Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề cá thể quần thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.68 KB, 41 trang )

CHUYÊN ĐỀ: “CÁ THỂ - QUẦN THỂ SINH VẬT”
PHẦN I – MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các kì thi lớn, đặc biệt là các kì thi học sinh giỏi các cấp ở trong nước và
quốc tế thì những nội dung kiến thức của phần Sinh thái học được đề cập đến rất nhiều.
Nhưng khi học sinh nghiên cứu về chuyên đề “Cá thể - Quần thể sinh vật” sẽ gặp nhiều
khó khăn do hiện nay có rất nhiều tài liệu viết về chuyên đề này nhưng hầu hết các tài
liệu viết rời rạc, tách bạch nhau, chưa có sự khái quát và hệ thống; nội dung của chuyên
đề khá nhiều và đa dạng; tuy nhiên trong phạm vi 1 chuyên đề hẹp, tôi chỉ tập trung đi
sâu vào hệ thống các kiến thức trọng tâm nhất và đưa ra các câu hỏi, bài tập vận dụng
tương ứng trong chuyên đề.
II. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm mục đích giúp các em học sinh có kiến thức chuyên sâu hơn về phần này để
các em có nền tảng tốt để theo học đội tuyển HSG, tôi biên soạn chuyên đề theo cấu trúc
mới một cách chi tiết, cơ bản, tổng hợp và chuyên sâu, cùng một số dạng bài tập và câu
hỏi mà các em sẽ gặp phải khi làm đề thi HSG các cấp với hi vọng làm tài liệu đọc và ôn
tập cho các em học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi.
2. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề có thể sử dụng để giảng dạy và ôn tập cho học sinh lớp 12, đặc biệt là
học sinh các khối chuyên Sinh và các học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi; có thể sử
dụng cho mọi đối tượng học sinh, tùy theo mức độ nhận thức và trình độ người học mà
người dạy có thể vận dụng cho phù hợp.
PHẦN II – NỘI DUNG
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
PHẦN A: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
- Khái niệm: môi trường sống là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố
cấu tạo nên mơi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển
của sinh vật.
- Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường đất, nước, trên cạn, sinh vật.


- Khái niệm NTST: là tất cả những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật.
- Phân loại NTST:
+ Liên quan đến môi trường  Nhân tố vô sinh và hữu sinh.
+ Theo ảnh hưởng tác động:
Các nhân tố không phụ thuộc mật độ (khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác
động của chúng khơng phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động): các nhân tố vô sinh.
Các NTST phụ thuộc mật độ quần thể (khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác
động của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần bị tác động): dịch bệnh tác động lên
nơi dân cư thưa thớt kém hơn nhiều nơi dân cư thểđông đúc.
II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC
1. Quy luật giới hạn sinh thái
1


Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của 1 nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật
có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Gồm: điểm giới hạn trên và dưới; khoảng thuận lợi; khoảng chống chịu.
2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
Tất cả các NTST đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành 1 tổ hợp sinh thái. Mỗi
NTST chỉ có thể biểu hiện hồn tồn tác động của nó khi các nhân tố khác đang hoạt
động đầy đủ. Ví dụ: ...
3. Quy luật tác động khơng đồng đều của các NTST
Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau ... cơ thể phản ứng
khác nhau với tác động như nhau của 1 NTST.
Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động như nhau của 1 NTST.
4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường, không những môi trường
tác động lên chúng mà các sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của môi trường và
làm thay đổi tính chất của các nhân tố đó.
III. NƠI Ở VÀ Ổ SINH THÁI

- Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái:
+ Ổ sinh thái của 1 loài là một “khơng gian sinh thái” mà ở đó tất cả các NTST của môi
trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép lồi đó tồn tại và phát triển.
+ Nơi ở là địa chỉ cư trú của lồi, cịn ổ sinh thái là cách sinh sống của lồi đó.
- Nguyên nhân chủ yếu hình thành ổ sinh thái trong quần xã: Cạnh tranh giữa các lồi. Ý
nghĩa của hình thành ổ sinh thái hẹp giúp cho các sinh vật giảm cạnh tranh  nhiều cá thể
có thể sống chung với nhau trong một quần xã.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
VÀ SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT
1. Ánh sáng
Gồm: cường độ ánh sáng, thành phần quang phổ của ánh sáng, thời gian chiếu
sáng.
*Cường độ ánh sáng (ánh sáng mạnh hay yếu):
- Giảm từ xích đạo đến các cực (do độ cong của bề mặt trái đất và do ánh sáng bị hấp thụ
bởi lớp khí ngày 1 dày thêm); biến đổi mạnh theo địa hình (độ cao, núi, rừng, đất, biển,
…), càng lên cao cường độ ánh sáng càng mạnh.
- NL mặt trời chiếu xuống trái đất ở dạng song điện từ, gồm:
+ Tia tử ngoại (10-380 nm): ức chế sinh trưởng, phá hoại tế bào nhưng 1 lượng nhỏ kích
thích hình thành vitamin D ở động vật và antoxian ở thực vật.
+ Ánh sáng nhìn thấy (380-780 nm): chủ yếu tia xanh và tia đỏ cung cấp năng lượng cho
quang hợp ở thực vật và các hoạt động sinh lí khác của động vật.
+ Tia hồng ngoại: (780-340.000 nm): có vai trò sản sinh nhiệt.
*Thành phần quang phổ ánh sáng: ánh sáng trực xạ (chiếm 63%): ánh sáng chiếu thẳng
từ mặt trời xuống trái đất; ánh sáng tán xạ (37%): phần ánh sáng đã bị khuếch tán do tiếp
xúc với hơi nước, các hạt bụi trong khí quyển.
*Thời gian chiếu sáng: mùa hè cường độ ánh sáng mạnh và kéo dài hơn mùa đông.
2


Trong nước: cường độ, thành phần quang phổ và thời gian chiếu sáng giảm dần

theo độ sâu.
- Sự thích nghi của thực vật: cây ưa sáng, ưa bóng và chịu bóng:
Đặc điểm
Ưa sáng
Ưa bóng
1. Vị trí phân bố Nơi trống trải (tầng trên tán rừng)
Dưới tán cây khác, trong hang, …
2. Hình thái
- Thân thấp, tán rộng hoặc thân cao, tán hẹp.
- Thân thấp, cành nhiều phụ thuộ
- Thân cây
- Lá hẹp, dày, xanh nhạt, xếp nghiêng.
cao tầng cây trên và các vật che ch
- Lá
- Lá rộng, mỏng, xanh đậm, xếp n
3. Giải phẫu
- Mạch gỗ nhỏ, nhiều.
- Mạch gỗ lớn, ít.
- Thân
- Lá: cutin dày, mơ giậu phát triển, lục lạp kích - Lá: cutin mỏng, mơ giậu kém ph
- Lá
thước nhỏ.
lạp kích thước lớn.
4. Sinh lí
- Quang hợp: Sản phẩm QH tăng khi cường độ - Quang hợp: sản phẩm QH cực đ
- Quang hợp
chiếu sáng tăng nhưng đạt cực đại ở cường độ ở cường độ as trung bình.
- Khí khổng
chiếu sáng thấp hơn cường độ chiếu sáng cực đại. - Khí khổng: ln mở.
- Hơ hấp

- Khí khổng: đóng mở liên tục.
- Hơ hấp: yếu.
- Hơ hấp: mạnh khi có ánh sáng.
- Sự thích nghi của động vật:
Các nhóm động
Đại diện
Đặc điểm
vật
- Ưa hoạt động Ong, thằn lằn, nhiều lồiCó thị giác phát triển và thân có màu sắc sặc sỡ để nhậ
ban ngày
chim và thú…,
loại, để ngụy trang hay để doạ nạt kẻ thù.
- Ưa hoạt động Cú mèo, bướm đêm, cáThân màu sẫm, mắt có thể rất tinh hoặc nhỏ lại hoặc tiê
ban đêm
hang…
giác và cơ quan phát sáng phát triển.
2. Nhiệt độ
- 2 vấn đề: cao/thấp và biên độ nhiệt. Dựa vào sự chịu đựng với sự thay đổi nhiệt độ mà
chia ra thành cây rộng nhiệt và cây hẹp nhiệt; động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh vật hằng nhiệt thể hiện qua 2 nguyên tắc: Becman và
Anlen.
Nội dung
Giải thích
Quy tắc ĐV hằng nhiệt sống ở vùng khí hậu ơn đới (lạnh) KT lớn  S/V càng nhỏ
Becman thì kích thước cơ thể lớn hơn ĐV cùng lồi hay (giảm sự thốt nhiệt)
lồi có quan hệ họ hàng gần nhau ở vùng nhiệt đới
ấm áp.
Quy tắc ĐV hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và KT các phần lộ ra bên ngoài
Anlen chi, … thường bé hơn của ĐV vùng nóng.
bé  Hạn chế được sự thốt

