Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ CƯƠNG DỰ THI BÁO CÁO VIÊN GIỎI TOÀN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 27 trang )

CHUN ĐỀ
HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GĨP PHẦN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
-----------ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
* Đối tượng: Cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục.
* Mục đích, yêu cầu:
- Mục đích: Giúp cán bộ, giáo viên nắm vững ý nghĩa, tầm quan trọng
của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo; đánh giá thực trạng việc
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo trong ngành giáo dục
tỉnh Phú Thọ; giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập, rèn luyện nâng cao đạo
đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu: Trên cơ sở nắm vững nội dung chuyên đề, mỗi cán bộ, nhà
giáo xác định thái độ đúng đắn, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh,
nâng cao đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể góp phần xây dựng
ngành Giáo dục trong sạch, vững mạnh.

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng
người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục là nhà giáo. Bác Hồ từng
khẳng định: “Nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục… Khơng có
giáo dục, khơng có cán bộ thì khơng nói gì đến kinh tế văn hố”[1]. Bởi
vậy, nhà giáo cần ý thức được vai trò, trách nhiệm lớn lao của mình. Cùng
với việc nâng cao trình độ, năng lực, phương pháp giảng dạy, nhà giáo phải
không ngừng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức góp phần đổi mới căn bản,
tồn diện nền giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Thời gian qua, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra tình trạng giáo
viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần,


thể chất của học sinh cũng như làm giảm sút uy tín, hình ảnh của người
thầy, gây bức xúc trong ngành Giáo dục và xã hội .
Trước yêu cầu, thách thức mới, một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất để nâng cao đạo đức người thầy là mỗi cán bộ, nhà giáo cần thấm
nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đưa việc học tập, vận
dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành hoạt động
thiết thực thường xuyên, liên tục tại mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.
Chuyên đề “Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao đạo
đức nhà giáo” gồm 3 phần:
1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo
2. Kết quả học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao đạo đức
nhà giáo của ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ
3. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập, rèn luyện nâng cao đạo
đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời gian báo cáo: 25 phút
Phương pháp: Thuyết trình
Phương tiện: Máy tính, máy chiếu

2


NỘI DUNG
1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo
Trong bồi dưỡng thế hệ kế cận, vai trò của người thầy rất quan trọng
bởi người thầy khơng chỉ dạy chữ mà cịn dạy người, không chỉ truyền thụ
kiến thức, khơi nguồn sáng tạo mà còn là tấm gương mẫu mực cho học
sinh noi theo. Theo Hồ Chí Minh, nhân cách con người gồm cả đức và tài,
trong đó đức là gốc, tài là quan trọng. Bác khẳng định: “Đạo đức Cách
mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mà
củng cố phát triển, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện

càng trong”[2].
Khái niệm đạo đức: Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi và cách
ứng xử trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội nhằm bảo đảm quan
hệ lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo được thể hiện rất sâu sắc,
cụ thể thông qua những nội dung cơ bản như sau:
Một là: Phụng sự Tổ quốc gắn liền với phục vụ Nhân dân
Người căn dặn: “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần
vào cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Phải có chí khí cao thượng, phải
“tiên ưu hậu lạc” nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì
hưởng sau thiên hạ. Đây là đạo đức cách mạng”[3]. Nhà giáo là người truyền
cảm hứng cho thế hệ trẻ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân để học
sinh noi theo.
Mỗi nhà giáo học được phẩm chất đạo đức này ở chính gương hi sinh vĩ
đại của Bác. Cả cuộc đời Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[4].
Cách đây 109 năm, người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ấy mới 21
tuổi, chỉ với 2 bàn tay trắng, vượt năm châu bốn bể qua hơn 40 quốc gia
trong vòng 30 năm để tìm “đường đi”, tìm ấm no, tự do, hạnh phúc cho
đồng bào mình.

