Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nâng cao năng lực vận động PHHS tham gia công tác XHH giáo dục qua thực tiễn chỉ đạo và quản lý nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.53 KB, 20 trang )

1

A-

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cơng tác quản lí giáo dục , công tác quy hoạch và xây dựng Cơ sở
vật chất (CSVC) có một vai trị và sự tác động rất lớn đến hiệu quả , chất
lượng đào tạo và các hoạt động kháccủa một cơ sở giáo dục . Việc tìm ra
các giải pháp , biện pháp để cải thiện môi trường học tập , nâng cao chất
lượng CSVC nhà trường là một nhiệm vụ bức bách , cấp thiết đòi hỏi vai trò
trách nhiệm và các kế sách… của Hiệu trưởng nhằm thu hút các nguồn đầu
tư cho nhà trường là hết sức quan trọng .
Năm 2004 , bản thân nhận quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường tiểu
học EaWy . Đứng trước thực trạng CSVC , Chất lượng – hiệu quả giáo dục
của nhà trường còn nhiều bất cập cần phải giải quyết …Bản thân hết sức trăn
trở khi tiếp nhận cơng việc với bộn bề khó khăn . Những câu hỏi “Mình có
thực sự quyết tâm mang lại sự thay đổi không , bất chấp những yêu cầu
khác về thời gian? Nếu không , tại sao không ? Điều gì xác nhận quyết
tâm của mình ? Nếu khơng phải mình , ai sẽ là người dẫn đầu ” luôn ám
ảnh trong tiềm thức , mọi lúc , mọi nơi nhằm cải thiện CSVC nhà trường, từ
đó làm bàn đạp thúc đẩy hoạt động chất lượng – hiệu quả đào tạo và các
hoạt động khác của nhà trường . Với những trăn trở của mình sau một thời
gian cân nhắc , tôi đã xây dựng kế hoạch nhiệm kì 2004-2009, với mục tiêu
đưa nhà trường ra khỏi tốp yếu trên bản đồ giáo dục của huyện nhà .Trên cơ
sở kế hoạch do bản thân hoạch định trong chiến lược phát triển nhà trường
theo thứ tự ưu tiên thì CSVC là ưu tiên số 1 trong kế hoạch đề ra .
Để đạt được mục tiêu đề ra , công tác tuyên truyền vận động Xã hội hóa
(XHH) được xác định là ưu tiên đặc biệt . Để công tác huy động XHH có
hiệu quả và đúng luật ,bản thân đã tìm tịi các văn bản hưỡng dẫn về cơng
tác XHH , các tài liệu kiên quan tới công tác tuyên truyền vận động quần


chúng …Các văn bản được bản thân nghiên cứu kĩ trước khi tiến hành kế


2

hoạch gồm : Quyết định số 278/1992/QĐBGD&ĐT ngày 21tháng 02
năm 1992 ban hành Điều lệ Hội CMHS ; QĐ 11/2008/QĐBGD&ĐT thay
thế QĐ 278 ; Nghị quyết só 90/CP ngày 21-8-1997 về phương hướng và
chủ trương XHH các hoạt động GD , Y tế , văn hóa ; Nghị định 24/CP
và một số tài liệu có liên quan như Nghị quyết HĐND tỉnh , huyện ,xã ; Các
chủ trương – giải pháp về công tác phát triển sự nghiệp giáo dục – y tế của
Đảng – Chính quyền các cấp để làm cơ sở cho các kế hoạch thực hiện ý
tưởng của bản thân về việc quyết tâm thay đổi bộ mặt của nhà
trường về mọi mặt . Trong khuôn khổ của đề tài này , bản thân chỉ nêu
những nét cơ bản trong công tác XHH giáo dục của nhà trường trong 6
năm qua .
1. Lí do chọn đề tài ; Bức xúc trước tình trạng CSVC trường học thiếu
thốn , cảnh quan sư phạm thiếu tính giáo dục thẩm mỹ , ý thức tham
gia cơng tác giữ gìn VS , cảnh quan trường học của học sinh chưa
cao ; Cơng tác phối hợp 3 mơi trường giáo dục cịn nhiều bất cập , hạn
chế kéo theo sự yếu kém về chất lượng , hiệu quả đào tạo và hàng loạt
các hoạt động khác .
2. Mục đích ngiên cứu : Nghiên cứu để tìm ra giải pháp tài chính cho
cơng tác xây dựng CSVC , từng bước nâng cao chất lượng CSVC và
môi trường cảnh quan sư phạm trường học theo tinh thần “Nhà nước
và nhân dân cùng làm” để đáp ứng yêu cầu cho công tác dạy và học ,
đặc biệt là đảm bảo CSVC tối thiểu cho công tác dạy học chương trình
tiểu học 2000.
3. Đối tượng nghiên cứu : Gồm 4 nhóm đối tượng được nghiên cứu .
Đó là :

+ Nhóm 1 : Phụ huynh học sinh .
+ Nhóm 2 : Giáo viên chủ nhiệm .
+ Nhóm 3 : Học sinh .


