Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

De tai kinh nghiem hoat dong thu vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.44 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề. 2. Lịch sử đề tài. 3. Phạm vi đề tài. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng đề tài. 2. Nội dung công việc cần làm. 3. Biện pháp thực hiện. 3.1. Thành lập tổ công tác thư viện 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học 3.2.a. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất thư viện. 3.2.b. Công tác nghiệp vụ chung hàng tháng. 3.2.c. Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề. 3.3. Tổ chức hoạt động thư viện. 4. Kết quả. III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận 2. Đề xuất IV. PHỤ LỤC. Trang 2 3 3 4 4 5 6 6 6 7 8 9 10,11 12.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề: Sách là kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Crupxkaia đã nói “ Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà sự hiểu biết là sức mạnh lớn lao” Để cung cấp tri thức thông tin, giúp cho mọi tầng lớp nhân dân học tập, trao đổi kiến thức, phục vụ cho nhu cầu học tập nghiên cứu, công tác, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển khoa học, công nghiệp, kinh tế văn hoá, chúng ta không thể nói đến vai trò của thư viện. Ai cũng biết thư viện trường học là một công tác quan trọng của ngành giáo dục. Đối với các trường học phổ thông, thư viện chính là nơi cung cấp nguồn tri thức phong phú, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh bổ sung, mở rộng, nâng cao kiến thức. Làm tốt công tác thư viện trường học sẽ tạo điều kiện cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Có được một thư viện tốt với số lượng sách báo phong phú nhưng không có giáo viên thư viện giòi thì cũng không phát huy tác dụng. Giáo viên thư viện có một vị trí hết sức quan trọng. Họ là nhịp cầu nối sách báo với bạn đọc. Ở nước ta, công tác thư viện trường học trong những năm qua dường như chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất quá nghèo nàn. Nhà nước cũng chưa có chế độ chính sách đối với những giáo viên làm công tác thư viện. Họ không được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ. Mức lương dành cho giáo viên thư viện thường rất thấp. Họ cũng không có nguồn thu nhập nào thêm. Rất nhiều trường học còn không có giáo viên chuyên trách thư viện. Phần lớn các giáo thư viện là các giáo viên kiêm nhiệm Theo Quy chế về tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông đã chỉ rõ: Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. (Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông - Bộ GD&ĐT) Theo thông tư 28 quy định cán bộ thư viện kiêm nhiệm hưởng chế độ 3 tiết/1 tuần, vậy thực tế thư viện trường học có khả năng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra hay không và cán bộ thư viện kiêm nhiệm phải quản lý hoạt động của phòng thư viện như thế nào cho tốt ? Trong khi đó, họ còn phải chịu trách nhiệm làm công tác chuyên môn 16 tiết/ 1 tuần. Vậy người cán bộ thư viện kiêm nhiệm phải thực hiện cả hai nhiệm vụ rất quan trọng liệu họ có làm tốt hai nhiệm vụ hay không đặt biệt là công tác thư viện trong khi đó họ rất hạn chế về nghiệp vụ, nhiều khi không biết bắt đầu từ đâu. Việc tổ chức hoạt động thư viện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công việc thấp, học sinh ít có thói quen đến thư viện mượn sách , tài liệu tham khảo. Để vượt qua khó khăn này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ cùng các bạn đồng nghiệp. Và đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức công tác thư viện ở trường học có cán bộ thư viện kiêm nhiệm” 2. Lịch sử đề tài: Đề tài mà tôi nghiên cứu có thể đã được một số đồng nghiệp áp dụng. Tuy nhiên với tình hình thực tế của từng đơn vị, từng địa phương, từng tình hình thư viện trường để áp dụng. Đối với tình hình thực tế của trường Trung học cơ sở Thị trấn Thạnh Hoá với vai trò là một cán bộ thư viện kiêm nhiệm tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý hoạt động thư viện đồng thời vẫn gặp khó khăn trong công tác chuyên môn của mình. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa lên một số kinh nghiệm đã và đang được áp dụng tại thư viện trường Trung học cơ sở Thị trấn Thạnh Hoá. 3. Phạm vi đề tài: Đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức công tác thư viện ở trường học có cán bộ thư viện kiêm nhiệm” có thể áp dụng cho các trường học có cán bộ thư viện làm công.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tác kiêm nhiệm trong giai đoạn giáo dục hiện nay.. II. NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Thực trạng đề tài. Có thể khẳng định: Để làm tốt công tác thư viện hiện nay, người cán bộ thư viện trước hết phải yêu nghề, chịu khó học hỏi, say mê tận tụy với nghề và nắm vững kỹ thuật nghiệp vụ. Nếu người cán bộ thư viện làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, thì khá bận rộn với nhiều công việc, đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và trí lực cộng thêm chút năng khiếu trong công việc. Trong quy trình kỹ thuật nghiệp vụ để đưa sách, tư liệu kịp thời đến bạn đọc, người cán bộ thư viện phải đăng kí hệ thống quản lí, phân loại, mô tả, xếp giá, tuyên truyền giới thiệu sách …Nhưng nếu chỉ làm tốt kĩ thuật nghiệp vụ và cho mượn thì chưa đủ, thư viện mới chỉ là cái kho mà thôi. Thực tế ở những trường phổ thông quy mô nhỏ, chưa có cán bộ chuyên trách nên giáo viên trực tiếp giảng dạy phải kiêm nhiệm công tác thư viện. Do hạn chế về nghiệp vụ, nhiều khi người làm công tác thư viện không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động thư viện gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công việc thấp, học sinh ít có thói quen đến thư viện mượn sách báo, tài liệu tham khảo. Để vượt qua khó khăn này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ cùng các bạn đồng nghiệp.. 2. Nội dung công việc cần làm. Công tác thư viện trường học hiện nay được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm bởi đây là một tiêu chuẩn đánh giá trường học. Một nhà trường tiên tiến, nhà trường xã hội chủ nghĩa không thể thiếu được vai trò của công tác thư viện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thấy được sự khó khăn trong công việc của mình, chính vì vậy là một cán bộ thư viện kiêm nhiệm, tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác hoạt động thư viện của mình đó là: Thành lập tổ công tác thư viện. Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện trong năm học. Tổ chức hoạt động thư viện có hiệu quả.. 3. Biện pháp thực hiện..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Tổ chức công tác thư viện trường học Từ việc nhận thức rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ của thư viện trường học; Căn cứ vào chỉ thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, hướng dẫn công tác thư viện của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trên cơ sở những định hướng kế hoạch của nhà trường trong năm học, trong học kì, từng tháng cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tôi xin đề xuất những vấn đề cụ thể sau đây: 3.1. Thành lập tổ công tác thư viện. Trước hết để tổ chức tốt công tác thư viện, ngay từ đầu năm học cán bộ thư viện phải tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thành lập tổ công tác thư viện theo quyết định 61-1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/11/1998. Tổ công tác thư viện. gồm có:. Tổ trưởng: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng Tổ phó: Cán bộ thư viện. Uỷ viên: Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách, bí thư chi đoàn, đại diện hội phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, một số học sinh có năng lực tuyên truyền vận động của các khối lớp. Việc tiếp theo là tiến hành bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thư vện cho tổ công tác. Để giải quyết vấn đề này, cán bộ thư viện kiêm nhiệm cùng với việc phổ biến kiến thức dựa trên trên những văn bản hướng dẫn hiện hành đồng thời hướng dẫn một số công việc cần thực hiện hằng ngày, hằng tuần cho đội ngũ học sinh làm công tác thư viện. Các thành viên của tổ công tác thư viện sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch hoạt động, tổ chức xã hội hoá công tác thư viện và trực tiếp tham gia vào các chương trình hoạt động thư viện như: tìm tòi phát hiện sách mới theo danh mục của Bộ GD&ĐT, lập kế hoạch mua sách, phân loại sách, làm thư mục, điểm sách, giới thiệu sách, hướng dẫn học sinh đọc sách và hoạt động theo chủ điểm hàng tháng. Thông qua những việc làm đó công tác thư viện của nhà trường được ủng hộ về nguồn lực đồng thời thu hút đội ngũ giáo viên và học sinh đến thư viện, tạo thói quen và hứng thú đọc sách, nghiên cứu, tự học và tự bồi dưỡng..