Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) CHUYÊN đề CUỘC CÁCH MẠNG KHOA học – kĩ THUẬT từ năm 1945 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 23 trang )

Họ và Tên:
Trần Lê Sỹ
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Tường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
CHUYÊN ĐỀ:
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Đối tượng bồi dưỡng: Đội tuyển HSG lớp 9.
Số tiết: 06

A. Lí do chọn chun đề:
Lịch sử là bộ mơn khoa học mang tính xã hội và nhân văn. Mơn học này trang
bị cho học sinh khối lượng kiến thức rất đồ sộ về tiến trình lịch sử của nhân loại.
Để nắm vững kiến thức về một vấn đề nào đó đã khó nhưng để nắm khái quát,
rồi đến nắm vững toàn bộ kiến thức lịch sử nhân loại lại là vấn đề càng khó khăn
hơn.
Xuất phát từ lí luận dạy học, nội dung - kiến thức là một cơ sở để người thầy
hình thành phương pháp dạy học đúng, phù hợp.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là một nội dung nằm trong hệ thống kiến
thức lịch sử nhân loại, nó mang tính lí luận cao. Trong thời đại ngày nay, khoa học –
kĩ thuật cùng với nông nghiệp, công nghiệp là các yếu tố của cơ sở vật chất – kĩ
thuật. “Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay” là một trong năm
nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay, nằm trong chương
trình lịch sử thế giới của môn Lịch sử lớp 9.
Như vậy vị trí, vai trị của cách mạng khoa học – kĩ thuật là rất quan trọng
không thể thiếu cho một cuộc sống hiện đại và sự phát triển của đất nước. Việc giúp
học sinh có nhận thức đúng về khoa học – kĩ thuật là việc làm phải theo đúng
phương pháp bộ mơn, học sinh sẽ có phương pháp học tập đúng, học giỏi môn Lịch
sử.
Thực tế của việc dạy học sinh giỏi môn Lịch sử ở cấp trung học cơ sở (THCS)
có nhiều nội dung cần phải giải quyết. Trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi chỉ muốn


tập trung xung quanh một nội dung là “Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm
1945 đến nay”.
Yếu tố kĩ thuật xuất hiện từ rất sớm, nhưng Cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật mới chỉ diễn ra ở những thế kỉ gần đây. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là
một nội dung kiến thức của bộ môn Lịch sử hầu như không được các em học sinh
chú ý, coi trọng. Học sinh giỏi môn Lịch sử cấp THCS nói chung trong nhận thức
của các em cịn coi Lịch sử là mơn phụ, nên ít để ý đến việc học tập bộ môn.
Hiện nay khối lượng tri thức nhân loại luôn tăng theo cấp số nhân. Để tiếp thu
hệ thống kiến thức đó khơng phải là việc đơn giản. Thơng thường thì người học
khơng nắm chắc chắn những vấn đề lớn, việc hiểu cịn nơng cạn.
Trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, tôi thấy rằng học sinh thường lúng
túng, mất điểm khi gặp những nội dung lớn, mở rộng nâng cao. Đa số học sinh cho
147


rằng đó là vấn đề khó, nên việc trả lời các câu hỏi có nội dung lớn, mở rộng nâng
cao thường được các em làm một cách chiếu lệ, nên vừa mất thời gian lại vừa mất
điểm trong khi làm bài. Qua nhiều năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, tơi ln trăn trở
và suy nghĩ mình phải làm thế nào để học sinh u thích bộ mơn và giải quyết được
tất cả các vấn đề lớn, khó một cách chủ động, tích cực. Điều đó địi hỏi ở việc chuẩn
bị công phu của thầy, trang bị cho học sinh đầy đủ kiến thức, và cải tiến phương
pháp giảng dạy học sinh giỏi để các em luôn hứng thú, yêu thích, say mê học tập.
Trong các nội dung để dạy học sinh giỏi lớp 9 tôi thấy nội dung “Cuộc cách mạng
khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay” có nhiều kiến thức dễ khai thác để giảng
dạy học sinh giỏi, giải quyết được những vấn đề mà tôi trăn trở ở trên.
Thực tiễn dạy học sinh giỏi mơn Lịch sử cịn chưa tạo ra nhiều hứng thú học
tập cho học sinh. Nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật ngày nay rất gần gũi, quen
thuộc với cuộc sống hàng ngày, nên học sinh dễ tiếp thu, giáo viên dễ tạo nên hứng
thú, say mê học tập bộ môn thông qua việc xây dựng và giảng dạy chuyên đề này.
Hơn nữa học sinh sẽ có được lượng kiến thức lớn, có khả năng lĩnh hội, tiếp thu sâu