3

+ Nhóm 4 : Các lực lượng xã hội khác .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu :
a. Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của PHHS , đặc biệt là PHHS dân
tộc trong việc con em đến trường học tập trong điều kiện CSVC
hết sức khó khăn và quan điểm của họ trong công tác này .
b. Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của GV với chủ đề “ảnh hưởng
của CSVC , môi trường học đường đối với chất lượng , hiệu
quả của cơng tác dạy - học và duy trì sĩ số ”
c. Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của HS học tập ở trong 2 mơi
trường CSVC , đó là Tương đối đảm bảo ( Các phòng học cấp
4) và thiếu thốn ( các phòng học tạm ).
d. Nghiên cứu đặc điểm tâm lí , thái độ của các lực lượng xã hội
khác đối với công tác xây dựng CSVC và môi trường cảnh quan
sư phạm nhà trường .
Nhiệm vụ chính để nghiên cứu là tìm ra tiếng nói thống nhất trong công tác
XDCSVC và cảnh quan sư phạm học đường đồng thời hiểu rõ về mục đích
của việc làm đó “ Làm cho ai ? Ai sẽ được hưởng lợi trực tiếp ? Cá nhân
được gì trong việc này ? Trách nhiệm của cá nhân , PHHS , GV và các
tổ chức xã hội trong việc này ? “
5. Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp trắc nghiệm , phỏng
vấn trực tiếp ; tham quan thực tế và phương pháp so sánh rút kinh nghiệm.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Đặc điểm tình hình của khách thể nghiên cứu .
Trường tiểu học Eawy là một trường được thành lập từ năm 1989 , được
tách từ trường tiểu học EAWY 1 ( Trần Quốc Toản hiện nay ), phụ trách
công tác GD của các thôn 6a,b,c ; 7a,b ; 8a,b ; thôn 9 và 1 phần của thôn 5b ,


4

1b . địa bàn quản lý rất rộng , tỷ lệ HSDT chiếm cao , công tác đầu tư cho
xây dựng CSVC nhà trường từ nguồn ngân sách là rất hạn c
hế .
Kể từ khi thành lập đến năm 2004 , nhà trường mới được đầu tư
XDCSVC từ nguồn ngân sách là 6 phịng học . Trong khi đó quy mô nhà
trường phát triển rất mạnh ( Tách trường Lê đình Chinh năm 1998 , tách
trường Bùi Thị Xuân năm 2005) , số phòng học tạm bợ cao , CSVC nghèo
nàn , khn viên nhà trường khơng có sự quy hoạch dẫn đến cảnh quan nhà
trường thiếu tính thẩm mỹ . Thực hiện sự chỉ đạo của ngành , vận dụng các
văn bản pháp quy của nhà nước quy định , nhà trường đã đặt chỉ tiêu chiến
lược hàng đầu cho công tác xây dựng CSVC và quy hoạch , cải tạo cảnh
quan sư phạm nhà trường .
2. Nguyên nhân .
Trên cơ sở thực trạng trường lớp như đã nêu , ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng và hiệu quả giáo dục nên bản thân đã xây dựng kế hoạch mang tính
chiến lược – lâu dài , đó là : “Huy động sức dân , tranh thủ sự hỗ trợ của
nhà nước và địa phương xây dựng CSVC và cải tạo cảnh quan môi
trường sư phạm từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo
mang tính bề vững ” . Kế hoạch này được thông qua cấp ủy Đảng , chính
quyền địa phương để xin chủ trương và thông qua HĐSP nhà trường , Hội
PHHS để phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm mục đích từng bước nâng
cao chất lượng CSVC trường – lớp học phục vụ cho nhà trường nói riêng và

sự nghiệp giáo dục nói chung .
3. Những biện pháp lớn
a- Biện pháp tác động của chủ thể .
Từ những trăn trở , bức xúc trong công tác XDCSVC nhà trường bản
thân tôi đã mày mị , tìm hiểu các phương pháp , biện pháp . Tranh thủ
những ý kiến chỉ đạo của cấp trên , vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo
sao cho phù hợp với thực tiễn để áp dụng . Trên thực tế , HS trường EaWy


