Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Thiet ke su dung ban do tu duy trong doi moi PPDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.46 MB, 84 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. TÀI LIỆU TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ “TRƯỜNG THCS TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC” VÀ XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH VỀ “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” Nhóm biên soạn:. TS. Trần Đình Châu TS. Phạm Văn Nam TS. Đặng Thị Thu Thủy TS. Phùng Khắc Bình Và các tác giả Sổ tay “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. THÁNG 01 NĂM 2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG TS. Trần Đình Châu, Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, Bộ Giáo dục & Đào tạo. Mục tiêu: - Hiểu được bản đồ tư duy và vai trò của nó trong đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Vận dụng bản đồ tư duy vào công việc học tập các chuyên đề khác và nghiên cứu của học viên cao học quản lý giáo dục. - Lập được bản đồ tư duy về kế hoạch công tác hoặc một bài dạy theo chuyên môn của mình. - Có kế hoạch vận dụng vào công tác chuyên môn của mình và phổ biến cho nhà trường (cơ quan, đơn vị). Nhiệm vụ : Tìm hiểu một số vấn đề chung về bản đồ tư duy, thiết kế sử dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới PPDH và công tác quản lý nhà trường Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu - Tài liệu. - Giấy A4, bút, bút màu, tẩy,.. Tiến trình thực hiện: - Nghe giới thiệu về: Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường. - Học viên tự nghiên cứu tài liệu. - Làm việc theo nhóm về các nội dung sau: 1/ Bản đồ tư duy là gì?Vai trò của bản đồ tư duy? ............................................................................................................................................ . .......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ..... 2 /Những ưu điểm của BĐTD trong việc đổi mới phương pháp dạy học ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ .. ......................................................................................................................................... .... 3 /Những ưu điểm của BĐTD trong công tác quản lí giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ .. ......................................................................................................................................... .... 4/Những khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng BĐTD ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ .. ......................................................................................................................................... .... 5/ Những ý kiến đề xuất trong việc thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ .. ......................................................................................................................................... .... Nội dung chuyên đề: Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức,... và lập kế hoạch công tác. BĐTD có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hoặc các phần mềm bản đồ tư duy. Với các trường, đơn vị có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho cán bộ, GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ ConceptDraw MINDMAP 5, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, việc sử dụng phần mềm này khá đơn giản. Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì, bút màu, tẩy,… để vẽ BĐTD có ưu điểm là giúp người lập BĐTD dễ dàng phát triển ý tưởng và bổ sung ý tưởng qua đó phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi người, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), tự “sáng tác” nên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và cũng do mỗi người tự làm nên càng yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế cách làm đơn giản BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện nào của các nhà trường hiện nay. Ví dụ, GV một trường THCS thiết kế BĐTD sau đây sẽ dễ dàng diễn đạt ý tưởng và quy trình vẽ các khối đa diện (môn Công nghệ 8)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc ập BĐTD còn giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học súc tích, hợp lý, trực quan, dễ hiểu, dễ “đọc”, dễ tiếp thu. Để lập BĐTD có thể vận dụng “Phương pháp ghi chép hiệu quả” mà tác giả Stella Cottrell đã tổng kết khi vẽ BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3).Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5).Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7).Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi.. Điều cần tránh khi ghi chép:1).Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng. 2). Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết. 3). Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. Sử dụng bản đồ tư duy góp phần đổi mới PPDH các môn học, vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một bài, một chương giúp HS ghi nhớ, ôn tập, liên kết các mạch kiến thức đã học. Đối với HS trung bình: Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD. Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách cho key words- tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đặt các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3,… Hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy. Có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BĐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng. Ví dụ trong khi dạy học chương Tứ giác - Toán 8, cho HS vẽ BĐTD sau mỗi bài học, để mỗi em có một tập BĐTD: hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình vuông,…. Bài “Hình bình hành”. và cuối chương này có thể vẽ một BĐTD hệ thống kiến thức của cả chương. Sau khi có một HS hay một nhóm HS vẽ xong BĐTD cho các HS khác góp ý bổ sung, có thể cho các em vẽ thêm các đường nhánh nối từ một hình hình tứ giác đặc biệt này đến hình tứ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> giác đặc biệt khác và ghi thêm chú thích,… rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng vẽ SĐTD cho các em. Khi học bài “Giản dị” (môn Giáo dục công dân), đầu giờ học GV cho từ khóa “giản dị” rồi yêu cầu HS vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi ý cho các em để các em vẽ các nhánh con cấp 1, sau đó cho HS thảo luận nhóm để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ (nhánh con cấp 2, 3,…). Sau khi các nhóm HS vẽ xong cho một số em lên trình bày trước lớp để các HS khác bổ sung ý, GV kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của HS. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay. Bài “Tế bào”- Sinh học 8. Bài “Tây Nam Á”- Địa lí 8.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt. - Đối với HS khá giỏi: sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức,… Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hoá kiến một chủ đề, một chương. Sau khi mỗi nhóm “vẽ” xong, đại diện của mỗi nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình” BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết). Ngoài việc vẽ BĐTD trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng BĐTD tự ghi tóm lược nội dung chính của cuốn sách dưới dạng BĐTD khi các em đọc sách. Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể được bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch. Đối với GV chủ nhiệm hay cán bộ quản lí: sử dụng BĐTD để lập kế hoạch công tác. Việc sử dụng BĐTD lập kế hoạch giúp cán bộ chỉ đạo có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch theo cách thông thường thành các dòng chữ. Ví dụ, có thể tóm lược 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” như sau:. Ví dụ: BĐTD tóm lược các vấn đề về đổi mới PPDH:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kế hoạch năm học của một nhà trường có thể viết theo các mặt hoạt động: dạy học, giáo dục đạo đức,…. BĐTD giúp lên kế hoạch cho một hội thảo, tập huấn:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Nhìn vào BĐTD sẽ giúp ban tổ chức chuẩn bị cho một hội thảo từ khâu lên kế hoạch (như mục tiêu, nội dung, các văn bản pháp quy, đối tượng thực hiện, địa điểm, …) đến tổ chức thực hiện, các hình ảnh liên tưởng giúp dễ nhìn, và không sót việc – đó là một cách “nhắc việc” rất hiệu quả. Có thể lập BĐTD để khai mạc hay tổng kết một hội thảo hay một đợt tập huấn. BĐTD giúp cán bộ, giáo viên cách ghi chép tóm tắt, giúp phát triển ý tưởng và triển khai nhanh chóng, sáng tạo những chỉ đạo, kế hoạch của Hiệu trưởng qua các cuộc họp hội đồng giáo dục nhà trường. BĐTD duy giúp đổi mới việc họp tổ nhóm chuyên môn: Một BĐTD do các thành viên của tổ, nhóm thảo luận và cùng thiết kế ngay tại cuộc họp sẽ phát huy được trí tuệ tập thể, giúp cả tổ, nhóm tìm được các biện pháp, cách thức tổ chức dạy học các bài khó, bài ôn tập, ra đề kiểm tra,… một cách có hiệu quả nhất. Việc lập BĐTD có thể do từng cá nhân hoặc một nhóm, BĐTD vừa mang đậm dấu ấn cá nhân vừa thể hiện được ý tưởng sáng tạo của cả tập thể do đó vận dụng BĐTD vào dạy học phát huy được tính tích cực, sáng tạo của HS là một trong những cách làm tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại kết quả tốt trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của GV, có thể vận dụng nó cho các môn học ở trường phổ thông và cho lập kế hoạch công tác. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy logic. GV sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng ngày càng được bổ sung thêm về nội dung làm giàu thêm “kho tư liệu” và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> của tri thức. Vận dụng BĐTD vào dạy học, GV và HS cùng làm việc tập thể một cách tích cực sáng tạo, huy động cùng một lúc nhiều kiến thức, kết hợp việc ghi chép kênh chữ với kênh hình, sau mỗi bài học GV và HS đều có thêm niềm vui vì tự mình làm ra “sản phẩm trí tuệ”. Qua nghiên cứu và thực nghiệm sử dụng BĐTD dạy học ở một số trường ở Hà Nội và Bắc Giang cho thấy nếu được hình thành thói quen vẽ BĐTD kiến thức sẽ giúp cho HS hứng thú, sáng tạo và các em nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng. Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân, vì vậy sử dụng BĐTD rèn cho các em khả năng tư duy logic để có thể vận dụng vào cuộc sống và công việc sau này khi các em học lên, trưởng thành. Việc sử dụng BĐTD giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài tập: 1/ Điền thông tin vào BĐTD sau (có thể vẽ thêm nhánh):. 2/ Thiết kế một BĐTD về lập kế hoạch công tác hay hỗ trợ dạy học (một bài học hoặc một chủ đề, một chương) theo chuyên môn của mình. Tài liệu tham khảo 1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009. 2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng BĐTD góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009. 3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Thiết kế, sử dụng BĐTD giúp HS tự học và tập dượt nghiên cứu toán học, Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ, số 400 (tháng 10/2010). 4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave Macmillian. 5. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội. 6. Đặng Thị Thu Thủy, Cách sử dụng phần mềm bản đồ tư duy, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 51, tháng 11, 2009..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM BẢN ĐỒ TƯ DUY ConceptDraw MINDMAP 5 Professional (bản Demo không hạn chế số ngày sử dụng). TS. Đặng Thị Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Bản đồ tư duy (BĐTD) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa BĐTD là một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm. BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng. Đặc biệt BĐTD là một sơ đồ rất mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người. BĐTD là công cụ hữu hiệu góp phần đổi mới PPDH cũng như công tác quản lí nhà trường và được giáo viên, học sinh đón nhận một cách hào hứng, tích cực.. BĐTD có thể sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế phần mềm bản đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng. Hiện nay có khá nhiều phần mềm để vẽ bản đồ tư duy, tuy nhiên, mỗi phần mềm có thế mạnh và ưu điểm riêng, bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional (bản Demokhông hạn chế ngày sử dụng- tải từ mạng Internet) mặc dầu thiếu một số chức năng nhưng nó hỗ trợ khá hiệu quả cho công tác quản lí và quá trình dạy học, vì vậy các nhà quản lí, GV, HS nên làm quen với phần mềm này. Cách cài đặt và hướng dẫn một số chức năng cơ bản phần mềm miễn phí nói trên. Vào trang gõ vào mục tìm kiếm cụm từ “Mindmap”, rồi theo đường dẫn ta tải về máy tính bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional. Cài đặt phần mềm hết sức đơn giản: nhấn chuột liên tục và làm theo hướng dẫn ta được hình 1..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nhấn chuột vào đây để bắt đầu. Hình 1 nhấn vào Start to Mind Map để bắt đầu, ta được hình 2:. Nhấn chuột vào Run in Demo mode để tiếp tục. Hình 2. Gõ một số thông tin vào đây như tên, địa chỉ email (không bắt buộc), nhấn chuột vào Run in Demo mode để bắt đầu thiết kế nội dung trên BĐTD (hình 3).. Hình 3 Gõ Key word (tên chủ đề chính vào Main Idea) chẳng hạn “Thiết bị dạy học”. Muốn đưa hình vẽ hay hình ảnh vào chủ đề trung tâm, ta cần vẽ hình rồi ghi (save) hình vẽ dưới dạng file ảnh có đuôi .JPEG trong Paint, hoặc vẽ hình trên Sketchpad hoặc cũng có thể lấy hình ảnh từ mạng Internet..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tạo nhánh cấp 1(Main Topic): chỉ chuột vào chủ đề chính rồi nhấn Enter hoặc dùng chuột phải chọn Add topic để được Main Topic (nhánh con cấp 1), tiếp tục như vậy ta được nhiều nhánh cấp 1, gõ thông tin, nội dung cần trình bày vào các Main Topic đó (hình 4).. Hình 4 Cứ mỗi lần nhấn phím Enter ta được thêm một nhánh con cấp 1, ta có thể xoá bớt nhánh con bằng cách chỉ chuột vào nhánh đó rồi nhấn phím Delete. - Tạo nhánh cấp 2 (Subtopic): Chọn Main topic (nhánh cấp 1) rồi nhấn phím Ins trên bàn phím hoặc chuột phải chọn Add Subtopic ta được nhánh con của nhánh con cấp 1 là nhánh cấp 2... (hình 5). Hình 5 Tiếp tục quá trình trên (bằng cách chọn nhánh trước đó và nhấn phím Ins) ta được các nhánh con cấp 2, cấp 3 … hay còn gọi là nhánh “cháu”, “chắt”… Chọn biểu. tượng. (Auto Numeration) trên thanh công cụ để đánh số tự động các nhánh,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> chẳng hạn, nhánh con của nhánh 1 sẽ được đánh số 1.1; 1.2; 1.3,…nhánh con của nhánh 2 sẽ được đánh số 2.1; 2.2; 2.3,… Để trình bày BĐTD đẹp, thể hiện lôgic vấn đề ta nên gõ thông tin ngắn gọn (là từ khóa, keyword, tên đầu mục…) vào các hộp: Main Idea, Main Topic, Subtopic (nhánh cháu)…không nên gõ thông tin quá dài vào các hộp này – làm mất sự tập trung vào nội dung chính. Ta có thể đưa thêm thông tin vào bằng cách dùng chú thích Add Text Note vào mỗi một đầu mục bằng cách chọn các hộp từ khóa đó, chẳng hạn chọn hộp “khái niệm”, nhấn chuột phải chọn Add Text Note (hình 6). Gõ (hoặc paste) nội dung cần chú thích vào đây (Note). Hình 6 Chẳng hạn ta chú thích khái niệm “thiết bị dạy học” mà khái niệm này ta đã có ở một file nào đó trong word thì ta có thể copy và paste vào note bên phải trang hình 7 này.. Hình 7 Khi chú thích xong ta đóng (close) lại thì trên trang hình của BĐTD không thể hiện nội dung thông tin này, nó chỉ hiển thị nội dung khi ta chỉ chuột vào biểu tượng chú thích đó (góc trên hộp có chữ “khái niệm”) – hình 8..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hình 8 Gần giống với Powerpoint, phần mềm này có chức năng HyperLink, bằng cách vào Insert/HyperLink hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + E, ta có thể link một nội dung (một hộp) trên BĐTD với một trang web (Link to URL), với một nhánh khác ngay trong BĐTD (Link to topic) với bất kì một file nào (Link to file), với một Folder (Link to Folder), với email (Link to email) bằng cách click vào các dấu chọn rồi lựa chọn trang web, file,…cần link. Chẳng hạn tích (v) vào Link to File, rồi nhấn chuột vào biểu tượng trang giấy (Choose File) sẽ xuất hiện bảng sau (hình 9) cho ta lựa chọn file cần link.. Click vào đây để chọn file cần link. Hình 9 Sau khi chọn file cần link nhấn Open, trên màn hình của BĐTD sẽ xuất hiện thêm biểu tượng của đường link đó. Đổi màu chữ, cỡ chữ,… ta chọn hộp đó rồi nhấn chuột phải vào Fomart/ Text (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + T), hoặc bôi đen phần chữ cần thay đổi rồi nhấn chuột phải vào Font. Để thay đổi hình thức (kiểu bố cục) của bản đồ ta vào Format chọn Map Theme để chọn kiểu phù hợp (hình 10)..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Chọn kiểu bản đồ ở đây. Hình 10 Ta có thể chọn và xem thử trước khi quyết định chọn kiểu nào đó cho phù hợp. Chẳng hạn chọn Map theme/ MM4 (hình 11), Map Theme/ Dotted Line (hình 12),…. Hình 12. Hình 11 Khi thiết kế BĐTD môn Toán, Vật lí,… cần hình vẽ hay các công thức, kí hiệu ta có thể soạn thảo trên Mathtype hoặc Sketchpad rồi copy và đưa sang. Riêng hình vẽ cần Save dưới dạng ảnh (.JPEG), có thể vẽ và đưa vào Paint rồi ghi (Save) lại hình vẽ đó dạng JPEG. Trên phần mềm Mindmap để thêm hình ảnh hay hình vẽ, ta sử dụng chuột phải chọn Insert/ Picture rồi tìm chọn fie ảnh có trong máy tính để đưa vào MindMap (hình 13).. Hình 13.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Có thể copy hình vẽ, công thức toán từ phần mềm Sketchpad rồi paste vào màn hình của Mindmap. Copy hộp AutoShapes/Callouts ở word chú thích vào màn hình của Mindmap… Đưa chữ viết, hình vẽ, công thức toán vào trang bản đồ tư duy (để tự do- có thể nhấc từ chỗ này sang chỗ kia) hoặc để vào nhánh ta copy chữ viết, hình vẽ, công thức toán… từ một trang khác (hay phần mềm khác) rồi paste vào màn hình của bản đồ tư duy (hình 14):. Đưa hình vẽ, công thức toán vào phần mềm BĐTD bằng cách vẽ hình trên phần mềm Sketchpad rồi copy và passte vào môi trường của phần mềm BĐTD.. Hình 15 Lưu (ghi) file vào máy: Do sử dụng bản Demo nên không sử dụng chức năng Save ngay trên thanh công cụ phía trên mà hình được mà chỉ khi ta đóng màn hình (nhấn chuột vào dấu x ở bên trên góc phải màn hình- hình 16) thôi không làm việc ở file đó của phần mềm thì phần mềm mới có câu lệnh cho ta ghi (save) và đặt tên file để lưu vào máy được (chú ý tên file đặt tiếng Việt không dấu)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuy nhiên, các lần sau vẫn có thể mở file để sửa chữa bổ sung thêm. Nếu phần mềm này dùng có bản quyền thì sẽ có thêm một số chức năng như xuất file dưới dạng ảnh hoặc dưới dạng file trình diễn Powerpoint có đuôi là .ppt để có thể trình diễn khi không có phần mềm BĐTD.. Nhấn chuột vào dấu x này mới lưu (save) được file vào máy. Hình 16 Sau khi thiết kế hoàn chỉnh nội dung cho một BĐTD, có thể sử dụng nó bằng cách nhấn chuột vào các biểu tượng (ngay trên mỗi hộp) sẽ có dấu “+” hoặc “–” hiện ra, ta nhấn dấu trừ (để dấu bớt nhánh), nhấn các dấu “+” (để hiển thị thêm nhánh). Khi sử dụng để dạy học hoặc thuyết trình một vấn đề ta sử dụng các dấu “+” , “–” để cho nó xuất hiện hoặc dấu đi, sử dụng các note (chú thích) để diễn giải thêm, sử dụng các đường Link để minh hoạ vấn đề… Có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế các BĐTD dạy kiến thức mới, củng cố kiến thức một bài, hệ thống hoá kiến thức một chủ đề, một chương của các môn học khác nhau hoặc các hoạt động ngoại khoá, lập kế hoạch công việc… Có thể thiết kế BĐTD trên bảng phụ, giấy, bìa bằng cách dùng bút màu, bút chì, tẩy,…để vẽ, viết, tuy nhiên ưu điểm của việc dùng phần mềm Mindmap là thiết kế nhanh, hình ảnh trực quan, đẹp, dễ thay đổi, thêm, bớt thông tin, dễ lưu vào máy tính, dễ chia sẻ cho đồng nghiệp,… Hy vọng các nhà quản lí giáo dục, GV, HS sẽ sử dụng hiệu quả phần mềm này hỗ trợ dạy học và các hoạt động khác của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TS. Phạm Văn Nam Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam A. Mục tiêu Giúp học viên: - Nhận thức được lợi thế của công cụ “bản đồ tư duy” vào việc lập kế hoạch dạy học, hướng dẫn HS học tập bằng bản đồ tư duy ở 3 phân môn: Đọc hiểu văn bản (sau đây gọi là Văn bản), Tiếng Việt và Làm văn; - Nắm được các kĩ năng cần thiết (manual & software) và biết lập một bản đồ tư duy cho một công việc cụ thể; - Hướng dẫn được cho người khác các kĩ năng lập bản đồ tư duy; B. Kế hoạch dạy học Thời gian: 180 phút Những hoạt động và yêu cầu cụ thể Thời gian 60’. 60’. 60’. Hoạt động của Giáo viên. Hoạt động của Học viên. - Giới thiệu bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ - Giới thiệu Đặc điểm cơ bản trong học tập 3 phân môn Ngữ văn - Kết hợp sử dụng máy tính - Quan sát học viên Hướng dẫn thực hành làm bản đồ tư duy - Tổ chức lớp theo nhóm - Nêu bài tập - Quan sát, lắng nghe các nhóm làm việc với sưo đồ tư duy. - Nghe GV giới thiệu - Nêu những thắc mắc và những khó khăn trong việc lập bản đồ tư duy. Kết quả mong muốn. - HV nhận thức được lợi thế và hạn chế của việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học văn - Nắm được kĩ năng lập bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn Thực hành làm bản đồ tư duy - Có được các kĩ năng lập - Nhận tài liệu và phương sơ dồ tư duy tiện học tập; - Thực hiện được việc lập - Cử tổ trưởng, thư kí của một bản đồ tư duy về một nhóm; vấn đề cụ thể - Xác định vấn đề cần lập bản đồ tư duy; - Thực hành lập bản đồ theo kế hoạch của nhóm Hướng dẫn thảo luận trên cơ Thảo luận trên cơ sở các - HV hoàn thiện nhận sở các nhóm trình bày bản đồ nhóm trình bày bản đồ tư thức và kĩ năng lập sưo tư duy của nhóm duy của nhóm; đồ tư duy; - Điều khiển các nhóm trình - Cử đại diện Trình bày bản - Biết phân tích, nhận xét,.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> bày - Nhận xét sản phẩm của các nhóm - Kết luận nêu ra được những điều nên vận dụng và không nên vận dụng. đồ tư duy của nhóm góp ý cho các bản đồ tư - Nêu những thắc mắc khi duy của nhóm khác; thực hành lập bản đồ tư duy; - Nhận xét sản phẩm của các nhóm khác - Trả lời các câu hỏi của GV. C. Tài liệu và phương tiện - Máy tính, máy chiếu - Giấy A0, A4, bút màu - Phiếu học tập D. Nội dung bài học I.Tư duy, bản đồ tư duy và tư duy bằng bản đồ Tư duy là một khái niệm dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật. Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước, phát triển những suy nghĩ tiếp theo, là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí. Bản đồ (hay sơ đồ) là bản vẽ đơn giản ghi lại những nét chính của sự vật, sự việc, hoạt động. Vậy bản đồ tư duy (còn gọi là bản đồ tư duy) là bản vẽ ghi lại những nét chính về nhận thức của con người về một sự vật (sự việc) nào đó. Bản đồ tư duy được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan (sinh năm 1942 tại Luân Đôn) khởi xướng. Sự khác nhau cơ bản giữ ghi chú truyền thống và ghi chú bằng bản đồ tư duy là: Nếu ghi chú truyền thống chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhất định (thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải), thì bản đồ tư duy sử dụng cả đường nét, hình vẽ, mầu sắc…lại được người sử dụng thiết kế phi tuyến tính hoàn toàn theo sở thích cá nhân của họ. Người ta nói rằng “nếu “ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số….thì chúng ta chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa hề sử dụng kĩ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng”. Tư duy bằng bản đồ là dùng hình ảnh, đường nét, màu sắc, ngôn ngữ ghi lại nhận thức của mình về sự vật, sự việc, hoạt động…định hướng phát triển của sự vật, sự việc, hoạt động đó theo cách nhìn nhận của mỗi cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Bảng so sánh STT 1 2 3 4 5. Cách biểu hiện Tư duy truyền thống Đường nét Thẳng Màu sắc Không Ngôn ngữ Nhiều Hình ảnh Không Không gian (định hướng phát Đơn hướng triển) So sánh 2 cách biểu hiện sau và rút ra nhận xét:. 1 Môn Ngữ văn gồm các phân môn sau: 1.Đọc hiểu văn bản - Văn bản tự sự - Văn bản trữ tình - Văn bản kịch 2. Tiếng Việt - Từ - Câu - Đoạn 3. Môn Làm văn - Văn Nghệ thuât - Văn Nghị luận. Tư duy bằng bản đồ Nhiều loại Có Chắt lọc (từ khoá) Có Đa hướng. 2. HV phải nêu được những ưu thế khi tư duy bằng bản đồ (suy nghĩ và trả lời theo phiếu học tập số 1) .........................…………………………………………………………………………………… .........................…………………………………………………………………………………… .........................……………………………………………………………………………………. II.Bản đồ tư duy với học tập môn Ngữ văn 2.1. Đặc điểm môn Ngữ văn và phương pháp dạy học Ngữ văn Môn Ngữ văn gồm ba phân môn nhỏ là: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Tuy có chung một mục đích giáo dục thẩm mĩ và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc viêt, nhưng chúng có vị trí độc lập tương đối bởi những mục tiêu riêng biệt của từng phân môn. Theo đó, ba phân môn lại có phương pháp dạy học đặc thù..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Với phân môn Văn học, trong tâm là đọc - hiểu văn bản văn học. Giáo viên là người hướng dẫn và tổ chức để học sinh biết cách đọc tác phẩm, tìm ra cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, tình cảm, cách thể hiện của người viết bằng chính nhận thức của các em. Với phân môn Tiếng Việt, trước hết phải hình thành ở học sinh THCS năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, qua đó mà rèn luyện tư duy. Thứ hai, giúp cho học sinh có những hiểu biết nhất định về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ (từ, câu, đoạn...) để có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng đắn và trong sáng. Trên cơ sở đó mà làm cho các em yêu quý tiếng Việt, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát triển tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. Những kiến thức tiếng Việt sau được học ở lớp 8: Môn Làm văn, chủ yếu mang tính thực hành, vận dụng những kiến thức văn học, tiếng Việt và đời sống xã hôi để tạo lập văn bản (nói hoặc viết). Học sinh phải thực hiện tốt những bài làm văn nghệ thuật, nghị luận và văn nhật dụng.Trong khi làm văn, học sinh không chỉ là người thiết kế mà còn phải là người thi công, biêt xây dựng kế hoạch và thực hiện và đánh giá kế hoạch. Dưới đây là bảng sơ lược những kiến thức Ngữ văn cơ bản được học ở cấp THCS theo chương trình và sách giáo khoa hiện hành Lớp Lớp 6. Lớp 7. Lớp 8. Lớp 9. Đọc hiểu văn bản Truyện dân gian Truyện ngắn hiện đại Kí, Văn bản nhật dụng Thơ hiện đại Truyện ngắn hiện đại Ca dao, tục ngữ Thơ trung đại Văn nghị luận Truyện hiện đại; Thơ cận đại, hiện đại, Kịch... Truyện trung đại; Truyện, thơ, kịch hiện đại; văn bản nhật dụng. Tiếng Việt. Làm văn. Từ Câu. Văn tự sự Văn miêu tả. Từ Câu. Văn biểu cảm Văn nghị luận (chứng minh). Từ Câu Đoạn. Văn thuyết minh Văn bản tường trình. Từ Liên kết câu. Phân tích và tổng hợp Nghị luận văn học.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Xác lập bản đồ phân môn tiếng Việt 6. Xác lập bản đồ phân môn tiếng Việt 7. Như vậy, nhìn qua việc hệ thống kiến thức trên, chúng ta thấy cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn hoàn toàn có thể sử dụng bản đồ tư duy làm công cụ học bài. Dùng bản đồ tư duy làm công cụ giúp cho người học sơ đồ hoá toàn bộ kiến thức môn học, bài học mon Ngữ văn. Tuy nhiên, bản đồ tư duy có phải là công cụ vạn năng ? Bản đồ tư duy có thể vận dụng trong mọi trường hợp ? Với GV, bản đồ tư duy có thể dùng để soạn bài ? Với HS, có thể ghi bài theo bản đồ tư duy ? …là những câu hỏi mà người hoc đều phải tìm lấy câu trả lời riêng cho mình....

