Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.04 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LOẠI MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƢỚC THẢI
GIẾT MỔ GIA SÚC CỦA CỎ VETIVER DƢỚI DẠNG THỦY CANH

Hoàng Thị Mỹ Hằng*, Nguyễn Thị Phƣơng Nhi
Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
*Email:
Ngày nhận bài: 25/5/2018; ngày hoàn thành phản biện: 01/6/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018
T MT T
Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường gây ra do nước thải từ các lò giết mổ gia súc
đang ngày một tăng. Việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải sẽ rất khó khăn do
địi hỏi chi phí lớn. Do đó, xử lý bẳng thực vật sẽ khả thi hơn cả, đặc biệt rất phù
hợp cho các lị giết mổ gia súc có quy mơ nhỏ và vừa. Đề tài nghiên cứu khả năng
xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh. Kết quả cho
thấy cỏ Vetiver hồn tồn thích nghi và phát triển tốt trong môi trường nước thải
giết mổ gia súc. Sau 22 ngày cả COD và PO4-P, NH4-N đều được xử lý tốt với hiệu
suất đều lần lượt trên 90%; 84% và 70% (khoảng tải trọng hữu cơ từ 0,31 đến 2,46
g-COD/ngày). Thậm chí ở các mức pha loãng từ 4 đến 8 lần, 100% các chất ô nhiễm
ở trên được loại bỏ chỉ trong 8 đến 12 ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm sau khi xử
lý đều thấp hơn cột B của QCVN 40:2011/BTNMT.
T

h

cỏ Vetiver, mơ hình thủy canh, nước thải giết mổ gia súc.

1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, các hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra hàng ngày để đáp ứng


các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm của người dân. Hoạt động giết mổ gia
súc sử dụng nước ở hầu hết các công đoạn như giết, cạo lông, mổ moi ruột, xẻ thịt, làm
lòng, rửa sàn. Nước thải lò giết mổ chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và nitơ và chất béo cao [4]. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc chưa có hệ thống xử
lý nước thải hoặc có nhưng vận hành chưa hiệu quả. Nước được thải trực tiếp ra ngồi
gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước, khơng khí, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân khu vực xung quanh.
Những năm gần đây, xử lý nước thải bằng các loại thực vật đã và đang được áp
dụng nhiều nơi trên thế giới với ưu điểm rẻ tiền, dễ vận hành, đồng thời mức độ xử lý
ô nhiễm khá cao. Đây là quá trình xử lý trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi
191


Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh

trường, cho phép đạt hiệu quả cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị
đa dạng sinh học, cải tạo môi trường cảnh quan, hệ sinh thái của địa phương. Mặt
khác, Việt Nam là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm quanh năm, rất thích hợp với
sự phát triển của các lồi thưc vật. Lau, Sậy, cỏ Vetiver, Lục Bình, Tảovật thường được sử dụng để xử lý nước thải. Trong đó, cỏ Vetiver nổi bật về những
đặc điểm sinh lý sinh thái, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong mơi trường
độc hại, cỏ Vetiver rất thích hợp cho việc làm sạch môi trường [6]. Trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver xử lý
nước thải [2, 3, 5]. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Khảo sát khả năng loại một số
chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh” được lựa
chọn để tiến hành nghiên cứu.

2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghi n ứ
* Nước thải giết mổ gia súc: Nước thải giết mổ gia súc được lấy từ từ lị giết mổ
gia súc tập trung Nam Sơng Hương thuộc công ty cổ phần Nông ngư súc sản Thừa

