ thống thư
newsletter nội bộ hay tổ chức các cuộc thi hàng tháng. Có hàng tá các cách thức
khác nhau để đảm bảo những dòng giao tiếp trong công ty được cởi mở.
- Tạo dựng cảm giác kiêu hãnh công việc của các nhân viên trong công ty bằng
việc đề nghị họ đưa ra các ý kiến khi phải thực hiện một vài thay đổi nhất định
trong công ty. Thậm chí cả khi bạn không thường xuyên sử dụng những ý kiến của
các nhân viên, họ cũng sẽ rất cảm kích nếu được đề nghị như vậy.
- Nếu bạn có những phần thưởng cho các thành tích trong công việc, hãy cố gắng
dành những điều gì đó cá nhân hơn là tiền bạc. Bạn cần biết những gì các nhân
viên yêu thích ngoài giờ làm việc với sở thích và mối quan tâm của họ. Sau đó,
thay vì đưa ra phần thưởng là 1000 USD (nhân viên có thể sẽ sử dụng để thanh
toán các hoá đơn và nhanh chóng quên đi), bạn hãy gửi cho họ một tấm vé du lịch
xe đạp trên núi cho hai người với nhiều tiện nghi giải trí khác nếu nhân viên là
người thích đi xe đạp; hay bạn tặng họ thẻ mua sắm tại siêu thị nếu nhân viên là
người thích mua sắm,... Họ sẽ nhớ mãi và suy nghĩ tốt đẹp về bạn khi tận hưởng
món quà đó.
- Và có lẽ một yếu tố quan trọng nhất đó là: Trong mọi tình cảm, thái độ của bạn
với nhân viên, hãy duy trì một sự thân thiện, nhẹ nhàng và tích cực. Ví dụ, nếu
một nhân viên đến trước mặt bạn và nói rằng doanh thu trong tháng sụt giảm
50.000 USD và bạn phản ứng tức giận: “Cài gì? Cậu điên à! Làm sao có thể thế
thế được??”, nhân viên đó chắc hẳn sẽ không muốn chia sẻ thông tin với bạn nữa
trong các lần tiếp theo. Nhưng nếu phản ứng của bạn là: “Nào, hãy giúp tôi hiểu
được chuyện gì đã xảy ra”, bạn sẽ thể hiện được một mối quan tâm thành thật và
để nhân viên biết rằng bạn luôn ở đó để giúp đỡ họ.
Hãy nhớ rằng, việc trở thành một nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại là một con đường
không có điểm kết. Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn yêu thích các thách thức và học
hỏi không ngừng - thậm chí cả khi chúng khá “đau đớn”.
Hình mẫu nhà lãnh đạo kinh doanh bạn mong muốn trở thành sẽ hoàn toàn tuỳ

thuộc vào bạn. Nhưng nếu bạn muốn học hỏi để trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại,
bạn
nên quan tâm tới một lời khuyên bổ sung sau:
- Nhận thức rõ bạn đang ở đâu trong lúc này trên cương vị một nhà lãnh đạo kinh
doanh. Bạn có cần hành động để cải thiện các kỹ năng lãnh đạo của mình?
- Luôn cởi mở với việc tự đánh giá bản thân các kỹ năng lãnh đạo của bạn.
- Luôn sẵng sàng phát triển cá nhân và chuyên môn bằng việc học hỏi các kỹ năng
mới. Bạn nên tìm đến một chuyên gia kinh doanh, nhờ sự trợ giúp của một nhà
chuyên môn, đọc các cuốn sách viết về năng lực lãnh đạo hay đăng ký tham gia
các lớp học kỹ năng lãnh đạo kinh doanh.
5 màu sắc chính trong Bức tranh nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại
Một bức tranh nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại luôn có 5 màu sắc chính giúp họ thu
hút và giữ chân các nhân viên tài năng. Trong cuốn sách Lessons From the Top:
The Search for America's Best Business Leaders (Bài học từ các nhà quản trị hàng
đầu: Nghiên cứu dành cho những nhà lãnh đạo kinh doanh tốt nhất nước Mỹ),
Howard Schultz, giám đốc điều hành tập đoàn Starbucks, cho biết: “Tôi nghĩ rằng
thật khó để lãnh đạo kinh doanh trong thời điểm hiện nay khi mà mọi người không
thực sự hoàn toàn tham gia vào các quyết định. Bạn sẽ không thể thu hút và giữ
chân những nhân viên tài năng nếu họ không cảm thấy mình là một phần tác giả
của các chiến lược kinh doanh và tác giả của các vấn đề quan trọng. Nếu bạn
không đưa ra cho mọi người một cơ hội để họ có được cảm giác gắn bó, họ sẽ
không ở lại”.
Khác với vị thế một chủ doanh nghiệp, cương vị nhà lãnh đạo kinh doanh đỏi hỏi
ở bạn mục tiêu hàng đầu đó là thu hút và giữ chân các nhân viên nhiệt thành với
công việc. Vậy, hãy khám phá 5 “màu sắc” quan trọng nhất sẽ giúp bạn trở thành
một mẫu nhà lãnh đạo mà mọi người đều yêu thích làm việc cùng.
Màu sắc thứ nhất - Một viễn cảnh rõ ràng

×