Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến dạy học tích hợp trong một số tác phẩm kí ngữ văn 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.2 KB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM

Tên sáng kiến:

DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
KÝ NGỮ VĂN 12

Tác giả sang kiến: Nguyễn Thị Thúy
Mã sáng kiến: 095101

Tam Dương, tháng 1 năm 2018
1


1. Lời giới thiệu:
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục trung học của nước ta hiện nay là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ
năng cơ bản nhằm phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Và để thực hiện
được mục tiêu đó, chương trình giáo dục Việt Nam nói chung và chương trình
cấp THPT nói riêng đang khơng ngừng cải tiến và đổi mới cả về nội dung và
phương pháp giảng dạy. Một trong những thay đổi của việc dạy học trong nhà
trường là dạy học theo hướng tích hợp, liên mơn. Đây chính là một hình thức


dạy học mới nhằm định hướng, hình thành một số năng lực cho người học, thực
hiện yêu cầu giảm tải và tránh trùng lặp về kiến thức giữa các mơn học.
Có thể nói dạy học theo hướng tích hợp là một xu hướng đang được nhiều
nước trên thế giới chú trọng. Còn ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đang đổi
mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo như hiện nay thì dạy học theo
hướng tích hợp là một hướng đi đúng đắn và tất yếu. Chương trình THPT môn
Ngữ văn do Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo đã chỉ rõ: “Lấy qua điểm tích hợp
làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và
lựa chọn phương pháp dạy học”. Như vậy ở nước ta hiện nay vấn đề đặt ra
trong lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn là phải tiếp cận, nguyên cứu và
vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm góp phần thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ mơn.
Ngồi việc dạy học tích hợp những nội dung trong các phân mơn của mơn
Ngữ văn thì trong hoạt động dạy học hiện nay, chúng ta còn tích hợp với một số
nội dung khác như: mơi trường, kĩ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cũng như kiến thức của một số môn học như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng
dân…. Trong thực tế dạy học những nội dung này đều là những kiến thức quan
trọng cần thiết trong việc giáo dục, bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho người
học. Do đó dạy học tích hợp là một tất yếu trong nhà trường THPT hiện nay.
Bên cạnh những lí do trên trong thực tế giảng ở trường phổ thông những
năm qua, tôi nhận thấy dạy học tích hợp là cách thức dạy học có nhiều ý nghĩa
tích cực cho cả người dạy và người học. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian
học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được biểu hiện cô lập,
tách rời từng phương tiện kiến thức đồng thời phát huy tư duy biện chứng, khả
năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân
môn cụ thể trong chương trình theo nhiều cách khác nhau. Từ đó học sinh nắm
vững kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vũng hơn. Hơn nữa Ngữ văn lại là
mơn học có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều môn học khác. Vì thế trong dạy
2



học mơn học này có thể tích hợp được nhiều nội dung. Và cũng nhờ vào những
nội dung tích hợp ấy bài học Ngữ văn sẽ thêm phần hấp dẫn, thuyết phục.
Tuy nhiên, trong q trình dạy học khơng phải giáo viên nào cũng hiểu
hết được ý nghĩa của việc dạy học tích hợp. Vì thế dạy học tích hợp trong môn
Ngữ văn mặc dù đã được thực hiện nhưng chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi
kiến thức cần cung cấp trong môn Ngữ văn là không nhỏ trong khi thời gian để
thực hiện khi có nội dung tích hợp lại khơng thay đổi. Ngồi ra với đối tượng
học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo khả năng tiếp thu chậm nên nhiều
khi giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức văn học, ít chú ý
đến việc tích hợp những nội dung khác.
Từ thực tế trên kết hợp với những điều đã đúc kết được trong q trình
giảng dạy, tơi xin đưa ra một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong một số tác
phẩm trong mơn Ngữ Văn 10 nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và
đào tạo của bộ mơn.
1.2. Mục đích của đề tài.
Là một giáo viên dạy bộ mơn Ngữ văn, tơi hiểu rõ vai trị to lớn của văn
học. Với khả năng giúp con người có thể sống chan hoà, chiếm lĩnh được thiên
nhiên và nhận thức sâu sắc hơn về xã hội. Văn học giúp chúng ta hiểu biết,
khám phá và sáng tạo chủ thể xã hội, từ đó xây dựng tư tưởng, tình cảm, bồi đắp
tâm hồn con người. Nhờ có văn học mà chúng ta vươn tới cái Chân – Thiện –
Mỹ trong cuộc đời. Vì vậy để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả thì
dạy học theo hướng tích hợp là cách thức tối ưu. Qua đề tài này, tôi muốn giúp
học thấy được mối liên hệ giữa kiến thức môn Ngữ văn với các nội dung cũng
như những mơn học khác. Từ đó việc tiếp thu kiến thức của học sinh cũng trở
nên hệ thống, khoa học và sâu sắc hơn. Hơn nữa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu
và áp dụng dạy học theo hướng tích hợp, chúng tơi có thời gian tiếp cận cách
thức, phương pháp dạy học mới nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong bối cảnh hiện nay.
2. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm kí Ngữ văn 12 THPT

3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thuý.
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0989 879 061
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuý.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trong chương trình Ngữ văn ở bậc THPT có rất nhiều bài học, tiết học có thể
tích hợp. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu, tích hợp ở một
số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 12 THPT, Ban cơ bản. Cụ thể như sau:
3


STT

Tiết

1

46, 47

2

49

Tên bài
Người lái đị sơng Đà
(Nguyễn Tn)
Ai đã đặt tên cho dịng sơng
(Hồng Phủ Ngọc Tường)


Nội dung tích hợp
Lịch sử, Địa lí, GDCD, Kĩ
năng sống
Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm
nhạc, Kĩ năng sống

- Về phía học sinh, tơi lựa chọn 64 học sinh các lớp 12A3, 12A5 Trường
THPT Trần Hưng Đạo, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2017 – 2018.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017 - 2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
I. 1. Quan điểm tích hợp liên mơn trong dạy học nói chung.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc những thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hoà hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng
để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm
cho con người phát triển thiếu hài hoà cân đối.
Như chúng ta đã biết, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã
trở thành xu thế để xác định nội dung và chương trình dạy học ở nhiều nước trên
thế giới. Thực tiễn đã cho thấy việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học
đã giúp phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc
học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học những mơn hoc
được thực riêng rẽ.

