Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu,ứng dụng sáng kiến một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn toán ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.12 KB, 24 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập
trong dạy học môn Toán ở Tiểu học
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng
Chức vụ: Tổ phó tổ 4+5
Đơn vị: Trường Tiểu học Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
HỒ SƠ GỒM CÓ:
1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp huyện
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp cơ sở.

Tam Dương, năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Tam Dương
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hằng
Chức vụ (nếu có): Tổ phó tổ 4 + 5
Đơn vị/địa phương: Trường Tiểu học Vân Hội
Điện thoại: 0989903619
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc xem xét và công nhận sáng kiến cấp huyện cho tôi đối


với sáng kiến/các sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau
đây:
Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy
học môn Toán ở Tiểu học.
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến
và Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp trường kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Vân Hội, ngày 04 tháng 3 năm 2019
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Thu Hằng


PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÂN HỘI

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập
trong dạy học môn Toán ở Tiểu học
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng

Tam Dương, năm 2019



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong chương trình giáo dục Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt và một số
môn học khác, môn Toán có vị trí quan trọng, góp phần to lớn trong quá trình
đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên muốn học sinh học tốt được môn
Toán thì không nên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong
sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập
khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động mà cần có những
cách thức dạy học mới. Nếu chỉ dạy học theo kiểu thầy thuyết trình, học sinh
ngồi nghe thì quá trình học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và
kết quả học tập sẽ không cao. Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân
cản trở sự phát triển các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo
sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở
bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách
lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một
hoạt động mà các em hứng thú nhất. Thông qua các trò chơi các em sẽ lĩnh hội
những tri thức toán học một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách
vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm.
Khi đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc
chắn chất lượng dạy học môn Toán sẽ ngày càng nâng cao.
Môn Toán được đánh giá là một môn học khô khan với có nhiều con số, bài
toán, phép tính đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và thật sự tập trung mới học được
vì vậy mà có một số em sợ học môn Toán.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
với tiêu đề “Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn
Toán ở Tiểu học” để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp vào lớp chủ nhiệm của

mình.
2. Tên sáng kiến
“Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Toán
ở Tiểu học”.
1


3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Vân Hội – Tam Dương –
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0989903619
- E-mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nhà giáo: Nguyễn Thị Thu Hằng – Giáo viên trường Tiểu học Vân
Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến sử dụng trong chương trình dạy học môn Toán ở Tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng
- Lần đầu từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
a) Vị trí môn Toán ở Tiểu học
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và sự phát triển nhân cách. Môn Toán cũng như các môn học
khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới
xung quanh nhằm phát triển những năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi
dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Môn Toán ở tiểu học là một môn học độc lập chiếm phần lớn thời gian học

tập của trẻ.
Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có
hệ thống phù hợp với hoạt động nhận thức của con người.
Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận loogic, thao tác tư duy cần thiết để con người
phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong
thời đại mới.
b) Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
2


- Học sinh Tiểu học với sự tập trung khá yếu, dễ chán, các em tiếp thu
nhanh nhưng cũng nhanh quên khi không tập trung cao độ. Vì vậy nguời giáo
viên phải tạo ra hứng thú trong học tập cho các em và thường xuyên giúp các em
luyện tập.
- Học sinh Tiểu học rấtt dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện
tượng nào đó nhất là những hình ảnh tạo ra cảm xúc mạnh.
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ tạo ra cảm xúc mới song các
em lại chóng chán. Do vậy trong dạy học, giáo viên phải sử dụng nhiều phương
pháp dạy học, trong đó có phương pháp tổ chức các trò chơi học tập để củng cố
khắc sâu kiến thức.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
a) Về phía giáo viên
Đa số giáo viên đã có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm
phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Các hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng. Tuy nhiên, việc tổ chức trò chơi trong
dạy học toán chưa được chú ý đúng mức mà mới chỉ ở các tiết thao giảng và một
số ít tiết dạy học khác. Có tình trạng trên một mặt là giáo viên chưa thấy hết
được ý nghĩa tác dụng của các trò chơi trong dạy học môn Toán. Mặt khác, để tổ