nhiệt vào mơi trường.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh vật biến nhiệt rất khác nhau. Trong giới hạn sinh thái,
tốc độ trao đổi chất của sinh vật tăng khi nhiệt độ môi trường tăng, và ngược lại. Nhờ
vậy, trong nghiên cứu vant’ Hoff (1887) đã đưa ra cơng thức tính “hệ số nhiệt” (Q10) như
sau:
3


hoặc:
Trong đó y là tốc độ phát triển, x là nhiệt độ (oC). Sau đó J. Arrhenius (1898) lại
đưa ra một cơng thức tính tốn khác:

hay:
)x
(y là tốc độ phát triển; x là nhiệt độ; là hệ số)
Theo vant’ Hoff, giá trị Q10 dao động từ 2 đến 3, còn theo J. Arrhenius, dao động
trong khoảng 12.000-16.000. Nếu Q10 = 2,5 có nghĩa là, nhiệt mỗi khi tăng lên 10 oC thì
tốc độ trao đổi chất của sinh vật tăng lên 2,5 lần. Cách lí giải này tương tự như ảnh hưởng
của nhiệt độ lên tốc độ các phản ứng hóa học. Đây là một hạn chế của 2 quan điểm trên
đối với đời sống sinh vật.
Bằng các thực nghiệm, mối quan hệ giữa nhiệt độ và thời gian phát triển của một
giai đoạn hay cả đời sống động vật biến nhiệt được thể hiện bằng công thức: T= (x – k).n.
T: tổng nhiệt hữu hiệu (độ ngày, độ giờ, độ năm)
x: nhiệt độ môi trường (oC )
k: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển (oC)
n: số ngày cần thiết để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay cả đời sống của
sinh vật (ngày, năm, tháng…)
3. Độ ẩm
- Sự thích nghi của thực vật với độ ẩm:
Các

Đại diện
Mơi trường sống
Đặc điểm và giải thích
nhóm
Cây ưa Vạn niên thanh, trầu không,Trên đất ẩm như bờ- Lá to, mỏng
ẩm
ráy, …
ruộng, bờ ao, bờ sông,- Tầng cutin mỏng, khả năng điều tiế
rừng ẩm, hang đá, … …
Cây chịu Gồm cây chịu hạn mọng nướcSống ở nơi khơ hạn- Có khả năng tích trữ nước trong th
hạn
và cây chịu hạn lá cứng:kéo dài như sa mạc,củ; giảm tối đa thốt hơi nước (khí
xương rồng, cỏ tranh, ...
thảo nguyên, …
hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào
phát triển các phương tiện tìm và kiế
rất phát triển, 1 số ht rễ phụ); khả nă
(hạt có vỏ dày, ...
Cây
Hầu hết các loài cây gỗ trongPhân bố rộng từ vùngCó tính chất trung gian giữa 2 nhóm tr
trung
rừng mưa nhiệt đới, rừng cây ôn đới đến nhiệt đới.
sinh
lá rộng ôn đới và cây nông
nghiệp.
*Lưu ý: Thực vật chịu hạn gồm:cây mọng nước và cây lá cứng. Đặc điểm thích nghi:
+ Cây mọng nước: Sinh sản nảy nở quanh năm và ra hoa vào nhiều thời điểm

4



+ Cây lá cứng: Tranh thủ ra hoa vào lúc trời mưa,sau đó khi hạn thì rơi rụng từ từ từng bộ
phận cho đến khi chỉ còn rễ hoặc thân ngầm dưới mặt đất, đợi đến khi trời mưa phát triển
tiếp
*Chú ý: Cây cỏ: cây thân thảo
Cây bụi: là cây thân gỗ (bắt buộc ưa sáng) có đặc điểm là phân cành sát gốc, chồi
đỉnh sinh trưởng nhanh, dừng lại sớm, phát triển chồi bên.
Cây gỗ:Là cây thân gỗ (ưa sáng hoặc ưa bóng) có đặc điểm là phát triển một
đoạn thân.
*Động vật thủy sinh:
Tiêu chí thích nghi
Đặc điểm
- Thích nghi với độ + Sống ở tầng giữa, tầng đáy.
đậm đặc của nước
+ Bơi nhanh nhờ hệ cơ phát triển và đều có dạng hình thon dài  hạn chế
nước.
+ Giảm khối lượng cơ thể bằng cách tích lũy lipit hoặc có túi hơi
- Thích nghi với lượng + Lấy khí qua cơ quan lấy khí chuyên biệt, da mỏng, nhiều mao mạch nằm sát
oxi trong nước thấp + Dự trữ khí trong khoang chứa khí; ln ln quẫy đi, di chuyển dưới nư
hơn khơng khí
nổi đầu.
- Thích nghi với ánh + Màu sắc khác nhau theo sự phân bố của tia sáng: Động vật vùng triều có mà
sáng
nhất, động vật dưới sâu hoặc trong hang màu tối, nhiều loài có khả năng phát s
+ Khả năng định hướng theo ánh sáng kém hơn trong khơng khí, nhiều động
âm thanh làm phương tiện định hướng, 1 số phát ra sóng điện từ để liên lạc và

* Thực vật thủy sinh:
Tiêu chí thích nghi
Đặc điểm

- Thích nghi với độ + Cơ thể dạng hẹp, kéo dài, hình thành nhiều mấu và tơ gai - Tăng cường bề m
đậm đặc của nước
của cơ thể với nước; lá lớn (nổi).
+ Mô cơ kém phát triển, các yếu tố cơ trong cây tập trung ở phần trung tâm với
phân nhánh có tác dụng nâng đỡ và tạo nhiều khoảng trống chứa khí.
- Thích nghi với TV sống chìm trong nước trên cơ thể k có lỗ khí, khơng khí hịa tan thấm qu
lượng oxi trong nước thể; lá cây nổi trên mặt nước như lá sung chỉ có mặt trên của lá có lỗ khí; tron
thấp hơn khơng khí
nhiều khoảng trống chứa khí.
- Thích nghi với ánh + Phân bố khác nhau theo chiều sâu lớp nước: tia đỏ phân bố ở lớp trên
sáng
cam  vàng  lục  lam => Sự phân bố: phân lớn cây hạt kín, tảo lục phân bố
nơng vì chúng hấp thụ tia đỏ; tảo nâu có thể ở sâu hơn nhờ có sắc tố ph
(phycocyanin); tảo đỏ có thể phân bố được ở lớp nước sâu nhờ có sắc tố đỏ (phy
và sắc tố màu lam (phycocyanin) hấp thụ được những tia sáng yếu.
+ Cây sống trong nước có ánh sáng yếu nên lá thường khơng có mơ giậu hoặc m
phát triển (chỉ có 1 lớp tế bào); diệp lục phân bố ở cả trong biểu bì và 2 mặt củ
tăng cường khả năng hấp thu ánh sáng cho quang hợp.
*Lưu ý:
5


+ Mơi trường cạn  sức cản nhỏ, khơng có sự nâng đỡ  sinh vật tồn tại nhiều loại  đa
dạng
+ Mơi trường nước: sức cản lớn, có sự nâng đỡ  tương đồng sinh thái
- Sự thích nghi của ĐV với độ ẩm:
Các nhóm
Đại diện
MT sống
Đặc điểm

Nhóm
động Ếch nhái, giun đất,Sống nơi ẩm ướt, dưới đất và đòiDa ẩm ướt là cơ quan trao đổi
vật ưa ẩm
ốc sên, …
hỏi lượng nước trong thức ăncủa cơ thể, ngủ đông trong hang,
cao.
Nhóm
động Thằn lằn, lạc đà,Sống ở hoang mạc, sa mạc, … Cơ thể có khả năng tích trữ nướ
vật ưa khô
châu chấu, …
chống mất nước (thân bọc vỏ
sừng, lông thưa để giảm lỗ chân
dụng nước tiết kiệm (thải phân
ít nước tiểu, …)
Nhóm
động Đa số các lồi ĐV. Chịu đựng được sự thay đổi luânMang đặc điểm trung gian của 2
vật ưa ẩm vừa
phiên giữa mùa mưa và mùa
phải
khô.
4. Tác động tổ hợp của nhiệt - ẩm
Nhiệt - ẩm là 2 yếu tố rất quan
trọng của khí hậu tồn cầu, quyết
định sự phân bố, tồn tại và phát triển
của loài, các quần xã sinh vật và các
khu sinh học trên những vùng địa lí
xác định.
Để mơ tả mối quan hệ tác
động tổ hợp nhiết-ẩm người ta thành
lập “khí hậu đồ”, nếu tồn tại trong