rộng hơn lượng tri thức lớn của nhân loại. Chuyên đề “Cuộc cách mạng khoa học –
kĩ thuật từ năm 1945 đến nay” đã được tôi triển khai thực hiện tại đơn vị nhà trường
và đã cho kết quả cao: học sinh say mê, hứng thú học tập. Vì thế, thành tích học tập
của học sinh được cải thiện rõ rệt. Năm học 2010-2011, đội tuyển học sinh giỏi môn
Lịch sử do tôi đảm trách đã được xếp đồng đội nhất tỉnh.
Từ đó, tơi thấy rằng trong giảng dạy học sinh giỏi, nếu giáo viên làm được tất
cả các chuyên đề khác như vậy thì chất lượng đội tuyển sẽ được nâng lên và đạt
thành tích cao.

B. Nội dung của chuyên đề:
I. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
1. Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
1.1. Nguồn gốc:
Lịch sử loài người đã diễn ra hai cuộc cách mạng kĩ thuật:
- Cách mạng kĩ thuât lần thứ nhất hay cịn gọi là cách mạng cơng nghiệp thế
kỉ XVIII.
- Cách mạng kĩ thuật lần thứ hai hay còn gọi là cách mạng khoa học – kĩ thuật
thế kỉ XX. Cuộc cách mạng này có cơ sở là cuộc cách mạng lần thứ nhất.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra nhằm đáp ứng những nhu cầu
vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình
bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn
nghiêm trọng.
1.2. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức
nhanh chóng và những hệ quả về nhiều mặt là khơng thể lường hết được.
- Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là:
148



+ Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản – Tốn học, Vật lí,
Hóa học và Sinh học.(tháng 3/1997 cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vơ
tính; từ tháng 6/2000 đến tháng 4/2003 Tiến sĩ Cô lin đã công bố “Bản bản đồ gen
người” và giải mã được 99% gen người,...)
Ý nghĩa: Những thành tựu đó đã được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất phục
vụ cuộc sống.
Minh họa:

Cừu Đô-li, động vật đầu tiên ra đời
bằng phương pháp sinh sản vơ tính.

+ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy
tự động và hệ thống máy tự động.)
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất
của thế kỉ XX.
Ý nghĩa: Thay thế lao động của con người trong những hồn cảnh đặc biệt,
góp phần nâng cao năng suất lao động phục vụ cuộc sống.
Ví dụ: Siêu máy tính, tính được 35 nghìn tỉ phép tính trong một giây (tên là
“máy tính mơ phỏng thế giới”( ESC), tháng 3/2002 người Nhật đã đưa vào sử dụng).
+ Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như:
năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,...
Có ý nghĩa to lớn bởi nguồn năng lượng thiên nhiên đang vơi cạn.
Minh họa:

Năng lượng xanh (điện mặt trời) ở Nhật Bản.

+ Sáng chế những vật liệu mới như: pôlime(chất dẻo). Số loại vật liệu mới
luôn tăng: từ 250 000 loại (1976) lên 335 000 loại (1982).
149



Có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện nay vật liệu tự nhiên đang cạn dần
trong thiên nhiên.
+ Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
Những biện pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và
những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.
Ý nghĩa: Giải quyết được vấn đề lương thực cho nhiều quốc gia.
+ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao; những phương tiện
thơng tin liên lạc, phát sóng vơ tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
Ý nghĩa: Tạo ra những bước nhảy vọt phục vụ cuộc sống của con người.
+ Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.
Năm 1957 Liên Xô phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất;
năm 1961 con người đã bay vào vũ trụ; năm 1969 con người đã đặt chân lên Mặt
Trăng.
Ý nghĩa: Ngày càng có nhiều khám phá mới phục vụ đắc lực trên nhiều
phương diện cho cuộc sống của con người trên Trái Đất.
Minh họa:

Con người đặt chân lên Mặt Trăng.

1.3. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Ý nghĩa:
+ Như một mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của nhân loại.
+ Những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu, phục vụ cuộc sống vật
chất và tinh thần của con người.
- Tác động:
+ Tích cực:
Với sản xuất và năng suất lao động: cho phép thực hiện những bước nhảy
vọt.

