Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng các trang bản đồ hành chính, địa chất và khoáng sản, các nhóm và các loại đất chính trong atlat địa lí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.21 KB, 14 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nghị quyết số 41/2000/ QH-10 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục THCS
“ Bảo đảm cho hầu hết thanh niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục học tập để
đạt trình độ THCS trước khi hết tuổi 18 đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”
Căn cứ vào mục tiêu đó, chương trình giáo dục THCS được ban hành
theo quyết định số 03/ 2002/QĐ- BGD& ĐT của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT cũng xác
định rõ mục tiêu của môn Địa lý trong trường THCS “ góp phần làm cho HS có
những kiến thức phổ thông cơ bản, làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa
lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp với yêu
cầu của đất nước, xu thế của thời đại.”
Để đáp ứng được mục tiêu trên, ở hầu khắp các trường THCS giáo viên
các bộ mơn nói chung và giáo viên mơn địa lý nói riêng đã vừa cung cấp kiến thức
vừa hình thành, rèn luyện kĩ năng cho học sinh để góp phần đào tạo ra những con
người “ vừa hồng vừa chuyên”.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT) và
một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi GDPT mới đó là đổi mới
phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh. Phương pháp GDPT phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
cho học sinh.
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ mơn Địa lý ở trường phổ thơng
nói riêng thì việc sử dụng và khai thác kênh hình trong quá trình dạy học là một việc
làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay. Đặc biệt
đối với bộ môn Địa lý việc sử dụng bản đồ, sử dụng Atlat trong dạy học là một việc
hết sức quan trọng. Bởi vì Atlat là nguồn kiến thức địa lí khổng lồ cho chúng ta khai
thác để giảng dạy, học tập trong điều kiện thời lượng dạy học cho mơn Địa lý có hạn


và nền kinh tế xã hội thế giới phát triển theo xu hướng tồn cầu hố và mạnh như vũ
bão như hiện nay. Rèn luyện kỹ năng bản đồ giúp cho học sinh lĩnh hội được kiến
thức địa lý một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và ghi nhớ kiến thức lâu bền và trau
dồi cho các em phương pháp học tập nghiên cứu môn địa lý. Rèn luyện kỹ năng bản
đồ còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển tư duy nói chung và tư duy
địa lý nói riêng.
1


Tại trường THCS Tam Hợp tôi đang giảng dạy, cả học sinh đại trà và học
sinh giỏi còn lúng túng khi làm việc với quyển Atlat Địa lý Việt Nam. Đa phần các
em chưa nắm được kĩ năng khai thác nội dung kiến thức từ Atlat để phục vụ cho nội
dung bài học và làm bài thi. Vì thế, chất lượng các bài kiểm tra trên lớp và bài thi
học sinh giỏi kết quả chưa cao.
Trong chương trình địa lí lớp 8 ở phần địa lí tự nhiên Việt nam, các đặc điểm
hành chính, địa chất khống sản, thổ nhưỡng chiếm thời lượng khá lớn trong phân
phối chương trình. Mặt khác trong những năm gần đây các đề thi học sinh giỏi mơn
địa lí lớp 8, 9 đều có các câu hỏi với tiêu đề “Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam”để trình
bày, phân tích các đặc điểm về vị trí địa lý, khống sản, thổ nhưỡng. Chính vì thế,
sau một thời gian nghiên cứu tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn luyện cho học sinh
lớp 8 kỹ năng sử dụng các trang bản đồ hành chính, địa chất và khống sản, các
nhóm và các loại đất chính trong Atlat địa lí Việt Nam.” nhằm nâng cao chất lượng
dạy học bộ môn Địa lý tại trường THCS Tam Hợp.
2. Tên sáng kiến:“Rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng các trang bản
đồ hành chính, địa chất và khống sản, các nhóm và các loại đất chính trong
Atlat địa lí Việt Nam.”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim
- Địa chỉ: Trường THCS Tam Hợp - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 01647881260. Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim
- Địa chỉ: Trường THCS Tam Hợp - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 01647881260. Email:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cải tiến về phương pháp giảng dạy bộ môn địa lí ở
trường THCS.
6. Ngày áp dụng sáng kiến: 9/2015
7. Mơ tả sáng kiến
7.1 . Nội dung sáng kiến
a. Giới thiệu chung về Atlat địa lý Việt Nam
- Atlát địa lý là một dạng bản đồ giáo khoa, là một tập hợp có hệ thống các bản đồ
địa lý được sắp xếp một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học.
- Atlat địa lí là một tài liệu học tập hữu ích khơng chỉ đối với học sinh mà cịn cả với
giáo viên. Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí
2


