Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) tìm HIỂU LỊCH sử ĐẢNG bộ HUYỆN EA H’LEO TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.14 KB, 28 trang )

TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK
(1945 – 2005)

NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN KỸ THUẬT
ĐƠN VỊ: THCS LÊ LỢI XÃ EA HIAO HUYỆN EA H’LEO TỈNH ĐẮK LẮK

PHẦN I

KHÁI QUÁT VỀ EA H’LEO TỪ 1945 ĐẾN 1980

I. Q TRÌNH THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THÀNH HUYỆN
EA H’LEO
Trong những năm 1945, Ea H’leo thuộc huyện Bn Hồ, huyện Bn Hồ lúc bấy
giờ chiếm tồn bộ phần phía bắc cao nguyên Đắk Lắk gồm huyện Ea H’leo, Krông
Búk, Krông Năng, Cư M’gar, Ea Súp và một phần của huyện Ea Kar ngày nay. Ranh
giới của huyện Buôn Hồ cực bắc là buôn Shăm (nay là xã Ea H’leo), cực đông giáp
huyện M’Drăk, cực nam giáp huyện Ea Kar và cực tây từ Buôn Gia Wầm về Ea Súp.
Chính quyền Sài Gịn ra Nghị định 1746, ngày 22-12-1959 thay đổi địa giới hành
chính thì Ea H’leo là một tổng thuộc quận Cheo Reo của tỉnh Pleiku. Sắc lệnh 186,
ngày 1-9-1962, tách một phần phía nam của tỉnh Pleiku thuộc địa giới Cheo Reo và
một phần phía bắc của tỉnh Đắk Lắk (huyện Thuần Mẫn) thành lập tỉnh Phú Bổn, gồm
các quận Phú Túc (nay là huyện Krông Pa), quận Phú Thiện (nay là huyện Ia Pa,

Trang 1


huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa), quận Thuần Mẫn (nay là huyện Ea H’leo) và thị
xã Hậu Bổn (thị trấn Cheo Reo cũ), tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hậu Bổn. Địa giới tỉnh Phú
Bổn giữ nguyên cho đến năm 1975.
Sau giải phóng, tháng 7 năm 1975 sáp nhập thị xã Hậu Bổn và quận Thuần Mẫn
(Đông Cheo Reo và Tây Cheo Reo) thành huyện Cheo Reo, tỉnh Đắk Lắk (tức là


huyện H2 và huyện H37 của phía ta sáp nhập thành huyện Cheo Reo). Đến tháng 1
năm 1976, theo Quyết định của Chính phủ, huyện Cheo Reo được chuyển giao về tỉnh
Gia Lai – Kon Tum, riêng phần huyện Tây cheo Reo (địa phận Ea H’leo) được sáp
nhập vào huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 8-4-1980, Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) ra quyết định số 110/QĐCP thành lập huyện Ea H’leo, được tách ra từ huyện Krông Búk; gồm 4 xã là Ea Khal,
xã Dliê Yang, xã Ea Sol và xã Ea H’leo. Từ đó cái tên huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk đi
cùng năm tháng với sự phát triển của địa phương.

II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN EA H’LEO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
NGOẠI XÂM
1. Cán bộ nhân dân các dân tộc Ea H’leo trong kháng chiến chống Pháp
Trong Cách mạng tháng tám, nhân dân các dân tộc Ea H’leo có rất nhiều thanh niên
tiêu biểu lên đường theo Đảng, theo cách mạng để vào các tổ chức Mặt trận Việt
minh, Hội cứu quốc, tham gia du kích cầm súng đánh giặc. Nhiều người con đã dũng

Trang 2


cảm xông lên phá đồn địch tại buôn Shăm và các buôn xung quanh tổng Ama Măng
xã Ea H’leo.
Khi Cách mạng tháng tám thành công, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, nhân dân Ea H’leo
đã cố gắng vận dụng, thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước
để củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng kinh tế văn hóa xã hội và an ninh quốc
phịng. Đảng bộ Đắk Lắk đã tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng nhân sĩ, tri thức,
thanh niên, công chức và đặc biệt của các chỉ huy binh lính người dân tộc tại chỗ đã tổ
chức được các cuộc hội nghị tư vấn các dân tộc ở từng vùng để xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng. Thơng qua hội nghị liên hoan các dân tộc tháng 10 năm 1945
để giải quyết các vấn đề về luận điệu xảo quyệt của địch nói xấu Việt Minh. Nói xấu
cộng sản để chia rẽ người Thượng với người Kinh, chia rẽ các dân tộc Ê Đê, Jarai, Mơ
Nông trên cao nguyên.

Song, độc lập tự do chưa được hưởng trọn vẹn thì thực dân Pháp quay lại xâm lược
nước ta một lần nữa. Tháng 11 năm 1945 quân Pháp dùng cả máy bay và lực lượng cơ
động đánh chiếm Đắk Lắk. Ngày 1 tháng 12 năm 1945 chúng dùng lực lượng lớn tấn
công từ phía nam ra và theo đường 14 đánh chiếm Bn Ma Thuột. Ngày 26-1-1946,
qn Pháp đánh vào phịng tuyến CADA và M’Drăk – Phượng Hoàng. Các cơ quan
kháng chiến rút về Phú Yê. Mặt trận Buôn Ma Thuột và các huyện phía nam chỉ giữ
được chính quyền trong 100 ngày kể từ sau Cách mạng Tháng Tám.
Tiếp đó địch tấn công ra đường 14 đi Pleiku, lúc này tỉnh Đắk Lắk chưa thành lập
phòng quốc dân thiểu số, do vậy việc lãnh đạo kháng chiến ở Buôn Hồ, Cheo Reo do