5

khơng phải đóng góp các khoản thu cho cơng tác xây dựng bởi các em là
HSDTTS tuy nhiên bên cạnh đó , chúng ta cịn Nghị định 24 /CP về việc
“Huy động và sử dụng nguồn kinh phí tự nguyện từ sức dân để xây dựng cơ
sở hạ tầng”
• Đối với PHHS và BCH Hội PHHS.
Sau khi xin chủ trương và được sự đồng ý của các cấp ngành có liên
quan , bản thân vạch ra kế hoạch họp PHHS để thăm dị ý kiến thơng qua
phương pháp phỏng vấn trực tiếp PHHS đồng thời chưng cầu ý kiến , giải
pháp của PHHS trong công tác cải thiện và nâng cao chất lượng CSVC nhà
trường .
Với đặc điểm tâm lí của đồng bào dân tộc là đơn giản , dễ hiểu và
thực tế nên trong các cuộc họp , bản thân luôn nêu ra những cái lợi , cái hại
gần gũi , cụ thể để bà con dễ hiểu , thông cảm , chia sẻ những trăn trở , bức
xúc của nhà trường về thực trạng CSVC . Từ đó tạo được sự đồng tình ,
hưởng ứng của bà con .
- Quy trình bầu BCH Hội PHHS ( Thực hiện đúng theo quy định tại
Điều lệ Ban địa diện CMHS – Điều 3) .
Sau khi tranh thủ được đại đa số ý kiến của bà con , việc tiếp theo mà
bản thân trăn trở là “ Làm sao để bà con tin tưởng , nhìn thấy hiệu quả của

cơng tác huy động và thể hiện được tinh thần dân chủ trong công tác này ?” .
Bước 1 – Công tác chuẩn bị nhân sự : Việc giới thiệu nhân sự cho
BCH Hội được chuẩn bị kĩ lưỡng , chu đáo . Đầu tiên , các lớp bầu chi hội
PHHS , có chi hội trưởng – chi hội phó và ủy viên . Mọi giao dịch , thắc mắc
, đóng góp ý kiến xây dựng … sẽ thông qua chi hội để chuyển tải tới nhà
trường .
Bước 2- Định hướng giới thiệu nhân sự : Sau khi có các chi hội , nhà
trường tiến hành họp PHHS toàn trường giới thiệu nhân sự. Với một địa bàn
quản lí rất rộng , nếu chỉ có một vài cá nhân thì khơng thể đôn đốc tốt hoạt


6

động của hội nên trong cuộc họp PHHS đầu năm , bản thân đã đưa ra ý
tưởng “Mỗi thôn giới thiệu cho một đại diện vào BCH hội PHHS” để thành
lập BCH hội lâm thời sau đó sẽ tiến hành họp phiên họp đầu tiên bầu ra các
chức danh , phân công nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hành động trong
nhiệm kì 1 năm.
Bước 3 - Bầu ban đại diện CMHS : Ý tưởng đưa ra được hưởng ứng
triệt để của PHHS và BCH hội PHHS ra đời mà đại diện là những người có
uy tín , năng lực trong công tác vận động quần chúng và đề nghị PHHS tiếp
tục giới thiệu và bầu BCH trực tiếp điều hành các hoạt động của Hội thơng
qua hình thức biểu quyết bằng tay.
Bước 4 – Xây dựng quy chế làm việc giữa BGH – Ban đại diện
CMHS và các chi hội : Sau khi thành lập hội ,vấn đề cấp bách đặt ra là tham
mưu như thế nào ? Làm cái gì trước , cái gì sau ?…Thơng qua cơng tác tham
mưu với các cấp ngành , các lực lượng xã hội khác như hội người cao tuổi ,
CCB … , học hỏi các đơn vị bạn và cân nhắc với điều kiện thực tế nhà
trường để đưa ra phương pháp phù hợp với thực tiễn .
- Quy chế làm việc:

Để Hội PHHS thực sự phát huy hiệu quả , tính nhạy bén , năng động
và phản ánh tính khách quan của công tác này , bản thân đã chủ động xây
dựng quy chế phối hợp trong công tác điều hành , giám sát lẫn nhau . Cụ
thể : Nhà trường trao quyền quản lí tài chính và chủ động tổ chức chi cho
các hoạt động nhà trường và hợp đồng xây dựng các cơng trình cho BCH
Hội . Về phía nhà trường có trách nhiệm tham mưu , cố vấn trong cơng tác
nghiệp vụ tài chính , đơn đốc cơng tác thu , tổ chức quản lí tài chính và giám
sát công tác chi của hội , tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm trong cơng tác
tài chính cũng như các hoạt động khác .


7

BGH nhà trường , bộ phận tài vụ và Hội PHHS có trách nhiệm sơ kết
– tổng kết hoạt động tài chính bằng văn bản kiểm tra , Hội PHHS có trách
nhiệm cơng khai tài chính trước các cuộc họp PHHS tồn trường theo định
kì 2 lần / năm học (Cuối kì 1 và tổng kết năm học ) đồng thời có trách nhiệm
giải trình về các câu hỏi chất vấn về cơng tác chi , chất lượng các cơng
trình . Tổ chức công khai các khoản nợ và xin ý kiến của PHHS về các biện
pháp thu để trả nợ … đồng thời có trách nhiệm đơn đốc nhắc nhở PHHS
trong công tác thu – nộp , được quyền cho HS miễn hoặc giảm trong điều
kiện gia đình có hồn cảnh khó khăn về kinh tế.
Nhìn chung trong cơng tác phối hợp và công tác tham mưu cũng như
hiệu quả làm việc của hội đã tạo được ra niềm tin từ PHHS . Đây là 1 yếu tố
lớn nhất dẫn đến thành công của nhà trường trong công tác XDCSVC .
- Hình thức vận động và định hướng
Với vai trò là thủ trưởng cơ quan , chịu trách nhiệm chính trong tồn
bộ các hoạt động của nhà trường , Vì vậy , địi hỏi Hiệu trưởng phải thật sự
tâm huyết với công việc đồng thời phải nhanh nhạy trong cơng tác hoạch
định kế hoạch cũng như tầm nhìn chiến lược trong công tác quy hoạch tổng

