Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

skkn tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh môn hóa học lớp 11 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.79 KB, 10 trang )

Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 1/10
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người, con người luôn luôn phải đối đầu với
sự khủng hoảng môi trường sinh thái. Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường
càng mang tính cấp bách, mang tính thời sự và được quan tâm lớn của toàn nhân loại.
Trong thông điệp gởi toàn thế giới: “Hãy cứu lấy trái đất” – Chiến lược cho cuộc
sống bền vững, của Hiệp hội quốc tế và bảo vệ thiên nhiên (IUCN). Chương trình môi
trường Liên hợp quốc (UNEP) và Quỷ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Grand -
tháng 10 năm 1991 đã đề ra những mục tiêu chiến lược bảo vệ toàn cầu, kêu gọi các
quốc gia phải hành động ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường.
Dưới nhịp độ phát triển như vũ bảo của nghành công nghiệp – khoa học kỹ thuật
hiện nay, bên cạnh những lợi ích to lớn, thì nó còn phát sinh nhiều biến chứng nguy
hiểm để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, cũng như sự sống
của mọi sinh vật trên trái đất.
Việc các nhà máy, động cơ ô tô… thải ra các chất khí: SO
2
, NO , NO
2
, CO ,
CO
2
, CFC và các khí hiđrocacbon… Làm ô nhiễm bầu không khí, là nguyên nhân gây
ra các bệnh về hô hấp, da, tim mạch và nó làm môi trường sống của chúng ta thay đổi
như: làm tầng ozon suy giảm và thủng tầng ozon, làm nhiệt độ trung bình của trái đất
nóng lên ( Hiện tượng Elninô năm 1997…).
Chất thải từ các nhà máy, chất độc khó phân hủy được sử dụng trong nông
nghiệp và chất thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất… làm mất
cân bằng sinh thái, gây nên những căn bệnh nguy hiểm tới tính mang con người.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm nói trên phần lớn do tác động của con người mà
ra. Bởi vậy, việc bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm không chỉ là nhiệm vụ của


một cá nhân, của một quốc gia nào mà là của toàn thể nhân loại. Trước hết là thế hệ trẻ,
tầng lớp trí thức, lứa tuổi học sinh.
Như vậy, hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước,
đất… đều có liên quan đến cơ sở hóa học, hơn nữa các khí: SO
2
, CO , NO , CFC …
Đều nằm trong chương trình hóa học lớp 11. Ngay cả khi xem xét các vấn đề có tầm cở
toàn cầu như là “Hiệu ứng nhà kính”, gây ra sự biến đổi khí hậu, sự suy giảm tầng ozon,
gây nên hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gây ô nhiễm không khí, mưa axit, sự ô nhiễm
nguồn nước…đều cần đến những hiểu biết cơ bản về hóa học.
Vì vậy, một trong những con đường để bảo vệ môi trường là giáo dục nâng cao
nhận thức con người . Đặc biệt là tuổi trẻ học đường. Giáo dục môi trường cho học sinh
lớp 11 bằng cách kết hợp liên hệ thực tế giữa sự ô nhiễm và bảo vệ môi trường với nội
dung kiến thức cơ bản của môn học hóa học 11 là yêu cầu nhất thiết của giáo viên. Một
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 2/10
mặt giáo dục học sinh lòng say mê hứng thú trong học tập, chiếm lĩnh kiến thức. Mặt
khác giáo dục học sinh về vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo về môi trường.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích phần kiến thức môn hóa học lớp 11 có liên quan nội dung về môi
trường, chỉ rõ vai trò, tác dụng của nó đối với việc giáo dục môi trường cho học sinh
lớp 11- THPT.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nội dung kiến thức giáo dục môi trường của môn hóa học lớp 11 - THPT
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan
đến đề tài.
Tìm hiểu thực tế công tác giáo dục học sinh về môi trường ở trường THPT đã
thực tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa Hóa học lớp 11 – THPT.