Trang 3


ban vận động quốc dân thiểu số Tây Nam Trung Bộ đảm nhận. Huyện Bn Hồ
(trong đó có Ea H’leo) thuộc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban vận động quốc dân thiểu số
Tây Nam Trung Bộ, tại đây Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Trung Bộ đã tăng
cường một trung đồn Nam Tiến do đồng chí Hùng Việt chỉ huy, bố trí từ Cư Kty trở
ra đến Ea H’leo.
Tại Buôn Hồ, Ủy ban cách mạng huyện do đồng chí Ama Khê làm chủ tịch đã
nhanh chóng động viên toàn dân tham gia kháng chiến. Quân Pháp nhiều lần tấn cơng
phịng tuyến Bn Hồ để tiến ra bắc Tây Nguyên nhưng đều bị quân và dân đẩy lùi.
Nhiều lần tăng viện với vũ khí hiện đại để tấn cơng nhưng bọn chúng đều thất bại
dưới sự kiên cường chống trả của quân dân huyện Buôn Hồ. Ngay ngày đầu kháng
chiến chống Pháp các buôn Shăm A, B buôn Treng, bn Dang đều có thanh niên
tham gia cùng bộ đội Hùng Việt để đánh địch. Tổ chức Cách mạng phát triển khắp các
buôn Druh, buôn Tùng Thăng, … phối hợp với nhân dân trong vùng phục vụ chiến
đấu gây cho địch rất nhiều khó khăn khi đi lại trên tuyến đường 14 từ Bn Ma Thuột
đi Pleiku.
Khi phịng tuyến Bn Hồ bị phá vỡ, thực dân Pháp đàn áp đồng bào, cướp bóc
lương thực, hà hiếp dân lành. Một số cán bộ của ta như Ama Khê, Y Yung, Y Linh, Y

Sơn lui về tuyến sau bám buôn làng nhằm củng cố tinh thần nhân dân và tuyên truyền
vận động đồng bào kháng chiến chống Pháp.
Năm 1947 xây dựng lực lượng và đến tháng 10 năm 1948 Trung ương quyết định
nhập Khu 5 và 6 thành Liên khu 5. Đồng thời năm 1949, Ban cán sự Đảng tỉnh thành

Trang 4


lập Ban cán sự Đảng hai huyện M’Drăk và Buôn Hồ (đồng chí Y Linh- Ama Wê làm
Bí thư). Trong những năm tiếp theo cách mạng ta vẫn từng bước xây dựng lực lượng,
cơ sở tại địa phương, tham gia cùng các chiến dịch lớn để đánh địch.
Đến ngày 30-5-1953, theo Nghị định 477MN/TOC của Ủy ban kháng chiến hành
chính nam Trung Bộ đã chia huyện Cheo Reo thành hai huyện là Đông Cheo Reo
(H2) và Tây Cheo Reo (H3) thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh Đắk Lắk (Ea H’leo
thuộc huyện H3).
Ngày 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo ra bước ngoặc lớn giúp quân ta
thắng lợi liên tiếp ở nhiều mặt trận, như ở An Khê, phá vỡ phòng thủ tuyến đường 7B
từ Thuần Mẫn đi Cheo Reo, tiêu diệt Tiểu đoàn thuộc binh đoàn Triều Tiên (GM100)
của địch, xóa sổ Binh đồn cơ động GM 100 của Pháp tại đèo Cư Dré, Ea H’leo (nay
là xã Ea Ral).
Với những thành tích mà Đảng bộ, nhân dân Ea H’leo đã đóng góp, Ban liên lạc
Trung đồn 108-Anh hùng đã tặng kỹ niệm chương ghi nhận: “Đảng bộ, chính quyền
và nhân dân huyện Ea H’leo tỉnh Đắk Lắk đã có cơng đùm bọc, ni dưỡng, xây dựng
và phối hợp chiến đấu. Tạo điều kiện thuận lợi cho Trung đoàn 108 đơn vị chủ lực cơ
động đầu tiên của Liên khu 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Với những chiến cơng và
truyền thống vẻ vang đó, huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1949-1954)”
2. Cán bộ nhân dân các dân tộc Ea H’leo trong kháng chiến chống Mỹ

Trang 5



Sau khi hiệp định Giơnevơ ký kết, địa bàn Ea H’leo và Bn Hồ chưa có biến động
gì lớn về chính trị. Tuy nhiên, Tỉnh ủy Đắk Lắk phân cơng một số đồng chí ở lại các
địa bàn xung yếu nắm dân và xây dựng lại cơ sở cách mạng trong tỉnh. Giữa năm
1955, bộ phận đầu não cuối cùng của tỉnh đã chuyển về vùng Tây Cheo Reo (H3)
(buôn Kra, buôn Bir, ..) và xây dựng vùng hoạt động gọi là K91 tại Chư Jú – Dliêya.
Sau khi đồng chí Y Linh được rút đi thì đồng chí Võ Ngọc Châu (Ama Jú) được trên
điều về làm Bí thư Ban cán sự vùng Buôn Hồ và Ea H’leo, tiếp tục chỉ đạo và củng cố
chính quyền cách mạng đấu tranh chống Mỹ - Diệm. Đến năm 1958 đồng chí Đặng
Bốn (Ama Huy) được điều về làm Bí thư H3, vùng Ea H’leo và đồng chí Phạm Ngọc
Lưu (Ama Thao) làm Phó Bí thư Ban cán sự huyện mãi đến năm 1960. Những năm
tiếp đó ta đã xây dựng được các đội du kích vũ trang mạnh để bảo vệ Tỉnh ủy (gọi là
B3) đóng trên địa bàn.
Sau đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất, ngày 1-10-1960 Huyện đội H3 được thành
lập do đồng chí Ama Blơ làm Huyện đội trưởng.
Đầu năm 1961, Mỹ - Diệm thực hiện “chiến tranh đặc biệt” làm cho các buôn trong
vùng Ea H’leo và Buôn Hồ phải chuyển chỗ ở nhiều lần và lúc này Ban cán sự H3
cùng Mặt trận dân tộc giải phóng huyện H3 chủ trương vận động thanh niên thốt ly
đi làm cách mạng. Cuối năm 1961 đồng chí Đặng Bốn và Ama Thao được cấp trên rút
đi nhận nhiệm vụ khác, điều đồng chí Đào Đãi (Ama Sơ) về làm Bí thư H3, đồng chí
Hồ Trọng Tài làm Phó Bí thư, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng trong huyện.

