Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề triều trần và ba lần kháng chiến chống quân mông – nguyên thế kỉ xiii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 6 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
TRIỀU TRẦN VÀ BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG
QUÂN MÔNG – NGUYÊN THẾ KỈ XIII
I. TRIỀU TRẦN
1. Sự thành lập
Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền khơng cịn chăm lo
đền đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi sa đọa.
Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Nhiều dân nghèo phải bán vợ, con làm nơ
tì cho các nhà giàu, một số khác bỏ vào chùa kiếm sống. Dân chúng rất cực khổ.
Ở Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… dân nghèo nổi dậy đấu tranh. Một số thế
lực địa phương lại đánh giết lẫn nhau, quấy phá nhân dân và chống lại triều đình.
Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo
thời cơ và điều kiện cho họ Trần buộc Chiêu Hồng phải nhường ngơi cho Trần Cảnh
(tháng 12, Ất Dậu - 1226).
2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền
Chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm 3 cấp: triều đình, các đơn vị hành
chính trung gian từ lộ đến phủ, huyện, châu và cấp hành chính cơ sở là xã. Ở triều
đình, đứng đầu là vua, thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hồng. Các vua
nhường ngơi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản
lí đất nước.
Các chức đại thần văn, võ phải do người họ Trần nắm giữ.
Hệ thống quan lại bên dưới vẫn như thời Lý nhưng tổ chức có quy củ và đầy đủ
hơn.
Nhà Trần đặt thêm một số quan như Quốc sử viện (viết sử), Thái y viện (chữa
bệnh trong cung vua), Tôn nhân phủ (nắm sự vụ của họ hàng tôn thất) và một số chức
quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ… Nhà Trần còn quy định thời gian
cụ thể để xem xét việc thưởng, phạt quan lại.
Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu, ban thái ấp. Quan lại được cấp
bổng lộc.
Cả nước chia lại thành 12 lộ. Đứng đầu lộ có các chức chánh, phó An phủ sứ.
Dưới lộ là phủ do chức tri phủ cai quản; châu, huyện do các chức tri châu, tri huyện


cai quản. Dưới cùng là xã, do xã quan đứng đầu.
3. Pháp luật thời Trần
Ban hành bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật. Hình luật thời Trần cũng giống
như thời Lý nhưng được bổ sung thêm. Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài
sản, quy định cụ thể việc buôn bán ruộng đất.
Cơ quan pháp luật thời Trần được tăng cường và hoàn thiện hơn. Nhà Trần đặt
cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. Vua Trần để chng lớn ở thềm điện
Long Trì cho dân đến kêu oan khi cần. Sự cách biệt giữa vua, quan và dân chúng
chưa thực sự sâu sắc.
4. Xây dựng quân đội và phát triển kinh tế
a. Xây dựng quân đội và củng cố quốc phịng
Nhà Trần một mặt nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội, xây dựng
chính quyền mới; mặt khác tổ chức lại quân đội, củng cố quốc phịng.
Qn đội nhà Trần gồm có cấm qn và quân ở các lộ. Cấm quân là đọa quân
bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua.
1


Ở các làng xã có hương binh. Khi có chiến tranh cịn có qn đội của các vương
hầu.
Qn đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông” và theo
chủ trương: “Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đơng”, xây dựng tinh thần đồn kết trong
qn đội. Qn đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường
xuyên.
Nhà Trần cử nhiều tướng giỏi cầm qn đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là
vùng biên giới phía bắc. Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị ở các nơi này.
b. Phục hồi và phát triển kinh tế
* Nông nghiệp:
Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phịng lụt,
đào sông, nạo vét kênh.