Như vậy tích hợp chính là một trong những quan điểm giáo dục nhằm
nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có đủ phẩm chất và
năng lực để giải quyết vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Ở Việt Nam quan điểm dạy học tích hợp cũng đã xuất hiện từ những năm
đầu thế kỉ XXI. Và đến hiện nay quan điểm dạy học này đã được áp dụng trong
tất cả các cấp học và bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực. Đã có nhiều nội
dung được Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo đưa vào quá trình giảng dạy các môn
4


học như: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên,
môi trường, biên giới, biển, đảo, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh…
Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tích hợp cịn là sự lồng ghép những
mơn học khác có nội dung liên quan vào mơn học nào đó người giáo viên có thể
giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các môn học, từ đó có thể hiểu một
cách sâu sắc nội dung bài học. Ví dụ như khi dạy mơn Ngữ văn, giáo viên có thể
tích với kiến thức của các mơn: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân,…
Như vậy trong dạy học bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn học mới
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của mơn học.
I.2. Quan điểm tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn.
Đặc trưng bộ mơn Ngữ văn có khả năng lớn trong việc vận dụng PPDH
tích hợp:
- Mơn Ngữ văn là mơn học đặc thù có liên quan đến tất cả các lĩnh vực
trong đời sống vì vậy rất dễ dàng dùng kiến thức liên mơn để tìm hiểu tác phẩm
văn học.
- Mặt khác, những giá trị cơ bản của văn học là giá trị nhận thức, giá trị
giáo dục và giá trị thẩm mĩ do vậy, trong q trình dạy học mơn văn, người giáo
viên cũng dễ dàng hướng học sinh tới những nội dung giáo dục có liên quan vào
q trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp

luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thông...
- Nội dung, kiến thức, mục tiêu cần đạt ở ba mơn Đọc hiểu, Tiếng Việt,
Làm văn có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là
nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt và khả năng cảm thụ văn học cho học sinh.
Cả ba phân mơn là những mơn học có tính chất cơng cụ và có tính nghệ thuật,
liên quan đến việc sử dụng tiếng Việt. Cả ba phân môn đều do một giáo viên dạy
trên một đơn vị lớp nên việc tích hợp với tiếng Việt, Làm văn trong dạy văn
cũng thuận lợi hơn.
I.3. Đặc trưng của thể kí.
So với các thể loại văn học khác, sự phân loại trong kí có những phức tạp
về mặt cấu tạo cũng như việc xác định ranh giới thể loại. Bên cạnh kí văn học
vẫn tồn tại hàng hoạt các hình thức thơng tấn, ghi chép, miêu tả, kể chuyện hàng
ngày trong cuộc sống. Trong phạm vi của kí văn học, tình hình phân loại cũng
có nhiều khó khăn, dễ lẫn lộn. Từ các loại kí sự như phóng sự, kí sự, hồi kí,
truyện kí… đến các loại kí trữ tình như tùy bút, nhật kí, hoặc kí chính luận như
các dạng tiểu phẩm văn học, tạp văn, tạp kí,…đặc trưng loại hình của mỗi loại
5


cũng rất khác nhau. Thực ra, toàn bộ các thể kí đều do sự thâm nhập, kết hợp ở
những mức độ khác nhau giữa ba thành phần tự sự, trữ tình và chính luận. Tùy
theo tác giả dựa vào thành phần nào là chủ đạo, tính chất của thể loại kí do đó
cũng có thể thay đổi.
Đặc trưng của thể kí là tính xác thực. Tác phẩm kí thường khơng hư cấu
mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị
nổi bật trong cuộc sống để phóng bút. Nếu giáo viên chỉ thỏa mãn với những
kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí
diễn ra rất khơ khan, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm.
Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí địi hỏi sự

trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tơn trọng những sự kiện
xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết
kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà
sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm,
hành động, và khơng bao giờ qn miêu tả khung cảnh, gợi khơng khí.
Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm
thụ, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự cịn có những đoạn
thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái
thú vị của kí là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả được đan cài với việc
tái hiện đối tượng.
Những đặc trưng này của kí rất phù hợp cho việc dạy tích hợp liên môn.
II. Cơ sở thực tiễn.
II.1. Nhận thức về dạy học tích hợp.
Có thể khẳng định rằng dạy học tích hợp là một xu thế dạy học hiện đại.
Bởi vậy hầu hết giáo viên đang làm công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông
đều nhận thức được đây là một phương pháp, cách thức dạy học mang lại hiệu
quả tích cực. Hơn nữa Ngữ văn lại là mơn học có khả năng tích hợp được với
nhiều nội, nhiều mơn học khác nhau. Vì vậy trong q trình giảng dạy, giáo viên
đã có ý thức tìm hiểu và áp dụng.
Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến dạy
học tích hợp. Vì vậy, dưới sự quán triệt, chỉ đạo của Sở giáo viên ở các trường
phổ thông, các trung tâm GDTX, các trường dạy nghề cũng đã được bồi dưỡng,
tập huấn dạy học tích hợp với nhiều nội dung như tích hợp tư tưởng Hồ Chí
Minh, dân số, mơi trường, kỹ năng sống, pháp luật cũng như tích hợp các kiến
thức liên mơn trong một số mơn học trong đó có mơn Ngữ văn.
II.2. Thực trạng dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn ở trường THPT Trần
Hưng Đạo

6



Hầu hết giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo nhận thức rõ tầm quan
trọng và ý nghĩa của dạy học tích hợp. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện
nay, vẫn còn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ về tích hợp. Chính vì chưa hiểu kĩ
về khái niệm này nên trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc
lồng ghép hoặc đưa ra một vài chỗ liên hệ trong bài học dẫn đến việc tích hợp
trở nên khiên cưỡng. Cũng có khi trong q trình dạy học giáo viên lại quá lạm
dụng tích hợp dẫn đến một giờ học Ngữ văn nhưng lại ôm đồm quá nhiều nội
dung hoặc kiến thức của những môn học khác làm cho bài học trở nên cồng
kềnh dẫn đến phá vỡ thời lượng của bài học. Ngồi ra cịn làm cho bài học
khơng có trọng tâm, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống hoặc biến giờ học văn
thành giờ học của các môn khác.
Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng khơng đúng cách thức dạy học
tích hợp thì sẽ dẫn đến những hậu quả tất yếu. Cụ thể là:
- Học sinh sẽ không nhận ra được mối liên quan, sự tác động giữa những
kiến thức của các môn học.
- Học sinh không cảm nhận được chiều sâu, tính hệ thống và cái hay, cái
đẹp riêng của tác phẩm văn chương.
- Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài viết của học sinh như viết lan
man, lạc đề khơng trọng tâm. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
- Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học
của học sinh.
II.3. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn.
II.3.1. Thế nào là dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn.
Tích hợp trong q trình dạy học là sự phối kết hợp các tri thức của một
số môn học có những nét chính, tương đồng xoay quanh một chủ đề nào đó. Nói
cách khác, tích hợp là phương pháp phối hợp một cách riêng lẻ các môn học
khác nhau, các nội dung khác nhau theo những hình thức, cấp độ khác nhau
nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích u cầu cụ thể nào đó của tiết học.
Tích hợp trong môn Ngữ văn không chỉ là sự kết nối tri thức của ba phân

