Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tên chuyên đề:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 9
LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DỰA VÀO KHAI THÁC

ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG 29

Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Kim
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
Chức vụ: Giáo viên

Tam Hợp, năm 2020

1


HƯỚNG DẪN HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 9 LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DỰA
VÀO KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRANG 29

I.Tác giả chuyên đề, chức vụ và đơn vị công tác: Nguyễn Thị Kim – Gv trường THCS
Tam Hợp.
II. Tên chuyên đề/chủ đề: Hướng dẫn học sinh yếu kém lớp 9 làm câu hỏi trắc nghiệm
vùng Đông Nam Bộ dựa vào khai thác Atlat địa lí Việt Nam trang 29.
III. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vị năm học 2019-2020
- Năm học 2019- 2020 vừa qua, bản thân tôi được tham gia công tác giảng dạy bộ mơn địa lí
9 và dạy ơn thi vào 10 THPT. Phân tích cấu trúc đề kiểm tra học kì tơi thấy số lượng câu hỏi
trắc nghiệm có liên quan đến khai thác Atlat địa lí Việt Nam thường chiếm từ 2- 3 câu /6 câu
và trong đề thi vào 10 THPT số câu lượng hỏi trắc nghiệm có liên quan đến khai thác Atlat
địa lí Việt Nam thường chiếm từ 3- 4 câu /15 câu.


- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy khả năng sử dụng Atlát của các em học sinh thuộc
diện yếu kém còn nhiều hạn chế. Các em chưa biết khai thác các thông tin từ các bản đồ,
biểu đồ trong Atlát vào các bài học để phát hiện kiến thức cũng như củng cố kiến thức. Mặt
khác kĩ năng sử dụng Atlát của các em cịn lúng túng, thậm chí nhiều em có “ bảo bối” trong
tay mà khơng biết cách sử dụng vì thế bị mất điểm với những câu hỏi liên quan đến sử dụng
Atlat.
Từ cơ sở thực tiễn trên và được sự phân cơng của phịng giáo dục trường THCS Tam Hợp
viết chuyên đề bồi dưỡng học sinh yếu kém của học kì 2 nên tơi chọn chun đề hướng dẫn
học sinh yếu kém lớp 9 sử dụng bản đồ trang 29 trong Atlat địa lí Việt Nam để làm các câu
hỏi trắc nghiệm về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng Đơng Nam Bộ. Vì đối tượng
là học sinh yếu kém nên các câu hỏi trắc nghiệm tôi xây dựng chỉ ở mức độ nhận biết và vận
dụng thấp nhằm phù hợp với trình độ nhận thức của các em, tạo hứng thú học tập và đặc biệt
là tránh nguy cơ bị điểm liệt cho học sinh.
IV. Phạm vi, đối tượng
- Phạm vi: chương trình địa lí lớp 9 kì 2.
- Đối tượng: học sinh yếu kém lớp 9.
- Thời lượng: Dự kiến dạy trong 3 tiết.
V. Nội dung của chuyên đề
1. Giới thiệu chung về Atlat địa lí Việt Nam
- Atlat Địa lý Việt Nam được coi là cuốn sách giáo khoa Địa lý thứ hai, là “tài liệu” duy nhất mà
học sinh được mang vào phòng thi trong tất cả các kỳ thi. Atlat Địa lý Việt Nam thực

2


chất là một tập nhiều bản đồ sắp xếp lại với nhau, được viết bằng kí hiệu, màu sắc, bản
đồ, biểu đồ, bảng số liệu… một cách khoa học, phục vụ cho mục đích dạy học.
- Nội dung của Atlat Địa lí được thành lập dựa trên chương trình Địa lí ở trường phổ
thơng nhằm phục vụ các đối tượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Atlat Địa lí Việt nam
(xuất bản năm 2013) gồm 31 trang.

