Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) chuyên đề môn địa lý vận động của trái đất và hệ quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.61 KB, 34 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
----------

CHUN ĐỀ MƠN ĐỊA LÍ
Đề tài:
VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
Họ tên: Nguyễn Thị Thảo
Tổ chuyên môn: Lịch sử - Địa lí- Giáo dục cơng dân

Lào Cai, tháng 4 năm 2020


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Múi giờ và đường chuyển ngày quốc tế…………………………………………4
Hình 1.2. Đường đổi ngày quốc tế…………………………………………………………5
Hình 1.3. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất…………………………………………………6
Hình 2.1. Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời……………………………7
Hình 2.2. Độ nghiêng của truc Trái Đất so với mặt phẳng Hoàng đạo…………………….8
Hình 2.3. Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm……………………….10
Hình 2.4. Vận động của Trái Đất và các mùa trong năm…………………………………12
Hình 3.1. Chu kỳ tuần trăng……………………………………………………………….13


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyên đề: Vận động của Trái Đất và hệ quả là một nội dung kiến thức quan trọng của
học phần Địa lí tự nhiên đại cương lớp 10. Chuyên đề đề cập đến kiến thức bao gồm những


các vận động chính của Trái Đất (vận động tự quay quanh trục, vận động của Trái Đất
quanh Mặt Trời, vận động của hệ thống Mặt Trăng – Trái Đất) và các hệ quả địa lí từ đó
vận dụng vào giải một số dạng bài tập liên quan.
Kiến thức liên quan đến chuyên đề được đánh giá là nhiều kiến thức khó, ứng dụng đa
dạng các dạng bài tập từ tính tốn, giải thích các hiện tượng sự vật,…và thường xuyên có
mặt trong các đề thi học sinh giỏi. Khi tìm hiểu nội dung chuyên đề, học sinh sẽ trang bị
cho mình những kiến thức có liên quan một cách có hệ thống sau đó vận dụng kiến thức
vào giải quyết các câu hỏi bài tập. Thông qua các bài tập, học sinh được rèn luyện kĩ năng kĩ xảo - một điều rất cần thiết đối với học sinh lớp chuyên Địa lí và càng cần thiết hơn đối
với việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Vì thế, tác giả đã nghiên cứu và soạn chuyên đề này nhằm hệ thống hóa kiến thức và
các dạng bài tập của phần vận động của Trái Đất và phân tích sự tác động của các hệ quả
vận động của Trái Đất phục vụ cho q trình ơn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi mơn Địa
lí của bản thân hiệu quả hơn cũng như giới thiệu với đồng nghiệp để cùng trao đổi và rút
kinh nghiệm.
2. Mục đích của đề tài
- Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về các vận động của Trái Đất và các hệ quả địa lí
phục vụ cho bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 một cách chính xác, đầy đủ và khoa học.
- Giới thiệu các dạng câu hỏi liên quan đến kiến thức về vận động của Trái Đất và hệ
quả trong các đề học sinh giỏi mơn Địa lí các cấp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hóa một số nội dung liên quan đến các vận động của Trái Đất và
hệ quả địa lí.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra
– đánh giá học sinh.

4


4. Phạm vi và giá trị nghiêm cứu
4.1.

Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 10 cơ
bản và nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác có liên quan và nội dung đề
thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và quốc gia những năm gần đây.
4.2.
Giá trị nghiên cứu
Chuyên đề có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi mơn Địa lí.
PHẦN NỘI DUNG
Trái Đất- hành tinh đặc biệt nhất của chúng ta trong Hệ Mặt Trời chứa bao điều lí thú
mà chúng ta cần khám phá, trong đó có việc hành tinh này đang thực hiện đồng thời nhiều
vận động khác nhau trong vũ trụ. Trong số đó, ba vận động chính có ý nghĩa quan trọng
đối với cuộc sống của con người bao gồm vận động tự quay quanh trục, vận động tịnh tiến
xung quanh Mặt Trời và vận động quay quanh tâm chung của hệ thống Trái Đất - Mặt
Trăng.
1. Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả địa lí
u cầu về kiến thức trong phần này:
Trình bày được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả từ
đó giải thích được một số hiện tượng ngoài thực tế và áp dụng lý thuyết để giải một số
bài tập tính tốn liên quan.
+ Là cơ sở để xây dựng mạng lưới kinh vĩ tuyến.
+ Giờ trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm liên tục kế tiếp nhau.
+ Sinh ra lực Côriôlit làm lệch hướng chuyển động của các vật thể.
1.1.
Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
Năm 1858, nhà vật lí người Pháp Phoucault là người đầu tiên chứng minh hiện tượng tự
quay của Trái Đất bằng thực nghiệp con lắc.
Đặc điểm của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, trục này hợp với mặt phẳng chứa quỹ

đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời một góc 660 33’.
5


- Đầu kéo dài của trục đi qua cực Bắc của Trái Đất bao giờ cũng chỉ đúng hướng của
ngôi sao Bắc Đẩu và không thay đổi khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất là từ Tây sang Đông, ngược chiều kim đồng
hồ nếu nhìn từ cực Bắc.
- Thời gian hồn thành một vòng tự quay quanh trục là một ngày đêm. Ngày đêm theo
Mặt Trời là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà tâm Mặt Trời qua kinh tuyến chưa
điểm quan sát (lấy trung bình là 24h). Tuy nhiên, do hướng tự quay trùng với hướng
chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên thời gian ngày đêm theo Mặt Trời dài hơn
so với thực tế khi Trái Đất tự quay trọn một vòng quanh trục, thời gian thực đó là
23h56’04” (ngày đêm theo sao hay ngày đêm thiên văn).
- Bất cứ điểm nào trên bề mặt đất(trừ hai cực) đều quay được một góc như nhau trong
cùng một đơn vị thời gian. Đó là vận tốc góc quay là Ω=15độ/h.
- Vận tốc dài tại các điểm cùng vĩ độ là giống nhau, khác vĩ độ là khác nhau. Tại xích
đạo, vận tốc dài khoảng 463,58 m/s.
1.2.

Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
1.2.1. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
Trái Đất có hình Geoid tựa cầu vì thế ln có một nửa được chiếu sáng gọi là ngày còn
một nửa khuất sáng gọi là đêm nhưng do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi điểm trên bề
mặt sẽ lần lượt được luân phiên ngày đêm trong vòng 24 giờ tạo ra nhịp điệu ngày đêm
trên Trái Đất vừa góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
Thời gian 24 giờ cho một vòng tự quay đã tạo nên một nhịp điệu thích hợp về ngày và
đêm (thời gian ngày và đêm khơng q dài cũng khơng q ngắn) vì thế ngày khơng q
nóng, đêm khơng q lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sống phát sinh, tốn tại và phát
triển trên bề mặt đất đồng thời tạo nên tính nhịp điệu cho cả giới hữu cơ và vô cơ.

