Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Tổ chức xã hội truyền thống của người cơ tu huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 157 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trần Thị Mai An

TỔ CHỨC XÃ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI CƠ TU
HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Nhân học văn hóa
Mã số: 62 31 65 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC VĂN HÓA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Khổng Diễn
2. TS. Bùi Văn Đạo

HÀ NỘI - 2013

1


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tổ chức xã hội là một trong những thành tố quan trọng của văn hố tộc
người, là chất kết dính cộng đồng, hướng đến sự vận hành trôi chảy của cấu trúc xã
hội. Trong Nhân học, tổ chức xã hội là một trong những hướng được nhiều nhà
nghiên cứu lựa chọn. Nội hàm của mảng học thuật này rất phong phú khiến ranh
giới các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu của nó với các mảng học thuật khác không dễ
tách bạch được.


Tổ chức xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng như đa số trên thế
giới và ở Việt Nam đều phản ánh thành phần cấu trúc, cơ chế hoạt động, hay thiết
chế tồn tại cụ thể của một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân trong cộng
đồng nhằm đạt được một mục đích nhất định nào đó. Dựa vào các ngun lý về
dịng máu hay quan hệ công xã láng giềng, mà tổ chức xã hội đã được xem xét ở
nhiều cấp độ khác nhau như nhóm, gia đình, dịng họ, bản làng… Trong xu thế đổi
mới, giao lưu hội nhập hiện nay, hầu hết các tổ chức xã hội đều không giữ được
những khn mẫu truyền thống của mình. Sự thay đổi đó biểu hiện nhiều xu thế hay
các trạng hướng vận động mới của văn hóa, xã hội con người, có mặt hạn chế và
cũng có mặt tích cực. Nghiên cứu tổ chức xã hội truyền thống của một tộc người cụ
thể, như người Cơ tu ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện
tại, là một trong những công việc giúp sự tiếp cận vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
nghiên cứu có nhiều ý nghĩa hơn.
Với dân số khoảng 61.588 người, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và
Thừa Thiên Huế, Cơ tu là một trong những dân tộc thiểu số còn lưu giữ được nhiều
yếu tố văn hóa bản địa trong số 54 tộc người đang sinh sống trên đất nước Việt
Nam. Từ những hợp phần gia đình, dịng họ, bản làng, bức tranh tổ chức xã hội
truyền thống của tộc người dần được hiện lên với những cấu trúc, quy mô và cơ chế
hoạt động khác nhau. Ở mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh, tổ chức xã hội ấy thể hiện
những dấu ấn tiếp biến trong cấu trúc hoạt động và chức năng của mình. Trong bối

2


cảnh hiện tại, những thay đổi về bản chất, cấu trúc, chức năng, quan hệ gia đình,
dịng họ, bản làng cộng đồng người Cơ tu đang là những xu thế biến đổi tất yếu của
quá trình tộc người. Tuy nhiên, điểm tất yếu đó khơng phải bao giờ cũng mang đến
những thuận lợi hay sự hòa hợp với xu thế, bối cảnh của sự thay đổi. Việc nhận diện
một cách chính xác những giá trị trong tổ chức xã hội truyền thống tộc người là
những khởi đầu thuận lợi và hữu hiệu trong việc xác định mối quan hệ giữa cơ chế

vận hành theo tập quán pháp với hình thái quản lý nhà nước; nhằm giảm thiểu
những khoảng cách, sự chồng chéo va chạm giữa hai hình thức quản lý; và đặc biệt
có thể tạo nên những nhân tố thúc đẩy sự phát triển thơng qua chính sách, hệ thống
quản lý hiện tại của Nhà nước.
Luận án này vì vậy đặt vấn đề nghiên cứu, cung cấp những tư liệu cụ thể về
bản chất các loại hình tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu trong lịch sử, và tiếp
cận những xu hướng biến đổi của nó trong bối cảnh đổi mới và hội nhập của đất
nước chính là một việc làm có ý nghĩa khoa học thiết thực; khơng chỉ góp phần
khẳng định những giá trị văn hố của tộc người qua cơ chế tổ chức xã hội truyền
thống, mà cịn góp phần phát huy những giá trị văn hóa cần kế thừa, cải biến để
lồng ghép; hay kết hợp với hình thức quản lý xã hội hiện tại, nhằm tìm kiếm một
mơ hình tối ưu, phát huy được điểm tích cực của các hình thức quản lý xã hội đó,
cũng như phục vụ cho sự nghiệp quản lý bền vững cộng đồng dân tộc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thực hiện đề tài: Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu huyện Nam
Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án nhằm các mục đích sau:
Thứ nhất, trình bày có hệ thống và tương đối toàn diện các đặc trưng của tổ
chức xã hội truyền thống người Cơ tu và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã
hội.
Thứ hai, chỉ rõ những biến đổi của tổ chức xã hội truyền thống tộc người Cơ
tu trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập hiện nay.

3


Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, luận án đóng góp một số ý kiến về việc kế
thừa và phát huy những mặt tích cực của tổ chức xã hội truyền thống, nhằm bảo tồn
văn hóa tộc người và nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác quản lý nơng thôn vùng
miền núi của người Cơ tu huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu và
những biến đổi của nó trong điều kiện hiện nay.
Phạm vi và địa bàn nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung
vào tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế từ trước cho đến nay. Trong đó chú ý đến các vấn đề cụ thể là tổ chức gia đình,
tổ chức dịng họ và tổ chức làng.
Địa bàn nghiên cứu của luận án được triển khai tại bốn xã có số lượng người
Cơ tu chiếm đa số là xã Thượng Lộ, Hương Sơn, Thượng Nhật và Thượng Long.
Thượng Lộ là xã có vị trí nằm gần đường quốc lộ, gần trung tâm của huyện
lỵ Nam Đơng, nơi có điều kiện giao lưu và hội nhập với văn hoá người Kinh; xã
Hương Sơn và Thượng Nhật là hai xã trong nhiều năm qua nhận được nhiều dự án
đầu tư, nhiều mơ hình chuyển đổi hình thức kinh tế sản xuất, kinh tế hộ, đang được
thí điểm; xã Thượng Long là xã nằm cách xa trung tâm huyện Nam Đơng, nơi vẫn
cịn lưu giữ nhiều dấu ấn văn hoá cổ truyền của tộc người. Việc lựa chọn bốn điểm
nghiên cứu với các vị trí khơng gian khác nhau sẽ tạo được nhiều cơ hội cho luận án
tổng hợp, phân tích và nhận xét một cách khách quan hơn những đặc điểm cổ
truyền, những đan xen biến đổi của tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu, huyện
Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế qua từng giai đoạn lịch sử.