thể để xây dựng nhà trường có tính mơ phạm , khoa học và tiết kiệm kinh
phí đầu tư , tránh tình trạng đầu tư nhưng khơng có hiệu quả sử dụng hoặc
chồng chéo dẫn đến thất thốt kinh phí của nhà nước và nhân dân .
Trên cơ sở thực trạng của nhà trường , hiệu trưởng cần trăn trở với
thực trạng đó . Cần có sự cân nhắc trước việc đi đến quyết định tham mưu
cho Hội để đề ra kế hoạch huy động sao cho hài hòa giữa nhu cầu của nhà
trường và điều kiện kinh tế hộ gia đình của PHHS , khơng nơn nóng đốt
cháy giai đoạn tạo ra những khó khăn trong việc đóng góp của PHHS làm
ảnh hưởng tới công tác huy động tối đa trẻ dến trường …Vì vậy việc tư vấn
trong cơng tác đầu tư là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của hiệu trưởng .


8

Xác định được tầm quan trọng trong công tác tư vấn của mình , bản
thân hết sức thận trọng trong các quyết định đầu tư . Để có một quyết định
đúng đắn và sát thực tiễn cần tranh thủ nhiều thông tin đặc biệt là sự phản
ánh của giáo viên , học sinh và thái độ của PHHS trước thực trạng đó . Sau
khi phân tích , tổng hợp các ý kiến cần có sự phân loại , xác định ưu tiên cho
từng nhiệm vụ và tìm các biện pháp tổng thể để thực hiện . Bước tiếp theo là
thông qua các tổ chức đoàn thể , HĐSP để lấy ý kiến đóng góp và điều chỉnh
trước khi đề xuất với Hội PHHS trình trước cuộc họp PHHS tồn trường
* Đối với học sinh .
Thông qua TPT Đội , GVCN lớp nhà trường tổ chức tuyên truyền ,
vận động và đặc biệt có hiệu quả là biện pháp cho các em tự so sánh khi
được học tập ở 2 môi trường tương đối đảm bảo và thiếu thốn sau đó cho các
em nêu cảm nghĩ . GVCN có định hướng cho học sinh để các em hiểu và
đóng vai trị cầu nối giữa gia đình ,nhà trường và Hội PHHS trong công tác
XDCSVC nhà trường . Đây cũng là 1 động lực rất quan trọng trong việc
thúc đẩy tiến độ thu huy động .

Đối với công tác tạo cảnh quan sư phạm , nhà trường giao trách nhiệm
cho TPT trong cơng tác tun truyền tới tịan thể HS trong trường về ý nghĩa
, hiệu quả của công tác trồng cây xanh trong khn viên nhà trường và việc
gìn giữ vệ sinh học đường . Công tác trồng cây lưu niệm được thúc đẩy
mạnh mẽ trong 2 năm học gần đây đối với HS cuối cấp . Hình thức tạo quỹ
trồng cây lưu niệm là việc tiết kiệm tiền ăn quà theo từng tuần ngay từ đầu
năm học , nhà trường có trách nhiệm quy hoạch và tạo ra lưu bút cho các em
nhằm giáo dục ý thức cộng đồng và cải tạo môi trường trong mỗi học sinh .
Việc tuyên truyền trong cơng tác trồng cây và giữ gìn vệ sinh được
tiến hành thường xuyên , liên tục trong tất cả các khối lớp , tùy theo năng lực
của từng khối lớp để giao việc như HS khối 1,2 do cịn nhỏ , các em có trách
nhiệm cung cấp phân bón , HS khối 3 có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh học


