Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

De va dap an dia 9 ki thi chon HSG tinh Thai Nguyen2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.03 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ. ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Câu 2 (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta. Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm (0C). Lạng Sơn. Hà Nội. Huế. Đà Nẵng. TP Hồ Chí Minh. 21,2. 23,5. 25,1. 25,7. 27,1. Câu 3 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 4 (2,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày về sản lượng thủy sản ở nước ta. Nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về cơ cấu sản lượng thủy sản? Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng) Năm 1995 2000 2002 Tiểu vùng Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6 179,2 10 657,7 14 301,3 Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó. Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích thu hoạch và sản lượng chè (búp tươi) ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 Năm Chè Diện tích thu hoạch (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1995 52,1 180,9 1997 63,9 235,0 2000 70,3 314,7 2005 97,7 570,0 2006 102,1 648,9 2007 106,5 704,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2008, trang 290). a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng chè của nước ta giai đoạn từ năm 1995 - 2007. b. Nhận xét về diện tích thu hoạch và sản lượng cây chè của nước ta giai đoạn trên. c. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần; tại sao cây chè lại được trồng nhiều ở các vùng đó ? --- Hết --Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD................................................... (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài). UBND TỈNH THÁI NGUYÊN. HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO. NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ. ĐỀ CHÍNH THỨC. Câu. Nội dung Điểm * Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 1,5 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai 1 (3,0) trừ 0,25 điểm) b. * Giải thích - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo 0,5 một góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. - Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’B vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. - Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23 027’N vào 0,5 lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam: - Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại - Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam + Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). + Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều + Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. - Mật độ dân số trung bình là 407 người/km2 (năm 2002- số liệu theo SGK), nhưng phân bố không đồng đều. 3 - Ven sông Tiền và sông Hậu: (4,0) + Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình đạt từ 501 - 1000 người/km2 + Vì đây là vùng đất phù sa sông, được khai thác từ lâu, đã tiến hành thâm canh và có năng suất cao + Nơi đây tập trung nhiều thị trấn, thành phố, giao thông vận tải phát triển - Phía Tây và Tây Nam (vùng Đồng Tháp, Hà Tiên, Đảo Phú Quốc) + Mật độ dân số thấp nhất vùng, mật độ 50 - 100 người/km2 + Vì vùng có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên), nhiều rừng hay ở đảo xa. 2 (2,0). - Phần lớn bán đảo Cà Mau + Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/km2. 0,5. 0,5 0,5 0,5 0,75. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Do đầm lầy và đất mặn - Phần còn lại + Mật độ dân số từ 101 - 500 người/km2 + Là vùng có độ cao trung bình, phần lớn là đất phèn * Trình bày về tình hình phát triển sản lượng thủy sản ở nước ta. - Sản lượng thủy sản tăng liên tục, tăng nhanh (dẫn chứng) Trong đó: + Sản lượng thủy sản khai thác tăng (dẫn chứng) 4 + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) (2,0) Sản lượng TS nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng thủy sản khai thác - Cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi + Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm (dẫn chứng) + Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng (dẫn chứng) * Nguyên nhân Do thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần sử dụng hợp lí lao động, tài nguyên, đáp ứng nhu cầu thị trường, chính sách…. Khái quát (nêu tên các tỉnh thuộc Đông Bắc và Tây Bắc) a. So sánh - Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây 5 (4,0) Bắc, cụ thể: - Tình hình phát triển: + Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc (20,5 lần vào năm 2002) + Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (Trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần) - Cơ cấu ngành + Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất… + Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật - Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc. + Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả. +Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai * Giải thích - Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do: + Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn + Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến + Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật + Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu - Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do: + Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm phía Bắc. 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,25 0,25. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, đường sắt, đường bộ và cảng biển + Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá lớn: than, quặng sắt, thiếc.. + Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn a. Vẽ 01 biểu đồ kết hợp cột và đường 6 Yêu cầu: Biểu đồ có hai trục đứng, ghi rõ đơn vị của 02 trục đứng và trục (5,0) ngang, vẽ đúng khoảng cách năm, đúng tỉ lệ; có tên biểu đồ, có ghi chú. (thiếu, sai mỗi ý trừ 0,25 điểm) b. Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2007 diện tích thu hoạch và sản lượng chè đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau + Diện tích thu hoạch tăng thêm 54,4 nghìn ha (2,0 lần) + Sản lượng tăng thêm 524 nghìn tấn (3,9 lần) Sản lượng chè tăng nhanh hơn diện tích thu hoạch c. Tên ba vùng nông nghiệp trồng chè ở nước ta theo quy mô giảm dần: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. (nêu đúng tên 2 vùng cho 0,25 điểm) * Giải thích - Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè + Địa hình, đất đai: Các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên lớn ở Tây Nguyên có nhiều loại đất fealit thích hợp với cây chè + Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển + Các điều kiện khác: nguồn nước… - Các kiện kinh tế- xã hội + Dân cư, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè + Chính sách của Nhà nước cho phát triển cây công nghiệp trong đó có cây chè. Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn sản xuất... + Nước ta đã xây dựng được các cơ sở chế biến chè + Thị trường trong và ngoài nước lớn + Nguyên nhân khác: Mở rộng liên kết với các nước trong vệc sản xuất chè ................Hết............... SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2011 - 2012. 0,25 0,25 0,25. 1,5. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5. 0,25. 0,25. 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MÔN: ĐỊA LÍ. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ? b. Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào trên Trái Đất ở các vị trí: Xích đạo, Chí tuyến, Vòng cực và Cực? Câu 2 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Tỉ suất tử thô thời kì 1950 - 2005 (Đơn vị: ‰) Giai đoạn 1950 - 1955 1975 - 1980 1985 - 1990 1995 - 2000 2004 - 2005 Nhóm nước Toàn thế giới 25 15 11 9 9 Các nước phát triển 15 9 9 10 10 Các nước đang phát triển 28 17 12 9 8 Hãy nhận xét và giải thích về tình hình biến động tỉ suất tử thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950 - 2005. Câu 3 (2,0 điểm) Vì sao dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa? Câu 4 (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh hai trung tâm công nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng. Câu 5 (4,0 điểm) a. Vẽ một sơ đồ để thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. b. Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. Câu 6 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:. Cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới, thời kì 1860 - 2020 (Đơn vị: %) Năm Nguồn năng lượng. Củi, gỗ Than đá Dầu - khí đốt Năng lượng nguyên tử, thủy điện Năng lượng mới (năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt, sức gió). 