Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Tên các loại quả trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH HIỀN

TÊN CÁC LOẠI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

THÁI NGUN, NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH HIỀN

TÊN CÁC LOẠI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN HẢO


THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình khoa học riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

BÙI THỊ THANH HIỀN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Hảo, người
Thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Đào tạo
- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các Thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ
học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tơi
hồn thành khóa học.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

BÙI THỊ THANH HIỀN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................ 6
1.1. Dẫn nhập ....................................................................................................... 6
1.2. Từ .................................................................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm từ .......................................................................................... 6
1.2.2. Cấu tạo từ ............................................................................................... 8
1.3. Ngữ ............................................................................................................. 11

1.3.1. Khái niệm về ngữ ................................................................................ 11
1.3.2. Chức năng và đặc điểm của ngữ.......................................................... 12
1.3.3. Phân loại ngữ ....................................................................................... 12
1.4. Đặc điểm lớp từ tiếng Việt ......................................................................... 12
1.5. Khái niệm về trường từ vựng ..................................................................... 15
1.5.1. Lúc đầu lí thuyết trường rất rộng, với nhiều nghĩa ............................ 15
1.5.2. Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa ..... 16
1.5.3. Phân loại trường từ vựng ..................................................................... 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




1.6. Định danh từ vựng ...................................................................................... 18
1.6.1. Khái niệm định danh ........................................................................... 18
1.6.2. Định danh từ vựng ............................................................................... 20
1.6.3. Đặc trưng văn hóa trong định danh ..................................................... 22
1.7. Mơ hình định danh cho trường từ vựng về tên gọi quả trong tiếng Việt.......... 26
1.8. Sự đa dạng phương ngữ trong tên gọi các loại quả......................................... 27
1.9. Quả và vài nét về việc phân loại hoa và quả .............................................. 29
1.9.1. Quả ....................................................................................................... 29
1.9.2. Phân loại hoa và quả ............................................................................ 30
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÊN GỌI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT........ 33
2.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 33
2.2. Các loại quả trong tiếng Việt ...................................................................... 33
2.2.1. Phân theo nguồn gốc ........................................................................... 33
2.2.2. Phân loại quả theo tác dụng ................................................................. 36
2.2.3. Phân loại quả trong cách thức sử dụng ................................................ 39

2.2.4. Phân loại quả dựa vào bản chất ........................................................... 39
2.3. Cấu tạo tên gọi các loại quả trong tiếng Việt ............................................. 41
2.3.1. Về nguồn gốc của tên gọi .................................................................... 41
2.3.2. Về kiểu cấu tạo của tên gọi.................................................................. 42
2.4. Hiện tượng một loại quả có nhiều tên gọi và một tên gọi cho nhiều
loại quả khác nhau ............................................................................................. 52
2.4.1. Hiện tượng một loại quả có nhiều tên gọi ........................................... 52
2.4.2. Một tên gọi cho nhiều loại quả ............................................................ 53
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CÁC LOẠI QUẢ TRONG
TIẾNG VIỆT ..................................................................................................... 56
3.1. Dẫn nhập ..................................................................................................... 56
3.2. Tính có lí do và khơng có (hoặc chưa rõ) lí do đặt tên của tên gọi ............ 57
3.3. Cách thức biểu thị tên gọi bằng các mơ hình định danh ............................ 59
3.3.1. Mơ hình định danh ............................................................................... 59
3.3.2. Mơ hình định danh cụ thể .................................................................... 60
3.4. Đặc điểm văn hóa thể hiện qua tên gọi các loại quả của người Việt ......... 69
3.4.1. Nét văn hóa thưởng thức các loại quả của người Việt qua các
giác quan ....................................................................................................... 69
3.4.2. Văn hóa tâm linh.................................................................................. 71
3.4.3. Văn hóa ứng xử ................................................................................... 75
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 77
KẾT LUẬN....................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 81

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Tên gọi các loại quả trong tiếng Việt ............................................ 33

Bảng 2.2:

Tên quả theo tác dụng ................................................................... 36

Bảng 2.3:

Tên quả trong cách thức sử dụng .................................................. 39

Bảng 2.4:

Tên quả dựa vào bản chất tồn tại................................................... 39

Bảng 2.5:

Bảng cấu trúc của T ....................................................................... 44

Bảng 2.6:


Tên gọi quả trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo ........................... 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, từ của mọi ngơn ngữ đều có chức năng gọi tên các
sự vật, hiện tượng trong xã hội. Vì vậy mà định danh có tầm quan trọng đặc
biệt đối với con người. Nếu sự vật, hiện tượng mất đi tên gọi thì con người sẽ
bị mất phương hướng. Sự lựa chọn đặc trưng nào của sự vật để gọi tên, thói
quen tâm lí dùng biểu trưng biểu vật riêng, nét riêng trong liên tưởng chuyển
nghĩa,...đều là những biểu hiện của các nét đặc trưng văn hóa dân tộc, văn hóa
riêng của từng vùng mà chúng ta cần tìm hiểu.
Các loại quả rất gần gũi với đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng
trưng cho “sao”, quả bao lấy là “vũ trụ”, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái
sinh bất tận của sự sống. Các loại quả trong tiếng Việt có tên chung, tên riêng,
từ địa phương,... rất phong phú và phức tạp. Tìm hiểu về tên gọi các loại quả
trong tiếng Việt cũng là tìm hiểu về ngơn ngữ và văn hóa người Việt. Đây là đề
tài rất thú vị và có nhiều sức hút, do đó chúng tơi chọn vấn đề này làm hướng
nghiên cứu của luận văn.
Đến với đề tài này, chúng ta có thể khai thác, tìm hiểu từ nhiều góc độ,
trong đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngơn ngữ học, cụ thể là từ phương diện
ngơn ngữ - văn hóa. Tìm hiểu trường từ vựng tên gọi các loại quả trong tiếng
Việt, chúng tôi nhận thấy thế giới thiên nhiên thực vật, đặc biệt là các loại cây

ăn quả có vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.
Đặc biệt, chúng tơi mong muốn tìm ra được những quy luật lựa chọn và sử
dụng từ ngữ của người Việt. Như vậy, tìm hiểu về “Tên gọi các loại quả trong
tiếng Việt” sẽ giúp ta hiểu một cách sâu sắc về sự phong phú, đa dạng của tiếng
Việt và đặc trưng văn hóa các vùng. Giúp ta có cái nhìn chân thực và cụ thể
hơn về sự giàu có của tiếng Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1




2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về mặt nghiên cứu
Tìm hiểu về tên gọi các loại quả trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thức rõ
tầm quan trọng của những thành tựu nghiên cứu về vấn đề định danh, định
danh từ vựng, văn hóa trong định danh. Đã có một số cơng trình nghiên cứu
định danh từ vựng trong tiếng Việt: tên gọi bộ phận cơ thể người, tên gọi động
vật, tên gọi thực vật,... trong tiếng Việt nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu
nào về tên gọi các loại quả trong tiếng Việt dưới góc độ ngơn ngữ học.
2.2. Về nguồn tư liệu chính
Để thực hiện đề tài, chúng tơi khảo sát, thống kê tên gọi các loại quả
trong tiếng Việt trong những cuốn từ điển của các tác giả như:
Hoàng Phê (chủ biên), Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm
Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2000), “Từ điển tiếng Việt”,
NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học có giới thiệu một số tên gọi, giải nghĩa
tên một số loại quả Việt Nam.
Phạm Văn Hảo (Chủ biên), Lê Văn Trường, Nguyễn Tài Thái, Trần Thị
Liên Minh, Võ Xuân Quế (2009), “Từ điển phương ngữ tiếng Việt”, NXB
KHXH HN có giới thiệu một số tên gọi, giải nghĩa một số loại quả có nguồn

gốc phương ngữ ở Việt Nam.
Bùi Minh Đức (2009), “Từ điển tiếng Huế”, NXB Văn học có giới thiệu về
tên gọi, giải nghĩa tên gọi quả có xuất xứ miền Trung, đặc biệt là tên gọi ở Huế.
Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên) (1999), “Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh”, NXB Văn hóa - Thơng tin Hà Nội có giới thiệu về tên gọi, giải nghĩa tên
gọi một số quả có xuất xứ miền Trung, đặc biệt ở địa phương Nghệ - Tĩnh.
Huỳnh Công Tín (2007), “Từ điển từ ngữ Nam Bộ”, NXB Khoa học xã
hội giới thiệu về tên gọi, giải nghĩa các loại quả có xuất xứ Nam Bộ.
Ngồi ra, Luận văn trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi
trước kết hợp với tư liệu ghi chép cá nhân thơng qua hoạt động điền dã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2




