Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề một số phương pháp giải các bài tập về khối lượng riêng trọng lượng riêng lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.72 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN VẬT LÝ KHỐI 6
PHẦN KHỐI LƯỢNG RIÊNG – TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Tên tác giả:
Chức vụ:
Đơn vị:

Phùng Đình Dũng
Giáo viên
Trường THCS Nguyệt Đức

Nguyệt Đức, tháng 10 năm 2019

1


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC

Tên tác giả: Phùng Đình Dũng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Nguyệt Đức

CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN VẬT LÝ KHỐI 6
PHẦN KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG.


I. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA ĐƠN VỊ NĂM HỌC 20182019.

1. Thực trạng chung đối với tất cả học sinh.
Như chúng ta đã biết, mơn vật lý là một mơn khó học trong các mơn học tự
nhiên. Vì lượng kiến thức lí thuyết và các dạng bài tập quá nhiều, học sinh thường
khó tiếp thu được kiến thức vì:
- Các em mới được làm quen với bộ môn.
- Các em chưa thuộc hết công thức.
- Chưa nắm vững lí thuyết giải các bài tập định tính và định lượng.
- Số tiết bài tập, ơn tập cịn ít
2


- Nhiều em thuộc công thức nhưng chưa biết vận dụng các dạng bài tập.
- Bài tập vận dụng kiến thức tích hợp nhiều kiến thức.
- Bài tập sai số, thực hành các em chưa chú ý.
2. Thực trạng đối với học sinh yếu mơn vật lí.
- Tiếp thu chậm, hổng kiến thức về tốn.
- Lười, chán học.
- Hồn cảnh khó khăn.
- Cha mẹ ít quan tâm.
- Sức khỏe, bệnh tật.
- Xa trường, không đủ phương tiện học tập.
- Chưa xác định mục đích, động cơ học tập.
- Chưa tập trung trong giờ học.
- Nguyên nhân khác.
* Công tác khảo sát chất lượng học kì I năm học 2018 – 2019:
- Cho thấy học sinh yếu mơn Vật lí nhà trường cịn nhiều, cụ thể khối 6 có
20 em học sinh yếu. Riêng lớp 6A2, 6A3 chiếm tỷ lệ 100% số học sinh yếu của
toàn khối.

- Xuất phát từ thực trạng trên, đối với học sinh yếu mơn Vật lí khối 6 mà tôi
giảng dạy. Tôi đã nghiên cứu khá kỹ về thực trạng của học sinh yếu này và mạnh
dạn đưa ra các giải pháp khắc phục có hiệu quả như sau:
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Thông qua kết quả khảo sát , tôi lập danh sách học sinh yếu riêng.
3


- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc các em bị điểm yếu, xác định được
kiến thức nào còn hổng, thiếu để dạy lại.
- Quá trình giảng dạy dùng hệ thống câu hỏi gợi mở nhở dẫn dắt phù hợp
với từng học sinh trong lớp, ưu tiên câu hỏi phù hợp với nội dung học sinh yếu, đi
sâu vào trọng tâm bài dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng để khắc sâu kiến thức.
- Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan, hướng dẫn học sinh sử dụng sách
giáo khoa như thế nào cho phù hợp để khai thác hết các dữ kiện của bài.
- Giúp học sinh định hướng tìm kết quả thử nghiệm, dưới sự hướng dẫn
mẫu của giáo viên, khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học.
- Động viên kịp thời và tuyên dương những học sinh yếu, có tiến bộ trong
q trình học tập, một biểu hiện sáng tạo dù là nhỏ.
- Xử lý nhẹ nhàng hết các tình huống trong tiết dạy, đảm bảo nội dung tiết
học mà không gây áp lực đối với học sinh.
- Huy động cán sự lớp và những học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu ôn
tập, bổ xung kiến thức, kỹ năng.
- Tạo phiếu điểm bộ môn dành đánh giá kết quả phụ đạo.
- Kết hợp với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình học tập
của các em sau mỗi tháng. Thơng báo lịch phụ đạo về cho phụ huynh nắm.
- Thời gian thực hiện giải pháp trên, sau khi có kết quả chất lượng khảo sát
học kỳ I đến cuối năm học.
II. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.
- Học sinh lớp 6.