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Vì sao vậy ? Với môn Ngữ văn, bản đồ tư duy dùng vào các trường hợp nào sẽ phát huy hiệu quả? 2.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn Dưới đây là một số bản đồ tư duy cụ thể giúp cho việc học Ngữ văn. HV quan sát và cho biết có thể dùng bản đồ tư duy vào dạy học Ngữ văn trong những trường hợp nào? Chiếu dời đô (Ngữ văn 8). Hệ thống kiến thức Ngữ văn.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Tóm tắt văn bản tự sự (NV 8). Kiến thức về câu tiếng Việt.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ánh trăng (Ngữ văn 9). E. Phiếu học tập Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trình bày những ưu thế của bản đồ tư duy trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện hoạt động dạy học ? Trả lời ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………..... Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Bạn nhận thấy ưu, nhược điểm gì khi một GV lập bản đồ tư duy như sau:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trả lời ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………………..... Phiếu học tập số 3 Câu hỏi: Hãy chọn và lập bản đồ tư duy cho một vấn đề (hoặc bài học) Trả lời ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………………….....

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học TS. Đặng Thị Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam “Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội... CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ tin học, vừa là công nghệ, vừa là kỹ thuật, bao trùm cả tin học, viễn thông và tự động hóa” (Nghị quyết 49/CP của Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam năm 1996). Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số (Luật CNTT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2006). 1.Khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin trong dạy học CNTT tạo cơ hội học tập chính quy và không chính quy cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau, đặc biệt là những người thiếu điều kiện học tập. CNTT không yêu cầu việc học tập phải liên tục mà mỗi người có thể lựa chọn thời gian và không gian phù hợp. Học tập trở nên không bị giới hạn cả không gian và thời gian. CNTT có nhiều điểm mạnh về kĩ thuật, sau đây là một số ưu điểm nổi bật có thể khai thác trong giáo dục: - Kĩ thuật đồ họa được nâng cao tạo điều kiện mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội mà con người không thể hoặc không để xảy ra trong nhà trường, không thể hoặc khó có thể được thể hiện nhờ những phương tiện khác. - Môi trường CNTT người học phát huy được tất cả các kỹ năng về nhìn, nghe, nói, đọc, viết vốn là bản năng của con người. Trong môi trường CNTT hợp tác, tư vấn, đối thoại trở nên quan trọng. GV đóng vai trò là người cố vấn, giúp đỡ HS tự tìm kiếm để nghiên cứu, tự biến đổi thông tin thành tri thức, thành kỹ năng. HS thật sự được chủ động, biết tự thích nghi, tự kiểm soát và tự điều chỉnh. Kiến thức được tạo dựng một cách tích cực bởi các cá nhân người học. Sự đa dạng của các nguồn thông tin có sẵn thông tạo ra các cơ hội học tập, tự hướng dẫn cho người học, hoặc học tập một cách độc lập..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Sự hòa nhập giữa CNTT và truyền thông dẫn tới hình thành những mạng máy tính, đặc biệt là Internet cung cấp những kho thông tin và tri thức khổng lồ, tạo điều kiện để mọi người có thể giao lưu với nhau không bị hạn chế bởi thời gian và không gian. Giao tiếp người- máy ngày càng được hoàn thiện làm cho CNTT và truyền thông ngày càng thân thiện với người sử dụng. - CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn lực cho CNTT. Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới của việc sử dụng máy tính điện tử và đưa các phần mềm vào trong trường học là: - Hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. - Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Hướng đích và gợi động cơ; Làm việc với nội dung mới; Luyện tập, củng cố; Kiểm tra, đánh giá. Các phần mềm dạy học, phần mềm chuyên dụng phát triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng và hỗ trợ quá trình dạy học. Theo Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng”. 2. Các hình thức ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học 1. GV sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học: sử dụng phần mềm dạy học, khai thác thông tin Internet, sử dụng máy vi tính, máy chiếu… 2. Học sinh tra cứu tài liệu trên mạng nội bộ hoặc internet hỗ trợ học tập. 3. Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính, sử dụng phần mềm dạy học, mạng Internet,… dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của GV. 4. Học sinh học tập độc lập nhờ CNTT và truyền thông, đặc biệt là máy tính và mạng Internet (học trực tuyến, e-learning, bài giảng điện tử,…)..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương dạy học 3.1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về CNTT Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghệ thông tin, đào tạo, tập huấn chuyên môn, quản lý về công nghệ thông tin, am hiểu các quy định về đạo đức, luật pháp … trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin nó chung như sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.... Tổ chức phổ biến và quán triệt thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước về CNTT đối với giáo dục và đào tạo. Các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục có thể tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành về CNTT. Tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức, trách nhiệm đến cán bộ và giáo viên trong toàn ngành ở địa phương, trước hết cho lãnh đạo các đơn vị, các cơ sở giáo dục và đào tạo. Triển khai thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 3.2. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng CNTT cho GV Vai trò của GV trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người giáo viên cần có những kiến thức và kĩ năng CNTT nào để có thể tích hợp CNTT vào quá trình dạy học một cách hiệu quả: kĩ năng sử dụng máy tính và một số thiết bị CNTT thông dụng nhất. i) Kĩ năng tin học cơ bản như: khái niệm về hệ điều hành, tập tin, thư mục, đường dẫn, ổ đĩa, …. GV cần có kĩ năng sử dụng các lệnh của một hệ điều hành cụ thể (như hệ điều hành windows chẳng hạn) để điều khiển máy tính phục vụ công việc của mình: xem thư mục, tạo lập thư mục mới, chép và xoá tệp, chép và xoá thư mục, … Máy tính sẽ thực sự là một người trợ giúp hoàn hảo, nếu người GV biết sử dụng nó để thực hiện một số công việc thường nhật như tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn bản, lập kế hoạch và kiểm soát kết qua thực hiện kế hoạch,.. muốn vậy, GV cần có kĩ năng sử dụng các phần mềm quan trọng như: soạn thảo văn bản, phần mềm trình diễn powerpoint, bảng tính điện tử, phần mềm quản lí công việc… ii) Kĩ năng sử dụng Internet Trong thế giới hiện đại, Internet đã trở nên một công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của người GV. Các kĩ năng sử dụng Internet sẽ giúp người giáo viên trong tìm kiếm thông tin, trong trao đổi với học sinh, đồng nghiệp… - Tìm kiếm thông tin trên Internet Kĩ năng tra cứu, xử lý thông tin là một trong những kĩ năng quan trọng nhất hiện nay. Sử dụng Internet để thực hiện các công việc như truy cập tìm kiếm thông tin, lưu giữ thông tin, xử lí thông tin. Internet mở ra một triển vọng to lớn trên con đường tự nâng cao kiến thức, tạo cho GV cơ hội to lớn trong việc tự học, tự phát triển năng lực nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Gửi và nhận thông tin qua Internet : GV biết lập hộp thư điện tử, gửi và nhận email,... - Trao đổi thông qua Internet : GV có thể trao đổi về kiến thức chuyên môn, về kinh nghiệm dạy học…. không chỉ giới hạn trong khuôn khổ tổ chuyên môn trong trường mà nó được mở rộng trong phạm vi lớn hơn, cho phép các giáo viên từ nhiều vùng trong cả nước có thể tham gia thảo luận cùng một chủ đề chuyên môn. Để khai thác, sử dụng internet vào dạy học có hiệu quả, trong khi lập kế hoạch năm học của giáo viên bộ môn cần lưu ý: - Nghiên cứu nội dung, chương trình, chuẩn kiến thức môn học mà lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch tìm kiếm, thu thập những thông tin hỗ trợ một số bài học, một số chủ đề trên một số trang web (ngoài các sách tham khảo thông thường khác). - Cung cấp cho HS một số trang web có thể tìm kiếm thông tin hỗ trợ môn học và hướng dẫn HS cách thức tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn thông tin. Có thể khai thác, tìm tư liệu ở một số trang ; ; (trang web của Bộ Giáo dục và đào tạo); ; (bách khoa toàn thư mở tiếng Việt); (bách khoa toàn thư mở tiếng Anh), một số trang chuyên sâu toán phổ thông bằng tiếng Anh như: ; ; … - Đưa ra một số chủ đề ngoại khóa cho HS lựa chọn. GV có thể tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp hay khối lớp nhằm khuyến khích HS trong việc khai thác Internet. Cần chọn lựa các thông tin liên quan đến nội dung bài học ở những trang web có uy tín chuyên môn. Không phải tất cả các nguồn thông tin trên mạng Internet đều chính xác. Trong các bài viết lấy từ Internet cần ghi rõ ngày tải xuống cùng với địa chỉ của trang web đó. iii) Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn Phần mềm dạy học đặc biệt là các phần mềm công cụ tạo ra môi trường học tập mới cho học sinh, giúp học sinh khám phá, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có nhiều PMDH khác nhau, GV cần biết lựa chọn phần mềm phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng học sinh cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Chẳng hạn với môn toán, do đặc thù riêng của môn học nên có các tình huống điển hình cần quan tâm như: sử dụng PMDH để dạy học khái niệm, sử dụng PMDH để dạy học định lý, sử dụng PMDH để giúp HS giải bài tập toán ... Biết sử dụng các phần mềm công cụ (PMCC) để thiết kế bài giảng điện tử : Các PMCC không thể thích ứng hết với mọi trường hợp riêng lẻ của quá trình dạy học, không thể phù hợp với mọi đối tượng HS. Không có PMCC nào là vạn năng cả, GV.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> cần biết sử dụng các PMCC để tạo ra các bài giảng điện tử phù hợp với nội dung dạy học, đối tượng học sinh ... để có thể đạt được mục tiêu dạy học đã đặt ra. Hiện nay, có nhiều phần mềm công cụ dành riêng cho GV hỗ trợ tạo các bài giảng điện tử cho cá nhân như phần mềm Mindmap (vẽ bản đồ tư duy), Violet, LectureMaker (phần mềm tạo bài giảng), Flash tạo các hình ảnh động; Geometer’s Sketchpad, GeoGebra, Cabri (môn Toán); phần mềm Crocodile Physics (môn Vật lý); Crocodile Chemistry (môn Hóa)… Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng một phần mềm công cụ nào đó và có khả năng tạo ra các PMDH cá nhân phục vụ việc dạy học một số chương, bài thuộc bộ môn mình phụ trách. iv).Tăng cường nâng cao trình độ, học từ xa Trong điều kiện xã hội phát triển, yêu cầu về kiến thức, tay nghề đối với giáo viên ngày càng tăng. GV cần tham gia các khoá học nâng cao trình độ thường xuyên. Tuy vậy, do điều kiện công tác của mình, GV không thể tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung dài hạn. Hiện nay, đã có nhiều cổng đào tạo trong nước, có các khóa học được đưa lên Internet, GV có thể theo học các khóa học trên hoặc tự tìm kiếm tài liệu, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. 3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT Theo luật công nghệ thông tin: Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu. Theo Luật CNTT: “Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin; đầu tư một số phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; ban hành quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghệ thông tin”. Tăng cường đầu tư hạ tầng thiết bị CNTT phục vụ cho công tác dạy tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học các môn học. Khuyến khích đầu tư trang thiết bị CNTT cho các trường THCS và Tiểu học để ứng dụng CNTT theo hướng tích hợp trong các môn học. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng tối thiểu như máy tính và thiết bị ngoại vi cho các trường ở vùng khó khăn để giáo viên có điều kiện tiếp cận với CNTT, với Internet. 3.4. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học Theo quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu duy nhất là giúp cho HS có được một số kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà điều quan trọng hơn là phải tổ chức quá trình dạy học sao cho HS phát huy đến mức tối đa tính tích cực chủ động, và qua đó phát triển năng lực sáng tạo, nhân cách.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> người lao động mới, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng và ngày càng tăng của xã hội không ngừng phát triển. Trước kia người ta chú ý đến việc dạy sao cho HS hiểu bài, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học, làm sao để HS tự chiếm lĩnh kiến thức và chú ý đặc biệt đến việc phát triển năng lực sáng tạo của HS. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Trong dạy học cần lưu ý: • Hình thành các tính huống có vấn đề từ nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho HS tự giải quyết vấn đề. • Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát, thí nghiệm, làm báo cáo… • Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho HS được hoạt động, tranh luận tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau… • Tận dụng tối đa phương tiện, TBDH với tư cách là phương tiện nhận thức mà không đơn thuần chỉ là minh hoạ giản đơn. Theo Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội thảo 'Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông' ngày 3/1/2009: Để đổi mới PPDH, mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH. Tăng cường học hỏi đồng nghiệp là những giáo viên dạy giỏi có PPDH tiên tiến ở địa phương và giáo viên giỏi cùng môn để học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn. Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn. Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập. Trách nhiệm của tổ chuyên môn - Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH. - Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trách nhiệm của hiệu trưởng - Phải phấn đấu làm người đi tiên phong về đổi mới PPDH. - Kiên trì tổ chức hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. - Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH. - Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường. - Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.. Tài liệu tham khảo: 1. Đào Thái Lai, Những yêu cầu về Kĩ năng về CNTT của Giáo viên. 2. Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội thảo 'Chỉ đạo, quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông'. 3. Luật Công nghệ thông tin..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ThS. Vương Thị Phương Hạnh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 1. Một số vấn đề về môn Địa lí Trung học cơ sở Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại. Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước. Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới. Để đạt được mục tiêu này thì cần thiết phải có sự đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học một cách phù hợp và tương xứng. Quán triệt những đổi mới về mục tiêu, chương trình Địa lí Trung học cơ sở được thiết kế thành 03 mảng lớn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Các bộ phận cơ bản này của chương trình có mục đích cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về: + Trái Đất - Môi trường sống của con người (cấu tạo, vận động, các thành phần tự nhiên và tác động qua lại giữa chúng, một số qui luật của môi trường tự nhiên trên Trái Đất) + Thiên nhiên và con người ở các Châu lục (các hoạt động của dân cư trên Trái Đất; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới). + Địa lí Việt Nam (đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước, của các vùng và địa phương nơi HS đang sống)..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Hình 1: Chương trình Địa lí Trung học cơ sở Tất cả những kiến thức này đều có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, đòi hỏi ở người học không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biết cách phân tích, so sánh, liên kết các vấn đề để tìm ra kiến thức. Phù hợp với chương trình mới, sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác và tích cực. Nếu như sách giáo khoa cũ được trình bày theo lối thông báo – giải thích – minh họa thì với cách trình bày trong sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, phải khai thác kênh chữ, kênh hình để có thêm kiến thức. Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Theo đó, giáo viên cần đầu tư nhiều hơn về thời gian và trí tuệ trong bài dạy, vừa để làm rõ những nội dung kiến thức ẩn chứa ở kênh hình, kênh chữ, cũng như tìm ra cách thức và phương pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh cách tự khai thác và lĩnh hội kiến thức. Bên cạnh việc chú ý phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn (kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy học, các nguồn tư liệu địa lí...) việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề...cũng hết sức quan trọng và đặc biệt là phát triển kỹ năng tư duy. 2. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là Bản đồ tư duy (BĐTD). BĐTD hiện là một công cụ đang được sử dụng bởi rất nhiều cá nhân, tổ chức trên toàn thế giới với nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Trong giáo dục, sử dụng BĐTD giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, lập kế hoạch học tập, kế hoạch công tác… BĐTD được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học. Giáo viên và học sinh có thể thực hiện BĐTD trên bảng phấn, trên vở, trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm. Khai thác tính năng và sử dụng BĐTD có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực. Sử dụng thành thạo và linh hoạt BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Với học sinh, việc tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh…qua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập lớn. Với các bài tập nhóm, sử dụng BĐTD còn giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác để hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Giáo viên sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. Không những thế, sử dụng BĐTD còn giúp giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau…góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. BĐTD có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với sách giáo khoa. Sách giáo khoa là cơ sở để học sinh tiếp nhận kiến thức, cùng với việc sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu bài và thể hiện lại sự hiểu biết ấy thông qua BĐTD. Đây còn là một kênh thông tin phản hồi rất thiết thực từ học sinh đối với giáo.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> viên. Giáo viên có thể dựa vào đó để nắm bắt được lượng thông tin mà học sinh tiếp nhận được, từ đó có hướng điều chỉnh đối với cả học sinh và cách dạy của chính mình cho phù hợp. Trong giới hạn của nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một số cách sử dụng BĐTD trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở như là một gợi ý để giáo viên tham khảo, vận dụng trong dạy học có kết quả tốt hơn. * Sử dụng BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ Vì thời gian kiểm tra bài cũ lúc đầu giờ không nhiều chỉ khoảng 5 - 7 phút nên yêu cầu của giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh…để trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tuỳ vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ được giáo viên đưa ra ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. Ví dụ: Trước khi học bài 14 (Địa 9), giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (nội dung phần 1 - Bài 13). Việc hoàn thiện thông tin ở các nhánh còn thiếu là một yêu cầu đơn giản, không mất thời gian nhưng nếu học sinh không học bài thì sẽ không điền được thông tin hoặc điền không chính xác.. Hình 2: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ (thiếu thông tin).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Hình 3: BĐTD Cơ cấu ngành dịch vụ ( đủ thông tin) Sau khi đã hoàn thiện bản đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về cơ cấu ngành dịch vụ hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thông tin với từ khoá trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên nên căn cứ vào đó để đánh giá và nhận xét. * Sử dụng BĐTD trong việc giảng bài mới Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày mới. Giáo viên thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng BĐTD để thể hiện được 1 phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan. Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý. Học sinh thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình. Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn. Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên BĐTD hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành BĐTD. Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép…sự tập trung chú ý được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh học tập tích cực hơn. Ví dụ: Bài 6, phần 2 (Địa 9), để xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi và các trung tâm kinh tế lớn của vùng là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì vấn đề trình bày sẽ dàn trải, hết vùng này đến vùng khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về vị trí, thế mạnh của các vùng kinh tế. Việc thể hiện tất cả các vùng kinh tế trên BĐTD xung quanh từ khóa đã mang lại cái nhìn tổng thể về sự phân chia các vùng kinh tế của nước ta, học sinh nhìn vào bản đồ sẽ nhận biết được ngay từng vùng kinh tế và có thể ghi nhớ một cách dễ dàng không máy móc. Sử dụng BĐTD để thể hiện phần nội dung này là hợp lí vì yêu cầu phù hợp với mọi đối tượng học sinh, thông tin đầy đủ, không mất nhiều thời gian và nội dung được thể hiện rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Hình 4: Bản đồ tư duy Các vùng kinh tế Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thành bài tập. Giáo viên thể hiện từ khoá trên bảng, yêu cầu học sinh trả lời và điền tiếp thông tin hoặc mỗi học sinh tự vẽ BĐTD vào vở của mình. * Sử dụng BĐTD trong việc củng cố kiến thức Sử dụng BĐTD để củng cố kiến thức bài học là vệc làm rất có hiệu quả. Giáo viên sử dụng BĐTD để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm. Học sinh sử dụng BĐTD để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp. Phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào BĐTD. Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học. Ví dụ: Sau khi học xong bài Tự nhiên Đông Á (Địa 8), học sinh phải nắm được các vấn đề về vị trí, phạm vi, địa hình, sông ngòi, khí hậu, các dạng cảnh quan của khu vực này và rút ra nhận xét (điều kiện tự nhiên của khu vực này có những thuận lợi, khó khăn gì, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, sự phát triển kinh tế…). Những nhận xét này có thể học sinh cần phải trao đổi, thảo luận với nhau, giải đáp với giáo viên hoặc là một gợi ý để giao bài tập về nhà cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Hình 5: BĐTD Tự nhiên Đông Á * Sử dụng BĐTD để ra bài tập về nhà Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bài tập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) trước hết phải gắn với nội dung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian, kinh tế…). Yêu cầu đối với bài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênh hình, màu sắc, lượng thông tin…), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh. Bài tập về nhà nên thiên về tính mở nên giáo viên cần định hướng cho học sinh cách tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu, đặc biệt là từ mạng Internet bằng cách cung cấp cho học sinh một số trang web thông dụng và chuẩn xác. Ví dụ: Sau khi học xong bài 22 (Địa 6), giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện lại nội dung bài học trên BĐTD, tìm kiếm thêm thông tin về các đới khí hậu trên Trái đất. Về cơ bản, nội dung bài học được thể hiện lại trên BĐTD như sau:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Hình 6: BĐTD về các đới khí hậu trên Trái đất Sau đó, mỗi học sinh tùy vào năng lực, trình độ và sự sáng tạo của bản thân mình, sẽ thiết kế thêm được các nhánh thông tin bổ trợ cho 4 nội dung chính. Ví dụ đối với mỗi đới khí hậu, học sinh lại có thêm thông tin, hình ảnh về các động vật, thực vật, con người…đại diện cho đới khí hậu đó. Một số trang web có thông tin liên quan đến khí hậu Trái đất mà giáo viên có thể cung cấp cho học sinh như: Công cụ tìm kiếm (//google.com), Mười vạn câu hỏi vì sao Tổ chức môi trường LHQ (UNEP): www.unep.org;... * Sử dụng BĐTD để tổng hợp kiến thức 1 chương hoặc nhiều bài học Dùng BĐTD có thể thể hiện một lượng thông tin nhỏ đến lớn và rất lớn. Tương tự, giáo viên và học sinh có thể thể hiện 1 phần nội dung bài học, 1 bài học hoặc nhiều bài học, 1 chương kiến thức. Vấn đề là các nội dung này có điểm chung với nhau, có mối quan hệ với nhau thông qua từ khóa. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể thiết kế BĐTD trong giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức. Với bài tập này, giáo viên có thể cùng học sinh làm ngay tại lớp hoặc là bài tập giao về nhà cho học sinh, nhóm học sinh. Ví dụ: Trái đất là một trong chín hành tinh của hệ Mặt trời. Trái đất chuyển động ra sao? Hình dạng, kích thước, cấu tạo của Trái đất như thế nào?...là những nội dung được phản ánh trong Chương I: Trái đất (Địa 6). Những vấn đề đại cương về Trái đất được trình bày khoa học và cụ thể qua từng bài với lượng thông tin tương đối lớn. Khi kết.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> thúc chương này, tuy không có bài tổng kết chương nhưng giáo viên vẫn nên dành thời gian cùng học sinh hệ thống lại các nội dung đã học về Trái đất để thêm một lần nữa khắc sâu kiến thức cho học sinh và củng cố cho các em các vấn đề trọng tâm cần ghi nhớ.. Hình 6: BĐTD về Trái đất Qua BĐTD về Trái đất, học sinh được khắc sâu các nội dung về Trái đất như vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, cấu tạo bên trong của Trái đất, kích thước, hình dạng, sự vận động quanh trục và quanh Mặt trời cũng như các hệ quả của sự vận động…Với hệ chữ chắt lọc những thông tin quan trọng, hình ảnh minh họa các thông tin một cách sinh động, BĐTD về Trái đất thực sự mang lại cho học sinh cái nhìn trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ. Không thể phủ nhận BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, tích cực và độc lập. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Nhìn chung, có thể sử dụng BĐTD trong tất cả các khâu của quá trình lên lớp từ kiểm tra bài cũ, triển khai bài mới đến củng cố kiến thức, giao bài về nhà; từ việc thể hiện lượng kiến thức nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; từ việc học cá nhân đến nhóm, tập thể…Giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung bài học, lựa.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> chọn ra những phần, những bài có khả năng áp dụng BĐTD. Sau đó, giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những vấn đề, những biểu tượng, khái niệm cần hình thành và truyền đạt cho học sinh, xác định các dạng bài tập với BĐTD phù hợp với đối tượng học sinh, quỹ thời gian, điều kiện trường lớp, trang thiết bị dạy học. Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng BĐTD và cũng không phải sử dụng một cách áp đặt cho mọi giờ học. Cũng như các thiết bị dạy học khác, BĐTD cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình, do đó sử dụng BĐTD cần đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là đảm bảo việc truyền tải nội dung bài học. Do đó, giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụng BĐTD, cần xác định một số căn cứ để sử dụng BĐTD cho phù hợp, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị dạy học cho tương xứng. Tài liệu tham khảo 1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán - Tạp chí Giáo dục, kì 2 - tháng 9/2009. 2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy, Báo Giáo dục và thời đại, số 184 và 185 năm thứ 51 (tháng 11/2010). 3.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY HỖ TRỢ GIẢNG DẠY MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ TS Trần Đức Vượng Dự án Phát triển Giáo dục THCS II Th.s. Hà Văn Quỳnh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam I. SỰ CẦN THIẾT Một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm hiện nay là đổi mới PPDH các bộ môn. Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm nên những thiết bị dạy học là rất quan trọng trong quá trình dạy học. Danh mục TBDH của Bộ GD-ĐT về môn Vật lí bao gồm các Thiết bị dùng chung và 9 loại hình thiết bị như sau: 1. Tranh, ảnh giáo khoa 2. Bản đồ, biểu đồ 3. Dụng cụ thí nghiệm 4. Mô hình giáo khoa 5. Mẫu vật, vật mẫu 6. Phim Slide 7. Băng đĩa ghi âm 8. Băng, đĩa ghi hình 9. Phần mềm dạy học Mấy năm lại đây ở Việt Nam đã xuất hiện một phương tiện tư duy mới đó là bản đồ tư duy (BĐTD). Dự án THCS II đã mở một số lớp tập huấn về ứng dụng BĐTD trong công tác quản lí GD và trong việc đổi mới PPDH một số bộ môn mà đi tiên phong là bộ môn Toán. Tài liệu này giới thiệu với bạn đọc những nét khái quát về một số tài liệu do Dự án THCS II tổ chức biên soạn, in ấn và đưa lên mạng của Bộ GD-ĐT nhằm giúp các GV có tài liệu tham khảo để góp phần đổi mới PPDH, đó là: 1). Một số vấn đề đổi mới PPDH môn vật lí THCS (Tài liệu do Dự án THCS II tổ chức biên soạn, tập huấn và in, trang cấp, năm 2008) 2). Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí (Tài liệu do Dự án THCS II tổ chức biên soạn, tập huấn và đưa lên mạng, năm 2009) 3). Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học một số kiến thức vật lí trường THCS (Tài liệu do Dự án THCS II biên soạn và tập huấn) Tôi cho rằng BĐTD có thể đưa vào danh mục TBDH và coi như loại hình TBDH số 10..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Hiện nay giáo viên vật lí đã có một số tài liệu về đổi mới PPDH vật lí như sau: 1. Một số vấn đề đổi mới PPDH môn vật lí THCS (Tài liệu do Dự án THCS II tổ chức biên soạn, tập huấn và trang cấp, năm 2008) 2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí (Tài liệu do Dự án THCS II tổ chức biên soạn, tập huấn và đưa lên mạng, năm 2009) Chúng tôi xin điểm qua nội dung cơ bản của các tài liệu đó. Tài liệu 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PPDH MÔN VẬT LÍ THCS (2008) Tài liệu này do DA THCS II biên soạn và in, tập huấn theo hình thức phân tầng. DA và Bộ GD đã tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán (GVCC) môn Vật Lí và các GVCC này đã tập huấn đến tất cả GV vật lí cấp THCS trên phạm vi toàn quốc. Nội dung của tài liệu này bao gồm: A. Định hướng và biện pháp đổi mới PPDH môn vật lí ở THCS I. Định hướng cơ bản của việc đổi mới PPDH môn vật lí ở trường THCS 1. Dạy học thông qua các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS 2. Dạy học coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS 3. Dạy học kết hợp hài hòa học tập cá nhân với việc học tập hợp tác trong nhóm. 4. Dạy học đi đôi với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 5. Dạy học phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp học, khuyến khích vận dụng các PPDH hiện đại. II. Những biện pháp đổi mới PPDH môn vật lí ở THCS 1. Nghiên cứu nắm vững chương trình GDPT môn vật lí ở THCS 2. Rèn luyện những kĩ năng DH vật lí cơ bản, đó là: - GV phải có được kĩ năng xác định mục tiêu DH đã lượng hóa của từng bài, từng đơn vị kiến thức. - GV phải có kĩ năng tổ chức cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng phù hợp với mục tiêu đã được lượng hóa, bao gồm 3 kĩ năng sau: - KN lựa chọn nội dung KT để tổ chức cho HS hoạt động - KN đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động Đặt câu hỏi mở, tức là một câu hỏi có nhiều câu trả lời, bao gồm các loại: Câu hỏi “Biết” Câu hỏi “Hiểu” Câu hỏi “Vận dung” Câu hỏi “Phân tích”.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Câu hỏi “Tổng hợp” Câu hỏi “Đánh giá” - KN tổ chức cho HS hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác nhau - Hình thức HT cá nhân - Hình thức học tập theo nhóm (nhóm, cả lớp) 3. Sử dụng thiết bị thí nghiệm (TBTN) và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 4. Ứng dụng máy tính và công nghệ Multimedia trong dạy học vật lí, như: - Sử dung máy tính (MT) điện tử trong việc mô phỏng các đối tượng nghiên cứu của vật lí - TN mô phỏng - TN ảo - Sử dụng MT hỗ trợ các TN vật lí - Sử dung MT với phần mềm dạy học trong quá trình ôn tập, kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá 5. Đổi mới đánh giá kết quả HT của HS 6. Đổi mới việc soạn giáo án (lập KH bài học) B. VẬN DỤNG CÁC PPDH VẬT LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HS I. Phương pháp thí nghiệm II. PP thực nghiệm III. PP dạy học theo nhóm IV. PPDH một hiện tượng vật lí V. PPDH một định luật vật lí VI. PPDH tiết bài tập vật lí VII. Một số bài soạn minh họa. Tiếp theo tập TL về đổi mới PPDH vật lí THCS, Dự án tiếp tục biên soạn, thẩm định và đưa lên mạng của Bộ GD-ĐT tập TL “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn VL trường THCS” Tài liệu 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GÍA KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ TRƯỜNG THCS Phần thứ nhất: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ TRƯỜNG THCS.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> I. Căn cứ đánh giá KQHT môn vật lí ở trường THCS. Đó là 3 căn cứ sau đây: 1. Mục tiêu GD của THCS 2. Mục tiêu dạy học môn Vật lí THCS -Về kiến thức -Về kĩ năng -Về thái độ 3. Chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái độ II. Thực trang của việc KT ĐG KQ HT môn VL THCS. Tài liệu đã chỉ ra còn một số tồn tại trong công tác KT, ĐG kết quả HT của HS, đó là: - Chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của KTĐG - Chưa thực hiện được đầy đủ các chức năng của từng loại hình KT - Chưa phản ánh đúng chất lượng KQ HT của HS III. Định hướng đổi mới ĐG KQ HT môn VL THCS 1. Nhận thức rõ về mục đích, chức năng, loại hình, các hình thức và bộ công cụ ĐG trong GD - Mục đích ĐG trong GD - Chức năng của ĐG trong GD - Hai loại hình của ĐG trong GD (ĐG tổng kết; ĐG định hình) - Tiêu chí của bộ công cụ ĐG 2. ĐM về ND KT ĐG 3. Y/c mới trong việc thực hiện một số hình thức KT ĐG - Y/c chung - Y/c mới trong việc thực hiện KT miệng - Y/c mới trong việc thực hiện KT thí nghiệm thực hành - Y/c mới trong việc thực hiện KT viết 4. Sử dụng trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận trong việc ra đề KT viết 1 tiết - Trắc nghiệm KQ và trắc nghiệm tự luận - Các dạng trắc nghiệm KQ thường dùng - 3 cấp độ nhận thức cần ĐG (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) - Tiêu chí biên soạn một đề KT viết môn VL - Tiêu chí biên soạn câu trắc nghiệm - Quy trình biên soạn một đề KT viết - Những điều cần lưu ý khi tiến hành KT Phần thứ hai Minh họa một số đề KT của các khối lớp..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Theo đánh giá của chúng tôi, hai tập TL trên đã tiếp cận được những vấn đề mới mẻ của việc đổi mới PPDH và đổi mới công tác KT ĐG môn VL. Tuy nhiên tập hai tập TL này là tài liệu đại trà cho tất cả GV cấp THCS trong toàn quốc. Hai tài liệu trên đã và đang phát huy tác dụng tốt cho việc đổi mới PPDH và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí cấp THCS. Phần II. ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Vấn đề ứng dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học mới được áp dụng từ năm 2006 trong Dự án « Ứng dụng công cụ phát triển tư duy – sơ đồ tư duy » của nhóm Tư duy mới (New Thinking Group) Đại học Quốc gia triển khai. Kể từ đó đã có một số GV và CB quản lí vận dụng trong công việc và trong dạy học. Cho đến thời điểm này (tháng 10/2010) theo tôi được biết đã có khoảng gần chục luận văn Thạc sĩ về PPDH bộ môn vật lí đã sử dụng BĐTD trong dạy học một số kiến thức vật lí. Với số lượng như thế, có thể nói việc ứng dụng BĐTD vào dạy học môn vật lí mới chỉ là bước đầu. Dự án THCS II đã tổ chức tập huấn thí điiểm cho một số CB quản lí và một số GV bộ môn ở một số địa phương. Chúng tôi đã đi dự giờ và có nhận xét là các CBQL và GV các bộ môn đã biết vận dụng BĐTD như một phương tiện dạy học mới, đã biết kết hợp với các phương tiện dạy học khác để dạy học có hiệu quả cao hơn cách dạy thông thường. Sở dĩ chúng tôi áp dụng BĐTD cho đổi mới PPDH VL ở các trường THCS vì những lí do sau đây: 1. Bản thân BĐTD đã chứa đựng những yếu tố có thể vận dụng vào đổi mới PPDH một số môn học. Môn Toán đã áp dụng BĐTD vào đổi mới PPDH và đã thu được một số kết quả. (Xin xem phần lí luận chung về BĐTD) 2. Với môn VL phổ thông thì cũng đã có một số luận văn Thạc sĩ vận dụng BĐTD để đổi mới PPDH và cũng đã đem lại một số kết quả. 3. BĐTD rất phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS cấp THCS (Thích tư duy bằng hình ảnh trực quan, màu sắc rực rỡ, thích khám phá những cái mới…) 4. Với điều kiện là hiện nay nhiều trường THCS đã có phòng máy tính, nhiều gia đình HS đã có máy tính nên có điều kiện cài đặt phần mềm BĐTD và có thể hướng dẫn HS tự lập và sử dụng BĐTD có hiệu quả. Sau đây là những phân tích chi tiết hơn..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> a) Bản thân BĐTD đã chứa đựng những yếu tố có thể vận dụng vào đổi mới PPDH bộ môn. Môn Toán và một số môn đã áp dụng BĐTD vào đổi mới PPDH. Để việc tập huấn ứng dụng BĐTD trong công tác quản lí và trong đổi mới PPDH các bộ môn nói chung và bộ môn vật lí nói riêng, chúng tôi xin giới thiệu một số vận dụng của BĐTD vào một số bài dạy cấp THCS. 1. LẬP BĐTD THEO ĐỀ CƯƠNG (hay còn gọi là BĐTD tổng quát) Loại BĐTD này dùng để ghi chép lại một cách tổng quát kiến thức của toàn bộ môn học, hoặc kiến thức một môn của một lớp nào đó. Loại BĐTD được vẽ dựa vào bảng danh mục trong SGK vật lí. Nó giúp HS thấy được cấu trúc nội dung kiến thức của 1 chương, kiến thức của môn học trong 1 năm hoặc trong toàn cấp. Từ đó HS có cách nhìn khái quát về những kiến thức sẽ được học, tạo ra một tâm thế sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và chuẩn bị lên kế hoạch học tập hoặc ôn tập. Ví dụ BĐTD chương trình vật lí lớp 9. BĐTD trên cũng có thể dùng để hệ thống hóa kiến thức chương trình vật lí lớp 9 trước khi giáo viên cho ôn tập chi tiết từng phần, từng chương. 2. LẬP BĐTD HỖ TRỢ DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI Có thể sử dụng BĐTD hỗ trợ hình thành kiến thức mới. Mục tiêu bài học được cô đọng trong một từ khóa hay hình ảnh đặt ở trung tâm. Hoặc GV tự xây dựng hoặc GV hướng dẫn HS lần lượt vẽ các nhánh theo tiến trình hình thành kiến thức bài học mới, kết hợp với các phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, gợi mở - vấn đáp... để giúp HS tự khám phá kiến thức mới. Từ mỗi nhánh lại triển khai các các nhánh phụ và mỗi nhánh phụ lại đi sâu khai thác những kiến thức mới và cụ thể hơn….

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Các nhánh khác cũng làm tương tự. Nhánh cuối cùng nên dành cho phần củng cố và vận dụng. Nhìn vào BĐTD, HS sẽ nhìn thấy bức tranh tổng thể kiến thức vừa học một cách dễ dàng. Ví dụ: Khi dạy vật lí lớp 9 Bài số 13. ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN GV phối hợp tổng hợp các PP để dẫn dắt HS xây dựng từng thành phần kiến thức và cuối cùng được một BĐTD về bài học mới này như sau:. Trung tâm của bản đồ là từ khóa Điện năng-công của dòng điện. Từ trung tâm đó nhánh vẽ ra đầu tiên (nhánh chính 1) là điện năng và nhánh 1.1 là dòng điện có năng lượng … Bằng cách cho HS lấy những ví dụ về dòng điện sinh công đã có trong SGK và ví dụ trong cuộc sống thực tế, trong kĩ thuật, GV để HS nhận xét chung: dòng điện thực hiện công cơ học. Nhận xét này được ghi vào nhánh nhỏ thứ nhất. Tương tự như thế, GV tạo nhánh nhỏ thứ 2: dòng điện cung cấp nhiệt cho dụng cụ, thiết bị. Từ kết quả kiến thức được ghi trên 2 nhánh nhỏ thứ nhất và thứ 2, GV dẫn dắt HS kết luận và chốt kiến thức trên nhánh nhỏ thứ 3: dòng điện có năng lượng, điện năng. Tương tự ở nhánh 1.2: điện năng được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, GV dẫn dắt HS để vẽ được các nhánh con: cơ năng, nhiệt năng, quang năng 3. BĐTD HỖ TRỢ CHO TIẾT TỔNG KẾT ÔN TẬP KIẾN THỨC Sau mỗi chương, mỗi phần, GV cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho HS trước khi các em làm bài tập, làm bài kiểm tra chương, kiểm tra học phần, kiểm tra học kì..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Tổng kết, ôn tập, hệ thống hoa kiến thức là việc làm bắt buộc không thể thiếu với GV vật lí. Tuy nhiên không ít các tiết ôn tập củng cố đã không được GV chú ý. Một số GV thường cho HS nhắc lại một vài định luật, một vài công thức, chữa một vài bài tập, thế là xong. Với cách dạy như thế, HS không nắm được một cách khái quát kiến thức chương đó, không để lại một dấu ấn đáng nhớ nào và vì thế kiến thức các em nắm được không sâu sắc và chỉ nhớ được láng máng vài bài tập về chương đó. Với thế mạnh của BĐTD là kiến thức được hệ thống dưới dạng sơ đồ, các đường nối là sự diễn tả mạch lôgic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp HS nhìn thấy "Bức tranh tổng thể"cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng BĐTD trong tiết ôn tập, củng cố. Thông thường GV cho một số câu hỏi và bài tập để HS chuẩn bị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, GV hướng dẫn HS tự lập BĐTD, sau đó cho HS trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với BĐTD do GV lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại BĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của chính mình. Cách khác: GV cho HS tự lập BĐTD ôn tập, củng cố chương ở nhà, coi đó là một bài tập cần thực hiện. Sau đó GV thu lại, phân loại, nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số BĐTD tương đối hợp lí và đẹp để cả lớp tham khảo Cách khác: GV lập BĐTD mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, GV chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu (hoặc thừa) thông tin…trong tiết học đó, GV yêu cầu HS tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin… để cuối cùng toàn lớp lập được một BĐTD ôn tập, củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lí. Với cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của HS (Suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giơ ôn tập tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn. Cách khác: Chia nhóm và từng nhóm lập BĐTD. Tiếp đó các nhóm lên trình bày BĐTD của nhóm, các nhóm khác nhận xét về các măt như sau: - Nội dung cơ bản cần ôn tập tổng kết kiến thức trong chương đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không ? - Cách trình bày đã hợp lí chưa ? Vị trí của các thông tin như thế nào? Thông tin nào đặt ở vị trí hiển thị? Thông tin nào nên đưa vào phần Notes (chỉ khi nào dùng đến thì đưa con trỏ vào biểu tượng và thông tin thêm đó mới hiện ra) - Cấu trúc của BĐTD đã hợp lí chưa? - Màu sắc sử dụng đã hợp lí chưa? Đã chú ý làm nổi bật nội dung kiến thức cơ bản chưa? - Nhìn tổng thể có hợp lí không, có hấp dẫn được người học không?.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Với các cách lập BĐTD như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽ mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một bài ôn tập củng cố kiến thức chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Vật lí lớp 9 trường THCS với việc sử dụng BĐTD. Ý tưởng sư phạm khi lập BĐTD này: Giúp HS có cách nhìn khái quát các kiến thức trong chương Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng sau khi các em đã học xong chương này. Gợi ý cách lập BĐTD: Các phương pháp và cách thức tiến hành lập BĐTD này, GV có thể áp dụng theo các gợi ý trình bầy phần trên “BĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết ôn tập kiến thức”. Kiến thức cơ bản chương này có liên quan chủ yếu đến năng lượng điện, vì thế nên chọn biểu tượng trung tâm là bóng đèn điện với kí hiệu W là kí hiệu cho năng lượng. Trên cơ sở hệ thống các câu hỏi ôn tập đã cho HS chuẩn bị trước ở nhà, GV có thể lập BĐTD trước ở nhà. Trên lớp GV sử dụng BĐTD đó với phương pháp cho xuất hiện dần dần các kiến thức từ nhánh chính đến các nhánh con, bằng cách “dấu” các nhánh con và cho xuất hiện theo ý tưởng xây dựng và tiến trình bài giảng của cá nhân mình. Theo tôi, GV có thể xuất phát từ nhánh động năng và thế năng trước. HS tự hiểu được trong tự nhiên, Wđ có thể biến thành Wt và ngược lại, nhưng tổng Wđ và Wt luôn là đại lượng không đổi (nếu bỏ qua sự mất mát do nhiệt).