Thiên Huế.
- Tại thời điểm nghiên cứu, lò mổ nằm ở khu vực 4, Phường Xuân Phú, Thành
phố Huế (nên có tên khác nữa là lị mổ Xn Phú); phía Đơng, Nam, Tây đều giáp với
đất nông nghiệp, hiện đang trồng lúa nước. Riêng phía Bắc giáp đường Nguyễn Lộ
Trạch.
- Tổng diện tích của lị mổ là 9250 m2; hoạt động liên tục 7 ngày/ tuần với số
lượng gia súc bị giết trung bình mỗi ngày từ 40-50 con lợn, 1 con bò, 10 con dê. Hoạt
động giết mổ của lò chỉ tập trung vào một thời gian ngắn trong ngày. Từ khoảng 1 giờ
30 phút đến 5 giờ 30 phút diễn ra hoạt động giết mổ, sau đó là cơng tác vệ sinh khu
vực giết mổ.
* Cỏ Vetiver: Cỏ Vetiver (có tên khoa học Vetiveria zizanioides L.) trong nghiên
cứu có tuổi đời từ 5-6 tháng tuổi (chiều dài cây khoảng 70-80 cm, chiều dài rễ khoảng
15-20 cm).
Phƣơng ph p nghi n ứ
2.2.1. Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp
Các tài liệu và thông tin thứ cấp liên quan đến hoạt động của lị mổ, vấn đề ơ
nhiễm mơi trường, xử lý nước thải giết mổ gia súc của lò giết mổ tập trung Nam Sông
Hương; các nghiên cứu về cỏ Vetiver như: đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng
xử lý ơ nhiễm mơi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng.

192


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)

2.2.2. Phương pháp lẫy mẫu và bảo quản mẫu
- Vị trí lấy mẫu như sơ đồ hình 1; quy trình lấy mẫu nước thải tuân theo TCVN
5999:1995.

- Thời gian lấy mẫu: Mẫu nước thải được lấy liên tục trong khoảng thời gian từ
1 giờ 30 phút đến 5 giờ 30 phút; Trong quá trình lấy mẫu phải được lọc qua lưới lọc có
kích thước lỗ 0,8 mm; nước thải sau khi lấy sẽ được chứa trong các can nhựa PE 30 L.
Mẫu được tiến hành phân tích trong vịng 24 giờ sau khi lấy mẫu để xác định
một số thông số đặc trưng của nước thải giết mổ gia súc. Trong quá trình làm thí
nghiệm, mẫu nước thải được bảo quản lạnh từ 3 - 50C.

Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu.

2.2.3. Thí nghiệm thích nghi của cỏ Vetiver trong mơi trường Knop và nước thải giết
mổ gia súc
- Tách ra từng nhánh nhỏ, chọn những cây khỏe mạnh tiến hành thí nghiệm.
Cắt ngắn thân xuống còn 30 cm. Sử dụng 6 thùng xốp có kích thước Dài x Rộng x Cao
= 40 cm × 30 cm × 20 cm trồng thủy canh cỏ Vetiver đã chọn lọc trong môi trường dung
dịch Knop trong vòng 3 tuần (mật độ trồng 20 nhánh/ thùng).
Bảng 1. Thành phần của dung dịch Knop
Hóa chất

Thể tích hóa chất pha trong 1L nước máy (mL)

KNO3 (101 g/L)

12

NH4H2PO4 (115 g/L)

4

MgSO4.7H2O (246 g/L)


2

Ca(NO3)2.4H2O (236 g/L)

8

- Sau 3 tuần, thay môi trường Knop bằng môi trường nước thải giết mổ gia súc
193


Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh

pha loãng 10 lần (nồng độ khoảng 300 – 400 mg/L) và tiếp tục nuôi cấy cỏ Vetiver trong
vịng 1 tuần để cỏ thích nghi với mơi trường nước thải.
Trong q trình ni thích nghi dạng thủy canh cỏ Vetiver trong môi trường
Knop và nước thải pha lỗng, tiến hành đánh giá mức độ thích nghi của cỏ thông qua
sinh khối của cỏ, chiều dài lá, rễ của cỏ Vetiver.
2.2.4. Thí nghiệm đánh giá khả năng xử lý một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ
gia súc của cỏ Vetiver
Cỏ Vetiver được trồng phân bố đều với mật độ 20 nhánh/thùng trong 5 thùng
xốp thí nghiệm kích thước như trên với các mức pha lỗng khác nhau, như bảng 2. Thể
tích nước thải mỗi thùng là 15 L. Thí nghiệm được tiến hành trong vịng 3 tuần, cứ 2
ngày lại lấy mẫu nước trong các thùng để phân tích các thơng số COD, NH4-N, PO4-P
để đánh giá hiệu quả xử lý.
Bảng 2. Ký kiệu các mức pha lỗng mẫu
STT