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì vẫn có hiện tượng ngày đêm nhưng ngày
đêm rất dài, nửa năm là ban ngày và nửa năm là ban đêm do Trái Đất quay quanh Mặt Trời
cần một năm để hồn thành một vịng. Nửa ngày sẽ bị thiêu nóng, nửa đêm sẽ bị băng giá,
áp suất khơng khí chênh lệch giữa hai bên sẽ cực lớn tạo ra những trận gió mạnh. Những
điều kiện này sẽ khơng phải điều kiện thích hợp cho sự sống tồn tại.
1.2.2. Giờ và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương – Giờ Mặt Trời: Do Trái Đất chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa
mà Trái Đất lại vận động tự quay quanh trục vì vậy ở một điểm quan sát trên mặt đất trong
một ngày đêm theo quy ước chỉ thấy một lần Mặt Trời lên cao nhất trên bầu trời là lúc 12
6


giờ trưa. Mặt khác, Trái Đất lại tự quay theo chiều từ Tây sang Đơng với tốc độ góc khơng
đổi là 15 độ/ giờ nên mỗi địa phương trên mỗi kinh tuyến khác nhau sẽ có thời gian Mặt
Trời lên cao nhất trên bầu trời trong ngày là khác nhau. Các địa phương trên cùng một kinh
tuyến sẽ có cùng thời điểm Mặt Trời lên cao nhất trên đường chân trời là lúc 12 giờ trưa
trong ngày là giống nhau, từ đó giờ trong một ngày là giống nhau, giờ này được gọi là giờ
địa phương hay giờ Mặt Trời.
- Giờ khu vực – giờ múi: Để thuận tiện cho giao dịch quốc tế, người ta đã quy định
thống nhất giờ cho các khu vực trên thế giới. Giờ quy ước đó gọi là giờ khu vực hay giờ
múi. Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 múi giờ, tức 15 độ kinh tuyến là 1 múi giờ lấy
giờ của kinh tuyến chính giữa múi là giờ múi chung cho cả múi. Tuy nhiên, vì các quốc gia
có ranh giới thường khơng phải đường thẳng và có thể nằm trên nhiều múi giờ nên họ
thường chỉ chọn cho quốc gia mình một giờ thống nhất cho cả lãnh thổ mang tính quy ước.
Việt Nam dùng múi giờ GMT +7 làm chuẩn.

Hình 1.1. Múi giờ và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ quốc tế - giờ GMT: Để thuận tiện cho tính tốn giờ trên Trái Đất và thuận lợi
cho giao dịch quốc tế, Hội nghị quốc tế năm 1884 đã đi đến quyết định đánh số các khu
vực giờ trên Trái Đất theo thống nhất chung. Khu vực giờ gốc được chọn đánh số 0 là giờ

số 0 đó là khu vực có kinh tuyến 0 độ gọi là kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich
ở ngoại ô Luân Đôn. Ranh giới của múi này là 70T-70Đ, số thứ tự các múi được đánh từ
múi gốc sang phía đơng là 0, 1, 2, 3, 4,…,23.Các kinh tuyến giữa các múi lần lượt là 0 0,
7


150Đ, 300Đ,…, 150T. Mỗi múi cách nhau một giờ, múi bên phải sớm hơn múi bên Trái 1
giờ. Do Trái Đất hình tựa cầu nên múi giờ 0 trùng múi giờ 24. Cách xác định và thống nhất
giờ như này được gọi là giờ quốc tế hay giờ GMT.
- Đường đổi ngày quốc tế: Người ta quy ước lấy khu vực giờ múi 12 có kinh tuyến
0
180 đi qua giữa múi làm kinh tuyến chuyển ngày quốc tế(đường chuyển ngày). Nếu đi
theo hướng từ tây sang đông qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải lùi một ngày lịch cịn
nếu đi từ đơng sang tây qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải tăng một ngày lịch.

Hình 1.2. Đường đổi ngày quốc tế
1.2.3. Lực Cô-ri-ô-lit
Do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục nên mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất
sẽ chịu tác động đồng thời của hai lực: lực gây nên chuyển động ban đầu và lực do sự tự
quay quanh trục theo chiều từ Tây sang Đông của Trái Đất do đó hướng chuyển động cuối
cùng của vật sẽ là tổng hợp từ hai lực này. Nếu vật chuyển động theo chiều kinh tuyến khi
nhìn theo hướng chuyển động ban đầu đều đã bị lệch sang bên phải ở nửa cầu bắc và lệch
sang bên trái ở nửa cầu nam. Đối với vật chuyển động theo chiều vĩ tuyến, hiệu ứng Cô – ri
– ô – lit không làm lệch hướng chuyển động mà chỉ vật nặng hơn lên khi chuyển động từ
đông sang tây hoặc nhẹ hơn đi khi chuyển động từ tây sang đông.
Lực làm lệch hướng chuyển động của vật thể này được nhà toán học Cơ-ri-ơ-lit tìm ra
nên được đặt tên là lực Cơ – ri – ô – lit. Lực này được biểu diễn bởi công thức:
F = 2. m . ω . v . sin ϕ
Trong đó:
8



F: lực Coriolit

ω: vận tốc góc quay của Trái Đất

v: vận tốc chuyển động của vật

m: khối lượng của vật

ϕ: vĩ độ địa lý nơi vật chuyển động
Ở xích đạo sin ϕ = 0 nên F = 0 và tăng dần về hai cực.
- Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất
Trong quá trình chuyển động tự quay
của Trái Đất chỉ có hai điểm chuyển động
tại chỗ đó là hai cực của Trái Đất: cực Bắc
và cực Nam. Đường thẳng tưởng tượng nối
hai cực qua tâm của Trái Đất gọi là trục
Trái Đất.
Vịng trịn lớn nhất nằm trong mặt
phẳng vng góc với trục Trái Đất và phân
chia Trái Đất ra thành hai nửa cầu bằng
nhau là vịng xích đạo.
Các mặt phẳng song song với vịng
xích đạo cắt bề mặt Trái Đất thành các
vịng trịn song song là các vĩ tuyến.

Hình 1.3. Mạng lưới tọa độ trên Trái Đất
Vĩ tuyến thuộc nửa cầu bắc gọi là vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến thuộc nửa cầu nam gọi là vĩ
tuyến Nam. Khoảng cách bằng các cung độ từ các vĩ tuyến đến xích đạo gọi là vĩ độ địa lí.