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Tiếp theo là lập BĐTD nhánh điện năng. GV hướng dẫn HS tự xây dựng tiếp các nhánh con cơ năng, nhiệt năng, quang năng với các kết luận là điện năng có thể biến thành cơ năng, nhiệt năng và quang năng. Các biểu tượng trên 3 nhánh nhỏ này là các kết luận để kiểm chứng sau khi HS đã trả lời. Chỉ cần đưa con trỏ vào các biểu tượng này là thông tin sẽ hiện ra. Tương tự, GV cho lập nhánh vai trò của điện với 2 nhánh là trong đời sống và trong sản xuất, kĩ thuật. Các nhánh nhỏ hơn là các kiến thức mở để HS có thể liên hệ thực tế hoặc làm bài tập. Tiếp theo là nhánh sản xuất điện với việc cho xuất hiện từng nhánh nhỏ hơn là nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân. Trên mỗi nhánh này đều có ‘dấu” các thông tin cơ bản và cần thiết trong Notes. Các nhánh nhỏ hơn là những kiến thức mở để các em tự tìm các ví dụ, các hình ảnh (lấy từ Internet hoặc kho dữ liệu trong máy), các thông tin về 5 loại điện năng đã, đang và sẽ có ở Việt Nam. Sau khi xây dựng xong 4 nhánh chính, GV hướng dẫn HS cùng xây dựng nhánh 5, có tính chất tổng quát và là kiến thức trọng tâm của cả chương, đó là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Trên nhánh này cũng “dấu” thông tin về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Nhánh chính thứ 6 là câu hỏi ôn tập thực ra GV đã sử dụng để xây dựng BĐTD này, nên có thể đưa vào cho đầy đủ hoặc có thể bỏ qua nếu màn hình trong máy tính của GV quá nhỏ. Nhánh chính thứ 7 là kí hiệu mạch điện, GV chỉ nhắc đến và cho HS tự ôn tập thêm ở nhà hoặc có thể lồng ngay trong các hình vẽ về mạch điện của bài học hoặc các bài tập điện. Trên đây là một vài kết quả bước đầu của chúng tôi khi sử dụng BĐTD trong dạy học một số kiến thức vật lí THCS. Nên nhớ rằng BĐTD chỉ là 1 trong số những kiến thức CNTT và không phải bài học nào cũng có thể vận dụng được. Trong quá trình dạy học, GV vật lí cần cân nhắc và kết hợp sử dụng các PPDH khác, các phương tiện dạy học khác để bài soạn và bài giảng hợp lí, phong phú góp phần đổi mới PPDH vật lí THCS nói chung vật lí phổ thông nói chung..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> hỏi - đáp về phong trào thi đua "x©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc Chủ biên: TS Trần Đình Châu và tập thể biên soạn Đặt vấn đề: PhÇn Hái  §¸p vÒ phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” cã tÝnh chÊt gîi ý gióp c¸c trêng phæ th«ng vµ c¸c trêng mÇm non trong qu¸ tr×nh triÓn khai phong trµo, vận dụng một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế của từng tr ờng, từng địa phơng. Phần này có bổ sung thêm một số câu qua thực tiễn hơn 2 năm triển khai. Mục tiêu nghiên cứu: Đối với người nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục ở bậc sau đại học, việc góp phần bổ sung về lí luận và thực tiễn về những vấn đề của THTT,HSTC là rất cần thiết để không ngừng bổ sung những giải pháp đổi mới mạnh mẽ và các biện pháp cụ thể đồng bộ, bền vững trở thành những việc làm thường xuyên của nhà trường và ở phạm vi rộng hơn, tác động tích cực, mạnh mẽ đối thế hệ công dân tương lai của đất nước. Nhiệm vụ nghiên cứu: Học viên Cao học quản lý giáo dục cần nghiên cứu với tư duy mới, đề xuất giải pháp mới, ý tưởng hay, biện pháp rất cụ thể và trình bày dưới dạng các sơ đồ hoặc bản đồ tư duy những vấn đề dưới đây để có thể bổ sung thêm những ý tưởng mới mẻ, làm phong phú thêm về lý luận và thực tiễn của phong trào thi đua cũng như góp phần về lý luận và thực tiễn giúp xây dựng văn hóa nhà trường. Đồng thời, với cương vị công tác của mình đề xuất những giải pháp góp phần mình vào thành công chung của ngành giáo dục. C©u hái 1. Phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” cã môc tiªu, yªu cÇu vµ néi dung g×? &Tr¶ lêi 1. Hai môc tiªu a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lợng trong và ngoài nhà trờng để xây dựng môi trờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phơng và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động x ã hội một c¸ch phï hîp vµ hiÖu qu¶. 2. N¨m yªu cÇu a) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trờng học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trờng đợc an toàn, thân thiện, vui vẻ..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> b) Tăng cờng sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà tr ờng và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới ph ơng pháp giáo dục trong ®iÒu kiÖn héi nhËp quèc tÕ. d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong viÖc gi¸o dôc v¨n ho¸, truyÒn thèng lÞch sö c¸ch m¹ng cho häc sinh. đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trờng, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà tr ờng, làm cho chất lợng giáo dục đợc nâng lên và có dấu ấn của địa phơng một cách mạnh mẽ. 3. N¨m néi dung a) Xây dựng trờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa ph ơng, giúp các em tự tin trong häc tËp. c) RÌn luyÖn kÜ n¨ng sèng cho häc sinh. d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tơi, lành mạnh. đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phơng. Câu hỏi 2. Trờng học thân thiện đã đợc triển khai thí điểm ở Việt Nam nh thế nào? &Tr¶ lêi Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nghiên cứu và triển khai thí điểm một số nội dung của mô hình trờng học thân thiện ở các cấp học th«ng qua mét sè dù ¸n, cô thÓ nh sau: 1. Giai ®o¹n 2000 – 2005  Dù ¸n “Ph¸t triÓn trÎ th¬” do Vô Gi¸o dôc MÇm non chñ tr×.  Dù ¸n “Gi¸o dôc TiÓu häc b¹n h÷u trÎ em” do Vô Gi¸o dôc TiÓu häc vµ Trung t©m Nghiªn cøu Gi¸o dôc D©n téc chñ tr×.  Dù ¸n “Gi¸o dôc sèng khoÎ m¹nh, kÜ n¨ng sèng cho trÎ em vµ trÎ cha thµnh niªn trong vµ ngoµi trêng häc” do Vô C«ng t¸c häc sinh, sinh viªn chñ tr×. 2. Giai đoạn từ 2006 đến nay Các dự án trên vẫn đợc tiếp tục thực hiện. Riêng Dự án “Giáo dục sống khoẻ mạnh, kĩ năng sống cho trẻ em và trẻ cha thành niên trong và ngoài trờng học” đợc phát triển thành Dự án “Thúc đẩy sự phát triển và tham gia cña thanh thiÕu niªn” do Vô C«ng t¸c häc sinh, sinh viªn phèi hîp víi Vô Gi¸o dôc Trung häc chñ tr×. HiÖn nay, Dù ¸n ®ang triÓn khai thÝ ®iÓm m« h×nh “Trêng Trung häc c¬ së th©n thiÖn” t¹i 50 trêng Trung häc c¬ së thuéc c¸c tØnh, thµnh phè: Hµ Néi, TP. Hå ChÝ Minh, Lµo Cai, §ång Th¸p, An Giang, Trµ Vinh, Gia Lai vµ Kon Tum. Trên thực tế, một số trờng cũng đã đề xuất nhiều sáng kiến t ơng tự với một số điểm trong 5 nội dung của phong trào và đã thu đợc một số kết quả khả quan. Đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện phong trào (từ 15/5/2008 đến nay), hầu hết các tr ờng mầm non, tiểu häc, trung häc c¬ së, trung häc phæ th«ng vµ nhiÒu c¬ së gi¸o dôc kh¸c ® · triÓn khai s©u réng, cã hiÖu quả trong toàn quốc, có sức lan tỏa mạnh mẽ, đợc sự ủng hộ, đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền, ®oµn thÓ c¸c cÊp vµ c¸n bé, gi¸o viªn, phô huynh, häc sinh. Câu hỏi 3. Nhà trờng cần làm gì để góp phần xây dựng trờng, lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn? &Tr¶ lêi Nội dung thứ nhất trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT, đã nêu: Xây dựng trờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.

<span class='text_page_counter'>(61)</span>  Bảo đảm trờng an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bµn ghÕ hîp løa tuæi häc sinh.  Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thờng xuyên.  Có đủ nhà vệ sinh đợc đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trờng học, đợc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.  Häc sinh tÝch cùc tham gia b¶o vÖ c¶nh quan m«i trêng, gi÷ vÖ sinh c¸c c«ng tr×nh c«ng céng, nhµ trêng, líp häc vµ c¸ nh©n. §Ó gãp phÇn thùc hiÖn tèt néi dung trªn, nhµ trêng cÇn lu ý: 1. Quy hoạch việc trồng cây ở trờng một cách hợp lí: vị trí trồng cây, loại cây để vừa tạo bóng mát, vẻ đẹp cho trờng vừa dễ chăm sóc. Có biển ghi tên lớp ở khuôn viên đợc giao trồng, chăm sóc cây để tạo sự thi ®ua gi÷a c¸c líp. 2. Đo độ sáng ở từng phòng học vào lúc ít sáng nhất trong ngày, từ đó thiết kế, bố trí đèn để đủ ánh sáng cho học sinh và giáo viên. Nên sử dụng các loại đèn tiết kiệm điện. 3. Bố trí bàn ghế và phân bổ lớp học vào các phòng sao cho các học sinh có độ tuổi sát nhau mới sử dông chung bµn ghÕ. 4. Đa ra các biện pháp để ngăn ngừa bạo lực trong, ngoài nhà trờng và các hiện tợng làm tổn thơng đến danh dù, lßng tù träng cña häc sinh. 5. Kinh phí để xây dựng nhà vệ sinh trong các trờng học cũ có thể từ hai nguồn: ngân sách của tỉnh dành cho giáo dục hằng năm hoặc vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ. Câu hỏi 4. Làm thế nào để thực hiện tốt nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phơng, giúp các em tự tin trong học tập”? &Tr¶ lêi Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT, đã nêu: “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phơng, giúp các em tự tin trong häc tËp  Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phơng pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vơn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.  Học sinh đợc khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy, cô giáo thực hiện các giải pháp để việc d¹y vµ häc cã hiÖu qu¶ ngµy cµng cao”. §Ó gãp phÇn thùc hiÖn tèt néi dung trªn, nhµ trêng cÇn quan t©m: 1. Theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị, các dự án của Bộ, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục giới thiệu tài liệu, phơng tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới phơng pháp dạy học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trờng và địa phơng cho các thầy, cô gi¸o cña mçi trêng. 2. Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vơn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ. 3. Xây dựng một số băng hình về tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trờng phù hợp với điều kiện của mỗi địa phơng. 4. Động viên giáo viên su tầm tài liệu, sách báo; tra cứu thông tin trên Internet để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phơng pháp dạy học; áp dông c¸c ph¬ng ph¸p d¹y häc tiªn tiÕn. 5. Khuyến khích, hớng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em có thói quen tù häc, tù nghiªn cøu, t×m hiÓu thªm tµi liÖu ngoµi bµi gi¶ng cña gi¸o viªn ë trêng. N¬i cã ®iÒu kiÖn th× nªn híng dÉn häc sinh t×m kiÕm t liÖu bæ Ých trªn Internet, giíi thiÖu vµ híng dÉn c¸c em khai th¸c mét sè trang web nh (trang web cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o); (b¸ch.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> khoa toµn th cã néi dung më); (tõ ®iÓn cã néi dung më); (tñ s¸ch mở), … để hỗ trợ cho việc học trên lớp và làm cho học sinh hứng thú học tập hơn. Câu hỏi 5. Làm thế nào để “Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh”? &Tr¶ lêi Nội dung thứ ba trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT, đã nêu: “RÌn luyÖn kÜ n¨ng sèng cho häc sinh  RÌn luyÖn kÜ n¨ng øng xö hîp lÝ víi c¸c t×nh huèng trong cuéc sèng, thãi quen vµ kÜ n¨ng lµm viÖc, sinh ho¹t theo nhãm.  RÌn luyÖn søc kháe vµ ý thøc b¶o vÖ søc kháe, kÜ n¨ng phßng, chèng tai n¹n giao th«ng, ®uèi n íc vµ c¸c tai n¹n th¬ng tÝch kh¸c.  RÌn luyÖn kÜ n¨ng øng xö v¨n ho¸, chung sèng hßa b×nh, phßng ngõa b¹o lùc vµ c¸c tÖ n¹n x · héi”. Việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh đợc thực hiện thông qua một số môn học và các hoạt động giáo dục, đợc triển khai rộng khắp trong toàn quốc.  Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o chñ tr×, phèi hîp chÆt chÏ víi §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, tæ chøc biªn so¹n tµi liệu về nội dung kĩ năng sống để giáo dục cho học sinh ở các cấp học, hớng dẫn về phơng pháp rèn luyện kĩ năng sống và phơng pháp đánh giá kĩ năng sống đã đạt đ ợc ở học sinh. C¨n cø vµo ®iÒu kiÖn thùc tÕ, HiÖu trëng nhµ trêng thèng nhÊt víi c¸c Phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quyết định triển khai cụ thể trong từng n¨m häc néi dung rÌn luyÖn kÜ n¨ng sèng cho häc sinh mét c¸ch hiÖu qu¶, bæ Ých, kh«ng g©y qu¸ t¶i cho hoạt động giáo dục. Thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh có thể tổ chức các cuộc thi liên quan đến kĩ năng sống nh: thi dựng lều cắm trại nhanh và chắc chắn nhất, thi nấu cơm nhanh và ít tốn củi, thi xử lí tình huống, thi diễn thuyết về các đề tài thanh thiếu niên và x ã hội quan tâm, … làm cho viÖc rÌn luyÖn kÜ n¨ng sèng cã tÝnh tù nhiªn vµ hiÖu qu¶. Câu hỏi 6. Nhà trờng nên "Tổ chức các hoạt động tập thể vui tơi, lành mạnh" nh thế nào? &Tr¶ lêi Nội dung thứ t trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT, đã nêu: “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tơi, lành mạnh  Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự gi¸c cña häc sinh.  Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của häc sinh”. Hoạt động văn nghệ, thể thao đã trở thành nội dung truyền thống trong các nhà tr ờng của Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài giờ cha thu hút rộng rãi học sinh tham gia và cha phát huy tiềm năng văn hoá của các địa phơng. Các em học sinh không chỉ là đối tợng đợc giáo dục để tự nâng cao thể chất, biết múa, hát, vẽ mà thông qua hoạt động tiếp cận của các học sinh khi chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca, múa các điệu múa truyền thống của địa phơng, chính các em là những ngời nuôi dỡng và phổ biến v¨n ho¸ d©n téc ë løa tuæi quan träng nhÊt h×nh thµnh ý thøc d©n téc. V× vËy, ®a ©m nh¹c d©n téc vµ c¸c trß chơi dân gian vào nhà trờng một cách phù hợp với lứa tuổi các em vừa là hoạt động làm cho các em vui khi đến trờng, tăng cờng sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, vừa là hoạt động rất cần thiết để hình thµnh nh©n c¸ch con ngêi ViÖt Nam ë c¸c em vµ trong toµn x· héi. §Ó gãp phÇn thùc hiÖn tèt néi dung trªn, nhµ trêng nªn tiÕn hµnh c¸c bíc, c«ng viÖc sau: 1. C¨n cø vµo c¸c tµi liÖu híng dÉn cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o, Bé V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch, §oµn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, tình hình thực tế ở địa phơng để lựa chọn danh mục các trò chơi dân gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phơng và lứa tuổi học sinh để đa vào nhà trờng..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 2. Phân công giáo viên phụ trách (giáo viên Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục), bố trí thời gian để giáo viên đợc tập huấn hoặc tự nghiên cứu, tiếp thu nội dung cũng nh cách tổ chức các hoạt động này ở nhà trờng, đặc biệt đối với trò chơi dân gian. 3. Tuỳ theo đặc điểm cấp học và điều kiện của nhà trờng mà tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian vốn có thuận lợi là vừa ít tốn kém lại dễ thực hiện và đảm bảo an toàn, hiệu quả cao (ví dụ nh nhảy dây, chơi “chuyền”, chơi “ô ăn quan”, nhảy “lò cò”, kéo co, ném còn, …), kết hợp với các hoạt động thể thao khác (ví dụ nh đá cầu, bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, điền kinh, …). Cã thÓ tæ chøc thi c¸c trß ch¬i d©n gian vµ c¸c lo¹i h×nh thÓ thao kh¸c gi÷a c¸c líp trong tr êng hoÆc giữa các trờng tại địa phơng. 4. Đối với các hoạt động văn nghệ dân gian, nên mời các đoàn văn công ở địa ph ơng tập huấn thêm cho gi¸o viªn hoÆc hç trî dµn dùng mét sè tiÕt môc tiªu biÓu, phæ biÕn ë nhiÒu trêng, hç trî tæ chøc biÓu diÔn vµ thi v¨n nghÖ gi÷a c¸c trêng. Câu hỏi 7. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa ph¬ng nh thÕ nµo? &Tr¶ lêi Nội dung thứ năm trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT, đã nêu: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phơng  Mỗi trờng đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa ph ơng, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích ở địa phơng với bạn bè.  Mçi trêng cã kÕ ho¹ch vµ tæ chøc gi¸o dôc truyÒn thèng v¨n ho¸ d©n téc vµ tinh thÇn c¸ch m¹ng mét cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa ph ơng phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa ph ơng và khách du lÞch”. Đây chính là các hoạt động phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong việc tự giáo dục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hoá, lịch sử địa phơng và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Thông qua hoạt động tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng mà làm cho việc dạy các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân trở nên sống động và hiệu quả h¬n, häc g¾n víi thùc tiÔn chø kh«ng chØ qua s¸ch vë. §Ó gãp phÇn thùc hiÖn tèt néi dung nµy, nhµ trêng cÇn: 1. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Văn hoá, Thể thao và Du lịch ở địa phơng để: + Lùa chän, nhËn ch¨m sãc c«ng tr×nh di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸ phï hîp c¸c cÊp häc. + Nắm đợc yêu cầu kĩ thuật về việc chăm sóc, bảo vệ di tích. + Thờng xuyên đánh giá và biểu dơng những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và ph¸t huy gi¸ trÞ cña di tÝch. 2. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội trong và ngoài nhà trờng để: + Tæ chøc cho häc sinh t×m hiÓu ý nghÜa, gi¸ trÞ lÞch sö, gi¸ trÞ v¨n ho¸ cña c¸c di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸ trªn địa bàn nói chung và của di tích nhà trờng nhận chăm sóc nói riêng với các hình thức phong phú nh: thi t×m hiÓu, thi kÓ chuyÖn, thi giíi thiÖu vÒ di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸; ®¨ng kÝ lµm h íng dÉn viªn t×nh nguyÖn cho các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng (giới thiệu cho học sinh các trờng khác, khách du lịch, tham quan, …), tæ chøc lÔ kÕt n¹p §oµn, §éi, ... . + LËp kÕ ho¹ch ph©n c«ng c¸c líp, nhãm häc sinh ch¨m sãc, b¶o vÖ di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸ thêng xuyªn. + Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trong di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng hoặc ở các con đờng dẫn tới khu di tích theo kế hoạch của ngành văn hoá và chính quyền địa phơng..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 3. KhuyÕn khÝch gi¸o viªn c¸c m«n Ng÷ v¨n, LÞch sö, §Þa lÝ, Gi¸o dôc c«ng d©n, Nh¹c, MÜ thuËt ® a vµo bài giảng hoặc bài tập các nội dung gắn với di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng; có thể tổ chức học chính khóa hoặc hoạt động ngoại khóa cho học sinh ngay tại khu di tích. Nơi không có di tích lịch sử, văn hoá ngay trên địa bàn phờng, xã nơi trờng đóng thì nên giao một công tr×nh lÞch sö, v¨n ho¸ ë x·, phêng gÇn nhÊt hoÆc nhËn ch¨m sãc c¸c c¸n bé l ·o thµnh c¸ch m¹ng, Bµ mÑ Việt Nam anh hùng; mời các nhà văn hoá, trí thức, sĩ quan quân đội tiêu biểu nghỉ h u ở địa phơng tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của nhà trờng để giáo dục văn hoá và lịch sử một cách sinh động cho häc sinh. §Ó t¹o hµo høng cho häc sinh trong viÖc ch¨m sãc vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c di tÝch lÞch sö, v¨n hóa, có thể tổ chức cho học sinh trờng này đến giao lu hoạt động ngoại khóa ở di tích do trờng khác phụ trách, tổ chức chấm điểm chất lợng chăm sóc cho học sinh chấm đối với công trình văn hóa khác mà mình đã đợc tham quan, đề xuất các ý kiến, việc cần làm để tôn tạo và phát huy giá trị công trình. Câu hỏi 8. Phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” có đóng góp gì trong viÖc h¹n chÕ häc sinh bá häc vµ thùc hiÖn phæ cËp gi¸o dôc? &Tr¶ lêi Mục tiêu của việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trờng phổ thông giai đoạn 2008  2013 đã đợc nêu trong Chỉ thị số 40/2008/CT  BGDĐT: “a) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lợng trong và ngoài nhà trờng để xây dựng môi trờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phơng và đáp ứng nhu cầu xã hội. b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động x ã hội một c¸ch phï hîp vµ hiÖu qu¶”. Vì vậy làm tốt phong trào thi đua này sẽ làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến tr ờng là một ngày vui” vµ viÖc häc cña häc sinh, viÖc d¹y cña thÇy c« sÏ hiÖu qu¶ h¬n. Đó chính là những yếu tố quan trọng để học sinh gắn bó với trờng lớp, góp phần hạn chế học sinh bỏ học vµ thùc hiÖn phæ cËp gi¸o dôc. Héi Phô n÷ c¸c cÊp chñ tr× phèi hîp víi ngµnh Gi¸o dôc, Héi KhuyÕn häc h»ng n¨m kh¶o s¸t, n¾m ch¾c tình trạng các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên quyên góp hỗ trợ để đảm bảo “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) cho tất cả học sinh, không để học sinh phải nghỉ học vì thiếu các điều kiện cơ bản này. Câu hỏi 9. Hiệu trởng nhà trờng nên chú ý những điểm gì để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi HiÖu trëng nhµ trêng lµ ngêi chÞu tr¸ch nhiÖm trùc tiÕp, toµn diÖn vÒ viÖc tæ chøc cã hiÖu qu¶ phong trµo thi ®ua. Tríc m¾t, HiÖu trëng cÇn: 1. Nghiªn cøu kÜ vµ qu¸n triÖt ChØ thÞ 40/2008/CT  BGD§T vµ c¸c v¨n b¶n cã liªn quan. Phèi hîp víi ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học ở địa ph ơng theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trờng cũng nh cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị x ã hội ở địa ph ơng nắm đợc mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và tr¸ch nhiÖm tham gia. 2. Chñ tr× x©y dùng vµ triÓn khai kÕ ho¹ch phong trµo thi ®ua “X©y dùng tr êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” t¹i trêng: + Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà tr ờng so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó xác định lộ trình 5 năm và của mỗi năm triển khai phong trào..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> + Xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hằng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học. Cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trờng; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. + Ph¸t huy sù tham gia tÝch cùc cña tæ chøc §oµn, §éi vµ c¸c c¬ quan V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch, Héi Phụ nữ, Hội Khuyến học ở địa phơng. 3. Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm häc sau mçi giai ®o¹n. 4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà tr ờng”, trong đó cụ thể hoá c¸c quy t¾c øng xö v¨n ho¸, th©n thiÖn gi÷a c¸c thµnh viªn trong nhµ trêng g¾n víi néi dung thi ®ua. Câu hỏi 10. Hiệu trởng cần làm gì đối với việc đổi mới phơng pháp dạy học nhằm khuyến khích học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức vơn lên? &Tr¶ lêi Để đổi mới phơng pháp dạy học nhằm khuyến khích học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động và có ý thøc v¬n lªn, HiÖu trëng nhµ trêng cÇn ph¶i:  Nhận thức sâu sắc cốt lõi của đổi mới phơng pháp dạy học là: + D¹y häc sinh c¸ch häc vµ híng dÉn häc sinh c¸ch tù häc; + Chú trọng rèn luyện phơng pháp t duy, tạo hứng thú, kích thích nhu cầu hành động và ý chí v ơn lên cña häc sinh; + Thể hiện đợc mối quan hệ tích cực giữa ngời học và ngời dạy; + KÕt hîp gi÷a häc tËp c¸ nh©n víi häc tËp hîp t¸c, gi÷a h×nh thøc häc tËp c¸ nh©n víi häc tËp theo nhãm; + G¾n tri thøc s¸ch vë víi thùc tiÔn cuéc sèng; + Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tiếp nhận có phản biện, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thøc cña häc sinh.  Cung cấp cho giáo viên những thông tin về đổi mới phơng pháp dạy học, (khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin, bản đồ t duy, dạy học theo nhóm, hỗ trợ dạy học thông qua câu lạc bộ, ...);  Biết lắng nghe và xử lí thông tin nhiều chiều về chất lợng dạy học, đặc biệt về đổi mới phơng pháp dạy của giáo viên và phơng pháp học của học sinh; đa dạng hoá các hình thức hoạt động dạy học làm cho häc sinh høng thó tham gia víi t c¸ch chñ thÓ;  Có biện pháp động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học. Xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể để tăng cờng tính tích cực của học sinh, động viên, khen thởng kịp thời và nhân rộng gơng việc tốt, việc làm tích cực của học sinh. Hiệu trởng phải là ngời tiên phong đổi mới, không thể là ngời đi sau, càng không đợc là ngời cản trở. Câu hỏi 11. Nhà trờng phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức ở địa phơng nh thế nào để học sinh đi học an toàn? &Tr¶ lêi 1. Nhà trờng phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức ở địa ph ơng để tạo ®iÒu kiÖn vµ híng dÉn c¸c em trong c¸c kh©u sau ®©y: a) Chuẩn bị tinh thần, tâm lí tốt trớc khi đi học: Bài tập về nhà vừa sức học sinh. Học sinh làm bài đầy đủ ở nhà, chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho phù hợp với yêu cầu của từng ngày, tránh mang nhiều, thõa sÏ g©y t©m lÝ nÆng nÒ, qu¸ søc hoÆc mang thiÕu sÏ g©y t©m lÝ lo l¾ng. CÇn t¹o kh«ng gian häc tËp tốt nhất cho học sinh tự học ở nhà, học nhóm. Gia đình động viên, nhắc nhở các em tr ớc lúc đi học, tránh g©y t©m lÝ c¨ng th¼ng. b) Trên đờng đi học: Đi đúng làn đờng, phần đờng dành cho mình. Nhà trờng thống nhất với phụ huynh và học sinh không để các em tự đi xe máy đến trờng. Nên bố trí thành nhóm bạn (2 – 3 học sinh/nhóm).