-

Atlat Địa lí Việt nam trang 29 gồm có bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế vùng Đông
Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉ lệ 1: 3000000. Trong đó:

+ Bản đồ tự nhiên Vùng Đơng Nam Bộ thể hiện vị trí địa lí và các thành phần của tự nhiên
của vùng: địa hình, khí hậu, sơng hồ, đất và khoáng sản.
+ Bản đồ kinh tế (năm 2007) phản ánh hiện trạng sử dụng đất (nền bản đồ) và các ngành
kinh tế chủ yếu (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ). Ngồi ra cịn có nội dung phụ thể
hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của từng vùng (biểu đồ tròn) và thể hiện GDP
của mỗi vùng so với cả nước ở thời điểm năm 2007 (biểu đồ cột chồng).

3


2. Các kĩ năng học sinh cần có được khi khai thác Atlat địa lí Việt Nam

*. Kĩ năng đọc bản đồ

4


-

Đọc tên để biết không gian bao quát của bản đồ, nội dung địa lí và thời gian biểu hiện
đối tượng trên bản đồ.

-

Đọc chú giải: Cấu trúc bản chú giải thường được trình bày theo trình tự nội dung

chính được giải thích trước, nội dung phụ được giải thích sau. Vì vậy, khi đọc bản chú
giải chúng ta cũng tuân thủ theo trình tự trên.

-

Đọc các yếu tố bổ sung như biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh… Các yếu tố này có
nhiệm vụ hỗ trợ đọc bản đồ, giải thích thêm nội dung biểu hiện trên bản đồ.

*. Kĩ năng hiểu bản đồ
-

Hiểu mỗi nội dung địa lí được lựa chọn một phương pháp biểu hiện bản đồ cụ thể,
nghĩa là đằng sau các kí hiệu, đường nét, màu sắc, chữ viết… nói lên điều gì. Từ đó
xác định mối quan hệ giữa các đối tượng có trên bản đồ.

*. Kĩ năng vận dụng
Học sinh vận dụng kĩ năng đọc, hiểu bản đồ, biểu đồ trong Atlat để lựa chọn đáp án
đúng
của câu hỏi.
3. Các bước hướng dẫn học sinh khai thác Atlat
Bước 1: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài để sử dụng bản đồ, biểu đồ phù hợp.
-

Khi gặp các câu hỏi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, sơng ngịi, đất đai,
khống sản, sinh vật…) thì phải khai thác bản đồ tự nhiên của vùng.

- Khi gặp các câu hỏi về khai thác hiện trạng sử dụng đất qua nền màu, sự phân bố các
trung tâm kinh tế, cơ cấu các ngành công nghiệp, các cây trồng vật nuôi, các ngành dịch vụ
( thương mại, giao thông vận tải, du lịch) của vùng thì phải khai thác bản đồ, biểu đồ kinh
tế vùng.

Bước 2: Xác định trang và một số trang liên quan cần sử dụng để giải quyết yêu cầu của đề
bài.
- Học sinh cần nắm rõ cấu trúc của Atlat. Khi nắm rõ về cấu trúc của Atlat, học sinh có
thể tìm nhanh và chính xác nhất cách thức mình cần để giải quyết nhanh các câu hỏi
đơn giản, và tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi phức tạp hơn.
-

Cần thuộc trang 3 trong atlat (trang các kí hiệu chung) để biết những đối tượng địa lí
nào được thể hiện trên biểu đồ, cách thức thể hiện ra sao, bằng màu sắc, kí hiệu hình
học, tượng hình hay bằng chữ viết.

Bước 3: Xác định loại kỹ năng làm việc với bản đồ (kĩ năng nhận biết, đọc tên các đối tượng
địa lý, kỹ năng xác định vị trí hay kỹ năng xác định mối quan hệ tương hỗ, mối liên hệ không
gian…).