đó các nhân tố nhiệt - ẩm thỏa mãn
được những nhu cầu sống của sinh
vật (hình 2.9).
Khí hậu đồ được dựng trên cơ
sở giá trị nhiệt - ẩm trung bình 12
tháng trong năm được áp dụng trong
việc đánh giá các điều kiện nhiệt - ẩm tại vùng sống của một lồi nào đó để di chuyển nó
đến một nơi khác có khí hậu đồ tương tự hoặc để đánh giá sự phát triển số lượng cá thể
của quần thể một lồi nào đó, chẳng hạn sâu bệnh, trong những năm có khí hậu khác
nhau.
5. Đất
Đất được đặc trưng bằng những tính chất vật lý (cấu trúc hạt, sức nén, độ tơi xốp, chế
độ nước và khí, độ pH...), hóa học (các muối khống và ion), mùn bã hữu cơ và axit
humic... Song các thành phần chính của đất có trong 4 nhóm cơ bản: các vật liệu khoáng,
6


chất hữu cơ, khơng khí và nước. Trong đất đầu bảng, vật liệu khoáng chiếm tỉ lệ 45%,
chất hữu cơ 5%, khí và nước mỗi loại chiếm 25%.
Sự hình thành đất là một q trình, phụ thuộc vào khí hậu (nhiệt độ, nắng, mưa), địa
hình (cao, trũng, hướng gió thịnh hành...), vật liệu gốc, sinh vật và thời gian, cũng như
hoạt động canh tác của con người. Trong mỗi khu vực, đất được chia thành các nhóm
khác nhau theo mối quan hệ giữa kết cấu và các đặc tính của đất (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa kết cấu của đất và các đặc tính của đât
Kết cấu
Khả năng Khả năng Khả năng duy trì
Khả năng
Độ thống khí
của đất
thấm nước giữ nước

khống
canh tác
Cát
Tốt
Nghèo
Nghèo
Tốt
Tốt
Bùn (phù sa) Trung bình
Trung bình Trung bình
Trung bình
Trung bình
Đất sét
Nghèo
Tốt
Tốt
Nghèo
Nghèo
Đất nhiều mùn Trung bình
Trung bình Trung bình
Trung bình
Trung bình
6. Các chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng
bao gồm các chất vô cơ và
hữu cơ, xuất hiện từ các
nguồn gốc khác khác nhau
(hình 2.11).

7. Dịng và tác động của

dòng lên đời sống sinh vật
Dòng là khái niêm chỉ
tất cả sự vận động định
hướng của vật chất từ nơi này đến một nơi khác do nhiều nguyên nhân. Đó là các dịng
khí (gió, dịng khí thăng-giáng), dịng nước (dịng sơng, hải lưu, dịng triều, dịng đối lưu
trong tầng nước).
Gió không chỉ phân bố lại nhiệt - ẩm trên hành tinh mà còn giữ vai trò quan trọng
trong đời sống thực vật trên cạn: giúp cây thụ phấn (mang phấn hoa, hương dẫn dụ cơn
trùng) và phát tán nịi giống. Ở nhiều lồi thực vật, hạt hình cánh, có túm lơng tơ, bơng...
nhờ đó, chúng có thể phát tán rất xa.
Những lồi chim (diều hâu, hải âu, nhạn biển...) cịn dựa vào các dịng khí thănggiáng để bay liệng trong khơng gian.
Những cây sống ở những nơi lộng gió thường có thân thấp, phát cành sớm hoặc có rễ
cọc cắm sâu vào lịng đất hoặc có “thân rễ” (cây đước), nhiều cây thân thảo có thân bị
7


và rễ bám chắc vào đất (bìm bìm biển, muống biển...). Nhiều cây gỗ có “bạnh rễ” rất lớn
hay phát triển rễ phụ (đa, si...).
Dòng biển (hải lưu, dòng triều...) có vai trị tương tự như các dịng khí, mang thức ăn
đến cho các lồi sống cố định hay ít di động (san hô, huệ biển, thân mềm...) và tham gia
vào q trình thụ tinh, phát tán nịi giống và phân bố lại các loài trong biển.

PHẦN B: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG
QUẦN THỂ
1. Khái niệm
Quần thể là nhóm cá thể của lồi, phân bố trong vùng phân bố của lồi, có khả năng
sinh sản để cho các thế hệ mới hữu thụ thông qua con đường sinh sản dinh dưỡng, trinh
sản hoặc con đường giao phối.
Những loài có vùng phân bố rộng thường hình thành nhiều quần thể. Đó là

những lồi đa hình (polymorphis). Những quần thể này có thể trao đổi các cá thể của
mình với nhau thông qua con đường nhập cư và xuất cư. Trong tự nhiên có những lồi
được gọi là lồi đơn hình (monomorphis), tức là lồi chỉ hình thành một quần thể, phân
bố hẹp trong điều kiện môi trường rất ổn định. Lồi đơn hình dễ lâm vào hồn cảnh bị
suy thối hoặc đến mức bị diệt vong khi mơi trường biến động.
*Quá trình hình thành quần thể:
- Một số cá thể cùng lồi phát tán tới 1 mơi trường sống mới.
- Những cá thể khơng thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu
diệt hoặc phải di cư đi nơi khác.
- Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.
- Giữa các cá thể cùng lồi gắn bó chặt chẽ với nhau thơng qua các mối quan hệ sinh thái
dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Quan hệ
Đặc điểm
Ý nghĩa
Ví dụ
Các cá thể cùng lồi hỗ trợ Giúp quần thể thích nghi tốt hơnHiện tượng cây liền rễ ở cây
nhau trong các hoạt độngvới điều kiện môi trường, khailấy được nhiều nước và muối k
Hỗ trợ sống như lấy thức ăn,thác nguồn sống tốt hơn
Bồ nông xếp thành đàn bắt đượ
chống lại kẻ thù…
hơn
Các cá thể trong quần thểLàm cho số lượng và sự phân bố- Thực vật cạnh tranh nhau về án
Cạnh cạnh tranh nhau về thức ăn cá thể trong quần thể duy trì ở- Khi thiếu thức ăn một số lồ
tranh nơi ở…
mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn(mọt bột) có thể an thịt lẫn nhau
tại và phát triển
2.1. Những mối quan hệ hỗ trợ
Tập hợp các cá thể trong những hồn

cảnh khác nhau cịn tạo nên “hiệu suất
nhóm”, giảm tiêu hao năng lượng hoặc chống
lại kẻ thù và những rủi ro mơi trường một cách
có hiệu quả (ơ nhiễm).
8


Ví dụ, sự tăng tốc độ lọc nước để hơ hấp và kiếm ăn của thân mềm (Sphaerium
corneum) như sau:
Số lượng (con):
1
5
10 15 20
Tốc độ lọc nước (ml/giờ):
3,4 6,9 7,5 5,2 3,8
2.2. Những mối quan hệ đối địch
- Cạnh tranh cùng loài: Khi mật độ quá cao,
nguồn thức ăn suy kiệt; các cá thể đực giành giật
con cái hay những con cái giành nhau nơi làm tổ
trong mùa sinh sản hoặc trường hợp “đấu tranh”
giữa các con đực để giành vị trí đầu đàn trong
cuộc sống bầy đàn (linh trưởng, chó sói, gà...).
Do cạnh tranh về nguồn sống, số lượng cá thể
của quần thể giảm, duy trì một mật độ vừa phải,
phù hợp với điều kiện mơi trường. Đó là hiện
tượng “tỉa thưa” ở thực vật hay “tỉa đàn” ở động
vật.
- Hiện tượng kí sinh cùng lồi: Trong điều kiện
nguồn thức ăn bị giới han, quần thể có kích thước lớn buộc các cá thể đực phải sống kí
sinh vào con cái.

