Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khảo sát kết cấu gây khiến - kết quả trong tiếng việt
Phần I
Tình hình nghiên cứu kết quả gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt
Mặc dù còn quá ít những công trình nghiên cứu về kết cấu gây khiến kết
qủa của một số tác giả như Nguyễn Kim Thản (1999), Cao Xuân Hạo, Nguyễn
Thị Quy (1995), Nguyễn Minh Thuyết (1998), Nguyễn Văn Hiệp (1998) cũng
đã sơ bộ đề cập đến kết cấu này khi nghiên cứu về động từ và cấu trúc câu.
Công trình " Động từ trong tiếng Việt" của Nguyễn Minh Thuyết có thể được
coi là công trìnhđầu tiên đề cập nhiều đến độn từ gây khiến - kết qủa.
Theo Nguyễn Kim Thản, trong tiếng Việt đong từ gây khiến kết -
kết qủa thuộc nhóm động từ ngoại hướng, được dùng để biểu thị những
hoat động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những
hoạt động khác. Đặc điểm ngữ pháp của động từ gây khiến - kết qủa:
N
1
V
1
N
2
V
2
Và mới đây nhất Diệp Quang Ban (2004) có bàn về kết cấu gây khiến -
kết qủa. Diệp Quang Ban cho biết kết cấu này là "Câu chủ ngữ chứa nguyên
nhân". Tác giả đã trình bày rất chi tiết và cụ thể về cách phân loại kiểu câu có
chủ ngữ chỉ nguyên nhân.
Theo Diệp Quang Ban kết cấu gây khiến - kết qủa trong tiếng Việt thuộc
về kiểu câu đơn 2 thành phần có 2 bổ ngữ nội dung hay hệ qủa.
Ví dụ:
(1.12) Chuột chạy vỡ đèn
(1.13) Họ đánh chết con chó
Trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ
Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến(1992) xếp kiểu câu gây khiến vào kiểu câu
có vị ngữ là động từ ngoại động, đòi hỏi 2 bổ ngữ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần II
Cơ sở lý luận – một số vấn đề liên quan đến kết cấu gây khiến – kết quả
I. Động từ và phân loại động từ
1. Động từ
Trong Tiếng Việt động từ là một trong hai loại từ cơ bản, là loại từ phức
tạp nhất, sử dụng rộng rãi nhất. Trong cuốn “ Động từ trong Tiếng Việt”,
Nguyễn Kim Thản đã thống kê số câu có vị ngữ động từ chiếm tới 88%, có vị
ngữ tính từ chiếm khỏang 4%, vị ngữ danh từ chiếm khỏang 8%.
Trong cuốn “ Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” các tác giả Mai Ngọc
Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu cho rằng “động từ có ý nghĩa khái
quát chỉ hành động (hiểu rộng, bao gồm các hoạt động vật lý- tâm lý- sinh lý)”
Cũng trong cuốn sách trên, các tác giả cho rằng động từ được chia thành
hai loại nhỏ hơn là động từ ngoại động và động từ nội động. Theo Nguyễn Kim
Thản, cách phân chia thành động từ nội động và ngoại động có rất nhiều bất cập
nên ông đã phân chia thành 3 nhóm: động từ nội hướng, động từ trung tính và
động từ ngoại hướng.
Nhưng trong báo cáo này, để tiện cho việc nghiên cứu, chúng ta sẽ phân
loại động từ thành hai loại là động từ chuyển tác và động từ không chuyển tác.
2. Động từ chuyển tác (ngoại hướng) và động từ không chuyển tác (nội
hướng)
a. Động từ không chuyển tác(nội hướng) là động từ không tác động đến
thực thể khác.
Vd: ngủ, nghĩ...
b. Động từ chuyển tác(ngoại hướng) là động từ truyền tác động nêu ở nó
đến thực thể chịu tác động đó, làm cho thực thể biến đổi hoặc hình thành, hoặc
bị khai quật, hoặc bị di chuyển
VD:
Đào đất
Đào mương
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Động từ chuyển tác có hai tân ngữ
Nó tặng cho tôi một cây bút chì.
Nó, tôi và cây bút chì là ba thực thể tham gia vào hành động: Nó là tác
thể, tôi là tiếp thể và cây bút chì là đích thể.
c. Động từ chuyển tác và không chuyển tác do sử dụng
Trong tiếng Việt, có những động từ chỉ hoạt động của cơ thể như mở,
nhắm há, co, duỗi và một số động từ khác như dừng, đổ... tùy vào cách sử dụng
mà chúng được xét là động từ chuyển tác hay không chuyển tác.