môn: Tiếng Việt, Đọc hiểu, Làm văn mà đó cịn là sự tích hợp những kiến thức
liên mơn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân hay những nội dung riêng lẻ
khác như tư tưởng Hồ Chí Minh, mơi trường, ….vào từng bài học, từng vấn đề
cụ thể. Đây chính là phương pháp dạy học tiếp cận từ việc khái thác những tri
thức của nhiều nội dung, nhiều mơn học khác có liên qua đến mơn Ngữ văn. Từ
đó để tăng thêm tính thuyết phục, tính phong phú, hấp dẫn và mối liên hệ, liên
quan lẫn nhau của những môn học.
II.3.2. Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp.
7


Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần
phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, nội dung
dạy tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm của tôi, cụ thể như sau:
* Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: Sử dụng dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì?)
Để khắc sâu kiến thức thức bài học
Để thấy được mối liên quan, liên hệ giữa kiến thức của môn Ngữ văn với
các nội dung và các môn học khác.
Rèn kỹ năng tiếp nhận văn học cho học sinh.
* Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo
hướng tích hợp?)
Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan với các nội dung, những
môn học khác.
Các nội dung kiến thức cần đến những kiến thức liên môn của các môn
học khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.
* Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp xuất phát
từ những cơ sở nào?)
Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của bài học
Căn cứ vào những nội dung cần kiến thức của các môn học khác để làm
sáng tỏ.

* Phương pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích
hợp như thế nào?)
Có nhiều cách thức để áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong q
trình dạy học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Tuỳ vào từng nội dung kiến
thức của bài học mà người dạy sử dụng những cách thức tích hợp khác nhau
II.3.3. Những nội dung, chủ đề dạy học tích hợp trong mơn Ngữ văn 12.
Như trên đã trình bày, trong mơn Ngữ văn có nhiều bài học có nội dung
cần phải dạy theo hướng tích hợp. Tuy nhiên khơng phải kiến thức nào trong bài
học có nội dung tích hợp. Điều cốt lõi của tích hợp là phải chỉ ra được địa chỉ
tích hợp. Vì thế trong khi chờ đợi chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo
viên cần phải biết chọn lựa những kiến thức tích hợp như thế nào đó để bài học
khơng trở nên cồng kềnh, mất thời lượng tiết học. Đồng thời những kiến thức
tích hợp đó phải góp phần giúp bài học trở nên hấp dẫn, sâu sắc hơn.
Trong phạm vi đề tài này, tơi chọn nghiên cứu Dạy tích hợp liên mơn
các tác phẩm kí Ngữ văn 12 – THPT.
II.4. Các giải pháp sử dụng tích hợp liên mơn trong dạy tác phẩm kí.
II.4.1. Sử dụng kiến thức liên mơn (Địa lí, Lịch sử)

8


- Phần tiểu dẫn: Phần này giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy
học dự án để giao cho học sinh về nhà chuẩn bị tư liệu về tác giả tác phẩm. Bám
sát những yếu tố về thời đại (lịch sử) và quê quán (đặc điểm vùng miền) để hiểu
về xu hướng sáng tác và đặc điểm phong cách của nhà văn
Ví dụ 1: Bài tùy bút "Người lái đị sơng Đà” : Dựa vào yếu tố về gia đình và
thời đại em hiểu như thế nào về những sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau
cách mạng?
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tn là một trí thức giàu lịng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu

nước của Nguyễn Tuân có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ
truyền của dân tộc.Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ
yếu xoay quanh ba đề tài:
- Chủ nghĩa xê dịch: Luôn luôn đi tìm những cái mới lạ để thốt li mọi
trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
- Vẻ đẹp vang bóng một thời: Tìm về những vẻ đẹp trong thời quá khứ:
Phong tục, thú chơi tao nhã của những con người tài hoa bất đắc chí.
- Đời sống trụy lạc: Viết về những con người đang ở tình trạng hoang
mang bế tắc, tìm cách thốt li trong đàn hát, rượu và thuốc phiện.
Sau Cách mạng tháng Tám, phong cách Nguyễn Tn có những thay đổi
quan trọng. Ơng vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật,
tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ nhưng khơng đối lập
xưa với nay mà tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ, không chỉ ở những con người có
tính cách phi thường mà ở cả nhân dân đại chúng.
Ví dụ 2: Tùy bút "Người lái đị sơng Đà" ra đời năm nào? Dựa vào những hiểu
biết về lịch sử, thời đại để lí giải điều mới mẻ về nội dung của tùy bút "Người
lái đị sơng Đà" nói riêng và tập tùy bút "Sơng Đà" nói chung?
Tùy bút "Người lái đị sơng Đà" của Nguyễn Tn nằm trong tập tùy bút
Sông Đà (1960) là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng
Tám. Những năm 1958 - 1960 từ một chủ trương lớn của Nhà nước vận động
nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở miền Bắc. Nguyễn Tuân là
một trong những nhà văn đầu tiên đến với Tây Bắc. Và tập bút kí "Sơng Đà" là
kết quả từ chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn. Cả 15 bài tùy bút trong tác
phẩm này đều tập trung ca ngợi thiên nhiên và con người Tây Bắc bằng những
hình tượng giàu sức hấp dẫn, những trang văn tài hoa, uyên bác, đậm đà cảm
hứng lãng mạn trong sáng. Bài "Người lái đị Sơng Đà" nói riêng và tập tùy bút
"Sơng Đà" nói chung cho thấy diện mạo của một nhà văn Nguyễn Tuân mới mẻ,
khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời này, không giống với Nguyễn
9