9

đường , HS khối 4,5 có trách nhiệm đào hố , trồng và bảo quản cây . Công
việc được giao đến từng lớp và phân công trách nhiệm rõ ràng .
Tóm lại : Cơng tác giáo dục Vệ sinh mơi trường là một hoạt động mà
nhà trường phải thực hiện bởi thông qua công tác này sẽ giáo dục các em
tinh thần lao động , biết trân trọng , nâng niu những gì do mình làm ra đồng
thời giáo dục các em ý thức cải tạo và bảo vệ môi trường sống xung quanh .
Chính vì xác định rõ ràng mục tiêu nên nhà trường đã đạt được những thành
công lớn trong cơng tác này.
• Đối với GV : Cơng tác tuyên truyền , vận động các nguồn thu được
gắn liền với công tác thi đua và quyền lợi của mỗi GV . Việc thay đổi vị trí
và địa điểm cơng tác ( Phịng học ) gắn liền với kết quả đào tạo và công tác
tuyên truyền vận động xã hội hóa của GV đó . Gắn trách nhiệm với quyền
lợi của từng giáo viên với công tác tuyên truyền vận động XHH . Nếu trong
năm học trước , giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác tuyên

truyền vận động PHHS , thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp
3 môi trường giáo dục dẫn đến khơng đạt chỉ tiêu đề ra thì năm học sau nhà
trường sẽ bố trí vào phịng học mà điều kiện CSVC thiếu thốn , khó khăn để
GV tự ý thức được vai trị trách nhiệm của bản thân trong cơng tác tuyên
truyền XHH giáo dục đồng thời GV sẽ thấy được việc huy động XHH để
xây dựng CSVC là việc làm hết sức cấp bách và ý nghĩa thiết thực liên quan
tới quyền lợi của bản thân , nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục của mình .
Nhà trường tham mưu với cấp ủy Đảng , chính quyền địa phương và
BCH Hội PHHS trong công tác khen thưởng đối với những giáo viên thực
hiện tốt nhiệm vụ . Song song với việc khen thưởng động viên , nhà trường
chú trong vào công tác kiểm tra giám sát nhằm ngăn chặn và xử lí kịp thời


10

các biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác thu hoặc chiếm
dụng nguồn thu của PHHS được tiến hành thường xuyên nhằm điều chỉnh
kịp thời những dấu hiệu vi phạm hoặc ảnh hưởng tới tiến độ thu của giáo
viên làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường cũng như tác động xấu đén
công tác XHH của nhà trường .
* Đối với các lực lượng xã hội khác .
Tăng cường công tác tuyên truyền , vận động để mọi lực lượng được
tham gia công tác tuyên truyền , vận động XHH . Hoạt động này được thể
hiện qua cơ cấu của Hội PHHS , nòng cốt của BCH hội được nhà trường
định hướng khi giới thiệu trong đó có đủ cơ cấu của các tổ chức chính trị ,
đồn thể như bí thư chi bộ , Hội phụ nữ , thôn trưởng , Hội CCB … của tất
cả các thôn trong địa bàn tuyển sinh của nhà trường . Bản thân và BCH hội
PHHS thường xuyên theo dõi kế hoạch họp dân tại các thơn để có mặt nhằm
tuyên truyền , vận động công tác XHH . Bên cạnh đó , nhà trường cịn tranh

thủ sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế đóng chân trên địa bàn vào cuộc . Kết
quả của hoạt động này được đáp lại bằng việc tài trợ gần 300 cây giống các
loại của Lâm trường Eawy ; Đội cao su Eawy , các doanh nghiệp hỗ trợ tài
chính trong các hoạt động phong trào của nhà trường dặc biệt là kinh phí
tham gia các hội thao – hội diễn tại huyện .
Trên đây là báo cáo của chủ thể hoạt động trong cơng tác xã hội hóa
giáo dục . Tuy nhiên , để có thành cơng có một phần đóng góp rất lớn của
khách thể . Để động viên được khách thể tham gia một cách chủ động , sáng
tạo , bản thân đã sử dụng các biện pháp như sau
b- Nhóm biện pháp thu hút khách thể tham gia .
+Động viên , khen thưởng kịp thời .
+ Lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách thể để có biện pháp điều chỉnh
kịp thời nhằm phát huy tính tích cực , hạn chế tiêu cực .Thường xuyên quan
tâm tới hoạt động này để tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất cho công việc .


11

+ Đề nghị với Hội cho phép miễn giảm và tài trợ từ nguồn thu cho
những học sinh có điều kiện đặc biệt khó khăn có điều kiện đến trường .
+ Sử dụng các biện pháp nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những trường
hợp khơng có tinh thần tham gia . Cụ thể trong năm học này , do điều kiện
sản xuất nông nghiệp gặp nhiều bất lợi nên tiến độ đóng góp rất chậm.Sau
khi nhận định tình hình , bản thân đã trao đổi với BCH hội và tiến hành điều
chỉnh khách thể như sau :
B1 : Mời tất cả các PHHS chưa nộp các khoản đóng góp về gặp nhà
trường .
B2 : Mời tất cả các PHHS có mặt đi thăm quan khuôn viên trường .
B2 : Mời tất cả các PHHS cho ý kiến về những thay đổi của nhà
trường so với đầu năm học .