Với xã hội: nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Đưa
đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ.
150


+ Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): chế tạo các
loại vũ khí hủy diệt; ô nhiễm môi trường; những tai nạn lao động và tai nạn giao
thơng; việc nhiễm phóng xạ ngun tử; các loại dịch bệnh mới; những đe dọa về đạo
đức xã hội và an ninh đối với con người.
2. Kiến thức nâng cao, mở rộng:
2.1. Nguồn gốc:
- Do yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945), các bên tham
chiến phải đi sâu nghiên cứu khoa học – kĩ thuật để cải tiến vũ khí và sáng tạo ra
loại vũ khí mới có sức hủy diệt lớn hơn, và những phương tiện thông tin liên lạc mới
nhằm giành thắng lợi về mình. Nơi khởi đầu cuộc cách mạng này là Mĩ và nó nhanh
chóng lan ra khắp thế giới.
- Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng
tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ
hai.
- Nguồn gốc của cách mạng khoa học – công nghệ(giai đoạn 2) là nhằm giải
quyết những đòi hỏi của sản xuất và cuộc sống của con người về công cụ sản xuất,
các nguồn năng lượng và những vật liệu mới.
2.2. Các giai đoạn phát triển:
Cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ cuộc khủng khoảng năng lượng năm 1973 đến
nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra
đời của thế hệ máy tính điện tử mới(thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng
năng lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Cuộc cách mạng công

nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã
được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.
2.3. Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong
cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn
từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường
cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc
chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ hàng ngày.
- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được
rút ngắn.
- Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học. Kinh
nghiệm của các nước phát triển chỉ rõ: đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với
đầu tư vào các lĩnh vực khác.
2.4. Khái niệm Cách mạng khoa học – kĩ thuật: Sự biến đổi về chất và kết hợp
chặt chẽ những phát minh lớn lao trong các ngành khoa học với sự phát triển kĩ thuật
trong sản xuất tạo thành một lực lượng mạnh mẽ thúc đẩy nhanh chóng kinh tế và
sinh hoạt xã hội, bắt đầu từ giữa thế kỉ XX. (Hiện nay còn dùng từ “cách mạng khoa
học – cơng nghệ” vì nhấn mạnh yếu tố công nghệ được đưa lên hàng đầu). Ở Việt
151


Nam, cách mạng khoa học – kĩ thuật được xem là có vị trí hàng đầu trong q trình
biến đổi từ nước nông nghiệp lạc hậu tới nước công – nơng nghiệp hiện đại.
Khái niệm trên có thể được rút ngắn để học sinh dễ hiểu như sau: Khoa học là
những nghiên cứu phát minh; kĩ thuật là những ứng dụng phát minh khoa học trong
sản xuất.
2.5. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật:
- Khoa học cơ bản:
+ Nhà bác học Anh – xtanh có lý thuyết tương đối,...
+ Cơng nghệ sinh học: với những đột phá phi thường trong công nghệ di

truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzim.
Minh họa:

Albert Eins tein(1879-1955).

Trong tương lai gần, mỗi người
sẽ có bản đồ gen của riêng mình.

- Cơng cụ sản xuất:
+ Khái niệm công cụ sản xuất: đồ dùng để con người sản xuất ra của cải
vật chất trong xã hội như cày, bừa, cuốc xẻng, máy móc... Cơng cụ sản xuất do con
người chế tạo ra và cải tiến nó trong q trình lao động. Nó phản ánh bước tiến của
xã hội.
+ Các nhà khoa học tạo ra các Rôbốt “người máy” đảm nhận những công
việc con người không đảm nhận được: lặn sâu xuống đáy biển (6-7km), làm việc
trong các nhà máy điện nguyên tử,... . Người máy được nhiều nước sản xuất, sử
dụng rộng rãi: Công ty HonĐa(Nhật Bản) có người máy nổi tiếng là ASIMO,...
+ Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn tới tự động hóa q trình sản xuất.
Máy tính ln được cải tiến, được sử dụng ngày càng phổ biến.
Minh họa:

152


Máy tính điện tử hiện đại.