chức trò chơi, giáo viên cần phải có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và thiết kế
trò chơi phù hợp với nội dung dạy học, tạo hứng thú và phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh. Để làm được điều này không hề dễ dàng bởi vì hiện nay
những tài liệu về nghiên cứu thiết kế và tổ chức trò chơi học tập còn ít, một số
tài liệu đưa ra các trò chơi còn phức tạp chưa phù hợp.
b) Về học sinh
Trên thực tế, trong tiết luyện tập hay ôn tập kiến thức môn toán, học sinh
thường làm bài mang tính chất bắt buộc. Không phải tất cả học sinh đều hứng
thú làm các bài luyện tập trong sách với các hình thức quen thuộc như giải bài
tập vào vở,..... đặc biệt những em đã biết cách làm bài thường tỏ ra chủ quan,
chán nản dẫn đến nhanh quên kiến thức.
7.1.3. Thực trạng của vấn đề
a) Thuận lợi

3


Ban giám hiệu, tổ chuyên môn luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để tôi dạy
học tốt các môn học, trợ giúp kĩ thuật dạy học qua các tiết dự giờ, rút kinh
nghiệm qua các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Các đồng chí, đồng nghiệp trong nhà trường luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi nâng
cao trình độ chuyên môn, bắt nhịp được với sự đòi hỏi của xã hội và xu thế phát
triển chung.
Tôi được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, có lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt
tình trong công tác, có ý thức tự học hỏi nâng cao năng lực, tích cực học tập
kinh nghiệm dạy học về chuyên môn, công tác chủ nhiệm, ứng dụng công nghệ
thông tin, …
Học sinh trong lớp đều là học sinh ngoan, thực hiện tốt các nhiệm vụ của
học sinh tiểu học.
Bản thân tôi đã thường xuyên sử dụng các trò chơi khởi động, trò chơi học

tập vào bài dạy, tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, tiếp thu
kiến thức mới.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khi áp dụng các trò chơi học tập vào dạy
học môn Toán, còn một số khó khăn như sau :
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu dạy
học. Đồ dùng để tổ chức các trò chơi đa số do tôi tự làm, mất nhiều thời gian
cho việc làm đồ dùng.
- Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều nên việc tổ chức trò chơi
cho các em còn khá nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để hướng dẫn.
7.1.4. Giải pháp khắc phục
Để nâng cao kết quả dạy học toán thông qua trò chơi học tập khi tổ chức
và thiết kế trò chơi phải đảm bảo các yếu tố sau:
a) Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học
Để tổ chức trò chơi học tập cho môn toán nói chung và cho từng khối lớp
nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi
tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò
chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch
chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
4


+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh, phù hợp với khả năng
người hướng dẫn, sự chuẩn bị của GV và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
b) Cấu trúc của Trò chơi học tập

+ Tên trò chơi
+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến
thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết
kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi
học tập.
+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với
người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
+ Nêu cách chơi
b. Cách tổ chức trò chơi
Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút
Giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy
định chơi.
+ Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi
+ Chơi thật
+ Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải
mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt
5


những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào
các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
c) Quy trình thực hiện
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia

(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách xếp giải của cuộc
chơi (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.
Bước này bao gồm những việc làm sau:
+ Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể
hiện.
d) Một số điều cần lưu ý
Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học ở tất
cả các lớp của bậc học phổ thông, trong đó có dạy học Toán ở Tiểu học.
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo:
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh , phù hợp với khả năng người
hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
6


+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học
tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận
động.
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các
cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.
+ Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học
sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung
khác của bài học một cách có hiệu quả. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn
Toán, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết
học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong
dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu
đáo, tỉ mỉ, cận kề và đảm bảo các yêu cầu khi thực hiện.
e) Giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu
Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong
quá trình dạy toán cho học sinh:
* Trò chơi “Truyền điện” (áp dụng cho nhiều tiết học khác nhau)
Mục đích
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
Cách chơi
Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ một em A xung phong. Ví dụ:
1 em hô to “1 km” và chỉ vào em B để truyền thì em này chỉ việc nói bằng
1000m”, rồi chỉ vào C, C lại tiếp tục hô to “bằng 10hm”, ...
Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D
nào đó để “truyền điện” tiếp.