3


Noi gương Bác, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn
thầy cô giáo đã “xếp bút nghiên” hăng hái lên đường đánh giặc, trong đó nhiều
người đã anh dũng hy sinh; trong thời bình, hàng ngàn cán bộ, nhà giáo đã tình
nguyện sẵn sàng đến cơng tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo,

vùng đặc biệt khó khăn.
Hai là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, người Cách mạng nói chung và nhà
giáo nói riêng phải có đầy đủ các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư.
Biểu hiện rõ nhất của những phẩm chất này của nhà giáo là dù khó khăn
đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt. Người thầy giáo phải là tấm gương
sáng về rèn luyện đạo đức và tự học, đánh giá kết quả của người học phải
khách quan, công bằng, không thiên tư, thiên vị.
Nhưng trong thời gian gần đây có một số nhà giáo vì lợi ích bản thân mà
đã làm xấu đi hình ảnh của người thầy như: Vụ việc tiêu cực trong kỳ thi
THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, Hà Giang, Hịa Bình đã khiến dư
luận bức xúc và làm ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân, của phụ huynh,
học sinh đối với ngành Giáo dục. Đó là do nhà giáo chưa giữ được sự liêm,
chính, chí cơng vơ tư.
Tuy nhiên hiện tượng kể trên khơng thể làm xói mịn truyền thống “Tơn
sư trọng đạo” của người Việt Nam bởi cịn đó hàng vạn giáo viên đã và đang
thầm lặng hi sinh cho sự nghiệp trồng người.
Ba là: Tình u thương học trị và yêu nghề
Hồ Chí Minh khẳng định vấn đề then chốt quyết định chất lượng Giáo
dục là phải xây dựng đội ngũ đông đảo những người làm công tác Giáo dục
yêu nghề, yêu thương học trò. Đây là cơ sở, động lực thôi thúc trách nhiệm và
nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình.
Tháng 10/1964, khi về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội - cái nôi
đào tạo những nhà giáo tương lai, Người căn dặn: “Thầy cũng như trò, cán
bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu trường
mình”[5]. Yêu người là cơ sở nguồn gốc của lòng yêu nghề. Yêu người và
yêu nghề gắn bó chặt chẽ, yêu người bao nhiêu, yêu nghề bấy nhiêu.

4



Cả cuộc đời Bác luôn thể hiện sự quan tâm, yêu thương đối với thiếu
nhi, với học trò. Dịp tết Trung Thu, ngày khai giảng năm học mới Bác
thường làm thơ, viết thư thăm hỏi, chúc mừng.
Trong những ngày đầu của năm mới 2020, cả nước đang ra sức thi đua
lập thành tích mừng xuân mới, mừng Đảng 90 năm tuổi, mừng Đại hội
Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, mỗi nhà giáo
chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ Bác. Nhớ bức thư Bác gửi học sinh nhân
ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (năm 1945), Người
mong mỏi: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”[6]
Nhớ bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục trong mùa khai
trường năm 1968, Người căn dặn “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục
thi đua dạy tốt, học tốt”[7].
Những phút giây cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, nén nỗi đau
riêng, tỉnh lại sau cơn hôn mê, Người còn hỏi: “Sắp đến ngày khai giảng,
các chú đã chuẩn bị trường sở, sách bút cho các cháu đến đâu rồi?”[13]
Nhà giáo hãy học tập ở Bác sự yêu thương, tấm lòng nhân hậu, vị tha:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
(Tố Hữu – Bác ơi)
Mỗi nhà giáo cần tôn trọng, yêu mến, bao dung, độ lượng với học trò.
Phải quan tâm, săn sóc học trị với tình cảm sâu nặng, chân thành như ruột
thịt. Phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như của cha mẹ dành
cho các con, “cách dạy trẻ phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gị ép trẻ vào

khn khổ của người lớn”[8].
Đã có người cho rằng yêu nghề, yêu người là cái gì đó trừu tượng,
nhưng thực tiễn Giáo dục nước nhà đã chứng minh chính lịng u nghề,
u người giúp hàng vạn giáo viên vượt qua khó khăn, bám trường, bám