Nhà vua hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển để phịng nước
sơng lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ; đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê;
chỗ nào đắp vào đất của dân sẽ tính tiền trả lại.
Nông dân được nhà nước quan tâm, cố gắng tích cực cày cấy nơng nghiệp nhanh
chóng phục hồi và phát triển.
* Thủ công nghiệp:
Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí.
thủ cơng nghiệp trong nhân dân có nhiều ngành, nghề như đúc đồng, làm giấy, khắc
ván in…
* Thương nghiệp:
Ở các làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều. Ở kinh thành Thăng Long, bên
cạnh Hồng thành, đã có 61 phường.
Các cửa biển Hội Thống (Nghệ An), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng
Ninh)… là nơi bn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài.
II. Ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thế kỉ XIII
1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất (1.1258)
a. Nguyên nhân:
Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ thành lập. Vua Mông Cổ đem
quân đi xâm lược và thống trị nhiều nơi. Sau khi chiếm được miền Bắc Trung Quốc,
qn Mơng Cổ quyết định đánh xuống phía Nam – lãnh thổ của nhà nước Nam Tống.
Một cánh quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai đánh vào Vân Nam, sau đó
tấn cơng Đại Việt. Từ Đại Việt đánh lên Nam Tống, phối hợp với các đạo quân khác
nhằm thơn tính Trung Quốc và Đại Việt.
Để nhanh chóng chiếm được Đại Việt, quân Mông Cổ đã sai sứ sang đòi nhà
Trần đầu hàng. Nhưng với ý thức dân tộc, tự chủ và niềm tin vào sức mạnh đang lên
của mình, vua Trần khơng chấp nhận địi hỏi của qn Mơng Cổ mà cịn bắt sứ thần
giam vào ngục. Qn Mông Cổ giận dữ sai Ngột Lương Hợp Thai sang xâm lược Đại
Việt. Nhà Trần đã kêu gọi nhân dân chuẩn bị chiến đấu chống quân cướp nước hung
bạo.
b. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta

1.1258, quân Mông Cổ đem 3 vạn qn tấn cơng vào biên giới phía Bắc nước ta
theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ), rồi tiến đến vùng
Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Tại đây, quân giặc bị chặn đánh tại phịng tuyến do vua
Trần Thái Tơng trực tiếp chỉ huy.
2


Do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo tồn lực lượng. Triều đình tạm
rời kinh thành Thăng Long, xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên – Hà Nam). Nhân dân
Thăng Long theo lệnh triều đình thực hiện kế “thanh dã” – vườn không nhà trống,
tạm rút khỏi kinh thành để trành tình trạng qn Mơng Cổ moi tin tức và cướp bóc
lương thảo.
Địch lâm vào tình trạng khó khăn vì thiếu lương thực, cho qn đi cướp bóc
lương thảo đã bị dân binh của ta đánh phá.
Nhà Trần nhân cơ hội đó đã tổ chức cuộc phản cơng lớn ở Đông Bộ Đầu (bến
sông Hồng – phố Hàng Than - HN). Ngày 29.1.1258, địch thua trận và rút chạy về
nước. Đến vùng Quy Hóa (Yên Bái – Lào Cai), quân của Hà Bổng chặn đánh khiến
chúng hốt hoảng về nước.
* Kết quả: Cuộc kháng chiến chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy 1 tháng đã kết thúc
thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
2. Cuộc kháng chiến chống qn Mơng – Ngun lần 2 (1285).
a. Hồn cảnh:
Năm 1279, quân Mông Cổ đánh bại nhà Nam Tống, lập nên triều Nguyên.
Nguyên Thế Tổ là Hốt Tất Liệt chuẩn bị xâm chiếm Đại Việt để trả thù lần thất bại
trước và tăng cường sách nhiễu.
Vua tôi nhà Trần thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, luôn tỏ ra cung kính,
cống phú đầy đủ. Năm 1284, Trấn Nam vương Thốt Hoan cũng phó tướng A Lý Hải
Nha được lệnh chỉ huy 50 vạn quân chỉ huy tấn công xuống Đại Việt.
Trước đó, mùa xuân năm 1283, tướng giỏi Toa Đô nhận lệnh tấn công Champa.
Sau khi chiếm Champa sẽ tấn công lên Đại Việt, phối hợp với quân Thoát Hoan