7



Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của
mình lên bảng, làm động tác bò nhúng dấm, con cò, gia đình nhà gà, ... Kết thúc
khen và thưởng một tràng pháo tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
Lưu ý:
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài và có thể thay đổi hình
thức “truyền”.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi,
hào hứng trong giờ học cho các em.
* Trò chơi “Ai nhiều điểm nhất ?” (Điểm được tính bằng cờ)
Mục đích : Luyện tập củng cố kỹ năng cộng (trừ), nhân, chia.
Chuẩn bị
+ 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép
tính như :
537,7 + 12,86

54,38 x 29

5618 – 15,73

2480 : 5,7

4680 + 1,527

34158 – 3260,1

346,46 – 12,45


2819 : 74

+ Phấn màu
+ Lá cờ đuôi nheo nhỏ các màu (Có bao nhiêu phép tính thì chuẩn bị bấy
nhiêu lá cờ. Số phép tính của hai đội bằng nhau)
+ Đồng hồ theo dõi thời gian
+ Chọn 3 học sinh làm giám khảo và thư ký
Cách chơi
Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "Bắt đầu" lần lượt từng đội cử người
lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi
trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Bạn này làm xong cài
hoa lên cây thì lại đến lượt bạn khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi
giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép
8


tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo
đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính kết quả
+ Mỗi phép tính đúng được lá cờ.
+ Tổng hợp số cờ của từng đội. Đội nào nhiều cờ hơn là đội đó thắng cuộc.
Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu chia sẻ, nhận xét, đánh giá các đội chơi
khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để
lần sau các em chơi tốt hơn.
*

Trò chơi “Tìm nhà cho các con vật”

41 x 5 – 100
253 + 10 x 4


542
542

293
293

110
110
105
105

2900
30 x 8 + 50

500 + 6 x 7
Mục đích : Luyện tập củng cố kỹ năng tính giá trị của biểu thức
Chuẩn bị
+ Hình ảnh các con vật
+ Hình các ngôi nhà

9


+ Một số biểu thức như hình vẽ
+ Bút dạ
+ Đồng hồ theo dõi thời gian
+ Chọn 3 học sinh làm giám khảo và thư ký
Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 4 em. Khi nghe hiệu lệnh "Bắt đầu",
hai đội lần lượt cử người nối tiếp nhau lên tính giá trị của biểu thức, nối biểu

thức với kết quả đúng (chính là số của các ngôi nhà của các con vật trong hình).
Bạn này làm xong, tìm được nhà cho các con vật xong thì lại đến lượt bạn khác.
Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử
1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình. Giám khảo đánh
giá và thư ký ghi lại kết quả.
Đội nào có tìm và nối đúng các con vật với ngôi nhà thích hợp và thực hiện
nhanh hơn là đội đó thắng cuộc.
Lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên chia sẻ, nêu nhận xét đánh giá các đội chơi,
khen ngợi học sinh.
* Trò chơi “Chuyển hàng lên tàu” (các bài học về: Phép cộng, phép
trừ,..)

Mục đích: Luyện tập củng cố kỹ năng cộng (trừ) 2 số có nhớ
Chuẩn bị
+ Mỗi nhóm 1 hình vẽ đoàn tàu với các toa tàu. Trên mỗi toa có ghi các
phép tính.
+ Bút dạ
Cách chơi : Chơi theo nhóm
Mỗi nhóm làm lần lượt từng phép tính :
+ Với phép tính thứ nhất, điền kết quả vào ô trống ở cuối dòng
10


+ Chép kết quả này vào ô trống phía trên của phép tính thứ hai (theo hướng
mũi tên)
+ Tiếp tục cho đến khi thực hiện xong phép tính cuối cùng
+ Nhóm nào xong trước và tính đúng sẽ thắng cuộc.
* Trò chơi “Xem tôi có số nào ?”
VD: Bài 1 - lớp 4: Ôn tập các số đến 100000
Mục đích: Luyện tập củng cố về đọc, viết các số đến 100 000