<span class='text_page_counter'>(66)</span> cùng rủ nhau đi học trên cùng một tuyến đờng để hỗ trợ nhau đến trờng an toàn và thân thiện; không sa vµo c¸c tô ®iÓm trß ch¬i ®iÖn tö vµ c¸c tÖ n¹n x · héi; tr¸nh bÞ c¸c phÇn tö xÊu dô dç, b¾t n¹t, hoÆc gÆp sự cố bất thờng. Khi ngồi trên xe máy, học sinh phổ thông phải đội mũ bảo hiểm, ngời lớn phải làm gơng trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. c) Khi đến trờng: Thầy, cô giáo cần tìm hiểu nguyên nhân học sinh không đi học; trong tr ờng hợp cần thiết phải thông tin tới gia đình ngay. Gia đình chủ động thông tin sớm đến thầy, cô giáo về việc nghỉ học hoặc hiện tợng đặc biệt của học sinh. Tìm hiểu các trờng hợp nghỉ học không có lí do để tìm giải pháp chÊn chØnh. d) Trong lớp học: Bố trí ngồi xen kẽ học sinh khá giỏi với học sinh yếu kém, kết thành đôi bạn cùng tiến. Học sinh đợc nhìn rõ bảng, luân chuyển chỗ ngồi theo định kì. ở mọi chỗ, học sinh đợc nghe rõ lời thầy, cô giáo; hiểu đợc nội dung cơ bản của bài giảng; đủ thời gian làm bài tập tại lớp; đợc chấm điểm công bằng, đợc khen đúng mức khi có tiến bộ; đợc phát biểu ý kiến và trao đổi với bạn; đợc vui chơi, sinh hoạt và đợc bày tỏ điều mong muốn. e) Khi tan trờng: Những trờng đông học sinh nên bố trí lịch kết thúc buổi học của một số lớp lệch nhau, nơi đón của phụ huynh học sinh rải ra theo lớp, phân luồng đi và d ãn l ợng học sinh ra khỏi trờng để đảm b¶o an toµn giao th«ng. 2. Nhµ trêng phèi hîp c¸c ®oµn thÓ, tæ chøc båi dìng n©ng cao hiÓu biÕt cho gi¸o viªn, nhÊt lµ gi¸o viªn chñ nhiÖm líp vÒ t©m sinh lÝ løa tuæi häc sinh, tæ chøc c¸c sinh ho¹t tËp thÓ (c©u l¹c bé, c¸c nhãm bạn, ...) để có thể nắm bắt kịp thời, xử lí phù hợp các diễn biến tâm, sinh lí bất thờng của học sinh, giúp c¸c em vît qua c¸c “rµo c¶n” trong häc tËp, sinh ho¹t. Hình thành các tập thể, tổ chức phù hợp để t vấn, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. 3. Nhà trờng phối hợp với các đoàn thể, tổ chức tham mu cho chính quyền địa phơng nơi trờng đóng, nơi học sinh ở và trên đờng đến trờng để tuyên truyền, giáo dục, vận động không thực hiện các hoạt động ảnh hởng xấu đến học sinh nh: mua bán các sản phẩm độc hại, dễ gây thơng tích, game online có nội dung xấu, rủ rê rợu chè, cờ bạc; bắt nạt học sinh, ... ; đồng thời phát hiện, ngăn chặn, thông báo cho nhà trêng c¸c hµnh vi xÊu cña häc sinh. Câu hỏi 12. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức công đoàn trong nhà trờng cần làm gì để góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” đạt kết quả tốt? &Tr¶ lêi Yếu tố quyết định thành công của phong trào thi đua là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng nh năng lực giáo dục ngày càng đợc nâng cao và sự đồng lòng tham gia của mỗi cán bộ, giáo viên, đoàn viên công đoàn trong nhà trờng. Yêu cầu đó đợc thể hiện nh sau:  Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm g ơng đạo đức, tự học và sáng tạo”.  N©ng cao chÊt lîng d¹y häc. N¬i cã ®iÒu kiÖn th× khuyÕn khÝch gi¸o viªn khai th¸c th«ng tin trªn Internet, cã thÓ khai th¸c t liÖu ë mét sè trang web nh (trang web cña Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o); ; (b¸ch khoa toµn th cã néi dung më); (tõ ®iÓn cã néi dung më); (tñ s¸ch më), …  Trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển kĩ năng cho học sinh, cần đặc biệt lu ý kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ở địa ph ơng nhất là khi tìm hiểu về văn hoá dân gian, thực hành ch¨m sãc, ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c di s¶n v¨n ho¸, lÞch sö.  C«ng ®oµn nhµ trêng tæ chøc triÓn khai phong trµo thi ®ua cho c¸c ®oµn viªn c«ng ®oµn cña m×nh, ph¸t hiÖn vµ tæ chøc b¸o c¸o ®iÓn h×nh ngêi tèt, viÖc tèt; tæ chøc c¸c cuéc thi giíi thiÖu s¸ng kiÕn, nh©n réng điển hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cờng các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> C©u hái 13. V× sao gi¸o viªn cÇn ph¶i chó träng h¬n nh÷ng kiÕn thøc t©m sinh lÝ løa tuæi vµ kÜ n¨ng t vấn học đờng? &Tr¶ lêi  HiÖn nay khi giao tiÕp, øng xö víi häc sinh mét sè gi¸o viªn chñ yÕu dùa trªn nh÷ng mong muèn mang tÝnh chñ quan cña ngêi lín, cha vËn dông tèt kiÕn thøc t©m sinh lÝ løa tuæi nhá.  Một số giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền dạy kiến thức môn học, ít hoặc ch a thực sự quan tâm đến những suy nghĩ, mong muốn, cảm nhận của học sinh. Mỗi khi các em mắc lỗi (không hoàn thành bài tập, bị điểm kém, …) thay vì cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, đồng cảm chia sẻ, động viên để các em bộc lộ thì một vài giáo viên lại thờng phê bình học sinh. Điều này có thể làm thơng tổn các em, dẫn đến những phản ứng thái quá gây ra hậu quả đáng tiếc.  Một số học sinh học yếu kém không hẳn vì kém thông minh mà do gặp phải những vấn đề tâm lí nh : c¨ng th¼ng víi cha mÑ, mÆc c¶m víi thÇy, c« gi¸o, sù trªu ghÑo, tÈy chay cña b¹n bÌ, … mµ kh«ng tù mình giải quyết đợc. Những học sinh này rất cần đợc giáo viên t vấn để biết cách vợt qua chính mình.  Trang bị cho giáo viên những kiến thức tâm sinh lí lứa tuổi, kĩ năng t vấn học đờng để họ biết cách hóa giải sự căng thẳng, xung đột, duy trì bầu không thân thiện cởi mở làm cho quá trình dạy và học trở nên hiÖu qu¶ h¬n.  Kiến thức, kĩ năng s phạm, sự hiểu biết tâm lí học sinh, kĩ năng t vấn học đờng luôn là những hành trang cần thiết đối với mỗi giáo viên. Quá trình dạy và học hiệu quả cao hơn nếu có môi trờng học tập thân thiÖn, giÇu xóc c¶m tÝch cùc, häc sinh høng thó häc tËp.  Cán bộ, giáo viên phải tự học, tự trau dồi tri thức về tâm lí lứa tuổi từ lí luận, sách vở đến thực tiễn cuộc sống. Đồng thời cần có sự trao đổi với đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng để kịp thời giải quyết các vấn đề đặt ra.  Nhµ trêng cÇn phèi hîp víi c¸c ®oµn thÓ, c¬ quan chuyªn m«n tæ chøc båi dìng cho gi¸o viªn c¸c kiÕn thøc vÒ t©m sinh lÝ løa tuæi vµ kÜ n¨ng t vÊn cho häc sinh. Gi¸o viªn lu«n khÝch lÖ häc sinh tËp dît t×m tßi, kh¸m ph¸ t×m hiÓu kiÕn thøc th«ng qua nh÷ng h×nh thøc thÝch hợp với tâm lí lứa tuổi nh: học nhóm, tự lập bản đồ t duy, tham gia câu lạc bộ, đọc sách báo ở th viện, ... Câu hỏi 14. Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và hởng thành quả cao nhất cña phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi §Ó thùc hiÖn tèt nhiÖm vô cña m×nh vµ hëng thµnh qu¶ cao nhÊt cña phong trµo thi ®ua, häc sinh cÇn:  TÝch cùc häc tËp, tù tin, m¹nh d¹n ®a ra ý kiÕn cña m×nh trong c¸c cuéc th¶o luËn ë nhãm, líp hoÆc trong c¸c tiÕt häc.  Các bạn học khá giỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ các bạn còn yếu theo sự phân công và h ớng dẫn của gi¸o viªn.  Lu«n cã ý thøc “nãi lêi hay, lµm viÖc tèt”, trau dåi v¨n ho¸ øng xö, lÔ phÐp víi ng êi lín tuæi, chan hoµ với bạn. Có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, có sự tơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.  Có ý thức bảo vệ trờng, lớp xanh, sạch, đẹp: để rác đúng nơi quy định, có ý thức giữ vệ sinh nơi công céng, trång vµ b¶o vÖ c©y xanh, mçi n¨m líp hoÆc tæ häc sinh nhËn trång vµ ch¨m sãc c©y xanh ë tr êng hoặc địa phơng, tuyên truyền và vận động các bạn cùng tham gia.  Tham gia tích cực việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng mình. Có ý thức tìm hiểu các di tích này qua t liệu, sách báo, mạng Internet, ... hoặc qua những ngời am hiểu ở địa phơng. Tham gia các hoạt động để giới thiệu giá trị tinh thần của các di tích cho bạn bè, gia đình, khách du lịch, … (làm h ớng dẫn viên danh dự của các di tích, tham gia các hoạt động văn nghệ làm sống lại các giai đoạn lịch sử của di tÝch, lµm quµ lu niÖm cña di tÝch, …).  Tham gia tích cực vào các hoạt động rèn luyện kĩ năng sống, hoạt động tập thể vui t ơi, lành mạnh do nhµ trêng, §oµn, §éi tæ chøc..

<span class='text_page_counter'>(68)</span>  Lựa chọn môn thể thao (nh cầu lông, bóng đá, bóng bàn, đá cầu, ...) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc các tổ chức Đội, Đoàn Thanh niên thành lập các câu lạc bộ và tham gia tích cực duy trì bền vững các câu lạc bộ đó.  Giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà (nấu cơm, rửa chén bát, giặt giũ vệ sinh, chăm lo các em, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ), góp phần cùng với cộng đồng giữ gìn vệ sinh đ ờng làng, ngõ xóm, khu phố và môi trờng xung quanh đợc xanh, sạch, đẹp.  TÝch cùc tuyªn truyÒn vÒ an toµn giao th«ng, gi÷ g×n vÖ sinh an toµn thùc thÈm; phßng chèng ma tuý, HIV/AIDS, dịch bệnh, buôn bán trẻ em, phụ nữ ở gia đình và địa phơng. Câu hỏi 15. Giáo viên cần có giải pháp gì để tăng cờng tính tích cực của học sinh? &Tr¶ lêi Tính tích cực của học sinh thể hiện ở các hành vi: ham học, chuẩn bị bài đầy đủ, đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng sạch sẽ, lắng nghe tích cực, chủ động ghi chép, tham gia phát biểu, trao đổi bài, giúp đỡ bạn học tập ở lớp cũng nh trong vui chơi sinh hoạt, bày tỏ ý kiến với giáo viên một cách chủ động và tự tin, tham gia vui chơi nhiệt tình, có sự tiến bộ về học tập và đạo đức, lối sống. §Ó t¨ng cêng tÝnh tÝch cùc cña häc sinh, gi¸o viªn cÇn thùc hiÖn mét sè viÖc sau:  Giáo viên chủ nhiệm biết rõ học sinh về học lực và đạo đức, tính cách để có giải pháp giáo dục theo mỗi nhóm. Phát huy tính tích cực của nhóm học khá giỏi, có hạnh kiểm tốt và phân công giúp đỡ các bạn yÕu kÐm h¬n, gióp c¸c em ph¸t huy ®iÓm m¹nh, h¹n chÕ ®iÓm yÕu.  Đối với học sinh cá biệt thì cần phân loại để tìm nguyên nhân của từng tr ờng hợp. Sau đó phân tích chân tình, rõ ràng, nêu gơng ngời thật, việc thật để thuyết phục; giao việc vừa sức, tạo điều kiện hòa nhập trong sinh hoạt chung, kịp thời động viên, khích lệ khi tiến bộ hoặc có đóng góp.  Tổ chức các câu lạc bộ phù hợp lứa tuổi, sở thích của học sinh để giúp đỡ rèn luyện kĩ năng sống, đạo đức, năng lực công dân cho các em. Giáo viên luôn khích lệ, động viên và có thể nhận đỡ đầu một số học sinh cá biệt (yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, có khả năng về một mặt nào đó) để giúp các em tiến bé tõng bíc.  §æi míi ph¬ng ph¸p d¹y häc vµ híng dÉn tù häc cã thÓ theo c¸c ph¬ng ph¸p linh ho¹t nh: ph¬ng ph¸p dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học theo dự án, thiết kế bản đồ t duy, ... Phơng pháp thiết kế bản đồ t duy: là hình thức ghi chép kế thừa, mở rộng và ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ. Học sinh tự mình ghi chép trên bản đồ t duy bằng từ khóa và ý chính, cụm từ, viết tắt, đánh số và các đờng liên kết, ghi chú, ... bằng các màu sắc, kiểu dáng chữ khác nhau. Khi tự ghi bằng các từ của mình, học sinh sẽ chủ động sáng tạo, tích cực và ghi nhớ bền vững hơn, mở rộng, đào sâu ý tởng và luôn có đợc niềm vui trớc sản phẩm kiến thức do tự mình làm ra dới sự hớng dẫn của thầy, c« gi¸o vµ sù hîp t¸c cña tËp thÓ.  Giáo viên thờng xuyên tạo đợc không khí thân thiện, dễ gần gũi, chia sẻ với học sinh, tạo môi tr ờng s phạm lành mạnh, thân thiện ở trong trờng và giữa nhà trờng với địa phơng. câu hỏi 16. Cha mẹ học sinh cần làm gì để góp phần thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trờng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” ®em l¹i lîi Ých thiÕt thùc cho con m×nh vµ x· héi? &Tr¶ lêi Gia đình, cha mẹ học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần làm cho việc giáo dục nói chung, phong trào thi đua này nói riêng đạt đợc kết quả tốt. Cha mẹ học sinh cần:  Xây dựng môi trờng thân thiện trong từng gia đình, trong đó mọi thành viên đều yêu thơng và tôn trọng lÉn nhau; ngêi lín cÇn g¬ng mÉu vÒ c¸ch sèng, lµm viÖc, nãi n¨ng vµ hµnh vi øng xö; nªn dµnh thêi gian ít nhất 15 phút mỗi ngày để trò chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em m×nh..