VD: Nó co tay lại.
Tay nó co lại
II. Hành động chuyển tác và hành động gây khiến
1. Hành động chuyển tác
Trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp chức năng Tiếng Việt”, Cao Xuân Hạo cho
rằng một hành động có tác động đến một đối tượng làm nó thay đổi trạng thái
hay vị trí, làm cho nó bị huỷ diệt, không còn nữa, hoặc ngược lại tạo ra một vật
trước kia chưa có thì gọi là một hành động chuyển tác.
Một hành động chuyển tác bao giờ cũng được giả định có hai diễn tố:
người hay động vậth thực hiện hành động, gọi là tác thể và một người hay vật bị
tác động gọi là đối thể hay bị thể.
2. Hành động gây khiến
Hành động chuyển tác có thể gât nên mọt quá trình nào đó mà chủ thể của
quá trình đó chính là đối thể của hành động chuyển tác ấy. Khi quá trình này
được biểu hiển ngôn thành một vị từ riêng không đi liền với vị từ chỉ hành động
thì hành động chuyển tác kia được gọi là hành động gây khiến.
VD: Nó đập cái đĩa tan thành từng mảnh trong cơn tức giận.
Nhưng có khi cái quá trình ấy được biểu hiện bằng một vị từ riêng đi liền
với vị từ chỉ hành động làm thành một vị ngữ kết chuỗi, cấu trúc hình thành từ
đấy được gọi là một kết cấu tạo kết quả.
VD: Nó đập vỡ cái đĩa trong cơn tức giận.
Về phương diện ngữ nghĩa, đặc biệt là phương diện nghĩa mệnh đề, hai
Website: Email : Tel : 0918.775.368
loại kếy cấu trên đây được coi là nội dung thống nhất vưói nhau. Chúng đều
được phân tích nội dung thành hội của hai mệnh để đơn giản đồng nhất.
VD: Nó đập vỡ cái đĩa = Nó đập cái đĩa và cái đĩa vỡ.
Nó đập cái đĩa vỡ = Nó đập cái đĩa và cái đĩa vỡ.
III. Kết cấu gây khiến – kết quả
1. Định nghĩa kết cấu gây khiến - kết qủa
Cấu trúc gây khiến- kết quả thường là 1 thuật ngữ ngôn ngữ học chỉ ra 1
tình huống lớn , phức tạp bao gồm 2 tình huống nhỏ hay 2 sự kiện thành phần :
(1)sự kiện nguyên nhân trong đó người gây ra hành động làm 1 việc gì đó để
đưa đến một sự kiện khác, và (2) sự kiện được gây ra trong đó người thực hiện
hành động thực hiện một hành động hay tiến hành một sự thay đổi về điều kiện
hay trạng thái như là hành động kết quả của người gây ra.
Theo Diệp Quang ban, kết cấu gây khiến kết quả hay còn được gọi là câu
chứa chủ ngữ nguyên nhân là kiểu câu khá phức tạp về cả phương diện cấu trúc
lẫn phương diện nghĩa biểu hiện.
Kết cấu gây khiến – kết quả của Tiếng Việt cũng bao gồm 2 sự kiện: sự
kiện nguyên nhân (sự kiện 1) và sự kiện kết quả (sự kiện 2)
Diệp Quang Ban cho rằng 2 sự kiện thành phần của kếy cấu gây khiến kết
quả phải thoả mãn 4 điều kiện sau”
- Sự kiện 1 (nguyên nhân) phải có trước sự kiện 2 (kết quả)
- Sự kiện 1 phải còn hiệu lực cho đến khi sự kiện 2 xuất hiện.
- Sự kiện 1 phải là sự kiện cần để có sự kiện 2.
- Sự kiện 1 phải là điều kiện đủ (trong tình huống cụ thể) để có sự kiện 2
2. Phân loại cấu trúc gây khiến khiến – kết quả trong tiếng Việt
Kết cấu gây khiến – kết quả trong tiếng Việt gồm có 2 loại:
(a) Kết cấu gây khiến – kết quả từ vựng tính
(b) Kết cấu gây khiến kết quả phân tích tính
Trong mỗi loại chia thành hai kiểu về mặt cấu trúc: có từ/cụm từ làm chủ
ngữ và có cụm chủ – vị làm chủ ngữ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1. Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính
Đặc trưng kết học
Kết cấu gây khiến - kết quả từ vựng tính là những kết cấu chứa các vị từ
tác động hai diễn tố: chủ thể hành động và đối tượng bị tác động (bổ ngữ)
Đặc trưng nghĩa học
Căn cứ vào cách tác động đến đối tượng, chúng tôi chia kết cấu gây khiến
- kết quả từ vựng tính ra thành ba loại
- Kết cấu chứa vị từ huỷ diệt
- Kết cấu chứa vị từ làm cho đối tượng có những biến đổi mang tính vật
lý
- Kết cấu chứa vị từ tác động biểu hiện những cử động và tư thế của các
bộ phận cơ thể
Từ “làm” xuất hiện nhiều trong kết cấu gây khiến – kết quả từ vựng tính.