2.3. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề định danh
Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, “Từ
vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của
tín hiệu ngơn ngữ. Ơng khẳng định vai trị quan trọng của định danh trong giao
tiếp và tư duy con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định
danh trong tiếng Việt.
Nguyễn Văn Chiến trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt”
đã trình bày khá chi tiết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, xác lập
vốn từ vựng văn hóa Việt như “nước”, các từ biểu thị mơ hình kinh tế xã hội
lúa nước cổ truyền Việt Nam, các từ chỉ quan hệ thân tộc và các từ xưng hô
trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể,....
Lí Tồn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn “Mấy vấn
đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương” và đặc biệt là cuốn “Ngôn ngữ học
tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của ông là công trình về
đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngơn ngữ học tri nhận. Phần này liên quan đến

lí thuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người.
Trịnh Sâm (2002) với cuốn sách: “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” của ơng tập
hợp những bài viết về tiếng Việt. Trong đó ơng gợi ra một số vấn đề thú vị liên
quan đến định danh trong bài viết: “Về cơ chế ngữ nghĩa - tâm lí trong tổ hợp
song tiết chính phụ tiếng Việt”...
Nguyễn Đức Tồn (2002), trong cơng trình “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngơn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân
tộc khác)” đã chỉ ra một số vấn đề lý thuyết định danh ngơn ngữ, tìm hiểu đặc
điểm dân tộc và định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người ...so sánh
với ngơn ngữ khác, ít nhiều liên quan đến đề tài này.
Nguyễn Thúy Khanh (1994): Đó là các bài viết: “Đặc điểm định danh
tên gọi động vật trong tiếng Việt”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3




Nguyễn Thị Phương (2009), Luận văn Thạc sĩ: “Đặc trưng ngơn ngữ văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt
(So sánh với tiếng Anh)” có liên quan ít nhiều về định danh tiếng Việt.
Như vậy có thể thấy đã có nhiều cơng trình và bài viết liên quan đến vấn
đề định danh trong tiếng Việt nhưng đến nay việc nghiên cứu về tên gọi các
loại quả trong tiếng Việt chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu chung về tên gọi và cấu trúc của tên gọi các loại quả trong
tiếng Việt.
- Nghiên cứu cách định danh của tên gọi các loại quả trong tiếng Việt.
- Nghiên cứu ý nghĩa, các biến thể tên gọi các loại quả trong tiếng Việt.
- Nghiên cứu đôi nét về lịch sử văn hóa của các loại quả trên các vùng
miền nước ta.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý thuyết các vấn đề: lớp và trường từ vựng, cách định danh
trong tiếng Việt.
- Tìm hiểu cấu tạo, cách định danh tên gọi các loại quả.
- Tìm hiểu các biến thể địa phương tên gọi một số loại quả
- Tìm hiểu đơi nét về văn hóa người Việt thơng qua tên gọi quả trong
tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là tìm hiểu về các vấn đề xung
quanh tên các loại quả trong tiếng Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là từ và ngữ trong hệ thống tên
gọi các loại quả trong tiếng Việt. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo
sát, thống kê tên gọi các loại quả trong các cuốn từ điển Việt Nam, có bổ sung
tư liệu ghi chép cá nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4




5. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài và do nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, chúng
tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thống kê phân loại các từ ngữ thuộc trường nghĩa quả
trong tiếng Việt.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã để thu thập ngữ liệu một cách chân
thực, cụ thể và sinh động.

- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa để tìm hiểu về cấu trúc và các
phương thức định danh các từ ngữ chỉ tên gọi quả trong tiếng Việt.
Ngồi ra luận văn cịn sử dụng các thủ pháp như: so sánh, đối chiếu,
khái quát hóa, quy loại, phân loại.
Các phương pháp trên chúng tôi không thực hiện riêng lẻ, biệt lập mà
phối hợp với nhau trong suốt q trình nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: Làm giàu cho việc nghiên cứu lớp, trường từ vựng tiếng
Việt có liên quan đến tên gọi các loại quả.
- Về thực tiễn:
Đề tài góp những cứ liệu vào việc tham khảo nhóm từ là tên gọi quả trong
tiếng Việt và là nguồn ngữ liệu tham khảo làm từ điển.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng trong giao tiếp hàng ngày
hay trong việc giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc tên gọi quả trong tiếng Việt
Chương 3: Đặc điểm định danh các loại quả trong tiếng Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5