4


- Thời lượng: 03 tiết
III. HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG.

a. Tính m; P
b. Tính V.
c. Tính D, d.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG.

1. Tìm hiểu đề bài.
- Đọc kỹ đề bài: Đại lượng nào đã cho, đại lượng nào phải tìm.
- Tóm tắt đề bài, đổi đơn vị (nếu là bài tập định lượng thể hiện bằng các kí
hiệu đã được qui ước).
2. Xác lập được mối liên hệ giữađại lượng đã cho và đại lượng phải tìm.
- Đối chiếu dữ liệu đã cho và đại lượng phải tìm, xem xét bản chất vật lí
của tình huống đã cho, để nhận ra tính chất, các đặc điểm, các cơng thức lí thuyết
có liên quan.
- Xác lập được các mối liên hệ cụ thể của các dữ kiện đã cho và đại lượng
phải tìm.
- Lựa chọn được các mối liên hệ cơ bản, cho thấy sự liên hệ của cái phải
tìm và đại lượngđã cho, từ đó rút ra kết luận đại lượng phải tìm.
3. Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải.
- Tìm sự liên hệ giữa đại lượng chưa biết (ẩn) và đại lượng đã biết (dữ
kiện).

5



- Nếu tìm chưa được, trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể suy luận, tính
tốn, biến đổi, áp dụng một số công thức liên quan.
- Xây dựng được dự kiến về kế hoạch giải, vận dụng những kiến thức đã
học vào giải theo điều kiện cụ thể của bài. Ta có thể thấy ngay được mối liên hệ
trực tiếp giữa đại lượng phải tìm và cái đã cho.
- Dẫn ra cơng thức vật lí mà có chứa đại lượng phải tìm cùng với đại lượng
khác đã cho hoặc đã biết.
4. Thực hiện kế hoạch giải.
- Tôn trọng trình tự để thực hiện các chi tiết của dự kiến.
- Thực hiện cẩn thận các phép tính, hướng dẫn học sinh làm quen với cách
giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của đại lượng trong biểu thức cuối cùng.
- Khi tính tốn bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có
ý nghĩa.
5. Kiểm tra, xác nhận kết quả.
- Kiểm tra xem đã trả lời đúng câu hỏi, hết câu hỏi chưa.
- Kiểm tra lại xem tính tốn có đúng khơng.
- Xem xét kết quả về ý nghĩa thực tế xem có phù hợp khơng.
- Giải bài tập theo cách khác ( nếu có) xem có cùng kết quả khơng.
V. BÀI TẬP MINH HỌA.

1. Ôn lại lý thuyết.
a. Khối lượng riêng.

6


+ Định nghĩa: Khối lượng của một mét khốimột chất gọi là khối lượng
riêng của chất ấy.
Lưu ý: Phải tra được khối lượng riêng của một chất bằng bảng khối lượng

riêng và nêu được ý nghĩa khối lượng riêng của một chất là gì .
- Ví dụ khối lượng riêng của sắt là: 7800kg/m3có nghĩa là 1 mét khối sắt
có khối lượng là 7800kg.
- Các chất khác nhau có khối lượng riêng khác nhau.
+ Cơng thức: D =

m
V

Trong đó:
+ m là khối lượng của vật, có đơn vị là( kg.)
+ V là thể tích của vật, có đơn vị đo là (m3.)
+ D là khối lượng riêng của chất tạo nên vật có đơn vị đo (kg/m3 )
- Để xác định khối lượng riêng của một chất ta dùng cân đo khối lượng của
vật, đo thể tích của vật rồi thay giá trị đó vào cơng thức:
D=

m
V

- Ngồi đơn vị (kg/m3) người ta còn thường dùng đơn vị (g/m3.)
1g/m3 = 1000kg/m3
- Từ công thức D =

m
V

suy ra: m = D.V
V=


m
.
D

7


b. Trọng lượng riêng:
Cần phân biệt sự khác nhau giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
+ Định nghĩa: trọng lượng riêng của một chất được đo bằng trọng lượng
của một m3 chất ấy.
Cơng thức: d =

