Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) PHƯƠNG PHÁP bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn địa lí lớp 9 ở TRƯỜNG THCS QUA CHUYÊN đề địa lí tự NHIÊN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.54 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHUC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MƠN ĐỊA LÍ LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
QUA CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

Môn: ĐỊA LÝ
Tổ khoa học xã hội
Mã: 36
Người thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG
Điện thoại: 0975988585

1


Vĩnh Yên, năm 2014

MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................Trang 3
II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................…3
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
1. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu...................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở khoa học………………………………………………………………......5
1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................5


II.

dung

Nội

..........................................................................................................
6
1. Những lý luận cơ bản về phương pháp dạy học Địa lí ở trường THCS..............6
2. Kế hoạch nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9.....................7
3. Kiến thức trọng tâm của chuyên đề ....................................................................9
4. Phương pháp dạy học sử dụng khi bồi dưỡng chuyên đề .......................................17
5. Các kĩ năng rèn cho học sinh qua chuyên đề.....................................................19
6. Các dạng bài tập của chuyên đề ........................................................................20
7. Giải một số dạng bài tập trong chuyên đề.........................................................21
8.

Kết

quả

khi

áp

dụng

đề

tài ...............................................................................23

9 Các giải pháp khi thực hiện đề tài…………………………………....................24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 .Kết luận…………………………………………………………………..….25
2. Kiến nghị……………………………………………………………..............25
*Tài liệu tham khảo .....................................................................................26

2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ trong giai
đoạn hiện nay, giáo dục luôn được coi là “Quốc sách hàng đầu”. vì vậy, để giáo
dục đạt kết quả tốt, trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã thực hiện
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cả về nội dung và phương pháp theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm
trung tâm. Giáo trình đã được thực hiện hơn 10 năm qua và bước đầu đã có kết
quả tích cực. Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn
Địa lí là bồi dưỡng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi.
Là một giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhiều
năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay
cịn nhiều bất cập, số lượng giải ít và chất lượng giải không cao bằng các bộ môn
khác. Đây là điều trăn trở của những người làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,
3


hầu như đội ngũ dạy bồi dưỡng chưa tiếp cận với cách ra đề của phịng khảo thí
kiểm định chất lượng của Sở GD - ĐT. Dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu
bức thiết đáp ứng cho yêu cầu thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh, vì vậy
bản thân tơi quyết định chọn đây làm đề tài nghiên cứu cho mình.

II. Mục đích:
1 . Giáo viên:
- Nắm vững phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9.
- Qua nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học tối ưu theo hướng đổi
mới nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đội tuyển mơn Địa lí.
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu vào giảng dạy đội tuyển mơn Địa lí lớp 9.
2 . Học sinh:
- Có được những kĩ năng sưu tầm, khai thác và nghiên cứu tài liệu
phục vụ cho bài học Địa lí.
- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề, kĩ năng viết bài thi Địa lí.
III. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu chuyên đề:
- Phạm vi: Chuyên đề được áp dụng trong nhà trường THCS
- Đối tượng: Học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9
- Thời gian nghiên cứu: 10 tháng( bắt đầu từ thàng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm
2013).
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm tài liệu.
- Đọc và nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Trao đổi với đồng nghiệp.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và kỹ năng vận dụng.

4


PHẦN II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường phát triển, hội nhập vào
nền kinh tế-xã hội thế giới. Trong q trình đó giáo dục đóng vai trị đặc
biệt quan trọng vì giáo dục đào tạo ra những thế hệ “ vừa hồng vừa

chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới.Với ý nghĩa đó,
5


ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng cộng sản Việt
Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc :
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”. Ban chấp hành Trung ương
Đảng xác định mục tiêu cho Giáo dục và Đào tạo nhằm: “ Nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ lao động
trí thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động sáng tạo, có đạo
đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH”. Xuất phát từ mục tiêu
đó, Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: “ GD là quốc sách hàng đầu”.
Để đào tạo ra những thế hệ người phát triển toàn diện, bên cạnh phát
triển con người về thể lực thì trí lực là rất quan trọng. Để phát triển về
trí lực thì mọi mơn học đều “bình đẳng” trong việc thực hiện mục tiêu
đào tạo.Việc học tập và thi cử học sinh giỏi mơn Địa lí cũng địi hỏi u
cầu như học tập bất cứ mơn học nào khác.
2. Cơ sở thực tiễn:
Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở trường trung học cơ sở là giáo viên chú
trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy kiến thức mà ít tìm tòi
sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần
lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự
rèn tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu chuyên
sâu để hiểu và vận dụng một vấn đề địa lí vào bài làm có hiệu quả tốt nhất, kích
thích sự say mê nghiên cứu tìm tịi của các em.
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải học sinh giỏi, trang bị kiến thức cần
thiết và kĩ năng làm bài địa lí, hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu chuyên sâu
một vấn đề địa lí, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh chuyên địa.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên đây tôi mạnh dạn đưa ra chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MƠN ĐỊA LÍ LỚP 9