Ký hiệu

Mức pha lỗng


Ghi chú

1

F0

Khơng

Khơng trồng cỏ

2

F1

Khơng

Trồng cỏ

3

F2

2 lần

Trồng cỏ

4

F4


4 lần

Trông cỏ

5

F6

6 lần

Trồng cỏ

6

F8

8 lần

Trồng cỏ

Sau 3 tuần, tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng của cỏ thông qua sinh
khối của cỏ, chiều dài lá, rễ.
2.2.5. Phương pháp xác định chiều dài lá, rễ, sinh khối cỏ Vetiver
Trong thí nghiệm thích nghi của cỏ Vetiver trong môi trường Knop và nước
thải giết mổ gia súc, chiều dài lá, rễ và sinh khối của cỏ được xác định như sau:
- Sử dụng thước dài 50 cm để đo chiều dài lá, rễ. Do trong một cây có nhiều lá,
nhiều nhánh rễ, nên khi đo chọn lá dài nhất, rễ dài nhất để đo.
+ Chiều dài lá được tính như sau:
Gọi Xi: là chiều dài của lá cao nhất của cây thứ i (i=[1;120]) (cm)

XTB: Trung bình chiều dài của lá cây (cm/cây)
XTB = (X1+X2+X3+⋯+X120)/120 (1)
+ Chiều dài rễ được tính như sau:
Gọi Yi: Chiều dài lớn nhất rễ của cây thứ i (i=[1;120]) (cm)
YTB: Trung bình chiều dài rễ của cỏ Vetiver (cm/ cây)
194


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)

YTB = (Y1+Y2+Y3+⋯+Y120)/120 (2)
+ Sinh khối cỏ: Để ráo nước rồi tiến hành đem cân khối lượng tất cả cỏ của mỗi
thùng (không tháo cỏ ra khỏi tấm xốp cố định). Gọi V1, V2,<,V6 là sinh khối cỏ lần
lượt của mỗi thùng từ 1 đến 6. Sinh khối của cây được xác định theo công thức sau:
VTB= (V1+V2+V3+V4+V5+V6)/120 (g/cây) (3)
2.2.6. Phương pháp phân tích các thơng số
Ngồi thơng số nhiệt độ, pH, DO được đo nhanh tại hiện trường trong quá
trình lấy mẫu. Các thơng số cịn lại BOD5, COD, NH4-N, PO4-P trong quá trình lấy mẫu
cũng như đánh giá khả năng xử lý của cỏ Vetiver đều được phân tích bằng phương
pháp chuẩn của Hoa Kỳ [1].
2.2.7. Xử lý, biểu diễn số liệu
Các kết quả phân tích được tính tốn và biểu diễn bằng phần mềm MS. Excel.
Hiệu quả của quá trình xử lý được đánh giá theo công thức sau:

H

Co  C
 100% (4)

C0

Trong đó: H: Hiệu quả xử lý (%);
C0 : Giá trị COD, NH4-N, PO4-P đầu vào, mg/L;
C: Giá trị COD, NH4-N, PO4-P sau quá trình xử lý, mg/L.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặ trƣng ủa nƣớc thải t lò giết mổ gia súc Xuân Phú
Đặc điểm nước thải lò giết mổ gia súc Xuân Phú được thể hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Một số đặc điểm của nước thải lò giết mổ gia súc Xuân Phú
TT

Thơng số

Giá trị

Cmax tính ở cột B QCVN 40: 2011/BTNMT (với
Kq = 0,6; Kf = 1,2)

1

Nhiệt độ (0C)

30,6

40

2

pH


7,0

5,5-9

3

SS (mg/L)