Vịng kinh tuyến là vịng tròn đi qua hai cực Bắc và cực Nam của Trái đất. Nửa vòng
tròn từ cực Bắc tới cực Nam được gọi là kinh tuyến. Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh
tuyến 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich ngoại ô Luân Đôn (Anh). Mỗi kinh tuyến đều
cách kinh tuyến gốc một khoảng cách góc gọi là kinh độ. Kinh tuyến nằm ở nửa cầu Đông
của kinh tuyến gốc gọi là kinh tuyến Đông, kinh tuyến nằm ở nửa cầu Tây của kinh tuyến
gốc gọi là kinh tuyến Tây.
Xác định tọa độ địa lí của một điểm bất kì trên bề mặt Trái Đất chính là xác định vĩ độ
và kinh độ của điểm đó. Lưu ý khi ghi tọa độ địa lí của một điểm thì vĩ độ trước, kinh độ
sau.
2.

Vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và hệ quả địa lí

Yêu cầu về kiến thức của phần này: Trình bày được đặc điểm của chuyển động quanh
Mặt trời của Trái Đất và hệ quả của chuyển động này:
+ Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
9


+ Hiện tượng mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Giải thích được một số hiện tượng địa lí trong thực tiễn từ chuyển đông quay quanh
Mặt Trời của Trái Đất và áp dụng để giải một số bài tập tính tốn liên quan.
2.1. Sự vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
Trong quá trình chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất cũng chuyển động quanh Mặt
Trời. Mặt Trời đã tạo ra lực hấp dẫn để giữ cho các thiên thể chuyển động quanh nó, trong
đó có Trái Đất. Tuy nhiên, Trái Đất khơng bị rơi vào Mặt Trời vì Trái Đất vận động quanh
Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần trịn (vận tốc trung bình là 29,8km/s). Mặt Trời là một
trong hai tiêu điểm, hai tiêu điểm của elip này cách nhau khoảng 5km. Vận tốc chuyển
động trên quỹ đạo elip này sinh ra lực ly tâm, lực này đủ triệt tiêu lực hấp dẫn của Mặt Trời

đối với Trái Đất nên Trái Đất không bị rơi vào Mặt Trời. Mặt phẳng chứa quỹ đạo vận
động của Trái Đất quanh Mặt Trời gọi là mặt phẳng Hồng đạo.

Hình 2.1. Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Do chuyển động trên quỹ đạo elip nên khoảng cách Mặt Trời – Trái Đất sẽ thay đổi
trong năm. Điểm mà Trái Đất gần Mặt Trời nhất được gọi là điểm cận nhật, cách Mặt trời
khoảng 147 triệu km và thường vào 1-3/1 hàng năm. Điểm mà Trái Đất xa Mặt Trời nhất
gọi điểm viễn nhật, cách Mặt trời khoảng 152 triệu km và thường vào 3-5/7. Vì vậy, khi
quan sát từ Trái Đất ta sẽ thấy khung Mặt Trời lớn nhất vào đầu tháng 1 và nhỏ nhất vào
những ngày đầu tháng 7.
10


Khi ở gần Mặt Trời, lực hút của Mặt Trời lớn nhất, do đó Trái Đất vận động với tốc
độ lớn nhất, bằng 30,3km/s. Còn ở điểm viễn nhật vận tốc nhỏ nhất, bằng 29,3km/s. Vận
tốc trung bình của Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo là khoảng 29,8km/s.
Chiều dài quỹ đạo là khoảng 940 triệu km, hướng vận động là từ Tây sang Đông
(ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống).
Thời gian để Trái Đất chuyển động trọn vẹn một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 5 giờ
48 phút 46 giây, thời gian này thường được gọi là năm thiên văn.
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không đổi hướng và ln
nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66033’ tức trục Trái Đất luôn tạo với pháp
tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’.

Hình 2.2. Độ nghiêng của truc Trái Đất so với mặt phẳng Hoàng đạo
2.2.

Hệ quả địa lí của vận động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời
2.2.1. Cách tính lịch và các loại lịch
Để tính toán thời gian, người Cổ đại đã dựa vào thiên văn để làm lịch, đến nay biết

được ba loại lịch phổ biến là dương lịch, âm lịch và âm - dương lịch.
Âm lịch: là loại lịch cổ của người Xume, tiền thân của người Babilon căn cứ vào vận
động của Mặt Trăng quanh Trái Đất để tính. Vì mỗi chu kỳ Mặt Trăng chỉ có 29,5 ngày nên
họ quy định trong 12 tháng thì các tháng lẻ có 30 ngày cịn các tháng chẵn có 29 ngày. Như
vậy, mỗi năm sẽ có 354 ngày. Loại lịch này làm ra bởi những người làm nghề chăn ni, ít
phụ thuộc vào thời tiết nên lịch này đã không phù hợp với hiện tượng thời tiết của tự nhiên.

11


Dương lịch: Được người Ai Cập sử dụng thời cổ đại, căn cứ vào chuyển động của Trái
Đất xung quanh Mặt Trời để làm lịch. Trái Đất chuyển động trọn vẹn một vòng quanh Mặt
Trời mất 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, thời gian này gọi là năm thật hay năm thiên văn.
Nhưng để tiện cho việc làm lịch, người ta chỉ lấy chẵn 365 ngày gọi là năm lịch. Đó là
dương lịch.
Nếu lấy trịn 365 ngày làm năm lịch thì năm lịch sẽ ngắn hơn năm thiên văn khoảng ¼
ngày, cứ 4 năm sẽ mất gần 1 ngày. Như vậy, sau nhiều năm một số năm lịch sẽ khơng đúng
với biểu hiện thời tiết, khí hậu. Năm 45 sau cơng ngun. Hồng đế La Mã Giun Xêda đã
ra lệnh cho sửa lại lịch bằng cách cứ sau 3 năm lại có thêm một năm nhuận có thêm 1 ngày,
năm nhuận có 366 ngày là các năm chia hết cho 4. Trong năm dương lịch, các tháng
1,3,5,7,8,10,12 có 31 ngày cịn 4,6,9,11 có 30 ngày riêng tháng 2 năm thường có 28 ngày
cịn năm nhuận có 29 ngày. Với cách tính này, sau 384 năm sẽ nhanh hơn năm thiên văn 3
ngày. Năm 325, Giáo hoàng Grêgoa XIII đã bỏ đi 10 ngày sai để lịch khớp với năm thiên
văn. Sau đó, quy định riêng đối với các năm chẵn thế kỉ bỏ các năm nhuận là năm chẵn thế
kỉ như 1600, 1700,....mà không chia hết cho 400 còn các năm nhuận là năm chẵn thế kỉ
chia hết cho 400. Từ đó, cách tính lịch này được áp dụng cho đến hiện nay.
Âm – dương lịch: Được xây dựng căn cứ vào vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất
và chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời để làm lịch. Tương tự cách tính lịch của
âm lịch nhưng có sự thay đổi để phù hợp với dương lịch. Mỗi năm âm lịch ngắn hơn
dương lịch 10 ngày nên để đảm bảo hài hòa giữa độ dài của hai loại lịch cũng như phù hợp