2) Tạp chí Hóa học và ứng dụng.
3) Hóa học môi trường – Hoàng Thái Long
4) Tư liệu từ internet.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 3/10
Phần hai: NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các kiến thức về môi trường liên quan trong hóa học lớp 11 rất phong phú.
Việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh qua phần kiến thức này mang ý nghĩa
thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, khơi dậy được niềm say mê kiến thức
hóa học, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Đồng thời hiệu quả của việc giáo dục môi
trường là hết sức đáng kể.
1. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Khi đốt các hiđrocacbon, nhiên liệu trong công nghiệp, đời sống, luôn sinh ra
CO
2
là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính. Bản thân CO
2
không phải là chất
gây ô nhiễm môi trường, nhưng CO
2
là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, làm ảnh hưởng
rất lớn đến môi trường.
1.1. Hiệu ứng nhà kính là gì?
ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính để trồng cây, trồng
hoa xứ lạnh. Do đó hiện tượng làm cho trái đất ấm lên bởi khí CO
2
được gọi là hiện
tượng nhà kính.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính ngoài khí CO
2
( chủ yếu) còn có một số khí

khác như: metan, freon , N
2
O … Ví dụ như freon, về mặt gây hiệu ứng nhà kính thì một
phân tử freon có tác dụng tương đương một vạn phân tử CO
2
.
Khí CO
2
trong khí
quyển chỉ hấp thụ một
phần những tia hồng
ngoại của mặt trời và để
cho những tia có bước
sóng từ 50.000 đến
100.000A
o
đi qua dể
dàng đến mặt đất. nhưng
những bức xạ nhiệt phát
ra ngược lại từ mặt đất
có bước sóng trên
140.000A
o
bị khí CO
2
hấp thụ mạnh và phát
trở lại trái đất, làm cho
trái đất ấm lên. Về mặt
hấp thụ bức xạ, lớp CO
2

Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 4/10
1.2. Tác hại của hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là cho nhiệt độ trái đất tăng lên. Hàm lượng CO
2
trong khí
quyển đã tăng từ 280 phần triệu trong năm 1860 đến 350 phần triệu năm 1980 làm cho
nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên khoảng 0.5
o
C.
Dự đoán với tốc độ phát triển hiện nay của công nghiệp, sau 50 năm tới nhiệt độ
của trái đất có thể tăng từ 1.5 đến 3.5
o
C. Nhiệt độ ở mặt đất tăng lên làm cho mùa hè
nóng hơn, mùa đông bớt lạnh, băng hà ở Bắc và Nam cực tan nhiều hơn, mực nước biển
dâng lên có thể làm chìm ngập nhiều thành phố ven biển, thời tiết biến động mạnh gây
nên lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất lương thực trên toàn thế giới.
1.3. Biện pháp giảm hiệu ứng nhà kính
Đó là giảm lượng CO
2
từ khí thải các nhà máy, ngăn chặn việc phá hoại rừng, và
giảm một số chất khác cũng là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính như: CH
4
, N
2
O,
freon …Giáo viên có thể cho học sinh xem tác hại ( hình ảnh) của hiệu ứng nhà kính và
thuyết trình.
Các phần kiến thức liên quan: bài cacbon, nitơ, axit nitric, ankan, ankin và aren.
2. SỰ PHÁ HỦY TẦNG OZON
Tầng ozon đóng vai trò cực kì

quan trọng, nó có tác dụng như lá chắn
bảo vệ cho cuộc sống trên bề mặt trái
đất, tránh được tác dụng có hại của các
tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời.
Trong những năm gần đây, tầng ozon
bị suy giảm nghiên trọng và xảy ra sự
thủng tầng ozon ở Bắc cực và Nam
cực.
Tác nhân phá hủy tầng ozon là các oxit
nitơ, freon ( là các hựp chất
cloroflorocacbon (CFC) thu được từ khí
hiđrocacbon bằng cách thay thế một phần
hay tất cả hiđro bằng clo và flo). Freon có
trong bình phun, bình xịt có tác dụng làm
lạnh.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 5/10
2.1. Cơ chế phá hủy tầng ozon
- Đối với các oxit nitơ:
NO + O
3
→ NO
2
+ O
2
NO
2
+ O → NO + O
2
O
3

+ O → 2O
2
Như vậy, NO được coi là chất xúc tác cho quá trình phá hủy ozon
- Đối với freon 12 ( CF
2
Cl
2
):
CF
2
Cl
2
CF
2
Cl
*
+ Cl
*
Sau đó:
Cl
*
+ O
3
→ ClO
*
+ O
2
ClO
*
+ O → Cl

* +
O
2
O
3
+ O → 2O
2
Kết quả: O
3
→ O
2
. Mỗi gốc Cl
*
phá hủy hàng nghìn, hàng chục nghìn phân tử O
3
gây ra hiện tượng thủng tầng ozon.
2.2. Tác hại của sự phá hủy tầng ozon
Nếu tầng ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái
đất. Con người sống trên trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nỗi nhiều
tia tử ngoại chiếu vào sẽ mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn
thương và chết dần. Bởi vậy, các nước trên thế giới đều rất lo sợ hiện tượng thủng tầng
ozon.
2.3. Biện pháp cải thiện tầng ozon
Nghị định thư Montreal năm 1987 được 187 nước phê chuẩn, đã quy định hạn
chế sử dụng các chất hóa học phá hủy tầng ozon, đặc biệt là các hợp chất chứa clo và
brom.
Kiến thức liên quan: chương Nitơ – Photpho, bài ankan. Giáo viên cho học sinh xem
phim ảnh về sự phá hủy tầng ozon, học sinh liên hệ thực tế. Giáo viên thuyết trình về cơ
chế phá hủy tầng ozon.
3. MƯA AXIT