Ở TRƯỜNG THCS
QUA CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
II. Nội dung:
1. NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG THCS
Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học ở trường phổ thông là vấn
đề rất phức tạp, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về vấn đề này. Một số
nhà nghiên cứu định nghĩa: “ Phương pháp là hình thức lí giải thực tiễn về
mặt lý thuyết và thực hành xuất phát từ quy luật vận động của khách thể được
nghiên cứu ”; có ý kiến lại cho rằng: “ Phương pháp dạy học chỉ là phương
6


tiện, thủ thuật của giáo viên để cung cấp kiến thức cho học sinh ” từ đó họ coi
phương pháp dạy học khơng mang tính giai cấp, thời đại và là kho tàng kinh
nghiệm chung cho mọi dân tộc, mọi thời đại.
Các nhà lí luận dạy học và giáo dục học Việt Nam trong những năm
gần đây đã đề xuất những căn cứ có tính chất phương pháp luận cho việc
nghiên cứu và xác định các phương pháp dạy học. Dựa trên những căn cứ đó
chúng ta có thể hiểu khái niệm về phương pháp dạy học như sau: “ Phương
pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của giáo viên và học
sinh trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ dạy học theo đặc trưng của từng bộ môn”.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học trong thực tiễn cũng như trong lí
luận là một vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, cải tiến khơng ngừng lao
động của giáo viên và học sinh. Vì vậy, xét một mặt nào đó, phương pháp dạy
học khơng chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật với những yêu cầu cao về thủ
pháp sư phạm.
Những thành tựu của lí luận dạy học là cơ sở để xác định hệ thống
phương pháp dạy học Địa lí . Song khi nói về phương pháp dạy học Địa lí cần

phải xác định một cách cụ thể vì nó ln gắn liền với nội dung, với những
chức năng và nhiệm vụ riêng của mơn học. Vì vậy, phương pháp dạy học Địa
lí khơng phải đơn thuần chỉ là cơng cụ minh họa, cụ thể hóa lí luận dạy học
mà chủ yếu là giải quyết việc học bộ môn theo đặc trưng, đồng thời góp phần
làm phong phú hơn lí luận dạy học
2. KẾ HOẠCH NỘI DUNG KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MƠN ĐỊA LÍ 9
a. Nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9.
Những kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9 rất phong phú
và đa dạng, trong nhiều năm giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tôi đã chia
thành các chuyên đề chuyên sâu và dự kiến thời lượng giảng dạy như sau:
STT

Nội dung bồi dưỡng

Thời
lượng

1

Phương pháp làm bài thi học sinh giỏi

2 tiết

2

Kĩ năng sử dụng Átlat Địa lí.

8 tiết


3

Kĩ năng làm bài tập vẽ biểu đồ
Luyện tập làm đề thi

8 tiết

4

Địa lí tự nhiên Việt Nam

15 tiết
7


Luyện tập làm đề thi.
5

Địa lí dân cư- xã hội Việt Nam
Luyện tập làm đề thi.

10 tiết

6

Làm bài khảo sát 150 phút

7

Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam

Luyện tập làm đề thi.

15 tiết

8

Phát triển tổng hợp kinh tế biển
Luyện tập làm đề thi.

8 tiết

9

Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam
Luyện tập làm đề thi.

20 tiết

10

Làm bài khảo sát 150 phút

11

Luyện tập làm đề thi kiến thức tổng hợp.

12

Làm bài khảo sát 150 phút


15 tiết

b. Nội dung kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí lớp 9 trong chuyên đề
địa lí tự nhiên Việt Nam
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình, tơi chỉ đi sâu vào một chuyên đề nhỏ trong
nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí lớp 9 đó là chun đề địa lí tự nhiên Việt Nam
Với chuyên đề này, khi giảng dạy tôi đã lập kế hoạch cụ thể như sau:
Stt

Tên bài dạy

Thời

Nội dung giảng dạy

lượng
1.

Vị trí địa lí, hình dạng

3 tiết

- Đặc điểm vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ

lãnh thổ

Việt Nam.

Luyện giải đề thi.


- Ý nghĩa vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt
Nam. .

2.

Địa hình Việt Nam

2 tiết

Luyện giải đề thi.

- Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
- Đặc điểm các khu vực địa hình.
- Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa
hình.

3.

Khí hậu Việt Nam

2 tiết

- Đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
8


Luyện giải đề thi.

- Tác động của khí hậu đối với sự phát triển
kinh tế.


4.

Sơng ngịi Việt Nam

2 tiết

Luyện giải đề thi.

- Đặc điểm chung của sơng ngịi Việt Nam.
- Giá trị của sơng ngịi đối với sự phát triển
kinh tế.

5.

Sinh vật Việt Nam

2 tiết

Luyện giải đề thi.

- Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.
- Ý nghĩa của sinh vật đối với sự phát triển
kinh tế

6.

Khoáng sản Việt Nam

2 tiết


- Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
- Mặt tích cực và hạn chế của khống sản.

7.