5


lớp. Nếu phải so đo, tính tốn, ai dám dành trọn cuộc đời mình cho sự
nghiệp Giáo dục vùng biên cương, hải đảo, ai dám vượt suối sâu, đèo cao
để gieo cái chữ cho học trị.
Trong các thầy giáo, cơ giáo đã có nhiều tấm gương tiêu biểu như: Cơ
giáo Lê Hồng Nhanh (giáo viên trường Tiểu học Khánh Bình Đông 5,
huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) dạy dỗ học sinh khuyết tật xuất phát từ
tình yêu thương của một người mẹ kiên trì, nhẫn nại và bao dung. Thầy
giáo Đặng Văn Cương (giáo viên trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba,
huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) nhận chăm sóc, dạy dỗ cậu bé tí hon Đinh
Văn K’Rể bằng tấm lòng của một người cha thật khiến chúng ta cảm động
và khâm phục.
Như vậy, chính lịng u nghề, u người là nguồn sức mạnh vơ hình
nâng bước cho cán bộ, nhà giáo trên hành trình gian nan đó.
Bốn là: Tinh thần đồn kết
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định sức mạnh của khối đại
đoàn kết thống nhất và coi đây là nhân tố quyết định đến thắng lợi của
Cách mạng Việt Nam.
Trong môi trường sư phạm, Người hiểu rất rõ giá trị của sự đồn kết.
Chính vì vậy, Người ln giáo dục tinh thần đồn kết trong đội ngũ thầy
giáo, cơ giáo: “Đồn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa
trị và trị, giữa cán bộ và cơng nhân. Tồn thể nhà trường phải đoàn kết
thành một khối, đoàn kết phải thật sự trăm phần trăm chứ không phải chỉ

là đồn kết miệng”[9]. Đồn kết sẽ tạo ra bầu khơng khí vui vẻ, thoải mái,
kích thích sự khám phá, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời
sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh phát huy được khả năng của cá
nhân và sức mạnh của tập thể. Vậy nên phải giữ gìn sự đồn kết trong
Đảng, trong cơ quan đơn vị như “giữ gìn con ngươi của mắt mình.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà giáo mãi mãi soi đường cho
chúng ta trong sự nghiệp trồng người, đào tạo những thế hệ người Việt
Nam vừa có đức vừa có tài góp phần xây dựng đất nước dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính vì vậy, mỗi cán bộ, nhà giáo
cần học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời.

6


2. Kết quả học tập tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần nâng cao đạo
đức nhà giáo của ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ
* Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ
Trong những năm qua, ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng
nâng cao đạo đức nhà giáo:
Cụ thể hoá nội dung Nghị quyết, Chỉ thị, đề ra khâu đột phá với nội
dung: “Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Giáo dục Đất
Tổ nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi
mới Giáo dục và Đào tạo”.
Gắn thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị với các phong trào thi đua,
cuộc vận động trọng tâm của ngành Giáo dục như “Mỗi thầy, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, “Xây dựng trường học an tồn, thân thiện, bình
đẳng và hạnh phúc”,… góp phần đưa việc học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành hoạt động thường xuyên, liên
tục tại mỗi đơn vị và của mỗi cán bộ, nhà giáo.

Tháng 01/2019, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ tổ chức Hội nghị
trực tuyến với chủ đề “Nâng cao đạo đức nhà giáo và thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở”. Hội nghị thu hút gần 2.400 nhà giáo, cán bộ quản lý các
cơ sở giáo dục tham dự tại 32 điểm cầu trên địa bàn tỉnh. Tại hội nghị, nhà
giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã thảo luận đề xuất các giải pháp nhằm
khắc phục một số hạn chế trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng
thời chia sẻ những cách làm hay, những gương điển hình tiên tiến ở các cơ
quan, đơn vị trong việc thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo và dân chủ
trong trường học.
Chỉ đạo 100% các trường học rà sốt, hồn thiện và tổ chức thực hiện
Bộ “Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học” nhằm tăng cường xây
dựng văn hóa ứng xử trong trường học, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử
văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, để phát triển
năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường
học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần

7


xây dựng con người: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết,
cần cù, sáng tạo.
Hưởng ứng và triển khai tốt Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong đoàn viên, thanh niên,
giáo viên và học sinh. Hai năm liên tiếp (2018, 2019), Phú Thọ đứng đầu
tồn quốc có tỉ lệ thí sinh tham gia cao và chất lượng bài thi tốt đã tạo được
sự lan tỏa sâu rộng trong tồn tỉnh và trên cả nước. Năm 2018 có 01 học
sinh dành giải nhất chung cuộc. Năm 2019, có 01 học sinh đạt giải Nhì và
01 giáo viên đạt giải Ba chung cuộc, có 3 tập thể được Bộ Giáo dục và
Đào tạo tặng Bằng khen, trong đó có Trường THCS Giấy Phong Châu 2
năm liên tục được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.

