Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.63 KB, 3 trang )

Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”


Bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách
chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm
đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện
đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người
lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership).
Người lãnh đạo bao gồm các yếu tố: tính cách (characteristics), tài thu hút quần chúng
(charisma), tham vọng chính trị (politics ambition) và bí quyết (know-how).
Tài thu hút quần chúng (charisma)
Tài thu hút quần chúng là một trong những chủ đề gây nhiều tranh luận trong các nghiên
cứu về lãnh đạo, và hiện nay vai trò, định nghĩa và chức năng của một nhà lãnh đạo có tài
thu hút quần chúng (charismatic leader) vẫn là chủ đề mà các học giả chưa thống nhất. Ở
đây chỉ đề cập tới các yếu tố cơ bản của thuộc tính charisma ở người lãnh đạo. Các quan
niệm hiện đại cho rằng lãnh đạo đồng thời là một mối quan hệ mang tính luật pháp và
chính thức như được thể hiện trong vị trí và chức danh của người lãnh đạo và những nhân
viên, nhưng đồng thời cũng là một mối quan hệ tình cảm đặc biệt. Cho dù là thông qua
tính cách, năng lực hình ảnh, trí tuệ hay thông điệp, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo hiệu
quả là phải hoàn toàn được lòng các nhân viên của mình xét về khía cạnh quan hệ giữa
người với người. Năng lực thu hút quần chúng (charisma) không có nghĩa là những khả
năng tinh thần, sự nổi danh, quyền lực siêu nhiên mà là các phẩm chất cần có mà nhà
lãnh đạo phải có để người khác nhận thấy, nghe và hiểu họ, qua đó nhà lãnh đạo tạo ra
lòng tin và sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức mà họ lãnh đạo. Warren Bennis
trong cuốn “Trở thành người lãnh đạo” đã đưa ra một định nghĩa về người lãnh đạo theo
đó phản ánh khá đầy đủ tinh thần trên đây: “người lãnh đạo là những người có thể diễn
đạt hoàn hảo những gì họ muốn. Họ biết họ là ai, thế mạnh và hạn chế của họ là gì, và
làm thế nào để khai thác tối ưu thế mạnh của họ và quản lý các điểm yếu của họ. Họ cũng
biết họ muốn gì, tại sao họ muốn điều đó, và làm thế nào để truyền đạt những gì họ muốn
tới người khác để có được sự hợp tác và hỗ trợ của người khác”.
Tham vọng chính trị