Trường hợp này hiếm gặp, chỉ thấy ở một số loài cá sống trong vùng nước sâu đại
dương. Những cá thể đực có kích thước rất nhỏ, khơng vây, khơng có các nội quan, trừ
ruột chỉ là một cái ống chứa chất dinh dưỡng “nhận” từ con cái và cơ quan sinh dục đực
phát triển đầy đủ để thụ tinh cho con cái trong mùa sinh sản.
- Ăn thịt đồng loại: Đây cũng là một hiện tượng không phổ biến trong tự nhiên. Ví dụ, ở
cá vược châu Âu (Perca fluatili). Do một hồn cảnh nào đó nguồn thức ăn bị suy kiệt, cá
bố mẹ bắt con làm thức ăn. Khi điều kiện dinh dưỡng được cải thiện, cá sớm khơi phục
lại kích thước quần thể của mình.
Tất cả các trường hợp cạnh tranh, kí sinh cùng lồi hay ăn đồng lồi là những trường
hợp đặc biệt, ít gặp, song khơng dẫn đến sự tiêu diệt lồi mà ngược lại, duy trì sự tồn tại
của lồi và làm cho loài phát triển hưng thịnh.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
1. Đặc trưng phân bố của các cá thể trong không gian
Các cá thể trong quần thể phân bố trong khơng gian rất khác nhau, có thể hình thành
3 kiểu: phân bố đều, phân bố theo nhóm hay phân bố ngẫu nhiên.
Đồng đều
Ngẫu nhiên
Theo nhóm
1. Đặc - Thường gặp khi điều kiện sống - Thường gặp khi điều kiện sống- Điều kiện sống phâ
điểm phân bố đồng đều trong môi trườngphân bố đồng đều trong môi trường đồng đều trong mơi
- Giữa các cá thể có sự cạnh tranh - Giữa các cá thể khơng có sự cạnh- Các cá thể thích s
nhau gay gắt.
tranh nhau gay gắt, ít phụ thuộc lẫnvới nhau.
nhau hoặc kết hợp nhau thành nhóm.
2. Ý - Giảm mức độ cạnh tranh giữa cácTận dụng được nguồn sống tiềmHỗ trợ nhau thông q
nghĩa cá thể trong QT.
tàng từ mơi trường.
nhóm.
sinh - Khai thác triệt để nguồn sống từ
9



thái mơi trường.
3. Ví dụ Chim cánh cụt, hải âu, …

Các loài cây gỗ trong rừng mưaCác loài cây bụi mọ
nhiệt đới, …


Để xác định kiểu phân bố, người ta sử dụng phương pháp thống kê. Giá trị V/m cho
ta biết các cá thể phân bố theo theo dạng nào. Khi V/m > 1 thì các cá thể phân bố theo
nhóm, nếu V/m < 1 thì các cá thể phân bố đồng đều, cịn nếu V/m = 1 thì chúng phân bố
ngẫu nhiên.
V là sai số chuẩn:
; m: số lượng cá thể trung bình; n: tổng lượng mẫu.
Sự phân bố của các cá thể trong loài phụ thuộc vào điều kiện môi trường và đặc
điểm sinh học, sinh thái học của loài, song đều hướng đến khai thát tốt nhất nguồn sống
cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
2. Đặc trưng tỉ lệ giới tính
- Khái niệm: Là tỉ số giữa số lượng cá thể đực/số lượng cá thể cái.
- Ý nghĩa: đặc trưng cho mỗi quần thể, đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.
- Đặc điểm: tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như:
+ Đặc điểm sinh sản của loài.
+ Điều kiện dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái.
+ Điều kiện môi trường sống …
- Ứng dụng trong chăn nuôi: Điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp nhằm đạt được hiệu
quả kinh tế cao.
3. Đặc trưng cấu trúc tuổi của quần thể
- Phân biệt các khái niệm tuổi thọ:

+ Tuổi thọ sinh lí: khoảng thời gian tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết vì già.
+ Tuổi thọ sinh thái: là khoảng thời gian sống của cá thể từ lúc sinh ra đến lúc chết vì
những lí do sinh thái (dịch bệnh, bị ăn thịt hay những rủi ro khác).
+ Tuổi thọ của quần thể: là tuổi thọ trung bình của cá thể trong quần thể.
- Cấu trúc thành phần nhóm tuổi
+ Là tổ hợp các nhóm tuổi của quần thể (gồm nhóm tuổi trước sinh sản, đang sinh sản và
sau sinh sản).
+ Ý nghĩa của nghiên cứu cấu trúc tuổi: phản ánh trạng thái phát triển số lượng cá thể của
quần thể, phản ánh tiềm năng phát triển của quần thể trong tương lai. Từ nghiên cứu về
cấu trúc tuổi của quần thể có thể dự đốn được sự phát triển của quần thể trong tương lai,
ứng dụng trong bảo vệ, khai
thác các loài sinh vật, điều
chỉnh sự phát triển của quần thể
theo ý muốn.
- Tháp tuổi: Biểu thị tương
quan về số lượng cá thể của
từng nhóm tuổi trong một QT
10


quần thể. Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển của quần thể: quần thể đang phát triển,
quần thể ổn định và quần thể suy thối. Nhìn chung các lồi đều có 3 nhóm tuổi, song
một số lồi khơng có nhóm tuổi sau sinh sản do những cá thể của nhóm này bị chết hết
sau khi sinh sản. Ví dụ: cá Chình (Anguilla), cá hồi Viễn Đơng...
Khoảng thời gian giữa 3 nhóm tuổi ở các lồi khác nhau cũng khác nhau. Đa số côn
trùng, tuổi trước sinh sản rất dài, nhưng tuổi sinh sản và sau sinh sản rất ngắn. Ví dụ:
chuồn chuồn, ve sầu và một số lồi khác, tuổi trước sinh sản kéo dài đến 1 hay 2 năm
hoặc nhiều hơn, còn tuổi sinh sản và sau sinh sản chỉ dài khoảng 3-4 tuần.
4. Đặc trưng kích thước quần thể
- Khái niệm kích thước quần thể: Số lượng, sinh khối, năng lượng tích lũy trong phạm vi

phân bố của quần thể.
+ Kích thước tối thiểu: Số lượng ít nhất duy trì sự tồn tại. Dưới kích thước tối thiểu thì
quần thể khơng tồn tại (tiềm năng sinh học yếu: khả năng tự vệ kém, khả năng gặp gỡ
giữa cá thể đực và cái thấp...
+ Kích thước tối đa: Kích thước lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, vượt qua kích
thước này, quần thể có thể xảy ra các trường hợp làm giảm sô lượng cá thể: tăng cường
cạnh tranh, sức sinh sản giảm, di cư tăng...
- Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa sẽ có những bất lợi sau:
+ Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể giảm, quan hệ cạnh tranh tăng.
+ Khả năng truyền dịch bệnh tăng → sự phát sinh các ổ dịch dẫn đến chết hàng loạt.
+ Mức ô nhiễm môi trường cao và mất cân bằng sinh học.
- Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu sẽ có những bất lợi sau:
+ Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể giảm: tự vệ, kiếm ăn...
+ Mức sinh sản giảm: khả năng bắt cặp giữa đực và cái thấp, số lượng cá thể sinh ra ít,
đặc biệt dễ xảy ra giao phối gần.
- Cách tính kích thước quần thể:
+ Phương pháp trực tiếp: Đối với quần thể của các cá thể khơng có khả năng di chuyển.
Đếm trực tiếp trên các ô tiêu chuẩn.
+ Phương pháp gián tiếp: Đối với quần thể của các cá thể có khả năng di chuyển. Phương
pháp chủ yếu: đánh bắt - thả bù theo công thức: C = (N1 x N2) / m
C: kích thước quần thể.
N1: số cá thể bắt được lần 1; N2: số cá thể bắt được lần 2; m: số cá thể bắt lần 2 có đánh
dấu.
- Số lượng cá thể hay kích thước quần thể được mơ tả khái quát theo biểu
thức:
Nt = No + B - D + I - E

11



Nt và No là kích thước quần
thể ở thời điểm t và to; B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất
cư.
Bốn yếu tố trên chi phối đến kích thước quần thể, nhưng B và D là 2 yếu tố cơ bản
nhất, mang đặc tính vốn có của quần thể.
Mức sinh sản của quần thể là số lượng con non được quần thể sinh ra trong một
khoảng thời gian xác định, còn mức tử vong là số lượng cá thể của quần thể chết sau một
khoảng thời gian xác định.
- Mức sống sót (Ss) của quần thể ngược với mức tử vong, tức là số cá thể còn sống đến
một thời điểm nhất định, được biểu diễn bằng biểu thức dưới đây:
Ss = 1 - D
I: kích thước quần thể được xem là một đơn vị;
D: mức tử vong, D  1.
Đường cong sống sót của quần thể thuộc các lồi khác nhau được thể hiện ở hình 4.8.
Những lồi đẻ nhiều (hàu, sị), phần lớn bị chết ở những ngày đầu, số sống sót đến cuối
đời rất ít (III). Những lồi động vật cao cấp và người đẻ rất ít, con sinh ra phần lớn sống
sót, chết chủ yếu ở cuối đời (I). Đường cong II, đặc trưng cho các lồi, sóc, thuỷ tức vì ở
chúng mức chết của các thế hệ gần như nhau.
Trong tiến hố, các lồi đều hướng đến việc tăng mức sống sót nhờ biết chăm sóc
trứng và con non (làm tổ, ấp trứng, bảo vệ trứng và con non), chuyển từ thụ tinh ngoài
sang thụ tinh trong (động vật ở nước), đẻ con và nuôi con bằng sữa (động vật cao cấp).
Khi nghiên cứu về sinh sản của quần thể, người ta còn dùng khái niệm “tốc độ sinh
sản riêng” hay “tốc độ tái sản xuất cơ bản” (kí hiệu Ro), tức là số lượng con non được
sinh ra tính trên đầu một cá thể cái ở một nhóm tuổi nào đó theo biểu thức
sau:
Lx: mức sống sót riêng, là số lượng cá thể trong nhóm tuổi x của quần thể sống sót
đến cuối khoảng thời gian xác định (ngày, tháng, năm); mx: sức sinh sản riêng của nhóm
tuổi x; dx: mức tử vong riêng cũng của nhóm tuổi x.
5. Đặc trưng mật độ quần thể
12