Cùng mang nghĩa giết 1 con vật để lấy thịt, ngoài cách dùng từ giết còn dùng từ
“làm”: làm gà. làm vịt...
Kết cấu chứa vị từ tác động biểu hiện những cử động và tư thế của các bộ
phận cơ thể (Nguyễn Kim Thản đã xếp loại này thành 1 nhóm riêng gọi là “động
từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể”)
Tất cả các vị từ nhóm này có đặc điểm khác với các nhóm khác là
- Chủ thể và đối tượng tác động đều là 1 người.
2.2. Kết cấu gây khiến – kết quả phân tích tính
Đặc trưng kết học
Có hai dạng
- N
1
V
1
N
2
V
2
hoặc N
1
V
1
V
2
N
2
- N
1
V
1
N
2
A hoặc N
1
V
1
A N
2
Đặc trưng nghĩa học
Xét về mặt ngữ nghĩa, chúng ta có thể chia kết cấu gây khiến - kết quả
phân tích tính ra thành 2 loại:
- Kết cấu gây khiến - kết quả dẫn đến sự biến đổi mang tính vật lý
- Kết cấu gây khiến - kết quả dẫn đến sự biến đổi về trạng thái tinhh thần
Website: Email : Tel : 0918.775.368
và tính chất.
Tóm lại, trong Tiếng Việt, kết cấu gây khiến - kết quả có 5 dạng sau:
Dạng Ví dụ
N
1
V
1
N
2
V
2
(chủ ý) Nó làm tôi khóc
N
1
V
1
N
2
V
2
( không chủ ý) Nó làm lọ hoa vỡ
N
1
V
1
V
2
(không chủ ý) N
2
Nó làm vỡ lọ hoa
N
1
V
1
N
2
A Khung cảnh ảm đạm làm nó buồn bã
N
1
V
1
A N
2
Ánh đốn làm sỏng mặt đất.
N1: Tác thể
V1 : Động từ do tác thể thực hiện
N2: Đích thể
V2: Động từ chỉ kết quả do N1 tạo ra bằng cách thực hiện V1
A: Tính từ chỉ kết quả do N1 tạo ra bằng cách thực hiện V.
IV. Phân biệt kết cấu gây khiến - kết quả với với kết cấu cầu khiến
Trong văn liệu tiếng Việt, đã có một sự nhầm lẫn đáng tiếc khi một số tác
giả dùng cụm từ "kết cấu khiên động" để dịch "causative construction". Quả
thật, nết xét hình thức bề ngoài thì hai kết cấu này đều có cấu tạo như nhau, tức
đề chung mô hình từ loại: N1-V1-N2-V2. (Danh từ 1 - Động từ 1 - Danh từ 2 -
Động từ 2). Tuy nhiên, giữa chúng có những khác biệt khá rõ, cả về phương diện
nghĩa học, cả về thái độ cú pháp của các thnàh tố. Để tiện cho việc trình bày, đặc
biệt là để thuận lợi hơn trong việc theo dõi các trích dẫn, từ đây chúng tôi dùng
thuật ngữ "vị từ" như một tiên gọi khái quát hơn của thuật ngữ "động từ "
Trong kết cấu cầu khiến, người ta có thể yêu cầu hay sai khiến một người
hay một động vật (hay một thần linh) làm một việc có chủ ý, nghĩa là làm một
việc gì mà chủ thể có thể tự điều khiển mình làm.
Vị từ cầu khiến là những vị từ chuyên biệt như: mời, sai, cho phép, thỉnh
cầu, ra lệnh cho, giục... Chúng đều biểu đạt những hành động liên quan đến nói
năng và bao giờ cũng được dùng trong những kết cấu cầu, vốn có mô hình:
VC + CT + V ( + chủ ý)
Trong đó VC là vị từ cầu khiến, CT là chủ thể của hành động được sai