1860. 1880. 1900. 1920. 1940. 1980. 2000. 2020. 80 18 2 -. 53 44 3 -. 38 58 4 -. 25 68 7 -. 14 57 26 3 -. 8 22 58 9 3. 5 20 54 14 7. 2 16 44 22 16. a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới. b. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới theo thời gian trên. --- Hết --Họ và tên thí sinh:........................................................................SBD.............................................. (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC. HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu. Nội dung a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất vì: - Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một 1 góc không đổi 66033’ trong quá trình chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt (3,0) Trời, nên đường phân chia sáng tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ . b.Vào ngày 22 tháng 6, độ dài ngày, đêm diễn ra trên Trái Đất như sau: - Vào ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa - Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có độ dài ngày, đêm bằng nhau - Các địa điểm ở chí tuyến Bắc: có ngày dài đêm ngắn - Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày ngắn đêm dài - Các địa điểm ở vòng cực Bắc: ngày dài 24 giờ, không có đêm - Các địa điểm ở vòng cực Nam: đêm dài 24 giờ, không có ngày - Ở cực Bắc: ngày dài suốt 24 giờ - Ở cực Nam: đêm dài suốt 24 giờ a. Nhận xét bảng số liệu 2 - Tỉ suất tử thô của toàn thế giới giảm khá nhanh trong nửa thế kỉ qua từ (2,0) 25‰ (giai đoạn 1950 - 1955) xuống còn 9 ‰ (giai đoạn 2004 - 2005). - Tỉ suất tử thô của các nước phát triển giảm chậm từ 15 ‰ (1950 - 1955) xuống 9 ‰ (giai đoạn 1975 - 1990), sau đó ổn định ở mức 10 ‰ (1995 -2005). - Tỉ suất tử thô ở các nước đang phát triển giảm nhanh và liên tục từ 28 ‰ (1950 - 1955) xuống 12 ‰ (1985 - 1990) và còn 8 ‰ (2004 - 2005). b. Giải thích - Kinh tế - xã hội thế giới tăng trưởng nhanh, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đặc biệt là thành tựu y học hiện đại cùng với việc nâng cao chất lượng sống đã góp phần giảm tỉ suất tử thô của thế giới. - Ở các nước đang phát triển ngoài những tác động trên còn do ảnh hưởng của cơ cấu dân số trẻ trong khi đó các nước phát triển lại chịu tác động của sự già hóa dân số tạo nên tỉ suất tử thô cao hơn so với các nước đang phát triển. Điểm 0,5. 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5. 0,25. 0,25.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dân cư tập trung đông đúc nhất ở khu vực Châu Á gió mùa vì: - Sự phân bố dân cư ở 1 khu vực chịu tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều nhân tố: tự nhiên, lịch sử, tính chất của nền kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất…, trong đó quan trọng nhất là tính chất của nền kinh tế và 3 trình độ phát triển (2,0) - Châu Á gió mùa đông dân do: + Tính chất của nền kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời, cần nhiều lao động + Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tỉ suất sinh cao. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự cư trú: ven biển, địa hình đồng bằng, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa... + Nguyên nhân khác: Là nơi ít có sự di cư trong lịch sử, lịch sử định cư… So sánh hai trung tâm công nghiệp Hải Phòng và Đà Nẵng. 1. Giống nhau: - Về qui mô: đều là những trung tâm công nghiệp thuộc loại lớn của nước ta - Về cơ cấu ngành công nghiệp: đều có cơ cấu ngành đa dạng - Về điều kiện phát triển: đều có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp 4 + Vị trí địa lí: (4,0) . Đều nằm trong vùng kinh tế trong điểm . Đều là hai thành phố cảng lớn của nước ta. Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua. Có tài nguyên biển phong phú do nằm giáp biển + Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật phục vụ CN đồng bộ và có chất lượng + Nguồn lao động dồi dào có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. 