- Mật độ quần thể là số lượng cá thể của quần thể tính trên đơn vị diện tích (cá thể/m 2)
hay thể tích (cá thể/m3).
- Mật độ chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể trong vùng phân bố của quần thể,
ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của loài.
Khi mật độ thưa, nguồn sống dồi dào thì mức tử vong thấp, cịn mức sinh sản lại cao,
kích thước quần thể sẽ tăng.
Ngược lại, quần thể quá đông, nguồn thức ăn bị khai thác cạn kiệt, các cá thể trong
quần thể cạnh tranh với nhau về nơi sống và nguồn thức ăn đưa đến tăng mức tử vong và
giảm mức sinh sản, kích thước quần thể sẽ giảm.
Như vậy, mật độ quần thể như một nhân tố nội tại điều chỉnh kích thước quần thể.
III. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
- Khái niệm: Biến động số lượng là sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể.
- Các dạng biến động số lượng:
+ Biến động không theo chu kì
+ Biến động theo chu kì: chu kì ngày đêm; tuần trăng và hoạt động của thuỷ triều; mùa;
nhiều năm.
- Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể: là sự thay đổi mức sinh sản và mức tử vong của
quần thể thông qua ba cơ chế:
+ Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
+ Di cư là nhân tố diều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
+ Vật ăn thịt, vật kí sinh, dịch bệnh là những nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể.
- Sự tăng trưởng kích thước quần thể có thể xảy ra theo 2 hướng: Tăng trưởng theo hàm
số mũ và tăng trưởng theo hàm logistic.
+ Sự tăng trưởng theo hàm số mũ (tiềm năng sinh học):
Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng), sự gia tăng số
lượng cá thể của quần thể chỉ phụ thuộc vào tiềm năng sinh học vốn có của lồi, tức là số
lượng cá thể với thời gian tăng lên nhanh chóng theo hàm số mũ:
hay:

N: số lượng cá thể của quần thể;
: mức sinh sản; : khoảng thời gian; b: tốc
độ sinh sản riêng tức thời; d: tốc độ tử vong riêng tức thời; r: tốc độ tăng trưởng riêng tức
thời của quần thể. Đường cong tăng trưởng tương ứng có hình chữ J (hình 4.12).
Mơi trường khơng bị giới hạn khơng có trong tự nhiên, nhưng nhiều lồi có kích
thước nhỏ, tuổi thọ thấp, sức sinh sản cao (nấm, vi khuẩn, nhiều lồi cơn trùng, cây một
năm...) có kiểu phát triển số lượng gần với kiểu tăng hàm mũ. Tuy nhiên, số lượng của
chúng nhiều khi chưa đạt đến giá trị giới hạn thì đã bị suy giảm thình lình do tác động
của các nhõn tố môi trường vô sinh mà chúng rất mẫn cảm.
+ Sự tăng trưởng số lượng cá thể theo hàm logic (tiềm năng thực tế).
Trong thực tế, hầu hết các loài phát triển số lượng của mình trong điều kiện mơi trường bị giới hạn, tuân theo hàm logistic:

13


Trong đó, K: kích thước tối đa mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa
của mơi trường. Đường cong tương ứng của nó có dạng chữ S hay sigmoid, theo thời gian
số lượng cá thể chỉ có thể tiệm cận với sức chứa của mơi trường (hình 4.13).
Sự tăng trưởng theo hàm logistic đặc trưng cho các lồi có kích thước cơ thể lớn, tuổi
thọ cao, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn, sức sinh sản thấp, chịu tác động chủ yếu bởi các
nhân tố môi trường hữu sinh (thức ăn, dịch bệnh...).

Trong quần thể, tốc độ hay nhịp
điệu sản xuất chất hữu cơ được xác định bởi các đặc tính sinh vật cũng như phức hợp các
nhân tố môi trường, đồng thời được quyết định bởi tốc độ và cường độ của các quá trình
sinh lí xảy ra trong quần thể.
Tốc độ sản xuất là lượng chất hữu cơ mới được quần thể sinh ra trên đơn vị thời gian,
còn sản lượng của quần thể là tổng lượng chất hữu cơ được quần thể tạo ra trong khoảng
thời gian quan sát.
Cường độ sản xuất (kí hiệu là P/B) là tốc độ sản xuất riêng, tức là lượng chất hữu cơ

được hình thành bởi quần thể tính trên đơn vị thời gian và đơn vị sinh khối (biomass)
trung bình trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Thường để tính sản lượng, tốc độ... người ta khơng tính cả quần thể mà chỉ một phần
quần thể chiếm trên một không gian xác định (m2 hay m3).
Phần chất hữu cơ được tích tụ dưới dạng các cá thể gọi là sản lượng sinh
vật (bilogical production), còn sinh khối (biomass) là sản lượng chất hữu cơ có được tại
một thời điểm lấy mẫu, không phụ thuộc vào khoảng thời gian mà quần thể tồn tại.
Giữa sinh khối và sản lượng sinh vật có mối quan hệ với nhau:
P(t1 t2)
=
Bt2 Bt1 +
P’

14


Trong đó, P(t2 - t1): Sản lượng sinh vật gia tăng trong khoảng thời gian t1 t2; Bt1 và Bt2: Sinh khối ở thời điểm t1 và t2; P’: Sản lượng sinh vật bị hao hụt trong
khoảng thời gian t1 - t2. Nói cách khác, sinh khối ở một thời điểm nào đó, chẳng hạn
ở t2, được xem là khối lượng sinh vật có ở thời điểm trước đó (t1) cộng với khối lượng
sinh vật mới được sản sinh ra trong khoảng thời gian t1 - t2, trừ đi khối lượng sinh vật đã
bị hao hụt cũng trong khoảng thời gian đó (chết, bị sinh vật sử dụng ăn thịt...), nghĩa là:
Bt2 = Bt1 + P (t2 - t1) - P’
Cường độ sản xuất chất hữu cơ của quần thể (P/B) phụ thuộc trước hết vào đặc tính
của lồi và cấu trúc của quần thể, bao gồm cả kích thước và tuổi cá thể. Các lồi có kích
thước lớn, tuổi thọ cao thì hệ số P/B thấp hơn so với các lồi kích thước nhỏ, tuổi thọ
thấp. Ngay trong một lồi, các cá thể có kích thước và tuổi thọ khác nhau, P/B cũng biến
đổi tương tự như dưới đây:
Sinh vật
Tuổi thọ (năm)
P/B (ngày/đêm)

Gammưarus locusta
<1
0,0480
G. lacustris
=2
0,0055
Acanthogammarus/grewingki
10
0,0004
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP VẬN DỤNG
PHẦN A: ÔN TẬP SINH THÁI HỌC CÁ THỂ
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1: Biểu đồ dưới đây minh họa sự thay đổi nhiệt độ khơng khí trong một ngày tại hai
địa điểm: dưới tán rừng và ở vùng trống trong rừng.

a. Quan sát biểu đồ và mô tả sự thay đổi của hai nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm
khơng khí trong một ngày trong mối liên quan với nhân tố sinh thái nhiệt độ ở mỗi
địa điểm nêu trên.
b. Hãy so sánh các đặc điểm thích nghi nổi bật giữa hai nhóm thực vật thường phân bố
tương ứng ở hai địa điểm nêu trên.
HD:
a. Nhìn chung cường độ ánh sáng tăng và giảm trong ngày tương ứng với sự thay đổi của
nhiệt độ.
+ Ở vùng trống: Cường độ ánh sáng thay đổi nhiều trong ngày.
+ Ở dưới tán: Cường độ ánh sáng trong ngày thay đổi không nhiều.
15


Độ ẩm khơng khí thay đổi theo sự tác động tổ hợp của "nhiệt, độ ẩm". Vào buổi sáng, khi
nhiệt độ tăng, lượng nước bốc hơi nhiều, thoát hơi nước tăng, độ ẩm khơng khí cao. Vào

buổi chiều, nhiệt độ giảm dần, lượng nước bốc hơi giảm nên độ ẩm cũng giảm đần.
b. Thực vật sống ở vùng trống mang đặc điểm của cây ưa sáng, thực vật dưới tán rừng
mang đặc điểm của cây ưa bóng.
Đặc điểm
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
Vị trí phân bố
Nơi trống trải hoặc tầng trên của tán rừng, nơi Dưới tán của các cây khác hoặc
có nhiều ánh sáng
hang... nơi có ít ánh sáng
Hình thái lá
Phiến lá nhỏ dày
Phiến lá rộng mỏng
Cấu tạo giải phẫu Lá có nhiều lớp mơ giậu
Lá có ít lớp mơ giậu