4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

4


Thứ nhất, luận án là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống,
đi sâu vào cấu trúc, đặc trưng, vai trò của tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, luận án nêu bật những đặc điểm riêng mang tính địa phương của tổ
chức xã hội truyền thống người Cơ tu vùng Nam Đông và bước đầu xác định những

giá trị văn hóa tiêu biểu trong tổ chức xã hội truyền thống ấy, chỉ báo các xu hướng
biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay.
Thứ ba, luận án góp phần làm rõ hơn sự hiểu biết chung về bức tranh người
Cơ tu ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn
đến sự biến đổi của tổ chức xã hội truyền thống người Cơ tu.
Thứ tư, các kết quả đạt được của luận án là sự đóng góp thiết thực vào việc
xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng các chính sách bảo tồn và phát huy
văn hố tộc người, góp phần phục vụ cho việc quản lý bền vững vùng nông thôn
miền núi trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
5. NGUỒN TƢ LIỆU CỦA LUẬN ÁN
Để hoàn thành luận án này, chúng tôi kế thừa các nguồn tài liệu được công
bố về người Cơ tu, hoặc liên quan đến người Cơ tu từ trước đến nay của các học giả
trong nước và nước ngoài, đồng thời dựa vào các thống kê số liệu đã được xuất bản,
các báo cáo, tài liệu, trang web của cơ quan ban ngành ở UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế, huyện Nam Đông và các xã trong phạm vi nghiên cứu. Nguồn tài liệu chính
được sử dụng cho luận án là những tài liệu thu thập, tổng hợp được nghiên cứu điền
dã ở các điểm đã lựa chọn.
Tuy vậy trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tế, chúng tơi đã gặp phải
khơng ít khó khăn do quá trình nghiên cứu người Cơ tu ở Việt Nam từ trước đến
nay chỉ dừng ở mức độ tổng hợp, chưa tập trung vào một vấn đề cụ thể về tổ chức
xã hội truyền thống. Ngoài ra, như sẽ đề cập ở phần lịch sử vấn đề, các thông tin
liên quan đến người Cơ tu ở huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có nhiều
cơng trình xuất bản, vậy nên sự tiếp cận tài liệu thành văn về vấn đề nghiên cứu của

5


luận án cịn ít. Đó là những hạn chế có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu
và thực hiện luận án.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, phần nội dung chính được
trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên
cứu
Chương 2: Các hợp phần của tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu
Chương 3: Những biến đổi của tổ chức xã hội truyền thống từ sau 1975 đến
nay
Chương 4: Kết quả và bàn luận

CHƢƠNG 1

6


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƢƠNG PHÁP, VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tổ chức xã hội truyền thống là một phần quan trọng trong đời sống của bất
cứ tộc người nào. Cơ chế hoạt động của tổ chức xã hội đóng vai trò nền tảng trong
việc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội tộc người.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “tổ chức xã hội” không đơn thuần là một đối tượng
nghiên cứu độc lập của một ngành khoa học nào, mà cơ bản, những vấn đề thuộc về
hoặc liên quan đến tổ chức xã hội cũng là các đối tượng thu hút được sự quan tâm
của các học giả ở nhiều ngành khoa học khác nhau. Điều này cho thấy tổ chức xã
hội và các vấn đề liên quan đến nó có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi sự
tồn tại, biến đổi và phát triển của tộc người.
1.1.1 Các nghiên cứu về tổ chức xã hội truyền thống ở Việt Nam
Những nghiên cứu sớm nhất về tổ chức xã hội của các dân tộc ở Việt Nam
khơng được nêu thành một cơng trình với tên gọi cụ thể là tổ chức xã hội, nhưng
vấn đề này từ sớm đã được đề cập, đan xen trong các trang viết về lĩnh vực Dân tộc

học ở Việt Nam của các học giả trong và ngoài nước.
Đối với các học giả ngồi nước, trong cơng trình của Paul Huard và A.
Maurice (1939) [153], có miêu tả, đưa hình ảnh, tranh minh họa đơn vị làng là tổ
chức xã hội cơ bản của tộc người Mnong. Cadière L. (1940) đã khái quát về tổ chức
xã hội làng, gia đình, quan hệ cộng đồng của người Bru-Vân Kiều và Tà Ôi ở miền
Trung Việt Nam [151]. Jacques Lucien Dournes (1948, 1977) cung cấp cho người
đọc các thông tin về các đơn vị xã hội cơ bản của tộc người qua các định chế, quyền
lực của người đứng đầu, qua phong tục tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng
người Thượng Đồng Nai, và người Giarai [148], [149]. P.Guilleminet (1952) có đề
cập đến thiết chế làng, luật tục trong quan hệ dịng họ, hơn nhân và quản lý cộng
đồng của người Bana [81]...

7


... Nhìn chung những nghiên cứu nói trên của các học giả Pháp về cơ bản
không đi sâu vào bất cứ một lĩnh vực Dân tộc học cụ thể nào. Họ chủ yếu khái quát
một số tộc người thiểu số Việt Nam qua các tín ngưỡng cổ truyền, phong tục tập
quán kỳ lạ..., và đâu đó trong các trang viết là một vài nét điểm xuyết về tổ chức xã
hội của tộc người.
Đối với các học giả trong nước, bên cạnh các nghiên cứu về lịch sử tộc
người, văn hóa vật chất, sinh hoạt kinh tế, tín ngưỡng tơn giáo..., cũng khơng có
nhiều cơng trình mang tên gọi cụ thể là “tổ chức xã hội”. Tuy nhiên, nội dung của
các bài nghiên cứu lại đề cập đến các vấn đề thuộc tổ chức xã hội hoặc có liên quan
đến tổ chức xã hội. Và đến nay, những hiểu biết của giới Dân tộc học Việt Nam về
lĩnh vực này được tích lũy đáng kể.
Cụ thể, các bài viết, cơng trình sách của các tác giả như Nguyễn Văn Tiệp
(1976) tập trung phân tích cơ cấu tổ chức, dịng họ và những mối quan hệ về cư trú,
kinh tế, xã hội, tơn giáo tín ngưỡng, giữa đơn vị làng và dịng họ của người Pa Cơ ở
Bình Trị Thiên [103]. Khổng Diễn (1977) đã chỉ ra các yếu tố xã hội đặc trưng của

nhóm Triêng ở Quảng Nam - Đà Nẵng thơng qua việc phân tích tổ chức làng, gia
đình, dịng họ của tộc người trong đối sánh với người Bana và người Catu [19].
Nguyễn Từ Chi (1984) đã đánh dấu bước đột phá trong nghiên cứu tổ chức,
đặc điểm cơ bản của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ thông qua khung quy chiếu về cơ
chế hoạt động, các mối quan hệ xã hội, quan hệ đất đai qua nhiều lát cắt lịch sử.
Đây là cơng trình tiêu biểu trong nghiên cứu cấu trúc làng người Việt [11]. Nghiên
cứu của Trần Từ (1984), cũng là một trong số ít những cơng trình tiêu biểu đầu tiên
bàn về tổ chức làng người Việt Bắc Bộ. Tác phẩm đã khái quát đơn vị làng như một
thực thể xã hội gồm nhiều thành tố là kinh tế, văn hóa, xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng,
cảnh quan mơi trường tự nhiên; và trong các thành tố trên lại chứa đựng nhiều thành
tố nhỏ như gia đình, dịng họ, phe, giáp, hội, phường, hương ước, tục lệ… [102]. Bế
Viết Đẳng (1984, 1987) lại chú trọng tổ chức làng các dân tộc Trường Sơn - Tây
Nguyên; tổ chức bản mường, gia đình, dịng họ người Thái ở Mường Thanh, Điện
Biên Phủ và mối quan hệ xã hội gắn bó của các thành viên làng, bản mường trong