ở trường phổ thông nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Atlat
Địa lí Việt nam (xuất bản năm 2009) gồm 31 trang. Trong đó bản đồ hành chính Việt
Nam nằm ở trang 4 + 5 có tỉ lệ 1:6000000, bản đồ Địa chất khống sản nằm ở trang
8, bản đồ các nhóm và các loại đất chính nằm ở trang 11 có tỉ lệ 1:6000000.
b. Thực trạng sử dụng Atlat trong dạy học hiện nay
- Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em còn
kém. HS chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ trong Atlát vào các bài học
để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức.Vì vậy kết quả học tập chưa cao,
trong quá trình học việc sử dụng Atlát của các em còn lúng túng, các em chưa có
hứng thú nhiều với mơn học, điểm số trong các bài kiểm tra nhất là những bài cần sử
dụng Atlát còn thấp .
- Nguyên nhân:
+ Theo quan niệm của của xã hội, của học sinh và một số bộ môn khác thì đây là

mơn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của mơn
học, khơng khuyến khích học sinh học tập tốt mơn địa lý.
+ Thực tế của môn địa lý chưa đáp ứng nhu cầu thực tế về việc lựa chọn ngành nghề
trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.
+ Mơn địa lý là mơn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã hội ),
khơ khan, ít thực dụng. Chương trình nặng, mang tính hàn lâm.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy cho học sinh kỹ năng sử dụng Atlat địa lý
trong học tập bộ mơn.
c. Các kĩ năng cần hình thành cho học sinh khi sử dụng bản đồ trong Atlat địa
lý Việt nam
*. Kĩ năng đọc bản đồ gồm các bước:
- Đọc tên để biết không gian bao quát của bản đồ, nội dung địa lí và thời gian biểu
hiện đối tượng trên bản đồ.
- Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ:
+ Đọc lưới chiếu để hiểu được quy luật biến dạng chung của nó trên lưới chiếu
bản đồ.
+ Đọc tỉ lệ để hiểu mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí so với thực tế.
+ Đọc bố cục bản đồ để thấy sự sắp xếp, bố trí khơng gian của bản đồ, các yếu
tố nội dung, yếu tố hỗ trợ, các yếu tố bổ sung và vị trí của từng yếu tố trong việc
khai thác kiến thức trên bản đồ.
- Đọc chú giải: Cấu trúc bản chú giải thường được trình bày theo trình tự nội dung
chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau. Vì vậy, khi đọc bản
chú giải chúng ta cũng tuân thủ theo trình tự trên.
- Đọc các yếu tố bổ sung như biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh… Các yếu tố này có
nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ.
3


*. Kĩ năng hiểu bản đồ
- Hiểu mỗi nội dung địa lí được lựa chọn một phương pháp biểu hiện bản đồ cụ thể,