Chương 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dẫn nhập

Tổng quan về vấn đề định danh như đã trình bày ở phần mở đầu, chúng
tôi nhận thấy rằng cho đến nay dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và bài viết
về định danh trong tiếng Việt như các công trình và bài viết về: các từ chỉ quan
hệ thân tộc và các từ xưng hơ trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể
người, định danh động vật, thực vật,...nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu
nào về tên gọi các loại quả rong tiếng Việt một cách cụ thể qua phương diện
ngôn ngữ học. Tên gọi các loại quả hầu như chỉ xuất hiện ít nhiều trong những
cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển các phương ngữ mà chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống. Vì vậy chúng tôi chọn vấn đề tên gọi các loại quả trong
tiếng Việt làm hướng nghiên cứu của luận văn.
Để thực hiện được muc đích nghiên cứu của đề tài, chúng tơi sẽ tìm hiểu
về cơ sở lí luận bao gồm những tri thức lí thuyết cơ bản liên quan đến nội dung
chính của đề tài, đó là những lí thuyết cơ bản về từ, ngữ, các lớp từ, trường từ
vựng, phương ngữ và vấn đề định danh. Chúng tôi sẽ tìm hiểu và chọn lọc
những ý kiến tiêu biểu của những nhà nghiên cứu hàng đầu.
1.2. Từ
1.2.1. Khái niệm từ
Từ là một trong những khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học được dùng
để gọi tên sự vật, hiện tượng trong đời sống, mang trong mình nó các thuộc tính
tiêu biểu về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp của một ngơn ngữ. Cho đến nay, đã
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề định nghĩa từ, đến nay đã
có khoảng trên 300 định nghĩa về từ. Với mỗi mục đích nghiên cứu khác nhau,
người nghiên cứu lại nhấn mạnh tới một phương diện của từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




Có khơng ít các nhà ngơn ngữ học, trong đó có cả F. de. Sausure đã trối

bỏ khái niệm từ hoặc lảng tránh việc đưa ra một khái niệm chính thức hay đi
sâu nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của từ. Chủ nghĩa miêu tả Mĩ cũng
không coi từ mà coi các hình vị là đơn vị cơ bản khi miêu tả cấu trúc câu và
trong cả ngữ pháp tạo sinh, từ cũng bị xem nhẹ.
Tuy vậy, vẫn có những quan niệm của các nhà ngôn ngữ học coi từ là
một trong những đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Từ luôn được các nhà
ngôn ngữ học lớn của Liên Xô xem là “đơn vị bậc nhất của ngôn ngữ”. Các
nhà nghiên cứu Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng cho rằng: “Có sự tồn tại của từ
trong hệ thống ngơn ngữ nhưng đó là đơn vị mà thoạt nhìn khơng thể thấy ngay
được”. Tuy “chưa thấy ngay” được từ nhưng chúng ta “biết chắc chắn là nó tồn
tại” [7, tr. 248]. Tuy đều thừa nhận sự tồn tại của từ nhưng quan điểm về từ của
các nhà nghiên cứu chưa thống nhất đã dẫn đến nhiều định nghĩa khác nhau về
từ. Theo Nguyễn Thiện Giáp hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về
từ [19, tr.61] hay trong cuốn “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Như ý
đã dẫn ra 36 quan niệm về từ và từ tiếng Việt. Các định nghĩa ấy, ở mặt này
hay mặt kia đều có ý đúng nhưng đều chưa đầy đủ. Ví dụ:
- Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật
chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử.
- Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách ra
khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn
chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.
- Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên lại đưa ra khái niệm: “Từ là
đơn vị ngơn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp
và chức năng tư duy…Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa.
Mặt hình thức theo chúng tôi, là một hợp thể của một số thành phần: thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7





