Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN tich hop giao duc bao ve moi truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI NÓI ĐẦU Loài người đang đứng trước những thử thách lớn: các nguồn tài nguyên trên Trái Đất có hạn. Nhiều tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường. Vì vậy việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy. Môi trường lâm vào khủng hoảng , trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn đề, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường. Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”. Ở nước ta ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta”. Một trong những giải pháp hàng đầu, đó là: Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng, bảo vệ môi trường. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp, các di tích văn hoá lịch sử của đất nước..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực tế trong những năm giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường THPT Lê Quý Đôn và một số giờ dạy của đồng nghiệp ở các trường khác trong thành phố, tôi thấy các đồng nghiệp luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tích cực hoá hoạt động học tập luyện tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Trong các giờ học đó có những nội dung có thể tích hợp được vấn đề giáo dục môi trường nhưng rất ít giáo viên chú ý đúng mức tới vấn đề này hoặc nếu có thì cũng chủ yếu bằng phương pháp gợi mở đặt câu hỏi để học sinh trả lời, không có tranh ảnh cụ thể hoặc các đoạn vioclip thiết thực gây hứng thú cho học sinh, để học sinh thấy được tính cần thiết phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Tuy vậy trước yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo, cũng như hiện nay trên thế giới và ngay ở nước ta tình hình môi trường đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Từ những thực tế trên, với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa Lí tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn và viết chuyên đề: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy một số bài Địa Lí 10 bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video địa lí “.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích. Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em. 2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu lí luận của việc dạy tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong các giờ học như thế nào cho có hiệu quả cao nhất. - Nghiên cứu sách giáo khoa xem bài nào có thể tích hợp được, và tích hợp vào nội dung nào cho phù hợp. - Sưu tầm tranh ảnh, video về các vấn đề môi trường. - Đề ra những giải pháp đề nhằm nâng cao việc dạy tích hợp các nội dung bảo vệ môi trường vào các bài giảng. - Từ đó rút ra kết luận và đưa ra các kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc chỉ đạo dạy tích hợp các nội dung mới hiện nay như vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển đảo..... có hiệu quả. - Thông kê các kết quả đạt được khi thực nghiệm. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC - Giáo dục học sinh có lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của chúng ta.. - Nhận thức rõ và hiểu đúng những vấn đề đang diễn ra trên thế giới như: Dân số, tự nhiên, môi trường cũng như những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Từ đó có thái độ, hành động tích cực tham gia vào các hoạt động tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ môi trường. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng. Học sinh khối 10 trường THPT Lê Quý Đôn. 2. Phạm vi nghiên cứu. - Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí 10 chương trình sách giáo khoa ban cơ bản. - Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp được vấn đề bảo vệ môi trường. 3. Kế hoạch nghiên cứu. - Bắt đầu: 15/9/2011 - Kết thúc: 20/5/2012 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Trước hết ta có thể hiểu: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối liên hệ, quy luật...) tạo cho học sinh có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với môi trường. - Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau - Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học Địa Lí thành bài giáo dục môi trường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương, mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện. - Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Trong khi dạy tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ta có thể xem các mức độ có thể tích hợp vào bài dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung, kiến thức bài học của học sinh như: - Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Mức độ liên hệ: Các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung, liên hệ và giáo dục học sinh. - Về phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng khá đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. Sau đây tôi vận dụng “Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video Địa Lí để dạy các nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ” cho một số bài học cụ thể ở chương trình Địa Lí 10 ban cơ bản. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trường THPT Lê Quý Đôn là một trong những trường có cở sở vật chất tốt phục vụ cho công tác dạy và học. Nhiều năm liền được công nhận là trường xanh- sạch - đẹp nhất thành phố. Có được những thành tích đó là sự quan tâm của các Sở, ban ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban giám hiệu, sự đồng lòng,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nỗ lực quyết tâm của các thầy cô giáo. Sự phấn đấu không ngừng của học sinh trong nhà trường. Trong quá trình dạy học môn Địa Lí của trường chúng tôi có nhiều thuận lợi vì hầu hết các phòng học của học sinh đều được trang bị máy chiếu, máy tính . Vì vậy việc dạy tích hợp giáo dục môi trường có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập. Song trên thực tế hiện nay trong quá trình dạy học Địa Lí ở các trường THPT vấn đề rèn luyện kĩ năng, kiến thức và hình thành thái độ cho học sinh trong giáo dục bảo vệ môi trường ở các bài học hiệu quả chưa thật như ý muốn. 3.Một số ứng dụng. a. Yêu cầu đối với phương pháp sử dụng tranh ảnh, video Địa Lí. Tranh ảnh, băng hình cũng là nguồn cung cấp tri thức cho học sinh. Tranh ảnh, băng hình tạo biểu tượng cụ thể, rõ nét về các hiện tượng địa lí, trong đó có các hiện tượng về môi trường. Sử dụng có mục đích, phân tích nội dung tranh ảnh, băng hình, khai thác các khía cạnh khác nhau của tranh ảnh, băng hình liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sẽ có tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm và hình thành thái độ đúng cho học sinh trước những hành vi gây tổn hại hoặc cải tạo môi trường. Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh. Sau đó yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh để xác định xem bức tranh đó thể hiện tượng gì? vấn đề gì? ở đâu và mô tả. b. Một số ứng dụng cụ thể. Trong chương trình Địa Lí 10 ban cơ bản trong các năm dạy tôi đã chủ động dạy tích hợp giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường vào trong các bài dạy cụ thể sau: Tôi xin trình bày mong các đồng nghiệp chia sẻ và góp ý..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 18: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sụ phát triển và phân bố sinh quyển - Địa chỉ tích hợp: Môc II: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật ( tập trung vào phần 5. con người) - KiÕn thøc: Việc tác động của con người có ảnh hưởng lớn tới sự phân bố sinh vật. Bên cạnh những tác động tích cực, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. - Kỹ năng: Phân tích thông tin để hiểu rõ tác động tiờu cực của con người tới sinh vật……. - Thái độ: TÝch cùc tham gia c¸c phong trµo b¶o vÖ vµ trång rõng. GV: Cho HS quan sát hình ảnh sau hay đọan video “ Phá rừng nhiệt đới”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GVH: Từ những hình ảnh trên hãy tìm các nguyên nhân có thể dẫn tới sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật trên thế giới. Liên hệ ngay địa phương em? - HS: Trả lời... GV: Qua quan sát hình ảnh để thấy được việc chặt phá rừng bừa bãi, khai thác quá mức đã làm diện tích rừng bị thu hẹp, làm mất nơi sinh sống của các loài động, thực vật,nhiều loài đâng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng - GVH: Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên. GV : Cho học sinh xem tiếp các hình ảnh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HS: Trả lời một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.. Bài 20: Lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - Địa chỉ tích hợp: Mục II- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ( tập trung vào phần ý nghĩa thực tiễn của quy luật) - Kiến thức: Những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra với môi trường tự nhiên. - Kỹ năng: Phân tích thông tin để hiểu rõ tác động tiờu cực của con người tới môi trường tự nhiên. - Thái độ: Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. GV: Cho học sinh xem một số đoạn phim ngắn sau: “ Phá rừng nhiệt đới”; “Lũ lụt miền Trung”; “ Lũ quét ở Hà Giang”; “Giáo dục môi trường”; hay “ Thảm họa thiên tai”; “ Bão Lớn”; “Hà Nội ngập lut”.