Mưa axit là một hiểm họa môi trường rất nghiêm trọng. Nước mưa tinh khiết có
tính axit nhiều và có pH khoảng 5,6. Nước mưa nếu có pH nhỏ hơn 5,6 thì được gọi là
mưa axit.
ánh sáng
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 6/10
2NO + O
2
→ 2NO
2
NO
2
+ SO
2
→ NO + SO
3
2SO
2
+ O
2
2SO
3
3NO
2
+ H
2
O → 2HNO
3
+ NO
SO
3

+ H
2
O → H
2
SO
4
Tác hại của mưa axit có thể thấy được qua việc gây nên các bệnh về hô hấp cho con
người, phá hủy bề mặt các công trình kiến trúc, các tượng đài, tạo nên sự xóa mòn núi
đá vôi.
CaCO
3
+ 2H
+
→ Ca
2+
+ H
2
O + CO
2
Và làm thay đổi kiến tạo địa chất trên bề mặt. Để giảm bớt tác hại trên, đã có những cố
gắng toàn cầu để giảm bớt sự phát xạ các khí SO
2
và NO vào khí quyển.
Các phần kiến thức liên quan: bài cacbon, nitơ, axit nitric, axit sunfuric, nguồn
hiđrocacbon thiên nhiên.
4. TÁC HẠI CỦA KHÍ CACBONMONOOXIT (CO)
CO chủ yếu được sinh ra do quá trình oxi hóa không hoàn toàn các hiđrocacbon, là
chất gây ô nhiễm môi trường sống và độc cho sức khỏe con người. Như đốt cháy không
hoàn toàn ankan:
C

n
H
2n+2
+ O
2 (thiếu oxi)
→ C + CO + H
2
O …
Tác nhân oxi hóa
Quang hóa học
Ở các khu công
nghiệp, pH trung bình
của nước mưa đã
xuống dưới 4,6 và đã
đo được pH thấp kỷ
lục là 2,9. Nguyên
nhân chính dẫn đến
mưa axit là do các nhà
máy nhiệt điện với
nhiên liệu là than đá
hoặc dầu, phóng thích
khí SO
2
, đồng thời
với khí NO do xe cộ
thải vào khí quyển.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 7/10
Tác hại của CO: CO rất độc với sức khỏe con người, nó gây ngạt thở nhanh chóng,
bởi vì ái lực của CO với hemoglobin (Hb) mạnh hơn gấp 20 lần so với oxi:
Hb + CO → HbCO

Do đó, sản phẩm kết hợp giữa Hb và CO là HbCO nên làm giảm lượng oxi đi đến các
tổ chức gây thiếu máu tổ chức và góp phần tạo nên các mảng xơ vở động mạch.
Kiến thức liên quan: ankan, aren, bài cacbon,… có thể giáo dục học sinh bằng lối
thuyết trình.
5. NHIÊN LIỆU
5.1. Dầu mỏ
Là hổn hợp nhiều hiđrocacbon khác nhau, gồm ba loại chính: ankan, xicloankan,
aren.
Các sản phẩm thu được từ sự chưng cất dầu mỏ: khí, xăng nhẹ, dầu thắp, dầu
nặng…
Trong đó, xăng được dùng làm nhiên liệu cho các động cơ đốt trong, để tăng khả
năng chống kích nổ của xăng, người ta thêm vào các hợp chất như: Pb(C
2
H
5
)
2
…Nhưng
hiện nay các hợp chất của chì đã bị cấm pha vào xăng, vì nó độc hại với môi trường và
sức khỏe con người.
Dầu mỏ được coi như “vàng đen”. Nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới xảy ra vì
dầu mỏ, đặc biệt là các nước vùng vịnh như: Irắc, Iran, Côoét. Một hiện tượng gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các quốc gia tiếp giáp biển lo ngại, đó là nạn dầu
loang.
Tác hại của dầu loang: dầu loang ảnh hưởng trực tiếp tới việc nuôi trồng thủy
sản, nói rộng ra là ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
là nơi nuôi nghêu rất mạnh, nhưng hiện tượng dầu loang tại các tỉnh Bến Tre, Trà
Vinh… làm nghêu chết hàng loạt, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông
dân.
Thế giới đối phó với nạn dầu loang vì thế được chú ý. Tại Li Băng hơn 50 triệu