586

72

4

BOD5 (mg/L)

1170

36

5

COD (mg/L)

3608

108

6


DO (mg/L)

0,28

-

7

NH4-N (mg-N/L)

88,5

7,2

8

PO4-P (mg-P/L)

37,7

4,32 (*)

Ghi chú : (*) Giá trị photpho tổng số
195


Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh

Qua bảng trên ta thấy:

- Nước thải lị mổ có pH = 7,0 trung tính, nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Điều
này rất thuận lợi cho việc xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thải rất thấp (DO = 0,28 mg/L) phản ánh
tình trạng ơ nhiễn hữu cơ cao.
- Nồng độ các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (NH4-N, PO4-P),
chất rắn lơ lửng (SS) rất cao, tất cả đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (so với Cmax
tính ở cột B QCVN 40: 2011/BTNMT).
3.2. Khả năng thí h nghi ủ
gia súc

ỏ Vetiver trong mơi trƣờng Knop và nƣớ thải giết mổ

Để ổn định quá trình sinh trưởng và phát triển của thân và hệ rễ cho việc hấp
thụ các chất dinh dưỡng, cỏ Vetiver trước khi đưa vào xử lý được trồng thủy canh
trong dung dịch Knop trong 3 tuần. Dung dịch Knop có đầy đủ các nguyên khoáng
cần thiết cho cây như N, P, K, Mg, Ca,< (bảng 1). Độ tăng kích thước và khối lượng
của cỏ được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Độ tăng kích thước thân, rễ, khối lượng của cỏ Vetiver
Độ tăng chiều dài thân

Độ tăng hiều dài rễ

Độ tăng ân nặng cây

(cm/ cây)

(cm/ cây)

(g/ cây)


3 tuần trong

1 tuần trong

3 tuần trong

1 tuần trong

3 tuần trong

1 tuần trong

dung dịch

nước thải

dung dịch

nước thải

dung dịch

nước thải

Knop
35,2

Knop
14,4


Knop

8,7

2,6

10

5

Ghi chú: Độ tăng chiều dài rễ chính là độ dài rễ mới được sinh ra, rễ cũ bị tổn thương không phát triển.

Qua bảng 4 có thể thấy, cỏ Vetiver phát triển tốt trong mơi trường Knop. Mặt
khác, khi chuyển cỏ sang trồng trong môi trường nước thải lị mổ pha lỗng 10 lần
(COD khoảng 300-400 mg/L), cỏ vẫn phát triển tốt, tăng cả chiều cao thân, chiều dài rễ
và cân nặng. Đây có thể do cỏ Vetiver đã sử dụng các chất ô nhiễm có trong nước thải
lị mổ như chất dinh dưỡng để hấp thụ, phục vụ nhu cầu cho hoạt động sống của
chúng. Do đó, đề tài tiến hành thí nghiệm với các mức nồng độ pha loãng khác nhau
đánh giá khả năng xử lý một số chất ơ nhiễm có trong nước thải giết mổ gia súc.
3.3. Khả năng xử lý chất ơ nhiễm của cỏ Vetiver
3.3.1. Đối với COD
Hình 2 thể hiện khả năng xử lý loại COD trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ
Vetiver.

196


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)


Hình 2. Khả năng xử lý COD của cỏ theo thời gian.