5


Bước 4: Tiến hành xác định và khai thác các ký hiệu thông tin từ Atlat. Lưu ý nên khai thác
tối đa những nội dung liên quan được thể hiện trong trang đó gồm nội dung chính và các nội
dung phụ là các biểu đồ bảng số liệu, tranh ảnh xung quanh bản đồ.
Bước 5: Thực hiện tổng hợp nội dung khai thác được từ bản đồ, kết hợp kiến thức đã học để
chọn đáp án đúng.
4. Hệ thống các bài tập ứng dụng
4.1. Các câu hỏi khai thác bản đồ tự nhiên của vùng
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các dịng sơng chính trong
vùng Đơng Nam Bộ là
A. Sơng Vàm Cỏ Đơng, Vàm Cỏ Tây, sơng Sài Gịn
B. Sơng Biên Hịa, sơng Sài Gịn, sơng Đồng Nam
C. Sơng Đồng Nai, sơng Bé, sơng Sài Gịn

D. Sơng Đồng Nai, sơng Bé, sơng Biên Hịa
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, sơng có kí hiệu đường nét liền mỏng màu
xanh, bên cạnh có kí hiệu chữ ghi tên sơng. Đáp án đúng là C.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các hồ nước nhân tạo quan
trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk
B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An
C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim
D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, hồ có kí hiệu đường nét liền khép kín tơ màu
xanh và kí hiệu ghi bằng chữ ghi tên hồ. Đáp án đúng là B.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết phía bắc vùng Đơng Nam Bộ
giáp quốc gia nào?
A. Lào
B. Campuchia
C. Thái lan
D. Mianma
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, căn cứ vào đường ranh giới quốc gia của vùng
là nét đứt màu đen để xác định. Đáp án đúng là B.
Câu 4. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B.
Bắc Trung Bộ.
C.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
D.
Đồng bằng sông Cửu Long.

6



=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, căn cứ vào đường ranh giới vùng là nét liền
màu hồng để xác định. Đáp án đúng là B.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 cho biết khống sản quan trọng nhất ở
Đơng Nam Bộ là
A. Than
B. Dầu khí
C. Bơxit
D. Đồng
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, căn cứ vàokí hiệu khống sản để xác định. Đáp
án đúng là B.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 cho biết hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh
nào của vùng Đông Nam Bộ?
A. Đồng Nai.
B. Bình Phước.
C. Bình Dương.
D.Tây Ninh.
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, căn cứ vào địa danh hành chính tỉnh để xác định.
Đáp án đúng là D.
Câu 7. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là
A. Vân Đồn.
C.Côn Đảo.
D.
Phú Quốc.
=> khai thác bản đồ tự nhiên trang 29, căn cứ vào địa danh hành chính tỉnh để xác định.
Đáp án đúng là C.
4.2. Các câu hỏi khai thác bản đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
a. các câu hỏi về địa danh tỉnh, thành phố của vùng Đông Nam Bộ
Câu 1. Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A.5
B.6

C.7
D.8
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào địa danh hành chính tỉnh để xác định.
Đáp án đúng là B.
Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
B. Bình Dương
A.Bình Phước
C. Long An
D. Tây Ninh
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào địa danh hành chính tỉnh, làm
phương pháp loại trừ để xác định. Đáp án đúng là C.
b. Các câu hỏi về tình hình phát triển ngành nơng nghiệp của vùng Đơng Nam
Bộ Câu 1. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Điều
B. Cà phê
C. Cao su
D. Hồ tiêu
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào kí hiệu cây trồng để xác định. Đáp
án đúng là C.

7


Câu 2. Cây trồng nào sau đây không được trồng ở vùng Đông Nam Bộ
A. Cao su
B. Chè
C. Cà phê
D. Điều
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào kí hiệu cây trồng để xác định. Đáp
án đúng là B.

Câu 3. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những
tỉnh A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương. B.
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào địa danh hành chính tỉnh để xác
định.
Đáp án đúng là C.
c. Các câu hỏi về tình hình phát triển ngành cơng nghiệp
Câu 1. Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu
ở A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Bình Dương.
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
D. Biên Hịa, Vũng Tàu, Bình Dương.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào vịng trịn thể hiện trung tâm
cơng nghiệp để xác định. Đáp án đúng là B.
Câu 2. Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam là
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Bình Dương.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Đồng Nai.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào vịng trịn thể hiện trung tâm
cơng nghiệp để xác định. Đáp án đúng là A.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các trung tâm cơng
nghiệp có quy mơ từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đơng Nam Bộ?
A. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
B. Biên Hòa, Thủ Dầu Một, TP.Hồ Chí Minh.
C. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hịa.
D. Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào độ to vòng tròn trung tâm công
nghiệp (chú giải Atlat trang 3) để xác định. Đáp án đúng là A.