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học. Để công tác thư viện thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên phải được đặc biệt quan tâm bởi nó giúp ta trả lời được các câu hỏi: Làm gì? Làm như thế nào? Vào thời gian nào? Ai làm? Kết quả cần đạt đến đâu? 3.2.a. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất thư viện: Lập kế hoạch bổ sung vốn sách báo; mua bổ sung sách báo theo danh mục hàng năm… Xã hội hoá hoạt động thư viện, tuyên truyền giáo viên, học sinh tham gia xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp tiền của để xây dựng tủ sách, giá sách, tủ mục lục, sách báo tài liệu tham khảo… 3.2.b. Công tác nghiệp vụ chung hàng tháng: Cán bộ phụ trách thư viện phải tiến hành: Xử lí kĩ thuật sách báo nhập kho; Hàng tuần tổ chức giới thiệu sách hoặc điểm sách mới, sách theo chủ đề…; Tổng kết hoạt động trong tháng, công bố kết quả các cuộc thi có tuyên dương khen thưởng. 3.2.c. Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chẳng hạn như: Tháng 11: Thi sáng tác thơ, truyện ngắn, vẽ tranh về đề tài: “Tình nghĩa thầy trò, biết ơn thầy cô”. Kết hợp với Đoàn, Đội tổ chức làm báo tường, thi đóng kịch, kể chuyện theo sách… Tháng 12: Thi sưu tầm chuyện kể về các anh hùng, chiến sĩ cách mạng trong chiến tranh, trong thời bình và các cựu chiến binh có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến, xây dựng quê hương đất nước…Hoặc kết hợp với bộ phận Đoàn, Đội mời các chiến sĩ quân đội có cơ quan đóng quân tại địa phương đến nói chuyện về chuyên đề ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22/12. Tháng 04 và tháng 05: Thi sưu tầm kể chuyện chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Kết hợp với các bộ phận trong nhà trường tổ chức cho giáo viên và học sinh thi kể chuyện về chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Khi thư viện hoạt động đều tay thi mỗi tuần, mỗi tháng đề là đợt thi đua. Tháng trước tổng kết đánh giá là nguồn động viên khích lệ học sinh thi đua đọc sách, học và làm theo sách ở tháng sau. Có thể nói những hoạt đông thư viện theo từng tháng đã giúp các em có khí thế “vui mà học, học mà vui”. Từ đó chất lượng học tập và đạo đức, phong cách, lối sống của các em được nâng lên. 3.3. Tổ chức hoạt động thư viện: Để kế hoạch hoạt động thư viện trở thành hiện thực, tổ công tác thư viện cần tổ chức tốt các hoạt động trên cơ sở kế hoạch phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Việc tổ chức hoạt động thư viện cần tập trung làm tốt các nội dung sau: Cán bộ thư viện tiến hành xử lí kĩ thuật nghiệp vụ thư viện; Tổ chức giới thiệu sách, điểm sách, biên soạn thư mục; Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cách mượn sách, đọc sách; Tổ chức thi tìm hiểu sách, thi viết, vẽ, đóng kịch, kể chuyện sách theo chủ đề; Xây dựng cơ sở vật chất thư viện; Tổ chức kiểm tra, kiểm kê. Những công việc này phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, rút kinh nghiệm kịp thời.. 4. Kết quả: Kinh nghiệm được áp dụng từ năm học 2007-2008. Qua hai năm áp dụng,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> hiệu quả của công tác thư viện tăng lên rõ rệt, tôi xin dẫn một vài số liệu để các bạn đồng tham khảo: Stt. 01 02 03 04 05. Số liệu theo năm học Chưa áp dụng Nội dung Số bản sách ủng hộ thư viện Tỉ lệ học sinh đến thư viện Tỉ lệ giáo viên giỏi Tỉ lệ học sinh khá giỏi Thư viện thi đua cuối năm. Đã áp dụng kinh nghiệm. kinh nghiệm 2006-2007. 2007-2008. 2008-2009. 2009-2010. 80 35% 8.6% 37% Chưa đạt chuẩn. 150 65% 8.3% 44% Đạt chuẩn. 