Cách xếp lá
Lá xếp nghiêng so với mặt đất
Lá nằm ngang so với mặt đất
Hoạt động sinh lý Quang hợp đạt cao nhất trong mơi trường có Quang hợp đạt cao nhất trong môi
cường độ chiếu sáng cao
cường độ chiếu sáng thấp
Câu 2: Hãy nêu các nhân tố sinh thái có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm
giới hạn kích thước quần thể.
HD:
Có nhiều nhân tố sinh thái có liên quan đến mật độ cá thể của quần thể và làm giới hạn
kích thước quần thể, gồm:
1. Sự cạnh tranh về nguồn thức ăn hoặc nơi sống giữa các cá thể trong quần thể (ngày
càng tăng khi kích thước quần thể tăng lên, cuối cùng làm giảm sức sống và sinh sản của
các cá thể trong quần thể)

2. Các bệnh dịch truyền nhiễm (có nguy cơ phát tán càng mạnh khi mật độ quần thể tăng
lên, làm tăng tỷ lệ chết của quần thể)
3. Tập tính ăn thịt (một số lồi động vật ăn thịt ưu tiên săn bắt các lồi con mồi có mật độ
quần thể cao vì hiệu quả săn bắt sẽ cao hơn so với các lồi con mồi có mật độ quần thể
thấp.
4. Các chất thải độc hại (có xu hướng tăng lên khi kích thước quần thể tăng, đến mức
nhất định có thể gây độc và gây chết cá thể trong quần thể)
II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SINH THÁI HỌC
Câu 1: Vịng đời phát triển của lồi tơm he là lồi tơm biển như sau: Trứng  Ấu
trùng  Sau ấu trùng  Tôm trưởng thành. Khi ở giai đoạn thành thục chúng sống ở
biển khơi nơi có nồng độ muối từ 32 – 35 0/00 (cách bờ 10-12 km) và đẻ ở đó. Ấu trùng
tơm lúc đầu sống ở ngoài biển khơi nhưng di cư dần vào vùng cửa sông, đến khi cơ thể
chuyển sang giai đoạn sau ấu trùng thì trơi dạt vào nơi nước lợ có độ mặn thấp 1015 0/00. Khi tơm trưởng thành chúng lại di cư ra biển. Hiện tượng trên mô tả quy luật sinh
thái nào? Nắm được quy luật này có tác dụng gì trong việc đánh bắt hải sản cho năng
suất cao?
HD:
- Quy luật tác động không đồng đều của các NTST (nồng độ muối trong nước biển):
+ Tôm trưởng thành chịu được nồng độ muối cao ở ngoài khơi.
16


+ Giai đoạn ấu trùng chịu muối kém, phân bố ở vùng nước ven bờ - nơi có nồng độ muối
kém.
- Nắm được quy luật PT của tôm, tổ chức bảo vệ nguồn tôm giống và đánh bắt vào thời
điểm thích hợp.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NTST LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT VÀ SỰ THÍCH
NGHI CỦA SINH VẬT
1. Ánh sáng
Câu 1: a. Tại sao có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của mơi trường tồn cầu?
b. Trong mùa đông hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bò

sát, ếch nhái. Vậy chúng có bị chết khơng ? Giải thích tại sao ?
HD:
a. Có thể nói ánh sáng là nhân tố chủ yếu của mơi trường tồn cầu. Vì ánh sáng chính là
năng lượng. Khi ánh sáng chiếu xuống mặt đất tạo ra nhiệt, nhiệt tạo nên sự chênh lệch
áp suất giữa các vùng gây ra gió, nhiệt cịn làm bốc hơi nước. Khi nhiệt lên cao gặp lạnh
hơi nước ngưng tụ thành mưa, tuyết gây mưa và tuyết rơi, nhiệt ẩm điều hịa khí hậu tồn
hành tinh.
b. Trong mùa đơng hay mùa hạ, nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn sinh thái của bị
sát, ếch nhái chúng có khơng bị chết. Vì chúng có tập tính tìm đến nơi có điều kiện nhiệt
độ thích hợp để trú ngụ.

Câu 2: Hai hồ A và B có diện tích mặt nước và độ sâu bằng nhau, nhưng sinh khối tảo
lại phân bố khác nhau như minh hoạ trong đồ thị. Hãy cho biết sự khác nhau về các nhân
tố sinh thái của môi trường 2 hồ. Trong trường hợp nào ở các vùng ao, hồ, đầm lầy... có
hiện tượng xảy ra như trong hồ B?

17


HD:
Tảo ở hồ B nổi trên mặt nước, trong khi tảo ở hồ A chìm sâu hơn. Nguyên nhân của hiện
tượng đó là do:
- Nước và đáy hồ B có nhiều chất hữu cơ, dưới ảnh hưởng của các quá trình phân giải
chất hữu cơ của các sinh vật phân giải nhất là các vi sinh vật, nhiều loại khí được tạo ra
như khí CO2, khí metan, ... Khí từ đáy hồ nổi lên sẽ đẩy các sinh vật phù du (trong đó có
tảo) nổi lên trên mặt nước.
- Hồ A có nước trong, ánh sáng xuống được sâu hơn ở hồ B.
- Hiện tượng sinh thái như trong hồ B ( gọi là hiện tượng phú dưỡng), thường gặp khi hồ
bị ơ nhiễm chất hữu cơ. Ví dụ như khi người ta đổ nhiều rác thải xuống hồ, khi cây xung
quanh hồ bị chặt phá, mùn bã đổ xuống ... Để khắc phục ta cần bảo vệ các vùng đất ngập

nước bằng cách không đổ rác xuống hồ, ao, sơng, suối ..., trồng cây để hạn chế xói mịn...
2. Nhiệt độ
Câu 1: Quan sát sâu đục thân lúa người ta thấy: Vịng đời của nó bao gồm 4 giai đoạn
kế tiếp (trứng  Sâu Nhộng Bướm); sâu có 5 tuổi với thời gian phát triển xấp xỉ
nhau; bướm sẽ tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 sau khi vũ hoa. Một
thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của sâu đục thân lúa
cho thấy:
Các giai đoạn
Trứng
Sâu
Nhộng
Bướm
Nhiệt độ ngưỡng 15
12
15
13,5
0
phát triển ( C)
Tổng nhiệt hữu
81,3
508,1
104,2
41,5
hiệu (0C.ngày)
Ngày 17 tháng 3 năm 1996, người ta tiến hành điều tra sâu đục thân ở Nghệ An (nhiệt độ
trung bình ngày là 27,50C) thấy trứng đã bắt đầu nở hàng loạt.
a. Hãy tính thời gian phát triển của 1 vòng đời sâu đục thân ở vùng này.
b. Hãy xác định thời gian bướm sâu đục thân bắt đầu xuất hiện ở vùng này?
HD:
a. 50,62 ngày (cộng thời gian 4 giai đoạn).

b. 28/4/1996 (cộng thời gian của giai đoạn sâu và nhộng).
Câu 2: Ở cao nguyên nhiệt độ trung bình ngày là 20 0C, một loài sâu hại quả cần khoảng
90 ngày để hoàn thành cả chu kì sống của mình, nhưng ở vùng đồng bằng nhiệt độ trung
bình ngày cao hơn vùng trên 3 oC thì thời gian để hồn thành chu kì sống của sâu là 72
ngày.
a. Hãy tính ngưỡng nhiệt phát triển của sâu?
b. Nếu nhiệt độ môi trường giảm đến 180C thì sâu cần bao nhiêu ngày để hồn thành chu
kì sống của mình?
HD:
- Theo cơng thức: S = ( T- C). D. Theo đầu bài ta có: 80.(T- 10) = 100.(T- 3,4- 10)
540 = 20 T => T = 27
18


 Như vậy nhiệt độ mơi trường để sâu hồn thành chu kì sống của mình trong vịng 80
ngày là 270C
- Tổng nhiệt ngày cho sâu hồn thành chu kì sống của mình là: 80.(27- 10) = 13600C
Câu 3: Khi nghiên cứu một lồi ruồi dấm có 3 nịi A, B, C tại một khu vực địa lý, người
ta lập được biểu đồ dưới đây về sự phân bố số lượng cá thể:

Để tìm hiểu nhân tố nào đã chi
phối đặc điểm phân bố của các nòi ruồi trên, người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau:
19