Qua kết quả trên cho thấy, nước thải sau khi xử lý bằng cỏ Vetiver, COD có xu
hướng giảm dần theo thời gian:
- COD trong mẫu nước thải có trồng cỏ giảm nhanh hơn so với mẫu đối
chứng. Sau 22 ngày, hiệu suất loại COD của cỏ Vetiver đạt từ 91,74%- 100% trong các
mẫu F1, F2, F4, F6, F8, cao hơn nhiều so với mỗi đối chứng không trồng cỏ F0.
- Với các mức pha lỗng khác nhau, thời gian thích nghi của cỏ cũng khác
nhau. Do đó, khoảng thời gian hấp thụ tốt nhất của cỏ là 8 ngày đầu tiên, thể hiện ở các
mẫu F2, F4, F6, F8. Riêng đối với F1 khoảng từ ngày 14 trở đi COD mới giảm mạnh.
- Các mẫu F2, F4, F6, F8 có COD đầu vào lần lượt là 1804 mg/L; 902 mg/L ;
601,3 mg/L; 451 mg/L sau khi xử lý đã đạt Cmax tính ở cột B QCVN 40: 2011/BTNMT.
3.3.2. Đối với NH4-N
Nước thải sau khi xử lý bằng cỏ Vetiver, hàm lượng NH4-N có xu hướng giảm
dần sau 22 ngày làm thí nghiệm (hình 2). Cụ thể:
- Hiệu suất loại NH4-N của cỏ Vetiver đạt từ 84%- 100% trong các mẫu F1, F2,
F4, F6, F8, cao hơn nhiều so với mẫu đối chứng khơng pha lỗng F0.
- Nồng độ NH4-N trong nước thải lị mổ ở các mức pha lỗng từ 2 đến 8 lần từ
khơng đạt tiêu chuẩn mức Cmax tính ở cột B QCVN 40: 2011/BTNMT (NH4-N < 7,2
mg/L), sau khi xử lý đã đạt, thậm chí cịn thấp hơn nhiều so với quy chuẩn cho phép.
- Trong các mẫu F0, F1 nước thải sau xử lý nồng độ NH4-N lần lượt là 63 mg/L,
14,2 mg/L vẫn còn cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường, nhất
là đối với mẫu đối chứng (F0) khả năng loại bỏ NH4-N rất thấp.
- NH4-N giảm nhanh có thể do các nguyên nhân sau:

197


Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh


+ NH4-N trong nước thải bị oxy hóa thành nitrat do nồng độ DO trong nước
tăng lên trong các ngày tiến hành thí nghiệm (giá trị DO tại các thùng có trồng cỏ tăng
trung bình từ 1,0 mg/L đến 4,8 mg/L; riêng thùng đối chứng, không trồng cỏ DO tăng
không đáng kể từ 0,3 mg/L đến 0,9 mg/L).
`

+ Với ưu thế tốc độ tăng sinh khối nhanh, bộ rễ phát triển mạnh và có thể hấp
thụ qua rễ và tích lũy NH4-N vào trong thân và lá thơng qua các hoạt động sống của
mình.
Ơ

Hình 2. Khả năng xử lý NH4-N của cỏ Vetiver theo thời gian.

3.3.3. Đối với PO4 -P
Về khả năng xử lý PO4-P của cỏ Vetiver, ta nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt (hình 3):
- Tất cả các mẫu từ F1 đến F8 đều có sự suy giảm PO4-P trong nước thải sau 22
ngày xử lý; hiệu quả xử lý PO4-P từ 71,35- 100% (F1: Từ 37,7 mg/L xuống còn 10,8
mg/L; các mẫu còn lại F2, F4, F6, F8 đều giảm xuống gần bằng 0 mg/L).
- PO4-P trong mẫu nước thải có trồng cây giảm nhanh hơn so với mẫu đối
chứng không trồng cây có thể là do bị phân hủy bởi quần thể VSV sống bám ở bộ rễ cỏ
Vetiver, một phần khác được cây hấp thụ, sử dụng như chất dinh dưỡng để phát triển ,
tích lũy vào thân, rễ, lá thông qua các hoạt động sống của cây.

198


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)


Hình 3. Khả năng xử lý PO4-P của cỏ Vetiver theo thời gian.

4. KẾT LUẬN
Như vậy, với hàm lượng rất cao các chất ô nhiễm (đặc biệt các chất hữu cơ và
dinh dưỡng) có trong nước thải giết mổ gia súc, nghiên cứu xử lý bằng cỏ Vetiver
trồng trong mơ hình thủy canh, có thể thấy cỏ có khả năng hấp thụ tốt các chất này. Sau 22
ngày xử lý trong các điều kiện mơi trường nước thải đã được pha lỗng 2 lần trở đi, các
thông số COD, PO4-P, NH4-N đều đạt tiêu chuẩn xả thải Cmax tính ở cột B QCVN 40:
2011/BTNMT.