B4 : Mời tất cả các PHHS chủ dộng trình bày điều kiện , hồn cảnh ,
lí do chưa đóng góp theo nghị quyết ...
B5 : Động viên , phân tích thiệt hơn và đề nghị PHHS cố gắng tạo
điều kiện phối hợp với BCH hội và nhà trường .
Kết quả đạt được rất khả thi , sau 10 ngày có 80% số PHHS đã nộp
đầy đủ hoặc được một nửa .
Tuy nhiên , việc vận động đóng góp khơng phải lúc nào cũng thuận
lợi , đặc biệt trong thời gian sau tết nguyên đán và giáp hạt vì phần lớn
PHHS là nông dân , thu nhập thấp phụ thuộc vào ùa vụ . Vì vậy ,trong một
số trường hợp do nhu cầu cấp bách nhưng việc huy động không khả thi thì
nhà trường huy động ngày cơng . Để hồn thành công việc (Cải tạo sân
trường ; Làm vườn trường ; Di dời phịng học …) nếu th thì mỗi HS phải
đóng góp 100.000đ trong khi đó , sức dân có thể đảm nhận được nhiệm vụ
này . Vì vậy , thay bằng đóng tiền thì PHHS đóng góp ngày cơng cùng với
CBGV-CNV nhà trường lao động XHCN . Hoạt động này cực kì hiệu quả
bởi nó tạo ra một sự gắn kết , thông cảm , chia sẻ giữa các thầy co giáo với


12

PHHS từ đó tạo ra tiếng nói chung , đó là “Tất cả vì tương lai con em chúng
ta ” .
Chính từ những hoạt động và các biện pháp điều chỉnh nêu trên mà
nhà trường và Hội đã làm tốt công tác huy động để XDCSVC nhà trường .
4. Kết quả nghiên cứu và triển khai thực hiện.
Thông qua quá trình tìm tịi , nghiên cứu và thực hiện thử nghiệm . Thận
trọng trong thử nghiệm , điều chỉnh khiếm khuyết trong quá trình thực
nghiệm tiến tới áp dụng đại trà trong nhiệm kì 2004-2009 .Từ hiện trạng khi
nhận nhiệm vụ (2004) CSVC nhà trường gồm có :
• Phịng học cấp 4 : 8 phòng ; phòng học tạm : 3 phịng .

• Khơng có hàng rào bảo vệ , khơng có giếng nước .
• 100% sân trường là sân đất , cảnh quan sư phạm đặc biệt là hệ thống
cây xanh gần như khơng có .
• Khơng có khu vực nhà hiệu bộ , phòng làm việc , thư viện , nhà vệ
sinh …
• Trang thiết bị dạy học nghèo nàn , lạc hậu , thiếu thốn với muôn vàn
khó khăn thách thức .
Tính đến nay (2010 ) nhà trường đã có hệ thống CSVC như sau :
* Phịng học : 15 phịng , trong đó có 12 phịng học kiên cố ; 03
phòng học cấp 4 ; 100% phịng học được trang bị bảng chống lóa
đạt tiêu chuẩn do BGD&ĐT quy định .
• Phịng làm việc gồm : 01 dãy nhà hiệu bộ gồm 5 phòng làm
việc và 01 hội trường .
• Phịng chức năng gồm 2 phịng thư viện – thiết bị ; 01 phòng y
tế học đường ; 01 phòng hoạt động truyền thống nhà trường .
• Hàng rào : Có 400 m hàng rào kiên cố , có cổng đảm bảo an
tồn cho cơng tác an ninh học đường .


13

• Cơng trình vệ sinh – nước sạch bao gồm : 01 Nhà vệ sinh tập
thể cho HS nam và học sinh nữ riêng biệt ; 01 nhà vệ sinh cho
GV ; 02 giếng nước ; 02 tháp cấp nước .
• Có 02 giếng nước , bơm điện phục vụ cho sinh hoạt của nhà
trường , Gv ở nội trú , đặc biệt phát huy hiệu quả trong công tác
chăm sóc cây xanh .
• Có hệ thống điện thoại – internet tại tất cả các phòng làm việc ,
điện chiếu sáng , quạt điện ở tất cả các phòng học , phòng chức
năng và hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ , 05 máy vi tính , hệ

thống tủ hồ sơ lưu giữ tài liệu …
• Có đủ bàn ghế học tập cho HS học 2 ca trong đó có 40% bàn
ghế đạt chuẩn . 100% các phòng học được trang bị tủ đựng
đồ dùng học tập .
• Có sân chơi đổ bê tông ( 2.500m 2 ) và bãi tập cho học sinh .
Quy họach sân chơi thành 2 khu vực , KV tập trung dành
cho các ngày lễ và khu vực vui chơi sau các tiết học ( KV
này được trồng hoa , cỏ và rất nhiều cây bóng mát ) , có sân
bóng chuyền , nhà ở cho bảo vệ nhằm bảo vệ tốt CSVC nhà
trường .
• Hệ thống cây xanh , cây cảnh và cây chắn gió được quy
hoạch ( Dựa trên sự tham khảo của lãnh đạo PGD và một số
mơ hình sân trường chuẩn quốc gia ) một cách khoa học .
Với những nỗ lực vượt bậc trong công tác xây dựng CSVC , nhiều
năm liền nhà trường được UBND huyện tặng giấy khen về thành tích
XHHGD , cá nhân được cơng nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở , PHHS
tin tưởng tuyệt đối vào các chủ trương vận động XHH của nhà trường.