Trang 6


Trong những năm 1962-1963, Ea H’leo là địa bàn thuộc huyện Bn Hồ quản lý và
chỉ đạo, tồn huyện có 25 đảng viên với 5 chi bộ và một Ban cán sự huyện, với sự chỉ
đạo của Ban cán sự huyện nhân dân Ea H’leo kết hợp với bộ đội chủ lực tấn cơng tiêu
diệt nhiều đội biệt kích của địch ở buôn Briêng, buôn Đung... ; phá nhiều ấp chiến

lược ở buôn Kai, buôn Yun, dinh điền Huệ An và một số khác trên trục đường
14...đánh địch ở vùng núi Cư M’Dum, suối Ea Len, ...
Tháng 4 năm 1963, Ban cán sự Buôn Hồ triệu tập Hội nghị lần thứ nhất (có tính
chát như Đại hội Đảng bộ huyện) tại bn Yoh có 22 đồng chí đại diện cho 28 đảng
viên tham dự. Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 7 đồng chí, bầu đồng chí Võ Ngọc
Châu (tức Ama Jú) làm Bí thư Huyện uỷ và đồng chí Bùi Tự (Ama Chứ) Phó Bí thư.
Tháng 8-1963, Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đảng lần thứ II tại Ea Tră.
Sang năm 1964, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, vùng Ea H’leo lại được tách ra và đặt
dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự H3. Những ngày đầu Ban cán sự H3 thành lập, đồng
chí Huỳnh Năng Thuận làm Bí thư. Trong thời điểm này, đồng chí Ama Thương (Siu
Pui) được tỉnh phân cơng về bám trụ vùng Thuần Mẫn cùng với 3 đội công tác tập kết
lương thực các loại cho cách mạng.
Sau khi đồng chí Ma Nơ được điều đi thì đồng chí Ma Lê về làm Bí thư H3, tiếp tục
lãnh đạo phong trào trong huyện.
Từ năm 1961 đến 1965, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Đăk Lắk, các Ban cán sự
huyện Buôn Hồ và huyện H3, phong trào cách mạng ở Ea H’leo – Chư Sê phát triển
mạnh mẽ. Xây dựng được tổ chức Đảng trong vùng địch và 3 chi bộ vùng giải phóng,

Trang 7


đưa tổng số đảng viên lên 48 đồng chí, đánh bại được “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ Nguỵ.
Năm 1965 Mỹ đưa quân lên Tây nguyên với số lượng lớn với tham vọng tìm diệt
lực lượng cách mạng và quân chủ lực của ta, dập tắt phong trào cách mạng của đồng
bào các dân tộc. Tuy vậy, lực lượng du kích xã Ea Khal phối hợp với quân chủ lực
nhiều lần tập kích đánh địch đã làm cho chúng hoang mang lo sợ. Sau lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 20-7-1965, nhiều địa phương ở Tây Nguyên cùng hiến kế
“Hội nghị Diên Hồng, hội nghị hiến kế”, xây dựng quyết tâm đánh và thắng Mỹ.
Những năm tiếp theo Mỹ thực hiện chiến lược “tìm diệt và bình định” nhưng với
sự kiên cường của du kích và bộ đội ta đã làm cho chúng phải chuyển sang chiến lươc

“quét và giữ”. Quân và dân Ea H’leo cùng với nhân dân vùng Tây Nguyên đã tiến
hành cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968, góp phần đánh bại chiến
lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Nguỵ trên chiến trường Đắk Lắk.
Sau thất bại trong xuân 1968, Mỹ triển khai chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh,
chúng đưa nhiều quân càng quét, đánh phá Tây Nguyên ác liệt. Đến năm 1972, trên
chiến trường Đắk Lắk nói chung và Cheo Reo nói riêng, quân dân trên khắp địa bàn
vùng Ea H’leo đã vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, liên tục phối hợp tấn cơng
và nổi dậy cùng với các lực lượng trên địa bàn đã liên tục đánh 620 trận, tiêu diệt trên
2.000 tên địch, phá huỷ 145 xe các loại, đánh mạnh vào kế hoạch “bình định” của
địch trên chiến trường Tây Nguyên góp phần cùng cả nước làm thất bại chiến lược

Trang 8


“Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ - Nguỵ, buộc chúng phải ký Hiệp định Pari rút
quân về nước.
Nhằm thống nhất công tác lãnh đạo phong trào cách mạng trên địa bàn Tây Cheo
Reo, tháng 5-1973, tỉnh uỷ quyết định sáp nhập hai huyện H3 và H7 (vùng thị xã Hậu
Bổn và vùng ven thị xã được lập thành huyện 7 - thị xã Cheo Reo - với mật danh H7
vào năm 1962) thành huyện H37. Đồng chí Hồng Lâm làm Bí thư Ban cán sự, các
đồng chí Nay Yêu và Ama H’Lim làm Phó Bí thư.
Trong giữa năm 1973, địch mở chiến dịch “tấn công chiêu hồi” rồi kế hoạch “tràn
ngập lãnh thổ”, “quân sự hoá, cảnh sát hoá” bộ máy hành chính cơ sở, thúc đẩy các
đảng phái tuyên truyền xuyên tạc gây hoang mang trong nhân dân. Trước tình hình
đó, Huyện uỷ H37 chủ trương tổ chức lại các chi bộ đảng cơ sở và các đội công tác để
bám các buôn, bám tuyến ven đường 14, làm công tác binh vận, tề vận để phát động
quần chúng đấu trang chống địch. Với sự trắng trợn phá hoại Hiệp định Pari của địch,
quyên dân Ea H’leo kiên cường phối hợp tấn cơng và giải phóng lần lược các khu ấp
trên địa bàn, đặc biệt ngày 8-3-19875 lực lượng vũ trang cơng tác ở phía tây Cheo
Reo (thuộc H37) đã phối hợp đột nhập vào bn Chố, bn Kmang diệt và làm tan