2. Khác nhau Tiêu chí Hải Phòng Đà Nẵng Quy mô Là trung tâm CN có quy mô Là trung tâm CN có quy mô lớn, giá trị sản xuất công trung bình, giá trị sản xuất nghiệp từ 40- 120 nghìn tỉ công nghiệp từ 9 - 40 nghìn đồng tỉ đồng Điều kiện - Gần các nguồn nguyên - Xa các nguồn nguyên phát triển nhiên liệu nhất là than nhiên liệu - Là đỉnh của tam giác tăng - Nằm trong vùng kinh tế trưởng kinh tế Hà Nội - Hải trọng điểm miền Trung Phòng- Quảng Ninh, thuộc vùng KT trọng điểm phía Bắc Cơ cấu - Nhiều ngành hơn (dẫn - Ít ngành hơn (dẫn chứng) ngành chứng) - So với Đà Nẵng không có - So với Hải Phòng không công nghiệp Hóa chất có công nghiệp LK đen, chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng. 0,5. 0,5 0,5. 0,5. 0,25 0,25. 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,5. 0,5 0,5. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> a. Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp 5 (4,0). 1,5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nhân tố tự nhiên. Đất đai. Khí hậu và nguồn nước. Nhân tố kinh tế - xã hội. Sinh vật. Dân cư và nguồn lao động. Các quan hệ sở hữu ruộng đất. Tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Thị trường. b. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố nông nghiệp. - Đất đai: Không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp, vì đất đai được được sử dụng để trồng trọt và chăn nuôi - Quỹ đất, tính chất và độ phì của đất tác động trực tiếp đến phân bố cây trồng, vật nuôi; đồng thời thông qua tác động đến quy mô, cơ cấu, năng suất ảnh hưởng đến phân bố nông nghiệp (phân tích). - Khí hậu và nguồn nước: ảnh hưởng mạnh mẽ đến phân bố nông nghiệp (dẫn chứng); - Khí hậu đồng thời thông qua tác động đến việc xác định cơ cấu cây trồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp (phân tích) - Sinh vật: Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở để để thuần dưỡng, tạo nên giống cây trồng, vật nuôi, cơ sở thức ăn cho gia súc... a. Vẽ biểu đồ miền, đúng, đẹp (Trừ điểm, nếu: Vẽ không đúng khoảng cách năm, không đúng tỉ lệ, không có % ở trục đứng, năm ở trục ngang, không ghi tên biểu đồ, không ghi chú 6 (5,0) và có ký hiệu cụ thể. (mỗi ý thiếu, sai trừ 0,25 điểm) Nhận xét và giải thích: - Củi gỗ: Là nguồn năng lượng được loài người sử dụng đầu tiên, có xu hướng giảm nhanh (dẫn chứng). Đây là xu hướng đúng đắn vì củi gỗ là loại tài nguyên có thể phục hồi được nhưng chậm, nếu cứ tiếp tục khai thác thì DT rừng sẽ bị giảm, đất đai bị xói mòn... ảnh hưởng đến đời sống. - Than đá: là nguồn năng lượng hóa thạch, có thể phục hồi được nhưng chậm. Than đá được sử dụng từ rất sớm, đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất. Vai trò của than trong cơ cấu sử dụng năng lượng tăng nhanh cuối thế kỷ XIX (dẫn chứng) và đạt cao nhất vào năm 1920 là 68 %, gắn với sự thay đổi quy trình của CN LK, sự ra đời của máy hơi nước và than làm nguyên liệu cho CN hóa chất. Từ nửa sau của thế kỷ X, tỉ trọng của than trong cơ. 0,5 0,5. 0,5 0,5. 0,5. 2,0. 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh do khai thác và sử dụng gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, đặc biệt do có nguồn NL hiệu quả hơn thay thế - Dầu mỏ, khí đốt: Là nguồn NL mới, chỉ thực sự phát triển nửa sau thế kỷ XX (dẫn chứng) và đạt cao nhất vào năm 1980 là 58 %, gắn liền với ngành giao thông và công nghiệp hóa chất. Sang thế kỷ XXI vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do xung đột và khủng hoảng về dầu mỏ, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế. - Năng lượng thủy điện: sử dụng những năm 40 của thế kỷ trước, tốc độ tăng chậm (dẫn chứng). Nguồn thủy năng đóng góp nhiều cho sản xuất điện nhưng xây dựng đòi hỏi nhiều vốn, có thể thay đổi MT sinh thái... - Năng lượng nguyên tử: sử dụng những năm 40 của thế kỷ trước, tuy nhiên có thể gây ra các sự cố => con người tìm nguồn NL mới - Năng lượng mới: là nguồn NL sạch, có thể tái tạo ....nguồn NL này bắt đầu sử dụng cuối thế kỷ XX và ngày một tăng (dẫn chứng). --- Hết ---. 0,5. 0,5. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ. ĐỀ CHÍNH THỨC. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Vào ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng như nhau, ngày dài bằng đêm? Tại sao? Câu 2 (2,0 điểm) Hãy kẻ lại bảng dưới đây, tính và ghi kết quả đã tính vào ô trống phù hợp: Địa điểm Hà Nội (1050Đ) Niu Đêli (770Đ) Junica (1240T) Giờ quốc tế (GMT) 0h Ngày/tháng/năm 01/01/2012 Câu 3 ( 3,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Xác định các phụ lưu lớn nhất, các chi lưu, các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình. b. Phân tích đặc điểm hệ thống sông Thái Bình. Câu 4 (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới CHỈ SỐ. Dân số (triệu người - 2005) GDP (tỉ USD - năm 2004) Tỉ trọng trong xuất khẩu của thế giới (% - 2004). EU. HOA KÌ. NHẬT BẢN. 459,7 12 690,5 37,7. 