Biển Việt Nam

2 tiết

- Đặc điểm chung của biển Việt Nam
- Tác động của biển đối với tự nhiên, kinh tế xã
hội Việt Nam.

c. Biện pháp thực hiện:
a. Đối với giáo viên:
- Cung cấp kiến thức cơ bản, kết hợp dạy chuyên sâu.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
- Nghiên cứu chương trình chuyên sâu và đề ra phương pháp thích hợp để
kích thích và tạo sự hứng thú nghiên cứu, học tập của học sinh.
b. Đối với học sinh:
- Tập làm việc một cách độc lập, chú trọng sưu tầm và sử dụng các loại tư
liệu địa lí, làm bài thực hành, …
- Rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp..
9


- Rèn kĩ năng viết bài thi cho học sinh.
- Học sinh tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.
3. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

VIỆT NAM.
A. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ:
1.Vị trí:
- Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, và nằm trên bán đảo Đông Dương
- Tiếp giáp :
+ Đất liền: Phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào và Cam-pu-chia.
+ Biển: Phía Đơng và phía Nam giáp với biển Đông.
- Toạ độ địa lý:
+ Cực Bắc: 23°23’B (Lũng Cú - Hà Giang ).
+ Cực Nam: 8°34’ B (Đất Mũi - Cà Mau)
+ Cực Tây: 102°09’ Đ(Sín Thầu - Điện Biên).
+ Cực Đông: 109°24’Đ ( Vạn Thạnh - Khánh Hoà ).
- Việt Nam: Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, kéo dài 15 vĩ tuyến
(1650km) trải rộng 7°14’ kinh tuyến.
2. Phạm vi lãnh thổ :
- Gồm 3 phần: Vùng trời, vùng đất, vùng biển
3.Ý nghĩa:
I)Thuận lợi: Việt Nam có 2 mặt (phía Đơng + phía Nam) tiếp giáp với
vùng biển Đơng rộng lớn,do vậy biển có vai trị rất quan trọng đối với hình thành
đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể là :
a)Điều kiện tự nhiên:
* Biển :
+) Về tự nhiên: Biển có vai trị điều hồ khí hậu. Biển làm cho khí hậu
Việt Nam trở nên mát mẻ mưa nhiều về mùa hè; ấm áp, bớt khô về mùa Đông so
với các
quốc gia khác có cùng vĩ độ ở Tây Á và Trung Á .
+)Về kinh tế: Biển tạo điều kiện cho nước ta phát triển nhiều ngành k.tế
có liên quan đến biển như: GTVT; khai thác khống sản biển(dầu khí ,muối,ti
tan); khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản; du lịch biển.
* Khí hậu : Mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

a. Tính chất nhiệt đới:
- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến, một năm có hai
lần mặt trời lên thiên đỉnh nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới.
+ Nhiệt độ trung bình: 23°C-25°C
+ Số giờ nắng: 1400-3000h/năm
+ Cán cân bức xạ quanh năm dương: 75kcal/cm²/năm
+ Tổng lượng nhiệt hoạt động: 8000º - 9000 °/năm.
b. Tính chất gió mùa :
10


- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên 1 năm có
2 loại gió ln phiên nhau hoạt động.
+ Mùa đơng: Gió mùa Đơng Bắc mang tính chất khơ và lạnh xuất phát từ
cao áp Xibia từ lục địa Á- Âu thổi tới.
+ Mùa hạ: Gió mùa Tây Nam thổi theo 2 hướng: nhánh 1 mát mẻ mưa nhiều;
nhánh 2 gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn và các núi dọc biên giới Việt Lào nên khơ, nóng
c. Tính chất ẩm:
- Nguyên nhân: Do nước ta có ba mặt tiếp giáp với biển Đơng
+ Lượng mưa trung bình 1500-2000 mm/năm
+ Độ ẩm khơng khí trên 80%
* Sinh vật:
- Nằm ở giao thoa vành đai sinh vật :Trung Quốc xuống, xích đạo lên, Ấn
Độ sang → Tạo cho sinh vật đa dạng và phong phú
VD: 14600 loại thực vật bậc cao, 2000 lồi cá, 50 lồi cua, 100 lồi tơm
và 650 loài rong biển
→ Tạo nên vành đai sinh vật phong phú đa dạng.
* Khoáng sản:
- VN nằm trong vành đai sinh khống Địa trung hải - Thái Bình Dương.
→ Tạo khống sản đa dạng với nhiều loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh

tế cao.
VD: 3500 điểm mỏ với 80 loại khoáng sản
Than đá: Quảng Ninh(3,5 tỉ tấn ),
Dầu khí: đã khai thác được 4,5-5 tỉ tấn và dự báo có khoảng 10 tỉ tấn
b)Kinh tế xã hội:
- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi
động nhất trên thế giới.
→ VN có điều kiện học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, chuyển giao
khoa học công nghệ và xuất khẩu lao động.
- Là nơi giao thoa của nhiều dân tộc, nền văn hoá khác nhau.
→ Tạo ra sự đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nằm ở ngã tư đường hàng hải, đường hàng không quốc tế, tạo điều kiện
giao lưu. → Việt Nam có vị trí chiến lược về an ninh quốc phịng.
II)Khó khăn:
- Thường xun xảy ra thiên tai bão lụt, các hiện tượng bất thường của thời
tiết (lũ ống, lũ quét, sương giá, sương muối)
- Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường bên ngồi.
- Đường biên giới kéo dài gây khó khăn cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
B. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
a. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng phần lớn là đồi núi
thấp chiếm 85%; 14% núi trung bình; 1%núi cao.
11


b. Cấu trúc địa hình đa dạng:
- Địa hình nước ta được giai đoạn tân kiến tạo nâng lên làm cho núi non
sơng ngịi trẻ lại tạo ra tính phân bậc rõ rệt: trung du và đồi núi thấp, núi trung
bình, núi cao.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam

- Hướng của địa hình: Tây Bắc - Đơng Nam và hướng vịng cung.
c. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Xâm thực mạnh: gây ra hiện tượng xói mịn ở vùng đồi núi và, hình
thành địa hình caxtơ ở vùng núi đá vơi (do nắng lắm mưa nhiều)
- Bồi tụ lên các đồng bằng sông Hồng , và đồng bằng sông Cửu Long
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Do hoạt động sinh sống và sản xuất con người làm thay đổi một số cảnh quan
VD: Con người san lấp đồi núi, xây dựng các cơng trình → làm biến đổi
các dạng địa hình...
2. Đặc điểm các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi:
Khu vực
Vị trí
Đặc điểm
địa hình
Vùng núi - Tả ngạn sông Hồng
- Chủ yếu là đồi núi thấp
Đơng Bắc đến Quảng Ninh
- Hướng: Vịng cung
- Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam
Vùng núi - Hữu ngạn sông Hồng - Chủ yếu là đồi núi cao xen kẽ các cao
Tây Bắc
đến sông Cả
nguyên đá vôi
- Hướng: Tây Bắc - Đơng Nam
- Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đơng Nam
- Có đỉnh núi cao nhấtViệt Nam:
Phanxipăng

Dãy
- Sông Cả đến dãy
- Chủ yếu là đồi núi thấp
Trường
Bạch Mã
- Hướng: Tây Bắc - Đơng Nam
Sơn Bắc:
- Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đơng Nam, hẹp ngang
- Có nhiều dãy núi nhỏ đâm ngang ra sát
12


biển.
Dãy
- Nằm hoàn toàn ở khu - Chủ yếu núi cao, đồ sộ, nghiêng dần về
Trường vực Tây Ngun
phía Đơng
Sơn Nam:
- Hướng : Tây Bắc - Đơng Nam
- Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đơng Nam
- Có các núi và cao nguyên xen kẽ tương
đối bằng phẳng: cao nguyên Mơ nông;
cao nguyên Di Linh...
Trung du Trung du miền núi phía - Núi có độ cao trung bình
đồi núi và Bắc và vùng Đông
- Chủ yếu là đồi núi bát úp và đồi badan
địa hình Nam Bộ
lượn sóng

bán bình
- Địa hình: thấp dần từ Tây Bắc xuống
ngun
Đơng Nam
- Đất: là đất ba dan và đất pheralít
b. Khu vực đồng bằng:
* Đồng bằng châu thổ: bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu long
- Đồng bằng sông Hồng: diện tích 1,5 triệu ha, do phù sa của 2 hệ thống
sơng Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp, đất đai phì nhiêu, thích hợp với trồng lúa
nước. Đồng bằng sơng Hồng thấp dần ra biển, có hệ thống đê điều kiên cố bảo vệ
nên tạo thành những ô trũng.
- Đồng bằng sơng Cửu long: diện tích 4 triệu ha, được sơng Mê Cơng bồi
đắp, đất đai màu mỡ phì nhiêu, đồng bằng sơng Cửu long thấp dần ra phía biển, địa
hình thấp và bằng phẳng, khơng có hệ thơng đê điều bảo vệ, mạng lưới sơng ngịi
kênh rạch chằng chịt nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn.
* Đồng bằng duyên hải:
- Diện tích 1,5 triệu ha.
- Đặc điểm: hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc-Nam, đất phù sa biển kém
màu mỡ, thích hợp cho trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày, có dãy núi chạy sát bờ
biển chia thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp: lớn nhất là Thanh - Nghệ - Tĩnh
(2.200km²) và nhỏ nhất là đồng bằng Phan Rang (220km²)
3. Thế mạnh và hạn chế:
a. Vùng núi:
- Thế mạnh: Có tiềm năng thuỷ điện, diện tích đất lớn thích hợp trồng cây
cơng nghiệp, là vùng nhiều khống sản nhất cả nước và có tiềm năng du lịch
- Hạn chế: địa hình bị cắt xẻ mạnh, ảnh hưởng đến phát triển GTVT và
khai thác tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt, chịu các hiện
tương bất thường của thời tiết
b.Đồng Bằng:

- Thế mạnh: phát triển cây lương thực, thực phẩm các sản phẩm nông
nghiệp đa dạng, GTVT thuận lợi, dân cư tập chung lớn.
- Hạn chế: thường xuyên xảy ra thiên tai bão lũ, mơi trường bị ơ nhiễm.
C. KHÍ HẬU VIỆT NAM
1. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
13


a. Tính chất nhiệt đới:
- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến, một năm có hai
lần mặt trời lên thiên đỉnh nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới.
+ Nhiệt độ trung bình: 23°C-25°C
+ Số giờ nắng: 1400-3000h/năm
+ Cán cân bức xạ quanh năm dương: 75kcal/cm²/năm
+ Tổng lượng nhiệt hoạt động: 8000º - 9000 °/năm.
b. Tính chất gió mùa :
- Ngun nhân: Do nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên 1 năm có
2 loại gió luân phiên nhau hoạt động.
+ Mùa đơng: Gió mùa Đơng Bắc mang tính chất khô và lạnh xuất phát từ
cao áp Xibia từ lục địa Á- Âu thổi tới.
+ Mùa hạ: Gió mùa Tây Nam thổi theo 2 hướng: nhánh 1 mát mẻ mưa nhiều;
nhánh 2 gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn và các núi dọc biên giới Việt Lào nên khơ, nóng
c. Tính chất ẩm:
- Ngun nhân: Do nước ta có ba mặt tiếp giáp với biển Đơng
+ Lượng mưa trung bình 1500-2000 mm/năm
+ Độ ẩm khơng khí trên 80%
2. Khí hậu mang tính chất đa dạng và thất thường
a. Tính chất đa dạng:
- Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, theo miền, theo độ cao.
- Khí hậu nước ta phân hóa thành 4 miền:

+ Miền khí hậu phía Bắc
+ Miền khí hậu phía Nam
+ Miền khí hậu phía Đơng Trường sơn
+ Miền khí hậu biển Đơng.
b. Tính chất thất thường
- Khí hậu nước ta thường xuyên xảy ra các hiện tượng bất thường của thời
tiết: bão, lũ lụt, hạn hán, sương giá, sương muối...
3. Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nơng nghiệp:
a. Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho cây trồng vật nuôi sinh
trưởng và phát triển quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới trên quy
mô lớn....
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, đa canh, xen canh gối vụ...
- Các sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng phong phú theo mùa, theo vùng miền...
b. Khó khăn:
- Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, rét hại...
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bệnh và dịch bệnh phát triển...
→ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nơng nghiệp
D. SƠNG NGỊI VIỆT NAM
1. Đặc điểm chung của sơng ngịi Việt Nam
14


- Sơng ngịi nước ta dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước
- Sơng ngịi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc đơng nam và
hướng vịng cung.
- Sơng ngịi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Sơng ngịi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
2. Giá trị của sơng ngịi đối với sự phát triển kinh tế.
- Sơng ngịi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:

+ Mang phù sa bồi đắp lên các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long....
+ Cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt.
+ Có giá trị về thủy điện
+ Là môi trường để nuôi trồng và khai thác thủy sản
+ Phát triển về du lịch....
E. SINH VẬT VIỆT NAM.
- Nằm ở giao thoa vành đai sinh vật :Trung Quốc xuống, xích đạo lên, Ấn
Độ sang → Tạo cho sinh vật đa dạng và phong phú bao gồm cả các sinh vật có
nguồn gốc xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
VD: 14600 loại thực vật bậc cao, 2000 loài cá, 50 loài cua, 100 lồi tơm
và 650 lồi rong biển
- Ngồi ra nước ta cịn có 365 lồi động vật, 350 lồi thực vật thuộc loại
quý hiếm được đưa vào sách đỏ của Việt Nam
G. KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.
- Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Địa trung hải - Thái Bình Dương.
→ Tạo khống sản đa dạng với nhiều loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh
tế cao.
VD: 3500 điểm mỏ với 80 loại khoáng sản
Than đá: Quảng Ninh(3,5 tỉ tấn ),
Dầu khí: đã khai thác được 4,5-5 tỉ tấn và dự báo có khoảng 10 tỉ tấn
- Khống sản đa dạng và phong phú là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển công nghiệp.
H. BIỂN VIỆT NAM.
1. Khái qt về biển Đơng:
- Diện tích: khoảng 1 triệu km²
- Là biển ấm kín, được bao bọc bởi các cung đảo
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.
=>Ảnh hưởng sâu sắc tới thiên nhiên và cảnh quan tự nhiên của nước ta.
2. Ảnh hưởng của biển Đông đến tự nhiên Việt Nam:

a) Khí hậu:
- Biển được ví như máy điều hồ nhiệt độ: Mùa đơng ấm, ẩm bớt khơ;
mùa hạ mát mẻ mưa nhiều
→ Khí hậu Việt Nam khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở khu vực
Trung Á và Tây Á.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
- Địa hình đa dạng có nhiều vịnh cửa sơng, bờ biển mài mịn, tam giác
châu thổ và đảo ven bờ.
15


- Hệ sinh thái biển rất đa dạng và giàu có: diện tích rừng ngập mặn là
450.000ha năng suất sinh học cao đứng thứ hai trên thế giới
c)Tài nguyên vùng biển:
- Khống sản: Dầu khí ở bể Nam Cơn Sơn - Cửu Long; cát titan tinh;
muối biển.
- Hải sản: 2000 cá; 100 lồi tơm; 50 cua; 650 lồi rong biển và san hơ →
có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
d)Thiên tai:
- Bão: có từ 8-9 cơn bão/năm thì đổ bộ vào nước ta có tới 3-4 gây thiệt hại
nặng nề về người và tài sản.
- Sạt lở biển.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm làng mạc, đồng ruộng.
=> Vấn đề đặt ra: sử dụng hợp lí TNTN; chống ơ nhiễm mơi trường, phịng
chống thiên tai.
4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI BỒI DƯỠNG
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM .
Như chúng ta đã biết, khơng có phương pháp dạy học nào có hiệu quả tối
ưu nên trong q trình giảng dạy giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp.
Ở mỗi khâu của q trình dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp với

các phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng ta có thể sử dụng một số
phương pháp dạy học sau đây:
a. Phương pháp tìm tịi nghiên cứu:
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và bồi
dưỡng học sinh giỏi vì phương pháp này giúp nâng cao trình độ của học sinh trong
việc biến kiến thức đã học thành kiến thức của mình, chủ động sử dụng những tri
thức đó một cách hiệu quả trong học và làm bài thi.
Phương pháp tìm tịi nghiên cứu được tiến hành thơng qua các hình thức
từ thấp đến cao của những công việc trong học tập như: sử dụng sách giáo khoa và
tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi, hoàn thành các bài tập, giải các đề thi từ
16