Liên tục từ năm học 2010-2011 đến năm học 2018-2019, Giáo dục
Phú Thọ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua “Đơn vị tiêu biểu,
xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua”; được đánh giá là 1 trong 10 sự kiện
và thành tựu nổi bật của tỉnh trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015; lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là một trong 10 sự
kiện tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ năm 2018; năm 2015, năm 2018 và năm
2019, ngành Giáo dục Phú Thọ vinh dự được Chính phủ tặng Cờ thi đua.
* Trường THCS Giấy Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Trường THCS Giấy Phong Châu luôn là một trong những đơn vị tiêu
biểu trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên học và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc
theo chuẩn mực đạo đức nhà giáo.
Đảng uỷ xây dựng Kế hoạch tồn khóa và hằng năm thực hiện Chỉ thị
05 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII;
chỉ đạo xây dựng, ban hành “Quy định chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong
nhà trường”.
Phát động các phong trào thi đua, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên
đề, ngoại khoá gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị với mục tiêu
“Nâng cao đạo đức nhà giáo”.
Thành tích đạt được: Năm 2018 và 2019 trong cuộc thi “Tuổi trẻ học và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục và

8


Đào tạo phát động, trường là đơn vị có tỉ lệ tham gia cao nhất cả nước, vinh dự
được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, Sở Giáo dục tỉnh Phú Thọ tặng
Giấy khen; Năm học 2018-2019, nhà trường là “Đơn vị xuất sắc dẫn đầu
phong trào thi đua” được nhận Cờ thi đua của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ.
*Bản thân:

Trong những năm qua tôi luôn nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực
hiện tốt chuẩn mực đạo đức nhà giáo; thường xuyên tự giác học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giữ vững bản lĩnh chính trị;
giữ gìn tư cách, đạo đức, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên;
luôn mẫu mực, là tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo.
Tích cực học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; lồng ghép,
tích hợp các nội dung học tập và làm theo Bác vào nội dung bài giảng và các
hoạt động ngoại khóa, góp phần giáo dục, nâng cao đạo đức cho học sinh.
3. Một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh học tập, rèn luyện nâng cao
đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, Đối với các Chi bộ, Đảng bộ nhà trường tiếp tục đẩy mạnh
công tác quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, các quy định của ngành Giáo dục, nâng cao nhận thức cho
cán bộ, giáo viên thực hiện chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Trọng tâm là:
Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nghị quyết TW 4 (khố XII) về “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn
Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ”.
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
“Quy định về đạo đức nhà giáo”
Xây dựng, bổ sung bộ tiêu chí về chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, đối với mỗi thầy cơ giáo phải ln có ý thức rèn luyện, nâng
cao trình độ lý luận chính trị và chun mơn nghiệp vụ
Ln có ý thức rèn luyện mình, tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách
mạng, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

9



Trước những đổi thay, cám dỗ của cuộc sống, nhà giáo cần vượt lên
chính mình, khơng được đánh mất mình, giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo
đức nhà giáo, là bơng hoa sen thơm ngát, trong khó khăn, gian khổ vẫn toát
lên vẻ đẹp và hương thơm cho đời.
Đồng thời, thực hiện tốt cơng tác tự phê bình và phê bình, kiên quyết
đấu tranh loại bỏ những hiện tượng tiêu cực trong cơ quan, đơn vị mình.
Cơng bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng năng lực của
người học, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
Mỗi nhà giáo, mỗi cán bộ Đảng viên cần học tập, vận dụng sáng tạo,
tránh máy móc, rập khn khi học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ba là, nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, nhà giáo trước
học sinh.
Nếu học trị được ví như những trang giấy trắng, thầy cô là hoạ sĩ hãy
vẽ những bức tranh mang 5 màu sắc: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung
thực, trách nhiệm. Đó cũng là 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát
triển ở học sinh mà Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nêu lên.
Vậy để giáo dục con trẻ hiệu quả, sự nêu gương của thầy cô giáo có
vai trị đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân
cách của thế hệ trẻ. Bác Hồ đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị
hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”[10]
Theo Người, giáo viên luôn phải là tấm gương sáng cả về tri thức,
nhân cách, tính chuyên cần lẫn về cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói, bởi trẻ em
hay bắt chước, cho nên thầy giáo, cán bộ phụ trách, phải gương mẫu từ lời
nói đến việc làm. Chính vì vậy, mỗi nhà giáo hãy là tấm gương sáng, rèn
luyện, trau dồi đạo đức ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong nghề nghiệp mà
cịn trong cuộc sống.
GV muốn nêu gương thì cần lắng nghe học sinh bằng trái tim chân
thành, đặt mình vào vị trí của các em để thay đổi. Hãy cho học sinh cảm
nhận được sự yêu thương của thầy cơ dành cho mình. Hãy gần gũi với học