296,5 11 667,5 9,0. 127,7 4 623,4 6,25. Hãy cho biết EU, Hoa Kì, Nhật Bản có những điểm giống nhau và khác nhau gì giữa ba chỉ số trên. Câu 5 (4,0 điểm) a. Nêu sự khác nhau để phát triển nông nghiệp của ba vùng tự nhiên ở Hoa Kì. b. Vì sao nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn. Câu 6 (2,0 điểm) a. Tác dụng của cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản? b. Những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế Nga phát triển từ sau năm 2000? Câu 7 (4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau đây: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2009 (đơn vị: tỉ USD) Năm 1985 1995 2005 Khu vực kinh tế Khu vực I Khu vực II Khu vực III. 67,9 96,3 74,8. 143,0 340,4 214,2. 273,1 1 069,8 914,0. 2009 513,5 2 308,3 2163,7. (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2010). a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc năm 1995 và năm 2009. b. Nhận xét về quy mô, sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong thời gian trên. --- Hết --Họ và tên thí sinh:.................................................................................SBD.......................................... (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).

<span class='text_page_counter'>(11)</span> SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC. Câu. 1 (2,0). 2 (2,0). 3 (3,0). HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: ĐỊA LÍ. Nội dung Điểm Vào ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng như nhau, ngày dài bằng đêm? - Ngày 21/3 và 23/9 1,0 - Nguyên nhân: Vào ngày 21/3 và 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông 1,0 góc tại Xích đạo lúc 12 h trưa, trục sáng tối trùng với trục Trái Đất, nên mọi địa điểm trên Trái Đất có thời gian chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối = nhau, ngày = đêm Bảng kết quả tính giờ, ngày tháng, năm 2,0 Địa điểm Hà Nội Niu Đêli Junica Giờ quốc tế (GMT) 0h 22h 9h Ngày/tháng/năm 01/01/2012 31/12/2011 31/12/2011 Tính đúng mỗi địa điểm được 1,0 điểm a. Xác định các phụ lưu lớn nhất, các chi lưu, các cửa sông đổ ra biển của hệ thống sông Thái Bình. - Các phụ lưu lớn nhất: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. - Ngoài các phụ lưu trên hệ thống sông Thái bình còn nhận được sự chia nước từ hệ thống sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc - Các chi lưu: sông Văn Úc, sông Kinh Thầy - Các cửa sông đổ ra biển: Cửa Thái Bình, Cửa Nam Triệu, cửa Văn Úc . b. Phân tích đặc điểm hệ thống sông Thái Bình. - Là một trong những hệ thống sông khá lớn của nước ta, chiếm 4,58% trong tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sông chảy trên lãnh thổ nước ta. Bắt nguồn và chảy hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. - Hướng sông: chủ yếu hướng tây bắc- đông nam. - Độ dốc của sông không lớn do sông chủ yếu chảy trong khu vực địa hình đồi núi thấp và đồng bằng, do đó khả năng đào lòng kém, nhưng khả năng mở rộng lòng lại thuận lợi vì có khá nhiều diện tích lưu vực của sông ở vùng đồng băng phù sa. - Sông có nhiều phụ lưu, chi lưu: + Có sự hợp lưu cùng một chỗ tại Phả Lại của ba phụ lưu lớn + Chi lưu: có nhiều chi lưu như sông Văn Úc, Kinh Thầy - Thủy chế của sông + Có sự phân mùa lũ- cạn tương ứng với sự phân mùa mưa- khô của khí hậu ở phần diện tích lưu vực + Thủy chế của sông có sự thất thường do sự hợp lưu cùng một chỗ tại Phả Lại của ba phụ lưu lớn, lãnh thổ lưu vực đều có mưa vào mùa hạ, diện tích rừng ở lưu vực không nhiều. + Lượng nước của sông Thái Bình, đặc biệt về mùa lũ có sự tác động rất mạnh của hệ thống sông Hồng do còn nhận được nước từ hệ thống sông Hồng. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25. 0,25. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 4 (3,0). 