8


sự tồn tại của các thiết chế, tổ chức xã hội tộc người [26], [27]. Phan An (1985) đề
cập tổ chức xã hội người Xtiêng qua thiết chế làng bản và bước đầu biểu hiện của
quan hệ bóc lột trong xã hội tộc người [2]. Phan Xuân Biên (1985) lại nêu và phân
tích các đặc điểm của đơn vị xã hội làng các dân tộc Tây Nguyên qua cơ cấu tổ
chức quản lý và đặc thù về quyền sở hữu tập thể của làng đối với đất và rừng [9].
Bùi Xuân Đính (1985), đã gây được sự chú ý trong nghiên cứu Dân tộc học người
Việt khi khái quát những đặc điểm cơ bản của làng xã Việt, phân tích các yếu tố
tích cực và hạn chế của truyền thống tự quản cộng đồng làng xã [31]. Vũ Lợi (1987)
bàn về nội hàm của tổ chức làng người Bru và mối quan hệ cộng đồng trong làng
thông qua các thiết chế làng bản [72].
Lưu Hùng (1992c) nhấn mạnh tổ chức tự quản truyền thống quan trọng của
các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên là làng và bàn về cấu trúc vận hành

làng qua nguồn nhân lực chủ chốt cũng như mối quan hệ trong sở hữu và phân tầng
xã hội các tộc người [56]. Đặc biệt là bài viết “Về việc nghiên cứu tổ chức và quan
hệ xã hội các dân tộc” năm 1994 của cùng tác giả, đã khái quát và chỉ ra các bất cập
trong nội hàm nghiên cứu của tổ chức xã hội và quan hệ xã hội các dân tộc Việt
Nam [58]. Đặng Nghiêm Vạn (1993) có một cơng trình mang tính học thuật cao.
Mặc dù không lấy tổ chức xã hội làm đối tượng nghiên cứu chính, nhưng bằng
phương pháp phân tích so sánh đối chiếu, trong việc vận dụng các luận điểm cơ bản
của F.Engels trong cuốn “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà
nước” để luận bàn về các vấn đề kinh tế - xã hội, vấn đề sở hữu, hơn nhân, gia đình
của các tộc người ở Tây Nguyên đã làm nổi bật đặc thù của tổ chức xã hội cổ truyền
các dân tộc; đồng thời góp phần lý giải về sự chuyển tiếp của Tây Nguyên từ xã hội
công xã nguyên thủy sang xã hội công nghiệp [116]. Phạm Quang Hoan (1994) đề
cập đến các giá trị ứng xử của tộc người H‟Mông với việc quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên qua luật tục, qua các hình thức tổ chức xã hội cổ truyền như bản làng,
dịng họ [41]. Phan Đại Dỗn (1992) thì tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, thiết chế nơng
thơn, kết cấu kinh tế xã hội, của làng xã người Việt và (2004) trong phần III, bàn
sâu về tổ chức quản lý nơng thơn dưới góc độ dân tộc học, nhất là về thiết chế chính

9


trị - xã hội và phương thức quản lý của các loại hình làng ở Bắc Bộ, ấp ở Nam Bộ,
làng bản của các tộc người ở miền núi, làng công giáo... Tác phẩm này đã đặt dấu
ấn đầu tiên trong việc nghiên cứu nơng thơn Việt Nam dưới góc độ quản lý xã hội
[22], [23]. Vi Văn An (1995, 1998) lại bàn về thiết chế làng - chiềng với các chức
lang đạo, lang cun, vai trò của dòng họ Mường với chế độ cha truyền con nối trong
quản lý xã hội và sở hữu đất đai của người Thái ở miền Tây Nghệ An [3]... Phan
Hữu Dật (1999a, 1999b) đã bàn về một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong tổ
chức gia đình, dịng họ, làng và vai trò, chức năng của các tổ chức này trong việc
đảm bảo sự tồn tại và trật tự xã hội của các DTTS Việt Nam [15], [16].

Nguyễn Ngọc Thanh (1999, 2007) đã trình bày các đặc điểm về khơng gian,
cấu trúc, sự vận hành của tổ chức làng bản và các thiết chế văn hóa của làng bản
người Dao, người Hà Nhì [89], [90]. Ngơ Đức Thịnh (2003a) đề cập đến vai trò của
tổ chức xã hội truyền thống trong việc quản lý cộng đồng thông qua mối quan hệ
giữa làng và luật tục của các tộc người Tây Nguyên hiện nay [96]. Hà Văn Linh
(2005) quan tâm đến tổ chức xã hội cổ truyền và những biến đổi của nó ở người
Mường Thanh Sơn, Phú Thọ [71]. Phạm Văn Tuấn (2008) trình bày một cách có hệ
thống tổ chức xã hội truyền thống của làng Việt ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa trước Cách mạng tháng Tám 1945, và những biến đổi của nó qua các
thời kỳ lịch sử, thơng qua việc trình bày và phân tích những đặc điểm của làng, các
loại hình sở hữu trong cộng đồng làng xã [110]. Bùi Minh Đạo (2010, 2011) thì dựa
trên các số liệu và những tác động mới của quá trình di cư ở Tây Nguyên sau năm 1975,
đã phân tích tổ chức xã hội hiện tại ở đây qua các dạng thức như thôn làng dân tộc Kinh,
DTTS mới đến, DTTS tại chỗ và thôn làng xen cư DTTS tại chỗ với dân tộc mới đến…
[29], [30].
Những cơng trình nêu trên đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các dạng
thức tổ chức xã hội truyền thống, các vấn đề của tổ chức xã hội trong đời sống các
dân tộc.
Như vậy, có thể thấy trong lĩnh vực nghiên cứu tổ chức xã hội, tùy vào từng
mức độ khác nhau, việc nghiên cứu đã được tiến hành đối với các vùng, các tộc

10


trong toàn quốc, ở cả người Kinh cũng như 53 dân tộc anh em. Quá trình nghiên
cứu này đã trải qua một chặng đường khá dài với sự đóng góp cơng sức và trí tuệ
của các thế hệ những người nghiên cứu. Những chuyên khảo dưới dạng
monography ngắn hoặc dài về từng dân tộc, các cơng trình viết có phổ rộng hay
nghiên cứu liên quan, các tạp chí, luận án, sách, báo cáo khoa học về lĩnh vực tổ
chức xã hội là những thành tựu ghi nhận sự hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này của

giới Dân tộc học Việt Nam. Đây là sự đóng góp khơng nhỏ cho khoa học về mặt lý
luận “đặc biệt là đối với nghiên cứu xã hội tiền Nhà nước, sự hình thành Nhà nước
sơ khai, các loại hình lịch sử cơng xã, sự phát triển chế độ sở hữu, sự chuyển biến từ
quan hệ huyết thống sang quan hệ láng giềng, sự tiến hóa từ xã hội nguyên thủy
sang xã hội có giai cấp…” [58:51]. Đồng thời có đóng góp khơng nhỏ cho thực tiễn.
Tuy nhiên, trên thực tế, lĩnh vực nghiên cứu về tổ chức xã hội ở nước ta vẫn
chưa đồng đều trên diện rộng. Nhiều dân tộc chỉ mới được dành cho một vài chục
trang, thậm chí chỉ mấy trang viết về mảng tổ chức xã hội. Tài liệu, thông tin về các
dạng thức tổ chức xã hội, cũng như nội dung hoạt động, sự biến đổi qua các thời kỳ
của nó trong lịch sử tộc người của các dân tộc vẫn chưa đầy đủ. Đặc biệt là những
hạn chế như chưa thống nhất về mặt thuật ngữ, luận giải nội dung/tính chất của khái
niệm “tổ chức xã hội”, vậy nên các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của lĩnh vực
này khá đa dạng. Bên cạnh đó, các cơng trình đã điểm ở trên từ trước đến nay
dường như thiên về Dân tộc học người Việt, cụ thể là mảng đề tài về tổ chức xã hội
(làng xã) của người Việt, mà chủ yếu là vùng trung du ở Bắc Bộ, còn vùng miền
Trung và đặc biệt là Nam Bộ thì chưa có nhiều nghiên cứu.
Mặc dù cịn các hạn chế như vậy nhưng nhìn chung, tổ chức xã hội là hướng
nghiên cứu được các nhà dân tộc học Việt Nam hết sức quan tâm, chú trọng, có
phần nhiều hơn so với một số lĩnh vực nghiên cứu khác. Rõ ràng không thể phủ
nhận các thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực này của ngành Dân tộc học nước ta
trong việc nhìn nhận ngày càng sát thực và đầy đủ về xã hội của cư dân các vùng,
các tộc người cụ thể, cũng như giúp ích cho công tác thực tiễn, ổn định, xây dựng,
và phát triển đất nước.