nghĩa là đằng sau các kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viết… nói lên điều gì. Từ đó
xác định mối quan hệ giữa các đối tượng có trên bản đồ.
*. Bên cạnh kĩ năng đọc và hiểu thì người sử dụng cần có thêm những kĩ
năng bổ trợ sau:
- Nhận biết, chỉ và đọc tên các lãnh thổ, các đối tượng địa lí.
- Xác định phương hướng trên bản đồ.
- Xác định tọa độ địa lí của một điểm, một lãnh thổ trên bản đồ.
- Đo tính khoảng cách, biểu đồ trên bản đồ.
- Đọc lát cắt địa hình, đọc và nhận xét biểu đồ, khai thác kiến thức từ tranh ảnh…
- Mô tả từng yếu tố địa lí tự nhiên (địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng,
sinh vật), từng yếu tố kinh tế - xã hội (dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thơng
vận tải, du lịch…); từ đó tiến tới mơ tả tổng hợp một lãnh thổ địa lí. Đây là kĩ năng
cao nhất của việc sử dụng bản đồ.
*. Kĩ năng hiểu vận dụng
- Phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra nhận xét kết luận theo yêu cầu của câu hỏi –
đây là việc làm khó nhất, đơi khi phải sử dụng nhiều bản đồ mới đưa ra được một
kết luận, một nhận xét cần thiết.
Nói tóm lại, sử dụng bản đồ là rất cần thiết cho việc học tập mơn Địa lí, sử dụng
khơng khó nếu chúng ta nắm bắt được các nội dung, yêu cầu và tuân theo quy trình
cơ bản.
d. Các biện pháp để hình thành kĩ năng
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích câu hỏi để tìm địa chỉ của bản đồ trong
Át lát Địa lí Việt Nam như sau:
+ Khơng gian, phạm vi, lãnh thổ cần nghiên cứu là ở đâu?
+ Nội dung của lãnh thổ cần nghiên cứu là cái gì?
+ Đặc điểm của nội dung đó như thế nào?
- Đối với câu hỏi mơn Địa lí, học sinh có thể sử dụng một hoặc có sự kết hợp nhiều
bản đồ để trả lời, kết hợp kiến thức tự nhiên, mối quan hệ kinh tế - xã hội để phân
tích, giải thích.
- Bên cạnh đó, khơng chỉ câu hỏi có yêu cầu sử dụng Át lát trực tiếp “Dựa vào Át

lát Địa lí Việt Nam, hãy…” mà hầu hết các câu hỏi địa lí đều sử dụng được Át lát, vì
vậy HS cần sử dụng Át lát mọi lúc, mọi nơi, mức độ tùy thuộc vào từng câu hỏi cụ
thể.
e. Kĩ năng sử dụng các trang bản đồ hành chính, địa chất và khống sản, các
nhóm và các loại đất chính trong Atlat địa lí Việt Nam.
e.1. Trang bản đồ hành chính

4


*Tên trang bản đồ: Bản đồ hành chính Việt Nam trang 4+ 5 Atlát tỷ lệ
1:6000000
* Nội dung chính
- Nội dung chính:
+ Thể hiện tồn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 64 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo,
vùng trời.
+ Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia.
+ Diện tích biển: > 1 triệu km2.
+ Diện tích đất liền.
+ Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có
ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đơ, các thành phố
trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông.
- Nội dung phụ:
+ Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đơng Nam Á.
+ Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố.
* Cách sử dụng trang bản đồ hình thể
- Đọc tên bản đồ
- Xác định ranh giới: ?Địa
giới
?

Màu
sắc ?Tên
tỉnh
?Tỉnh lỵ (trung tâm)
?Đảo, quần đảo thuộc tỉnh nào, màu sắc thuộc tỉnh đó
- Tìm hiểu sâu hơn các tỉnh bằng cách: bảng diện tích, dân số các tỉnh.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí địa lý nước ta trong khu vực; giáp với các nước nào trên thế
giới? Toạ độ địa lý?
+ Nhận xét màu sắc của bản đồ.
+ Các tỉnh giáp biển.
+ Những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lý đem lại.
*. Bài tập ứng dụng

Bài tập 1: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có bao
nhiêu tỉnh và thành phố. Miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những tỉnh và
thành phố nào?
Theo tài liệu chính thức năm 2009, nước ta có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc
Trung ương.
- Miền Bắc có 23 tỉnh gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu,
Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Thái Ngun, Bắc Giang, Hồ Bình,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái
Bình, Nam Định, Ninh Bình và 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà
5


Nội và Hải Phịng. Ngồi ra, có 19 thành phố thuộc tỉnh là: Việt trì (thuộc Phú Thọ)
và Hạ Long (thuộc Quảng Ninh)…
- Miền Trung có 18 tỉnh gồm: Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hồ, Ninh

Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nơng và Lâm Đồng. Có 1 thành
phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng, có 18 thành phố thuộc tỉnh là: Thanh Hoá (thuộc
Thanh Hoá), Vinh (thuộc Nghệ An), Huế (thuộc Thừa Thiên - Huế), Quy
Nhơn (thuộc Bình Định), Nha Trang (thuộc Khánh Hoà) và Đà Lạt (thuộc Lâm
Đồng)…
- Miền Nam có 15 tỉnh gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Có 2 thành phố
trực thuộc Trung ương là: Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Ngồi ra, cịn có 11
thành phố thuộc tỉnh là: Vũng Tàu (thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), Biên Hoà (thuộc
Đồng Nai), Mĩ Tho (thuộc Tiền Giang)…
Bài tập 2: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết nước ta có bao nhiêu
tỉnh thành giáp biển, có bao nhiêu tỉnh thành giáp Trung Quốc, có bao nhiêu tỉnh
thành giáp Lào, có bao nhiêu tỉnh thành giáp Campuchia?
- Việt Nam có tất cả 29/63 tỉnh, thành phố giáp biển.
- 7 tỉnh giáp Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn và Quảng Ninh.
-10 tỉnh giáp Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam & Kom Tum.
- 10 tỉnh giáp Cam – Pu – Chia: Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nơng, Bình
Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Bài tập 3: Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam, xác định vị trí các tuyến quốc lộ 1, quốc
lộ 6, đường Hồ Chí Minh-quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến?
- Quốc lộ 1: Chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị - Hà Nội - Huế - TP HCM - Cà Mau (Năm
Căn). Là tuyến huyết mạch nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết các vùng giàu tài nguyên,
các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú, có ý nghĩa đặc biệt về kinh
tế- xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước.
- Quốc lộ 6: Chạy từ Hà Nội - Tuần Giáo (Lai Châu). Nối Hà Nội với các tỉnh Tây
Bắc. Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm
năng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc.

- Đường Hồ Chí Minh- quốc lộ 14: Từ Hà Nội chạy dọc sườn Đông Trường Sơn
Bắc, qua Tây Nguyên - Đông Nam Bộ. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố an ninh quốc phịng vùng núi phía Tây đất nước.

6


- Quốc lộ 51: Nối TP HCM - Vũng Tàu. Là tuyến huyết mạch nối tam giác kinh tế
Biên Hòa - Vũng Tàu - TP HCM, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch ở Đơng Nam
Bộ. Là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đơng Tây phía Nam.
Bài tập 4: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết các đảo và quần đảo
Côn Đảo, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa thuộc các tỉnh nào?
- Côn đảo là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Hoàng Sa là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Trường Sa là một huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Bài tập 5: Dựa vào át lát địa lý Việt Nam trang 4,5 cho biết ở nước ta, tỉnh nào
có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?
Theo số liệu, cho đến năm 2009:
1.Tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An (16490.7 km2). Tỉnh có diện tích
nhỏ nhất là Bắc Ninh (822.7 km2).
2. Những tỉnh và thành phố có số dân đơng nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh
(7396.5 nghìn người), Hà Nội (6561.9 nghìn người), Thanh Hố (3406.8 nghìn
người), Nghệ An (2917.4 nghìn người), Đồng Nai (2596.4 nghìn người), An Giang
(2149.5 nghìn người). Những tỉnh và thành phố có mật độ dân số lớn nhất là: Thành
phố Hồ Chí Minh (3530 người/km2), Thành phố Hà Nội (1962 người/km2), Hưng
Yên (1226 người/km2), Hải Phòng (1221 người/km2).
e.2. Bản đồ Địa chất khoáng sản
*.Tên trang bản đồ: Bản đồ Địa chất khoáng sản Át lát Địa lí Việt Nam trang 8 với
tỉ lệ là 1:6 000 000.

*. Nội dung chính
- Nội dung của bản đồ chính là thể hiện các thành tạo địa chất bao gồm: các loại đá
theo tuổi, các đứt gãy kiến tạo, các thể xâm nhập macma, điều kiện địa chất Biển
Đơng và sự phân bố các mỏ khống sản.
- Các loại đá theo tuổi dựa theo thang địa tầng phản ánh tính liên tục của các giai
đoạn phát triển lớp vỏ Trái Đất của nước ta. Với hệ thống phân vị được sử dụng
trong Atlat lớn nhất là Đại (Đại Thái cổ – Ackêôzôi; Đại Nguyên sinh – Prôtêrôzôi;
giới Cổ sinh – Palêôzôi; giới Trung sinh – Mêzôzôi; giới Tân sinh – Kainôzôi); giới
được chia ra các kỉ (hệ) và mỗi kỉ lại được chia thành thế (thống); mỗi thống lại
được chia ra nhiều thời.
- Các loại đá có tuổi khác nhau trong bản đồ được thể hiện bằng phương pháp nền
chất lượng với các nền màu khác nhau kết hợp với kí hiệu chữ. Các đứt gãy kiến tạo
được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến (theo đường).
- Giai đoạn Tiền Cambri ở Việt Nam được xem là giai đoạn hình thành nền móng
ban đầu của lãnh thổ với các đá biến chất cổ nhất ở nước ta được phát hiện ở Kon
Tum, Hoàng Liên Sơn có tuổi cách đây khoảng 2,3 tỉ năm. Giai đoạn Cổ kiến tạo là
giai đoạn có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. Đất đá
7