Euro đã được chi ra để trừ nạn dầu loang trong năm 2006.
5.2. Biogas
Là một hình thức góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, thay thế các loại nhiên
liệu truyền thống như: than, củi…
CH
4
+ 2O
2
→ CO
2
+ 2H
2
O + Q
Ngoài tác dụng bảo vệ môi trường, CH
4
, CO
2
còn là tác nhân gây nên hiệu ứng
nhà kính. Do đó cần giáo dục tích cực tính hai mặt này khi sử dụng biogas.
Phần kiến thức liên quan: Ankan, nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 8/10
6. CÁC SẢN PHẨM TỔNG HỢP POLIME: P.E ; P.P ; P.V.C ; P.V.A
6.1. Bài anken
Sự trùng hợp: etilen tạo ra polietilen (P.E) ; propilen tạo ra polipropilen (P.P) ;
dẫn xuất vinylclorua tạo ra polivinylclorua (P.V.C).
P.E được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Làm ống dẫn nước, vật liệu cách
điện, vật liệu đựng hóa chất và nhiều đồ dùng sinh hoạt.
P.V.C dùng sản xuất vật liệu cách điện, đồ gia dụng, áo mưa, ống dẫn nước…
6.2. Bài ankin
Bài ankin đề cập đến polivinylaxetat (P.V.A), để sản xuất chất dẻo, keo, sơn…

P.V.A bền với ánh sáng.
→ Các sản phẩm thu được từ sự trùng hợp như vậy có rất nhiều ứng dụng. Tuy
nhiên, đó là những chất rất khó phân hủy như: áo mưa, hay bao bì thì đến cả trăm năm
vẫn chưa thể phân hủy. Do đó, sẽ tạo nên một gánh nặng về môi trường. Hiện nay tại
các siêu thị, các bao bì bằng nilon đã được thay bằng chất liệu giấy, điều này góp phần
bảo vệ môi trường sống trong lành của chúng ta.
Phần kiến thức liên quan: Anken, ankađien, ankin, aren, nguồn hiđrocacbon thiên
nhiên, dẫn xuất halogen.
7. KIẾN THỨC MỞ RỘNG PHẦN AREN
Giáo viên có thể mở rộng về các ứng dụng của aren liên quan đến môi trường.
Như các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ 666 ; 2,4-D, 2,4,5-T, DDT và một chất độc hại
nữa là điôxin.
7.1. Hexacloran (666)
Là hỗn hợp 8 đồng phân lập thể. Trong đó đồng phân Lindan có hoạt tính trừ sâu
cao, nhưng lại rất độc và khó phân hủy trong môi trường. Điều đó đã làm cho một số
quốc gia nhìn nhận lại việc sử dụng hóa chất này và đi đến quyết định cấm sử dụng nó.
7.2. 4,4-điclođiphenyl tricloetan(DDT)
Đây là hóa chất dùng làm thuốc trừ sâu, diệt muỗi, diệt côn trùng…nó rất độc đối
với các động vật máu nóng, bền và có khả năng tích tụ cao nên gây ô nhiễm môi trường
và ngày càng ít được sử dụng.
7.3. 2,3,7,8-tetreclorođibenzo – p – đioxan (Đioxin)
Là chất cực độc, chỉ cần một lượng nhỏ chừng vài chục picogam (1Pg = 10
-12
g)
cũng gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trong chiến tranh, Mỹ đã
đổ xuống Việt Nam một lượng lớn hỗn hợp chất độc có điôxin ( còn gọi là chất độc da
cam). Hậu quả của nó rất nghiêm trọng như các bệnh về thần kinh, giác quan, suy gan,
dị tật, quái thai…tất cả điều đó làm cho những di chứng của chiến tranh vẫn còn mãi
đối với những người nhiễm chất độc da cam, mặc dù chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 9/10