+ Thí nghiệm 1: ni chung trong cùng một
lồng
2 nịi A và B với tỉ lệ ban đầu là A = 15%,
B = 85%. ở 25oC, qua 12 thế hệ, tỉ lệ số
lượng nòi A

thay đổi theo đường biểu diễn số 1 trên đồ
thị bên.
+ Thí nghiệm 2: giống thí nghiệm 1
nhưng ở điều kiện 15oC, tỉ lệ số lượng nòi A
(ban đầu là 85%) thay đổi theo đường biểu
diễn số 2 trên trên đồ thị bên.
a. Từ biểu đồ trên, có thể rút ra nhận xét gì?
b. Từ kết quả của hai thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì? Có thể nhận xét gì về
nhân tố
sinh thái chính có liên quan đến sự phân bố của 3 nòi ruồi A, B, C được nêu ở câu a?
HD:
a. Nhận xét:
- Tỉ lệ số lượng cá thể nòi C hầu như không thay đổi theo độ cao.
- Càng lên cao, tỉ lệ số lượng cá thể nòi B càng tăng, nòi A càng giảm.
b. - Kết luận:
+ Ở 25oC, nịi A tỏ ra thích nghi hơn, số cá thể tăng dần qua các thế hệ. Nịi B thì ngược
lại, số cá thể giảm dần qua các thế hệ
+ Ở 15oC, nịi A tỏ ra kém thích nghi, số cá thể giảm dần qua các thế hệ. Nòi B thì ngược
lại, số cá thể tăng dần qua các thế hệ
- Nhân tố sinh thái chính có liên quan đến sự phân bố cá thể giữa 3 nòi ruồi dấm A, B, C
là nhiệt độ khơng khí. Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, nịi B chịu lạnh giỏi hơn nên
càng chiếm ưu thế, nịi A thì ngược lại
Câu 4: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tiêu thụ oxi (µL
O2 /g/h: microlit oxi/khối lượng cơ thể/giờ) trong hoạt động hô hấp của hai quần thể ếch
cùng lồi,

Các đối tượng nghiên cứu có cùng độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động. Biết rằng, ở
khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ oxi của hai quần thể là bằng nhau.
a. Vẽ đồ thị đường - điểm biểu diễn mối quan hệ giữa mức tiêu thụ oxi với nhiệt độ môi
trường của hai quần thể.

20


b. Hãy phân tích mối quan hệ của nhiệt độ môi trường với mức tiêu thụ oxi và xác định
khoảng nhiệt độ phù hợp đối với mỗi quần thể.
Hướng dẫn:
a. Đồ thị đường điểm biểu diễn mức
tiêu thụ oxi của hai quần thể ếch
trong các điều kiện nhiệt độ khác
nhau:

b. - Mức tiêu thụ oxi trong q trình hơ hấp của ếch (động vật biến nhiệt) phụ thuộc vào
đặc điểm sinh học của lồi, nhiệt độ mơi trường, kích thước, độ tuổi, mức độ hoạt động
của cá thể... Thí nghiệm được tiến hành trong các điều kiện tương đương nhau, hai quần
thể cùng lồi nên kết quả thí nghiệm chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
- Ở cả hai quần thể, mức tiêu thụ oxi tăng dần theo nhiệt độ => đặc điểm của nhóm động
vật biến nhiệt.
- Theo đề bài, ở khoảng nhiệt độ tối ưu, mức tiêu thụ oxi ở hai quần thể đó bằng nhau =>
Hai quần thể có mức tiêu thụ oxi bằng nhau trong khoảng 70-110. µL O2 /g/h
- Quần thể A, mức tiêu thụ oxi là 70-110 µL O2 /g/h ở khoảng nhiệt độ 20-25 o C, quần thể
B cũng có mức tiêu thụ oxi là 70-110. µL O2 /g/h nhưng ở nhiệt độ 15-20 o C => khoảng
nhiệt độ phù hợp của quần thể A là 20-25o C; quần thể B là 15-20 o C
3. Độ ẩm và các nhân tố khác ...
CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Những loài động vật sống trong điều kiện khơ nóng của hoang mạc thường
chuyển hoạt động xuống hang hốc hay vào ban đêm là những thích nghi về mặt:
A. Hình thái
B. Sinh lí
C. Sinh hóa
D. Tập tính sinh thái

Câu 2. Những lồi thực vật lá rộng ở vùng nhiệt đới rụng lá liên quan với điều kiện chính
nào dưới đây?
A. Nhiệt độ có thể dao động giữa mùa khô và mùa mưa.
B. Nhiệt độ mùa khơ vẫn duy trì ở mức cao.
C. Độ ẩm giảm thấp trong mùa khô.
D. Nhiệt độ và lượng mưa ở mức trung bình.
Câu 3. Một số lồi giáp xác sống bám vào các lá mang của cá thuộc mối quan hệ:
A. Nội kí sinh.
B. Ngoại kí sinh.
C. Hội sinh.
D. Cộng sinh.
Câu 4. Khi một số nhân tố môi trường dao động vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của
loài, lồi đó chỉ có thể
tồn tại khi:
21


A. Biến đổi về hình thái cơ thể.
B. Thay đổi đối tượng săn bắt làm mồi.
C. Tìm nơi phù hợp về giới hạn sinh thái để trú ẩn.
D. Thay đổi cách kiếm ăn.
Câu 5. Những con ong sống đàn trong mùa đông thường quần tụ bên nhau để sưởi ấm tổ,
ở trường hợp này
nhiệt độ là nhân tố thuộc loại nào?
A. Nhân tố không phụ thuộc mật độ.
B. Nhân tố phụ thuộc mật độ.
C. Nhân tố hữu sinh.
D. Nhân tố gây cạnh tranh.
Câu 6. Hai lồi có ổ sinh thái dinh dưỡng như nhau, sống ở 2 nơi khác nhau, hiện tượng
nào sau đây sẽ xuất hiện?

A. Có thể cộng sinh với nhau.
B. Cạnh tranh loại trừ.
C. Cùng tồn tại song song.
D. Cạnh tranh nhau có điều kiện.
Câu 7. Hai lồi gần nhau về nguồn gốc có thể sống trong vùng chồng lấn lên nhau, chỉ
khi một trong những
điều kiện nào dưới đây không xuất hiện?
A. Khác nhau về thời gian bắt mồi và cách kiếm ăn.
B. Khác nhau về hình thái cấu tạo, nhất là cơ quan bắt mồi.
C. Khác nhau về nơi làm tổ và thời gian sinh sản, ni con.
D. Giống nhau về hình thái cấu tạo, nhất là cơ quan bắt mồi.
Câu 8. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh, cạnh tranh với nhau khi:
A. Phổ thức ăn của các loài rộng hẹp rất khác nhau.
B. Chúng phân li về nơi kiếm ăn và và nơi sinh sản.
C. Mật độ các lồi đơng đến mức ở đó khơng đủ khơng gian dung nạp các lồi.
D. Chúng phân li với nhau vê nguồn thức ăn.
Câu 9. Loài A và B nằm cùng một bậc phân loại, có chung nguồn thức ăn hạn hẹp, lồi
nào dưới đây có khả năng tồn tại?
A. Lồi B có sức sinh sản cao hơn loài A.
B. Phổ thức ăn hầu như giống nhau.
C. Cùng thời gian đi kiếm mồi.
D. Loài A và B đều có chung kẻ thù.
Câu 10. Quần thể sinh vật nằm ở dưới khoảng cực thuận (sub-optimum) hiện tượng
nào không thể xảy ra?
A. Tăng mức tử vong.
B. Tăng mức sống sót.
C. Kích thước quần thể co lại.
D. Giảm khả năng sinh sản.
Câu 11. Sống trong khoảng chống chịu, quần thể sẽ rơi vào các tình trạng dưới đây, loại
trừ một tình trạng nào trong chúng?

A. Giảm mức sinh sản.
B. Giảm khả năng tăng trưởng.
C. Dễ dàng bị nhiễm dịch bệnh. D. Chống lại có hiệu quả các rủi ro môi trường.
Câu 12. Các cá thể trong quần thể bình thường đều chung một ổ sinh thái, nhưng khơng
xuất hiện cạnh tranh loại trừ là do nguyên nhân chính nào dưới đây?
A. Chúng cùng huyết thống.
B. Khác nhau về kích thước cơ thể.
C. Khác nhau về lứa tuổi.
D. Kích thước quần thể còn nằm dưới mức K.
Câu 13. Những cây bì sinh sống được trong rừng ẩm nhiệt đới là dựa vào điều kiện chủ
yếu nào dưới đây?
A. Nhiệt độ thường cao.
B. Nguồn muối dinh dưỡng trong đất giầu.
C. Độ ẩm trong rừng ln cao.
D. Ít chịu ảnh hưởng của gió lớn.
22


Câu 14. Có 3 lồi thủy sinh vật, lồi 1 sống ở mặt nước, loài 2 sống ở độ sâu 250m, lồi
3 sống ở độ sâu cao hơn, 250-500m, cịn loài 4 sống ở độ sâu 5000m. Loài nào là loài
rộng áp trong tầng nước?
A. Loài 1.
B. Loài 2.
C. Loài 3.
D. Lồi 4.
Câu 15. Mơi trường trên cạn và dưới nước khác nhau chủ yếu bởi đặc tính nào?
A. Dạng tồn tại của môi trường sống.
B. Hàm lượng muối dinh dưỡng.
C. Chế độ chiếu sáng và nhiệt độ.
D. Hàm lượng các loại khí có mặt.