5 (4,0). qua sông Đuống và sông Luộc - Lượng phù sa ở sông Thái Bình không lớn do địa hình ít có sự phân tầng đột ngột và địa hình cũng khá thấp do đó khả năng đào lòng, vận chuyển vật chất kém, nhưng cũng góp phần bồi đắp nên Đông bằng sông Hồng. - Đặc điểm khác: dạng sông.... - Giống nhau: + EU, Hoa Kì, Nhật Bản là ba trung tâm KT lớn nhất thế giới. + Ba trung tâm kinh tế có dân số đông trên thế giới. + Những thay đổi về chính trị, kinh tế của ba trung tâm này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến KT-XH thế giới. - Khác nhau: + Dân số: EU đông nhất( 459,7 triệu người), tiếp đến là Hoa Kì và Nhật Bản. + Tổng GDP: EU lớn nhất (12 690 tỉ USD), tiếp đến là Hoa Kì và Nhật Bản. + Giá trị XK so với thế giới: ba trung tâm lớn chiếm 53,0 %, trong đó EU chiếm 37,7%. Lãnh thổ Hoa Kì phân hoá ba miền tự nhiên khác nhau và có ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. * Vùng phía đông: + Các đồng bằng ven Đại Tây Dương, diện tích tương đối lớn, đất phì nhiêu. Dãy Apalat độ cao không lớn lắm 1000m - 1500m + Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, lượng mưa 1200-1500mm. => Phát triển nhiều loại cây lương thực, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi... * Vùng trung tâm: + Đất phù sa màu mỡ, rộng lớn. + Khí hậu ôn đới (phía bắc), cận nhiệt đới( phía nam, ven vịnh Mêhicô). + Thuận lợi cho trồng trọt. Phía tây và phía bắc có nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. * Vùng phía tây: + Diện tích chủ yếu là đồi núi nên không thuận lợi phát triển trồng trọt nhưng thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia súc, có diện tích rừng tương đối lớn. + Ven Thái Bình Dương có các đồng bằng nhỏ, đất tốt; khí hậu cận nhiệt và ôn đới hải dương-> thuận lợi phát triển trồng trọt. Nông nghiệp Hoa Kì hình thành nhiều ngành sản xuất chuyên canh với quy mô lớn vì: - Do đặc điểm sinh thái-> sản xuất nông nghiệp phân bố tập trung tạo thành các vùng chuyên canh với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại. - SX nông nghiệp của Hoa Kì có tính chuyên môn hoá cao. - SX nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. - Nền kinh tế Hoa Kì là nền kinh tế thị trường điển hình nên nông nghiệp phải phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá.. 0,25. 0,25 0,5 0,5 0,5. 0,5 0,5 0,5. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25. 0,25 0,25. 0,5 0,5 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> a. Tác dụng của cơ cấu KT hai tầng đối với sự phát triển nền KT Nhật Bản - Các cơ sở SX nhỏ, thủ công rất năng động, dễ chuyển đổi mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn. 6 - Tận dụng được sức lao động tại chỗ, tạo việc làm cho nhiều người lao ((2,0) động, giảm thất nghiệp. Tận dụng được nguồn nguyên liệu ở khắp nơi. Tận dụng được các thị trường nhỏ ở khắp các địa phương trong cả nước b. Những nguyên nhân chủ yếu giúp cho nền kinh tế Nga phát triển tư sau năm 2000. - Đã có sự thay đổi các nhà lãnh đạo cao cấp của Nhà nước. - Có chiến lược kinh tế mới, thúc đẩy phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. - Hoàn cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi: giá dầu mỏ và nguyên liệu thô tăng cao, mà dầu mỏ là ngành KT mũi nhọn của Nga, mang lại nguồn tài chính lớn cho đất nước. 7 a.Vẽ biểu đồ: *Xử lí số liệu: (4,0) - Bảng số liệu cơ cấu GDP của Trung Quốc phân theo khu vực kinh tế (%). Năm Khu vực kinh tế Khu vực I Khu vực II Khu vực III. 1985. 1995. 28,4 40,3 31,3. 20,5 48,8 30,7. 2005 12,1 47,4 40,5. 0,5. 0,25 0,25 0,5. 0,5 2009 10,3 46,3 43,4. - Tính bán kính biểu đồ Năm 1995 2009 Bán kính (cm) 1,0 2,7 * Vẽ biểu đồ: -Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính khác nhau như đã tính Yờu cầu: Vẽ và chia tỉ lệ tơng đối chớnh xỏc, đỳng bỏn kớnh, ghi đầy đủ kớ hiệu, có chú thích và tên của biểu đồ. (Sai, thiÕu mçi ý trõ 0,25 ®iÓm) b. Nhận xét: - Về qui mô: giai đoạn 1985- 2009, giá trị tổng sản phẩm trong nước theo khu vực KT của TQ tăng tăng nhanh và liên tục. (dẫn chứng) - Về cơ cấu: giai đoạn 1985- 2009, cơ cấu GDP theo khu vực KT của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực + Khu vực II luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng từ năm 1985 đến năm 1995 và giảm nhưng không nhiều vào các năm 2005, 2009 (dẫn chứng) + Khu vực III tỉ trọng khá lớn, xu hướng tăng khá đều (dẫn chứng) + Khu vực I có tỉ trọng thấp nhất, xu hướng giảm nhanh (dẫn chứng) - Về giá trị GDP theo khu vực KT: giai đoạn 1985- 2009, giá trị của các khu vực KT đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau (dẫn chứng). --- Hết ---. 0,5. 0,5. 1,5. 0,5 0,5. 0,5.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×