Chuẩn bị
+ 5 tấm thẻ
+ Bút dạ
Cách chơi
Đặt lên bàn 4 tấm thẻ. Từng bạn trong nhóm nối tiếp nhau viết một chữ số
bất kì (1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ; 7 ; 8) lên mỗi tấm thẻ.
Từng bạn lần lượt ghép các tấm thẻ (bắt đầu từ số mình đã viết) và đọc to
số vừa lập được.
Với 4 tấm thẻ đó, đố bạn sắp xếp các tấm thẻ sao cho lập được số bé nhất,
ghi số đó vào vở.
Trả lời câu hỏi: Số bé nhất, số lớn nhất vừa lập được gồm có bao nhiêu chục
nghìn? Bao nhiêu nghìn? Bao nhiêu trăm? Bao nhiêu chục? Bao nhiêu đơn vị?
Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.
* Trò chơi: Xếp hàng thứ tự (Áp dụng cho các tiết học: So sánh các số)
Mục đích: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số thập
phân, phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác
nhau)
Học sinh mỗi đội 5 mảnh bìa (Có kích thước 10 x 15 cm) trong mỗi mảnh
bìa có ghi các số thập phân, phân số lớn bé khác nhau. (mỗi đội 5 em)
Thời gian chơi: 3 phút

11


Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở
đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong
nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ). Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay
về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội
một hàng ngang, bắt đầu từ GV. Khi thầy đưa 2 lá cờ song song về phía trước

các em tập hợp hàng dọc.
Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ
bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các
biển giữa hai đội.
Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự,
nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng
hàng, mất trật tự trừ 2 điểm . Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 3 phút kết
thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc .
* Trò chơi “Chuyển hộp quà” (các bài học về đơn vị đo,..) :
Mục đích: Luyện tập củng cố kỹ năng ghi nhớ tên và kí hiệu của các đơn
vị đo diện tích đã học
Chuẩn bị
+ Một hộp quà
+ Các thẻ ghi tên các đơn vị đo diện tích đã học
+ Phấn màu
Cách chơi : Chơi cả lớp
Cả lớp xếp vòng tròn, quản trò đứng ở giữa. Cả lớp vừa hát vừa truyền tay
nhau hộp quà. Trong hộp quà có các thẻ ghi tên những đơn vị đo diện tích đã
học bằng chữ (mét vuông, héc- tô-mét, đề- ca-mét...). Khi quản trò hô “dừng”,
hộp quà trên tay người nào, người đó sẽ bốc lấy một thẻ, đọc tên đơn vị đo diện
tích của mình và viết kí hiệu của đơn vị đo ấy lên bảng.
Bạn thực hiện đúng được cả lớp động viên, khen bằng 1 tràng pháo tay.
Bạn nào ghi sai các kí hiệu của đơn vị đo diện tích thì thực hiện các động
tác bò nhúng dấm, gia đình nhà gà, ...

12


* Trò chơi “Thi giải toán – Chinh phục đỉnh cao” (Áp dụng trong bài
phép nhân, phép chia hoặc phép cộng, phép trừ)

Mục đích: Luyện kĩ năng tính các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, đã học
Chuẩn bị
+ 1 bảng phụ hoặc 1 tờ bìa cứng ghi nội dung như sau:

99 + 1 = …
(35 + 21) : 7 = …

35 : 7 + 21 : 7 = …

(24 + 32) : 4 = …

24 : 4 + 32 : 4 = …

(15 + 6) : 3 = …

15 : 3 + 6 : 3 = …

Cách chơi
+ Phấn màu hoặc bút dạ
+ Chọn 2 đội chơi . Mỗi đội 3 em lên bảng, có nhiệm vụ điền kết quả vào
các phương trình. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” 2 đội bắt đầu nhẩm nhanh rồi
ghi kết quả vào từng phép tính một, em này điền xong thì lại đến em khác, từ
dưới lên: cứ như vậy đội nào leo lên dốc “99 + 1”trước là đội đó thắng cuộc.
+ Nếu đội leo lên đỉnh dốc trước mà làm không đúng hết thì ta tính số bậc
(làm phép đúng) của cả hai đội để lựa chọn.
+ Đội thắng cuộc được thưởng 1 tràng pháo tay. Đội thua cuộc thì phải hát
tặng các bạn 1 bài hát hoặc làm các động tác tạo không khí học tập vui vẻ trước
lớp.
Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng chơi khởi động trong nhiều bài học nội
dung khác nhau ta chỉ cần thay các phép tính phù hợp là được.