Thế hệ máy tự động CNC

Rô bốt thám hiểm Sao Hỏa


- Năng lượng mới:
+ Khái niệm năng lượng: tổng thể sức mạnh tạo nên bởi hoạt động của con
người, sức kéo của súc vật, hoặc do các chất đốt, sức nước chảy, của gió, mặt trời...
cần cho lao động sản xuất và đời sống.
+ Năng lượng gió: con người sử dụng sức gió để tạo ra điện.
+ Năng lượng mặt trời: các nước nhiệt đới đã dùng sức nóng của Mặt Trời để
phục vụ cho các nhu cầu của đời sống con người. Như: Bếp Mặt Trời: dùng nấu chín
thực phẩm. Mỗi bếp Mặt Trời có nhiều tấm gương kim loại bóng để phản chiếu ánh
sáng từ Mặt Trời. Những gương này sẽ tập trung năng lượng sức nóng của Mặt Trời
tới một điểm, sau đó người ta dùng năng lượng tập trung đó để nấu thức ăn và đun
sôi nước.
+ Năng lượng hạt nhân: là nguồn năng lượng đang cịn gây nhiều tranh luận,
nó khơng đắt và khơng gây ơ nhiễm khơng khí, nhưng những chất phóng xạ thốt ra
trong q trình xảy ra sự cố ở các nhà máy năng lượng hạt nhân là nguyên nhân gây
chết người và hủy hoại môi trường. Dù vậy năng lượng hạt nhân hiện sản xuất
chiếm gần 17% năng lượng điện trên thế giới.
Minh họa:

153


Nhà máy năng lượng hạt nhân ở A-ri-zơ-na(Arizona)

Ơ tơ mặt trời.

- Vật liệu mới:
+ Những vật liệu siêu sạch, siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,...
+ Gần đây người ta chế tạo ra chất têphơtông làm chất cách điện rất tốt,
khơng cháy, khơng thấm nước, đốt nóng 350o hay làm lạnh -200o mà vẫn khơng việc
gì.

+ Về kim loại: cách đây 2000 năm, con người chỉ biết đến 7 thứ: sắt, chì,
kẽm, đồng, vàng, bạc, thủy ngân. Ngày nay, trên 80 thứ kim loại, trong đó nhơm và
titan được mệnh danh là “kim loại của thời đại nguyên tử và vũ trụ”,...
Minh họa:

Chất Pô-li-me.
dẻo tổng hợp.

Nhà cấu tạo bằng chất

- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp:
+ Khái niệm “cách mạng xanh”: Thuật ngữ dùng để chỉ những cải tiến to lớn
trong nông nghiệp, đưa đến sự tiến bộ trong việc tăng sản lượng ngũ cốc. Cuộc
154


“cách mạng xanh” diễn ra vào giữa những năm 60 đến đầu những năm 70 ở một số
nước như Ấn Độ, Pakixtan, Mêhicô... Bắt đầu từ những năm 80, nhân loại đang
bước vào giai đoạn thứ hai của cuộc “cách mạng xanh” hay cịn gọi là chương trình
nơng nghiệp tồn cầu năm 2000” nhằm tập trung vào phát triển lai tạo các giống mới
có năng suất cao, xây dựng hệ thống tưới tiêu hiện đại, tăng luân canh và tìm ra
những loại hóa chất mới đảm bảo cho cây trồng phát triển và bảo vệ môi trường sinh
thái.
+ Kết quả: Tạo ra những giống lúa mới, con giống mới năng suất cao, ít sâu
bệnh, những sản phẩm lương thực thực phẩm sạch, thân cây chịu nhiệt tốt.
Minh họa:

Trồng trọt theo phương pháp sinh học: nhiệt độ,
độ ẩm và ánh sáng đều do máy tính kiểm sốt.


Cây quả trong nhà lưới

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
+ Cáp sợi thủy tinh quang dẫn; những thành tựu mới về vệ tinh nhân tạo phát
sóng truyền hình,...
+ Nhiều loại máy bay hiện đại như Boeing, Airbus,...
+ Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
dẫn đến một hiện tượng là sự bùng nổ thông tin,...
Minh họa:

155


Máy bay Boeing 747 SP.

Vị trí của vệ tinh VNsat-1
phát sóng truyền hình của Việt Nam.