với đặc điểm thời tiết, khí hậu mà người ta đặt ra lịch nhuận. Cứ khoảng 3 năm sẽ có một
năm nhuận 13 tháng thay vì 12 tháng như năm thường. Năm nhuận được tính là lấy năm
dương lịch chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6, 9, 11, 14, 17 thì đó là năm
nhuận. Mặc dù đã có năm nhuận nhưng âm – dương lịch vẫn sai so với chu kì chuyển động
của Trái Đất xung quanh Mặt Trời khoảng 20 ngày do đó nếu dùng âm – dương lịch để làm
nông nghiệp sẽ không phù hợp với đặc điểm các mùa thời tiết nên cần sử dụng dương lịch.
Tuy nhiên, do phong tục tập quán nên nhiều nước vẫn sử dụng âm – dương lịch song song
với dương lịch như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
3. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy được bằng mắt nhưng khơng có
thực. Mặt Trời và nhiều thiên thể khác đang tham gia vào chuyển động này.

12


Trong quá trình chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, do trục Trái
Đất luôn nghiêng 66033’ so với mặt phẳng Hồng đạo và khơng đổi phương trong
không gian nên từ 22/3 đến 22/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và từ 24/9 đến 20/3
bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Cũng với độ nghiêng đó nên phạm vi giữa vĩ độ
23027’B đến 23027’N là giới hạn xa nhất tia sáng Mặt Trời có thể tạo được góc 90 0 với
tiếp tuyến ở bề mặt đất lúc 12 giờ trưa ( hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh). Vì vậy,
đứng ở bề mặt Trái Đất ta thấy hằng năm dường như Mặt Trời chỉ di động giữa hai chí
tuyến. Đó là sự chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

Hình 2.3. Đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
Vào 21/3 trục nghiêng của Trái Đất khơng quay đầu nào về phía Mặt Trời, do đó tia
sáng Mặt Trời chiếu vng góc tiếp tuyến bề mặt đất tại Xích đạo lúc 12 giờ trưa. Ngày
21/3 gọi là ngày Xuân phân, sau đó Mặt Trời sẽ di chuyển dần lên phía Bắc.
Tới ngày 22/6 lúc 12 giờ trưa, tia nắng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến ở bề
mặt đất ở vĩ độ 23 027’B. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Bắc. Ngày 22/6 gọi là Hạ

chí, sau đó Mặt Trời di chuyển dần về phía Xích đạo.
Vào ngày 23/9, trục nghiêng của Trái Đất một lần nữa không quay đầu nào về phía
Mặt Trời, vì vậy tia sáng Mặt Trời lại chiếu vng góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại
xích đạo lúc 12 giờ trưa. Ngày 23/9 gọi là ngày Thu phân, sau ngày này Mặt Trời di
chuyển dần xuống phía Nam.
Ngày 22/12 lúc 12 giờ trưa, tia nắng Mặt Trời chiếu vng góc với tiếp tuyến ở bề
mặt đất ở vĩ độ 23027’N. Vĩ tuyến này được gọi là chí tuyến Nam. Ngày 22/12 được gọi
là Đơng chí, sau ngày này Mặt Trời dần di chuyển trở về xích đạo.
13


Như vậy, các địa điểm trong phạm vi giữa hai chí tuyến sẽ có hai lần Mặt Trời lên
thiên đỉnh trong năm, chính giữa chí tuyến mỗi năm chỉ có một lần cịn khu vực ngồi
hai chí tuyến trở về cực, quanh năm không bao giờ thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh, càng
lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ. Chuyển động biểu kiến này còn là nguyên nhân
gây ra sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất trong năm.
3.1.1. Sự thay đổi các thời kỳ nóng – lạnh trong năm
Nhiệt của bề mặt đất phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong ngày
của Mặt Trời. Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng Hồng đạo 66 033’ và khơng
đổi phương trong không gian nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời có lúc nửa
cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời tạo nên sự ln
phiên các thời kì nóng, lạnh giữa hai nửa cầu Bắc và Nam.
Từ 22/3 đến 22/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc nhập xạ lớn và thời
gian chiếu sáng trong ngày dài ( Do Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí
tuyến Bắc rồi lại trở về xích đạo nên nửa cầu Bắc thấy Mặt Trời nằm cao trên đường
chân trời), đây là thời kì nóng của nửa cầu Bắc cịn nửa cầu Nam khơng có Mặt Trời lên
thiên đỉnh trong thời kỳ này, góc nhập xạ nhỏ (Mặt Trời nằm thấp hơn đường chân trời)
nên đây là thời kì lạnh. Từ 24/9 đến 20/3 diễn ra ngược lại, nửa cầu Nam là thời kì nóng
cịn nửa cầu Bắc là thời kì lạnh. Riêng khu vực xích đạo, góc nhập xạ lớn quanh năm,
sự thay đổi là không đáng kể nên sự phân biệt mùa nóng lạnh khơng rõ ràng.

Để tính góc nhập xạ tại các địa điểm khác nhau trong năm, người ta sử dụng công
thức:
Trường hợp vĩ độ φ cần tính góc nhập xạ Mặt Trời (H A) nhỏ hơn xích vĩ Mặt Trời
(δ), φ ≤ δ:
HA = 900 + φA - δ (tại bán cầu mùa hạ)
HA = 900 – φA - δ (tại bán cầu mùa đơng)
Trường hợp vĩ độ φ cần tính góc nhập xạ Mặt Trời (H A) lớn hơn xích vĩ Mặt Trời
(δ), φ ≥ δ:
HA = 900 - φA + δ (tại bán cầu mùa hạ)
HA = 900 – φA - δ (tại bán cầu mùa đông)

14


Hình 2.4. Vận động của Trái Đất và các mùa trong năm
3.1.2. Cách tính mùa và các mùa trong năm
Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và
khí hậu. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng Hoàng
đạo và trong suốt năm, trục Trái Đất khơng đổi phương trong khơng gian, nên có thời kì
bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó
làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay
đổi trong năm.
Ở bán cầu Bắc:
+ Mùa xuân từ 21/3 đến 22/6, lúc này Mặt Trời bắt đầu chuyển động biểu kiến từ
xích đạo lên chí tuyến Bắc. Lượng nhiệt Mặt Trời bắt đầu tăng lên, thời gian chiếu sáng
trong ngày dài ra, nhưng do vừa trải qua mùa đông bị tỏa nhiệt mạnh, mặt đất còn lạnh nên
lượng bức xạ Mặt Trời làm cho nhiệt độ chưa tăng cao, thời tiết ấm áp, ơn hịa.
+ Mùa hạ từ 22/6 đến 23/9, lúc này Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến Bắc
về xích đạo. Mặt đất và cả trong khơng khí đã tích lũy sẵn một lượng nhiệt lớn từ mùa
xuân và lại nhận thêm lượng bức xạ lớn từ Mặt Trời làm cho thời tiết nóng bức.

