Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) vận dụng kiến thức liên môn vật lý hóa hoc công nghệ chế tạo đất an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 11 trang )

1. Tên tình huống: “CHẾ BIẾN ĐẤT NẶN AN TỒN”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Chế biến ra đất nặn an tồn để trẻ em có thể sáng tạo theo trí tưởng tượng của
mình.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
- Tham khảo trên các báo, tạp chí, sách hóa học 10, 11, 12, sách vật lí 10, 11,
12.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Đất nặn hay cịn được gọi là bột nặn, đất sét thủ công là một trong những món
đồ chơi được cho là giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tập trung và
hoàn thiện vận động tay. Thế nhưng, đất nặn hiện nay được làm từ nhiều
ngun liệu khơng an tồn và có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ khơng may
nuốt phải. Vì vậy tại sao chúng ta không tạo ra một loại đất nặn vừa an toàn cho
sức khỏe trẻ em, lại vừa là món đồ chơi hữu ích cho các em nhỏ.
- Chế biến ra đất nặn an toàn để trẻ em có thể sáng tạo theo trí tưởng tượng của
mình.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thị trường hiện nay có quá nhiều loại đồ chơi dành cho trẻ em.
Nhưng không phải loại nào cũng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
Ta có thể ví dụ như những đồ chơi làm từ nhựa kém chất lượng, hay làm từ
những vật liệu khơng an tồn… ảnh hưởng khơng ít đến sức khỏe và sự phát
triển tâm sinh lý của trẻ em. Trẻ em là tương lai của đất nước, đầu tư cho trẻ em
là đầu tư cho sự phát triển của đất nước.
Ta nên lựa chọn một loại đồ chơi có nguồn gốc từ tự nhiên, an tồn với
trẻ em. Một trong số đó là đất nặn được làm từ bột mỳ.
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giả thuyết khoa học:
2



- Tạo ra một loại đất nặn mới, sạch, thân thiện với mơi trường, tiết kiệm tiền của
và an tồn với trẻ em.
- Giúp mọi người có thể tự tạo ra những đồ chơi có ích từ đất nặn cho con em
mình.
- Đây là tiền đề để chế biến ra các đất nặn khác từ các nguyên liệu khác.
Phát biểu mục đích nghiên cứu:
- Chế biến ra đất nặn an tồn để trẻ em có thể sáng tạo theo trí tưởng tượng của
mình.
- So sánh nó với các loại đất nặn khác, đưa ra kết luận, ưu, nhược điểm của
nó.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu về thực trạng của các loại đất nặn trên thị trường hiện nay.
- Nghiên cứu về các tính chất của bột mỳ.
- Quy trình làm đất nặn.
Thực nghiệm:
- Chế tạo ra đất nặn an tòan từ bột mỳ.
- Thực nghiệm khả năng làm đất nặn của 1 số bột khác.
SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Nguyên vật liệu:
200gram bột mì đa dụng
100gram muối tinh
350ml nước lọc
13 gram dầu thực vật
1 gói thuốc muối 5g.
Gấc, bột nghệ, lá dứa, cà phê, quả mồng tơi.
- Các dụng cụ khác để phục vụ việc xay, nấu, cân đong.
Q trình chế biến:
- Tạo màu:
+ Gấc bóp với 1 ít rượu trắng để được một chất lỏng màu đỏ tươi.

-3-


+ Bột nghệ đem hịa với một ít nước.
+ Lá dứa rửa sạch, cho vào máy xay rồi lọc lấy nước đặc.
+ Cà phê đem hòa thật đặc.
+ Quả mồng tơi đem bóp, lọc lấy nước.
+ Trộn các màu với nhau để có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau.
- Bước đầu tiên, bạn hãy cho 200 gram bột mì đa dụng, baking sodavới 100
gram muối.
- Dần dần đổ hết số nước lọc vào, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi đạt hỗn hợp
dẻo dính.
- Bắc hỗn hợp bột mì, nước, muối lên bếp để nhỏ lửa, khuấy đều tay đến khi
hỗn hợp hết bết dính và có thể đổ ra dễ dàng.
- Sau đó, bạn róc hỗn hợp bột ra mặt bàn sạch, nhồi kỹ cho hỗn hợp đồng nhất.
- Dùng dao chia phần bột thành từng viên nhỏ. Ấn ngón cái vào giữa viên bột
rồi nhỏ màu vào
- Bước cuối cùng, bạn nhào nhuyễn cho phẩm màu tan đều vào hỗn hợp bột là
hoàn thành rồi nha. Tương tự như trên, bạn hãy làm thật nhiều đất nặn với màu
sắc khác nhau cho bé nhé.
Bỏ bột vào hộp nhựa (hộp đựng thực phẩm). Bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.
Thời gian sử dụng có thể vài tháng. Nếu bột nặn để tủ lạnh bị khô, khi sử dụng
chỉ cần thêm vào 1 ít nước.
Nguyên tắc hoạt động:
- Bột mỳ thành phần chính là tinh bột. Tinh bột có hai dạng là amilozo- dạng
mạch khơng phân nhánh và amilopectin- dạng mạch phân nhánh. Trong bột mỳ,
thành phần amilopectin cao nên làm cho bột mỳ dẻo dính, khơng tan vào nước.
Khi cho bột mỳ nhào với nước rồi đem đun nóng, thì các phân tử tinh bột sẽ
ngậm nước trương phồng lên tạo thành hồ tinh bột có khả năng kết dính và độ
dẻo cao. Khi làm cho thêm muối tinh vào, tác dụng của muối ở đây là làm cho