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GVH: 1.Từ đoạn phim trên học sinh cho biết những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên? 2. Việc phá rừng đầu nguồn có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và môi trường tự nhiên của chúng ta? 3. Các hành động mà các em có thể làm để bảo vệ môi trường? Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số. - Địa chỉ tích hợp: Mục II – Gia tăng dân số ( tập trung vào phần d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và môi trường) - Kiến thức: Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí của các nước đang phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên. - Kĩ năng: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với môi trường tự nhiên. GV: - Cho học sinh xem các hình ảnh sau. - Cho học sinh xem đoạn video ngắn về “ Dòng kênh rác giữa Sài Gòn” - Thái độ: Có nhận thức đúng đắn về sự gia tăng dân số với môi trường tự nhiên, từ đó ủng hộ, tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GVH: Từ những hình ảnh trên em hãy cho biết sức của dân số đến tài nguyên môi trường, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. - HS: Trả lời. GVH: Để giảm sức ép của dân số đến tài nguyên, môi trường đặc biệt ở các nước đang phát triển ta cần có những giải pháp gì? - HS: trả lời. Bài 24: Phân bố dân cư. Đô thị hoá - Địa chỉ tích hợp: Môc III: §« thÞ ho¸ (TËp trung vµo phÇn: ¶nh hëng tiªu cùc của quá trình đụ thị húa đối với mụi trườngi) - Kiến thức: Ảnh hởng của đụ thị húa đến môi trờng (Ô nhiễm môi trờng) - Kỹ năng: Phân tích thông tin để hiểu rõ tác động đụ thị húa tới mụi trường, đặc biệt là ở các nớc đang phát triển. GV: Cho HS quan sát hình ảnh. ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - GVH: Qua hình ảnh trên hãy nêu ảnh hưởng của đô thị hoá đến môi trường? - HS: Trả lời... GV: Qua quan sát hình ảnh để thấy được lượng rác thải, nguồn nước thải từ khu dân cư và khói bụi từ phương tiện giao thông, các khu công nghiệp tác động không nhỏ đến môi trường sống. - GVH: Làm thế nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị? - GV: Cho học sinh quan sát các hình ảnh sau.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Học sinh dễ dàng trả lời: + Vệ sinh sạch sẽ ở mọi ngõ ngách, các đường phố + Có bịên pháp xử lý rác thải và chất thải trước khi đổ ra môi trường + Kiểm soát chặt chẽ việc nhập cư vào các đô thị... Chú ý cho học sinh: Việc các em không vứt rác bừa bãi là chúng ta đã góp phần làm sạch môi trường sống của chúng ta, vệ sinh lớp học, khuôn viên trường, nói không với túi nilong.. Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt - Địa chỉ tích hợp: Môc II: Ngµnh trång rõng - KiÕn thøc: + Vai trò của rừng đối với mụi trường và cuộc sống con ngời. + Thùc tr¹ng rõng vµ sù cÇn thiÕt ph¶i trång rõng. - Kü n¨ng: Ph©n tÝch mèi quan hÖ Rõng – môi trường – con ngêi..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Thái độ: TÝch cùc tham gia c¸c phong trµo b¶o vÖ vµ trång rõng. ( GV: có thể lấy các hình ảnh bài 18 để dạy lồng ghép kiến thức về môi trường cho bài 28 ). Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp - Địa chỉ tích hợp: Môc I: C«ng nghiÖp n¨ng lîng( khai th¸c than, dÇu khÝ, c«ng nghiÖp ®iÖn lùc), Mục VII: Công nghiệp thực phẩm - KiÕn thøc: + Các chất thải công nghiệp có ảnh hởng rất lớn đến môi trờng. + Mét sè ngµnh c«ng nghiÖp sö dông nhiÒu tµi nguyªn vµ cã nguy c¬ g©y « nhiÔm m«i trêng cao. - Kỹ năng: Nhận biết các ngành công nghiệp gây ảnh hởng lớn đến môi trờng. GV: cho HS xem một số hình ảnh sau, hoặc cho HS xem đoạn video ngắn “ Ô nhiễm không khí”, “ Ô nhiễm môi trường do nước thải từ hoạt động công nghiệp”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV: Các hình ảnh trên nói lên điều gì? - HS: Thấy được rõ ràng hoạt động công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. - GV: Hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng của con người. Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày trên thế giới, chủ yếu là do ăn, uống bằng nước bẩn chưa được xử lí. Tràn dầu có thể gây ngứa rộp da. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư. Theo thống kê Việt Nam có gần 200. 000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác nhân môi trường gây nên.. Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững - Địa chỉ tích hợp: Đây là bài học có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở tất cả các phần của bài học ( Hay còn gọi là tích hợp toàn phần ) - KiÕn thøc:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển nói chung, ở các nước phát triển và đang phát triển nói riêng. + Hiểu những mâu thuẫn, những khó khăn mà các nước đang phát triển phải giải quyết trong mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển. + Từ đó thấy được mỗi thành viên trong xã hội đều có thể đóng góp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. - Kü n¨ng: + Nhận biết được vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những hoạt động công nghiệp và những vấn đề đô thị. + Ở các nước đang phát triển môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng do trình độ chậm phát triển, hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số, rừng bị phá hủy.... - Về thái độ: Xác định thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường. GV: cho HS xem một số hình ảnh.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GVH: Nêu những nguyên nhân chính làm môi trường bị ô nhiễm ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. HS: trả lời GV: Cho học sinh xem tiếp đoạn video ngắn: “ Phá rừng nhiệt đới”; “Hậu quả của biến đổi khí hậu” và “ Biến đổi khí hậu – có giải pháp”; “ Các thảm họa, thiên tai”; “ Bão lũ”; “ Lỗ thủng Ôzôn” GVH: Hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các giải pháp mà các em có thể thực hiện ngay trong cuộc sống, nhà trường và gia đình để bảo vệ môi trường. HS: trả lời 4. Kết quả thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Kết quả: Sau khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường ở một số bài trên, để có cơ sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của chuyên đề tôi đã tiến hành thực nghiệm để đối chiếu so sánh phương pháp này với phương pháp khác bằng câu hỏi kiểm tra 15 phút ở tiết học tiếp theo sau Bài 20, đối với hai lớp và có kết quả như sau. Tuy nhiên phần tích hợp này không có phần kiểm tra riêng mà việc kiểm tra chỉ được lồng ghép trong các bài học có liên quan tới môi trường. Câu hỏi kiểm tra 15’: Việc phá rừng đầu nguồn gây ra những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên.Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng đầu nguồn ? Đáp án: a. Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn. - Làm hạ thấp mực nước ngầm, nước sông, suối trong mùa cạn, làm cho mực nước lũ lên nhanh trong mùa lũ. - Gây ra xói mòn đất dẫn tới việc làm cho đất bị thoái hóa ảnh hưởng đến năng suất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. - Làm cho khí hậu địa phương bị biến đổi theo hướng xấu đi. - Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật hoang dã, mất đi các nguồn gen quý . - Sạt lở đất, đá ...gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng, của cải của nhân dân. b. Biện pháp - Quy hoạch, bảo vệ vốn rừng. - Giao đất, giao rừng cho nhân dân. - Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.......... Lớp. Giỏi. Khá. TB. 10 C7 (Phương pháp đàm thoại gợi mở, không 20%. 60%. 20%. 50%. 4%. sử dụng tranh ảnh, video) 10 C8 (Phương pháp sử dụng tranh ảnh, video. 46%.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Địa Lí) Qua kết quả trên ta có thể khẳng định việc giáo dục bảo vệ môi trường được giáo viên chú ý đúng mức và chuẩn bị chu đáo tranh ảnh, video thì kết quả giáo viên thu được tốt hơn rất nhiều PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. GDBVMT thông qua môn Địa lý là một việc làm thiết thực và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh. Qua việc giảng dạy chương trình Địa Lí 10, tôi đã áp dung việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng trên lớp khá thành công. Vấn đề môi trường là vấn đề khá nhạy cảm đối với học sinh do vậy các em học và nghiên cứu một cách thích thú. Có nhiều bài do có sự tranh luận về vấn đề môi trường hay các em được xem trực tiếp các hình ảnh về ô nhiễm môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá mà lớp học dường như trở nên sôi nổi hơn. Các em có nhiều kiến thức về môi trường khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề môi trường trên thế giới hiện nay. Khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường, tôi thấy kết quả đạt được khá tốt, đặc biệt là các em đã có ý thức bảo vệ môi trường, ví dụ: khi vào lớp học thấy lớp bẩn, tôi có đặt vấn đề là hôm trước các em đã được học về ý thức bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào? Lập tức các em tự động nhặt rác lên và làm vệ sinh chỗ ngồi xung quanh mình. Việc tích hợp giáo dục môi trường vào các bài học trên lớp cũng có thể gây nhiều khó khăn cho giáo viên: Sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến thời lượng và khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, tranh ảnh, vi deo...Do vậy nhiêu giáo viên có tâm lý ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà giáo dục bảo vệ môi trường để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi trường, nắm vững các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường và đặc biệt là có tâm huyết, lòng say mê và tình yêu đối với nó. Qua chuyên đề này, tôi cũng mong muốn việc giáo dục bảo vệ môi trường thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Địa Lí được tiến hành phổ biến hơn và nó được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người giáo viên trước sự biến đổi về khí hậu toàn cầu và môi trường ô nhiễm như hiện nay. 2. Các khuyến nghị. Trên thế giới trẻ em chiếm tới gần một nửa dân số do đó các em có vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường cũng vì lẽ đó mà việc giáo dục môi trường trong trường học nói chung và môn Địa Lí nói riêng đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. - Đối với các trường học: + Vấn đề thiết thực nhất là vấn đề “xanh hoá nhà trường” và hiểu đầy đủ đó là xanh - sạch - đẹp trong nhà trường phổ thông. Vận động các em tham gia xây dựng bảo vệ trường lớp, vườn trường, vườn hoa, công viên, cảnh quan nơi các em ở. Có ý thức bảo vệ và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường. Đồng thời hình thành ở các em lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường xung quanh mình + Hàng tháng có một buổi cố định cho học sinh ra quân đề dọn sạch học đường và các khu vực lân cận. + Đưa chương trình giáo dục về môi trường, tình yêu thiên nhiên vào các lớp học chính khoá và ngoại khoá. + Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên được thuận lợi. + Có các buổi ngoại khóa hay thành lập các câu lạc bộ về giáo dục bảo vệ môi trường ngay trong các trường học..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Trong lĩnh vực giáo dục: Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần được tiến hành lồng ghép vào tất cả các môn học, các khối học để tất cả các em học sinh và tất cả các thầy cô giáo đều có chung một ý thức và trách nhiệm đối với môi trường sống của chúng ta. - Đối với các địa phương: Tích cực sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tất cả người dân đều có ý thức để bảo vệ môi trường. - Trên quy mô toàn quốc: Cần có biện pháp, đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và có khả năng đề xuất các ý kiến xử lí và bảo vệ môi trường……. Tất cả các chương trình, hành động trên có thể làm cơ sở để chúng ta phát triển, đồng thời sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường của mỗi địa phương, quốc gia và góp phần bảo vệ Trái Đất, cái nôi của sự sống. Vấn đề bảo vệ môi trường từ lâu không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng thực sự nó có hiệu quả hay không thì phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các thành viên trong xã hội. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy lồng ghép các vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các giờ học môn Địa Lí.. Tôi rất mong được sự góp ý, chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đi vào giảng dạy đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng ngày 28/10/2012 Người viết. Nguyễn Thị Cẩm Diệu.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> MỤC LỤC Nội dung LỜI NÓI ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trang 1. 1. Lí do.. 2. 2. Mục đích nghiên cứu.. 3. 3. Kết quả cần đạt.. 3. 4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. II. NỘI DUNG. 4. 1. Cơ sở lí luận.. 4. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.. 4. 3. Một số ứng dụng.. 6.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 4. Kết quả thực hiện. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 20. 1. Kết luận.. 21. 2. Các khuyến nghị.. 22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo dục môi trường. Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo dục. 2 .Góp phần bảo vệ môi trường. Bùi Tâm Trung - Vũ Hoan-Trần Hữu Tâm -1998. 3. Môi trường sống và con người . Nguyễn Đình Khoa - NXB ĐH và THCN1987 4.Tình hình giáo dục môi trường ở Việt Nam Trung tâm thông tin môi trường -1993. 5. Để học tốt Địa Lí 10. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 6. Sách giáo khoa Địa Lí 10. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 7. Lý luận dạy học Địa lí. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 8. Kể chuyện về môi trường thiên nhiên quanh em. Lê Trọng Thơ. Ý KIẾN CỦA TỔ - NHÓM CHUYÊN MÔN.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

×