+Mùa thu từ 23/9 đến 22/12, lúc này Mặt Trời bắt đầu chuyển động biểu kiến từ xích
đạo xuống chí tuyến Nam, tuy nhận được lượng bức xạ không nhiều nhưng do lượng nhiệt
tích lũy từ mùa hạ nên lượng nhiệt giảm dần, thời tiết mát mẻ.
+Mùa đông từ 22/12 đến 21/3 năm sau, lúc này Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ
chí tuyến Nam về xích đạo, bề mặt đất và khí quyển đã bị mất nhiệt hết trong mùa thu nay
tiếp tục nhận được lượng bức xạ nhiệt thấp nên thời tiết lạnh giá.
Ở bán cầu Nam, biểu hiện mùa ngược lại bán cầu Bắc.

15


Sự biểu hiện mùa rõ rệt nhất ở các nước vùng ơn đới, những nước nằm trong vùng
nội chí tuyến và vịng cực Bắc biểu hiện mùa khơng rõ rệt nên cách tính mùa như trên phù
hợp với các nước vùng ôn đới và theo dương lịch.
Theo lịch phương Đông, khu vực nằm trong vùng nội chí tuyến cách tính mùa có
khác theo âm – dương lịch. Các ngày Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đơng chí là những
ngày giữa của bốn mùa, thời gian bắt đầu mùa sớm hơn phương Tây khoảng 45 ngày.
+Mùa xuân từ 4 hoặc 5 tháng 2(lập xuân) đến 5 hoặc 6 tháng 5(lập hạ).
+Mùa hạ từ 5 hoặc 6 tháng 5(lập hạ) đến 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu).
+ Mùa thu từ 7 hoặc 8 tháng 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 tháng 11(lập đông).
+Mùa đông từ 7 hoặc 8 tháng 11(lập đông) đến 4 hoặc 5 tháng 2 (lập xuân).
3.1.3. Các vành đai nhiệt trên Trái Đất
Do trục Trái Đất nghiêng 66033’ so với mặt phẳng quỹ đạo khi chuyển động quanh
Mặt Trời nên quanh năm Mặt Trời chỉ chiếu thẳng góc lúc 12 giờ trưa xuống khu vực nội
chí tuyến làm cho khu vực này nhận được lượng năng lượng Mặt Trời lớn nhất, nóng
quanh năm nên gọi là nhiệt đới. Khu vực ngoại chí tuyến đến vịng cực (23 027’B-66033’B
và 23027’N-66033’N) khơng có hiện tượng Mặt Trời chiếu thẳng góc, góc chiếu chếch nên
nhận được lượng nhiệt trung bình, khí hậu ấm áp nên gọi là vùng ơn đới. Hai vùng từ vòng
cực đến cực nhận được lượng nhiệt ít nhất nên bị lạnh giá quanh năm, đó là các vùng hàn
đới.

- Một vành đai nóng:giới hạn bởi đường đẳng nhiệt +20 0C tháng nóng nhất ở mỗi bán
cầu.
- Hai vành đai ôn đới: giới hạn bởi đường đẳng nhiệt +20 0C đến +100C tháng nóng nhất
ở mỗi bán cầu.
- Hai vành đai lạnh: giới hạn bởi đường đẳng nhiệt +10 0C đến 00C tháng nóng nhất ở
mỗi bán cầu.
- Hai vành đai băng giá: nhiệt độ quanh năm dưới 00C.
3.1.4. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, nếu trục Trái Đất thẳng đứng thì ta sẽ có
đường vịng trịn phân chia sáng tối đi qua địa cực, điều này sẽ làm cho thời gian ở mọi nơi
trên Trái Đất (trừ hai địa cực) dài bằng nhau và bằng 12 giờ. Tuy nhiên, do trục Trái Đất
nghiêng so với mặt phẳng Hồng đạo 66033’ và khơng đổi phương trong khơng gian nên
khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời nên vòng phân chia sáng tối luôn thay đổi.
16


Từ 22/3-22/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, trục Trái Đất ở Bắc bán cầu nghiêng
hẳn về phía Mặt Trời. Vòng tròn phân chia sáng tối sẽ nằm sau địa cực Bắc nhưng lại nằm
trước địa cực Nam, ngày của bán cầu Bắc sẽ dài hơn ngày của bán cầu Nam. Đây là thời
gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời nên vị trí của Mặt Trời trên đường chân trời
cao đã làm cho thời gian Mặt Trời lặn muộn nhưng lại mọc sớm làm cho thời gian chiếu
sáng trong ngày dài ra tức thời gian ngày dài hơn thời gian đêm. Thời gian này càng kéo
dài khi càng đi về cực.
Ngược lại, từ 24/9 đến 20/3, nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên bán cầu Nam có
ngày dài hơn bán cầu Bắc. Thời gian ngày ở bán cầu Nam dài hơn đêm, càng đi về cực
Nam ngày càng dài.
Vào ngày hạ chí 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc lúc 12 giờ trưa. Trong
ngày này tất cả mọi điểm ở bán cầu Bắc sẽ có ngày dài nhất trong năm cịn ngược lại vào
ngày đơng chí 22/12 thì mọi điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất.
Vào ngày xuân phân 21/3 và thu phân 23/9, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, vịng

trịn phân chia sáng tối đi qua hai địa cực của Trái Đất nên trong hai ngày này, thời gian
ngày đêm dài bằng nhau và bằng 12 giờ tại mọi địa điểm trên Trái Đất
Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ngày bằng đêm và bằng 12 giờ. Từ vòng cực Bắc
về cực Bắc trong thời gian từ 22/3 đến 22/9 là khu vực nằm trước đường phân chia sáng tối
nên suốt thời gian này chỉ có ngày khơng có đêm. Ngược lại, trong thời gian này từ vòng
cực Nam về cực Nam trong thời gian này là khu vực nằm sau đường phân chia sáng tối nên
suốt thời gian này chỉ có đêm khơng có ngày.
Từ vịng cực Bắc về cực Bắc trong thời gian từ 24/9 đến 20/3 là khu vực nằm sau
đường phân chia sáng tối nên suốt thời gian này chỉ có đêm khơng có ngày. Ngược lại, ,
trong thời gian này từ vòng cực Nam về cực Nam trong thời gian này là khu vực nằm trước
đường phân chia sáng tối nên suốt thời gian này chỉ có ngày khơng có đêm.
4. Vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng và hệ quả địa lí
4.1. Sự vận động của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất quay quanh Trái Đất cũng là thiên thể gần Trái
Đất nhất (khoảng cách trung bình là 384 nghìn km) nên giữa Mặt Trăng và Trái Đất có lực
hấp dẫn lẫn nhau khá mạnh. Song Mặt Trăng khơng rơi vào Trái Đất vì có lực li tâm khi
chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, do khối lượng của Mặt Trăng nhỏ bằng 1/81,3 lần
17