Bên cạnh con người, hệ sinh thái ở những vùng rải chất độc da cam đều bị tàn phá
nghiêm trọng.
Giáo viên cần nhấn mạnh và lưu ý vấn đề sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
dùng trong nông nghiệp, thấy được sự độc hại của nó.Từ đó phải lưu ý việc sử dụng các
dụng cụ phòng hộ khi phun, tưới thuốc. Hạn chế việc tiếp xúc với thuốc. Người dân cần
phải sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng đối với các loại chất độc hóa học này, một
mặt nâng cao hiệu quả trong sản xuất, mặt khác góp phần bảo vệ môi trường sống
quang ta.
8. MÔT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC
8.1. Kiến thức bài photpho
Lưu ý phần hợp chất gây ô nhiễm, đặc biệt PH
3
và thuốc chuột Zn
3
P
2 .
PH
3
có từ sự phân hủy xác động vật, tử thi thối rửa. Đây là loại khí độc hại. Zn
3
P
2
có thể làm chết chuột là do phản ứng:
Zn
3
P
2
+ 6H
2
O → 3Zn(OH)

2
+ 2PH
3

Phân bón dùng trong nông nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng đối với nước. Phân
bón có chứa NO
3
, PO
4
là thực phẩm của tảo. Do đó hàm lượng cao các chất này trong
nước sẽ làm rong tảo phát triển mạnh, nước trở nên có màu xanh bẩn và sông hồ dể bị
tắc nghẽn. Đó là hiện tượng phì dinh dưỡng ( eutrophication). Những lớp rong tảo sống
ở phía dưới hạn chế quá trình quang hợp, lượng oxi tan trong nước không được bổ sung
làm rong tảo chết. Kết quả là ao hồ biến thành đầm lầy.
8.2. Kiến thức phần ankin
Trong thực tế, người ta sử sụng cacxicacbua ( CaC
2
) để làm cho trái cây ( cà
chua, chuối…) mau chín, thay vì dùng các chất độc hại khác. Phương pháp này khá an
toàn, ít nguy hại cho con người. CaC
2
cho nước vào sẽ xảy ra phản ứng:
CaC
2
+ 2H
2
O → C
2
H
2

↑ + Ca(OH)
2
Chính axetilen ( C
2
H
2
) kích thích cho quả mau chín.
Cũng ứng dụng của đất đèn ( CaC
2
), người ta có thể dùng để đánh cá, người ta
cho canxicacbua vào ao hồ sẽ sinh ra axetilen, sau đó một phần axetilen sẽ tác dụng với
nước tạo ra andehit axetic (CH
3
CHO).
C
2
H
2
+ H
2
O → CH
3
CHO
Chính andehit axetic làm cản trở quá trình hô hấp của cá làm cá chếp và nỗi lên. Từ
thực tế này, ta có thể lưu ý học sinh vấn đề môi trường. Đó là không nên cho đất đèn
vào bể nuôi cá làm cá chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường.
Biên tập: Trần Văn Trung – THPT Krông Nô Trang 10/10
Phần ba: KẾT LUẬN
Nhận thức trước sự đe dọa của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, thì việc bảo
vệ môi trường, đề ra những phương án phòng và chống là hết sức cần thiết. Mà trước

hết là giáo dục sự hiểu biết của mỗi người, tiên phong của sự nhận thức là thế hệ trẻ, lứa
tuổi học sinh.
Hóa học là bộ môn có nội dung kiến thức liên quan sâu rộng dến vẫn đề ô nhiễm
môi trường. Nên việc tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh lớp 11 là cần thiết và
mang lại hiệu quả đáng kể. Giáo dục để học sinh biết được sự ô nhiễm môi trường là thế
nào và cơ chế ra sao? Tác hại của sự ô nhiễm môi trường. Từ đó đề cao ý thức tự giác
phòng chống ô nhiễm môi trường ở học sinh. Đó, một phần cho nội dung bài học thêm
phong phú, lý thuyết gắn liền thực tiễn, làm cho học sinh say mê học tập, hứng thú,
đồng thời là công cụ giáo dục học sinh hiệu quả nhất.
Đối với sách giáo khoa (SGK) mới lớp 11 cơ bản, về nội dung và phương pháp
tương đối hoàn chỉnh. Song sự lồng ghép việc giáo dục môi trường trong SGK cho học
sinh còn hạn chế. Như : Bài benzen, cần thêm nội dung: benzen là dung môi tốt nhưng
ít được sử dụng vì benzen có tính độc, khi vào cơ thể nó bị oxi hóa theo những cơ chế
phức tạp và có thể gây nên ung thư. Và kết thúc mỗi chương nên có những tư liệu đọc
thêm để học sinh liên hệ kiến thức hóa học đến thực tế về tài nguyên thiên nhiên của đất
nước cũng như vấn đề bảo vệ môi trường. Như: phần hiđrocacbon thơm có thể giới
thiệu về chất độc hóa học 4,4-điclođiphenyl tricloetan (DDT) ; 2,4-D ; 2,4,5-T và
đioxin … Và lưu ý tác hại đến môi trường các chất độc hóa học này.

×