trị, đừng khoanh tay trước những áp lực, nỗi sợ hãi của học trị. Bởi tình
u thương chân thành của thầy cô mang đến hạnh phúc cho tuổi thơ. Học

10


trị hạnh phúc thì giáo viên sẽ hạnh phúc, nhà trường hạnh phúc, gia đình
hạnh phúc và xã hội hạnh phúc.
Tuy nhiên Người cũng khẳng định: “Giáo dục các em là việc chung
của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải
cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước
mọi việc”[11]. Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo ra
sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục, đặc biệt là giáo dục các chuẩn
mực đạo đức ở học sinh.
Bốn là, xác định rõ vai trò của người thầy trong thời đại Cách mạng
Công nghệ 4.0
Cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 đang làm thay đổi sâu sắc quá trình
phát triển của nhiều quốc gia, sứ mệnh người thầy có nhiều thay đổi. Nhiều
người lo ngại liệu robot, internet, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế người thầy?
Robot, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế thầy cô giáo trong việc giảng
dạy, truyền thụ kiến thức. Nhưng thứ mà máy móc và cơng nghệ khơng
thể làm được, đó là vai trị của người thầy trong việc truyền cảm hứng và
lan toả những giá trị tốt đẹp của con người, của cuộc sống đến học trị.
Hay nói rõ hơn, máy móc có thể cho con người tri thức nhưng không thể
dạy dỗ con người về nhân đức, cho nên vai trò của người thầy mãi mãi là
điều khơng gì thay thế được.
Thời đại Cơng nghệ 4.0 vị thế của người thầy không giảm sút. Vai trò
truyền lửa, truyền cảm hứng, định hướng nhân cách cho học trò cấp thiết
hơn bao giờ hết. Dù bất cứ thời đại nào cũng cần những người thầy yêu
nghề, yêu người, kiên trì, nhẫn nại, bao dung, độ lượng, cần kiệm, liêm

chính, chí cơng vơ tư và có tinh thần đoàn kết.
Năm là, Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá rút kinh
nghiệm việc thực hiện các quy định của ngành, nội quy nhà trường. Kịp
thời biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân tiêu biểu, đồng thời
xử lí nghiêm minh những giáo viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống
làm trong sạch đội ngũ nhà giáo.
Sinh thời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là
nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Hay nhà văn Nga Đôn-ki-

11


xtơi có câu nói nổi tiếng: “Dưới ánh hào quang của ánh sáng Mặt Trời,
khơng có nghề nào cao q bằng nghề dạy học”. Vì vậy, mỗi nhà giáo cần
thực hiện tốt 5 giải pháp nêu trên để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.
KẾT LUẬN
Đã hơn 50 năm kể từ ngày Bác về với thế giới người hiền, hơn 50 năm
thực hiện Di chúc của Người, suy ngẫm về những lời căn dặn ấy, chúng ta
càng hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu sắc và tầm vóc lớn lao của việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đối với mỗi thầy cô
giáo, việc học tập tấm gương đạo đức của Bác để nâng cao đạo đức nhà
giáo lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn, sẽ giúp mỗi giáo viên thêm yêu
người, yêu nghề và có thêm động lực to lớn để tiếp tục công việc “cao quý
nhất trong những nghề cao quý”.
Lời căn dặn của Người một lần nữa nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm
của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đối với tương lai của đất nước,
đồng thời càng bồi đắp thêm nghị lực và quyết tâm để thực hiện tốt nhiệm
vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục
và Đào tạo.
Qua hội thi này, mong muốn mỗi đồng chí Báo cáo viên sẽ tiếp tục