chiếm Đại Việt.
b. Cuộc kháng chiến của ta
* Chuẩn bị của ta:
Nhà Trần một mặt ngoại giao mềm dẻo, một mặt ta tăng cường tổ chức rèn luyện
quân sĩ, sắm sửa vũ khí, chiến thuyền, tổ chức khối đồn kết dân tộc. Năm 1282, Hội
nghị Bình Than ở Hải Hưng thể hiện tinh thần của bậc vương hầu Trần Quốc Tuấn,
Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, sự đấu tranh giữa phe đánh – hòa với phe đánh thắng.
Năm 1285, Hội nghị Diên Hồng thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta.
Khi vua Trần hỏi “nên đánh hay nên hàng”, tất cả đồng thanh hô “đánh”. Tồn qn sĩ
thích chữ “Sát Thát” để khẳng định ý chí giết giặc Mơng Cổ.
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc cơng tiết chế, thống lĩnh
tồn qn, chỉ đạo kháng chiến. Các vương hầu được lệnh mộ binh, rèn vũ khí, đóng
chiến thuyền, chuẩn bị chiến đấu (chuẩn bị về vật chất). “Hịch tướng sĩ” được truyền
đi, khơi dậy tinh thần quyết chiến rộng khắp (chuẩn vị về tinh thần).
* Diễn biến:
Cuối 1.1285, 50 vạn quân Mông Nguyên tràn qua biên giới, cuộc chiến diễn ra
quyết liệt nơi đây. Quân ta rút về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Hưng) do thế giặc đang
mạnh, tiến hành kế “thanh dã” ở Thăng Long. Quân giặc rút kinh nghiệm, lui về phía
bắc sơng Hồng, ráo riết truy đuổi.
Nhà Trần phải rút lui về Thanh Hóa củng cố lực lượng (4.1285). Địch lại lâm
vào tình trạng khó khăn như lần thứ nhất. Nhân cơ hội đó, 5.1285, ta tổ chức phản
cơng ở Tây Kết, Hàm Tử (Khối Châu – Hưng n), bến Chương Dương (Thường
Tín – Hà Tây), trận sơng Sách (Vạn Kiếp), Phù Ninh (Vĩnh Phú). Địch hốt hoảng rút
chạy về nước. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.
3


3. Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 3 (1287 - 1288)
a. Nguyên nhân:
Vốn quen chiến thắng, quân Nguyên không thể thừa nhận được một sự thật là

thất bại trước một nước Đại Việt nhỏ bé. Sau 2 lần thất bại, vua Hốt Tát Liệt vô cùng
tức giận. Đai Việt chưa khuất phục nổi thì chúng khơng thể thâu tóm ngay được các
nước phương Nam và bản đồ đế quốc Nguyên. Đại Việt đợc ví như một tấm lá chắn
của Đông Nam Á nên phải đánh Đại Việt ngay.
Hốt Tất Liệt cho đình chỉ ngay cuộc đánh Nhật Bản để tập trung sức đánh Đại
Việt. Thất bại trong hai lần xâm lược trước đã dạy cho Hốt Tất Liệt thận trọng chuẩn
bị quân thủy, bộ và đặc biệt là chuẩn bị sẵn lương thảo.
Song song với biện pháp chuẩn bị qn sự, Hốt Tất Liệt cịn có mưu đồ chính quyền,
lập nên chính quyền bù nhìn Trần Ích Tắc.
b. Diễn biến:
* Chuẩn bị của ta:
Trần Hưng Đạo được cử làm Quốc Công Tiết chế và ông đã đề ra kế hoạch đánh
giặc rất chủ động. Trần Khánh Dư làm phó tướng, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển
đơng bắc.
* Kế hoạch của địch:
Toàn bộ quân viễn chinh đặt dưới quyền chỉ huy của thân vương Thoát Hoan
như cũ. Lực lượng thủy – bộ bao gồm cả kị binh, 600 chiếc thuyền, 1 đạo thuyền
lương gồm hàng trăm chiếc thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy.
Tổng số quân gồm 30 vạn chia làm 3 đạo:
Đạo thứ nhất từ Quảng Tây qua Lạng Sơn do Thoát Hoan chỉ huy. Đạo thứ hai
theo Vân Nam dọc sông Hồng do Ái Lỗ chỉ huy. Quân thủy do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp
chỉ huy hướng vịnh Hạ Long, dọc sông Bạch Đằng. Cả ba cánh quân sẽ hội quân ở
Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương).
* Diễn biến:
Tháng 12 – 1287, 30 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta. Phó tướng Trần Khánh
Dư đánh giặc ở Vân Đồn nhưng thất bại. Tên Ô Mã Nhi càng hùng hổ tiến quân. Trần
Khánh Dư tập kích đánh bại đồn thuyền lương do Trương Văn Hổ chỉ huy. Tháng 1
– 1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long. Bọn chúng rơi vào kế “thanh dã” của ta.
Tin thắng Vân Đồn báo về, quân ta chuẩn bị phản công địch trên sông Bạch Đằng.
Bạch Đằng là một sông lớn do sông Đá Bạc, sông Giá và nhiều sông khác đổ