Trái Đất nên trọng tâm chung (S) của hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng không phải là trung
điểm của đường nối tâm hai thiên thể mà là điểm cách tâm Trái Đất 0,73 bán kính Trái Đất.
Hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng cùng vận động xung quanh Mặt Trời. Mặt Trăng vừa tự
quay quanh trục của nó vừa chuyển động trên quỹ đạo hình elip gần trịn xung quanh Trái
Đất. Mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cắt thiên cầu
theo một đường tròn lớn gọi là Bạch đạo. Mặt phẳng Bạch đọa nghiêng so với mặt phẳng
Hồng đạo là 509’. Chu kì vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 27,32 ngày, tốc đọ
trung bình là 1017m/s. Tuy nhiên, do trong khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất thì
Chu kì tự quay quanh trục của Mặt Trăng đúng bằng chu kì Mặt Trăng chuyển động quanh
Trái Đất cũng chuyển động quanh Mặt Trời cùng chiều nên thời gian thực để Mặt trăng

quay trở về pha cũ là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Người ta thường lấy tròn thành 29,5 ngày là
chu kì tuần trăng. Mặt khác do Mặt Trăng và Trái Đất đều là chuyển động ngược chiều kim
đồng hồ nên từ Trái Đất ta ln chỉ nhìn được một phía khơng đổi của Mặt Trăng.
4.2.

Hệ quả địa lí
4.2.1. Quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời không phải một
đường cong đều đặn.
Do quay quanh một tâm chung nên khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất
cũng vận động quanh tâm chung đó. Vì thế, trong khi vận động quanh Mặt Trời thì quỹ đạo
của Trái Đất không phải là đường cong đều đặn mà hơi gợn sóng. Trái Đất có lúc nhích ra
xa có lúc nhích lại gần Mặt Trời hơn một khoảng bằng 0,73 bán kính Trái Đất (khoảng
4800km).
4.2.2. Tuần trăng
Mặt Trăng là thiên thể không thể tự phát sáng mà chỉ phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời
nên khi phần được chiếu sáng của Mặt Trăng quay về phía Trái Đất thì ta mới nhìn thấy
Trăng. Phần nhìn thấy này ln thay đổi theo chu kì trong một tháng âm – dương lịch
chính là các tuần trăng. Như vậy, tuần trăng là chu kì biến đổi các pha nhìn thấy Trăng.
Chu kì tuần trăng khoảng 29,5 ngày đêm trên Trái Đất còn được gọi là tháng giao hội.
- Ngày cuối tháng âm – dương lịch, Mặt Trăng ở vị trí giao hội giữa Mặt Trời và Trái
Đất, phía Mặt Trăng quay về Trái Đất không được chiếu sáng nên ta không thấy Trăng, đó
là ngày sóc.
- Ngày đầu tháng, Trăng chếch một chút so với Mặt Trời, do đó một phần Mặt Trăng
được chiếu sáng, có hình lưỡi liềm, đó là trăng non.
18


- Mặt Trăng chuyển động đến vị trí
vng góc với đường nối tâm của Trái Đất
và tâm Mặt Trời, ta sẽ nhìn được một nửa

của Mặt Trăng do nửa này sẽ được chiếu
sáng, đó là trăng thượng huyền.
- Vào giữa tháng âm lịch, Mặt Trăng ,
Mặt Trời ở vị trí xung đối so với Trái Đất ,
ta sẽ thấy trăng tròn (Trăng Rằm), còn gọi
là ngày vọng.
- Qua ngày trăng rằm, Mặt Trăng lại
chuyển động đến vị trí vng góc với
đường nối tâm của Trái Đất và tâm Mặt
Trời, ta lại thấy trăng bán nguyệt, đó là
trăng hạ huyền.

Hình 3.1. Chu kỳ tuần trăng

- Sau ngày hạ huyền, trăng lại tiếp tục chuyển động đến vị trí Mặt Trời chiếu chếch, ta
nhìn thấy trăng lưỡi liềm nhỏ dần tới cuối tháng lại khơng có trăng, kết thúc một chu kì
tuần trăng và bắt đầu tuần trăng tiếp theo.
4.2.3. Nhật thực và nguyệt thực
Trong khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất thì Trái Đất vẫn chuyển động quanh Mặt Trời.
Khi ba thiên thể này thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng sẽ sinh ra hiện tượng Mặt Trời bị Mặt
Trăng che khuất( nhật thực) hoặc Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất(nguyệt thực).
Tuy nhiên, do mặt phẳng Bạch đạo nghiêng 5 09’ so với mặt phẳng Hồng đạo nên
khơng phải tháng nào cũng xảy ra nhật thực và nguyệt thực.
Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất. Khi Mặt Trăng đi vào vị trí
giữa Mặt Trời và Trái Đất (vị trí giao hội), ba thiên thể này thẳng hàng nhau nên Mặt Trăng
che ánh sáng Mặt Trời và in một vòng tối lên Mặt Trời. Trên Trái Đất lúc này ta sẽ nhìn
thấy một khu vực mà bóng Mặt Trăng che gần như tối hẳn, đó là khu vực Nhật thực toàn
phần, khu vực chỉ bị che một phần thì gọi là khu vực Nhật thực một phần. Nhật thực chỉ
xảy ra vào thời kì khơng trăng và vào ban ngày. Theo tính tốn một năm có ít nhất 2 lần
Nhật thực và nhiều nhất là 4 lần.