Tuân trước cách mạng tháng Tám, con người chỉ muốn xê dịch cho khuây khỏa
cảm giác "thiếu quê hương".
- Phần đọc hiểu: Hai bài kí đều về hai con sơng của đất nước nên để hiểu
bài kí giáo viên có thể yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức liên mơn Lịch sử,
Địa lí để tìm hiểu bài kí.
Ví dụ 1:
1. Dựa và kiến thức về địa lí em hãy chỉ cho cơ vị trí của Huế?
2. Nhìn vào bản đồ Huế em hãy miêu tả thủy trình của sơng Hương?
3. Đánh dấu những địa danh mà sông Hương đi qua?
4. Nhìn vào bản đồ Huế và đối chiếu với bài kí của Hồng Phủ Ngọc
Tường hãy cho biết sáng tạo của Hồng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả sơng
Hương là gì?
5. Dựa vào kiến thức về địa lí và vật lí hãy lí giải tại sao sơng Hương khi
qua lịng thành phố Huế lại chảy chậm?
Ví dụ 2: Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa sơng Hương và lịch sử văn hóa Huế
có thể vận dụng kiến thức liên môn qua những câu hỏi sau:
1. Những nền văn minh trên thế giới đều gắn với những con sông lớn. Kể
cho cô những nền văn minh trên thế giới gắn với những con sơng lớn? Em có
biết vì sao những nền văn minh lại hình thành ở lưu vực những con sơng?
2. Ở thượng nguồn Hồng Phủ Ngọc Tường nhìn sơng Hương như
“Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” Em thấy mối quan hệ giữa văn
hóa Huế và Sơng Hương như thế nào? Tìm dẫn chứng trong bài?
3. Sông Hương gắn với lịch sử văn hóa Huế như thế nào?
4. Ở các phương diện khác nhau tác giả đã đem đến cho sông Hương
những vẻ đẹp gì?
Có thể gợi ý học sinh trả lời như sau: Ở phương diện văn hóa: trong suy
tưởng của Hồng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như người mẹ sản sinh và ni
dưỡng các giá trị văn hóa cổ truyền của xứ Huế.
Ở phương diện lịch sử: sơng Hương hóa thân từ vẻ dịu dàng, trầm tư để

trở thành chủ nhân, chứng nhân của một xứ Huế oai hùng từ thời cổ đại, qua
trung đại, đến hiện đại.
II.4.2. Sử dụng kiến thức liên ngành.
Ví dụ 1: Tùy bút "Người lái đị Sông Đà” của Nguyễn Tuân
+ Khi khám phá vẻ hung bạo của con sông, cần nhận thấy liên tưởng nhất
quán của Nguyễn Tn. Nhà văn hình dung sơng Đà như một con thủy quái
khổng lồ, có tâm địa đen tối, với biết bao tướng dữ quân tợn vây quanh. Đã thế,
con thủy qi mang tên sơng Đà cịn có hành động, mưu mô ác độc đối với
10


thuyền và người trên sông. Như vậy, nhờ vào khả năng sử dụng ngôn ngữ liên
ngành (thể thao, quân sự, giao thơng, điện ảnh...) và trí tưởng tượng tài hoa của
tác giả, học sinh vừa hiểu về đặc điểm thực của sông Đà ở thượng nguồn, vừa bị
cuốn hút vào tài năng miêu tả của Nguyễn Tuân.
+ Khi khám phá vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của con sơng, lại cần phải phát
hiện ra sự thay đổi di chuyển điểm nhìn và cách miêu tả. Sơng Đà khơng chỉ là
qi thú sông nước nữa, mà đã lột xác trở thành người thiếu nữ có mái tóc tn
dài, thành cố nhân đầy nỗi niềm lâu ngày gặp lại... Điểm nhìn đa chiều bao quát
vẻ đẹp của dáng sông, màu nước sông Đà bằng cái nhìn xuyên thời gian qua
mấy mùa trong năm; của bờ bãi hoang sơ, của mặt nước lặng yên như tờ thảng
hoặc đôi con cá quẫy làm giật mình đàn hươu.
Ví dụ 2: Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?" của Hồng Phủ Ngọc Tường
Ở góc nhìn thiên nhiên: sơng Hương là cơ gái cá tính, chung tình. Lúc ở
thượng nguồn, sơng Hương mang trong mình vẻ dữ dội, hoang sơ khiến tác giả
hình dung như cơ gái Di-gan phóng khống, man dại. Lúc đến đồng bằng, sông
Hương dịu dàng, yên ả giống như người gái đẹp ngủ mơ màng giờ được đánh
thức dậy với những phẩm chất nữ tính nhất để bắt đầu bước vào hành trình đi
tìm tình u.
Khi sơng Hương liên tục đổi dịng, giống như người con gái đang băn

khoăn kiếm tìm đường về với người yêu: thành phố Huế. Khi sông Hương phát
hiện ra thành phố Huế của mình, cơ gái ấy chợt dâng đầy cảm xúc: tươi vui, yên
tâm… Khi bắt gặp thành phố Huế, cô gái sông Hương như bắt gặp người tình
của mình rồi đầy thẹn thùng, e lệ. Và rồi, điệu chảy lững lờ - điệu slow của sông
Hương giống như sự đắm say của đôi lứa trong tình u nồng nàn. Khi sơng
Hương trơi đi, cái dáng uốn cong ôm lấy thành phố Huế được tác giả hình dung
như sự lưu luyến nghẹn ngào vì phải chia li của lứa đôi.
II.4.3. Sử dụng tư liệu về các tác phẩm nghệ thuật.
Việc sử dụng tài liệu liên mơn cịn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu
rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương pháp
nghiên cứu văn học.
Việc sử dụng tư liệu các tác phẩm nghệ thuật trong việc dạy học môn Ngữ
văn như hội họa, kiến trúc, sân khấu, điêu khắc, ca nhạc, phim ảnh…là kết quả
sáng tạo của xã hội lồi người. Một hình ảnh nghệ thuật giúp người học sử dụng
trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng.
Trong sách Ngữ văn bậc THPT, chưa có nguồn tư liệu này, có chăng chỉ là
tranh chân dung nghệ sĩ. Giáo viên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực

11


nói trên vào bài giảng để học sinh có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận. Bản thân
văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết
hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực
của học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu
trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, giáo viên trình chiếu
kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích

thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn.
Ví dụ 1: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng" của Hồng Phủ Ngọc Tường
- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn nhã nhạc cung đình Huế được
biểu diễn trên sơng Hương.
- Giáo viên cho học sinh nghe đoạn đọc thơ bằng giọng đọc Huế để cảm
nhận về văn hóa Huế, con người Huế
Ví dụ 2: Tác phẩm kí “Người lái đị sông Đà” của Nguyễn Tuân
Giáo viên cho học sinh xem một đoạn trong "Kí sự sơng Đà" của VTV3
để cảm nhận về sông Đà bằng trực giác.
- Phần tổng kết và vận dụng:
Vận dụng kiến thức liên môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng
sống, kiến thức dân tộc học, triết học… góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái
niệm hay tư tưởng tác phẩm.
Ví dụ 1: Bút kí "Ai đã đặt tên cho dịng sơng" của Hồng Phủ Ngọc Tường
- Qua văn hóa Huế giáo dục cho học sinh niềm tự hào về văn hóa dân tộc:
sự kiên cường bất khuất, sự thâm trầm kín đáo sâu sắc của người Huế...
- Vẻ đẹp của sông Hương đặc biệt là cái tên sông Hương gắn với huyền
thoại đẹp đẽ là cơ sở để giáo viên tích hợp những nội giáo dục bảo vệ mơi
trường sống.
Ví dụ 2: Tùy bút "Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn.
- Giáo viên cũng có thể tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, thái độ ứng xử đúng với mơi trường sống.
Có thể nói, tích hợp kiến thức liên mơn trong dạy học nói chung và dạy
học kí nói riêng là cần thiết. Mục đích tích hợp trước tiên để học sinh hiểu
đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những
lĩnh vực khác liên quan đến bài học.

12



PHẦN II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Kết quả kiểm tra trước khi dạy học tích hợp.
Lớp

Số học
sinh

Kết quả thực nhiệm
Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

12A3

31

2

6,45

13

41,9

16

51,6

0

0

12A5

33

3

9,09


12

36,3

18

54,5

0

0

2. Kết quả kiểm tra sau khi dạy học tích hợp.
Lớp
12A3

Số học
sinh
31

Kết quả thực nhiệm
Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

7

22,5

16

51,6

8

25,8

0

0


12A5
33
8
24,2 16
48,4
9
27,2
0
0
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.
* Về phía học sinh:
- Dạy học tích hợp liên mơn giúp học sinh trở thành người học tích cực,
người cơng dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính
tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên mơn cho phép rút ngắn
được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng cường được khối lượng và chất lượng
thông tin.
- Lê-nin đã dạy: “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học của con người
khơng bao giờ có điểm dừng vì khơng bao giờ là đủ. Con người không chỉ học ở
trường mà còn phải tự học, đặc biệt là khi còn là học sinh. Hoạt động tự học của
học sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả học tập.
- Hoạt động tự học thể hiện hoạt động nhận thức của học sinh ở mức cao,
đặc biệt thể hiện tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu
kiến thức cũng như vận dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể. Hoạt động
tự học của học sinh không chỉ nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện thói quen,
kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức của bản thân vào cuộc sống mà còn giáo dục
tình cảm và những phẩm chất đạo đức của các em. Những kiến thức, tri thức mà
các em có được trong q trình tự học có hướng dẫn hay khơng có hướng dẫn
của thầy góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, niềm tin, những phẩm
chất, ý chí cần thiết đồng thời còn rèn cho các em cách suy nghĩ độc lập, tính tự

giác khi giải quyết một việc gì đó trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như
13


vậy có thể nói, hoạt động tự học của học sinh góp phần vào việc rèn luyện phát
triển tồn diện nhân cách của các em. Chính vì thế, khi tìm ra giải pháp hiệu quả
cho tiết dạy tác phẩm kí chúng ta cũng đã góp được phần nào đó dù vô cùng nhỏ
bé trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội.
- Từ tiết học kí này học sinh có được những phương pháp tốt, ý thức thái
độ nghiêm túc để học các tiết học khác của mơn Ngữ văn và bộ mơn khác.
* Về phía giáo viên:
- Việc áp dụng giải pháp hiệu quả cho tiết dạy tác phẩm kí thể hiện sự tận
tâm, tận lực; có trách nhiệm với học trị, với bài dạy, tiết dạy; sáng tạo trong việc
tổ chức dạy học của người thầy.
- Trong sự phát triển với tốc độ nhanh chóng, xã hội hiện nay địi hỏi sự
đổi mới của nền giáo dục nước nhà, người giáo viên không chỉ thể hiện được
trình độ chun mơn vững vàng mà cịn có những phương pháp, kỹ thuật dạy
học tốt để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Người giáo viên nghiên cứu tìm tịi
và tìm ra và áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để nhiệm vụ dạy học
đạt hiệu quả hơn tức là đã một phần nào đó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khi tiết học đạt hiệu quả, học sinh tiếp thu bài tốt, uy tín của giáo viên
trước học sinh, phụ huynh và xã hội càng được củng cố.
* Đối với nhà trường:
- Thầy và trị cùng tạo nên khơng khí học tập hăng say trong nhà trường,
thể hiện một môi trường văn hóa, một “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Trong một địa phương, trường học là môi trường văn hóa tri thức được
nhân dân quan tâm. Chất lượng học tập của học sinh tốt hơn, chất lượng giáo
dục của nhà trường tăng. Nhà trường đã góp phần giáo dục và đào tạo cho địa
phương những con người có tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học
tập cũng như trong mọi công việc. Như vậy, nhà trường đã hồn thành nhiệm vụ

giáo dục, uy tín của nhà trường sẽ nâng cao với nhân dân địa phương.
* Đối với gia đình:
- Khi con em mình được rèn luyện trở thành những học trị tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo trong học tập thì các bậc phụ huynh n tâm tập trung
vào cơng việc của mình để hiệu quả cơng việc tốt hơn. Bởi vì khi học tập các em
tích cực, tự giác các em cũng sẽ tự giác, tích cực trong việc giúp đỡ bố mẹ cơng
việc nhà.
- Gia đình sẽ n ấm, hạnh phúc vì có những đứa con vừa có tri thức, vừa
ngoan ngỗn.
* Đối với xã hội:

14


- Khi học sinh đã được giáo dục, rèn luyện thành những người phát triển
hồn thiện về nhân cách thì các em sẽ là những công dân tốt trong xã hội.
- Xã hội có nhiều những cơng dân vừa có tri thức, vừa có phẩm chất đạo
đức tốt thì sẽ vững mạnh, đất nước sẽ phồn vinh.