vào. Dịng sơng rộng khoảng 1 km (khi thủy triều lên), chảy qua địa phận huyện Yên
Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi đổ ra biển. Trần Quốc Tuấn
cho tìm hiểu con nước triều lên xuống hàng ngày và cắm cọc trên sơng, bố trí các đạo
qn mai phục.
Đầu tháng 4 – 1288, đồn thuyền do Ơ Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về
theo đường thủy trên sông Bách Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến
trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần đổ ra đánh, giả vờ thua chạy, quân
giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước triều xuống nhanh. Từ
hai bên bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình
quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra
biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng
loạt bè lửa xi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên
sống sót nhảy lên bờ liền bị quân bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Toàn bộ cánh thủy
binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
4


Cánh quân bộ, do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút
chạy về Quảng Tây – Trung Quốc. Trên đường tháo lui, chúng bị quân ta tập kích liên
tiếp. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
a. Nguyên nhân thắng lợi:
* Chủ quan:
- Cuộc chiến tranh chính nghĩa, đồn kết dân tộc “vua tơi đồng lịng, anh em hịa mục,
cả nước góp sức”:
+ Đồn kết trong dịng họ: Trần Quốc Tuấn – Trần Quang Khải.
+ Đoàn kết tất cả quần chúng theo tinh thần “vua tôi….cả nước…” nên quân ta càng
đánh càng mạnh, càng đánh càng thêm đông. Cuộc kháng chiến khơng chỉ mang tính
chính nghĩa mà cịn mang tính nhân dân rộng rãi, quy tụ nhiều hiền tài, cùng nhau
chia ngọt sẻ bùi với quân sĩ.

- Vương triều Trần ở thế đang đi lên trong quá trình phục hưng dân tộc, có nhiều
tiềm lực và khả năng, phát huy được thế mạnh tập hợp, đặc biệt là chính sách đoàn
kết toàn dân.
- Tinh thần anh dũng, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
- Sự mưu lược đúng đắn về chiến lược, chiến thuật của những người lãnh đạo quân
sự, chính trị lúc bấy giờ. Tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn – một nhà chính trị lỗi lạc, một
nhà quân sự thiên tài bởi:
+ Chính ông là người thấy yếu tố cơ bản được tạo nên lực lượng chiến thắng là tấm
lòng của nhân dân. Ông góp ý: “Nếu giặc cậy trường trận, ta cậy đoản binh, lấy đoản
chế trường là việc thường của binh pháp. Nếu thấy quân giặc đến ào ào như lửa cháy
gió thổi thì dễ chế ngự. Nếu chúng đi chậm như tằm ăn, khơng cần của dân, khơng
cần được chóng thì phải chọn tướng giỏi, xem xét quyền biến như đánh cờ vậy, tùy
thời mà làm, có thu được quân lính một lịng như cha con một nhà thì mới dùng được.
Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ. Đó là thượng sách giữ nước”.
+ Nghệ thuật quân sự của Trần Quốc Tuấn:
. Tổ chức đánh địch mọi nơi, mọi lúc, dùng sức mạnh toàn dân, toàn quân, buộc
địch phải tác chiến liên miên nên không tổ chức được một trận đánh chiến lược nào
để tiêu diệt sinh lực của ta.
. Ông sử dụng nghệ thuật quân sự làm tay đổi thế trận của ta, khiến qn địch
nhụt nhuệ khí, bị mệt mỏi, tồn bộ lực lượng bị phân tán và đối phó bị động, cánh
quân giặc rải từ Thăng Long đến Lạng Sơn ở nhiều trại, quân bị dàn mỏng.
. Trần Quốc Tuấn cùng triều đình phát động cuộc chiến tranh trong nhân dân,
huy động sức mạnh toàn dân trong kháng chiến: “Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch
nhiều”. Kết hợp qn triều đình, quân các lộ và quân binh, hương binh.
. Thực hiện kế sách “Thanh dã” (vườn không nhà trống)
. Đánh địch và phải rút lui bằng nghệ thuật chủ động, buộc địch phải hành động
theo ý mình, nhất là trong cuộc kháng chiến lền 3, tiếp tục đánh ở sông Thương,
không cho chúng chạy theo hướng Chi Lăng mà phải theo hướng Bạch Đằng.
. Trần Quốc Tuấn đã cống hiến rất lớn cho nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặt
cơ sở cho việc thành binh Việt Nam, để lại cho đời sau các sách binh thư q giá.