LỜI CẢM ƠN
Đề tài xin cảm ơn những giúp đỡ, tư vấn từ thầy Nguyễn Minh Trí, khoa Sinh
học, trường Đại học khoa học Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. APHA, AWWA, WBEF (1999). Standard methods for the examination of water and wastewater,
20th Edition. Washington DC, USA.
[2]. Phạm Ngọc Vân Anh, Phạm Hồng Phước, Lê Quốc Tuấn (2002). Cỏ Vetiver (Vetiveria
Zizanioides L.) một giải pháp sinh học mới trong xử lý nước thải. Tập san Khoa Học Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp, tập 1/2002, trường ĐH Nơng lâm TP. Hồ Chí Minh, tr. 1 - 4.
[3]. Xuhui Kong, Weiwen Lin, Biqing Wang and Fuhe Luo (2001). Study on Vetiver’s
Purification for Wastewater from Pig Farm. Floricultural Reserch Institute of Guangdong
Academy of Agricultural Sciences, China, Website: />
199


Khảo sát khả năng loại một số chất ô nhiễm trong nước thải giết mổ gia súc của cỏ Vetiver dưới dạng thủy canh

[4]. Ngô Phương Nam, Phạm Khắc Liệu, Trịnh Thị Giao Chi (2008). Nghiên cứu xử lý nước

thải giết mổ gia súc bằng quá trình sinh học hiếu khí thể bám trên vật liệu polymer tổng
hợp, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Số 48.
[5]. Cameron Smeal, Margo Hackett, and Paul Truong (2003). Vetiver System for Industrial
Wastewater Treatment in Queensland. Australia.
[6]. Paul Truong, Trần Tân Văn, Elise Pinners (2008). Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ Vetiver giảm
nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

SURVEYING ON THE CAPACITY OF VETIVER GRASS IN REMOVING SOME
POLLUTANTS IN SLAUGHTERHOUSE WASTEWATER UNDER HYDROPONIC
MODEL

Hoang Thi My Hang*, Nguyen Thi Phuong Nhi
Faculty of Environmental Science, University of Sciences, Hue Unnivesity
*Email:
ABSTRACT
In Vietnam, environmental pollution caused by wastewater from slaughterhouses
is increasingly serious. Investing a wastewater treatment system is difficult due to
its high cost. Therefore, it is better if wastewater is treated by plants, which is
suitable with small and moderate slaughterhouses. The topic examined the
capability of Vetiver grass that was grown in hydroponic model to treat
slaughterhouse wastewater. The result showed that Vetiver grass can completely
adapt and develop in wastewater environment. After 22 days, all COD, PO 4-P and
NH4-N were treated with high efficiency over 90%, 84% and 70%, respectively
(with organic load rates from 0.31 to 2.46 g-COD/day). With being diluted 4 to 8
times, 100% pollutants were removed in only 8-12 days. Concentration of COD,
PO4-P and NH4-N were lower than the limit value regulated in Nation Technical
Regulation for industrial wastewater (QCVN 40:2011/BTNM, class B).
Keywords: hydroponic model, slaughterhouse wastewater, Vetiver grass.

200



TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế

Tập 13, Số 2 (2018)

Hoàng Thị Mỹ Hằng sinh ngày 23/01/1988. Bà tốt nghiệp cử nhân Khoa
học Môi trường năm 2011 và thạc sỹ khoa học Môi trường năm 2013 tại
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ 2011 đến nay, bà là giảng viên
khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Lĩnh vực nghiên cứu: Xử lý nước thải; các chất dinh dưỡng N và P trong
các nguồn thải.
Nguyễn Thị Phƣơng Nhi sinh ngày 10/01/1994. Bà tốt nghiệp cử nhân
Khoa học Môi trường năm 2016 tại trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế.

201



×