15


PHẦN III. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM

Tiết 49
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG?
Hồng Phủ Ngọc Tường
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:

1.1. Môn Ngữ văn
- Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho
dịng sơng q hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
- Nhận biết được đặc trưng của thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí của
Hồng Phủ Ngọc Tường.
1.2. Mơn Lịch sử
- Hiểu thêm những kiến thức về lịch sử, những sự kiện gắn liền với dịng
sơng Hương. (Lịch sử lớp 12- Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng
khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (1939-1945); Bài 22: Hai miền đất nước trực
tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ).
1.3. Mơn Địa lí:
- Sử dụng bản đồ lưu vực Sơng Hương để nhận biết đặc điểm hình thái
của dịng sông một cách cụ thể .
- Hiểu thêm về địa hình Việt Nam, các dịng sơng chảy từ tây sang đông,
hầu hết ở thượng nguồn đều là vùng núi cao, nhiều vực thẳm, rừng già khiến cho
nước chảy xiết dữ dội. Tiếp đó, khi chảy về đồng bằng, địa hình thấp, dịng chảy
sơng Hương chậm hơn, êm đềm hơn.
- Hiểu thêm về đặc điểm sơng ngịi miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Sơng
Hương vì thế khi ra khỏi rừng đã trở thành “Người mẹ phù sa của vùng văn hóa
xứ sở”.
(Địa lí lớp 12- Bài 6: “Đất nước nhiều đồi núi”; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa)
1.4. Mơn Giáo dục cơng dân:
- Bồi dưỡng lịng u q hương, đất nước.
- Trân trọng, gìn giữ những danh lam thắng cảnh, những giá trị văn hóa tinh
thần của dân tộc.
- Giáo dục các em ý thức trách nhiệm bảo vệ mơi trường, đặc biệt là giữ gìn
những dịng sơng xanh - sạch - đẹp. (Giáo dục công dân 10- Bài 14: Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục công dân 11- Bài 12:


16


Chính sách tài ngun và bảo vệ mơi trường, Bài 13: Chính sách giáo dục và
đào tạo, khoa học và cơng nghệ, văn hóa.)
2. Kĩ năng:
2.1. Mơn Ngữ văn
- Đọc diễn cảm thể loại bút kí.
- Phân tích văn bản bút kí theo đặc trưng thể loại.
2.2. Mơn Lịch sử
Rèn kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ với thiên nhiên
2.3. Mơn Địa lí
Kĩ năng thu thập thông tin, xem bản đồ, xây dựng kiến thức tổng hợp.
2.4. Môn Giáo dục công dân
Kĩ năng ứng xử, xử lí tình huống.
2.5. Mơn âm nhạc
Rèn kỹ năng ca hát, tự tin trước tập thể.
2.6. Tích hợp giáo dục kỹ năng sống
- Kỹ năng điều chỉnh hành vi trong cuộc sống.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày ý kiến.
3. Thái độ:
- Tình yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với non sông đất
nước, niềm tự hào về những danh lam thắng cảnh của dân tơc.
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn con sơng q hương trước tình trạng ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm môi trường hiện nay.
4. Các năng lực chính hướng tới:
- Tình u q hương đất nước, ý thức trách nhiệm với non sông đất nước,
niềm tự hào truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Trân trọng tài năng, nhân cách của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, trân
trọng giá trị của bài “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách chuẩn KTKN, sách giáo viên, bảng phụ.
- Tranh ảnh về Sông Hương, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền, Cồn Hến …
- Đĩa nhã nhạc cung đình Huế.
- Bản đồ thành phố Huế, bản đồ lưu vực Sông Hương.
- Máy chiếu, bản đồ thành phố Huế, sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo
án, tư liệu có liên quan (tranh ảnh về tác giả, sông Hương).
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, bài soạn, sưu tầm tư liệu có liên quan.
- Đọc ít nhất 2 lần trích đoạn và soạn bài theo hướng dẫn SGK/trang 203
- Tìm hiểu về thể loại kí, phân biệt bút kí và tùy bút.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
17


Sử dụng các loại câu hỏi nêu vấn đề, gợi dẫn, thảo luận nhóm…
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
Lớp

Ngày dạy

Học sinh vắng

12A3
12A5

2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị)

thấy yêu thích, say mê nhất trong đoạn trích “Người lái đị Sơng Đà” của tác giả
Nguyễn Tuân?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

GV chiếu một số hình ảnh: Cầu
Tràng Tiền, Lăng Khải Định, Chùa
Thiên Mụ, Dịng Sơng Hương, Cồn
Gia Viễn, Nhã nhạc cung đình Huế…

- Những hình ảnh đó thuộc thành phố
Huế.
- Em ấn tượng nhất là hình ảnh dịng
sơng Hương

GV đặt câu hỏi:
- Quan sát những hình ảnh ấy cho cơ
biết: những hình ảnh đó thuộc tỉnh
(thành phố) nào trên đất nước ta? Em
ấn tượng nhất về hình ảnh nào?
- HS quan sát, trả lời.

Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

18



Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
I. TIỂU DẪN:
1. Tác giả:

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm - Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937
hiểu chung về tác giả tác phẩm. tại Huế.
- GV cho HS xem ảnh tác giả
- Cuộc đời của tác giả gắn bó sâu sắc với
- GV: Phân nhóm thảo luận theo Huế (học trường ĐH Huế, dạy học ở
trường Quốc học Huế, tham gia các
kĩ thuật ZYZ.
phong trào cách mạng tại Huế…)
- Là một trong những cây bút đặc sắc về
bút kí. Kí của ông kết hợp nhuẫn nhuyễn
- Câu hỏi thảo luận: Qua phần chất trí tuệ và trữ tình, tài hoa và uyên
tiểu dẫn, em hãy nêu những nét bác…
chính về cuộc đời và sự nghiệp
 Tác phẩm chính:
của Hồng Phủ Ngọc Tường?
- Văn xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn
Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho dịng sơng?
- HS các nhómtrình bày
(1986)…
- GV chốt lại

- Thơ: Những dấu chân qua thành phố
(1976)…
2. Tác phẩm:


- Xuất xứ, thời gian sáng tác: Là bài bút
- GV: Trình bày những hiểu biết kí đặc sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in
trong tập sách cùng tên.
của em về bài bút kí này:
* Xuất xứ, thời gian sáng tác:

* Thể loại:

- Thể loại: bút kí: là thể văn thuộc loại kí
(ghi chép) nhằm ghi lại những điều mắt
thấy tai nghe trong cuộc sống bằng những
nhận xét, những cảm xúc của người viết.
- Bố cục: đoạn trích chia làm 2 phần:

* Bố cục đoạn trích:
- HS chia bố cục

+ Phần 1: Từ đầu đến: “bát ngát tiếng
gà”: Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc
thiên nhiên:
+ Phần 2: Đoạn cịn lại: Vẻ đẹp sơng
Hương dưới góc độ lịch sử và văn hóa
19


Hoạt động của GV và HS
- GV nhận xét, bổ sung

* Ý nghĩa nhan đề của đoạn trích:


Nội dung cần đạt
- Nhan đề: Bài bút kí kết thúc bằng cách lí
giải tên của dịng sơng: sơng Hương sơng thơm. Cách lí giải bằng một huyền
thoại
à Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: Ai
đã đặt tên cho dịng sơng?