phân ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc
của từ) và thành phần ngữ pháp” [42, tr. 334-335]
Có rất nhiều định nghĩa về “từ” nhưng ta có thể nhận thấy từ có một số
đặc điểm nổi bật sau:
- “Từ” là đơn vị có kích thước nhất định về vật chất - âm thanh, là mặt
biểu thị, mặt hình thức, hay cịn gọi đó là “từ ngữ âm - âm vị học”;
- “Từ” là đơn vị có ý nghĩa biểu thị các sự vật, hiện tượng….nhất định, là
mặt được biểu thị, nội dung;
- “Từ” là đơn vị có cấu trúc tại tương đối vững chắc, ổn định, có nghĩa
mà khơng thể phân tách thành đơn vị nhỏ hơn;
- “Từ” là đơn vị có chức năng khi hoạt động trong lời nói, là đơn vị để
kiến tạo nên lời nói…
Tuy vậy, trong rất nhiều quan niệm về từ, chúng tôi chấp nhận quan niệm
của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hồng Trọng Phiến trong
cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có
kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hồn chỉnh, có chức năng gọi tên; được vận dụng
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [12, tr.170].
1.2.2. Cấu tạo từ
Đă ̣c điểm cấu tạo: “Cấu tạo từ là những vận đợng trong lịng mợt ngơn
ngữ để sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ ” [7, tr. 480]. Trong tiếng Việt, các yếu
tố cấ u ta ̣o từ là những hình thức ngữ âm có nghiã nhỏ nhấ t, tức hiǹ h vi.̣ Để ta ̣o
ra các từ, tiế ng Viê ̣t sử du ̣ng các phương thức cấ u tạo (cách thức ngôn ngữ tác
đô ̣ng vào hình vi để
̣ cho ta các từ ) sau đây:
* Từ đơn: là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Từ đơn được
dùng làm đơn vị để tạo ra từ láy và từ ghép. Ví dụ: Cây, hoa, quả, bánh,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8





- Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số
từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngơn ngữ nước ngồi
như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,...
- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh
hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên
nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội, các số đếm,...
- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo
thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt)
nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị
các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.
* Từ ghép: là những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau
dựa trên quan hệ ý nghĩa.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2
loại chính:
- Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố
cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ
ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại
này có những đặc điểm sau:
+ Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các
sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có
khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.
+ Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trị chỉ loại sự
vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa
loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.
- Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép có những đặc trưng chung là quan hệ ngữ
pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có tính
chất hợp nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9




* Từ láy: là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là

tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần
của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hồn tồn (lặp lại cả âm lẫn vần của
tiếng gốc: chôm chôm, su su, đu đủ,...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc
vần của tiếng gốc: chà là, đười ươi, chiêu liêu...)
Như vậy, nếu phân loa ̣i từ tiế ng Việt theo phương thức cấ u ta ̣o, ta có từ
đơn, từ láy và từ ghép. Trong từ ghép bao gồm từ ghép chính phụ và ghép đẳng
lập. Bản thân những tên go ̣i này của từ tiếng Việt đã cho thấ y đă ̣c điể m cấ u ta ̣o
của nó. Cùng với đặc điểm ngữ pháp, đă ̣c điể m cấ u ta ̣o cũng là mô ̣t thành phầ n
hiǹ h thức góp phần xác định từ và xác đinh
̣ nghiã của từ.
1.2.3. Từ xét về nghĩa
- Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ
biểu thị. Cách giải thích nghĩa của từ dùng để trình bày khái niệm mà từ được biểu
thị và đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Từ nhiều nghĩa: Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa
chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Các nét nghĩa
của từ nhiều nghĩa bao gồm nghĩa gốc được xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình
thành các nét nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở
của nghĩa gốc.
- Thành ngữ là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn chỉnh. Nghĩa của
thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng
thường thơng qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,....

Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm xúc, có tính hình tượng, tính biểu
cảm cao.
Các loại từ xét về quan hệ nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa tương tự nhau. Có hai loại từ
đồng nghĩa là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa khơng hồn tồn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10



+ Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc đặt các từ
trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt
động, trạng thái,… đối lập nhau.
+ Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau, chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong
tất cả (hoặc hàng loạt) hình thái ngữ pháp vốn có của chúng. Nếu các từ này
trùng nhau trong tất cả các dạng thức ngữ pháp của mình thì đó là những từ
đồng âm hoàn toàn. Nếu các từ chỉ trùng nhau trong một loạt hình thái của
mình thì đó là những từ đồng âm khơng hồn tồn.[21]
Cấp độ khái qt nghĩa của từ: Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp
hơn nghĩa của từ khác. Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa
của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Ngược lại, một
từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó được bao hàm trong
phạm vi nghĩa của một từ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ
này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác.
1.3. Ngữ
1.3.1. Khái niệm về ngữ
Bên cạnh đơn vị “từ”, trong ngơn ngữ người ta cịn đề cập đến một đơn
vị cũng cùng chức năng nhưng cấu tạo khác đơn vị “từ” đó là “ngữ” hay cịn
được gọi là từ tổ.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học của Nguyễn Như Ý [58,
tr. 176]: “Ngữ là sự kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (khơng hoặc có cùng với
các hư từ có quan hệ với nhau chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt
một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của
thực tại khách quan.”
Về cấu tạo, ngữ là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc
nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp, chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11




phối hay liên hợp. Trong một số ngữ có từ đóng vai trị chủ yếu về mặt ngữ
nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính
gọi là các thành tố phụ. Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tạo nên ngữ
danh từ), động từ (tạo nên ngữ động từ), tính từ (tạo nên ngữ tính từ).
1.3.2. Chức năng và đặc điểm của ngữ
Tương tự như từ, ngữ cũng là phương tiện định danh, biểu thị sự vật,
hiện tượng quá trình, phẩm chất. Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng
quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ
nào đó giữa chúng.
1.3.3. Phân loại ngữ
Ngữ thường chia thành hai kiểu: Ngữ tự do và ngữ không tự do (ngữ
cố định).
+ Ngữ tự do: Bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực
từ tạo thành ngữ. Mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên
hệ linh loạt và có sức sản sinh.
+ Ngữ khơng tự do/Ngữ cố định: Tính độc lập về mặt từ vựng của một
hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ trở nên

giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt.
Tóm lại, ngữ giống từ về bản chất (cố định, có nghĩa, có chức năng định
danh, trực tiếp tham gia tạo câu…) nhưng khác từ về mặt cấu tạo và phân loại.
1.4. Đặc điểm lớp từ tiếng Việt
Do tiếng Việt vốn có một khối lượng từ ngữ khá đồ sộ, nên ta cần phải
sắp xếp từ vựng thành một hệ thống cụ thể để tạo điều kiện cho việc học tập,
nghiên cứu tiếng Việt.
- Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc
Lớp từ bản ngữ: Lớp từ bản ngữ hay còn gọi là lớp từ thuần Việt, là cốt
lõi của lớp từ vựng tiếng Việt, làm chỗ dựa và có vai trị điều khiển, chi phối sự
hoạt động của mọi lớp khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12




Lớp từ ngoại lai: Là những từ ngữ mà chúng ta vay mượn, hoặc có nguồn
gốc từ ngơn ngữ khác gồm 2 loại: các từ ngữ gốc Hán và các từ ngữ gốc Ấn- Âu
+ Các từ ngữ gốc Hán có vị trí rất quan trọng trong từ vựng tiếng Việt,
gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt. Có thể chia làm 2
giai đoạn của quá trình tiếp xúc Hán - Việt: giai đoạn 1: từ đầu công nguyên đến
đầu đời Đường (đầu thế kỷ VIII). Giai đoạn 2 từ đời Đường (thế kỷ VII - X) trở về
sau. Có hai loại từ gốc Hán, từ Hán cổ là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt
trong giai đoạn 1, ví dụ: chè, ngà, chén,…và từ Hán Việt: là những từ gốc Hán du
nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2, mà người Việt đã đọc thành âm chuẩn của
chúng theo ngữ âm của mình, ví dụ: cơ, cậu, cao, thấp, tiên,…
+ Các từ ngữ gốc Ấn - Âu: Du nhập vào tiếng Việt từ khi nước ta bị
người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ. Các từ ngữ này có
đặc điểm: sự biến đổi ngữ nghĩa của các từ ngữ này không rõ rệt khi du nhập

vào tiếng Việt, nhưng bộ mặt ngữ âm của chúng lại được cải tổ rõ rệt, ví dụ:
poste - bốt, boot - bốt, café- cà phê, gare- gar…Người Việt có xu hướng rút
ngắn độ dài các từ gốc Ấn- Âu: sou- xu, chef- xếp, valse- van…Về ứng xử của
các đơn vị từ ngữ gốc Ấn- Âu trong tiếng Việt khá đa dạng: những từ đơn tiết
thì khả năng nhập vào tiếng Việt càng mạnh, ví dụ: lốp, dạ, len, ga…; những từ
đa tiết, đặc biệt là ba âm tiết trở lên thì dấu ấn ngoại lai cịn rất rõ: xà phịng,
may ơ, sơ cô la, đăng ten, pa nen…
- Phân lớp từ ngữ theo phạm vi sử dụng:
+ Thuật ngữ:
Là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác
định chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi nghành, mỗi lĩnh vực khoa học. Đặc điểm
của từ thuật ngữ là tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Ví dụ: trong
hóa học có: chất, đơn chất, hợp chất, chất vơ cơ,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13