Mặc dù những người ham muốn quyền lực vì mục tiêu cá nhân hay thăng tiến trong nghề
nghiệp thường bị phê phán, song không nên đồng nhất những người này với những ai
luôn tìm kiếm và mong muốn quyền lực. Nếu không có những người có tinh thần cầu tiến
thì tổ chức sẽ buộc phải trao quyền lực vào tay những người lãnh đạo bất đắc dĩ và không
đủ năng lực cũng như động cơ để tạo dựng quyền lực và lãnh đạo tổ chức. Tinh thần cầu
tiến không đơn giản chỉ là tốt hay sấu, và sự ham muốn quyền lực không đơn giản chỉ là
việc giành lấy quyền lực mà loại trừ các yếu tố khác. Trích dẫn nghiên cứu của Abraham
Maslow, nhà nghiên cứu Burns cho rằng tham vọng được hỗ trợ bởi năng lực tự nhận
thức và lòng tự trọng ở mức độ cao chính là động cơ lớn nhất và hữu dụng nhất cho
những ai đang tìm kiếm quyền lực. Theo Maslow, những người tự sở hữu năng lực tự
nhận thức thì có một hiểu biết nhạy cảm hơn về bản thân mình và về những người khác,
đồng thời hiểu rõ cái tôi cá nhân và sự khách quan, các quyền, lợi ích của cá nhân lẫn tập
thể, các nhu cầu cơ bản và nhu cầu xa xỉ, và không sợ sự mơ hồ, xung đột hay sự đồng
thuận. Những người có năng lực tự nhận thức cao, hay những lãnh đạo, thực chất không
bị thúc đẩy bởi các động cơ như thỏa mãn cái tôi cá nhân như mọi người vẫn lầm tưởng.
Họ không cần “sự công nhận” hay “để lại dấu ấn” lưu danh muôn thủa. Thay vào đó, họ
tìm kiếm “sự khác biệt bằng cách tác động vào toàn bộ tổ chức”. Họ đóng vai trò là người
khuyến khích và động viên những thành viên cấp dưới trong tổ chức tự thay đổi và hoàn
thành các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức. Jonh Adam đã có một câu nói rất hay về vai
trò lãnh đạo của người cha đối với con cái mà trong trường hợp này phần nào có thể áp
dụng đối với quan hệ giữa người lãnh đạo và cấp dưới: “tôi học chính trị và chiến tranh
để con tôi có quyền tự do lựa chọn học các môn như toán học hay triết học. Các con tôi
cần phải học toán học, triết học, địa lý, lịch sử và quân sự để con cái chúng có quyền học
hội hoạ, thi ca, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc”.
Bí quyết
Có lẽ một trong những đóng góp lớn nhất của nhà nghiên cứu về lãnh đạo Joseph Rost là
luận thuyết của ông cho rằng lãnh đạo cần thiết phải được nghiên cứu không chỉ dưới góc
độ một lĩnh vực chật hẹp như lãnh đạo kinh doanh, lãnh đạo giáo dục hay lãnh đạo chính
trị. Theo ông, nghiên cứu lãnh đạo đòi hỏi lối tiếp cận đa diện và tương nhiên thì mới có
thể hiểu biết thấu đáo chủ đề này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lãnh đạo trong mỗi lĩnh

vực cần có những kỹ năng hay bí quyết khác nhau. Nói một cách khác, trong khi các kỹ
thuật lãnh đạo và phẩm chất của người lãnh đạo là giống nhau, từng nhiệm vụ lãnh đạo
cụ thể lại đòi hỏi những kiến thức chuyên môn khác nhau. Như vây, người lãnh đạo còn
phải là người sở hữu các tri thức và phải là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang làm. Nhìn
chung, người lãnh đạo cần có các tri thức theo cả “chiều dọc” và “chiều sâu” của ngành
kinh doanh, đồng thời hiểu rõ cần phải thực hiện những gì để hoàn thành tốt công việc
của mình.
Công việc của người lãnh đạo
Công việc lãnh đạo (the job of leadership) có những đặc thù riêng khác với các công việc
khác thông thường.
Tầm nhìn chiến lược (vision)
Công việc đầu tiên và đóng vai trò trung tâm của quá trình lãnh đạo là các nhà lãnh đạo
hiệu quả phải tạo ra và truyền đạt được một tầm nhìn chiến lược rõ ràng rằng họ có mục
tiêu gì, muốn đạt được mục tiêu gì và họ trông đợi gì ở những người nhân viên. Tổng
thống Mỹ George Bush mô tả tầm nhìn chiến lược này đóng vai trò quan trọng, và cũng
chính nhờ câu nói này và cả tầm nhìn của ông mà ông đã đắc cử Tổng thống Mỹ.
Một điều đáng lưu ý là dù cho tầm nhìn chiến lược đóng vai trò trung tâm đối với quá
trình lãnh đạo, cần phải hiểu rằng tầm nhìn không nhất thiết phải là những thành tựu xuất
chúng cỡ như đoạt giải Nobel hay liên quan đến các nỗ lực phi thường. Để đạt được
thành công, tầm nhìn cần phải thực tế, có thể thực hiện được. Bất cứ nhiệm vụ hay tầm
nhìn nào dù có quan trọng đến đâu mà to tát quá thì thường sẽ khó mà đạt được trong
thực tế.
Quản lý (Managing)
Lãnh đạo và quản trị là những khái niệm khác biệt. Một người có thể là nhà lãnh đạo
nhưng không phải là nhà quản lý và ngược lại. Tuy nhiên thường thì trên thực tế hai công
việc này thường trùng lặp. Nhà nghiên cứu Abraham Zaleznick đưa ra một định nghĩa và
sự phân biệt khá rõ nét giữa hai khái niệm này. Theo ông, sự khác biệt giữa nhà lãnh đạo
và nhà quản trị là trong các cam kết của họ. Một nhà quản trị thì quan tâm hơn đến việc
ra quyết định thế nào và quá trình truyền đạt thông tin ra sao; một nhà lãnh đạo thì quan
tâm đến việc ra quyết định gì và truyền đạt thông điệp gì. Nói cách khác, nhà quản trị