tuyên truyền, lan toả những nét đẹp trong đạo đức nhà giáo, để mọi người
dân có nhận thức sâu sắc về vai trị, vị trí của nhà giáo trong sự nghiệp
trồng người, đóng góp to lớn vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước ta giàu đẹp và phồn vinh như Bác Hồ kính yêu hằng mong đợi.
Nếu cán bộ, nhà giáo tích cực học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, thì mỗi nhà giáo sẽ trở thành “Người thầy
giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người
thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là điều rất vẻ vang.” [12]
Mỗi cán bộ, nhà giáo hãy học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh như một mệnh lệnh từ trong trái tim để cùng
chung tay xây dựng môi trường Giáo dục “an tồn, thân thiện, bình đẳng
và hạnh phúc”.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, tr.194
2. Hồ Chí Minh: Sđd t.9, tr.293.
3. Hồ Chí Minh: Sđd t.11, tr.332
4. Hồ Chí Minh: Sđd t.4, tr.161
5. Hồ Chí Minh: Sđd t.11, tr.332
6. Hồ Chí Minh: Sđd t.4 tr.33
7. Hồ Chí Minh: Sđd t.12, tr.402
8. Hồ Chí Minh: Sđd t.10, tr.186.
9. Hồ Chí Minh: Sđd t.11, tr.332.
10. Hồ Chí Minh: Sđd t.1, tr.263.
11. Hồ Chí Minh: Sđd t.8, tr.74.
12. Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.236

13. Phút lâm chung, Bác Hồ khóc khi Trung ương xin phép được lo “việc riêng”
của Người, Báo Dân trí đăng ngày 30/8/2019

13


PHỤ LỤC 1
BỨC THƯ CUỐI CÙNG BÁC GỬI CÁC THẦY CÔ GIÁO,
HỌC SINH, SINH VIÊN NHÂN DỊP NĂM HỌC MỚI 1968
Các cô các chú và các cháu thân mến!
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời
thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu .
Trong hồn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của
chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết .
Bác vui lòng biết rằng mặc dù hồn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc
nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thơng, mỗi xã đều có trường
cấp một, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một
trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán
bộ và cơng nơng đang học bổ túc vǎn hố. Số người vào học các trường đại
học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp 3 lần so với trước chiến tranh
chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp
đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác
đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức .
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt,
bảo đảm an tồn cho thầy và trị, làm cho đời sống vật chất và tinh thần
ngày càng tiến bộ .
Mặc dù giặc Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt, chúng không
những đã thất bại thảm hại trên mặt trận chính trị, quân sự, mà ta đã thắng
chúng cả trên mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ .
Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và

nhân dân ta rất anh hùng; và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các
trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khǎn để hồn thành tốt
nhiệm vụ .
Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cơ,
các chú và các cháu đã đạt được .
Nhưng đế quốc Mỹ vẫn còn ngoan cố. Cách mạng nước ta cịn phải
khắc phục nhiều khó khǎn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn. Hiện nay,
14


Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú, các cháu nhiệm vụ lớn hơn
trước. Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây:
- Thầy và trị phải ln ln nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ
nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với cơng nơng, tuyệt đốí
trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao
cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng .
- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt.
Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu
nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết
các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa,
đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật .
- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời
sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường
bảo đảm sức khoẻ và an toàn .
Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang .
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân
chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ
giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các
cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó .

Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to
lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính
quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải
chǎm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những
bước phát triển mới .
Bác mong chờ những thành tích mới của các cơ, các chú và các cháu.
Chào thân ái và quyết thắng!
BÁC HỒ
(Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị Quốc gia, T12, tr 402-404)

15


PHỤ LỤC 2
CÁC VĂN BẢN, CHỈ THỊ, NGHỊ QUYẾT, QUY ĐỊNH
VỀ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO
STT

1

2

3

4

5

6


7

8

9

TÊN VĂN BẢN

Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”;
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo “Quy định về đạo đức nhà
giáo”
Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về Tiếp
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban chấp hành
Trung ương về Xây dựng và phát triển văn hoá,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước
Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về Tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hoá” trong nội bộ.
Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và

Đào tạo Về tăng cường công tác quản lý và
nâng cao đạo đức nhà giáo.
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về Quy tắc ứng xử trong các cơ sở
Giáo dục.
Kế hoạch số 66/KH-SGD&ĐT của Sở Giáo dục
và Đào tạo Phú Thọ về Xây dựng “Trường học
An tồn – Thân thiện – Bình đẳng”
PHỤ LỤC 3
16