11


1.1.2 Các nghiên cứu về ngƣời Cơ tu và tổ chức xã hội của tộc ngƣời
Trở lại với dân tộc đang được nghiên cứu của luận án này, các công trình
nghiên cứu về người Cơ tu (vùng miền núi miền Trung Việt Nam) từ trước đến nay

dường như ít tập trung vào nhóm Cơ tu ở huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Mà nhìn chung, người Cơ tu cư trú vùng Quảng Nam - Đà Nẵng được nhiều học giả
quan tâm nhiều hơn, vì đó là địa bàn cư trú chính của tộc người này. Bên cạnh đó,
Cơ tu cũng là một trong những tộc người tiêu biểu của nhóm Mơn-Khơme ở miền
Trung Đơng Dương, cịn lưu giữ được nhiều yếu tố văn hóa bản địa; từ phương thức
sản xuất mang nặng tính tự nhiên, kỹ thuật canh tác đơn giản, cơng cụ lao động thơ
sơ, nhiều nghi lễ tín ngưỡng cho đến sự bảo lưu mạnh mẽ yếu tố tự quản cộng đồng
của tộc người… Tất cả những điều ấy đã thu hút sự quan tâm tìm hiểu, khám phá,
say mê nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước.
Từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, rất ít các nghiên cứu đề cập đến tộc
người này ngoại trừ một vài dịng ít ỏi trong sách “Ơ Châu Cận Lục” của Dương
Văn An (1555) ở đời nhà Mạc [1]. Sách “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn
(1776) đời nhà Lê, thống kê nơi ở và tộc danh của tộc người [32]. Bộ sử “Đại nam
Nhất Thống Chí” (1910) dưới triều Nguyễn, quyển về Thừa Thiên phủ và Quảng
Nam có vài dịng điểm qua địa bàn cư trú, phong tục đặc trưng liên quan đến tập tục
trồng lúa và thờ cúng của dân tộc này [25].
Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị và đế quốc Mỹ xâm lược, có khơng ít các
học giả nước ngồi (chủ yếu là Pháp) đã để tâm nghiên cứu và công bố nhiều cơng
trình có liên quan đến tộc người Cơ tu. Cụ thể là Louis Bezacier (1912) [152],
J.Hoffet (1933) [150], Georges Coedes (1956) [137], Robert Mole (1970) [147],
Nancy A. Costello (1972) [132]… Các bài viết, tác phẩm trên chủ yếu đề cập đến
các tiêu chí phân lập cư trú, nguồn gốc tên tự gọi, ngơn ngữ, và tín ngưỡng của tộc
người... [133:162-165].
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, tác phẩm gây được tiếng vang lớn đối
với các học giả nước ngoài quan tâm về các dân tộc ở miền Trung Việt Nam là “Les
chasseurs de Sang” (Những kẻ săn máu) của Le Pichon (1938). Cách viết theo lối

12



văn ký sự của Le Pichon đã đưa quyển sách này trở thành một trong những cơng
trình sơ khảo dân tộc học Việt Nam ấn tượng ở thời điểm đó. Sách được trình bày
theo nhóm các vấn đề, ngắn gọn và thú vị như: Xứ Katu và người Katu; Làng, nhà
và nghệ thuật Katu; Đời sống Katu; Những bài hát Katu; Cái chết - sự thờ cúng
người chết; Những cuộc săn máu; Các tập tục mê tín; Lễ hội, vũ điệu Katu. Người
đọc như bị cuốn theo từng trang bút ký, chia sẻ cùng Le Pichon những khó khăn,
thuận lợi, những niềm vui nỗi buồn trong quá trình nghiên cứu văn hóa của ơng
trong mỗi trang viết [68]. Đối với những cơng trình nghiên cứu về Dân tộc học Việt
Nam của các học giả Pháp vào thời gian sau, công trình Le Pichon (1938) ln được
trích dẫn và trở thành nguồn khơi tạo niềm say mê nghiên cứu của họ. Đó là
Jacques Dournes (1948) [148]; Frank và các cộng sự (1964) [136], M. Murphy và
Marilou Fromme (1966) [138], R. Mole (1970) [147], A. Thomas Krish (1973)
[123], G. Hickey (1993) [35], Janet Hoskins (1996) [140] và Nancy Costello (2003)
[133].
Như vậy có thể thấy, cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp
ở Việt Nam, các tộc người thiểu số khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên và bắc miền
Trung nói riêng dần được biết đến bởi các học giả người Pháp (và kể cả một số
người Việt như Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi (1937) “Les Bahnar De
KonTum” (Người Ba-na ở Kon Tum); Phạm Xuân Tín (1957) “Phong tục đồng bào
Thượng ở Pleiku”; Nguyễn Trắc Dĩ (1972) “Đồng bào các sắc tộc thiểu số Việt
Nam”) trên rất nhiều khía cạnh như văn hóa, địa chính trị, hơn nhân, tín ngưỡng…
Nguồn tư liệu trong thời kỳ này của các học giả nước ngồi (chủ yếu là Pháp), dù
muốn hay khơng, đều ít nhiều phục vụ cho chính quyền thực dân và công cuộc khai
thác thuộc địa. Những tập du khảo, trang bút ký, báo cáo khoa học được công bố
phần nhiều nặng về mặt miêu thuật những hiện tượng rời rạc, ít nhiều đều cho thấy
cách nhìn và chủ trương của họ đối với bộ phận người dân tộc thiểu số Việt Nam
lúc này - đang được nhìn nhận như những bộ phận người dã man, mông muội,
nguyên thủy… Dẫu cịn hạn chế như vậy nhưng khơng thể phủ nhận được đây là

13



những nguồn tài liệu sớm, có những đóng góp nhất định cho buổi đầu phát triển
ngành Dân tộc học Việt Nam qua nghiên cứu của các học giả nước ngoài.
Đối với các học giả trong nước, năm 1960, trên tập san Dân tộc số 16, trong
bài viết “Sơ lược giới thiệu dân tộc Ka-tu”, tác giả Ngọc Anh đã cung cấp cái nhìn
sơ lược nhưng bao qt được các khía cạnh văn hố tộc người. Từ việc giải thích
nguồn gốc tên gọi, phương tiện cư trú, đặc điểm nhân chủng, ngôn ngữ, phương
thức sản xuất, phân tầng xã hội, vai trò của các nhân vật lãnh đạo trong làng, những
phong tục tập quán cho đến tinh thần mạnh mẽ chống đối thực dân xâm lược của tộc
người. Tuy những phác thảo của bài viết trên chỉ là sơ lược, nhưng lại là khảo cứu
đầu tiên về người Cơ tu trên diễn đàn Khoa học xã hội Việt Nam [4].
Từ sau năm 1975 đến nay, việc nghiên cứu lịch sử, văn hoá các dân tộc trên
đất nước Việt Nam được mở rộng nhằm đáp ứng mục tiêu hiểu biết lẫn nhau, gìn
giữ, bảo tồn và phát huy sức mạnh văn hố dân tộc. Các cơng trình nghiên cứu về
người Cơ tu xuất hiện ngày càng nhiều, bao quát khắp các lĩnh vực cuộc sống của
tộc người.
Ở khía cạnh tổng quát về tộc người Cơ tu, các bài viết, cơng trình sách của
Trần Văn Tuấn (1981) [111]; Nguyễn Quốc Lộc (1984) [70]; Khổng Diễn (1984,
1993) [20], [21]; Nguyễn Xuân Hồng (1996) [44]; Tạ Đức (2002) [33]; Bh‟ríu Liếc
(2009) [69] đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn hệ thống trên các lĩnh vực. Nếu
như các nghiên cứu của Khổng Diễn (1984), Nguyễn Quốc Lộc (1984) đề cập đến
hoạt động kinh tế, làng mạc, trang phục, ăn uống, xã hội, hôn nhân và gia đình bằng
phương pháp trình bày từng vấn đề nhằm nêu bật đặc điểm cơ bản của tộc người, thì
Tạ Đức (2002) lại trình bày cơng trình nghiên cứu của mình dưới dạng 17 câu hỏi,
giải đáp như “Người Katu là ai, nguồn gốc của họ thế nào?”, “Tên gọi Katu có
nghĩa là gì?”… và 7 chủ đề như “Cột tế Katu và truyền thuyết Ja rai”, “Tượng ma
thuật Katu”… Cứ như vậy, tác phẩm này đã kích thích được tính hiếu kỳ của độc
giả trong việc khám phá “một trong những sắc thái văn hóa tộc người cổ kính nhất
và đặc sắc nhất ở miền Trung Việt Nam trong cái nhìn so sánh với các văn hóa tộc