8


Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm cơng nghiệp nào
có qui mơ trên 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đơng Nam Bộ?
A. Biên Hịa.
B. Thủ Dầu Một.
C. TP.Hồ Chí Minh.
D. Vũng Tàu.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào độ to hình trịn trung tâm cơng
nghiệp để xác định. Đáp án đúng là C.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công
nghiệp sau đây, trung tâm cơng nghiệp nào có cơ cấu ngành cơng nghiêp đa dạng nhất ở
Đơng Nam Bộ?
A. Biên Hịa.
B. Thủ Dầu Một.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Vũng Tàu.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào số lượng ngành trong mỗi trung
tâm công nghiệp để xác định. Đáp án đúng là C.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công
nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Đông Nam Bộ?
A. Thủ Dầu Một.
B. Vũng Tàu.
C. Biên Hòa.
D. Tân An.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào tên trung tâm công nghiệp để xác định.

Đáp án đúng là D.
c. Các câu hỏi về tình hình phát triển ngành dịch vụ vùng Đông Nam Bộ
Câu 1. Đầu mối giao thông quan trọng nhất của Đơng Nam Bộ là
A.Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Biên Hòa.
C.
Bà Rịa -Vũng Tàu.
D.
Đồng Nai.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào nơi tập trung nhiều tuyến giao thông
để xác định. Đáp án đúng là A.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên khu kinh tế cửa khẩu nào
sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Hoa Lư.
B. Xa Mát.
C. Đồng Tháp.
D. Mộc Bài.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào kí hiệu cửa khẩu của vùng để xác định.
Đáp án đúng là C.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền
vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?
A. Quốc lộ 14 và 20. C. Quốc lộ 1 và B. Quốc lộ 13 và 14.
D. Quốc lộ 1 và 13.
14.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào kí hiệu đường ơ tơ của vùng để xác
định.
Đáp án đúng là A.

9



4.3. Các câu hỏi khai thác biểu đồ của vùng
Câu 1: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là
A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
B. Cơng nghiệp, xây dựng.
C. Dịch vụ.
D. Khơng có ngành nào.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của vùng để xác định. Đáp án đúng là A.
Câu 2. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trong cơ cấu GDP của Đông Nam
Bộ khu vực kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất
A. Nông, lâm, ngư nghiệp.
B.
Dịch vụ.
C. Công nghiệp xây dựng.
=> khai thác bản đồ kinh tế trang 29, căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu
vực kinh tế của vùng để xác định. Đáp án đúng là C.
VI. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường (nếu đã triển khai).
- Tôi đã áp dụng một phần của chuyên đề vào dạy tiết 37,38,39 ( vùng Đơng Nam Bộ) trong
chương trình địa lí 9. Sau khi được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, khoa học, có hệ thống thì học
sinh yếu kém ở lớp 9A3 đã biết cách đọc và khai thác Atlat. Nhiều em sau khi biết khai thác
Atlat đã rất hào hứng học, tự tin vào khả năng của mình.
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
9A3
Trước khi áp
dụng
Sau khi áp dụng

10



Tôi hi vọng sau khi chuyên đề này được áp dụng triệt để vào thực tế giảng dạy sẽ nâng cao
chất lượng dạy học đại trà đặc biệt là đối với học sinh yếu kém bộ mơn địa lí 9. Chuyên đề
này được rút ra từ thực tiễn giảng dạy của bản thân tơi, chắc chắn cịn nhiều thiếu sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp của tất cả các đồng chí để chun đề của tơi ngày càng hồn
thiện.
Tam Hợp ngày 17 tháng 11 năm 2020
Người viết chuyên đề

Nguyễn Thị Kim

11



×