Do khoảng cách của Mặt Trời rất xa Trái Đất , khung Mặt Trăng nhỏ chỉ che một phần
trung tâm của Mặt Trời khi đi qua chính giữa nên ta cịn nhìn thấy mép ngồi của Mặt Trời,
đó là nhật thực vịng. Mặt Trời có kích thước lớn hơn rất nhiều so với Mặt Trăng và Trái
Đất nên không phải trong cùng một thời điểm mọi nơi trên Trái Đất đều quan sát thấy Nhật
19


thực, tùy theo vị trí trên Trái Đất mà có thể quan sát thấy nhật thực hay khơng, nhật thực
tồn phần hay một phần.
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Mặt Trời, Trái
Đất, Mặt Trăng thẳng hàng trong đó Trái Đất nằm giữa (vị trí xung đối), Mặt Trăng bị Trái
Đất che khuất tia sáng của Mặt Trời.
Nguyệt thực thường xảy ra vào các ngày trăng trịn (ngày vọng). Do kích thước Mặt
Trăng nhỏ hơn rất nhiều so với Trái Đất và Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, mà
chỉ phản lại ánh sáng của Mặt Trời nên cái bóng của Trái Đất che khuất ngay Mặt Trăng
khi đi vào bóng tối. Do đó nguyệt thực được nhìn thấy đồng thời và giống nhau ở mọi nơi
trên nửa Trái Đất hướng về Mặt Trăng và cũng do kích thước chênh lệch nên Mặt Trăng
vượt qua bóng tối này mất nhiều thời gian, có thể mất 1 giờ trong khi Nhật thực thì thường
chỉ diễn ra trong vài phút.
Nguyệt thực xảy ra nhiều nhất là 2 lần trong một năm. Khi phát sinh Nguyệt thực, nếu
toàn bộ Mặt Trăng bị che khuất người ta gọi là Nguyệt thực tồn phần cịn nếu chỉ một
phần bị che khuất người ta gọi là Nguyệt thực từng phần.
4.2.4. Sóng triều trên Trái Đất
Do Trái Đất và Mặt Trăng đều quay xung quanh tâm chung của hệ thống nên đã sinh ra
lực li tâm, lực này đồng đều ở khắp mọi địa điểm trên Trái Đất và có hướng ngược về phía
Mặt Trăng. Ở tâm Trái Đất, lực hút của Mặt Trăng bằng lực li tâm, ở các điểm gần Mặt
Trăng hơn thì lực hút lớn hơn lực li tâm và ở các điểm phía xa Mặt Trăng lực hút nhỏ hơn
lực li tâm.
Tác động qua lại giữa lực hút của Mặt Trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng sóng
triều. Kết quả là vật chất trên Trái Đất có xu hướng dâng cao cả hai phía: phía hướng về

Mặt Trăng và phía đối diện Mặt Trăng.
Hiện tượng sóng triều biểu hiện rõ rệt nhất ở đại dương trên thế giới.
Trái Đất tự quay quanh trục trong vịng một ngày đêm, vì thế bất cứ điểm nào trên Trái
đất cũng có hai lần triều lên và hai lần triều xuống. Tuy nhiên, một chu kì đầy đủ 2 lần triều
lên và 2 lần triều xuống đó diễn ra khơng phải trong một ngày đêm 24 giờ mà là 24 giờ 50
phút. Sự kéo dài 50 phút đó là do hướng vận động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất
trùng với hướng tự quay của Trái Đất quanh trục.

20


Khối lượng của Mặt Trời rất lớn so với Mặt Trăng, nhưng vì ở xa Trái Đất nên sức hút
của Mặt Trời lên Trái Đất chỉ bằng 1/2,17 lần sức hút của Mặt Trăng. Tuy vậy, sức hút của
Mặt Trời cũng góp phần sinh ra thủy triều.
Khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng mà Mặt Trăng ở giữa (ngày trăng non
và ngày sóc), thì Mặt Trời và Mặt Trăng đều hút nước về một hướng, khi đó thủy triều lên
cao nhất trong tháng.
Khi ba thiên thể thẳng hàng nhưng Trái Đất ở giữa ( ngày trăng tròn và ngày vọng) thì
Mặt Trăng và Mặt Trời đều hút nước về phía mình (tuy khơng cùng hướng) song nước triều
cũng lên cao.
Những lúc ba thiên thể ở vị trí vng góc với nhau thì hai sức hút của Mặt Trời và Mặt
Trăng phân tán theo hai hướng vng góc nhau do đó mà nước triều lên và xuống ít nhất,
đó là hai lần triều nhỏ (nước kém).
Hai lần nước cường cách nhau nửa tháng, hai lần nước kém cũng cách nhau nửa tháng.
Giữa những lần triều cường và triều nhỏ mực nước triều lên ở mức trung bình.
Tuy nhiên, trong thực tế thì thủy triều diễn ra phức tạp và khơng hồn tồn đúng với
thời gian nói trên, vì các địa phương có địa hình bờ biển khác nhau, đáy biển nơng sâu
khác nhau, thể tích nước biển khác nhau và có những sóng dao động khác nhau.
Hiện tượng sóng triều gây nên sự giảm dần vận tốc tự quay của Trái Đất do một phần
năng lượng của Trái Đất phải tiêu phí vào việc chống lại sức ma sát của thủy triều.

5. Bài tập vận dụng
5.1.

Quy trình xây dựng bài tập vận dụng của phần các vận động của Trái Đất và
hệ quả.
Để xây dựng một bài tập vận dụng kiến thức mơn Địa lí nói chung và phần vận động
của Trái Đất nói riêng đều cần tuân theo một trình tự nhất định.
Bước 1. Xác định mục tiêu nhằm: củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng
Để thiết kế xây dựng hệ thống bài tập vận dụng, trước hết cần chọn lọc kiến thức, xây
dựng những bài tập phù hợp nội dung chương trình học, giúp củng cố kiến thức, rèn luyện
kỹ năng học tập, đáp ứng mục tiêu của qua trình dạy học.
Nắm vững quy luật, mối quan hệ giữa lý thuyết và thực hành theo từng nội dung cụ thể
nhằm khai thác và củng cố kiến thức

21


Bước 2. Xác định dạng bài tập cho từng nội dung: bài tập áp dụng cơng thức tốn học,
phân tích lý thuyết, bài tập mối liên hệ giữa các vận động của Trái đất và các nội dung
khác, bài tập giả thuyết ngược…
Bước 3. Tìm các dữ kiện cho một bài tập toán, thực hành cụ thể
- Bài tập áp dụng cơng thức tốn: tìm một nhân tố (định lượng) khi biết các dữ kiện
khác, các dữ kiện đưa ra phải phù hợp với yêu cầu kiến thức.
- Bài tập áp dụng các cơng thức tốn có phân tích lý thuyết: Trên cơ sở phân tích lý
thuyết xác định các dữ kiện phù hợp nội dung yêu cầu
Bước 4. Xây dựng đáp án chi tiết cho từng bài
Bước 5. Sắp xếp theo hệ thống nội dung từng phần
Bước 6. Cho người học phản hồi kịp thời để biết kết quả bài thực hành họ đã làm đúng
hay còn sai ở phần nào giúp người học tự điều khiển quá trình học tập của mình
5.2.