người khác ở Việt Nam và Đơng Nam Á” [33:1]. Nhìn chung tác phẩm này thích

14


hợp với sự tìm hiểu khái qt văn hố tộc người Cơ tu trong xu thế du lịch văn hoá
làng bản tộc người thiểu số hiện nay chứ không phải là một chuyên khảo sâu các
vấn đề nghiên cứu cụ thể của văn hoá tộc người.
Cũng ở phần tổng quát, bắt đầu từ các bài viết quan tâm về các dân tộc
Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung và người Cơ tu nói riêng từ những năm 19911992, tập sách “Góp phần tìm hiểu Văn hóa Cơ-Tu” của Lưu Hùng (2006) [62] là
một điểm nhấn ghi nhận sự góp phần làm gia tăng hiểu biết trên nhiều phương diện
về dân tộc này của tác giả. Cuốn sách ngồi phần nói đầu và phụ lục bao gồm các
phần giới thiệu chung về tộc người Cơ tu; Đôi nét về lịch sử; Làng và nhà cửa; Họ
hàng và hôn nhân; Phương thức kiếm sống; Phong tục trong chu kỳ đời người; Tín
ngưỡng - Tôn giáo. Ưu điểm lớn nhất từ tập sách này đem lại chính là nguồn tư liệu
phong phú được tích lũy trong nhiều năm của tác giả, với đối tượng cụ thể là người
Cơ tu cư trú ở vùng miền núi tỉnh Quảng Nam.
Ở nhóm dịng họ, hơn nhân, gia đình, có khá nhiều cơng trình đã được cơng
bố của các tác giả như Phan Hữu Dật (1964, 1992) [13] [14]; Khổng Diễn (1974)
[18]; Nguyễn Hữu Thấu (1976) [92]; Phạm Quang Hoan (1979) [39]; Trần Văn
Tuấn (1981) [112]; Nguyễn Xuân Hồng (1994, 1998b) [43], [46]; Lưu Hùng (1995)
[59]; Phạm Thị Xuân Bốn (2007) [10]; Lê Anh Tuấn (2007) [109]. Trong đó, các
nghiên cứu của Phan Hữu Dật (1964), Nguyễn Hữu Thấu (1974), Phạm Quang
Hoan (1976), là những khảo cứu chun sâu về hơn nhân và gia đình các dân tộc
bắc Trường Sơn nói chung và ở người Cơ tu nói riêng. Các tác giả đã giới thiệu và
phân tích một cách hệ thống đặc điểm hình thái hơn nhân và gia đình của tộc người.
Các tàn tích liên minh hơn nhân ba thị tộc, khái niệm dịng họ, các đặc tính cơ bản
của dịng họ - đơn vị có vai trị rất quan trọng trong đời sống hơn nhân và gia đình
của người Cơ tu lần đầu tiên được đi sâu phân tích. Đây là một đóng góp rất lớn cả
về lý luận và thực tiễn của các nghiên cứu này cho dù trước đó vào năm 1938, cuốn

sách nổi tiếng “Les chasseurs de Sang” (Những kẻ săn máu) đã ra đời. Tuy tác
phẩm này có miêu tả chế độ dịng họ, quan hệ hơn nhân và gia đình, các nghi lễ kết

15


hôn người Cơ tu nhưng lại không nêu lên được những hình thái đặc thù của hơn
nhân ở đây.
Cũng trong dịng nghiên cứu này, cơng trình của Nguyễn Xn Hồng (1998)
bên cạnh sự lĩnh hội các thông tin từ các cơng trình đi trước, lại mang một sắc thái
khác khi đặt vấn đề phân tích, và chỉ báo các biến đổi trong hơn nhân gia đình của
người Cơ tu. Bằng việc quan sát các động thái mới trong xã hội tộc người, tác giả đã
mạnh dạn chỉ báo các xu thế biến đổi và bàn luận các khuynh hướng, vấn đề góp
phần bảo tồn các giá trị văn hóa cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực trong đời sống
hơn nhân, gia đình. Sự đóng góp nhất định của cơng trình này bên cạnh các nghiên
cứu đã được cơng bố sớm về người Cơ tu nói trên là việc bổ khuyết các tư liệu về
hơn nhân gia đình của nhóm Cơ tu ở miền núi Thừa Thiên Huế qua các nghiên cứu
trường hợp, phỏng vấn sâu trên địa bàn [43b].
Trong lĩnh vực xã hội, các tác giả Đặng Nghiêm Vạn (1987, 2004) [115],
[117]; Lưu Hùng (1987, 1991, 1992a, 1992b) [52], [53], [54]; [55]; Nguyễn Tri
Hùng (2004) [64]; Nguyễn Văn Mạnh (2004) [74]; Nguyễn Xuân Hồng (2005) [49];
Nguyên Ngọc (2005) [79]; Nguyễn Hữu Thông (cb) (2005) [101] đã công bố những
nghiên cứu có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Những đặc trưng, đặc thù trong xã
hội người Cơ tu được xem xét dưới nhiều chiều cạnh khác nhau, trong đối sánh với
các dân tộc thuộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Hầu hết các nghiên cứu đều
thống nhất gia đình, dịng họ, làng là những đơn vị xã hội quan trọng cấu thành nên
tổ chức xã hội truyền thống của người Cơ tu; trong đó làng là tổ chức xã hội cơ bản
nhất, có nội hàm và cơ cấu vận hành cụ thể. Gia đình và dịng họ tuy không được
xem như một bộ máy cụ thể bởi nó mang nặng các yếu tố của thiết chế xã hội, các
quy tắc, chuẩn mực xã hội; nhưng nếu xét ở góc độ tự quản (đặc trưng lớn nhất của

xã hội truyền thống tộc người Cơ tu) thì cũng có thể xem gia đình, dịng họ như là
những đơn vị, “tổ chức” bổ trợ thêm cho tổ chức làng.
Cũng trong lĩnh vực đang bàn đến, các cơng trình của Đặng Nghiêm Vạn
(1987), Lưu Hùng (1987, 1992b), Nguyên Ngọc (2005), gặp nhau ở ý tưởng coi
trọng mối quan hệ cộng đồng trong nghiên cứu tổ chức xã hội của tộc người. Một số