mức độ dễ đến khó.Việc rèn luyện học sinh tìm tòi nghiên cứu sẽ tập dượt cho học
sinh làm quen với cơng việc nghiên cứu khoa học, biến q trình đào tạo thành
quá trình tự đào tạo.
Muốn sử dụng phương pháp này có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh cách học, phương pháp học sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Chuyên đề địa lí tự nhiên Việt Nam có rất nhiều tài liệu tham khảo, giáo
viên có thể giới thiệu một vài tài liệu cho học sinh sưu tầm và học tập như: Thiên
nhiên Việt Nam của tác giả Lê Bá Thảo; tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 (nhà
xuất bản GD); Địa lí tự nhiên Việt Nam I; Địa lí tự nhiên Việt Nam II; ( nhà xuất
bản GD).
b. Phương pháp giải thích:
Phương pháp này được sử dụng trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của các
hiện tượng phức tạp, những khái niệm, các quy luật....Nhằm làm cho học sinh có quan
điểm khoa học về một hiện tượng địa lí và mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng
đó. Giải thích phù hợp với trình độ và yêu cầu đối với đối tượng học sinh giỏi sẽ phát
triển tư duy lí luận cho học sinh, giúp bài viết của các em lơgic, hợp lí và sắc xảo, đây

là điều rất cần thiết đối với một học sinh giỏi.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần xác định rõ những nội dung cần
giải thích cho học sinh, giúp cho các em có thể hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.
Chuyên đề địa lí tự nhiên Việt Nam có rất nhiều vấn đề địi hỏi cần phải
giải thích cho học sinh như:
- giải thích tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
- giải thích tại sao lũ các con sông ở miền Trung nước ta lên nhanh và rút nhanh?
17


c. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này dùng để đối chiếu, so sánh các đối tượng địa lí nhằm
làm nổi bật bản chất, đặc trưng của các đối tượng ấy, hoặc để rút ra một kết luận
khái quát có tính chất ngun lí.
Trong q trình so sánh học sinh có thể sử dụng bảng so sánh, lập đồ thị
hoặc sơ đồ để hiểu rõ hơn bản chất và nhớ lâu các kiến thức.
Đối với học sinh giỏi đây là phương pháp rất cần thiết để học sinh có thể
hiểu sâu và nhớ lâu các đối tượng địa lí , từ đó học sinh có thể rút ra bài học , quy
luật phát triển của tự nhiên. Trong quá trình làm bài học sinh cần vận dụng phương
pháp này để bài viết có thể đạt hiệu quả cao hơn.
Để học sinh nắm chắc được phương pháp này trong quá trình giảng dạy
giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần cung cấp cho các em phương pháp học,
phương pháp so sánh đối chiếu và rèn phương pháp này trở thành kĩ năng.
Ngồi các phương pháp trên trong q trình giảng dạy giáo viên cần sử
dụng tổng hợp các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn như: phương pháp
quan sát, phương pháp sử dụng lược đồ, bản đồ ....để có thể khai thác một cách tốt
nhất, hiệu quả cao nhất các phương pháp dạy học địa lí.
5. CÁC KĨ NĂNG RÈN CHO HỌC SINH QUA BỒI DƯỠNG
CHUYÊN ĐỀ
a. Kĩ năng làm bài thi mơn địa lí:

Để bài làm của học sinh đạt kết quả cao thì kĩ năng làm bài thi có vai trị
rất quan trọng, quyết định đến kết quả, chất lượng bài làm của các em. Trong khi
bồi dưỡng đội tuyển, tôi đã rèn học sinh kĩ năng làm bài thi mơn địa lí như sau:
18


Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài, gạch chân những từ quan trọng.
Bước 2: Lập dàn ý cho đề bài, tìm ý lớn, ý nhỏ để trả lời và làm rõ yêu
cầu của đề bài.
Bước 3: Viết bài theo dàn ý đã lập, lưu ý có thể sử dụng các kí hiệu 1, 2,
3,....a, b, c.... để bài viết rõ ràng và mạch lạc hơn.
Bước 4: Kết bài: kết lại nội dung, yêu cầu chính của đề bài, rút ra những
vấn đề mang tính quy luật.
Bước 5: Kiểm tra lại bài viết sau khi đã hoàn thành.
b. Kĩ năng so sánh đối chiếu:
Đây là kĩ năng rất quan trọng, giúp cho học sinh có khả năng so sánh các
đối tượng địa lí để có thể hiểu sâu và nhớ lâu các kiến thức từ việc rút ra các đặc
điểm giống và khác nhau. Trong quá trình học và làm bài, kĩ năng này sẽ giúp cho
bài viết của các em có thể mở rộng, liên hệ, so sánh với các phần kiến thức khác.
c. Kĩ năng phân tích tổng hợp:
Kĩ năng phân tích, tổng hợp sẽ giúp cho học sinh có khả năng bao qt
được tồn bộ chương trình bộ mơn, từ đó học sinh sẽ nắm chắc và nắm một cách
có hệ thống một khối lượng lớn kiến thức. Khi áp dụng vào giải các bài tập, học
sinh sẽ không lúng túng, nhất là khi gặp phải những dạng đề bài tổng hợp, địi hỏi
trình độ cao.
6. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG CHUYÊN ĐỀ:
a. Dạng trình bày đặc điểm một đối tượng địa lí:
Đây là dạng dễ nhất trong chuyên đề địa lí tự nhiên Việt Nam. Đối với
dạng bài tập này chỉ cần học sinh có kiến thức cơ bản và biết cách trình bày một bài viết
19