250 75% 13.9% 52.3% Đạt tiên tiến. 340 75% Chưa tổng kết Chưa tổng kết Chưa đánh giá. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận: Hoạt động thư viện phải được coi là một hoạt động thường xuyên mang tính.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> tự giác và xã hội hoá cao. Trước hết cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức trong nhà trường xây dựng kế hoạch đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu sách báo, tuyên truyền cho sự cần thiết cập nhật thông tin bổ sung kiến thức thực tế vào công việc giảng dạy hàng ngày. Nhân viên thư viện thật sự hàng năm được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, say mê đọc nghiên cứu để tuyên truyền giới thiệu và tham mưu cho Ban giám hiệu thực hiện kế hoạch đã đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh được đọc sách. Một cán bộ thư viện kiêm nhiệm phải có tinh thần trách nhiệm, mạnh dạn tham mưu và đề xuất với Ban giám hiệu những khó khăn vướn mắt hoạt động của mình. Đồng thời cán bộ thư viện kiêm nhiệm phải có kế hoạch hoạt động rõ ràng, bởi vì cán bộ thư viện kiêm nhiệm vẫn còn một nhiệm vụ nữa đó là trực tiếp dạy lớp. Với một số kinh nghiệm trong công tác thư viện ở trường học có cán bộ thư viện kiêm nhiệm mà tôi đã thực hiện tại thư viện trường Trung học cơ sở Thị trấn Thạnh Hoá và bước đầu cũng đã đem lại một kết quả hết sức khả quan. Do đó, tuỳ vào hoàn cảnh thực tế của thư viện trường mình mà các bạn đồng nghiệp có thể áp dụng một số kinh nghiệm này vào thư viện trường mình: Thành lập tổ công tác thư viện. Xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện trong năm học. Tổ chức hoạt động thư viện có hiệu quả.. 2. Đề xuất: Điều kiện cơ sở vật chất trường Trung học cơ sở Thị trấn Thạnh Hoá rất mong muốn được xây dựng trường chuẩn quốc gia để từ đó phòng thư viện của nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> phục vụ tốt cho giáo viên và học sinh.(vì hiện nay phòng chật hẹp, nền gạch bị sụp lún làm cho mặt sàn không bằng phẳng; bàn ghế và các kệ sách bị chông chênh; chuột bọ dễ dàng vào phòng phá hoại tài sản…) Cán bộ thư viện phải được quyền lợi giống như một giáo viên để họ yên tâm với công việc nghiệp vụ và thường xuyên được sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm với cán bộ thư viện trường bạn để nâng cao nghiệp vụ. Các ngành, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần có kế hoạch sử dụng cán bộ thư viện một cách lâu dài chứ không xem cán bộ thư viện là một biên chế để thay đổi nhân sự (chỉ trong vòng vài ba năm là thay đổi cán bộ thư viện này với giáo viên khác khi giáo viên đó có một số vấn đề chuyên môn hay một giáo viên trong thời gian chờ đợi nghỉ hưu). Vì nếu làm như vậy, thư viện trường học sẽ không giữ được vai trò của mình mà ngành đã đặt ra cho thư viện trường học. Các ngành, các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần xem lại, đánh giá thực tế hơn đối với thông tư 28/2009/TT – BGD&ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (đặt biệt là đối với cán bộ thư viện kiêm nhiệm). Như tôi đã nói ban đầu: “Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường”. Theo thông tư 28 quy định cán bộ thư viện kiêm nhiệm hưởng chế độ 3 tiết/1 tuần, vậy thực tế thư viện trường học có khả năng thực hiện được nhiệm vụ đặt ra hay không và cán bộ thư viện kiêm nhiệm phải quản lý hoạt động của phòng thư viện như thế nào? Trong khi đó, họ còn phải chịu trách nhiệm làm công tác chuyên môn 16 tiết/ 1 tuần. Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, hoạt động thư.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> viện cũng ngày càng phải được đổi mới, đặt biệt phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thư viện trường học.. IV. PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. Luật giáo dục. 2. Các văn bản: Quyết định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về hoạt động thư viện trường học của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Long An. 3. Kế hoạch năm học của trường. ……...

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×