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
- HS đọc diễn cảm đoạn văn mở 1. Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc
đầu
thiên nhiên:
- GV yêu cầu HS tóm tắt văn bản.

a. Vẻ đẹp của sông Hương ở thượng
- GV hướng dẫn HS xem bản đồ, nguồn:
trình chiếu vị trí của sơng - Sơng Hương nhìn từ cội nguồn là dịng
Hương nơi đầu nguồn (Tích hợp chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy
mơn Địa lí)
Trường Sơn.
- GV: Ở thượng nguồn, sơng
Hương được tác giả diễn tả như
thế nào? Để làm nổi bật được vẻ
đẹp ấy nhà văn đã sử dụng những
hình ảnh, chi tiết, những liên
tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào?
Nét riêng trong lối viết kí của tác
giả?

+ Con sơng vừa “rầm rộ giữa bóng cây

đại ngàn..”
+ Sơng Hương lại vừa “dịu dàng và say
đắm …”
+ Như một cô gái Digan phóng khống
và man dại …”.
+ Trở thành người mẹ phù sa của vùng
văn hóa xứ sở.

à Ngơn ngữ tạo hình, biện pháp nhân
hóa gợi tả chính xác đặc điểm của sơng
+ HS tìm các chi tiết để trả lời cho
Hương ở thượng lưu với vẻ đẹp vừa hùng
câu hỏi
vĩ, man dại, vừa trữ tình say đắm lịng
người.
+ GV nhận xét, tổng hợp lại:

=> Sơng Hương ở đầu nguồn có một sức
sống mãnh liệt, hoang dại nhưng cũng rất
dịu dàng và say đắm.
b. Vẻ đẹp của sông Hương ở đồng bằng
20


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
và ngoại vi thành phố:

- Theo thủy trình của sơng - Sơng Hương được nhìn trong mối quan

Hương. Đoạn này có thể chia hệ với kinh thành Huế:
thành mấy đoạn nhỏ?
+ Sông Hương đã trải qua một hành trình
- HS: Chia làm 2 đoạn.
đầy gian truân và nhiều thử thách trước
khi trở thành người tình dịu dàng và thủy
chung của cố đơ.
+ Đó là một dịng chảy sống động qua
GV giao cho HS làm việc nhóm:
những địa danh khác nhau của xứ Huế:
Thảo luận theo kĩ thuật Khăn phủ
* Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại,
bàn
sơng Hương là cơ gái đẹp ngủ mơ màng
- Nhóm 1, 3: Vẻ đẹp của sơng
Hương ở đồng bằng và ngoại vi * Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như
nàng tiên được đánh thức, bừng lên sức
thành phố?
trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xn
+ GV chỉ trên bản đồ sơng Hương
“chuyển dịng liên tục…như thành
những khúc quanh, những sự
quách”
chuyển dòng liên tục; giới thiệu
cho các em những hình ảnh cánh * Khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu
đồng Châu Hóa, đồi Vọng Cảnh, Bảo, sơng Hương mềm như tấm lụa, có
chùa Thiên Mụ, Cồn Hến, điện khi ánh lên những phản quang nhiều màu
Hòn Chén, lăng Minh Mạng. sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím…
(Tích hợp Địa lí)
-> Hiểu biết về địa lí đã giúp tác giả

GV hướng dẫn HS chỉ ra nét độc miêu tả tỉ mỉ về sông Hương với nhiều
đáo, đặc sắc trong lối viết của nhà hình ảnh đẹp như bức tranh có đường nét,
có hình khối.
văn
-> Đoạn văn bộc lộ nét lịch lãm và tài hoa
trong lối hành văn của tác giả, hai bút
pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn
khiến ta cảm nhận một vẻ đẹp vừa mạnh
mẽ lại vừa dịu dàng của dịng sơng.
c. Vẻ đẹp sơng Hương khi chảy trong
lịng thành Huế:

- Nhóm 2,4: Vẻ đẹp sơng Hương
- Như đã tìm thấy chính mình trong lòng
khi chảy trong lòng thành Huế?
thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi

21


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

+ GV: Khi chảy vào thành phố
Huế, Sơng Hương có nét khác biệt
gì? Phát hiện của tác giả về nét
riêng, độc đáo của dịng sơng cho
thấy những điều gì trong tình cảm
của tác giả với xứ Huế và dịng

sơng?

hẳn …“vâng” khơng nói ra của tình
u”.

- Nằm ngay gữa lịng thành phố u q
của mình, sơng Hương cũng giống như
sơng Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của
Bu-đa-pét…nhưng trong cách biểu đạt tài
hoa của tác giả, sông Hương được cảm
+ GV tiếp tục hướng dẫn cho HS nhận với nhiều góc độ:
xem trên bản đồ đoạn sơng Hương + Bằng con mắt nhìn của hội họa.
chảy trong lòng thành phố Huế.
+ Qua cách cảm nhận âm nhạc.
(Tích hợp Địa lí)
+ Với cái nhìn của trái tim đa tình, sơng
Hương là người tình dịu dàng và chung
+ GV: Sông Hương trước khi đi ra thủy “Rời khỏi kinh thành, sơng Hương
biển cả có điểm gì đặc biệt?
chếch về hướng chính bắc… để gặp lại
GV chỉ trên bản đồ khúc quanh thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao
khi sơng Hương đột ngột đổi dịng vinh xưa cổ
để gặp lại Huế ở thị trấn Bao -> Đây là một phát hiện thú vị của tác giả,
Vinh.
một phát hiện rất tinh tế. Khúc quanh bất
ngờ đó, tựa như một nỗi vương vấn, và
(Tích hợp Địa lí)
dường như cịn có cả một chút lẳng lơ kín
GV gọi các nhóm lên bảng trình
đáo của tình u

bày.
- Sơng Hương trở lại “để nói một lời thề
trước khi về biển cả”.
Yêu cầu các nhóm bổ sung cho
* Tiểu kết: Với lối viết kí lịch lãm, tài
nhau.
hoa, mê đắm, kết hợp giữa tả và kể cùng
những lời bình luận, nhà văn đã tơ đậm vẻ
đẹp của sơng Hương hịa lẫn vào thiên
GV nhận xét
nhiên khi ở đầu nguồn, ở đồng bằng và
Chốt ý
đặc biệt gắn bó với thành phố Huế.