P
V

Trong đó:
- d là trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật có đơn vị (N/m3.)
- P là trọng lượng của vật, có đơn vị đo là (N).
- V là thể tích của vật có đơn vị đo là( m3.)
Ngồi ra có thể tích trọng lượng riêng của một chất theo khối lượng riêng
của chất đó, bằng cơng thức :
- Từ cơng thức d =

d = 10D.
P
P
suy ra: P = d.V ; V = .
V
d


2. Bài tập minh hoạ.
2.1. Dạng 1. Bài tập định tính.
Bài 1. Khối lượng của một vật được kí hiệu là:
A. V

B. m

C. D

D. d

Bài 2. Thể tích của vật kí hiệu là:
A. D

B. d

C. V

D. d

Bài 3. Khối lượng riêng của vật kí hiệu là:
8


A. d

B. V

C. D


D. P

Bài 4. Trọng lượng riêng của vật kí hiệu là:
A. d

B. V

C. D

D. P

Bài 5. Đơn vị tính của khối lượng riêng là:
A. m3

B. kg/m3

C. N/m3

D. kg

Bài 6.Đơn vị tính của trọng lượng riêng là:
A. m3

B. kg/m3

C. N/m3

D. kg


Bài 7. Đổi các đơn vị sau:
a. 1m3 = .............dm3 = .............cm3.
b. 1.5m3 = .............lít = .............cc.
c. 1kg = .............g; 1 tạ = = .............kg; 1 tấn = .............kg.
Đáp án:
a. 1m3 = 1000 dm3 = 1.000.000cm3.
b. 1.5m3 = 1500lít = 1.500.000cc.
c. 1kg = 1000 g; 1 tạ = 100kg; 1 tấn = 1 000kg.
2.2. Dạng 2. Tìm các đại lượng V, m, D trong công thức;D =
Dạng 2.1: Tìm V.
- Từ cơng thức: D =

m
m
=> V = .
V
D

9

m
P
;d =
V
V


- Bài tốn cho biết điều gì?
+ Cho biết đại lượng m.
+ Cho biết D (tra trong bảng khối lượng riêng hoặc cho trước).

Dạng 2.2 :Tìm m.
- Từ cơng thức D =

m
=>m = D.V.
V

- Bài toán cho ta biết đại lượng D và V.
Dạng 2. 3: Tìm D.
- Từ cơng thức D =

m
.
V

- Vậy ta phải biết đại lượng m và V.
2.3. Các ví dụ:
Ví dụ 1:
Một vật có khối lượng 1kg, thể tích vật là 128cm3. Xác định khối lượng
riêng của vật và cho biết vật được làm từ chất nào?
Tóm tắt đề bài:
m = 1kg

Hướng dẫn: + Tính D bằng công thức nào?

V = 128cm3

+ Muốn biết chất gì ta làm thế nào?

=0,000128m3

________
D=?

Giải
Khối lượng riêng của vật là:
D=

1
m
=
= 7800(kg/m3)
0, 000128
V

 Chất làm vật ?
Tra bảng KLR => Vật làm bằng thép

10


• Từ ví dụ trên ta lưu ý muốn tìm D phải biết được m và V. Muốn biết
chất gì ta tra bảng KLR.
Ví dụ 2:
Một thanh thép có trọng lượng 1560N. Tính thể tích của thanh thép biết
trọng lượng riêng của thép 78 000N/m3.
Tóm tắt đề bài:
P = 1560N.
d = 78 000 N/m3.
______________
V=?

Giải
Bài toán cho biết đại lượng trọng lượng và trọng lượng riêng.
Ta áp dụng công thức:
d=

P
d
(1) => V = (2)
P
V

Thay số vào (2) ta có:
V=

d
P

1560( N )

= 78000( N / m) = 0.02 (m3).
Đáp số: 0.02m3.