<span class='text_page_counter'>(69)</span>  Bố trí một chỗ ổn định, đủ ánh sáng để các em học bài. Thu xếp việc nhà để hằng ngày các em có thể học bài vào thời gian quy định, không bị ảnh hởng bởi sinh hoạt của gia đình (xem tivi, tiếp khách, ...).  Hằng ngày nên dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học bài, làm bài tập ở nhà nh ng tránh gây áp lực cho con em mình. Xem sổ liên lạc, định kì liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm đợc tình hình học tập và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình.  Phân công và hớng dẫn con em mình đảm nhận một số việc thích hợp trong gia đình (nấu cơm, rửa chén bát, chăm sóc ông bà, ...), qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kĩ năng sống.  Tạo điều kiện cho con mình có ít nhất một dụng cụ để hoạt động thể thao hoặc chơi trò chơi dân gian bæ Ých nh: qu¶ cÇu, d©y nh¶y d©y, vît cÇu l«ng, bµn cê, ...  Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, bảo vệ môi trờng ở địa phơng. Câu hỏi 17. Tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng ở địa phơng sẽ chỉ đạo, hỗ trợ nh thÕ nµo phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi Hiệu trởng các trờng phổ thông và mầm non là ngời trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua "Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực". Để ngời Hiệu trởng hoàn thành đợc nhiệm vụ này, rất cần có sự quan tâm vừa toàn diện vừa thiết thực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phơng, sự ủng hộ, tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng địa phơng nơi trờng đóng, cụ thể là:  Ngµnh Gi¸o dôc, ngµnh V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch, §oµn Thanh niªn vµ Héi Phô n÷, Héi KhuyÕn học cấp tỉnh, huyện cần tham mu để lãnh đạo cấp tỉnh, huyện đa việc triển khai phong trào thi đua “Xây dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” lµ mét néi dung quan träng trong nghÞ quyÕt cña cÊp uû vµ chính quyền khi triển khai kế hoạch kinh tế, x ã hội của địa ph ơng hằng năm.  UBND cấp tỉnh và huyện cần tạo các điều kiện cần thiết để ngành Giáo dục, ngành Văn hoá, Thể thao vµ Du lÞch, §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, Héi Phô n÷, Héi KhuyÕn häc triÓn khai kÕ ho¹ch liªn ngµnh vÒ phong trµo nµy.  UBND cấp tỉnh và huyện phân bổ, hỗ trợ kịp thời các nguồn lực, kết hợp vận động các doanh nghiệp tài trợ để tập trung giải quyết dứt điểm việc kiên cố hoá trờng lớp và đảm bảo mỗi trờng học đều có đủ công tr×nh vÖ sinh.  UBND cÊp x·, phêng vµ ngµnh Gi¸o dôc cÇn chó ý tíi trÎ em cã c¸c hoµn c¶nh khã kh¨n, t¹o ®iÒu kiÖn để tất cả trẻ em trong độ tuổi đợc đến trờng và học hết cấp học, kịp thời động viên, có biện pháp giúp đỡ thiết thực những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.  Các đoàn thể chính quyền cấp huyện, xã vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh ủng hộ về vật chất và tinh thần, đặc biệt là những dụng cụ thể thao, dụng cụ chơi các trò chơi dân gian để có thêm điều kiện cho việc học tập, vui chơi rèn luyện cho học sinh. Việc vận động nên tiến hành theo từng chơng trình, hoạt động cụ thể thiết thực, khuyến khích những hoạt động có sự tham gia tæ chøc, tµi trî cña c¸c doanh nghiÖp, doanh nh©n, c¸c nghÖ nh©n, ...  UBND cÊp quËn, huyÖn, x·, ph êng vµ c¸c ®oµn thÓ (Héi KhuyÕn häc, Héi Cùu chiÕn binh, ...) hç trî vµ phèi hîp víi nhµ trêng tæ chøc tèt s¬ kÕt häc k×, tæng kÕt n¨m häc vµ c¸c h×nh thøc khác để tuyên dơng, trao phần thởng kịp thời cho học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, tạo những ấn tợng tốt đẹp cho các em.  UBND cÊp huyÖn, x· phèi hîp cïng nhµ tr êng tæ chøc cho häc sinh trung häc trång c©y, duy tr× viÖc chăm sóc cây thờng xuyên và cùng tổ dân phố, thôn xóm huy động ngời dân, học sinh tổ chức làm vệ sinh để khu di tích lịch sử, văn hoá, đờng làng ngõ xóm luôn đợc sạch sẽ, ...  Chơng trình truyền thanh của cấp xã, truyền hình truyền thanh, báo chí của tỉnh cần tuyên truyền đến nhân dân địa phơng, các tổ chức đoàn thể, các hội ở địa phơng về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua và khả năng đóng góp của cá nhân và tổ chức cho phong trào này..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> C©u hái 18. §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, §éi TNTP Hå ChÝ Minh cÇn lµm g× trong phong trµo thi ®ua "X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi Thùc hiÖn KÕ ho¹ch liªn ngµnh sè 7575/KHLN/BGD§T  BVHTTDL  T¦§TN, §oµn TNCS Hå ChÝ Minh phối hợp với ngành Giáo dục địa phơng lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội tổ chức một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh:  Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ “Vì một môi trờng thân thiện”; phát động, hớng dẫn thanh thiếu nhi làm đồ chơi, nhất là đồ chơi dân gian cho trờng mầm non.  Tæ chøc liªn hoan ©m nh¹c dµnh cho häc sinh trung häc phæ th«ng.  Thực hiện Chơng trình “Học từ thiên nhiên”, các Đoàn trờng, Liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động d ã ngoại gắn với các môn học nh : Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục quốc phòng, Sinh học, ... và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.  Tổ chức các hoạt động dã ngoại cho học sinh nông thôn tới thành phố và ng ợc lại; tổ chức trại hè thiếu nhi c¸c cÊp.  Triển khai chơng trình “Học sinh đến với trờng nghề, làng nghề”.  Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, động viên học sinh vợt khó học tập, tổ chức cuộc thi sáng tác, các hoạt động “Thắp sáng ớc mơ”, “Tự hào Việt Nam”.  Tiến hành các hoạt động chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, tổ chức các hoạt động nh : Hµnh tr×nh theo ch©n B¸c; Hµnh tr×nh vÒ nguån; Hµnh tr×nh vÒ chiÕn trêng xa; h¸t móa, diÔn kÞch vÒ di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng.  Tham khảo và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động ngoại khóa của các n ớc trªn thÕ giíi. Cã thÓ xem thªm phÇn "Mét sè h×nh ¶nh vµ t liÖu vÒ tÝnh th©n thiÖn vµ tÝnh tÝch cùc trong gi¸o dôc phæ th«ng ë ViÖt Nam vµ níc ngoµi” trong sæ tay nµy vµ t×m hiÓu thªm trªn c¸c trang web cña §oµn TNCS Hå ChÝ Minh cÊp tØnh vµ cÊp Trung ¬ng.  Biểu dơng kịp thời các Chi đoàn, Liên đội, Chi đội, các đoàn viên, thanh niên, đội viên có thành tích tốt trong phong trµo thi ®ua. C©u hái 19. Ngµnh V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch cÇn lµm g× trong phong trµo thi ®ua "X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi Thùc hiÖn KÕ ho¹ch liªn ngµnh sè 7575/KHLN/BGD§T  BVHTTDL  T¦§TN, ngµnh V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch cÇn tiÕn hµnh:  Xác định, giới thiệu với ngành Giáo dục các di tích lịch sử, văn hoá tại địa ph ơng phù hợp với nội dung: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa ph ơng. Mỗi trờng đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các di tích của địa phơng với bạn bè, cộng đồng và khách du lịch sao cho phù hợp với đối tợng là các trờng từ tiểu học đến trung học phổ thông. Hai bên phối hợp tuyªn truyÒn, giíi thiÖu gi¸ trÞ c¸c di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸, nhÊt lµ trong dÞp Ngµy Di s¶n v¨n ho¸ ViÖt Nam – Ngµy vÒ nguån 23/11 h»ng n¨m.  Phèi hîp víi c¸c cÊp qu¶n lÝ gi¸o dôc lËp kÕ ho¹ch, ph©n c«ng nhiÖm vô, híng dÉn chuyªn m«n, nghiệp vụ, cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá cho các trờng học trên địa bàn.  Phối hợp tổ chức nghiệm thu, đánh giá và xác nhận kết quả việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng cho các trờng..

<span class='text_page_counter'>(71)</span>  Phèi hîp víi Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o tæ chøc biªn tËp, giíi thiÖu c¸c trß ch¬i d©n gian, c¸c lo¹i h×nh v¨n ho¸ nghÖ thuËt d©n gian vµ lùa chän, phèi hîp híng dÉn viÖc tæ chøc ®a c¸c trß ch¬i, c¸c lo¹i h×nh v¨n hoá nghệ thuật dân gian vào nhà trờng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phơng và lứa tuổi học sinh.  Chỉ đạo, tạo điều kiện cho các bảo tàng tổ chức không gian khám phá, sáng tạo phục vụ nhu cầu học tập, mở rộng và nâng cao kiến thức toàn diện của học sinh; gắn kết các hoạt động của bảo tàng với giáo dôc trong nhµ trêng. Câu hỏi 20. Hội Khuyến học các cấp có những hoạt động nào góp phần trực tiếp vào phong trào thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi Mét trong nh÷ng nhiÖm vô cña Héi KhuyÕn häc c¸c cÊp lµ hç trî sù ph¸t triÓn cña hÖ thèng gi¸o dôc nhµ trờng và khuyến khích học sinh thi đua học tập. Hội đ ã, đang và sẽ đẩy mạnh những hoạt động chính nh :  Phát triển các loại quỹ khuyến học, khuyến tài để có đợc học bổng cho học sinh nghèo, phần thởng cho häc sinh giái vµ hç trî cho thÇy, c« gi¸o cã hoµn c¶nh khã kh¨n;  Đẩy mạnh thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học” với 3 tiêu chí: + Con em trong gia đình không lu ban, bỏ học, không mắc vào những tệ nạn x ã hội; + Ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình đều tham gia một hình thức học tập nào đó, giúp con em cách tự häc ë nhµ; + TÝch cùc tham gia c«ng t¸c khuyÕn häc.  Đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích phát triển tài năng của học sinh, nh mở ra các giải thởng cho các hoạt động sáng tạo, trao phần thởng cho học sinh có thành tích học tập cao (phối hợp với đơn vị và c¸c c¸ nh©n).  Vận động các nhà tài trợ và nhân dân xây nhà bán trú cho trờng miền núi, sửa chữa trờng lớp sau bão lụt, xây dựng tủ sách cho nhà trờng, vận động nhân dân hiến đất xây dựng trờng học, vận động các lực lợng xã hội nuôi dỡng trẻ nghèo và mồ côi, ...  H»ng n¨m, Héi KhuyÕn häc c¸c cÊp phèi hîp víi ngµnh Gi¸o dôc tæ chøc tèt LÔ khai gi¶ng n¨m häc, đẩy mạnh các hoạt động trong “Tháng 9 khuyến học”, tổ chức tốt “Ngày Khuyến học Việt Nam”. Câu hỏi 21. Hội Phụ nữ các cấp có trách nhiệm gì trong việc vận động cộng đồng ủng hộ giáo dục nãi chung vµ phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” nãi riªng? &Tr¶ lêi §Ó triÓn khai phong trµo thi ®ua, Héi Phô n÷ c¸c cÊp cã tr¸ch nhiÖm sau:  TriÓn khai ch¬ng tr×nh phèi hîp sè 205/CTr/BGD§T – HLHPNVN – HKHVN.  Phối hợp với các tổ chức khác (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Khuyến học; Ban đại diện cha mẹ học sinh) để tuyên truyền trong cộng đồng về: mục đích, nội dung, ý nghĩa của phong trào; trách nhiệm hỗ trợ và các hoạt động phối hợp trong việc thực hiện phong trào.  Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bà mẹ về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của con em mình, cho con đi học đúng độ tuổi, không để con bỏ học. Vận động các gia đình, đặc biệt là ngời mẹ quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn đến việc học tập cho con em bằng những việc làm thiÕt thùc.  Tổ chức các đợt vận động “Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp học sinh khó khăn” tại địa bàn để thực hiện yêu cầu 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở).  Các cấp Hội Phụ nữ phối hợp với nhà trờng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động tập thể vui tơi, lành mạnh cho học sinh nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi, Rằm trung thu, Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Gia đình Việt Nam, các ngày kỉ niệm lớn, lễ hội lớn của đất nớc và địa phơng..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> câu hỏi 22. Những điều kiện cần thiết để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiÖn, häc sinh tÝch cùc” lµ g×? &Tr¶ lêi Mọi nhà trờng phổ thông, mầm non, các cơ sở giáo dục khác đều có thể triển khai toàn bộ hoặc lựa chọn một số nội dung của phong trào một cách chủ động, sáng tạo, tùy điều kiện thực tế của nhà trờng và mỗi địa phơng. Để triển khai phong trào thi đua đạt kết quả tốt và bền vững, cần có một số điều kiện sau:  Bé vµ Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o cã kÕ ho¹ch phèi hîp víi ngµnh V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch, §oµn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học để thực hiện phong trào thi đua hàng năm. Các nội dung míi nh “§i häc an toµn”, “RÌn luyÖn kÜ n¨ng sèng”, “Ch¨m sãc vµ ph¸t huy gi¸ trÞ c¸c di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸”, “ Nãi kh«ng víi t¸c h¹i cña trß ch¬i ®iÖn tö”, cÇn ph¶i cã tµi liÖu híng dÉn, dÔ triÓn khai.  Có sự quyết tâm của Hiệu trởng và sự đồng thuận của mọi thành viên của nhà trờng trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ về phong trào thi đua.  Có sự ủng hộ và quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phơng và sự tham gia tích cực của các lùc lîng x· héi kh¸c.  Nhà trờng có kế hoạch hành động triển khai phong trào gắn kết với việc thực hiện kế hoạch năm học, với các mục tiêu cụ thể, giải pháp khả thi, huy động đợc toàn bộ lực lợng của nhà trờng cùng thực hiện trªn c¬ së cã sù ph©n c«ng râ rµng. Cã sù vËn dông linh ho¹t vÒ thêi lîng, néi dung, c¸ch thøc tæ chøc để đảm bảo thực hiện hài hòa giữa các hoạt động học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng.  Ph¸t huy tèt vai trß cña §éi TNTP Hå ChÝ Minh, §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, c¸c tæ chøc cña ngµnh V¨n hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Phụ nữ và Hội Khuyến học ở mỗi địa phơng.  Tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền với nội dung phù hợp và cách thức thực hiện linh hoạt.  Có cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo cho các hoạt động và sinh hoạt của giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phơng, đặc biệt là công trình vệ sinh, nớc sạch.  Coi trọng công tác tổng kết, đánh giá cuộc vận động, đặc biệt là công tác thi đua khen thởng, biểu dơng và nh©n réng g¬ng ®iÓn h×nh tiªn tiÕn cña phong trµo nµy. c©u hái 23. TriÓn khai phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” ë c¸c trêng mÇm non cÇn lu ý nh÷ng ®iÓm g×? &Tr¶ lêi Do đặc thù về trờng, lớp và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của trẻ mầm non, nên khi triển khai phong trào, ngoài c¸c yªu cÇu vµ c¸ch triÓn khai c¬ b¶n nãi chung, c¸c trêng mÇm non cÇn lu ý mét sè ®iÓm sau:  Tôn trọng, yêu thơng, gần gũi, cởi mở, công bằng với trẻ, đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trÎ.  Tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú các hoạt động thực hành, vui chơi; đợc giao tiếp; tập cho trẻ sự tự tin, ý thích tìm hiểu sự vật và thói quen đặt câu hỏi, ...  Giúp trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vui chơi.  Khuyến khích trẻ quan sát, tham gia chơi một số trò chơi đơn giản, nhất là đối với các cháu mẫu giáo lớn.  Xây dựng, cải tạo, sắp xếp và trang trí trờng, lớp xanh, sạch, đẹp, thoáng mát, hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh, an toàn, thuận tiện cho trẻ khi hoạt động và sử dụng. câu hỏi 24. Giáo viên cần làm gì để xây dựng môi trờng thân thiện trong trờng mầm non? &Tr¶ lêi M«i trêng th©n thiÖn trong trêng mÇm non bao gåm: m«i trêng tinh thÇn vµ m«i trêng vËt chÊt xung quanh trẻ, trong đó môi trờng tinh thần là quan trọng và mang yếu tố quyết định..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> M«i trêng tinh thÇn bao gåm hÖ thèng c¸c mèi quan hÖ c¸n bé qu¶n lÝ  gi¸o viªn  trÎ  c¸c bËc cha mÑ. C¸c mèi quan hÖ cã liªn quan vµ hç trî lÉn nhau, t¹o bÇu kh«ng khÝ Êm cóng, th©n thiÖn cho c¸c thµnh viên, đặc biệt là trẻ. Bầu không khí ấm cúng, thân thiện đợc xây dựng dựa trên mối quan hệ tình cảm, thân thiện giữa giáo viên và trẻ, mà vai trò quyết định thuộc về giáo viên. Ngời giáo viên phải luôn thể hiện tình yêu thơng, tôn trọng, đối xử công bằng, gần gũi với trẻ, lắng nghe, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ, tự tin diễn đạt bằng lời nói, mạnh dạn trớc đám đông; giáo dục trẻ biết yêu bản thân, kính yêu ông bà, cha mẹ, thân thiện với bạn bè, lễ phép với ngời lớn tuổi thông qua các trải nghiệm thực tiễn, các hoạt động vui chơi, häc tËp hµng ngµy. Bầu không khí ấm cúng, thân thiện trong trờng mầm mon còn đợc tạo thành từ mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa các giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lí, trong đó vai trò quan trọng thuộc về cán bộ qu¶n lÝ. V× vËy, ngêi c¸n bé qu¶n lÝ cÇn thÓ hiÖn uy tÝn, g¬ng mÉu, biÕt nhËn tr¸ch nhiÖm, lu«n c«ng b»ng; biết tôn trọng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà tr ờng; tránh áp đặt, dùng uy quyền để gây áp lực cho cấp dới. Mèi quan hÖ th©n thiÕt gi÷a nhµ trêng víi phô huynh lµ mét trong nh÷ng yÕu tè quan träng t¹o sù thèng nhất trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Để có đợc kết quả này, nhà trờng nên tổ chức các hoạt động có sự tham gia cña phô huynh vµo qu¸ tr×nh ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ; khai th¸c tiÒm n¨ng s½n cã tõ phÝa phô huynh gãp phÇn n©ng cao chÊt lîng ch¨m sãc, gi¸o dôc trÎ. Môi trờng vật chất có ý nghĩa quan trọng, tác động mạnh đến cảm xúc, nhận thức và hành vi hàng ngày của trẻ. Lớp học đảm bảo vệ sinh, an toàn theo yêu cầu. Thiết kế, xây dựng góc chơi theo hứng thú, nhu cầu của trẻ, theo sự kiện trẻ quan tâm và yêu cầu của chơng trình. Cần chú trọng các yêu cầu về môi trờng sống cho trẻ nh: đủ lợng ánh sáng, nớc sạch, không khí trong lành, sắp xếp phòng học thông thoáng, sử dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên. Sắp xếp để lớp học đợc giảm thiểu tiếng ồn đến mức an toàn, tr¸nh xa n¬i « nhiÔm hoÆc cã thÓ g©y nguy hiÓm cho trÎ. Sân chơi ngoài trời cần tránh bê tông hóa, có thiết kế sinh thái phù hợp với các loại cây, hoa, đảm bảo đa d¹ng vÒ chñng lo¹i, c¶i thiÖn m«i trêng, ... nh»m gióp trÎ quan s¸t, ph¸t hiÖn, thùc hµnh b¶o vÖ ch¨m sãc c©y. Đồ chơi ngoài trời phải đợc bố trí khoa học, an toàn, gần gũi và ấm cúng; khuyến khích xây dựng khu vực chơi cát – nớc giúp trẻ hoạt động nhẹ nhàng, thoải mái. c©u hái 25. C¸c trêng häc ë vïng khã kh¨n khi triÓn khai phong trµo thi ®ua “X©y dùng tr êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” cÇn lu ý nh÷ng ®iÓm g×? &Tr¶ lêi Các trờng học ở vùng khó khăn với những đặc thù của mình, khi triển khai phong trào thi đua cần lu ý mét sè ®iÓm nh sau:  Cán bộ, giáo viên cần nắm vững và vận dụng các phong tục, tập quán văn hoá của địa ph ơng để xây dựng đợc sự tin cậy, thân thiện giữa nhà trờng với chính quyền và nhân dân địa phơng, giữa giáo viên với häc sinh, gi÷a häc sinh víi häc sinh cña c¸c d©n téc, c¸c th«n b¶n kh¸c nhau.  Huy động các nguồn lực để từng bớc giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, sao cho mỗi lớp học, mỗi điểm trờng đều có một môi trờng xanh, sạch, đẹp và cao hơn là một điểm văn hoá tiêu biểu cña th«n, b¶n.  Tæ chøc d¹y vµ häc phï hîp víi ®iÒu kiÖn vïng miÒn vµ g¾n liÒn víi b¶n s¾c v¨n ho¸ cña d©n téc, cña địa phơng.  Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, cũng nh trong việc su tầm và tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống của địa phơng, của dân téc..

<span class='text_page_counter'>(74)</span>  Vận động và tạo điều kiện về vật chất (cấp sách, vở, dụng cụ học tập) để mọi học sinh trong độ tuổi đợc đến trờng. Động viên, khích lệ kịp thời sự tiến bộ (dù là rất nhỏ) của những em học sinh yếu kém hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. C©u hái 26. CÇn chó ý nh÷ng ®iÓm g× khi triÓn khai phong trµo thi ®ua “X©y dùng tr êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” ë trêng phæ th«ng d©n téc néi tró? &Tr¶ lêi Khi triÓn khai phong trµo ë trêng phæ th«ng d©n téc néi tró cÇn chó ý mét sè néi dung sau: 1. Khảo sát để tìm hiểu học sinh theo khả năng học tập và đặc điểm về cá nhân  NhiÒu häc sinh d©n téc thiÓu sè cã kiÕn thøc bÞ hæng tõ nh÷ng líp häc tríc ®©y, hÇu hÕt c¸c em sèng ë vùng có điều kiện kinh tế  xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Hầu hết các em khi vào trờng đều nhút nhát, e dè và một số em còn mặc cảm, thiếu tự tin dẫn đến chán học. Khả năng đọc, viết, nói bằng tiếng Việt còn hạn chế, do đó dẫn đến việc tiếp thu bài còn chậm.  Mỗi em có nếp sống của dân tộc mình từ đó tạo ra sự đa dạng, phong phú về văn hóa và có thể giao lu, ph¸t huy b¶n s¾c v¨n hãa tèt trong m«i trêng cã nhiÒu d©n téc cïng häc tËp, sinh sèng. NhiÒu em cã n¨ng khiÕu vÒ thÓ hiÖn v¨n hãa d©n téc (h¸t d©n ca, biÓu diÔn nh¹c cô, móa, trß ch¬i, thÓ thao d©n gian, d©n téc, ...) vµ cã thÓ ph¸t huy tèt trong trêng d©n téc néi tró. Từ việc đó, nhà trờng có kế hoạch phù hợp để phát huy thế mạnh và khắc phục điều còn hạn chế của c¸c em. 2. Mét sè kinh nghiÖm vµ biÖn ph¸p Cã kÕ ho¹ch cô thÓ vµ t¨ng cêng n©ng cao hiÖu qu¶ giê tù häc cña häc sinh víi tinh thÇn tù qu¶n vµ cã sù hç trî cña c¸n bé gi¸o viªn vÒ chuyªn m«n vµ híng dÉn c¸ch tù häc (c¸c nhãm häc sinh cã thÓ «n tập, củng cố kiến thức bằng cách lập bảng biểu, sơ đồ, bản đồ t duy, ... để ghi nhớ, khắc sâu, vận dụng hÖ thèng hãa nh÷ng kiÕn thøc c¬ b¶n, träng t©m). Xây dựng các mối quan hệ thân thiện đối với: lớp học, giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên phục vụ, học sinh, ... Các mối quan hệ này đợc cụ thể hóa thành các cụm từ cho dễ nhớ, dễ thực hiện. Rèn luyện kĩ năng sống, thành lập các câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, hoạt động văn hóa, giao l u do häc sinh tù qu¶n víi sù cè vÊn cña c¸n bé gi¸o viªn. Ph©n c«ng cô thÓ gi¸o viªn chuyªn m«n phô tr¸ch 1  2 phòng ở của học sinh để có thể quan tâm toàn diện đến các em trong và ngoài giờ học. Rèn luyện lối sống ngăn nắp, gọn gàng trong phòng ở, lớp, tr ờng và đặc biệt là có kĩ năng giữ gìn vệ sinh c¸ nh©n vµ vÖ sinh chung, tham gia tù qu¶n c¸c khu vÖ sinh chung, x©y dùng nhµ trêng xanh, s¹ch, đẹp, an toàn, không khói thuốc lá (cán bộ giáo viên phải gơng mẫu). Tæ chøc thi, tr×nh diÔn c¸c trß ch¬i d©n gian cña c¸c d©n téc thiÓu sè, c¸c trang phôc d©n téc, x©y dùng phòng truyền thống nhà trờng (trong đó có giới thiệu các dân tộc anh em). Su tầm các làn điệu dân ca của các dân tộc để giới thiệu cho học sinh, tổ chức giới thiệu một số phong tục tập quán của mỗi dân tộc, ... Có quỹ tình thơng để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tìm nguồn để hỗ trợ tiền ăn cho học sinh, trồng rau (ở nơi có điều kiện). Cán bộ giáo viên có thể nhận đỡ đầu một số học sinh diện yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn hơn để giúp đỡ toàn diện cho các em.  Có phòng truyền thống, phòng đọc sách và có thể mở cửa ngoài giờ cho học sinh tham quan, tìm hiểu. Câu hỏi 27. Nhà trờng cần chú ý những điểm gì đối với công tác tuyên truyền về phong trào thi đua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”? &Tr¶ lêi §èi víi phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”, c«ng t¸c tuyªn truyÒn cÇn chó ý mét sè ®iÓm sau:.