quan tâm đến quá trình và giám sát quá trình, trong khi người lãnh đạo đề ra phương
hướng và tìm cách để đạt được các mục tiêu chiến lược. Định nghĩa này cho thấy các nhà
lãnh đạo thì rất quan tâm đến chiến lược, còn các nhà quản trị quan tâm đến khía cạnh
hoạt động và tác nghiệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người đã
hiểu sai khái niệm này và cho rằng những ai là nhà lãnh đạo là “những nhà quản lý mũ
trắng tốt bụng” còn những nhà quản trị là “những nhà quản trị mũ đen khó chịu”, vừa nhỏ
nhen, hẹp hòi, quan liêu, không đủ năng lực và khả năng lãnh đạo. Định nghĩa này cũng
không nêu được sự khác biệt quan trọng là quản trị (management) đóng vai trò quan
trọng nhưng chưa đủ đối với hoạt động của tổ chức, trong khi lãnh đạo (leadership) là cần
thiết và lúc nào cũng cần thiết đối với các tổ chức.
Quản trị và lãnh đạo là hai thành phần quan trọng và khác biệt tồn tại trong các tổ chức.
Lãnh đạo không đơn thuần chỉ là quản trị tốt, mà thực ra quản trị tốt là một phần công
việc của bất cứ nhà lãnh đạo nào.
Sự thông tuệ (Scholarship)
Thông qua các hành vi và chính sách của mình, các nhà lãnh đạo, trong khuôn khổ công
việc của mình, phải tìm cách làm cho những người nhân viên nhận thức được rằng họ
đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quá trình lãnh đạo
thành công có thể được tóm gọn trong câu nói nổi tiếng của khẩu hiệu mà hãng HP theo
đuổi “Thành tựu của tổ chức là kết quả của các nỗ lực của mỗi cá nhân”.
Trách nhiệm
Công việc lãnh đạo liên quan đến việc các nhà lãnh đạo buộc phải lựa chọn các giải pháp
khác nhau, và vì vậy trong quá trình này sẽ xảy ra sự cạnh tranh và xung đột. Các nhà
lãnh đạo hiệu quả không ngại xung đột mà họ sẵn sàng đương đầu với nó, khai thác cơ
hội phát sinh từ đó và cuối cùng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lựa chọn và
quyết định mà họ thực thi. Nói khác đi, nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về
những lựa chọn, cam kết, hay thành công thất bại của họ. Nếu một lúc nào đó họ hứa hẹn
sẽ đem đến các thay đổi và không thể làm được điều này, họ cần có dũng khí để sẵn sàng
ra đi. Do đó, công việc cuối cùng của người lãnh đạo là sẵn sàng ra đi khi thời điểm đã
đến.
Hiểu rõ các yếu tố cấu thành nhà lãnh đạo giúp bạn có thể xây dựng vị trí lãnh đạo của

mình trong tương lai, cũng như biết cách sử sự với lãnh đạo trong hiện tại. Nhà lãnh đạo
đúng đắn và tài tình góp phần tích cực phát triển xã hội nói chung và nền kinh tế nói
riêng.

×