của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa),
macma và biến chất. Các đá trầm tích biển phân bố rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt
đá vôi tuổi Đêvon và Cacbon – Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng
sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình
thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ
sẫm ở khu vực Đông Bắc. Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.
Trong đại Cổ sinh là các khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối
Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi hướng tây bắc – đông nam ở Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ, các dãy núi có hướng vịng cung ở Đơng Bắc và khu vực núi cao ở
Nam Trung Bộ. Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy,

động đất với các loại đá macma xâm nhập và mac ma phun trào như granit, riơlit,
anđêzit cùng các khống sản q như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí…Giai đoạn
Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự
nhiên nước ta và còn được kéo dài cho đến ngày nay.
- Các mỏ khoáng sản trên bản đồ được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các kí
hiệu có hình dạng khác nhau, màu sắc khác nhau và kí hiệu chữ khác nhau. Các mỏ
khống sản được phân loại theo ba nhóm chính: năng lượng, kim loại và các nhóm
phi kim loại. Các mỏ chỉ được thể hiện sự phân bố mà không thể hiện trữ lượng.
- Bản đồ phụ: Địa chất Biển Đông và các vùng biển kế cận: Xác định vị trí phân bố
các bể trầm tích dầu.
*. Cách sử dụng
- Kể tên các mỏ khoáng sản và nhận xét đặc điểm phân bố các mỏ khoáng sản
- Đặc điểm địa chất Việt Nam: Nhận xét các thang địa tầng ở nước ta (đơn vị
phân chia theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Đại (Giới), Kỷ (Hệ), Thế (Thống). Sau
đó điền các kiến thức đã đọc vào bảng sau:
- Bản đồ địa chất và các vùng kế cận thể hiện địa chất vùng kề phần đất liền Việt
Nam: đặc điểm địa hình thềm lục địa, xác định các đứt gãy,…
- Rút ra mối quan hệ giữa địa chất với khoáng sản.
- Nội dung của trang bản đồ này được minh họa cho kiến thức của bài 25 “Lịch
sử phát triển của tự nhiên Việt nam”, ngồi ra có thể dùng cho bài 23 “Vị trí, giới
hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam”, bài 26“ Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt
Nam”, bài 27“ Thực hành: “Đọc bản đồ Việt Nam”.
*. Bài tập ứng dụng
Bài tập 1 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và
nhận xét về sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Vị trí của
chúng có mối liên hệ gì tới sự phân bố của các tầng trầm tích Kannơzơi?
- Nước ta có thềm lục địa rộng và tiềm năng dầu, khí lớn, đang được thăm dị cho
kết quả khả quan; có 04 bể trầm tích quan trọng: Sơng Hồng, Cửu Long, Nam Côn
Sơn và thổ Chu – Mã Lai.
8



- Các mỏ dầu: Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng.
- Các mỏ khí: Tiền Hải (Thái Bình), Lan Tây, Lan Đỏ.
- Các mỏ dầu và khí đốt phân bố trong các bồn trầm tích Kannơzơi.
Bài tập 2 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy nêu sự
phân bố (tên mỏ và tên tỉnh) của một số loại khoáng sản sau: than đá, sắt, thiếc,
bơ xit, apatit?
TT
1

Loại khống
sản
Than

2

Sắt

3

Bơ xit

4

Thiếc

5

Apatit


Tên mỏ
Vàng Danh, Hịn Gai, Cẩm Phả.
Quỳnh Nhai
Lạc Thuỷ
Phấn Mễ
Nông Sơn
Trại Cau
Tùng Bá
Văn Bàn
Thạch Khê
Măng Đen
Đắc Nông
Di Linh, Đà Lạt
Tĩnh Túc
Sơn Dương
Quỳ Châu
Cam Đường