* Trò chơi “Thi cắt, ghép hình”
Ví dụ 1: Bài 61 lớp 4: Hình bình hành
13


- Mục đích: Luyện tập kỹ năng cắt, ghép hình và liên hệ đến cách tính
diện tích hình bình hành dựa vào cách tính hình chữ nhật đã học.
- Chuẩn bị: Theo nhóm
+ Các tấm bìa vẽ sẵn hình bình hành ABCD trên đó
+ Thước kẻ, ê ke, kéo
- Cách chơi : Chơi theo nhóm
+ Lấy một tờ bìa đã vẽ sẵn hình bình hành ABCD trên đó
A

B

D

C

+ Dùng thước kẻ và ê ke vẽ đường AH vuông góc với cạnh DC.
+ Cắt phần hình tam giác AHD và ghép như hình vẽ để được hình chữ nhật
ABIH.
A

D

H

B


A

C

H

B

C

+ Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh hơn là thắng cuộc.
* Ví dụ 2: Lớp 4 - Bài 87: Diện tích hình thoi
+ Cho bốn hình tam giác, mỗi hình như hình sau :
Hãy ghép 4 hình tam giác đó thành
Một hình thoi

Một hình chữ nhật

* Trò chơi “Số hay chữ ?”
Ví dụ: Lớp 4 – bài 100: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên

14

I


Mục đích: Luyện tập củng cố về biểu thức có chứa chữ ; cộng (trừ) với
(cho) số 0 ; tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.
Chuẩn bị

+ Hình các quả táo, hoa, ... có ghi các biểu thức chưa hoàn chỉnh như hình vẽ.
+ Bút dạ
Cách chơi
- Các nhóm 4 bạn nhận bút dạ và hình các quả táo có nội dung sau :

a+b =b+ …

c - …= c

(m+n)+p =

b+0 =…+b

…- m=0

… + (m+n)

=…
Thảo luận để điền số hoặc chữ vào chỗ chấm cho đúng rồi dán lên bảng.
Trong 2 phút, nhóm nào xong trước và đúng thì được khen.
- Nhóm được khen nói cho cả lớp biết tính chất nào của phép cộng và phép
trừ đã được dùng để điền nhanh và đúng.
* Trò chơi “Gà mẹ tìm con (Áp dụng cho các tiết học: cộng trừ, nhân,
chia phân số, số thập phân)
Mục đích: Củng cố các phép tính phân số, số thập phân.
Chuẩn bị: 5 con gà mẹ làm bằng bìa cứng có ghi phép tính. 5 con gà con
làm bằng bìa cứng có ghi kết quả tính.
Thời gian chơi: 3-5 phút
Cách chơi: Tổ chức cho HS chơi cá nhân. Gọi 10 HS xung phong lên chơi:
5 em cầm 5 con gà mẹ, 5 em cầm 5 con gà con. Yêu cầu HS cầm gà mẹ tìm

đúng gà con của mình (sao cho phép tính trên mình gà mẹ tương ứng với kết quả
tính trên mình gà con). Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cặp nào
tìm sai sẽ bị phạt và nhảy lò cò.
* Trò chơi “Vui cùng đường gấp khúc” (Bài Đường gấp khúc lớp 2)
Mục đích: Củng cố học sinh nhận biết đường gấp khúc, biết tính độ dài
đường gấp khúc.
Chuẩn bị:
15


+ 2 chiếc thước đo có chia vạch xăng – ti – mét.
+ 2 sợi dây đồng hoặc đây thép nhỏ dài 20cm.
Cách chơi:
+ Gọi 2 học sinh xung phong lên chơi (1 nam+ 1 nữ).
+ Phát cho mỗi em 1 chiếc thước và 1 sợi dây đồng.
+ Yêu cầu 2 em tìm cách uốn (nắn) sợi dây thành đường gấp khúc theo yêu
cầu của giáo viên ( VD: hai em cùng uốn sợi dây thành hai đoạn gấp khúc: một đoạn
6cm và một đoạn dài 14 cm hay uốn thành 3 đoạn: 8cm; 5cm và 7cm,….)