rã 1 trung đội nghĩa quân, tổ chức tước súng bọn phòng vệ dân sự, giải phóng khu dồn
dân. Phối hợp các lực lượng của ta phát động quần chúng nhân dân giải phóng các
khu ấp cịn lại dọc tuyến đường 7B, giải phóng khu dồn thuộc Ea Sol. Ngày 8-3-1975
trở thành ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân dân Ea H’leo, ngày giải

Trang 9


phóng huyện nhà, kết thúc 30 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống Pháp và
chống Mỹ xâm lược.
3. Những năm đầu sau giải phóng:
Sau giải phóng 1975 Ea H’leo thuộc huyện Cheo Reo, sang 1976 được tách và sáp
nhập vào huyện Krơng Búk. Với chính quyền ta cịn non trẻ, bọn phản động có vũ
trang cộng với tàn quân của chế độ cũ còn ẩn náu, chưa chịu cải tạo, lợi dụng cơ hội
bọn FULRO (một số công chức và binh lính thân Pháp do Pháp xúi dục đứng lên địi
Ngơ Đình Diệm cho Tây Ngun tự trị, lập ra phong trào BAJARAKA, về sau phát
triển thành phong trào giải phóng cao nguyên gọi tắt là FLHP. Sau này bị đế quốc Mỹ
mua chuộc, FLHP ngả về phía Mỹ và biến dạng thành tổ chức Mặt trận giải phóng các
dân tộc bị áp bức, gọi tắt là FULRO) ngóc đầu dậy chống phá cách mạng. Sau khi ổn
định bộ máy chính quyền, thực hiện Chỉ thị 03 và 04 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (2-1976) về giải quyết vấn đề FULRO, tỉnh chỉ đạo các cấp uỷ đảng trên địa bàn
từ Krông Búk đến Ea H’leo huy động cán bộ và lực lượng vũ trang tổ chức thành các
đội công tác bám chặt các buôn, xã kêu gọi, truy quét FULRO. Cùng với đó, động
viên mọi lực lượng quần chúng khai hoang, phục hoá, sản xuất lương thực để cứu đói.
Đó là hai cơng tác trọng tâm mà Đảng bộ và Uỷ ban nhân dân cách mạng huyện
Krông Búk cùng các xã cần giải quyết trong thời điểm này. Từ năm 1975-1979, truy
quét 156 lượt trận, tiêu diệt 54 tên, gọi hàng 14 tên, gọi đầu thú 68 tên, thu 20 súng
các loại và 2 tấn lương thực, tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoài rừng và bọn ẩn náu trong
buôn.


Trang 10


Ngày 10-4-1979, Ban thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 07 cắt 4 xã phía bắc
huyện Krơng Búk: Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang cùng với khu kinh tế mới
Thuần Mẫn hợp thành khu vực Thuần Mẫn, thành lập Ban cán sự khu vực Thuần Mẫn
gồm 7 đồng chí. Đồng chí Bùi Tự (Ama Chứ) – Phó Bí thư Huyện ủy Krơng Búk làm
Bí thư Ban cán sự, đồng chí Nguyễn Duy Nhật, Y Dă làm Phó Bí thư. Tỉnh điều động
một số ngành chủ chốt về khu vực này. Tiếp đó ngày 22-5-1979chuyển giao các cơ sở
Đảng bộ xã Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang thuộc Huyện ủy Krông Búk về
ban cán sự đảng Thuần Mẫn.
Tháng 7-1979, Đảng ủy, Ban Kiến thiết và Tổng đội Thanh niên xung phong Nghĩa
Bình đã đề nghị thành lập 2 xã Ea Wy và Cư Mốt. Sau khi được thành lập đã kiện
toàn bộ máy và lãnh đạo nhân dân ổn định cuộc sống và an ninh khu vực vùng kinh tế
mới.
Từ ngày 5-9 đến ngày 7-9-1979, Đại hội Đảng bộ khu vực Thuần Mẫn được tiến
hành và đây được xem là Đại hội Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ nhất. Theo Nghị
quyết của Đại hội, ngày 17-7-1980 Ban thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định số 09 bổ
sung kiện toàn Ban cán sự Đảng huyện Ea H’leo, Ban chấp hành gồm 15 đồng chí,
đồng chí Ama Đam, nguyên Tỉnh ủy viên làm Bí thư Ban cán sự. Đồng chí Phạm Duy
Hưng được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Bùi Tự làm Phó Bí thư.
Xuất phát từ tình hình thực tế, tỉnh đề nghị Hội đồng Chính phủ tách huyện Krơng
Búk thành lập huyện mới lấy tên là huyện Ea H’leo. Ngày 8-4-1980, Hội đồng chính

Trang 11


phủ ra quyết định số 110/CP phê duyệt đề nghị của tỉnh. Ngày 8-4-1980, huyện Ea
H’leo của chúng ta chính thức được thành lập cho đến giờ.