<span class='text_page_counter'>(75)</span>  X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc chÝnh lµ sù cô thÓ ho¸ cña yªu cÇu “D¹y tèt, häc tèt” trong hoàn cảnh hiện nay. Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân, mà còn là hoạt động của tập thể giáo viên, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình s phạm, là tạo môi trờng thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy tốt, học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà cßn qua thùc hµnh, kh«ng chØ hiÓu biÕt mµ cßn lµm, thùc hµnh kÜ n¨ng sèng, t×m hiÓu c¸c di tÝch lÞch sö, văn hoá. Dạy tốt, học tốt không chỉ có thầy cô là ngời dạy, mà chính các em, qua các hoạt động tích cực trong học tập, hoạt động tập thể, hoạt động x ã hội mà tự giúp nhau tr ởng thành, tự rèn luyện. Các em học sinh không chỉ là đối tợng cần đợc giáo dục mà thông qua hoạt động tích cực, các em chính là những ngời nuôi dỡng và phổ biến văn hoá dân tộc, truyền thống cách mạng của đất nớc. Các em cũng là chủ thÓ cña qu¸ tr×nh gi¸o dôc x· héi.  Bám sát các nội dung đợc quy định trong Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT và Kế hoạch phối hợp 533/KH/BGD§T BVHTTDL T§TN HLHPNVN HKHVN. Tuyªn truyÒn cho mäi lùc lîng gi¸o dôc trong và ngoài nhà trờng với nội dung thích hợp, huy động sự tham gia chủ động, tích cực của học sinh trong công tác tuyên truyền ở trờng, gia đình và cộng đồng.  Néi dung tuyªn truyÒn cÇn võa lµm râ ý nghÜa, néi dung, t¸c dông cña phong trµo, võa giíi thiÖu kÕ hoạch hoạt động cụ thể trong năm học, hàng tháng của nhà trờng, của ngành Văn hoá, Thể thao và Du lÞch, cña §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, cña Héi Phô n÷ vµ cña Héi KhuyÕn häc.  Ngành Giáo dục, nhà trờng cần chủ động đặt hàng với truyền thanh x ã (ph ờng), đài truyền hình và báo, đài cấp tỉnh để có kế hoạch phối hợp tuyên truyền hàng tháng; tận dụng các ph ơng tiện truyền thông và các cơ hội thuận lợi để tuyên truyền cho phong trào.  Chó träng viÖc ph¸t hiÖn, biÓu d¬ng vµ phæ biÕn kÞp thêi c¸c g¬ng ngêi tèt, viÖc tèt, nh÷ng kinh nghiệm, sáng kiến hay trong quá trình triển khai phong trào thi đua cũng nh các hoạt động khác của ngµnh..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Câu hỏi 28. Nhà trờng cần làm gì để duy trì bền vững các hoạt động ngoại khóa của học sinh? &Tr¶ lêi Để duy trì bền vững các hoạt động ngoại khoá của học sinh, nhà trờng cần:  Cải tiến nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phơng, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đ ã quy định và hớng dẫn.  T«n träng vai trß cïng tham gia cña häc sinh.  Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh đợc lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập, tự tin và cảm thấy an toàn, hứng thú trong mỗi hoạt động (có hòm th về trờng học thân thiện, học sinh tích cực để lấy ý kiến của học sinh và xử lí thông tin kịp thời; có biện pháp quan tâm thực sự đến những học sinh có hoàn c¶nh khã kh¨n, …).  Dự trù ngân sách hằng năm để mua sắm mới và bổ sung các dụng cụ thể thao nh : bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, quả cầu (dùng cho đá cầu), dây kéo co; các nhạc cụ, trong đó có các nhạc cụ dân tộc, ... để tổ chức cho học sinh hoạt động, vui chơi, ca hát phù hợp với điều kiện sân b ãi, cơ sở vật chÊt cña trêng.  Phát động giáo viên, học sinh, các đoàn viên thanh niên lớn tuổi, học sinh cũ của tr ờng, các bậc phụ huynh và tổ chức xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hoặc s u tầm, sản xuất đóng góp các dụng cụ, phơng tiện để tặng cho nhà trờng, hoặc đóng góp kinh phí cho công việc này; lập sổ vàng ghi danh các cá nhân và tập thể đó để Ban Chỉ đạo các cấp tổng hợp, chọn lọc và công bố trên trang web của Bộ Gi¸o dôc vµ §µo t¹o hoÆc c¸c ph¬ng tiÖn truyÒn th«ng kh¸c. Tæ chøc cho häc sinh tù lµm hoÆc s u tÇm c¸c dông cô vÒ trß ch¬i d©n gian.  T¹o ®iÒu kiÖn vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn cho häc sinh ph¸t huy tÝnh s¸ng t¹o th«ng qua viÖc tham gia sinh ho¹t c©u l¹c bé (c©u l¹c bé khoa häc – kÜ thuËt, c©u l¹c bé v¨n ho¸  v¨n nghÖ, c©u l¹c bé thÓ thao, ...); c¸c hoạt động có tính chất khảo sát, tìm hiểu (su tầm vốn văn hoá dân gian, trò chơi dân gian, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hoá ở địa phơng, …).  Đảm bảo bình đẳng về giới thông qua học tập cũng nh qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi dân gian, hát dân ca, hoạt động thể dục thể thao nói riêng. C©u hái 29. Nhµ trêng thùc hiÖn viÖc phèi hîp víi c¸c cÊp, c¸c ngµnh vÒ gi¸o dôc truyÒn thèng cho häc sinh nh thÕ nµo? &Tr¶ lêi Giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu đợc trong việc hình thành và phát triển đạo đức và nh©n c¸ch häc sinh. Trong bèi c¶nh héi nhËp Khu vùc vµ Quèc tÕ, viÖc gi¸o dôc truyÒn thèng l¹i cµng cần đợc coi trọng. Nội dung giáo dục là:  Truyền thống đấu tranh giữ nớc, bảo vệ chủ quyền Quốc gia, lao động cần cù xây dựng đất nớc.  TruyÒn thèng yªu mÕn vµ niÒm tù hµo vÒ quª h¬ng.  Truyền thống văn hóa của dân tộc, của từng vùng quê, để không pha trộn, không mai một trong quá tr×nh héi nhËp.  TruyÒn thèng, thµnh tÝch cña nhµ trêng, c¸n bé, gi¸o viªn vµ häc sinh.  Tinh thÇn ®oµn kÕt, t¬ng th©n t¬ng ¸i, vÞ tha, cã ý chÝ v¬n lªn, ... Để thực hiện đợc những nội dung đó, cần:  Híng dÉn gi¸o viªn lång ghÐp trong c¸c giê häc chÝnh khãa, nhÊt lµ víi c¸c m«n häc LÞch sö, Ng÷ v¨n, §Þa lÝ, Gi¸o dôc c«ng d©n;.

<span class='text_page_counter'>(77)</span>  Thực hiện tốt các nội dung hoạt động ngoại khoá và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, gắn với chủ điểm đất nớc và quê hơng; tranh thủ sự giúp đỡ của các bậc cao niên có kinh nghiệm và tâm huyết trong cộng đồng, các Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể khác;  Có phòng truyền thống để lu giữ các sản phẩm tự làm của học sinh và giáo viên (tranh vẽ đẹp, vở sạch chữ đẹp, bài kiểm tra xuất sắc, bản đồ t duy, sáng kiến kinh nghiệm, ...), các thành tích của phong trào thi ®ua vµ cña nhµ trêng. Câu hỏi 30. Lễ Tri ân và trởng thành, Lễ tổng kết năm học nên đợc tổ chức nh thế nào? &Tr¶ lêi LÔ Tri ©n vµ trëng thµnh; LÔ tæng kÕt n¨m häc cã thÓ tæ chøc nh sau:  Mçi häc sinh líp 12 viÕt mét bøc th, hoÆc s¸ng t¸c mét bµi th¬, vÏ tranh, ... víi néi dung tri ©n c«ng ¬n cha mẹ, thầy, cô giáo, quê hơng, đất nớc và định hớng ớc mơ tơng lai cho bản thân;  Giáo viên đọc và góp ý. Sau đó lựa chọn một số bài để học sinh giới thiệu trớc toàn khối 12 (có đại diện khèi 11, khèi 10 hoÆc tæ chøc toµn trêng, tïy theo ®iÒu kiÖn mçi trêng) víi sù cã mÆt cña c¸n bé, gi¸o viên, cha mẹ học sinh, đại biểu;  Học sinh gửi đến cha mẹ bức th, bài thơ, và cha mẹ tặng lại cho các em một món quà nhỏ (1 cây bút, quyÓn s¸ch, …) nh göi g¾m k× väng vµo c¸c em;  Häc sinh cã thÓ tÆng thÇy, c« gi¸o nh÷ng s¶n phÈm trong qu¸ tr×nh tù häc lµm ra nh tranh vÏ, bµi th¬, s¸ng t¸c bµi h¸t vÒ thÇy c« vµ m¸i trêng;  Mời tất cả các học sinh có thành tích toàn diện hoặc có tiến bộ về một mặt nào đó trong cả năm học lên vị trí danh dự để biểu dơng, khen thởng. Lu ý: Có thể vận dụng cho phù hợp, sáng tạo để tổ chức các hoạt động có ý nghĩa khi tổng kết năm học cho c¸c líp cuèi cÊp (líp 5, líp 9). Câu hỏi 31. Làm thế nào để xây dựng câu lạc bộ bổ ích, hứng thú của học sinh? &Tr¶ lêi  Giới thiệu các mô hình câu lạc bộ phù hợp trong nhà tr ờng: Tổ chức để học sinh tự đề xuất thành lập c©u l¹c bé phï hîp, cã tÝnh kh¶ thi cao.  Thµnh lËp thÝ ®iÓm 1 2 c©u l¹c bé víi quy m« nhá dµnh cho nh÷ng häc sinh yªu thÝch vµ cã kh¶ n¨ng nhất. Thành lập Ban cố vấn khoảng 5 7 ngời gồm đại diện Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội Thiếu niªn (BÝ th §oµn Thanh niªn), gi¸o viªn, cha mÑ häc sinh, nhµ tµi trî, hç trî chuyªn m«n (nÕu cã); Ban chñ nhiÖm c©u l¹c bé gåm kho¶ng 5 7 häc sinh do häc sinh líp gÇn cuèi cÊp häc lµm chñ nhiÖm; ph©n công thành các nhóm trong câu lạc bộ, xây dựng điều lệ/nội quy, chơng trình hành động hàng tháng trong năm, xác định nguồn cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện. Sau khi có kết quả tốt, sẽ mở rộng về quy m« vµ lo¹i h×nh c©u l¹c bé phï hîp.  Tổ chức hoạt động qua các hình thức phong phú: hội thảo, trao đổi theo chủ đề, tập luyện, biểu diễn, thi đấu (nếu có), giao lu với các đơn vị khác ngoài trờng. Các hoạt động này đều do học sinh tự làm với sự chỉ đạo của Ban cố vấn.  Đánh giá theo định kì rút ra bài học kinh nghiệm, kết quả và đợc ghi nhận bằng nhiều hình thức phong phó (tuyªn d¬ng tríc líp, trêng trong c¸c buæi sinh ho¹t, ®a lªn b¶n tin, trang web cña trêng, lu gi÷ trong phßng truyÒn thèng víi c¸c h×nh thøc phong phó, lu niÖm trªn c¸c s¶n phÈm, tµi liÖu cña nhµ trêng, häc sinh, phô huynh, ...). Lu ý:  Chọn loại hình câu lạc bộ, xây dựng chơng trình hành động, thực hiện là do học sinh chủ động, tự lo là chính, Ban cố vấn chỉ là cố vấn chuyên môn, định hớng.  Nên mời các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân đứng ra hỗ trợ, tài trợ cả về vật chất, tinh thần cho câu lạc bộ..