16


phần của các nghiên cứu này nhìn sự tồn tại và cơ cấu vận hành xã hội tự quản cổ
truyền của cộng đồng từ góc chiếu của “quan hệ xã hội”. Cho rằng, tổ chức làng là
một cộng đồng mang tên gọi chung, một cộng đồng sở hữu về lãnh thổ; một cộng
đồng của những người láng giềng và thân thuộc; một cộng đồng của quan hệ giàu
nghèo, sự phân định dân cư trong làng; và một cộng đồng về sinh hoạt, tín ngưỡng,
tơn giáo, tâm lý, ý thức… Đây là những quan điểm khoa học hay, góp phần làm
phong phú hơn nội hàm nghiên cứu của tổ chức xã hội. Bởi lẽ trong giới nghiên cứu
Dân tộc học, các phạm trù thuộc về khái niệm “tổ chức xã hội” và “quan hệ xã hội”
khơng hẳn đã thống nhất.
Phải nói rằng lĩnh vực xã hội tộc người Cơ tu đã thu hút được nhiều quan
tâm và sự say mê nghiên cứu của các học giả. Mỗi một trang sách không hẳn là
những con số, những báo cáo, miêu thuật “khô cứng” về xã hội tộc người, mà đó
cịn là “nơi gửi gắm” những thăng hoa trong cách viết, những trăn trở mong muốn
đóng góp vào sự giữ gìn sắc thái văn hóa các làng bản của tộc người. Cơng trình của
Nguyễn Hữu Thông (cb) (2004) [100] và các cộng sự là một trong những minh
chứng như vậy. Đan xen giữa quá khứ và hiện tại; lồng ghép giữa miêu thuật và
phân tích…, bức tranh về Cơ tu - kẻ sống đầu ngọn nước và văn hóa làng miền núi
Trung bộ Việt Nam dần hiện lên với những giá trị truyền thống và những bước
chuyển lịch sử. Một thế mạnh trong học thuật của cơng trình này, là sự tổng hợp các
tư liệu để lý giải về tên gọi/ tộc danh, về việc đặt lại sự hiện diện, diễn trình di trú,
cũng như vai trị của nhóm Katuic và tộc người Katu (Chữ dùng trong sách của tác

giả). Và trong cuốn sách [101], mặc dù không lấy Cơ tu là đối tượng nghiên cứu
chính, nhưng tác giả đã xem dân tộc này như là một điểm nhấn trong việc phác họa
lại chân dung văn hóa của miền tây Quảng Nam trong từng thời kỳ lịch sử. Vì vậy
đây cũng là một tác phẩm có những thơng tin giá trị đóng góp cho việc nghiên cứu
tồn diện văn hóa xã hội tộc người Cơ tu. Bên cạnh đó, câu hỏi có hay khơng một
“văn hóa làng” ở vùng miền núi miền Trung hay chỉ có „văn hóa tộc người”, trong
đó văn hóa làng chỉ là một bộ phận? trong cơng trình “Văn hóa làng miền núi Trung
bộ Việt Nam: giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ miền

17


núi Quảng Nam), cũng là những trăn trở chia sẻ của Đặng Nghiêm Vạn (1987)
[115]; Lưu Hùng (1993) [57]; Nguyên Ngọc (2002, 2005) [78], [79]; Nguyễn Tri
Hùng (2004) [64]. Và hầu hết các tác phẩm này đều nghiêng về quan điểm văn hóa
làng ở đây là có thật, cả về lý luận và thực tiễn. Văn hóa làng khơng tách rời khỏi
văn hóa tộc người và ở một mặt nào đó, nó có vai trị riêng, hết sức quan trọng trong
sự tồn tại và khẳng định những chặng đường lịch sử của tộc người. Khung quy
chiếu “văn hóa làng” của các tác phẩm nói trên chính là việc xác định sự hiện hữu
của văn hóa làng qua văn hóa làng - rừng: và thông qua quan điểm ấy, một loạt các
vấn đề về cấu trúc, thiết chế, sự vận hành quản lý làng, luật tục, phương thức canh
tác, sự sở hữu đất và rừng… - cái thể hiện bức tranh văn hóa làng dân tộc miền núi được đặt ra. Các cơng trình của Đặng Nghiêm Vạn (1987) [115]; Lưu Hùng (1991,
1992a) [53], [54]; Nguyên Ngọc (2002) [78]; Nguyễn Xuân Hồng, Hồ Viết Hoàng
(2011) [50], cùng chia sẻ ý kiến này qua việc đề cập đến một số vấn đề về đất, rừng
và làng của các dân tộc vùng miền núi Quảng Nam nói chung và tộc người Cơ tu
nói riêng. Các bài viết, tác phẩm trên đã cùng xác định đặc tính sở hữu tập thể
truyền thống của cộng đồng làng đối với đất và rừng chính là nền tảng vật chất, kinh
tế của tổ chức xã hội làng.
Liên quan đến vấn đề sở hữu rừng, đất rừng trong phạm vi nghiên cứu xã hội
người Cơ tu, các công trình của Tơn Thất Hướng (2001) [65]; Nguyễn Văn Mạnh

(cb) (2001) [73]; Lê Anh Tuấn (2002) [108]; Bùi Quang Thanh (2009) [91] đã đặt
vấn đề tìm hiểu về phương thức truyền thống trong việc sử dụng rừng, đất rừng của
dân tộc, và cùng đi đến kết luận: đó là phương thức quản lý cộng đồng, dựa trên cơ
sở luật tục. Tiêu biểu trong khía cạnh nghiên cứu này là cuốn sách “Luật tục của
người Tà Ôi, Cơ Tu, Bru-Vân Kiều ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” và “Nghiên cứu
luật tục, phong tục các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam”. Nếu như địa bàn nghiên
cứu của Nguyễn Văn Mạnh (cb) (2001) là địa bàn Quảng Trị, Thừa Thiên, thì cơng
trình của Bùi Quang Thanh (2009) lại chọn ở Quảng Nam. Nhìn chung, đây là hai
tác phẩm khá tồn diện nghiên cứu một cách có hệ thống về luật tục thực hành xã
hội của các cộng đồng DTTS ở miền Trung Việt Nam nói chung và người Cơ tu nói

18


riêng. Các vấn đề có liên quan trong mối quan hệ với luật tục như quản lý xã hội,
quy định sở hữu tài sản, khai thác bảo vệ nguồn tài ngun, hơn nhân gia đình, quy
ước nơng thơn hiện đại… được hai cuốn sách này trình bày khá rõ. Miêu thuật, hồi
cố, tổng hợp và phân tích…, đó là những tên gọi phương pháp mà các nghiên cứu
này đã áp dụng một cách triệt để: đây cũng là ưu điểm đáng ghi nhận của các cơng
trình này.
Thuộc phạm trù quản lý trong lĩnh vực xã hội, một số các bài viết, cơng trình
của các tác giả đề cập đến vai trò, chức năng quản lý và sự chuyển đổi của các nhân
vật chủ chốt trong cơ chế tự quản truyền thống tộc người trong bối cảnh hiện tại
như Nguyễn Xuân Hồng (2001, 2002, 2005) [47], [48]; [49]; Huỳnh Đình Quốc
Thiện (2004) [94]; Nguyễn Xuân Hồng, Bùi Trúc Linh (2011) [51]… Trong đó
cơng trình “Kinh nghiệm quản lý hệ sinh thái nhân văn trong người Tà Ôi, Cơ Tu,
Bru-Vân Kiều” là một minh họa. Dựa trên sự phân loại giữa hệ sinh thái tự nhiên và
hệ sinh thái nhân văn của các nhà địa lý, cơng trình đã khéo léo lồng ghép vai trị
của con người trong việc “phải có trách nhiệm” về những hệ lụy mà mình có thể tác
động đến môi trường. “Nhân văn” trong quan niệm của tác giả chính là làng, đất,

rừng và “Kinh nghiệm quản lý” chính là hình thức quản lý các dạng thức sinh kế,
quản lý làng bản cổ truyền dân tộc với “nguồn nhân văn” ấy. Điểm nhấn cơ bản của
nghiên cứu này là trên cơ sở khái quát các hình thức quản lý làng bản tại địa
phương qua các thời kỳ lịch sử, cuốn sách nêu lên những định hướng có tính chiến
lược trong việc tận dụng mọi khả năng, để kết hợp những ưu thế của mỗi hình thức
quản lý đối với địa bàn cư trú của các dân tộc.
Ngoài ra, cịn có một số nghiên cứu riêng lẻ về ăn uống, nhà cửa, trang phục,
nghề thủ công, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, ngơn ngữ, văn học và tranh
ảnh về tộc người Cơ tu dưới dạng sách, luận án, báo, bài viết, của các tác giả như
Nguyễn Tri Hùng (1992) [63]; Nguyễn Hữu Thông, Nguyễn Phước Bảo Đàn (2000)
[98]; Bcoong Mọc (2002) [75]; Nguyễn Văn Sơn (2003) [88]; Nguyễn Hữu Thông
(2003) [99]; Tôn Nữ Khánh Trang (2003) [105]; Lưu Hùng (2005) [61]; Trần Đức
Sáng (2005) [85]; Đinh Hồng Hải (2006, 2011) [37], [38]; Trần Tấn Vịnh (2006,