PHẦN II
ĐẢNG BỘ HUYỆN EA H’LEO LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TỪ 1980 ĐẾN 2005

I. HUYỆN EA H’LEO XƯA VÀ NAY
Ngày 8-4-1980, huyện Ea H’leo chính thức được thành lập với diện tích tự nhiên
135.000 ha, gồm có 4 xã Ea Khal, Ea H’leo, Ea Sol và Dliê Yang, dân số hơn 15.000
người, trong đó có khoảng 1.000 đồng bào người kinh, phần đơng chủ yếu là đồng
bào dân tộc tại chỗ Ê Đê, Jarai và một số hộ người dân tộc Thái, Mường ở các tỉnh
phía Bắc vào. Đời sống của nhân dân Ea H’Leo hết sức khó khăn: đất rộng, người
thưa; kết cấu hạ tầng yếu kém; tiềm lực kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, phương thức sản xuất lạc hậu; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ và tỷ
lệ hộ đói nghèo cao; trình độ dân trí thấp, trên 50% số người trong độ tuổi đi học mù
chữ; đi lại khó khăn, trắc trở... Tuy nhiên, với truyền thống cách mạng kiên cường,
nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết, từng bước khắc phục hậu quả nặng nề của
chiến tranh, giải quyết vấn đề FULRO, giữ vững thành quả cách mạng, biến vùng đất
vốn hoang sơ thành quê hương trù phú với những vùng chuyên canh cà-phê, cao-su,
hồ tiêu bạt ngàn; đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện không ngừng được
nâng cao.

Trang 12


Ea H’leo ngày nay có 12 đơn vị hành chính (11 xã, 1 thị trấn); số dân 123.700
người (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 40,5%); diện tích tự nhiên 132.512 ha, trong
đó đất đỏ ba-zan chiếm 38% và phân bổ đều khắp, mật độ trung bình 83 người/km 2.
Có 26 dân tộc anh em khắp mọi miền của đất nước về sinh sống lập nghiệp như dân
tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, Mường…Do đó, văn hóa Ea H’leo đã hịa nhập với
văn hóa các dân tộc, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của các văn hóa dân
tộc tỉnh Đắk Lắk.
Đặc biệt, huyện có quần thể Thủy tùng, loại cây quý hiếm của thế giới cùng nhiều

thác nước đẹp và những khu rừng nguyên sinh khá lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho địa
phương phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung.
(hình ảnh minh họa)
Kết cấu hạ tầng giao thơng được chú trọng xây dựng, hầu hết các tuyến đường
chính trên địa bàn đã thảm nhựa, một số tuyến đường liên xã, thôn buôn được mở
rộng, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại, giao thương của người dân.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện có nhiều tiến bộ. Cơ sở giáo dục được phủ kín
đến các xã, tồn huyện hiện có 63 trường học, trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc
gia, 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề, chất lượng dạy và
học ngày càng được nâng cao, đến năm 2008 huyện đã được cơng nhận hồn thành
phổ cập THCS. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đẩy mạnh, hệ thống y tế
được củng cố, kiện tồn, hiện có 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơng tác xóa đói
giảm nghèo được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo đầu tư và thực hiện lồng ghép

Trang 13


với các chương trình, dự án có hiệu quả, tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn,
tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các chương trình mục
tiêu quốc gia như 132-134 về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt
cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, Chương trình 135 về phát triển kinh tế xã hội
vùng đặc biệt khó khăn…được thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Nhờ đó, đời sống
nhân dân nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn, buôn làng ngày càng khởi sắc, khoảng
cách giàu nghèo giữa các vùng trong huyện thu hẹp dần, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh
qua từng năm.
Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, lĩnh vực an ninh quốc phòng ngày càng
vững mạnh. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở khơng ngừng được củng cố, công
tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ được chú trọng kiện toàn. Tổ chức cơ sở đảng và
đội ngũ cán bộ đảng viên phát triển nhanh về số lượng bảo đảm chất lượng. Khi mới
thành lập huyện vào năm 1980, tồn Đảng bộ có 154 đảng viên, sinh hoạt ở 13 tổ

chức cơ sở Đảng, đến năm 2009 có 2.332 đảng viên sinh hoạt ở 49 tổ chức cơ sở
Đảng, khơng cịn thơn, bn, trường học “trắng” đảng viên. Năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên được tăng cường,
phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới...
Với những thành tích xuất sắc trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược cũng như trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc, huyện Ea
H’leo vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba

Trang 14


(1984), hạng Nhì (2009), hiện 2 xã Ea Khal, Ea Hiao và huyện Ea H’leo đã được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
(hình minh hoạ)
II. ĐẢNG BỘ EA H’LEO LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ GIAI ĐOẠN
1980 ĐẾN 2005
Sau khi được thành lập, tuy các tổ chức cơ sở đảng và chính quyền, đồn thể cịn
thiếu và yếu cộng với vấn đề FULRO còn chưa ổn định nhưng để tạo điều kiện vật
chất thuận lợi nhằm thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ cơ bản là xây dựng cơ sở vật
chất văn hoá của nhân dân; quán triệt tinh thần cơ bản mà Nghị quyết Trung ương lần
thứ II (khoá IV) của Đảng đề ra “Tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện nhiệm
vụ phát triển nông nghiệp”, huyện Ea H’leo xác định nhiệm vụ hàng đầu của huyện
lúc này là ổn định tình hình, phát triển sản xuất nơng – lâm nghiệp, giải quyết cho
được vấn đề lương thực, thực phẩm. Trước mắt, Huyện uỷ tập trung tăng cường chỉ
đạo đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất. Nhờ vậy, sản lượng lương thực của
những năm tiếp theo không ngừng nâng cao, phong trào định canh, định cư phát triển
mạnh, tỉ lệ khai hoang, cơng trình thuỷ lợi, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất ngày một
phát triển. Năm 1981 huyện được Hội đồng Bộ trưởng tặng bằng khen hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ công tác định canh định cư, kinh tế mới. Năm 1982, được tỉnh tặng
cờ thi đua xuất sắc.