<span class='text_page_counter'>(78)</span>  Ban đại diện cha mẹ học sinh, Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên chủ động và tham gia tích cực trong c¸c c©u l¹c bé.  Trang web của nhà trờng (nếu có) nên có diễn đàn cho học sinh để làm kênh thông tin trong hoạt động c©u l¹c bé. Câu hỏi 32. Làm thế nào để tổ chức một loại hình câu lạc bộ hiệu quả, chẳng hạn “Câu lạc bộ Sinh học và Môi trờng” và duy trì hoạt động của câu lạc bộ này suốt năm học? &Tr¶ lêi Một loại hình câu lạc bộ chỉ có hiệu quả khi đáp ứng nhu cầu, mong muốn của học sinh, phải xác định rõ mục tiêu hoạt động của câu lạc bộ, đối tợng tham gia câu lạc bộ, thành lập Ban cố vấn, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, xây dựng kế hoạch, nội dung chơng trình hoạt động cụ thể của câu lạc bộ cho cả năm học (theo chủ đề từng tuần/ tháng), xây dựng điều lệ/nội quy hoạt động câu lạc bộ, lựa chọn hình thức tổ chức thích hợp với từng chủ đề, chuẩn bị cơ sở vật chất, tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động của câu l¹c bé, … Giíi thiÖu mét m« h×nh “C©u l¹c bé Sinh häc vµ M«i trêng” 1. Mục tiêu: Học sinh thấy đợc tác hại của sự ô nhiễm môi trờng; bớc đầu nhận thức đợc tầm quan trọng và trách nhiệm của mỗi ngời; hình thành thói quen và hành động cụ thể bảo vệ môi trờng. 2. Đối tợng: Những học sinh, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trờng. 3. Công tác tổ chức: (1) Thành lập Ban cố vấn: đại diện Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, đại diện phụ huynh, gi¸o viªn m«n Sinh häc; (2) Thµnh lËp Ban chñ nhiÖm c©u l¹c bé; (3) X©y dùng ®iÒu lÖ/ néi quy hoạt động của câu lạc bộ. 4. Xây dựng chủ đề sinh hoạt theo tháng:  Th¸ng 9: Tæ chøc tuyªn truyÒn, th¨m dß nhu cÇu, chuÈn bÞ néi dung cho buæi ra m¾t.  Tháng 10: Môi trờng – Trờng em xanh sạch đẹp.  Th¸ng 11: An toµn thùc phÈm.  Tháng 12 : Vệ sinh cá nhân, gia đình và cộng đồng.  Tháng 1: Biến đổi khí hậu.  Th¸ng 2: Vai trß cña rõng.  Th¸ng 3: M«i trêng vµ søc kháe.  Th¸ng 4: M«i trêng vµ sù ph¸t triÓn x· héi. Từng chủ đề phải đợc thảo luận kĩ, đặt ra các mục tiêu, xác định 4 5 câu hỏi liên quan. 5. H×nh thøc:  Su tÇm h×nh ¶nh trªn m¹ng, qua b¸o chÝ, tù chôp c¶nh thËt, viÕt bµi.  Trß ch¬i: Tæ chøc c¸c trß ch¬i tËp thÓ, dùng c¸c tiÓu phÈm hµi, tr×nh diÔn thêi trang b»ng c¸c vËt liÖu t¸i sö dông, t¸i chÕ.  Tuyªn truyÒn: vÏ tranh, ¸p phÝch, tê r¬i, pann«, sinh ho¹t díi cê, b¶n tin, ®a tin, bµi lªn trang web cña trêng. 6. Chuẩn bị cơ sở vật chất: phòng trng bày, máy chiếu; tranh, đồ dùng học tập do chính học sinh, giáo viên sáng tạo ra, mời tổ chức, cá nhân đỡ đầu. 7. Các cách thức đánh giá: Tuyên dơng trong buổi sinh hoạt, bản tin. 8. Khã kh¨n: Cã thÓ lµ thiÕu sù ñng hé nhiÖt t×nh cña HiÖu trëng, thiÕu kinh phÝ, thiÕu kinh nghiÖm tæ chøc, häc sinh kh«ng hµo høng tham gia. Dùa vµo m« h×nh nµy cã thÓ thµnh lËp c¸c c©u l¹c bé kh¸c nh: tuæi Teen; Hïng biÖn; TiÕng Anh; To¸n học; đọc và giải toán trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, Toán Tuổi thơ..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> C©u hái 33. V× sao cÇn cã kÜ n¨ng giao tiÕp vµ néi dung cÇn rÌn luyÖn cña kÜ n¨ng nµy? &Tr¶ lêi Kĩ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình với ngời khác để tạo ra thái độ cảm thông, góp phần giải quyết vấn đề đang gặp phải. Kĩ năng hợp tác và làm việc tập thể là những yếu tố quan träng trong kÜ n¨ng giao tiÕp, ®em l¹i hiÖu qu¶ cao cho c¸ nh©n, cho nhãm trong viÖc th ¬ng thuyÕt, xử lí tình huống và giúp đỡ ngời khác. Đối với học sinh, các nội dung cần rèn luyện để có kĩ năng này bao gồm:  Xây dựng tình bạn: Mỗi cá nhân đều cần có bạn để chia sẻ, bày tỏ, thổ lộ điều mình quan tâm. Kết bạn để hai bên cùng tiến bộ. Khớc từ kiểu tình bạn có thể đa họ đến hành vi nguy hiểm nh nghiện ma túy, cờ b¹c, trém c¾p vµ c¸c tÖ n¹n x· héi kh¸c.  Tạo sự cảm thông: Đặt mình vào hoàn cảnh ngời khác để hiểu hơn, chia sẻ giảm bớt gánh nặng, tránh lªn ¸n hoÆc coi khinh hä. Lu ý: Tríc ®iÒu sai tr¸i th× ph¶i t×m c¸ch phª ph¸n hîp lÝ, khÐo lÐo chø kh«ng chØ lµ c¶m th«ng.  Kh«ng bÞ l«i kÐo vµo viÖc xÊu: B¶o vÖ gi¸ trÞ vµ niÒm tin cña b¶n th©n. Ph¶i dõng ngay vµ khíc tõ, ph¶n đối việc làm xấu của ngời khác.  Biết thơng lợng khi có sự đe dọa, nguy cơ rủi ro trong mối quan hệ để thể hiện sự cảm thông và tính kiên định của mình.  Giải quyết xung đột bằng cách phân tích, giảng giải chân tình, có lí lẽ, tạo sự đồng thuận khéo léo của ngêi liªn quan, kiªn quyÕt kh«ng dïng b¹o lùc.  BiÕt giao tiÕp hiÖu qu¶ th«ng qua sö dông ng«n ng÷ râ rµng, tÕ nhÞ, cö chØ th©n thiÖn, l¾ng nghe tÝch cực, tôn trọng đối với ngời lớn tuổi, bạn bè, các em nhỏ. Tránh dùng lời nói hoặc cử chỉ gay gắt, võ đoán, thiÕu t«n träng lµm tæn th¬ng ngêi kh¸c.  Sẵn sàng giúp đỡ ngời khác, tìm cách trả lại của rơi, hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống. Câu hỏi 34. Rèn luyện kĩ năng tự quyết định có vai trò gì trong học tập và trong cuộc sống? &Tr¶ lêi Kĩ năng tự quyết định có tác dụng cơ bản nh sau:  RÌn luyÖn kh¶ n¨ng t duy phª ph¸n: Kh¶ n¨ng ph©n tÝch mét c¸ch cã phª ph¸n víi viÖc häc tËp còng nh với sự vật, hiện tợng, thông tin đa dạng, phức tạp tác động dồn dập đến bản thân. Phân tích dựa trên các điều kiện khách quan thông qua trình độ hiểu biết chủ quan của bản thân . Do đó, việc nâng cao sự hiểu biết càng cao thì khả năng phân tích càng có nhiều thuận lợi hơn. Không nóng vội để có tri thức , kết quả học tập tốt ngay mà phải lu ý là luôn phải học không ngừng với hình thức, mức độ phù hợp.  Xây dựng lối suy nghĩ sáng tạo: Điều kiện khách quan luôn vận động, con ngời luôn phải xử lí các tình huèng míi, kh«ng hoµn toµn gièng tríc. T duy s¸ng t¹o cÇn trong lóc xö lÝ c¸c hoµn c¶nh bÊt ngê míi lµ yêu cầu thờng trực của mỗi ngời. Đồng thời, đối với những việc tơng đối ổn định thì t duy sáng tạo để tìm ra cách làm hiệu quả hơn lại là phơng thức để tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, nhất là trong điều kiện đổi mới và hội nhập hiện nay.  Xây dựng các phơng án và chọn phơng án tốt nhất: Xây dựng hệ thống các giải pháp có thể có, trao đổi víi c¸c bªn cã liªn quan (c¸ nh©n, tËp thÓ), dù b¸o c¸c rñi ro, tèt, xÊu cña mçi gi¶i ph¸p, t×m c¸ch gi¶m thiểu rủi ro, lựa chọn, quyết định chọn và tập trung nguồn lực để thực hiện. Hình thành thói quen làm việc gì cũng phải có đợc kết quả cuối cùng. Ghi nhớ tóm tắt các giải pháp để triển khai bằng các hình thức phù hợp (có thể lập bản đồ t duy theo dõi tiến độ kết quả thực hiện). C©u hái 35. Xö lÝ t×nh huèng dÔ g©y ra c¨ng th¼ng trong häc tËp, trong cuéc sèng nh thÕ nµo? &Tr¶ lêi 1. T×nh huèng dÔ g©y ra c¨ng th¼ng nhiÒu khi lµ yÕu tè tÝch cùc buéc c¸ nh©n ph¶i tËp trung vµo c«ng việc và có sáng tạo trong xử lí cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu không có kĩ năng ứng phó thì đó lại là sự bế t¾c trong häc tËp, cuéc sèng cña häc sinh..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 2. Sù c¨ng th¼ng thÓ hiÖn ë c¸c yÕu tè sau ®©y:  Yếu tố cơ thể: mệt mỏi, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau cơ bắp, tim đập nhanh, đau đầu, thậm chí muốn ngÊt.  Yếu tố tình cảm: cảm xúc lẫn lộn, cảm thấy có lỗi, vui mừng cao độ, nổi giận, buồn, bị dồn nén, vô väng, mÊt ph¬ng híng, dÔ bÞ tæn th¬ng, hoang mang, lo l¾ng.  YÕu tè t duy: khã tËp trung, suy nghÜ chËm, kh«ng nhí, lÉn lén, tiªu cùc, nghi ngê, hoang t ëng, kh«ng biết quyết định, cảm thấy mất lòng tin.  Yếu tố hành vi: khó ăn, khó ngủ, nói không rõ, lời nói và hành động khó hiểu, nói liên tục về một việc lặp lại nhiều lần, phóng đại, rút lui, không muốn nói với ai nữa, ... 3. Một số cách để hạn chế căng thẳng:  Tù ph¸t hiÖn ra c¸c biÓu hiÖn cña sù c¨ng th¼ng.  Tránh sự căng thẳng nếu không giải quyết đợc, nghỉ ngơi th giãn, chơi thể thao, đọc sách, đi chơi vui vÎ, chia sÎ víi b¹n bÌ, ngêi th©n, thÇy, c« gi¸o.  Xác định nguyên nhân căng thẳng, trao đổi với ngời khác một cách khách quan.  Suy nghĩ lạc quan và xây dựng lộ trình, kế hoạch phù hợp, cụ thể để thực hiện từng việc nhỏ, cụ thể cho tèt.  Nhiều khi phải bỏ qua để làm việc khác có ích hơn. Câu hỏi 36. Làm thế nào để đa trò chơi dân gian vào trờng mầm non có hiệu quả? &Tr¶ lêi Trò chơi dân gian có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ em. Khi tham gia chơi, trẻ sớm hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể, giúp trẻ tự tin, linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng nh sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển đ ợc các gi¸c quan, ph¸t triÓn trÝ nhí, t duy, trÝ tëng tîng, ng«n ng÷, bíc ®Çu biÕt vÒ v¨n hãa d©n téc. Để đa trò chơi dân gian vào trờng mầm non phù hợp với điều kiện của địa phơng, nhà trờng cần tiến hµnh mét sè c«ng viÖc sau: 1. Tæ chøc su tÇm trß ch¬i d©n gian: Phát động phong trào trong toàn trờng su tầm các trò chơi dân gian phù hợp, an toàn qua các nguồn tài liệu và thực tiễn tại địa phơng; khuyến khích, động viên phụ huynh cùng tham gia.  Tập hợp, phân loại trò chơi theo từng độ tuổi: Trò chơi dành cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ th ờng dễ chơi, mang tính bắt chớc và luật chơi không phức tạp; đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, trò chơi th ờng có hành động chơi và luật chơi đợc nâng cao hơn để gây hứng thú và duy trì đợc sự tham gia chơi của trẻ.  Thử nghiệm trò chơi ở một số nhóm lớp để xác định tính phù hợp, an toàn của các trò chơi với độ tuổi của trẻ.  In ấn thành tài liệu để tất cả các giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo và sử dụng. 2. Tæ chøc tËp huÊn, båi dìng: Hớng dẫn giáo viên sử dụng các trò chơi dân gian trong tổ chức các hoạt động của trẻ: cách lựa chọn theo mục đích giáo dục, cách tổ chức trò chơi, lựa chọn thời điểm chơi, ... Sau đó thực hiện nhân rộng ra toµn trêng, cã thÓ mêi phô huynh, c¸c nghÖ nh©n cïng tham gia tËp huÊn. 3. Tæ chøc cho trÎ ch¬i trß ch¬i d©n gian: Giáo viên có thể lựa chọn trò chơi dân gian đợc yêu thích để lồng ghép vào hoạt động chơi mà học có chủ định, sử dụng làm trò chơi chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Trò chơi dân gian thờng đợc tổ chức ở ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên. Giáo viên có thể chọn vị trí, địa ®iÓm ch¬i linh ho¹t, kh«ng nhÊt thiÕt ph¶i ë trong líp mµ cßn cã thÓ cho trÎ ch¬i ë hµnh lang, s©n trêng, vên trêng. Trong khi tổ chức chơi, giáo viên cần động viên những trẻ còn e dè, nhút nhát tham gia với mức độ phù hợp tăng dần. Mỗi trò chơi chỉ nên chơi tối đa là ba lợt để trẻ đỡ mệt mỏi. Tùy theo sự hứng thú của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> mà thay đổi trò chơi theo chủ đề mới để trẻ không bị nhàm chán. Giáo viên cần tham gia chơi cùng trẻ, tạo sự gần gũi để động viên trẻ hào hứng tham gia. 4. Tuyên truyền việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non để có sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh, địa phơng, các ban ngành, đoàn thể, chính quyền trong việc đảm bảo một số cơ sở vật chất, động viªn tinh thÇn cho trÎ vui ch¬i. 5. Có thể tổ chức giao lu với các trờng mầm non khác hoặc các trờng phổ thông, đơn vị đóng trên cùng địa bàn với hình thức phù hợp. Câu hỏi 37. Ngày hội văn hóa dân gian trong trờng phổ thông đợc tổ chức nh thế nào? &Tr¶ lêi 1. Mục đích của việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian:  Giúp học sinh hiểu biết và khắc sâu hơn các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động cụ thể từ thực tiễn của địa phơng, quê hơng, đất nớc. Đây là sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đờng, giúp cho häc sinh rÌn luyÖn kÜ n¨ng, hoµn thiÖn dÇn t¸c phong, lèi sèng.  Học sinh đợc tự tổ chức các hoạt động trong ngày hội, tạo cho các em tính chủ động, tích cực trong hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, hoạt động x ã hội. Qua đó các em biết hợp tác, gắn bó với nhau, với những ngời tham dự, với gia đình và cộng đồng. 2. Néi dung chÝnh cña Ngµy héi v¨n hãa d©n gian:  Thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa địa phơng, khu vực, đất nớc với các hình thức nh: đố vui, thi đấu giữa các nhóm, đội, lớp với nhau. Có thể vận dụng các hình thức chơi trên truyền hình ở trong tr ờng và địa phơng cho phù hợp với lứa tuổi.  Thi c¸c trß ch¬i d©n gian nh: kÐo co, nh¶y lß cß, ch¹y tiÕp søc, ...  Thi v¨n nghÖ d©n gian: h¸t d©n ca, biÓu diÔn nh¹c cô d©n téc, móa d©n gian, c¸c lo¹i h×nh v¨n nghÖ d©n gian ở địa phơng, vùng miền, giới thiệu, thi tìm hiểu về văn nghệ dân gian.  Tr×nh bµy, t×m hiÓu c¸c tranh, ¶nh, t¸c phÈm v¨n häc, ... vÒ truyÒn thèng d©n téc nh: tranh vÏ d©n gian, truyền thuyết, sử thi, ca dao, tục ngữ, đồng dao, thành ngữ, th pháp, tranh ảnh thể hiện lịch sử địa phơng, đất nớc, ...  Thi nÊu ¨n: häc sinh tù nÊu hoÆc tham gia nÊu c¸c mãn ¨n phï hîp víi løa tuæi. Chó träng phÇn giíi thiệu món ăn dân gian cho hấp dẫn. Qua đó có kiến thức, kĩ năng và ý thức đối với việc nấu ăn nói riêng vµ g×n gi÷ v¨n hãa Èm thùc nãi chung.  Giới thiệu các phong tục tập quán tốt đẹp, khắc phục thói quen lạc hậu ở địa phơng, đất nớc: có hình ảnh, hiện vật thể hiện các giá trị văn hóa tốt đẹp ở địa phơng, đất nớc kèm theo lời giới thiệu của học sinh. Có thể giới thiệu các lễ hội, truyền thống làng nghề, phong tục tập quán của một số dân tộc, của đất nớc. Ngoµi ra cã thÓ cã mét sè h×nh thøc kh¸c do nhµ trêng su tÇm, lùa chän cho phï hîp. 3. H×nh thøc thÓ hiÖn:  Học sinh tự xây dựng kịch bản và thực hiện (đối với THCS và THPT), có sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên nhà trờng, chính quyền địa phơng.  Su tÇm tµi liÖu, lÊy ý kiÕn häc sinh qua phiÕu hái, x©y dùng hÖ thèng c©u l¹c bé, mêi cè vÊn chuyªn m«n, liên hệ nguồn lực thực hiện, làm thí điểm sau đó hoàn chỉnh kế hoạch.  Tổ chức vào một ngày nghỉ, ngày lễ, thứ 7, chủ nhật hoặc kết hợp với các sự kiện lớn ở địa phơng.  Tổ chức vận động hỗ trợ vì mục đích xây dựng trờng, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học hoặc Đoàn Thanh niên chủ trì bảo trợ, nhà trờng tham gia cố vấn, động viên. Câu hỏi 38. Làm thế nào để đa các làn điệu dân ca vào trờng học? &Tr¶ lêi.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 1. Tuyên truyền vận động để có nhận thức đúng và tự nguyện tham gia:  Các làn điệu dân ca là sản phẩm văn hóa phi vật thể đợc lựa chọn một cách tự nhiên trong quá trình phát triển của đất nớc. Đó là một phần của bản sắc văn hóa dân tộc đợc khẳng định, là cơ sở cho nền văn hóa nớc nhà cần đợc giữ gìn, phát huy.  Nhiều ngời, nhất là một bộ phận trong giới trẻ do cha có trải nghiệm, cha hiểu biết đúng giá trị của các làn điệu dân ca trong đời sống thực tiễn nên ban đầu còn cha yêu thích. Từ hiện tợng cha đợc chú ý đến việc yêu thích và trở thành nhu cầu của đời sống x ã hội, nhu cầu của các thế hệ học sinh là một quá trình, trong đó có vai trò của tuyên truyền vận động của nhà trờng.  C¸c thÕ hÖ häc sinh cã lîi thÕ trong viÖc tham gia h¸t d©n ca: hä võa lµ ng êi thùc hiÖn trùc tiÕp võa lµ ngời tuyên truyền ra cả cộng đồng và cũng là ngời tiếp thu, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Các làn điệu dân ca sẽ góp phần trong việc giáo dục thẩm mĩ, làm hài hòa giữa tri thức và đời sống văn hãa cña häc sinh. 2. Quy tr×nh ®a c¸c lµn ®iÖu d©n ca vµo nhµ trêng:  Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ, giới thiệu làn điệu dân ca ở địa ph ơng. Có thể mời các nghệ nhân, ngời có khả năng trình bày, thể hiện đến trao đổi, biểu diễn. Tổ chức su tầm các làn điệu dân ca ở địa phơng trong c¸n bé gi¸o viªn, häc sinh.  Tæ chøc biªn tËp, tæng hîp, lùa chän c¸c lµn ®iÖu d©n ca dù kiÕn ®a vµo trêng häc theo thø tù u tiªn. LÊy ý kiÕn rộng rãi trong học sinh, cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh. Có thể đặt lời mới cho các làn điệu dân ca.  TËp huÊn cho c¸n bé gi¸o viªn vµ mét sè häc sinh tù nguyÖn tham gia. X©y dùng c¸c c©u l¹c bé v¨n hóa văn nghệ, thành lập các đội văn hóa văn nghệ dân gian của học sinh. Tổ chức giao lu và thi biểu diễn giữa các câu lạc bộ, các nhà trờng và ở khu dân c. Từ đó tạo động lực cho phong trào đa dân ca vào nhµ trêng ph¸t triÓn.  ở những nơi có điều kiện, có thể đa sân khấu, âm nhạc vào nhà trờng thông qua việc chủ động phối hợp với đoàn nghệ thuật ở địa phơng để đợc hỗ trợ về chuyên môn (giới thiệu, trình diễn, tập luyện, ...).  Kết hợp giới thiệu trong nội dung các tiết âm nhạc và trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. ở tiểu häc, cÇn tæ chøc ë mét sè tiÕt häc chiÒu (trong c¸c trêng tæ chøc häc 2 buæi/ngµy). ở cÊp trung häc cÇn bồi dỡng để phát triển năng khiếu của học sinh, trong đó có năng khiếu về âm nhạc, thẩm mĩ. 3. Nh÷ng ®iÓm cÇn lu ý trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn:  Tuyên truyền, vận động để cán bộ giáo viên, nhân viên cũng nh học sinh có nhận thức đúng đắn, khuyến khích và tạo hứng thú để học sinh tự nguyện, tự giác tham gia. Kết hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn nghệ thuật ở địa phơng để xây dựng và thực hiện kế hoạch.  Tập hợp từ nhu cầu của học sinh, địa phơng để từng bớc thực hiện. Lựa chọn các làn điệu dễ thực hiện, không quá khó, không tốn nhiều thời gian trong thể hiện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và lứa tuổi học sinh.  ChuÈn bÞ kÜ vÒ tµi liÖu, ngêi tæ chøc, c¬ së vËt chÊt vµ thêi gian, kh«ng gian thùc hiÖn. C©u hái 39. ViÖc triÓn khai phong trµo thi ®ua "X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” cã thÓ gặp những khó khăn gì, hớng khắc phục khó khăn đó? &Tr¶ lêi Thùc tiÔn thÝ ®iÓm x©y dùng trêng häc th©n thiÖn ë mét sè trêng cho thÊy viÖc triÓn khai phong trµo thi ®ua cã thÓ sÏ gÆp ph¶i c¸c khã kh¨n c¬ b¶n sau ®©y: 1. ThiÕu nguån lùc, thiÕu thêi gian vµ c¸c ®iÒu kiÖn c¬ së vËt chÊt cÇn thiÕt. 2. Cha có đợc sự phối hợp đồng bộ tốt và quan tâm đầy đủ của các cấp, ngành liên quan, của gia đình và cộng đồng. 3. Cã nh÷ng h¹n chÕ trong ý thøc, thãi quen cña häc sinh, ... Nh÷ng khã kh¨n nµy cã thÓ kh¾c phôc b»ng mét sè gi¶i ph¸p sau:.

<span class='text_page_counter'>(83)</span>  Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và những lợi ích của phong trào thi đua thông qua hệ thống truyền thanh của địa phơng, các buổi họp phụ huynh học sinh lồng ghép hoạt động tuyên truyền trong dÞp kØ niÖm c¸c ngµy lÔ lín, c¸c buæi lµm viÖc gi÷a Ban gi¸m hiÖu nhµ trêng víi cÊp uû, chÝnh quyền, các đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh, ... Giới thiệu các điển hình tr ờng học từng cấp ở tỉnh, huyện nhà và ngoài tỉnh làm tốt phong trào để các giáo viên và học sinh tham khảo, bình luận và chän c¸ch lµm phï hîp cho m×nh.  Tăng cờng các hoạt động xã hội hoá giáo dục, đặc biệt là huy động nguồn lực cho phong trào thi đua; tham m u cho chính quyền địa phơng để đa vào dự toán ngân sách hằng năm, trớc hết dùng để giải quyết một số yêu cầu trớc mắt nh: xây dựng nhà vệ sinh đúng quy cách, công trình nớc sạch, phòng học, phòng học bộ môn, các phòng chức năng khác, ...; tổ chức quản lí chi tiêu đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ và có hiệu quả.  Tập huấn nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động của giáo viên trong nhà tr ờng, phát huy sự tham gia của tập thể giáo viên. Tăng cờng hơn nữa mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức nhà tr ờng để thống nhất về nội dung, cách thức gắn kết các nội dung học tập và giáo dục kĩ năng sống, nâng cao hiÓu biÕt vÒ v¨n ho¸ d©n gian, vÒ c¸c di tÝch lÞch sö, v¨n ho¸, cã sù ph©n phèi thêi gian thÝch hîp cho các loại hoạt động trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học đ ã quy định. C©u hái 40. Mèi liªn hÖ gi÷a c¸c môc tiªu cña phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, học sinh tích cực” với trờng đạt chuẩn quốc gia nh thế nào? &Tr¶ lêi Trờng đạt chuẩn quốc gia là trờng đạt các tiêu chuẩn về tổ chức quản lí, về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vËt chÊt  thiÕt bÞ trêng häc, vÒ x· héi ho¸ gi¸o dôc, vÒ chÊt l îng vµ hiÖu qu¶ gi¸o dôc phï hîp víi mét giai đoạn nhất định. Chuẩn quốc gia đối với một trờng bao gồm chuẩn các đầu vào và chuẩn đầu ra của qu¸ tr×nh gi¸o dôc. "Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực" với 5 nội dung là một phong trào thi đua nhằm huy động søc m¹nh tæng hîp cña x· héi ch¨m lo cho sù nghiÖp gi¸o dôc, t¹o m«i tr êng gi¸o dôc khuyÕn khÝch häc tập và dạy học hiệu quả, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục nhân cách văn hoá ViÖt Nam vµ coi c¸c em häc sinh chÝnh lµ nh÷ng ngêi g×n gi÷ vµ ph¸t huy gi¸ trÞ v¨n ho¸ lÞch sö ViÖt Nam cho cộng đồng xã hội. "Trờng học thân thiện, học sinh tích cực" đặc biệt coi trọng vai trò chủ thể của học sinh, coi trọng các mối quan hệ thân thiện giữa con ngời với môi trờng, cộng đồng, giữa con ngời với con ngời; đồng thời coi trọng việc góp phần bảo tồn, phát triển văn hoá dân gian; tôn trọng và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng. Mức phấn đấu nh thế nào để thực hiện 5 nội dung của phong trào thi đua này do c¸c nhµ trêng tù chän, tuú thuéc vµo ®iÒu kiÖn thùc tÕ cña m×nh vµ sù hç trî cña c¸c c¬ quan cÊp trªn, tríc hÕt trong ngµnh Gi¸o dôc, ngµnh V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch, §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, Héi Phô n÷ và Hội Khuyến học. Nh vậy mọi nhà trờng đều cần và có thể tham gia phong trào này mà không nhất thiết phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất đạt “chuẩn quốc gia”. Tiêu chuẩn của trờng thân thiện, học sinh tích cực cần đợc đa vào tiêu chuẩn trờng chuẩn quốc gia. Câu hỏi 41. Phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” đợc đánh giá, khen thëng theo nh÷ng yªu cÇu nµo? &Tr¶ lêi Phần thởng lớn nhất đối với các trờng, với các em học sinh khi thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực” là niềm vui đến trờng của các em, là hiệu quả và chất lợng giáo dục, là sự trởng thành về nhân cách của các em, là niềm vui của gia đình, là niềm tin của x ã hội đối với nhµ trêng vµ ngµnh Gi¸o dôc. Sự đánh giá chính xác nhất đối với nhà trờng khi tham gia phong trào thi đua này chính là sự thừa nhận của học sinh nhà trờng, của các thầy, cô giáo trong trờng về việc trờng đã đạt đợc 5 nội dung ở mức nào, b»ng c¸ch nµo. Nh vậy, việc đánh giá kết quả phong trào thi đua ở mỗi trờng cần đối chiếu với tình hình của trờng trớc khi triển khai phong trào thi đua, hoặc trớc mỗi đầu năm học, đối chiếu với 5 nội dung của phong trào, nhà tr-.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> ờng đã chọn mức phấn đấu cho từng năm học thế nào theo tinh thần: mỗi năm học tạo sự chuyển biến, tiÕn bé thùc sù ë mét sè néi dung, ph¸t huy tèi ®a kh¶ n¨ng cña nhµ tr êng vµ x· héi, nhng kh«ng ch¹y theo “bệnh thành tích”. Trờng nào có điều kiện “xuất phát” khó khăn, nhng đạt đợc tiến bộ cụ thể, có cách làm hiệu quả, sáng tạo, đã tự nâng mình lên qua mỗi năm học đều xứng đáng đ ợc đánh giá cao và khen thởng. Có thể nói đơn giản, việc đánh giá phong trào thi đua ở mỗi cơ sở theo tiêu chí 5 + 1: 5 nội dung phong trào thi đua cộng cách làm thế nào (chủ động, hiệu quả, sáng tạo). Việc đánh giá kết quả phong trào thi đua của một trờng theo tiêu chí 5 + 1 nên đợc làm ở hai hình thức:  Tự tập thể học sinh, giáo viên và trờng đánh giá (học sinh, giáo viên nhà trờng có thể bỏ phiếu đánh giá kÕt qu¶ phong trµo thi ®ua cña trêng theo tiªu chÝ 5 + 1, trªn c¬ së b¸o c¸o cña HiÖu trëng, sù tù nhËn xÐt của học sinh, giáo viên và mỗi học sinh, giáo viên tự cho điểm thi đua của 5 + 1 tiêu chí, sau đó nhà trờng tæng hîp vµ c«ng bè, ph©n tÝch).  Cấp trên và các tổ chức ngoài nhà trờng đánh giá: Trên cơ sở hoạt động thực tế của nhà trờng, báo cáo của Hiệu trởng, ý kiến đánh giá của học sinh, giáo viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào t¹o, phèi hîp víi ngµnh V¨n ho¸, ThÓ thao vµ Du lÞch, §oµn TNCS Hå ChÝ Minh, Héi Liªn hiÖp Phô n÷, Hội Khuyến học, các đoàn thể và chính quyền địa phơng đánh giá và đề nghị các cấp khen thởng. Việc đánh giá và khen thởng các nhà trờng, các địa phơng trong phong trào thi đua “Xây dựng trờng học th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” cÇn lµm h»ng n¨m, cã s¬ kÕt vµo cuèi häc k× I..

<span class='text_page_counter'>(85)</span>

×