14

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong công tác XHH về
CSVC làm tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của nhà trường . Năm
2009 , nhà trường được công nhận trường Chuẩn quốc gia mức độ 1 ,
tiêu chí CSVC – trang thiết bị dạy học được ghi nhận và đánh giá cao
đặc biệt từ lãnh đạo SGD –ĐT ĐăkLăk .Để có những thành tựu đó , cá
nhân cùng tập thể nhà trường đã phải nỗ lực , trăn trở để tìm ra các biện
pháp , giải pháp thực hiện nhiệm vụ với mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất
trong các hoạt động , đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng CSVC nhà trường
.

C- PHẦN KẾT LUẬN .
1. Tính khả thi và phạm vi áp dụng
Dựa trên những cơng việc đã làm và những thành tích mà nhà
trường đã và đang đạt được . Trong nhiệm kì 2004-2009 , bản thân cùng
với tập thể BGH-HĐSP nhà trường ; Hội CMHS đã tiến hành huy động
từ nhân dân hàng tỷ dồng cùng hàng trăm ngày công lao động để
đầu tư cho nhà trường nhưng khơng hề có đơn thư tố cáo , kiến nghị …
về hoạt động này như ở một số đơn vị khác đồng thời niềm tin và sự ủng
hộ của nhân dân về sức người , sức của với nhà trường ngày càng tăng
theo từng năm học . Chính vì vậy , tơi mạnh dạn khẳng định rằng “Kinh
nghiệm này mang tính khả thi !Kinh nghiệm này có tính khả thi cao
hơn nếu được sự đóng góp và linh hoạt vận dụng khi sử dụng nó sao
cho phù hợp với đặc thù của nơi mà người quản lí vận dụng nó .
Phạm vi áp dụng , có thể áp dụng vào bất cứ đơn vị trường học nào
nếu thủ trưởng đơn vị thực sự tâm huyết , công tâm trong công
tác này ”.
2. Bài học kinh nghiệm .
• Thực hiện triệt để lời dạy của Bác Hồ kính yêu


15

“Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Và “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém
thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng”.
• Trong cơng tác này hoặc bất cứ hoạt động nào của nhà trường đòi
hỏi người đứng đầu phải gương mẫu , nhiệt tình , có quyết tâm và
niềm tin vào thành công của kế hoạch đồng thời phải thổi được
niềm tin đó vào tập thể CBGV-CNV trong nhà trường , HS và

PHHS . Phải biết tạo niềm tin thông qua kết quả của cơng việc.
• Thủ trưởng đơn vị phải là người “Đứng mũi chịu sào” , là người
phát động và hoạch định kế hoạch để thúc đẩy phát triển đồng
thời phải thực sự là chỗ dựa vững chắc cho tập thể khi kế hoạch
khơng thành hoặc có sự trục trặc trong q trình thực thi nhiệm vụ
• Phải biết đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân ; dám
nghĩ dám làm , dám hi sinh vì tập thể . Phải chịu trách nhiệm
trước quyết định của mình trước cấp trên , GV và PHHS .
• Phải tôn trọng tập thể , lắng nghe ý kiến phản hồi để điều chỉnh kế
hoạch tránh rơi vào tình trạng chuyên quyền ,độc đoán . Trước khi
ra quyết định cần thận trọng cân nhắc thiệt – hơn . Đặc biệt trong
công tác này , cần chú ý đến điều kiện kinh tế của PHHS để đề ra
các chủ trương nhằm đưa ra những tham mưu tốt nhất , khả thi
nhất cho Ban đại diện CMHS triển khai trước cuộc họp PHHS
• Tơn trọng PHHS , lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ để tổ
chức miễn – giảm hợp lí đối với những PHHS có điều kiện khó
khăn hoặc có đơng con học trong nhà trường.
• Khơng quan liêu , hách dịch , không giáo điều trong công tác
tuyên truyền , vận động mà phải bằng việc làm cụ thể với tất cả
tâm huyết của mình . Hãy nhớ rằng , với người dân , khơng có lời


16

lẽ hoa mỹ nào của người lãnh đạo có thể thay thế được việc làm
cụ thể, thiết thực. Việc làm tốt thì dân tin và ngược lại .
• Khơng tự cao , tự đại khi thành công ; không tự ty , chán nản khi
thất bại ! Bởi thủ trưởng khơng chỉ là người thủ trưởng trong cơng
việc mà cịn phải thực sự là thủ lĩnh tinh thần của cơ quan .
• Phải có suy nghĩ và tầm nhìn mang tính chiến lược “Đi trước đón