Trang 15


Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ cũng chăm lo
đến các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế. Đồng thời kiện tồn bộ máy hành chính của
huyện, các tổ chức cơ sở ngày được phát triển mạnh về quy mô và chất lượng.
Năm 1982, Đảng bộ có 20 tổ chức cơ sở đảng, với 169 đảng viên. Trong tổng số
các chi bộ có 3 chi bộ đảng được cơng nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh như: chi
bộ xã Ea Sol, Ea Khal, Ea H’leo, các chi bộ còn lại thuộc loại khá. Trong thời kỳ này
đã xử lý 32 vụ kỷ luật, đưa ra khỏi Đảng 15 người không đủ tư cách đảng viên. Từ
ngày 20-10 đến 24-10-1982 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ II được
tổ chức với 134 đại biểu đến từ 20 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ. Đại hội đã
xác định phương hướng chung của huyện trong những năm 1983-1986 là: “Xây dựng
huyện theo hướng kết hợp lâm – nông – công nghiệp, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, đẩy mạnh thực hiện 3 cuộc cách mạng ở nông thôn (cách mạng về quan hệ
sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, cách mạng tư tưởng – văn hoá, tiếp tục xây
dựng phong trào hợp tác hố nơng nghiệp, định canh, định cư, tăng thêm lao động
kinh tế mới, phát triển nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận
tải, phát triển giáo dục, y tế văn hoá, kết hợp kinh tế với quốc phịng, đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết dứt điểm vấn đề FULRO làm trong
sạch địa bàn.
Tập trung mọi nỗ lực của địa phương, kết hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh tế
Trung ương, tranh thủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có trong địa phương, nhằm phát
huy mọi khả năng có thể được để khai thác tốt hơn thế mạnh của mình, từ nơng

Trang 16


nghiệp và lâm nghiệp mà đi lên, từng bước tổ chức việc chun mơn hố đi đơi với

kinh doanh tổng hợp, phá thế du canh, tự túc, mở rộng quan hệ kinh tế giữa miền núi
và miền xuôi, đẩy mạnh xuất khẩu để giải quyết vấn đề thiết yếu đối với đời sống của
nhân dân trong huyện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Đại hội bầu Ban chấp hành khố II gồm 21 đồng chí, trong đó có 19 đồng chí là uỷ
viên chính thức, 2 đồng chí là uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Phạm Duy Hưng được bầu
làm Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí Trịnh Ngọc Mãi, Bùi Tự được bầu làm Phó Bí thư.
Sau đại hội, Huyện uỷ đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp, diện tích mở
rộng, năng suất tăng cao, cây công nhiệp phát triển với số lượng lớn. Ngành chăn nuôi
phát triển mạnh, lâm nghiệp thể hiện được thế mạnh. Công nhiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển về quy mơ, các cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi, đường sá được nâng
cấp. Chính sách định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc phía Bắc được chú trọng
đúng mức. Ngày 30-9-1984 theo Nghị quyết số 583-HĐND, huyện Ea H’leo vinh dự
được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3 vì đã có nhiều thành tích xuất sắc
trong việc phát triển sản xuất và ổn định đời sống, định canh, định cư góp phần vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó vẫn cịn một số tồn tại, hạn chế nhất định, do
đó, ngày 6-6-1985 Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 02 về
“Tiếp tục một bước cơ bản công cuộc định canh định cư trong đồng bào dân tộc”.
Nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ giải quyết vấn đề định canh định cư
trên địa bàn huyện và cũng yêu cầu các cấp uỷ phải trực tiếp chỉ đạo, xem đây là một

Trang 17


nhiệm vụ chiến lược, then chốt. Nhờ đó, đến năm 1985 dân số toàn huyện được tăng
cao 33.000 người, số lượng học sinh các ngành học đều tăng, chất lượng dạy học
được nâng cao. Các ban ngành đều phát triển về số lượng và chất lượng; vấn nạn
FULRO từng bước được giải quyết. Tồn Đảng bộ có 274 đảng viên, trong đó có 71
là người dân tộc thiểu số; có 24 tổ chức cơ sở đảng.
Từ khi thành lập huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc

Ea H’leo ln hồ nhịp cùng phong trào của cả nước và của tỉnh, hoàn thành nhiệm
vụ xây dựng kinh tế - xã hội mà Đảng bộ đã đề ra, ổn định đời sống nhân dân, hoàn
thành một bước kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985); giữ vững an ninh chính trị,
đảm bảo trật tự xã hội.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và trong nước, với tinh thần chung
là tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, từ ngày 10-9-1986 đến 139-1986 Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ III được tiến hành. Về dự
Đại hội có 90 đại biểu từ 24 tổ chức cơ sở đảng, đại diện cho 274 đảng viên trong
toàn Đảng bộ. Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu lớn của Đảng bộ
trong 5 năm 1986 – 1990 là: “Coi trọng việc phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo của
cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, của nhân dân lao động, phát huy nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, giữ vững kỷ cương xã hội, đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Coi trọng việc bảo đảm quyền chủ động sản xuất và kinh doanh của các đơn vị cơ
sở, phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp, các ngành... đồng thời chống mọi
biểu hiện phân tán cục bộ bản vị, tự do vô tổ chức. Giáo dục mọi người nhận thức