là sẽ đạt kết quả tốt. Tuy nhiên dạng này ít sử dụng trong các kì thi học sinh giỏi vì mức
độ yêu cầu tương đối đơn giản mà hầu như các em đều có thể làm được.
VD: - Em hãy trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?
- Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu Việt Nam?
b . Dạng phân tích, giải thích đặc điểm một đối tượng địa lí:
Đây là dạng bài tập khó hơn dạng trình bày, bên cạnh việc học thuộc bài,
học sinh phải hiểu sâu kiến thức. Trong quá trình làm bài học sinh cần lấy dẫn
chứng để chứng minh các luận điểm, luận cứ mình đưa ra. Đây là dạng bài tương
đối phổ biến trong các đề thi vì nó có khả năng đánh giá và phân hóa học sinh giỏi.
VD:
- Giải thích tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản
phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ơn đới ?cho ví dụ minh họa.
- Nêu và giải thích sự khác nhau về mùa lũ trên các con sông thuộc các
khu vực ở nước ta?
c. Dạng chứng minh đặc điểm một đối tượng địa lí:
Đây là dạng bài tương đối giống với dạng bài phân tích và giải thích, học
sinh cần có kiến thức sâu, rộng để có thể giải quyết yêu cầu của bài tập. Lưu ý khi
làm dạng bài này học sinh cần lấy nhiều dẫn chứng để chứng minh và làm cho bài
viết thêm phong phú.
VD: - Em hãy chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?
- Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới
ẩm gió mùa. Khí hậu ấy có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nơng nghiệp?
Trên đây là một số dạng bài tập cơ bản của chuyên đề địa lí tự nhiên Việt
Nam. Tùy vào từng dạng bài tập mà học sinh đưa ra hướng giải khác nhau sao cho bài
làm của các em có thể đạt được kết quả cao nhất.
7. GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP TRONG
CHUYÊN ĐỀ
Bài 1: Em hãy trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ?

20


1. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nhưng phần lớn là đồi núi
thấp chiếm 85%; 14% núi trung bình; 1%núi cao.
2. Cấu trúc địa hình đa dạng:
- Địa hình nước ta được giai đoạn tân kiến tạo nâng lên làm cho núi non
sơng ngịi trẻ lại tạo ra tính phân bậc rõ rệt: trung du và đồi núi thấp, núi trung
bình, núi cao.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Hướng của địa hình: Tây Bắc - Đơng Nam và hướng vịng cung.
3. Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- Xâm thực mạnh: gây ra hiện tượng xói mịn ở vùng đồi núi và, hình
thành địa hình caxtơ ở vùng núi đá vôi (do nắng lắm mưa nhiều)
- Bồi tụ lên các đồng bằng sông Hồng , và đồng bằng sơng Cửu Long
4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Do hoạt động sinh sống và sản xuất con người làm thay đổi một số cảnh quan
VD: Con người san lấp đồi núi, xây dựng các công trình → làm biến đổi
các dạng địa hình...
Bài 2 : Giải thích tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được
các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ơn đới ?cho ví dụ minh họa.
- Trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nơng nghiệp cận
nhiệt và ơn đới vì: khí hậu nước ta có sự phân hóa theo độ cao nên trong mùa hè ở
những nơi địa hình cao có khí hậu mát mẻ nên phát triển được các sản phẩm cận nhiệt
đới, ôn đới.....
VD: Các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt đới, ôn đới như: bắp cải, su su, cà
chua, rau cải..... ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo....
Bài 3 : Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa. Khí hậu ấy có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nơng nghiệp?
1. Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió

mùa:
a. Tính chất nhiệt đới:
21


- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến, một năm có hai
lần mặt trời lên thiên đỉnh nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới.
+ Nhiệt độ trung bình: 23°C-25°C
+ Số giờ nắng: 1400-3000h/năm
+ Cán cân bức xạ quanh năm dương: 75kcal/cm²/năm
+ Tổng lượng nhiệt hoạt động: 8000º - 9000 °/năm.
b. Tính chất gió mùa :
- Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực gió mùa Châu Á nên 1 năm có
2 loại gió ln phiên nhau hoạt động.
+ Mùa đơng: Gió mùa Đơng Bắc mang tính chất khơ và lạnh xuất phát từ
cao áp Xibia từ lục địa Á- Âu thổi tới.
+ Mùa hạ: Gió mùa Tây Nam thổi theo 2 hướng: nhánh 1 mát mẻ mưa nhiều;
nhánh 2 gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Trường Sơn và các núi dọc biên giới Việt Lào nên khơ, nóng
c. Tính chất ẩm:
- Ngun nhân: Do nước ta có ba mặt tiếp giáp với biển Đơng
+ Lượng mưa trung bình 1500-2000 mm/năm
+ Độ ẩm khơng khí trên 80%
2. Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nơng nghiệp:
a. Thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho cây trồng vật nuôi sinh
trưởng và phát triển quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới trên quy
mô lớn....
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, đa canh, xen canh gối vụ...
- Các sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng phong phú theo mùa, theo vùng miền...
b. Khó khăn:

- Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, rét hại...
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc, sâu bệnh và dịch bệnh phát triển...
→ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nông nghiệp.
8. KẾT QUẢ KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi bộ môn,
tôi thấy phương pháp này phát huy hiệu quả rất tốt, cụ thể như sau:
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên tích cực nghiên cứu, suy nghĩ tìm ra phương pháp phù hợp
với nội dung từng bài, từng phần, từng đối tượng kiến thức.
- Trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao
* Đối với học sinh:
- Biết tự học, tự nghiên cứu, biết tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập.
- Biết trao đổi thảo luận với bạn bè, chất lượng bộ môn được nâng cao.
* Kết quả cụ thể như sau;
Kết quả trước khi thực hiện đề tài năm học 2011-2012:
22


TT
1.
2.
3.
4.

Họ tên học sinh
Nguyễn Thị Thúy An
Phan Thị Huyền Trang
Lại Phương Ly
Ngơ Thị Huyền


Lớp

Mơn thi

9D
9C
9D
9C

Địa lí
Địa lí
Địa lí
Địa lí

Giải đạt được
Giải cấp
cấp T.Phố
tỉnh
Nhì
0
Ba
0
KK
0
KK
0

Kết quả sau khi thực hiện đề tài năm học 2012-2013:
TT
Họ và tên học sinh

Lớp
Môn thi

Giải cấp
Giải cấp
thành phố
tỉnh
1 Lê Linh Chi
9D
Địa lí
Nhì
Ba
2 Trần Thị Diệu Linh
9H
Địa lí
Nhì
Ba
3 Nguyễn Thùy Linh
9H
Địa lí
Ba
Ba
4 Vũ Ngọc Cường
9H
Địa lí
Ba
KK
5 Lưu Hà Mi
9H
Địa lí

Ba
6 Nguyễn Quốc Tuấn
9D
Địa lí
KK
7 Nguyễn Lan Anh
9A
Địa lí
KK
- Như vậy kết quả đạt giải cấp thành phố và cấp tỉnh đã tăng về số lượng và chất lượng.
9. CÁC GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
a, Yêu cầu đối với giáo viên:
Phải xác định được mục tiêu của PPDH là thầy giữ vai trò chủ đạo tổ chức
các hoạt động nhận thức, trị chủ động tích cực, sáng tạo tiếp thu kiến thức từ sự
hướng dẫn của giáo viên:
- Có phương pháp cụ thể cho từng kiểu bài
- Tích cực sử dụng các loại đồ dùng dạy học: lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,
bảng phụ... và đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hoàn thành nhiệm
vụ học tập một cách tự giác, vận dụng và ghi nhớ kiến thức
- Điều khiển quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống
mệnh lệnh, chỉ dẫn, gợi mở, đánh giá khen chê kịp thời.
b, Yêu cầu đối với học sinh:
- Xác định được nhiệm vụ của mình là chủ động học tập dưới sự điều
khiển của giáo viên
- Nêu ra những câu hỏi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập
- Tự học tập và nghiên cứu các kênh thơng tin để tự tìm ra kiến thức và tự
luyện giải các đề thi để nâng cao kiến thức.

23



phÇn III: KÕt luËn VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Chất lượng giáo dục có vai trị quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu
biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Vì vậy
việc nâng cao chất lượng học tập lớp chuyên địa và đội tuyển học sinh giỏi là rất cần
thiết, nó góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em, tạo cho
các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường học vấn và tích lũy kĩ năng sống, có bản
lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao
nhất về sau.
Do phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nên tơi và các đồng nghiệp của mình đã
và đang từng bước áp dụng chuyên đề này vào thực tế giảng dạy, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học đội tuyển học sinh giỏi bộ mơn Địa lí tại trường THCS Liên Bảo. Hy
vọng với việc sử dụng các phương pháp này một cách tích cực thì chúng tơi sẽ đạt được
nhiều kết quả tốt hơn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở những năm tiếp theo.
2. Đề xuất:
- Ban giám hiệu các nhà trường cần quan tâm sâu sát và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí.
- Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội ngũ
giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm, cùng
nhau bổ sung phát triển đề tài cho hồn thiện.
Trong q trình nghiên cứu chun đề này, mặc dù tơi đã có rất nhiều cố gắng
nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp của q
thầy cơ để chun đề được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Liên Bảo, ngày 10 tháng 1 năm 2014
Người thực hiện đề tài:

Trần Thị Hương Giang


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SGV Địa lí lớp 8, 9
2. Hệ thống các phương pháp dạy học Địa lí ở trường THCS- NXB Giáo dục 2001
3. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THCS - NXB Giáo dục 2003
4. Thiên nhiên Việt Nam- Lê Bá Thảo (NXB Giáo dục 2002).
5. Địa lí tự nhiên Việt Nam I; Địa lí tự nhiên Việt Nam II; ( nhà xuất bản GD)
6. Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi 9 và tuyển sinh vào lớp 10 chuyên ( nhà xuất bản
ĐH sư phạm)
.

25


×