19


2009) [120], [121]; Bùi Minh Đạo (2008) [28]; và các báo cáo tham luận trong các
cuộc hội thảo như hội thảo Các vấn đề về miền Trung và Tây Nguyên hiện nay
(2002), hội thảo về Văn hóa làng các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam (2003), hội
thảo khoa học về Nhà Rơng, Nhà Rơng văn hóa (2004), hội thảo khoa học Văn hóa
và nghệ thuật miền Trung: thành tựu và vấn đề (2004)... Phần lớn các nghiên cứu đã
cung cấp được một số thông tin cơ bản của văn hóa tộc người trong các khía cạnh
vật thể và phi vật thể.
Như vậy có thể thấy tất cả các cơng trình nêu trên đã giới thiệu khái qt văn
hóa người Cơ tu ở Việt Nam trên các phương diện đời sống văn hóa xã hội tộc
người, bằng các phương pháp tiếp cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau. Nhìn
chung, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào người Cơ tu ở Quảng Nam mà
chưa quan tâm nhiều đến người Cơ tu ở Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, việc luận
án chọn người Cơ tu ở đây làm đối tượng quan tâm chính sẽ góp thêm các thơng tin

hồn chỉnh về bức tranh văn hóa tộc người Cơ tu ở Việt Nam nói chung một cách
khách quan, đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, đối với các nghiên cứu vừa điểm qua ở trên,
khơng có một cơng trình nào mang tên gọi cụ thể là “tổ chức xã hội người Cơ tu”,
tuy rằng nội hàm của vấn đề này có được đề cập đến trong một số tác phẩm sách,
bài viết hoặc báo cáo khoa học nghiên cứu về các lĩnh vực của văn hóa tộc người.
Luận án này, chắc chắn không phải là một sự đột phá trong nghiên cứu về người Cơ
tu vì tất cả các vấn đề của tộc người đã được đề cập. Tuy nhiên, ở khía cạnh lý luận,
đây là cơng trình đầu tiên luận giải và hệ thống một cách đầy đủ các đơn vị cấu
thành nên tổ chức xã hội truyền thống của tộc người, cũng như đặt vấn đề nghiên
cứu ấy vào bối cảnh hiện tại.
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm xã hội (Society): thường được hiểu là tập hợp người có những
quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chặt chẽ với nhau, nhưng cho đến nay
chưa có một định nghĩa nào được mọi người thừa nhận [119:322].

20


Đặc điểm bản chất của xã hội là những vấn đề có liên quan đến lãnh thổ, sản
xuất dân cư, di cư, hệ thống luật pháp, văn hóa và bản sắc dân tộc.
- Khái niệm tổ chức xã hội
Từ trước đến nay, các nhà nhân học văn hóa trong nước và trên thế giới đều
tiếp cận các nghiên cứu về tổ chức xã hội trong khơng gian của văn hóa, xã hội và
tổ chức xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, tất cả những gì có giá trị mà con người tạo ra
trong cuộc sống xã hội của mình đều được gọi là văn hóa. Và tổ chức xã hội là một
tập hợp những tập thể người có quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chặt chẽ
với nhau. Tổ chức này được cấu trúc thành một xã hội có trật tự theo các tiêu chuẩn,
quy định, cách thức mà mọi người tương tác và hoạt động trong môi trường xã hội
của mình. Tuy nhiên, xã hội khơng chỉ đơn thuần là một sản phẩm văn hóa được

con người tạo ra, xã hội và các hoạt động trật tự bên trong của nó cũng là những
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển văn hóa. Chính mối tương quan phức tạp giữa
văn hóa và xã hội như vậy khiến ranh giới các vấn đề được nghiên cứu của con
người khơng dễ gì tách bạch được. Giới nhân học Bắc Mỹ xem việc nghiên cứu tổ
chức xã hội là một nhánh của Nhân học văn hóa, cịn Nhân học Anh lại xem đây là
một phạm trù thuộc Nhân học xã hội. Nhận thức này tuy khơng đến mức q rạch
rịi, nhưng lại là cơ sở để nội hàm nghiên cứu của tổ chức xã hội trở nên phong phú
hơn so với tên gọi của nó.
Radcliffe Brown (1952) [128], Raymon Firth (1955) [135], Levi Strauss
(1958) [130], giới thiệu khái niệm của tổ chức xã hội trong sự phân biệt với cơ cấu
xã hội nhưng vẫn cịn chưa rõ ràng, khó tiếp cận. Điểm nhấn của Radcliffe và
Raymon là tập trung vào các chức năng mà tổ chức xã hội làm được để hỗ trợ cho
một trật tự xã hội, đồng thời cũng rất chú trọng mối quan hệ giữa các cá nhân trong
cùng tổ chức. Levi Strauss minh họa mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và cơ cấu xã
hội qua hình ảnh của vỏ sị biển; mỗi vỏ sị có một cấu trúc riêng của nó nhưng vỏ
của cùng một lồi sẽ chia sẻ cùng một hình thức cấu trúc. Nghĩa là tổ chức xã hội có
thể được hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội. Muộn hơn trong nghiên cứu,
Charon (1986), cho rằng tổ chức xã hội là một tập thể người, có cùng một liên kết

21


hay ràng buộc về lợi ích tập thể và có sự thống nhất từ trên xuống dưới theo cấp bậc
hay chức vị [139]. Nghiên cứu của cơng trình này chú ý đến những quy tắc được tạo
ra trong quá trình tương tác xã hội của cộng đồng người và phân loại sự tương tác
đó trên các mức độ từ thấp đến cao của tổ chức xã hội như gia đình, nhóm, dịng họ,
làng, cộng đồng.
Tựu chung lại, trong quan niệm của Nhân học Anh, tổ chức xã hội chính là
một thành tố của cơ cấu xã hội, một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết cá nhân
nào đó để đạt được một mục đích nhất định. Nhận thức này nhấn mạnh đến hệ

thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ khơng phải chính tập hợp cá nhân trong các
tổ chức và các quan hệ ở đây là quan hệ xã hội. Và nếu như giữa tập hợp các cá
nhân khơng có những quan hệ xã hội thì họ chưa thể được coi là thành viên của một
tổ chức xã hội nào đó. Hơn thế, những quan hệ này sẽ liên kết các cá nhân vào cùng
một nhóm để họ cùng thực hiện chung một hoạt động nào đó, nhằm đạt được những
lợi ích nhất định.
Ngành dân tộc học Việt Nam, tuy chưa có một cơng trình cụ thể bàn luận về
khái niệm tổ chức xã hội, nhưng trong những nghiên cứu có liên quan đến tổ chức
xã hội đã bộc lộ xu hướng nghiên cứu gần với quan điểm của các nhà Nhân học xã
hội Anh. Nghĩa là xem tổ chức xã hội thuộc nội hàm của cơ cấu xã hội [11], [55b],
[102]… hoặc thuộc nội hàm của thiết chế xã hội [9], [15], [41], [79], [89]; và phần
lớn chú trọng khía cạnh quan hệ xã hội khi nghiên cứu về lĩnh vực này [27], [32],
[34], [49], [52], [95].
Bên cạnh đó, một nét nổi bật của Dân tộc học Việt Nam là nghiên cứu về xã
hội làng chiếm một vị trí quan trọng trong nghiên cứu về tổ chức xã hội các dân tộc
nói chung, như cơng trình của Nguyễn Từ Chi (1984) [11]; Phan Đại Dỗn (1992)
[22]; Bùi Xuân Đính (1985) [31]; Trần Từ (1984) [102]. Theo Gs Đặng Nghiêm
Vạn (1993) [116], ở nước ta do nhiều biến động lịch sử, các hình thức tổ chức cộng
đồng tộc người ban đầu đã bị tan vỡ từ lâu, địa vực cư trú của hầu hết các tộc người
bị xé lẻ. Do vậy khơng cịn thấy các hình thức tổ chức chính trị xã hội truyền thống
tương ứng với từng tộc riêng biệt, chỉ có hình thức tổ chức chính trị xã hội tương