Trang 18


đầy đủ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta, xây dựng thành công xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện khẩu hiệu “Tất
cả vì xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”, đồng thời đập tan mọi âm mưu
và hành động phá hoại của địch, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, góp phần cùng
cả nước bảo vệ toàn vẹn độc lập, tự do của Tổ quốc”. Đại hội đã bầu Ban chấp hành
Đảng bộ huyện khố III gồm 28 đồng chí, trong đó có 22 đồng chí là uỷ viên chính
thức, 6 đồng chí là uỷ viên dự khuyết; Đại hội cũng đã bầu 12 đồng chí đại biểu chính
thức, 3 đồng chí đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Trong phiên
họp thứ nhất Ban chấp hành khố III, đồng chí Phạm Duy Hưng được bầu làm Bí thư
Huyện uỷ, các đồng chí Trịnh Ngọc Mãi, Nguyễn Hữu Lượng được bầu làm Phó Bí
thư.
Xác định “nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm số một” Đảng

bộ đã lãnh đạo chọn những khâu then chốt nhất trong nông nghiệp để tập trung đầu tư
với mức độ cao. Nhờ vậy, tỷ lệ trồng cây công nghiệp xuất khẩu được mở rộng, sản
lượng ngày càng tăng, chăn ni phát triển bền vững, xuất khẩu hàng hố nông sản
tăng nhanh, việc tiếp nhận lao động và dân các nơi khác đến ngày một nhiều. Giáo
dục, y tế phát triển về số lượng và chất lượng, mạng lưới giao thông được củng cố và
mở rộng nối các tuyến từ huyện đến xã. Các ban ngành đoàn thể được kiện toàn.
Ngày 28-4-1989, tại hội trường Uỷ ban nhân dân huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Ea H’leo lần thứ IV được tiến hành. Về dự có 114 đại biểu của 16 tổ chức cơ sở
đảng trực thuộc Đảng bộ. Đại hội bầu Ban chấp hành khoá IV gồm 32 đồng chí, trong

Trang 19


đó có 29 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Hữu Lượng
được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí Phan Văn Ngọ, Đặng Văn Thời được
bầu làm Phó Bí thư.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV là Đại hội đổi mới, chung sức chung lòng tạo
chuyển biến mạnh mẽ. Phát huy sức mạnh tiềm năng sẵn có của huyện, trên cơ sở vận
dụng sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương và của tỉnh, xây dựng huyện có cơ cấu
kinh tế nông – lâm – công nghiệp hợp lý và chú ý đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đời
sống đồng bào các dân tộc trong huyện, nhất là vùng căn cứ cách mạng.
Đến năm 1992, diện tích đất canh tác nông nghiệp đạt 15.447 ha, tăng gấp 2,3 lần
năm 1989; lâm nghiệp có gần 70.000 ha rừng và hàng ngàn hécta đất rừng; xây dựng
được 6,5 km đường tại trung tâm huyện, 21 km đường liên xã, liên buôn gia cố và làm
mới mương máng thoát nước trên trục tỉnh lộ 7; xây dựng được nhà Văn hoá trung
tâm, Kho bạc nhà nước, Chi cục thuế, Hạt kiểm lâm, Trung tâm Kế hoạch hố gia
đình ...; đa dạng hố các thành phần kinh tế; dân số toàn huyện khoảng 47.000 người
tăng gần 27.000 người so với năm 1983; giáo dục đẩy mạnh chất lượng, tỷ lệ học sinh
khá, giỏi đạt 30%; công tác “uống nước nhớ nguồn” được chú trọng; Đảng bộ có 419
đảng viên.

Trước tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Xô Viết tan rã và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, tháng 6-1991, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được tiến hành tại Hà Nội. Đại hội thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghũa xã hội và Chiến

Trang 20


lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Từ đó, ngày 6-7-1993 đến
ngày 8-7-1993, tại Nhà văn hoá huyện, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ea H’leo lần
thứ V được tiến hành. Về dự Đại hội có 80 đại biểu, đại diện cho hơn 400 đảng viên
trong toàn Đảng bộ. Đại hội xác định phương hướng trong những năm 1993 – 1996
là: “Ra sức phấn đấu củng cố và ổn định tổ chức, tăng cường đồn kết nhất trí nội
bộ, thường xun tự chỉnh đốn để làm cho Đảng bộ và các cơ sở đảng trong sạch,
vững mạnh. Đồng thời tăng cường xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị,
nhất là chính quyền các cấp, nhằm làm cho chính quyền thống nhất ý chí, hành động
với chủ trương của Đảng, ra sức thực hiện thắng lợi cơng cuộc đổi mới tồn diện.
Đảng vững mạnh, chính quyền và các đồn thể nhân dân được củng cố sẽ là nền tảng
tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, động viên lòng yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội, tinh thần đồn kết và ý chí tự lực tự cường của cộng đồng các dân
tộc hướng đến mục tiêu xây dựng huyện nhà giàu về kinh tế, ổn định về chính trị,
trong xã hội có cuộc sống văn minh nhân ái, có trật tự kỷ cương”. Đại hội bầu Ban
chấp hành khố V gồm có 21 đồng chí. Trong phiên họp Ban chấp hành lần thứ nhất
đã bầu Ban Thường vụ Huyện uỷ gồm 7 đồng chí, đồng chí Nguyễn Hữu Lượng được
bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Nay Y Gút được bầu làm Phó Bí thư. Trong giai
đoạn này Đảng bộ vẫn tiếp tục xác định cơ cấu kinh tế theo hướng nông – lâm – công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tổng hợp. Trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi.