14cm

7 cm

6cm

5cm
8cm

Khi nghe lệnh: “Bắt đầu!” 2 em thực hiện, em nào xong đúng yêu cầu và nhanh
hơn sẽ thắng cuốc và được tuyên dương. Nếu cùng đúng và cùng xong thì sẽ có

thêm câu hỏi phụ (VD: Độ dài của đường gấp khúc tạo bởi sợi dây đó có thay đổi
khi số đoạn thẳng thay đổi không? Vì sao?, ...)
* Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Mục đích : Luyện tập về các số chia hết cho 2, cho 5, ...(tuỳ theo bài giáo
viên vận dụng)

4660

Chuẩn bị : Các tấm bìa có ghi số
Cách chơi :
Cho các tấm bìa, chẳng hạn :

15
28

34

47

29

12

Chia thành các nhóm, mỗi bạn trong nhóm lần lượt 29
chọn :
a) Số chia hết cho 2 là

b) Số chia hết cho 5

Nhóm nào thực hiện đúng và nhanh nhất là thắng cuộc.

* Trò chơi “Hái hoa toán học” (Áp dụng cho các tiết học: Diện tích hình
bình hành, Diện tích hình thang, Hình vuông, Hình hộp chữ nhật, Hình lập
phương, Ôn tập về hình học cuối năm....)
16


Mục đích
- Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình chữ
nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi...Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp
với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước …
- Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây
hoa. Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội
dung câu hỏi. (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong
hoa)
Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập hình học” ở cuối năm giáo viên có thể chọn
nội dung:
+)

Muốn tìm diện tích hình vuông
Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì?

Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai ? Hãy tính nhẩm nhanh
diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30m?
+)

Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành?

+) Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau :
Diện tích chữ nhật là gì ?

Lấy dài…………..tức thì ra ngay.
Chu vi chữ nhật dễ thay.
Lấy ……………nhân hai là thành.
+)

Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang......vào
Rồi đem ....với chiều cao
......lấy nửa thế nào cũng ra.

+) Một hình lập phương có độ dài cạnh 5cm .
Bạn A nói: Diện tích xung quanh hình lập phương bằng 125 cm2
Bạn B nói: 125 cm2 là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Theo bạn ai nói đúng? ai nói sai? vì sao?
+) Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ chấm của 2 câu thơ sau: Nói
về công thức tính vận tốc:

17


Trên đường kẻ chậm với người mau.
Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau.
Vận tốc đôi bên ………………….
………………chia với khó chi đâu.
9cm
+) Hình bên tên gọi là gì ?

6cm

Chu vi, diện tích em thì tính mau?

Thời gian chơi: 3 - 5 phút.
Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và
đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả.
Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới
lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt
chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn. Nếu
bạn trả lời sai giáo viên gợi ý vẫn không trả lời được thì phải nhảy cò cò về chỗ.
* Trò chơi “Bác đưa thư”
Mục đích: Giúp cho học sinh thuộc lòng các bảng cộng, trừ, nhân, chia và
kết hợp rèn thói quen nói từ “Cám ơn!” khi được người khác giúp đỡ mình.
Chuẩn bị
+ Các tấm thẻ bìa ghi “số nhà” (là kết quả các phép tính )
+ Các phong bì thư , mỗi chiếc ghi một phép tính mà kết quả là các “số nhà”
+ Một tấm biển ghi “Nhân viên Bưu điện”.
Cách chơi
+ Gọi một số em lên tham gia chơi, phát cho các em các tấm thẻ ghi “số nhà”
+ Chọn 1 em đóng vai bác đưa thư là nhân viên bưu điện đeo tấm biển “Nhân
viên Bưu điện” và cầm các phong bì thư.
Bắt đầu chơi thì lần lượt từng em cầm thẻ ghi số nhà nói: “ Bác đưa thư ơi,
cháu có thư không ạ? Bác đưa giúp cho cháu, cháu ở số nhà 34 ạ!” Khi nói đến câu
34 thì giơ thẻ thẻ cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của bác đưa thư là nhẩm thật
nhanh và tìm chiếc phong bì có ghi phép tính mà kết quả là số nhà bạn đó (số 34)
đưa cho bạn đó, nếu phép tình và kết quả là đúng thì chủ nhà nói lời “Cảm ơn” bác
đưa thư. Cứ như thế trò chơi tiếp tục.