- Chinh phục vũ trụ:
+ Nhiều thành tựu mới về du hành vũ trụ. Hiện nay, con người đang nghiên
cứu những bí ẩn của sao Kim, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc.
+ Nhiều nước phóng thành công tàu thám hiểm lên Mặt Trăng, như: Nhật
Bản, Trung Quốc,... Con người đặt chân lên Mặt Trăng, thực hiện được ước mơ bao
đời nay của con người(muốn được bay lên cung Trăng), điều mà trước đây chỉ có ở
trong chuyện cổ tích, thật thần kì.
+ Phạm Tn là phi công, phi hành gia người Việt Nam, ông là người đầu tiên
của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình
Intercosmos của Liên Xô.
Minh họa:


156


Vệ tinh nhân tạo(1957).

12/4/1961 Yuri Gagarin hồn

thành
chuyến bay vịng quanh Trái Đất.

157


Nhật Bản phóng thành cơng tàu thám hiểm
mang tên Selene lên Mặt Trăng(14/9/2007).

Phạm Tuân

- Nội dung chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật là tự động hóa cao độ
bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử, hiện đại hóa kĩ thuật và sản xuất trên
cơ sở những phát minh khoa học mới nhất, sử dụng những nguồn năng lượng mới,
những vật liệu mới, những công cụ sản xuất mới, tấn cơng vào lịng các đại dương,
đi sâu vào lịng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, nghiên cứu thế giới vô cùng nhỏ
bé của hạt nhân, đồng thời thám hiểm vũ trụ bao la.
2.6. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật:
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất là thay đổi một cách cơ bản các nhân tố
sản xuất.
+ Như một mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của nhân loại: với
4 thời kì(mơng muội, dã man, gia trưởng, văn minh) tương ứng với phát minh ra

lửa(50 vạn năm TCN); đòn bẩy - mặt phẳng nghiêng(5000 năm TCN); máy hơi
nước(1784); lò phản ứng nguyên tử(1942).
Minh họa:

158


Đầu máy hơi nước(1878).

Lò phản ứng nguyên tử(1942)

+ Đưa nhân loại bước vào nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì
cơng nghiệp hóa(“văn minh hậu cơng nghiệp”, cịn gọi là “văn minh trí tuệ”), lấy vi
tính, điện tử, thơng tin và khoa sinh hóa làm cơ sở.
- Tác động:
+ Tích cực: Thay đổi về mức sống của con người giữa các thời đại; những đòi
hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành một thị trường thế giới với
xu thế tồn cầu hóa.
+ Tác động tiêu cực: Ơ nhiễm mơi trường.
Đi-ơ-xít các bon, sun-phua đi-ơ-xít và nhiều chất ơ nhiễm khác đổ ra từ những
ống khói cơng nghiệp đã làm bầu khí quyển ngày càng ơ nhiễm. Đi-ơ-xít các bon
làm tăng lên một cách đáng kể sự nóng lên của tồn cầu, cịn sun-phua đi-ơ-xít là
ngun nhân của hiện tượng mưa a-xít ở Đơng Bắc nước Mĩ, Đông Nam Ca-na-đa
và Đông châu Âu.
Minh họa:

Nạn nhân bom nguyên tử ở Hi rô si ma(Nhật Bản).

159



Rác thải tại Hà Nội.

Tai nạn máy bay ở Thái Lan(2007). Những ống khói cơng nghiệp

- Mở rộng, liên hệ với Việt Nam:
* Cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa to lớn đối với cơng cuộc đổi mới
của Việt Nam: Cách mạng khoa học – kĩ thuật giữ vai trị then chốt để đất nước tiến
hành cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, đón đầu sự phát triển. Mở ra cơ hội cho Việt
Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
* Việt Nam đã có những chính sách để phát triển khoa học – kĩ thuật của
mình:
+ Việt Nam đã mở cửa, hội nhập tranh thủ khoa học – kĩ thuật hiện đại.
+ Tham gia các cuộc thi Tốn học, Vật lí, Tin học quốc tế.
+ Tổ chức các cuộc thi: Sáng tạo Rô bốt...
+ Mục tiêu giáo dục của Việt Nam: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” cho đất nước.
* Liên hệ với địa phương:
+ Sử dụng tiến bộ của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất ở địa phương: máy
móc sử dụng trong nơng nghiệp,...
+ Tình trạng ơ nhiễm môi trường ở địa phương: rác thải, ô nhiễm khơng khí,
tai nạn giao thơng,...
+ Học sinh nói riêng, thế hệ trẻ nói chung cần phải có suy nghĩ đúng, có ý
thức trách nhiệm đối với tình trạng ơ nhiễm môi trường.
160


II. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề.
1. Bài tập trắc nghiệm.
- Dạng bài tập lựa chọn đáp án đúng.