PHẦN B: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. KHÁI NIỆM QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG
QUẦN THỂ
Câu 1: Cho sơ đồ:

Sơ đồ trên mô tả sự sinh sống của nhiều quần thể sinh vật. "Cá" có phải là 1 quần
thể sinh vật khơng?
HD:
Khơng thể gọi cá là một quần thể sinh vật vì sơ đồ trên miêu tả sự sinh sống của
nhiều loài cá khác nhau. Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể của cùng một loài cùng
sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả
năng giao phối sinh ra con cái. Vì vậy, không thể gọi chung là quần thể cá trong ao hồ
được.
Câu 2: Trên cơ sở sinh thái học, hãy giải thích vì sao cạnh tranh sinh học cùng lồi là
động lực tiến hoá và thiết lập trạng thái cân bằng trong tự nhiên.
HD:
- Khái niệm: cạnh tranh cùng loài là sự cạnh tranh xảy ra giữa các cá thể cùng loài. Sự
canh tranh này do mật độ quần thể quá cao vượt giới hạn chịu đựng của môi trường về
thức ăn và nơi ở, được thể hiện như tập tính chiếm cứ lãnh thổ, kí sinh cùng lồi, ăn thịt
lẫn nhau, tự tỉa thưa …
- Mật độ quần thể càng lớn, thì sự cạnh tranh cùng lồi càng gay gắt, quyết liệt dẫn tới sự
phân hoá về ổ sinh thái và nơi ở làm xuất hiện các loài mới bằng con đường cách li sinh
thái và cách li địa lí và thiết lập nên trạng thái cân bằng sinh học mới trong tự nhiên.
- Trong quá trình cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể, các cá thể có sức sống cao
hơn (các con khoẻ mạnh thắng thế), có khả năng sinh sản cao hơn sẽ có nhiều khả năng
truyền vốn gen sang các thế hệ sau, nhờ vậy giúp cho loài tồn tại, phát triển và tiến hoá.
23


Các quan hệ kí sinh cùng lồi hay ăn thịt đồng loại tuy khơng phổ biến, nhưng có ý nghĩa

giúp lồi tồn tại, phát triển và tiến hố.
Câu 3: Về lí thuyết, cạnh tranh trong cùng lồi là rất khốc liệt, vì sao? Tại sao trong thực
tế, sự cạnh tranh cùng lồi rất ít khi xảy ra?
HD:
- Về lí thuyết, cạnh tranh cùng lồi là rất khốc liệt vì các cá thể có ổ sinh thái trùng nhau
hồn tồn.
- Song, thực tế sự cạnh tranh trong nội bộ lồi ít khi xảy ra, bởi vì số lượng cá thể của
quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà mơi trường có thể chịu được.
- Hơn nữa, các cá thể cùng loài bao giờ cũng có khả năng tiềm ẩn để phân li ổ sinh thái,
nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng để tránh sự đối đầu khi nhu cầu thiết yếu nào đó bị suy
giảm vì một lí do nào đấy.
Câu 4: Nêu nguyên nhân và vai trò của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Những yếu tố nào làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể ?
HD:
- Nguyên nhân xảy ra cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: khi mật độ cá thể của
quần thể tăng lên quá cao, trong khi đó nguồn sống của mơi trường khộng đáp ứng được
cho mọi cá thể trong quần thể dẫn đến các cá thể cạnh tranh nhau nguồn sống như thức
ăn, nơi ở, ánh sáng, đực, cái, …
- Vai trị: nhờ có cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể mà số lượng và sự phấn bố các
cá thể trong quần thể duy trì trạng thái cân bằng giúp cho lồi tồn tại và phát triển. Mặt
khác, sự cạnh tranh cùng loài thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Những yếu tố làm hạn chế sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể:
+ Mật độ cá thể của quần thể thường được điều chỉnh về trạng thái cân bằng cho nên số
lượng cá thể của quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà mơi trường có thể chịu đựng
được.
+ Các cá thể trong quần thể bao giờ cũng có khả năng tiềm ẩn để phân li ổ sinh thái nhất
là ổ sinh thái dinh dưỡng.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QT
Câu 1: Với mục đích so sánh kích thước hai quần thể của một lồi ếch giữa đồng ngơ và
bãi chăn thả tự nhiên, một nhóm các nhà khoa học khác tiến hành thu mẫu hai lần: Lần

1, họ bắt được 130 con trong mỗi môi trường, đánh dấu các con bị bắt được một cách
cẩn thận không làm chúng bị chết, sau đó thả lại mơi trường. Ba ngày sau, thu mẫu ngẫu
nhiên lần thứ 2. Trong tổng số 125 con bắt được ở đồng ngơ, có 72% con đã được đánh
dấu. Trong bãi chăn thả tự nhiên có 45% của 144 con bắt được đã dánh dấu.
Giả thiết khơng có sự thay đổi kích thước quần thể trong 3 ngày nghiên cứu. Mơi
trường nào có kích thước quần thể lớn hơn? Kích thước của nó là bao nhiêu?
HD:
- Số cá thể của quần thể trên đồng ngô là: (135/125) /(125.73%) = 180.
- Số cá thể của quần thể trên bãi chăn thả tự nhiên là: (130.144)/(144.45%) = 288
 Quần thể trên bãi chăn thả tự nhiên có kích thước lớn hơn.
Câu 2: Một nhà nghiên cứu động vật học đã sử dụng phương pháp “bắt; đánh dấu; thả;
bắt lại” để nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể của một quần thể chim Hét tại một
24


khu rừng nhiệt đới. Cứ sau 2 tháng tiến hành bắt mẫu một lần, cho rằng trong thời gian
nghiên cứu khơng có sự biến động lớn do các yếu tố bất thường. Kết quả thu được trình
bày trong bảng sau:
Lần
nghiên Số cá thể bị bắt
Số cá thể bị bắt lại
Số cá thể bị b
cứu
dấu
Thứ nhất
13
6
3
Thứ hai
9

12
4
Thứ ba
12
7
3
Thứ tư
10
9
3
Thứ năm
10
16
5
Thứ sáu
9
11
3
Hãy cho biết số lượng cá thể của quần thể chim này đang tăng hay giảm? Dựa
vào cơ sở nào em có thể đưa ra kết luận đó?
HD:
- Số lượng cá thể của quần thể chim Hét: N = (C.M)/R
Trong đó: N là số cá thể của quần thể
C là cá thể bắt lần đầu
M là số cá thể bắt lại.
R là số cá thể bắt lại có đánh dấu.
 Kết quả thu được lần 1:26, lần 2: 27, lần 3: 28, lần 4: 30, lần 5: 32, lần 6: 33.
- Từ kết quả trên kết luận: Số lượng cá thể của quần thể đang tăng dần.
Câu 3: Cho một quần thể cỏ sống một năm có chỉ số sinh sản năm là 25 (Một cây cỏ mẹ
sẽ cho 25 cây cỏ con trong một năm).

a. Mật độ cỏ trồng trên 1m2 lúc đầu là 2 cây. Hãy tính: mật độ cỏ sẽ như thế nào sau 1
năm, 2 năm, 3 năm và 10 năm?
b. Mật độ cỏ liệu có thể gia tăng mãi như vậy được khơng? Nếu khơng thì tại sao?
HD:
a. Mật độ cỏ trên 1m2:
- Sau năm thứ nhất là: 2 . 25 = 2 . 251.
- Sau năm thứ hai là: 2 . 25 . 25 = 2. 252.
- Sau năm thứ ba là: 2 . 25 . 25 . 25 = 2 . 253.
........
- Sau năm thứ 10 là: 2 . 2510.
b. - Mật độ cỏ khơng thể gia tăng như vậy mãi được, vì sẽ đến một lúc khơng cịn chất
dinh dưỡng cho cỏ sinh sống hoặc thiếu không gian cho cỏ chiếm cứ.
- Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể sẽ tạo ra trạng thái cân bằng số lương cá thể của
quần thể và diện tích mà quần thể chiếm cứ.
Câu 4: Để phục hồi quần thể Sóc ở một vườn Quốc gia, người ta thả vào vườn 50 con
(25 con đực và 25 con cái). Cho biết tuổi đẻ của sóc là một và một con cái đẻ một năm
được 2 con (1 con đực và 1 con cái), quần thể Sóc khơng bị tử vong.
a. Số lượng cá thể của quần thể Sóc sau các năm thả 1, 2, 3, 4 và 5 là bao nhiêu?
b. Năm thứ mấy thì đạt đến số lượng là 6400 con?
25


×