đầu” trong cơng tác quy hoạch cũng như công tác tham mưu với
cấp trên sao cho thấu tình đạt lí để tranh thủ được sự đồng thuận
của cấp trên với đề xuất tham mưu của mình .
3- Lời kết
Trong quá trình tổ chức thực hiện , những kế hoạch của bản thân
chủ yếu là dựa trên suy nghĩ chủ quan và tự điều chỉnh cho phù hợp nên
không thể tránh khỏi những bất cập , thiếu sót hoặc những phương pháp
tổ chức chưa tối ưu . Bản thân tơi rất mong có sự đóng góp ý kiến từ
phía cơ quan chủ quản và những đồng chí , đồng nghiệp có tâm huyết
với ngành GD để kinh nghiệm này được hồn hảo , có thể áp dụng rộng
rãi trong những khu vực có điều kiện tương tự như trường tiểu học
EaWy.
Trên thực tế , tác dụng của đề tài này ảnh hưởng rất lớn tới công
tác xây dựng CSVC và tạo cảnh quan sư phạm cho nhà trường mà nó cịn
có tác dụng giảm bớt áp lực từ nguồn chi ngân sách cho sự nghiệp GD .
Dựa trên kết quả của nhà trường , nếu ỷ lại hoặc trông chờ vào đầu tư
ngân sách nhà nước để xây dựng các hạng mục mà nhà trường đã làm thì
hết hàng tỷ đồng . Số tiền này đủ để xây dựng nhiều phịng học cho
những khu vực có điều kiện khó khăn hơn . Mặt khác , nó cịn có tác
dụng GD ý thức cho các em biết bảo quản và giữ gìn tài sản chung . Đề
tài này cịn tạo ra được tiếng nói chung của cộng đồng trong sự nghiệp


17

giáo dục , nó tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa 3 môi trường giáo dục
tăng thêm hiệu quả của công tác giáp dục .
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã thực hiện và đã
được kiểm nghiệm trên thực tiễn . Nó mang tính khả thi cao , nếu chúng
ta biết tạo ra tiếng nói đồng nhất giữa PHHS , nhà trường và các lực

lượng trong xã hội . Với tinh thần học hỏi , cầu thị , bản thân tôi tha thiết
đề nghị các cấp ngành có ý kiến đóng góp để đề tài này có thể áp dụng
rộng rãi nhằm mục đích từng bước nâng cao chất lượng CSVC của ngành
GD huyện nhà tiến tới hòa
nhịp với sự nghiệp giáo dục của tỉnh và của tồn quốc thực hiện thành
cơng “ Chiến lược phát triển giáo dục Việt nam đến năm 2020 ”.
Để có được thành công như ngày hôm nay , cá nhân tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn vơ hạn đối với lãnh đạo PGD & ĐT EaHleo và cấp ủy
Đảng , chính quyền địa phương bởi mỗi bước đi của cá nhân , của tập
thể trường tiểu học EaWy đều có những lời động viên , những ánh mắt
dõi theo bước đi của chúng tôi kể từ khi chập chững đến lúc vững vàng
, trưởng thành như ngày hôm nay . Để tri ân những tình cảm đó , cá
nhân tơi và tập thể nhà trường tiếp tục làm việc hết mình , năng động
sáng tạo trong tư duy điều hành để nhà trường đạt được mục tiêu
“Chuẩn mức độ 2” vào năm 2015 . Xin chân thành cám ơn .
Eawy ngày 30 tháng 12 năm 2010
Người viết

PHẠM ĐÌNH KIỆM


18

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI .
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


19

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….


20

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-

Các Quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành về
Điều lệ Ban đại diện CMHS ( số 278/1992/ QĐ- BGD&ĐT ; số
11/2008/QĐ-BGD&ĐT)

2-

Nghị quyết số 90/CP ngày 21-8-1997 về phương hướng
và chủ trương XHH các hoạt động GD, Y tế , văn hóa.

3-

Các nghị quyết của HĐND tỉnh ĐăkLăk , huyện
EaHleo ,xã Eawy về phát triển sự nghiệp giáo dục .

4-

Hệ thống những văn bản về chủ trương , chính sách
phát triển giáo dục Việt nam đến năm 2020 – NXB Lao động – xã
hội .


5-

Quản trị hiệu quả trường học ; Điều hành các hoạt động
trong trường học – Dự án SREM .

6-

Cẩm nang Nghiệp vụ quản lý trường học ( Lê Quỳnh –
NXB Lao động – xã hội )

7-

Trích dẫn một số câu nói của Hồ Chủ Tịch và một số tài
liệu khác trên các kênh thông tin .



×