Các dạng bài tập cơ bản
5.2.1. Bài tốn tính giờ
Một trong những hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái đất là việc phân chia
các loại giờ trên Trái đất. Đây là hệ quả quan trọng của vận động này.
Mặt khác, việc xác định giờ khá gần gũi và cần thiết với cuộc sống của con người. Vì
vậy, tính giờ có tính ứng dụng cao trong thực tế giúp con người hiểu biết hơn về các hiện
tượng liên quan đến giờ trong cuộc sống.
Tính giờ bao gồm tính giờ địa phương ( giờ Mặt Trời) và giờ GMT.
*Giờ địa phương và kinh độ địa lí
Biết kinh độ địa lí của địa phương A yêu cầu tính giờ địa phương của A nếu cùng thời
điểm đó biết giờ địa phương và kinh độ của địa phương B. Ngược lại, ta có thể xác định
kinh độ của địa phương A nếu biết giờ địa phương A đó và kinh độ kèm giờ địa phương
của địa phương B. Chú ý quy luật đổi ngày.
Ví dụ: Cho thành phố B có tọa độ 20 0B;150Đ hiện là 10h ngày 1/6/2020. Hãy tính giờ
địa phương của thành phố A thời điểm đó biết A có tọa độ 400B;1050Đ.
Giải: Thành phố A cách thành phố B là 105-15=90 độ về phía đơng mà ta có Trái Đất tự
quay theo chiều từ Tây sang Đơng với vận tốc góc quay là 15 0/h nên ở các địa phương phía
Đơng sẽ đến sớm hơn giờ của địa điểm phía Tây của kinh tuyến đó nên giờ của địa phương
A là 10h + 90/15= 10+6 = 16 giờ ngày 1/6/2020.
*Giờ GMT và kinh độ địa lí
22


Giữa giờ múi và giờ địa phương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ địa phương của kinh tuyến giữa múi. Như vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có thể xác định
được giờ địa phương hoặc ngược lại biết giờ địa phơng xác định được giờ múi.
TM = Tm ± ∆t
Hay Tm = TM ± ∆t
Trong đó: TM là giờ múi; Tm là giờ địa phơng hay giờ trung bình Mặt Trời; ∆t là
khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định hoặc kinh độ

cho trước.
Căn cứ vào kinh độ đứng trước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ đó ở bán
cầu Đơng hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).
Ví dụ: Một máy bay cất cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 7h ngày 15/8/2012 đến Luân Đôn
sau 9h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn và cho biết ở các địa
điểm ghi trong bảng sau lúc đó là mấy giờ?
Vị trí

Tokyo

Niudelhi

Sydney

Washington Los Angeles

Kinh độ

1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Giờ
Ngày

=> Phân tích đề:
- Trước tiên, phải xác định được Tân Sơn Nhất - Việt Nam (thuộc múi giờ số 7). Các
địa điểm cần tính đã cho biết kinh độ --> muốn tính được giờ của các địa điểm khác cần
tính được múi giờ của các địa điểm đó
- Đề bài cho biết thời gian máy bay cất cánh, yêu cầu cho biết thời gian máy bay hạ
cánh, vì vậy khi tính tốn phải chú ý.
- Chú ý quy luật đổi ngày
=> Gợi ý:
- Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất thuộc múi giờ số 7 là 7h ngày 15/8,
đến Luân Đôn sau 9h bay. Luân Đôn thuộc múi giờ số 0 nên lúc máy bay hạ cánh thì ở
Ln Đơn là (7h +9h) - 7 = 9h ngày 15/8/2012
- Tính giờ tại các địa điểm trong bảng:
23


+ Tính múi giờ:
Áp dụng cơng thức: múi giờ = kinh độ Đơng : 15 (vì mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến)
và múi giờ = ((1800 – kinh độ Tây) + 1800) : 15
+ Tính giờ:
Áp dụng cơng thức: Tm = To

±

m (m: số múi giờ)

 Áp dụng công thức ta tính được:
Vị trí

Tokyo


Niudelhi

Sydney

Washington

Los Angeles

Kinh độ

1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Múi giờ

9

5

10

19


16

Giờ

18h

14h

19h

4h

1h

Ngày

15/8

15/8

15/8

15/8

15/8

5.2.2. Bài tập tính tốn: tính góc nhập xạ, ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, số ngày
dài 24 giờ, đêm dài 24 giờ tọa độ địa lí...
*Tính góc nhập xạ:
- Góc nhập xạ là góc được tạo bởi tia tới của Mặt trời hợp tiếp tuyến của bề mặt Trái

Đất trong những thời điểm cụ thể.
- Giải các bài tập này giúp luyện tập được cách tính tốn, xác định góc nhập xạ của
Mặt Trời trên Trái đất tại các thời điểm khác nhau, ở những vĩ độ khác nhau.
- Qua việc tính toán xác định được lượng nhiệt mà mặt trời phân phối xuống ở
những địa phương và vào những thời điểm khác nhau trên Trái đất có sự khác biệt như thế
nào, từ đó giải thích được tuy cùng ở trên Trái đất ở cùng một thời gian mà nơi nhận được
lượng nhiệt nhiều, nơi nhận được lượng nhiệt ít và tại một địa điểm trong các thời điểm
khác nhau trong năm thì nhận được lượng nhiệt khác nhau do góc nhập xạ khác nhau.
- Các tia nắng Mặt Trời phát ra và chiếu tới Trái Đất xem như song song vì Mặt Trời
là một khối cầu rất lớn, các tia năng lượng này ln tạo mặt phẳng xích đạo một
lệch thay đổi trong năm từ - 23o27’ đến 23o27’ nghĩa là

δ

=

±

23o27’.

- Từ đó góc nhập xạ ho thay đổi trong năm theo cơng thức:
24

δ

góc


o


H0 = 90 -

ϕ±

δ

với

ϕ

: Vĩ độ địa lí

- Xác định H0 vào ngày 21/3 và 23/9:
δ

Vào ngày này góc lệch

= 0 vì tia sáng Mặt Trời vng góc với xích đạo do đó góc
o

nhập xạ được tính bằng cơng thức: H0 = 90 -

ϕ

- Ngày khác:
+Trường hợp 1: Địa điểm A cần tính góc nhập xạ đang là bán cầu mùa đơng thì:
o

H0 = 90 -


ϕ

-

δ

+Trường hợp 2: Địa điểm A cần tính góc nhập xạ đang là bán cầu mùa hạ thì:
o

H0 = 90 H0 = 90o+

ϕ
ϕ

+
-

δ
δ

(với A nằm ngồi khu vực nội chí tuyến
(với A nằm trong khu vực nội chí tuyến

ϕ
ϕ

>
<

δ

δ

)
)

Ví dụ:
Hà Nội nằm ở vĩ độ 210B, hãy cho biết góc nhập xạ của Hà Nội là bao nhiêu vào
những ngày Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đơng chí?
=> Phân tích đề:
- Có 2 cách tính góc nhập xạ:
25


×