Trang 21



Đi đôi với lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, củng cố quốc phịng – an
ninh, cơng tác xây dựng Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng
được coi trọng.
Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, huyện đã có nhiều thuận lợi mới, nền
kinh tế từng bước được phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện
được cải thiện và nâng cao. Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng quyết tâm xây
dựng quê hương đổi mới, đưa Ea H’leo cùng cả nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Từ ngày 2-4-1996 đến ngày 4-4-1996, tại Nhà văn hoá huyện đã long trọng tổ chức
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ VI. Về dự Đại hội có 130 đại biểu
đến từ 27 tổ chức cơ sở đảng, đại diện cho hơn 550 đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đại
hội đã đề ra phương hướng, mục tiêu phấn đấu chung của huyện từ năm 1996 đến
2000 là: “Tranh thủ mọi thời cơ khắc phục những khó khăn, thử thách quyết tâm đẩy
mạnh thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện và đồng bộ, phát huy nền kinh tế nhiều
thành phần, thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mức các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra
đến năm 2000. Đẩy mạnh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nhằm đưa nền kinh tế phát triển vững chắc, đảm bảo cải thiện được
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Củng cố hệ thống chính trị, giữ vững
quốc phịng và an ninh. Đẩy lùi các tiêu cực và bất công trong xã hội. Kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội tăng nguồn cán bộ koa học kỹ thuật, hoàn thiện cơ sở hạ tầng,

Trang 22


tăng cường sự đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến nền hành chính Nhà nước, giữ
nghiêm kỷ cương phép nước và kỷ luật trong Đảng, củng cố vững chắc lòng tin của
các tầng lớp nhân dân đối với Đảng”.

Có 29 đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ khố VI, tiêu biểu cho trí tuệ,
sự đồn kết thống nhất trong Đảng bộ trên con đường đổi mới, góp phần cùng cả nước
đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ
đã bầu 9 đồng chí vào Ban Thường vụ Huyện uỷ. Đồng chí Nguyễn Hữu Lượng được
bầu làm Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí Võ Văn Tập, Nay Y Gút được bầu làm Phó Bí
thư.
Tháng 7-1999, Ban chấp hành Đảng bộ huyện họp thơng qua Chương trình hành
động và kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) cho toàn Đảng bộ (về
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình nhân kỷ
niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trong 5 năm từ 1996 đến 2000, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong
huyện vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước đạt được những kết quả quan
trọng trên các lĩnh vực. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là chỉ đạo
quy hoạch lại sản xuất, chuyển hướng một số cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế
cao như cà phê, cao su, hồ tiêu ... Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, tạo sự cân đối, đồng bộ trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Đến năm 2000, tổng sản phẩm nông nghiệp đạt 516 tỷ đồng, tăng 6,8 lần so với
1995, tăng bình qn hàng năm gần 50%; cơng suất nhà máy chế biến mủ cao su đạt

Trang 23


2.000 tấn/năm; tổng giá trị công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp đạt 44 tỷ đồng, tăng
bình qn hàng năm 6,5 tỷ đồng; tổng doang thu của thương mại, dịch vụ đạt 350 tỷ
đồng, tăng bình quân hàng năm hơn 60 tỷ đồng; tổng giá trị sản phẩm GDP tăng hàng
năm 21%, GDP bình quân đầu người đạt 365 USD; tổng kinh phí đầu tư từ 1996 đến
2000 là 134,15 tỷ đồng; giao thông, thuỷ lợi được mở rộng và nâng cấp; tổng thu ngân
sách đạt 14,194 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 1995; chất lượng giáo dục được nâng cao,
mạng lưới trường lớp được mở rộng, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; mạng lưới y tế luôn được củng cố, trình độ y bác sĩ

được nâng cao; dân số là 88.000 khẩu, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể; chế độ chính
sách ln được quan tâm tốt; tiến hành phân cấp quản lý trong một số kĩnh vực, cơng
tác cải cách hành chính từng bước được tiến hành.
Việc đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng,
Ban Thường vụ Huyện uỷ chọn Đảng bộ xã Ea H’leo. Chi bộ Phòng Tổ chức Lao
động – Thương binh xã hội huyện làm đại hội điểm của huyện. Đến ngày 20-10-2000.
35/35 tổ chức cơ sở đảng đại hội xong. Trong 2 ngày từ 29-11 đến 30-11-2000, tại hội
trường Huyện uỷ, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Ea H’leo lần thứ VII được tiến
hành. Về dự Đại hội có 135 đại biểu, đại diện cho gần 1.000 đảng viên đến từ 35 tổ
chức cơ sở trực thuộc. Đại hội xác định phương hướng chung của Đảng bộ từ năm
2000 đến 2005 là: “Tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm thực hiện thắng
lợi cơng cuộc đổi mới tồn diện và đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và
bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cây trồng theo hướng công nghiệp

Trang 24


hố, hiện đại hố đảm bảo nơng – lâm kết hợp và bảo vệ tài nguyên, môi trường,
phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đào tạo. Giải
quyết các vấn đề bức xúc xã hội, cơ bản xố đói, giảm mạnh hộ nghèo, ổn định định
canh định cư và cải thiện vững chắc đời sống nhân dân. Tăng cường kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”.
Đại hội đã bầu Ban chấp hành khoá VII, nhiệm kỳ 2001 – 2005 gồm 33 đồng chí.
Đồng chí Võ Văn Tập được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Đặng Văn Thời, Nay
Y Gút được bầu làm Phó Bí thư.
Đầu năm 2001, bọn phản động FULRO trong và ngoài nước được các thế lực đế
quốc ni dưỡng, đã hình thành cái gọi là “Nhà nước Đêga độc lập”, chúng lấy “Tin
lành Đêga” làm quốc đạo. Chúng kích động một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số

tại chỗ ở Tây ngun trong đó có huyện Ea H’leo biểu tình, bạo loạn và rồi lôi kéo
một số đồng bào vượt biên sang Campuchia. Sau đó chúng đẩy mạnh thực hiện âm
mưu “diễn biến hồ bình”, bạo loạn lật đổ chống phá ta quyết liệt hơn. Trước tình
hình đó, Huyện uỷ đã lãnh đạo các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ
huyện đến cơ sở và lực lượng vũ trang, nhanh chóng triển khai lực lượng, bám bn
làng, tích cực phát động quần chúng, bóc gỡ cơ sở địch, vơ hiệu hố một số ý đồ hoạt
động của chúng.

Trang 25


×