NGÀY
BAN HÀNH

7/11/2006

16/4/2008

14/5/2011

09/04/2014

15/5/2016

30/10/2016

07/05/2018

12/04/2019


04/10/2019


THỰC HIỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO THEO TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH PHÚ THỌ

Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai khâu đột
phá trong thực hiện Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị
(Nguồn: giaoducthoidai.vn ngày 24/09/2017)

Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức lễ phát động cuộc thi “Tuổi trẻ học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018
( Nguồn: phutho.edu.vn, ngày 27/3/2018)

17


Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao giải cho 2 thí sinh xuất sắc nhất
Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” năm 2018, trong đó có em Nguyễn Trần Dương Thương (thứ 2 từ trái
sang phải ) - học sinh trường THPT Chuyên Hùng Vương- Phú Thọ .
(Nguồn: phutho.edu.vn, ngày 14/06/2018)

Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề
“Nâng cao đạo đức nhà giáo và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”
(Nguồn phutho.edu.vn ngày 8/1/2019)
18


Tháng 4/2019 các cơ sở GD mầm non trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đồng loạt tổ

chức Hội thi “Phòng, chống bạo lực trẻ trong các cơ sở GD mầm non” .
(Nguồn: phutho.edu.vn, ngày 15/04/2019)

Gần 1.000 cán bộ quản lí Giáo dục tỉnh Phú Thọ tham dự tập huấn “Tăng
cường năng lực ứng xử sư phạm và nâng cao đạo đức nhà giáo cho cán bộ quản
lý giáo dục, giáo viên” (Nguồn: giaoducthoidai.vn, ngày 05/08/2019)
19


Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hùng Vương và Hội Khuyến học
tỉnh phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Học tập
suốt đời, xây dựng xã hội học tập”. (Nguồn: phutho.edu.vn ngày 8/8/2019)

Các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2019 của tỉnh Phú Thọ
được khen thưởng tại Hội nghị toàn quốc Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05
(Nguồn: phutho.gov.vn ngày 20/08/2019)
20


Ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng
Chính phủ và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020
(Nguồn: baophutho.vn, ngày 16/08/2019)

Đồng chí Nguyễn Xuân An Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và
Cơng tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT, Phó Trưởng ban tổ chức cuộc thi;
đồng chí Phùng Quốc Lập, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT trao thưởng dành cho
các thí sinh xuất sắc nhất Vịng loại cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 .
(Nguồn: phutho.edu.vn, ngày 30/10/2019)

21


PHỤ LỤC 4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH CỦA TRƯỜNG THCS GIẤY PHONG CHÂU

Trường THCS Giấy Phong Châu tổ chức Ngoại khoá “Học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, tháng 5/2017.
(Nguồn: facebook.com/giayphongchau, ngày 09/05/2017)

Thầy và trò nhà trường tích cực hưởng ứng Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018.
(Nguồn: thcsgiayphongchau.phutho.edu.vn, ngày 01/04/2018)
22


Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng trường có tỉ lệ học sinh
tham gia nhiều nhất cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2018.
(Nguồn: thcsgiayphongchau.phutho.edu.vn, ngày 02/08/2018)

Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng trường có tỉ lệ học sinh
tham gia nhiều nhất cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019.

23


Giấy Chứng nhận Cơ giáo Nguyễn Thị Bích – GV mơn Lịch Sử đạt

giải Nhất vịng loại Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019

Tập thể trường THCS Giấy Phong Châu nhận Giấy khen của Giám đốc Sở
GD&ĐT có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo
trong dạy và học” gắn với thực hiện Chỉ thị 05 –CT/TW.
(Nguồn: thcsgiayphongchau.phutho.edu.vn, ngày 02/08/2018)

24


Học và làm theo Bác, giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng
lao động cải tạo vườn trường
(Nguồn: facebook.com/giayphongchau, ngày 27/11/2018)

Cô giáo Nguyễn Thị Phương và Hán Thị Phương Thu (áo tím)
được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tặng bằng khen
có thành tích xuất sắc trong năm học 2018 – 2019
(Nguồn: pgdphuninh.sgdphutho.edu.vn, ngày 28/08/2019)
25


×