22


ứng với từng khu vực, tập hợp người của các bộ tộc hay các bộ phận tộc người của
các tộc hay các bộ phận tộc người cùng cư trú cạnh nhau. Dù sinh sống trong tổ
chức mường, xã, phủ, huyện, châu, động, sách, hay chỉ có làng, bản, bn…; thì
làng ln ln đóng vai trị then chốt và cơ bản trong hệ thống xã hội cổ truyền.
Vậy nên khuynh hướng coi trọng nghiên cứu làng trong lĩnh vực tổ chức xã hội của

giới Dân tộc học Việt Nam là hợp lý. Bởi làng là một thực thể xã hội đặc biệt quan
trọng, là đơn vị tổ chức xã hội cơ sở, và những nơi như vùng Trường Sơn - Tây
Nguyên, đó là đơn vị tổ chức xã hội độc lập, cao nhất trong xã hội cổ truyền. Bên
cạnh đó, trong các cơng trình đã cơng bố của Dân tộc học nước ta, tổ chức xã hội
tộc người còn được thể hiện phong phú qua các cấp độ khác nhau như dịng họ, gia
đình, hơn nhân, cùng các khía cạnh xã hội đa dạng khác được mổ xẻ qua khái niệm
học thuật này.
Như vậy, với những dẫn liệu giải trình trong nhận thức về khái niệm tổ chức
xã hội ở nước ngồi và trong nước trên đây, có thể thấy tổ chức xã hội là một khái
niệm có tính khái qt cao, phạm trù nghiên cứu rất phong phú và đa dạng. Để phục
vụ cho sự nghiên cứu, luận án này sẽ đồng nhất ở nghĩa hẹp, xem tổ chức xã hội là
những tổ chức cụ thể của tập hợp người có sự liên kết hay ràng buộc về lợi ích tập
thể và có sự thống nhất từ trên xuống theo cấp bậc hay chức vị để cùng thực hiện
một mục đích nào đó. Cụ thể, đó là tổ chức gia đình, dịng họ, và làng; trong đó
làng là tổ chức xã hội cơ bản nhất. Ở nghĩa rộng, tổ chức xã hội là một thành tố của
cơ cấu xã hội, là một dạng hoạt động, hay là một mức độ trật tự nội tại, sự hài hòa
giữa các thành phần của một chỉnh thể. Nghiên cứu tổ chức xã hội là nghiên cứu các
tổ chức cụ thể, đồng thời nhấn mạnh hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân trong
các tổ chức ấy và bên ngoài để làm nổi bật vai trò, chức năng của tổ chức xã hội
trong mối liên kết gắn bó nhằm đáp ứng được một trật tự tối ưu của cơ cấu xã hội.
Cùng nhìn nhận sự tương quan qua các ý tưởng về phạm trù của khái niệm tổ
chức xã hội trong các bài viết, sách của Phan Dữu Dật (1999a) [15]; Lưu Hùng
(1994) [58]; Nguyễn Hữu Thông (cb) (2004) [100], Chúng tôi sử dụng hình vẽ sau
để biểu đạt các mối quan hệ của các phạm trù liên quan.

23


Quan hệ xã hội


Thiết chế xã hội

Tổ chức xã hội

Cơ cấu xã hội

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, quan hệ xã hội và tổ chức xã hội

Với luận án, chúng tôi sẽ triển khai nội hàm khái niệm nghiên cứu tổ chức xã
hội truyền thống người Cơ tu, huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế theo khung
sau:
- Không gian và tên gọi
- Cấu trúc thiết chế, sự vận hành
- Sở hữu và phân tầng xã hội
- Luật tục liên quan đến tổ chức, quản lý

Làng

Tổ chức
xã hội
truyền
thống

- Tên gọi, nguồn gốc
- Cấu trúc dòng họ
- Vai trò trưởng họ và các mối quan hệ

Dịng họ

- Kết cấu gia đình

- Đặc điểm
- Quan hệ giữa các thành viên

Gia đình

Hình vẽ 1: Khung phân tích khái niệm

- Khái niệm biến đổi xã hội
Biến đổi là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong những
năm gần đây trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dưới nhiều góc độ nhận thức, khái
niệm biến đổi mang nhiều ý nghĩ về sự tích cực hoặc hạn chế nào đó.
Trong nhân học văn hố/ nhân học xã hội khái niệm biến đổi được ra đời từ
sớm theo cách hiểu là một quy luật có tính tất yếu của cuộc sống. Từ những quan

24


niệm trừu tượng của thuyết Khải Hoàn, xem mọi sự biến đổi của nhân loại đều chịu
ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo (coi sự vận động của thế giới là điều tất yếu để đi
đến cái tốt đẹp), đến những lập luận mang tính khoa học của thuyết Tiến hố trong
bước đầu giải thích mối quan hệ giữa tiến hố của con người và sinh vật (đó là sự
biến đổi theo quá trình, cái sau phát triển hơn cái khác); hay là sự mơ phỏng tính
chu kỳ trong q trình sinh trưởng của mọi sự vật, có tiêu vong, biến mất và sau đó
cái mới lại xuất hiện (trong mơ hình của thuyết Chu kỳ); hoặc những gợi mở về cơ
sở biến đổi của thuyết kinh tế, thuyết tư tưởng, thuyết kỹ thuật, thuyết xung đột,
thuyết thích ứng trong thế kỷ XX... đều chủ yếu lý giải về nội hàm của sự biến đổi;
nhưng trên cơ bản, mọi thuyết đều nhấn mạnh đến tính tất yếu của sự biến đổi, xem
đó như một quy luật vận động khách quan của cuộc sống.
Có nhiều quan niệm về sự biến đổi xã hội trên nhiều phương diện, như ở
phạm vi rộng: đó là một sự biến đổi hoàn toàn mới được so sánh với một tình trạng

xã hội hoặc một nếp sống đã có trước; hoặc trong phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là
sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này
ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
Hoặc một định nghĩa cho rằng “Biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó
những khn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội
và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.”.
Như vậy có thể thấy, dù có các luận giải khác nhau về nguồn gốc biến đổi
cũng như định nghĩa của nó, nhưng tất cả các thơng điệp đưa ra đều thống nhất đề
cao mặt tích cực của sự biến đổi, cũng như không xem nhẹ các yếu tố tiêu cực, kém
bền vững nảy sinh trong quá trình ấy. Cơ bản, biến đổi là sự vận động/ tự chuyển
mình một cách tất yếu cho phù hợp/ thích ứng với mọi điều kiện mới của xã hội, lịch
sử.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
Như đã đề cập, nội hàm của khái niệm tổ chức xã hội cho đến nay vẫn chưa
có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, vì vậy khơng thể có một khung lý thuyết
phân tích tổ chức xã hội chung. Mỗi một học giả, dựa trên những quan điểm nghiên

25


×