Ơng khơng những là nhà thống sối lỗi lạc mà cịn là một nhà tư tưởng lớn, biện
chúng về quân sự. Biết điều kiện khách quan, chủ quan, nhận thấy những mâu thuẫn
trong chiến tranh và biết cách giải quyết các mâu thuẫn.
5


Trần Quốc Tuấn là một anh hùng dân tộc, một thiên tài qn sự, có tri thức un
bác và lịng yêu nước nồng nàn, có ý thức trách nhiệm cao, nghiêm cẩn trong quan hệ
gia đình. Câu nói nổi tiếng: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.
Trong cuốn Những danh tướng đời Trần: “Trần Quốc Tuấn không phải là người
được nhìn đơn điệu như một võ tướng tài ba, chỉ giỏi xông pha trân mạc. Ở ông là sự
hội tụ và kết tinh của một tinh thần và khí phách dân tộc. Trong sự bền vững mạnh
mẽ của nó, có thế thấy ở ơng một vi tướng “đa mưu túc trí”, một nhà chính trị vững
vàng, một nhà ngoại giao đầy bản lĩnh. và ông nằm trong số khơng nhiều những
người cuộc đời được soi vào chính sử, khơng hề đơn điệu mà phong phú đa dạng. Đó
khơng phải con người – sự kiện mà. Mà là con người nhân cách.”
* Khách quan:
Trong khi tiến hành những cuộc xâm lược, quân Nguyên đã gặp một số khó
khăn: mâu thuẫn dân tộc sâu sắc, chiến tranh trong nội bộ quý tộc Mông cổ, phong
trào khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc nên chậm trễ trong việc chuẩn bị tiến quân
cũng như hạn chế mức tập trung binh lực.
Tính chất chiến tranh phi nghĩa dẫn tới các vấn đề trên gay gắt hơn.
b. Ý nghĩa
Yếu tố đầu tiên đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên là chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta trong lịch sử chống xâm lược.
Trận chiến thắng Bạch Đằng lịch sử mãi mãi trở thành biểu tượng huy hoàng của
truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi vị
thống soái tài năng cũng là người anh hùng bậc nhất của kháng chiến chống quân
Mông – Nguyên mãi mãi đi sâu vào trong tâm khảm những người Việt Nam yêu
nước. Chiến thắng Bạch Đằng đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông – Nguyên

đối với nước ta.
Chiến thắng đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, góp phần làm suy
yếu quân Mông – Nguyên, ngăn chặn cuộc xâm lược của chúng với Nhật Bản và các
nước phương Nam.
Vua tôi nhà Trần sử dụng biện pháp: “dĩ đoản chế trường”, lối đánh du kích nước
nhỏ đánh nước lớn. Biết chế ngự sức mạnh của quân địch và phản công khi chúng suy
yếu, mệt mỏi. Biết “lấy yếu chống mạnh”, đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực, thời
cơ giành thắng lợi.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Hữu Quýnh, Bùi Quý Lộ, Đào Tố Uyên, Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X
đến 1858, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
2. Trương Hữu Quýnh (Cb), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1999.

6



×