18


Tóm lại: Để dạy học tốt theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm,
người giáo viên cần có sự tìm tòi, sáng tạo, thiết kế bài dạy sao cho dễ hiểu nhất,

phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm và tìm những trò chơi học
tập, tạo hứng thú cho học sinh học tập. Người giáo viên biết phối hợp nhịp
nhàng giữa các hoạt động của thầy và trò, để định hướng cho học sinh con
đường tự lĩnh hội, tự phát hiện ra kiến thức mới. Từ đó học sinh tiếp thu bài học
một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các lớp trong trường Tiểu học của huyện
Tam Dương trong giảng dạy môn Toán.
Các giải pháp mà tôi đưa ra có thể làm tài liệu tham khảo cho tất cả các
giáo viên làm công tác giảng dạy môn Toán ở cấp Tiểu học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp
ứng được nhu cầu dạy và học.
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tính kiên trì và chịu khó,
biết giúp đỡ học sinh lúc khó khăn, say mê tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu để
tìm ra những trò chơi học tập phù hợp với từng bài học.
- Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song
không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho
các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Do vậy, người
giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật
hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
- Khi tổ chức trò chơi học tập vào dạy học môn Toán, chúng ta phải dựa
vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong
từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ
chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế
hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
- Chuẩn bị kĩ nội dụng bài dạy trước khi lên lớp, nghiên cứu kĩ tài liệu làm
đồ dùng dạy học, thiết kế các đồ dùng cho học sinh tham gia trò chơi phải khoa
học và sáng tạo. Cụ thể là giáo viên phải chuẩn bị một kế hoạch dạy học sao cho

tất cả học sinh đều được làm việc.
19


10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm tổ chức trò
chơi học tập trong dạy học môn Toán ở Tiểu học” tôi thấy kết quả mà mình
thu được rất khả quan, các em học tập ngày càng tiến bộ. Tôi đã tạo được hứng
thú học tập cho các em, giúp các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo
trong học tập và ngày càng yêu thích học tập môn Toán.
Dưới đây là bảng so sánh kết quả giáo dục môn Toán trước và sau khi áp
dụng sáng kiến:
Bảng so sánh kết quả giáo dục môn Toán lớp 5D
(năm học 2017 – 2018) trước và sau khi áp dụng sáng kiến

Tổng số
HS

Thời gian

Hoàn thành
tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành


TS

%

TS

%

TS

%

Khảo sát đầu năm

29

3

10,3

20

68,9

6

20,8

Cuối học kì 1


29

15

51,7

13

44,8

1

3,5

Cuối năm

29

20

69,1

9

30,9

0

0,0


Bảng so sánh kết quả giáo dục môn Toán lớp 5C
(năm học 2018 – 2019) trước và sau khi áp dụng sáng kiến

Thời gian

Tổng số
HS

Hoàn thành
tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn
thành

TS

%

TS

%

TS

%

Khảo sát đầu năm


36

10

27,8

23

63,9

3

8,3

Cuối học kì 1

36

20

55,6

16

44,4

0

0,0


Giữa học kì II

36

28

77,8

8

22,2

0

0,0

20


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Với kết quả thu được sau khi áp dụng, sáng kiến kinh nghiệm này có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên tại các trường tiểu học, phục
vụ tốt cho công tác giảng dạy môn Toán nhằm đổi mới phương pháp dạy học
nâng cao hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo
đưa nền giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển.
Sáng kiến kinh nghiệm này được hội đồng khoa học nhà trường Tiểu học
Vân Hội đánh giá cao và được dự kiến ứng dụng thực tế tại trường vào những
năm học sắp tới.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp

dụng sáng kiến lần đầu
Số
TT

Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Lớp 5D (năm học 2017 – 2018)
trường Tiểu học Vân Hội

Tam Dương – Học sinh lớp 5D/
Vĩnh Phúc
môn Toán.

2

Lớp 5C (năm học 2018 – 2019)
trường Tiểu học Vân Hội

Tam Dương – Học sinh lớp 5C/
Vĩnh Phúc
môn Toán

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong các năm học

qua. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Vân Hội, ngày.....tháng......năm 2019

Vân Hội, ngày 1 tháng 3 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Thu Hằng

21



×