+ Từ ngữ địa phương:
Là những từ thuộc một phương ngữ nào đó của ngơn ngữ dân tộc và chỉ
phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Đặc điểm của từ địa phương là
chỉ sự khác biệt về từ vựng chứ khơng phải ngữ âm, có những từ khơng có từ
tương ứng lại có những từ có từ tương ứng trong ngơn ngữ chung, có từ vốn là từ
cổ trong của từ tương ứng trong ngôn ngữ chung, có từ là từ đồng âm với từ
trong từ vựng chung. Ví dụ như: măng cụt, sầu riêng, má- mẹ, mắc cỡ- xấu hổ,…
+ Từ nghề nghiệp:
Là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được phổ biến trong phạm
vi những người cùng làm một nghề nào đó trong xã hội. Những từ này thường
được những người cùng trong ngành nghề đó biết và sử dụng, chứ khơng phải

là từ tồn dân.
+ Tiếng lóng:
Đây là từ ngữ do những nhóm người, lớp người trong xã hội dùng để gọi
tên những sự vật, hiện tượng, hành động…vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng
chung, nhằm giữ bí mật nội bộ, được sử dụng hạn chế về mặt xã hội.
+ Lớp từ chung:
Trừ từ ngữ thuộc các lớp từ sử dụng hạn chế, số còn lại là lớp từ vựng
chung. Đó là những từ mà tồn dân, mọi người đều sử dụng rộng rãi, đây là lớp
từ có khối lượng từ ngữ lớn nhất đóng vai trị nền tảng của ngơn ngữ. Ví dụ:
cây, lá, hoa, quả,…
- Phân lớp từ ngữ theo tần số sử dụng
+ Từ ngữ tích cực
Là những từ ngữ luôn luôn được mọi người sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc.
Thường xuyên xuất hiện trong giao tiếp, ở dạng này hay dạng khác, nói hay
viết, độc thoại hay đối thoại, có tần số xuất hiện cao, độ phân bố lớn. Là thành
phần cơ bản, trụ cột của từ vựng. Ví dụ: rau, cháo, cơm, hoa, đẹp, xấu,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14



+ Từ ngữ tiêu cực
Từ mới: Là những từ xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không phù
hợp, thỏa mãn với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tượng
Từ cũ: gồm từ cổ và từ lịch sử. Từ cổ là những từ bị đẩy ra ngoài hệ
thống từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển, biến đổi đã xảy ra những
xung đột về đồng nghĩa, đồng âm hoặc bị từ khác thay thế. Từ lịch sử là những
từ đã bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực bởi các nguyên nhân lịch
sử và xã hội.
- Phân lớp từ ngữ theo phong cách sử dụng gồm 3 loại:

+ Lớp từ khẩu ngữ là những từ dùng trong hồn cảnh giao tiếp nói
+ Lớp từ thuộc phong cách viết là những từ dùng chủ yếu trong các văn
bản sách, vở, báo chí,...Đó là những từ được chọn lọc theo tiêu chuẩn riêng phù
hợp với từng loại văn bản viết.
+ Lớp từ trung hòa về phong cách là những từ ngữ không mang dấu hiệu
đặc trưng của lớp từ khẩu ngữ và lớp từ theo phong cách viết.
1.5. Khái niệm về trường từ vựng
1.5.1. Lúc đầu lí thuyết trường rất rộng, với nhiều nghĩa như: quảng trường,
trường bắn, trường đua, trường quốc tế, trường ngôn luận, hay cịn có các nghĩa
chun mơn khác như trong các nghành tốn học, ngơn ngữ học, vật lý học,
sinh học,…[42, tr. 1057]
Lý thuyết trường nghĩa xuất hiện trong nghiên cứu ngôn ngữ học vào
khoảng những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, được khởi xướng bởi các nhà ngôn
ngữ học Đức và Thụy sĩ. Lí thuyết về trường nghĩa gắn liền với các nhà nghiên
cứu như: J. Trier, L. Weisgerber, Meyer… Ngày nay, lí thuyết trường nghĩa là
một trong những lí thuyết ngữ nghĩa đã và đang được vận dụng một cách rộng
rãi để nghiên cứu từ vựng của rất nhiều ngơn ngữ trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15




Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa du nhập muộn hơn, vào những năm 70
và gắn liền với tên tuổi Đỗ Hữu Châu với cơng trình “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng
Việt”, Nxb Giáo dục, 1981. Đây là lần đầu tiên lí thuyết về trường nghĩa được
trình bày một cách đầy đủ và hệ thống. Về sau, lí thuyết này đã được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt.
Trong từ vựng học, ở nước ta thì các thuật ngữ sau: trường từ vựng - ngữ
nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng chỉ chung một khái niệm. Tuy vậy, ở

nước ngoài và một số học giả trong nước gần đây lại phân biệt trường nghĩa với
trường từ vựng.
Chúng tôi chọn thuật ngữ trường từ vựng theo quan điểm của G.S Đỗ
Hữu Châu trong cuốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt làm cơ sở lí thuyết cho đề
tài này. G.S khẳng định rằng: “Những quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra
khi đặt được các từ (nói cho đúng là các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống
con thích hợp. Nói cách khác tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện
qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa
giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống chứa
chúng” [6, tr.171]. Từ đó G.S đã đưa ra định nghĩa: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ
nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập hợp từ đồng nhất với nhau về
ngữ nghĩa”. Khái niệm trường nghĩa ở đây chúng tôi thống nhất với trường từ
vựng. Trường từ vựng (trường nghĩa) là một tập hợp từ theo các tiêu chí về
nghĩa. Theo cách hiểu này, có thể coi trường từ vựng là các tập hợp từ như: các
từ đồng nghĩa, trái nghĩa của một từ, các từ cùng phát sinh từ một từ gốc. Đó là
một tập hợp gồm những đối tượng có một đặc trưng chung về nghĩa.
1.5.2. Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa
Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống. Một tiểu hệ thống lại
chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi hệ thống nhỏ trong một tiểu hệ thống
đều làm thành một trường từ vựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16




Ví dụ: Trường từ vựng về cây bao gồm các trường nhỏ: cây nói chung,
bộ phận của cây, hình dáng của cây, tác dụng của cây,…Mỗi trường từ vựng
trên lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Trường "bộ phận của cây" bao
gồm các trường nhỏ:

- Bộ phận của lá cây: cuống lá, sống lá, gân lá
- Bộ phận của hoa: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhụy hoa,…
- Bộ phận của quả: vỏ, thịt, hạt,…
1.5.3. Phân loại trường từ vựng
Từ hai dạng quan hệ là quan hệ ngang và quan hệ dọc mà F.de.Saussure
chỉ ra trong "Giáo trình ngôn ngữ học đại cương", GS Đỗ Hữu Châu đã phân
chia ra hai loại trường: trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến) và trường
nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
- Trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến)
+ Trường biểu vật: Theo Đỗ Hữu Châu: “Trường biể u vật là một tập hợp
những từ đồ ng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.” [6, tr.170]. Để xác lập trường nghĩa
biểu vật, ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc. Danh từ được chọn làm
gốc phải có tính khái qt cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biể u vật.
+ Trường biểu niệm: Trường nghĩa biể u niệm “là tập hợp các từ ngữ có
chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm.” [6, tr. 593]. Để xác lập trường nghĩa biểu
niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ
có chung cấu trúc biêu niệm gốc đó.
+ Trường nghĩa liên tưởng là tập hợp các từ biể u thị các sự vật, hiện tượng,
hoạt động, tính chất... có quan hệ liên tưởng với nhau. Để xác lập một trường liên
tưởng, ta có thể chọn một từ bất kì làm gốc, sau đó thu thập các từ có quan hệ liên
liên tưởng với từ gốc đó. Ví dụ, từ “bị của tiếng Pháp, có thể gợi ra do liên tưởng:
1. bị cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ...2. sự cày bừa, cái cày, cái ách...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17




×