Tên tỉnh
Quảng Ninh
Điện Biên
Ninh Bình
Thái Nguyên
Quảng Nam
Bà Rịa-Vũng Tàu
Hà Giang
Yên Bái
Hà Tĩnh
Kon Tum

Đắc Nông
Lâm Đồng
Cao Bằng
Tuyên Quang
Nghệ An
Lào Cai

e.3. Bản đồ các nhóm đất và các loại đất chính
*.Tên trang bản đồ: Át lát Địa lí Việt Nam trang 11 với tỉ lệ 1: 6 000 000
*. Nội dung chính
- Nội dung chính: Thể hiện các loại đất chính ở nước ta gồm: tên, sự phân bố, diện
tích (ước lượng).
- Nội dung phụ: Thể hiện sơng ngịi, một số điểm quần cư, hình ảnh về phẫu diện
của một số đất điển hình.
*. Cách sử dụng
Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng bản đồ này bằng cách đi từ toàn thể đến cục bộ
theo gợi ý:
- Đọc tên từng nhóm đất, các loại đất trong nhóm đất.
- Nhìn màu sắc tỷ lệ loại đất nào chiếm nhiều nhất, phân bố ở đâu (lấy sơng, biển
làm chuẩn, ví dụ dọc bờ sơng, vùng ven biển…).
- Giá trị kinh tế của các loại đất, đặc biệt với ngành trồng trọt trong nông nghiệp.
9


*. Bài tập ứng dụng
Bài tập 1 : Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11 và kiến thức đã học cho biết
thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần đất như thế nào?
- Trả lời: nhóm đất chiếm diện tích lớn là feralit trên các loại đá - đất điển hình cho
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Bài tập 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 11 và kiến thức đã học hãy nhận xét sự

phân bố nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit của nước ta. Nêu khái quát giá trị

sử dụng của 2 nhóm đất trên trong sản xuất nơng nghiệp?
- Phân bố:
+ Nhóm đất phù sa: chủ yếu ở đồng bằng.
+ Nhóm đất feralit: chủ yếu ở vùng đồi núi.
- Giá trị sử dụng trong nơng nghiệp:
+ Nhóm đất phù sa:
. Chủ yếu trồng cây lương thực, cây cơng nghiệp ngắn ngày (mía, đậu tương,
lạc..), cây ăn quả.
. Ni trồng thủy sản: đồng bằng sơng Cửu Long.
+ Nhóm đất feralit:
. Chủ yếu trồng cây lâu năm: cà phê, cao su, chè… và trồng rừng.
. Phát triển đồng cỏ chăn nuôi: cao nguyên Mộc Châu, Sơn La, Lâm Viên…
Bài tập 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy:
a. Kể tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và nêu sự
phân bố của chúng ở vùng này?
b. Giải thích tại sao Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn?
Đây là dạng câu hỏi sử dụng hoàn toàn Át lát trang 11 - Các nhóm và các loại
đất chính. Dựa vào màu sắc có diện tích lớn nhất để xác định tên và sự phân bố của 3
loại đất cần tìm.
a. Tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long: đất phù sa, đất
phèn, đất mặn.
- Phân bố các loại đất :
+ Đất phù sa phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn tập trung ở các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau...
+ Đất mặn phân bố ở ven biển.
b. Giải thích sự xuất hiện đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sơng Cửu Long
- Vị trí: ba mặt giáp biển.
- Địa hình thấp

- Khí hậu: mùa khơ kéo dài dẫn đến thiếu nước làm tăng cường độ chua, phèn trong
đất.
- Triều cường làm cho việc xâm nhập mặn trầm trọng hơn.

10


7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học đại trà và bồi dưỡng học
sinh giỏi môn địa lý lớp 8,9.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
9.1. Đối với giáo viên
- Bắt buộc học sinh phải trang bị Atlat.
- Sử dụng ngay từ tiết học đầu tiên, buổi học đầu tiên.
- Sử dụng thường xuyên trong các giờ học chính khóa và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ra các bài tập, đề thi có liên quan đến Atlat cho học sinh làm.
9.2. Đối với học sinh
- Học sinh phải có Atlat để sử dụng tại lớp trong tất cả các tiết học địa lí ở trên lớp vì
hầu hết các bài đều sử dụng Atlat, giờ kiểm tra được sử dụng Atlat.
- Biết sử dụng Atlat để khai thác kiến thức bài học, sử dụng các kĩ năng đọc, hiểu
vận dụng giải thích các hiện tượng địa lí và biết liên hệ các trang cùng sử dụng
trong một bài. Dành thời gian thích đáng để làm việc với Atlat, tham gia tích cực
vào các hoạt động giáo viên đưa ra có liên quan tới Atlat. Trình bày bài làm với
Atlat trước lớp nếu được giao nhiệm vụ.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:

- Trong năm học 2013- 2014 và 2015- 2015 tôi đã áp dụng sáng kiến này để rèn
luyện cho học sinh và nhận thấy những hiệu quả bước đầu mà nó đem lại. Đó là khi
bắt đầu vào lớp 8, các em hầu như khơng có kỹ năng đọc bản đồ, không biết sử dụng
bản đồ, khi làm bài thực hành hoặc bài kiểm tra có sử dụng bản đồ địa lý, Átlat thì
rất lúng túng. Sau khi được hướng dẫn đã có những chuyển biến tích cực, các em đã
biết cách sử dụng bản đồ vào từng bài học cụ thể một cách tương đối thành thạo.
- Kết quả được thể hiện bằng số liệu cụ thể:
+ Trước khi áp dụng sáng kiến: Tôi cho học sinh lớp 8A làm một bài kiểm tra 15
phút có nội dung như sau: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy
nhận xét và giải thích sự phân bố các nhóm đất chính ở nước ta?

11


Kết quả thu được như sau:
Lớp Tổng

Giỏi

Khá

Trung

số
8A

35

TS


%

0

0

TS

%

6

17,2

Yếu

Kém

bình
TS
%

TS

%

13

13


37,1

37,1

TS

%

3

8,6

+ Sau khi áp dụng sáng kiến:
Tôi cho học sinh lớp 8A làm một bài kiểm tra 15 phút nữa vẫn với nội dung như
trên. Sau khi chấm tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Tổng

Giỏi

Khá

Trung

số
TS
8A

35

7


%
20,0

T
S
15

%
42,9

bình
TS
%
10

28,5

Yếu

Kém

TS

%

TS

%


3

8,6

0

0

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Học sinh lớp 8A và các em trong đội tuyển học sinh giỏi lớp 8,9 khi được
hỏi ý kiến đều cho rằng sáng kiến trên của tơi rất hữu ích giúp học sinh có thể khai
thác kiến thức từ các trang Atlat một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nhờ đó mà điểm
các bài kiểm tra, bài thi học sinh giỏi có liên quan đến khai thác Atllat cũng cao hơn.

12


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu
Số

Tên tổ

TT

chức/cá nhân

1


Lớp 8A

2

Đội tuyển

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THCS Tam Hợp

Trường THCS Tam Hợp

HSG 8,9

Khi học các
bài:22,23,25,26,27,36 trong SGK
địa lý 8.
Khi ôn phần đặc điểm tự nhiên
Việt Nam

Tam Hợp, ngày 22 tháng 10 năm 2016

Tam Hợp, ngày 22 tháng 10 năm2016

Thủ trưởng đơn vị/
(Ký tên, đóng dấu)


Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Kim

13


Phịng GD- ĐT Bình Xun
Trường THCS Tam Hợp

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: NGÀNH: ; TỈNH: .
I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Kim
2. Ngày sinh: 06/7/1982.
3. Đơn vị công tác : Trường THCS Tam Hợp
4. Chuyên môn: Đại học Sử
5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học:
Giảng dạy mơn Địa lí khối 6,8,9. Bồi dưỡng HSG mơn Địa lí lớp 8,9.
II. Thơng tin về sáng kiến kinh nghiệm
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử
dụng các trang bản đồ hành chính, địa chất và khống sản, các nhóm và các
loại đất chính trong Atlat địa lí Việt Nam.
2. Cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): THCS
3. Mã lĩnh vực theo cấp học (Theo danh mục tại phụ lục 10): 34
4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2014 đến tháng 9/2015

5. Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Tam Hợp
6. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A
Ngày 20 tháng 9 năm 2016 Ngày 20 tháng 9 năm 2016 Ngày 20 tháng 9 năm 2016
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TỔ TRƯỞNG/NHĨM
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng
dấu)

TRƯỞNG CHUYÊN
MÔN

Lưu Thị Mai Hương

Nguyễn Thị Kim

14



×