bột mỳ lâu thui hơn. Vậy nên quá trình chế tạo đất nặn thực chất là quá trình
tinh bột hóa thành hồ.
Số liệu thực tế:
-4-


- Ta biết tinh bột là nguồn thực phẩm hàng đầu của con người và một số động
vật. Chúng ta có thể dễ dàng mua bột mỳ ở bất kì một khu chợ nào. Và chỉ cần
thêm một chút muối, dầu ăn, phẩm màu thực phẩm và một chút khéo léo ta đã
có thể tạo ra được cục đất nặn đủ màu sắc bắt mắt với trẻ em. Chỉ với 0,2 kg bột
mỳ và một chút muối, dầu ăn và phẩm màu làm bánh ta đã có thể cho ra khoảng
0,5 kg đất nặn đủ màu sắc.
Bảng tỉ lệ nguyên liệu để sản xuất ra đất nặn an toàn
Khối lượng
bột mỳ (g)
200 g

Khối lượng
muối (g)
100 g

Thể tích
nước(ml)
350ml

Dầu ăn+ bột
nở
18g

Khối lượng

đất nặn
500g

* Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Thay thế cho các loại đất nặn độc hại trên thị trường hiện nay
+ Tạo ra một loại đồ chơi an toàn cho trẻ em.
+ Giá thành sản xuất rẻ.
- Nhược điểm: Khi gặp thời tiết lạnh, bột mỳ dễ bị cứng nên muốn sử dụng phải
đem hấp nóng như cho vào lị vi sóng..
Mặt khác, màu lấy từ lá, củ, quả tự nhiên không cho màu tươi như phẩm màu.
KẾT LUẬN:
Từ quá trình nghiên cứu, chế biến đất nặn từ bột mỳ chúng ta đã đưa ra một loại
đồ chơi mới, có nguồn gốc an tồn và hữu ích với trẻ em.
Cơng trình này đã đem lại một loại đồ chơi mới an toàn giúp các em thiếu nhi
phát triển tư duy sáng tạo.
Như vậy từ 0,5 kg bột mỳ và một chút muối, dầu ăn, phẩm màu làm bánh ban
đầu ta có thể sản xuất ra được nhiều túi đất nặn với các màu sắc khác nhau, với
giá thành rẻ hơn nhiều so với đất nặn bán ngoài thị trường.
Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mới chỉ đưa ra được một
loại đất nặn chưa thực sự hồn hảo.Nhóm nghiên cứu chúng em rất mong nhận
được sự góp ý từ ban giám khảo, các thầy cơ giáo để đề tài nghiên cứu hoàn
-5-


thiện hơn đồng thời mở rộng được đề tài nghiên cứu theo nhiều hướng mới thiết
thực hơn.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ:

Nguyên liệu để tạo màu sắc: gấc, bột nghệ, cà phê, quả mồng tơi, lá dứa.


-6-


Nguyên liệu làm đất nặn: bột mỳ, bột nở, muối, dầu thực vật.

-7-


Các nguyên liệu làm đất nặn trộn đều vào nhau, rồi cho nước vào khuấy đều,

-8-


Hỗn hợp sau khi đun nóng trên bếp lửa

-9-


Cho nước màu vào bột.
-10-


Sản phẩm đất nặn thu được
-11-


6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Tình huống và cách giải quyết tình huống nêu lên ý nghĩa:
Để các bạn học sinh nói riêng và tồn xã hội nói chung nhận thấy được

tác hại của đất nặn ảnh hưởng đến trẻ em đồng thời tạo ra một phong trào
nghiên cứu khoa học góp phần vào việc bảo vệ mơi trường trong và ngồi
trường học.
Vĩnh tường, ngày 20 tháng 12 năm 2016
Người viết

Văn Đăng Cường

-12-



×