2. Vẻ đẹp sơng Hương được khám phá
dưới góc độ lịch sử và văn hóa:
a. Vẻ đẹp sơng Hương trong mối quan
22


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt
hệ với lịch sử dân tộc:

- GV hỏi dẫn dắt: Trên thế giới
chúng ta biết đến rất nhiều nền
văn minh được hình thành bên
những con sông. E hãy kể tên
những nền văn minh gắn với

những con sơng ấy? (Tích hợp
kiến thức Địa lí)
- HS trả lời: Nền văn minh Ai Cập
gắn với sông Nin, Nền văn minh
Ấn Độ gắn với sông Ấn và sơng
Hằng, nền văn minh Trung Hoa
được hình thành trên lưu vực sơng
Trường Giang và sơng Hồng Hà

- Sơng Hương mang vẻ đẹp của một bản
hùng ca ghi dấu những thế kỉ vinh quang:
+ Đó là dịng sơng biên thùy xa xơi của
đất nước các vua Hùng.
- Dịng sơng ấy là điểm tựa, là dòng viễn
châu bảo vệ biên giới phía nam của tổ
quốc Đại Việt.
- Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh
thành Phú Xuân.
- Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng
Tám và bao chiến công rung chuyển qua
hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này.

- Sơng Hương trong sự gắn bó với - Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến
Huế đã làm nên những nét riêng gì cơng tết Mậu Thân 1968.
về văn hóa và lịch sử của xứ Huế? àSông Hương – chứng nhân của lịch sử,
- GV: Những chi tiết nào cho thấy gắn liền với với lịch sử của Huế, của dân
tác giả miêu tả sông Hương gắn tộc qua những thăng trầm của cuộc đời.
với những sự kiện lịch sử?
+ HS trả lời, GV chốt lại:
(Tích hợp mơn Lịch sử)


b. Vẻ đẹp sơng Hương được khám phá
dưới góc độ văn hóa:

- GV: Vẻ đẹp sơng Hương được * Sơng Hương- Dịng chảy của âm nhạc:
khám phá dưới góc độ văn hóa - Tác giả gắn sơng Hương với âm nhạc cổ
như thế nào?
điển Huế “Sông Hương đã trở thành một
- Yêu cầu HS phát hiện hai vẻ đẹp người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…”.
âm nhạc và thi ca của sông - Tác giả tưởng tượng: “trong một
Hương.
khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước
rơi bán âm của những mái chèo khuya”.
-Ngồi những điệu hị trên sơng - Nhà văn liên tưởng tới Nguyễn Du và
hương, những câu Nam Ai Nam tiếng đàn của Thúy Kiều:
Bình hay nhã nhạc cung đình Huế * Sơng Hương- Dịng chảy của thi ca:
thì sông Hương và Huế cũng trở
23


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

thành nguồn đề tài bất tận của âm - Tác giả cho rằng có một dịng thi ca về
nhạc. Em biết những ca khúc nào sơng Hương. Đó là dịng thơ khơng lặp lại
về Huế và sơng Hương? (Tích mình:
hợp với âm nhạc).
+ “Dịng sơng trắng- lá cây xanh”
- HS kể tên một số ca khúc:

(Chơi xuân-Tản Đà)
- Huế thương.
- Huế và em
-Chuyện tình sơng Hương
- Huế tình u của tơi

+ “Trường giang như kiếm lập thanh
thiên”
(Cao Bá Qt).
+ Đó là hình ảnh xứ Huế trong nỗi hoài
cổ của Bà huyện Thanh Quan;

+ Là sức mạnh phục sinh trong thơ Tố
- Ai có thể hát một điệu dân ca
Huế hoặc một bài hát về Huế Hữu
(Tích hợp với âm nhạc).
+ Là con sơng tình tứ trong thơ Thu
+ HS có thể liên hệ với những bài Bồn.
thơ viết về sông Hương, xứ Huế * Tiểu kết: Hình tượng sơng Hương được
mà các em đã đọc, đã học.
cảm nhận từ nhiều góc độ làm nên vẻ đẹp
- Trình bày những cảm nhận của đa dạng, phong phú của dịng sơng. Nét
đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của những
em về Sông Hương?
trang văn là tình u say đắm với dịng
sơng được thể hiện bằng tài năng của một
Giáo viên nhận xét chốt ý.
cây bút giàu trí tuệ.
3. Những đặc sắc về nghệ thuật:
- Liên tưởng, so sánh độc đáo:

+ GV: Bài bút kí có những đặc sắc + Dịng sơng như cơ gái Digan, như người
nghệ thuật nào? Những biện pháp mẹ phù sa…
nghệ thuật chính tác giả đã sử
+ Chiếc cầu trắng ví với mảnh trăng non.
dụng trong bút kí này?
+ Dịng sơng mềm mại, như một tiếng
vâng khơng nói ra của tình yêu.
+ HS trả lời, GV nhận xét, tổng
+ So sánh sơng Hương với các dịng sơng
hợp:
khác như sơng Xen, sơng Đanp, sơng
Nêva…
+ GV: Văn phong của Hồng Phủ - Những biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, lối
24


Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Ngọc Tường có điểm gì nổi bật viết văn giàu hình ảnh
trong tác phẩm này?
- Có sự kết hợp hài hịa giữa cảm xúc và
trí tuệ, chủ quan và khách quan.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ - SGK
1. Nội dung.
+ GV: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

2. Nghệ thuật.


+ GV nhấn mạnh những đặc điểm
về nội dung và nghệ thuật của bài
bút kí.

Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Hoạt động của GV và HS

NỘI DUNG BÀI DẠY

- GV dẫn dắt: Sinh ra trên mảnh đất
Vĩnh Phúc nơi có rất nhiều dịng sông
chảy qua, em hãy cho cô biết ở địa
phương em có những dịng sơng nào?
Những dịng sơng đó gắn với những kỉ
niệm gì của các em? Thực trạng của - Thực trạng là dịng sơng ấy đang bị
những dịng sơng đó ra sao?
ơ nhiễm rất nặng nề do ý thức của
con người.
- HS trả lời.
- GV nhận xét sau đó mời các em theo - Giữ gìn vẻ đẹp của những dịng
dõi một số hình ảnh về tình trạng ơ sông cũng là ứng xử thanh lịch, văn
minh với thiên nhiên, là trân trọng,
nhiễm trên những dịng sơng.
gìn giữ những giá trị văn hóa của đất
- GV hỏi: Các em suy nghĩ gì về
nước
những hình ảnh vừa xem?
- Hãy suy nghĩ và tìm cách cứu lấy
con sơng bằng những hành động thiết
thực.

GV tổng hợp ý kiến đọc trước lớp.
Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu
25


×