• Lưu ý muốn tìm V phải biết được m hoặc P và d hoặc D.
Ví dụ 3.
Một khối sắt có thể tích 40dm3, biết khối lượng riêng của sắt là
7800kg/m3. Hãy tính khối lượng và trọng lượng của khối sắt.
11


Tóm tắt:

V = 40dm3 = 0,04m3.
D = 7800kg/m3.
________________
m=?
P=?
Giải
Khối lượng của khối sắt là:
- Từ công thức: D =

m
=> m = D.V, thay số ta có:
V

m = D.V = 7800 . 0,04 = 312(kg).
Trọng lượng của khối sắt:
- Từ công thức: P = 10.m = 10.312 = 3120(N)
Đáp số: 312kg; 3120 N.
• Lưu ý muốn tìm m phải biết được D và V. Tìm P ta áp dụng CT: P
=10.m
Ví dụ 4.
Một hộp sữa ơng thọ có ghi 397g, biết dung tích hộp sữa là 320cm3. Hãy
tính trọng lượng riêng của sữa trong hộp.
Tóm tắt:
m = 397g = 0.397kg.
V = 320 cm3 = 0,00032m3.

12


_______________

d=?
Giải
- Khối lượng riêng của hộp sữa là:
+ Cách 1:
- Theo cơng thức: D =

m
thay số ta có:
V

0,397

3
D = 0, 00032 = 1240(kg / m )

- Trọng lượng riêng của sữa là: ta có d = 10.D = 10.1240 = 12400(N/m3)
Vậy trọng lượng riêng của sữa trong hộp là 12400 (N/m3).
+ Cách 2: Ta tính Trọng lượng của vật P = 10.m = 10.0,397 = 3,97(N)
ADCT: d =

3,97
P
3
= 0, 00032 = 12400( N / m )
V

Đáp số: 12400N/m3.
• Với bài tập tìm TLR (d) ta có thể tìm theo 1 trong 2 cách như đã trình
bày ở trên.
Ví dụ 5:

Tính trọng lượng của thanh sắt có thể tích 100cm3. Biết khối lượng riêng
của sắt là 7800kg/m3.
Tóm tắt:
V = 100cm3 = 0,0001m3.
D = 7800kg/m3.
_________

13


P=?
Giải
Trọng lượng riêng của sắt là:
d = 10.D = 10 . 7 800 = 78 000(N/m3.)
Trọng lượng của thanh sắt
P = d.V = 78 000 . 0,0001 = 7,8 (N)
Đáp số 7,8N
3. Bài tập áp dụng
Bài 1:Một hịn gạch có khối lượng 1600g, hịn gạch có thể tích816cm 3,. Tínhkhối
lượng riêng và trọng lượng riêngcủa gạch.
Đ/s :1961 kg/m3 ;19 610 N/m3.
Bài 2: Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.
a)
b)

Tính thể tích của 3 tấn cát.
Tính trọng lượng của một đống cát 1m3

Đáp số : 2m3 và 15000N
Bài 3: Một cây cột sắt có thể tích 1,25m3. Tính khối lượng và trọng lượng cột thép

trên.
Đáp số : 9750kg ; 97500N
* Làm thêm bài tập 11.1 đến 11.13 trong sách BTVL lớp 6
VI. KẾT LUẬN.

Sau khi áp dụng phương pháp giải bài tập trong chuyên đề, tôi nhận thấy
học sinh yếu kém chủ động hơn trong quá trình học tập, tăng thêm tính độc lập,

14


năng lực học sinh yếu mơn vật lí 6 được nâng lên. Điều này chứng minh qua thực
tiễn bằng chất lượng học tập của các em, số lượng học sinh yếu kém ngày càng
giảm.
Cụ thể : Trước khi áp dụng số học sinh yếu kém phần KLR – TLR là 20
em. Sau áp dụng số học sinh yếu kém còn lại 3 em
Tóm lại: Trong năm học 2018-2019 với sáng kiến trên, bản thân tôi đã giúp
được các học sinh yếu kém mà trực tiếp tôi giảng dạy được trang bị kiến thức bộ
môn ngày một tốt hơn trong quá trình học tập và đạt được kết quả tốt trong năm
học 2018-2019.
Trong q trình thực hiện chun đề khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo các bạn đồng nghiệp để chuyên đề
ngày một hoàn thiện hơn.
Nguyệt Đức, ngày 22 tháng 10 năm 2019
NGƯỜI VIẾT

Phùng Đình Dũng

15




×