- Dạng bài tập điền khuyết.
- Dạng bài tập nối đáp án đúng với nhau.
- Dạng bài tập lập biểu bảng.
2. Bài tập tự luận.
- Bài tập ở mức độ nhận biết.
- Bài tập ở mức độ thông hiểu.
- Bài tập ở mức độ vận dụng.
III. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong
chuyên đề.
1. Dùng máy chiếu, nêu bài tập trắc nghiệm, học sinh làm bài chỉ ra đáp án đúng.
2. Phương pháp vấn đáp: giáo viên hỏi, học sinh trả lời tất cả các dạng bài tập.
3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: học sinh hệ thống kiến thức, xác định nội dung
đơn vị kiến thức để làm bài tập.
4. Phương pháp thảo luận nhóm: học sinh thảo luận theo nhóm làm những câu hỏi
khó.
5. Phương pháp thực hành kiểm tra: giáo viên tổ chức cho học sinh viết bài thời
gian là 45 hoặc 60 phút.
6. Phương pháp giao nhiệm vụ học tập ở nhà: viết bài ở nhà theo hai mức độ là đề
cương và đáp án hồn chỉnh.
IV. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể và lời giải minh họa cho chuyên đề.
Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã bước vào:
A. Cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Cuộc cách mạng kĩ thuật.
C. Cuộc cách mạng khoa học.
D. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Đáp án: D.
Câu 2: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước câu trả lời đúng.
Trong những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới, thành tựu quan trọng nhất
của thế kỉ XX là:

A. Máy tính điện tử.
B. Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
C. Tàu vũ trụ.
D. Điện thoại di động.
Đáp án: B.
Câu 3: Hãy điền vào chỗ ... sau:
A. ... là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm ...
161


B. Liên Xơ cũng là nước đầu tiên phóng con tàu vũ trụ “Phương Đơng” bay vịng
quanh Trái Đất vào năm ...
C. Phi công vũ trụ của nước ... lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào năm
1969.
Đáp án:
A. Liên Xô ... 1957.
B. ... 1961.
C. ... Mĩ ... .
Câu 4: Hãy nối nội dung ở cột C với cột A hoặc B cho phù hợp:
A
C
Diễn ra trong nhiều lĩnh vực phong
phú và phạm vi rộng lớn
Diễn ra trong lĩnh vực cơ khí, sáng
chế máy móc
Cách mạng
Phát minh có ý nghĩa nhất là phát
kĩ thuật lần
minh ra động cơ hơi nước
thứ nhất

Thành tựu to lớn nhất là đã cơ giới
hóa được sản xuất do đó năng suất
lao động tăng cao
Thành tựu to lớn nhất là đã tự động
hóa được sản xuất
Đã đi sâu chinh phục đại dương,
lòng đất và vũ trụ bao la
Đáp án:
A

Cách mạng
kĩ thuật lần
thứ nhất

C
Diễn ra trong nhiều lĩnh vực phong
phú và phạm vi rộng lớn
Diễn ra trong lĩnh vực cơ khí, sáng
chế máy móc
Phát minh có ý nghĩa nhất là phát
minh ra động cơ hơi nước
Thành tựu to lớn nhất là đã cơ giới
hóa được sản xuất do đó năng suất
lao động tăng cao
Thành tựu to lớn nhất là đã tự động
hóa được sản xuất
Đã đi sâu chinh phục đại dương,
lòng đất và vũ trụ bao la
162


B

Cách mạng
khoa học –
kĩ thuật lần
thứ hai

B

Cách mạng
khoa học –
kĩ thuật lần
thứ hai


Câu 5: Hoàn chỉnh bảng niên biểu dưới đây:
Thời gian
Nội dung sự kiện lịch sử
2/1946
1961
1969
3/1997
6/2000
Đáp án:
Thời gian
2/1946
1961
1969
3/1997
6/2000


Nội dung sự kiện lịch sử
Máy tính điện tử được phát minh ở Mĩ
Con người đã bay vào vũ trụ
Con người đặt chân lên Mặt Trăng
Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vơ tính
Tiến sĩ Cơ-lin cơng bố “Bản đồ gen người”

Câu 6: Qua bảng thống kê sau đây, hãy nêu nhận xét của em về quá trình từ nghiên
cứu đến ứng dụng vào thực tiễn những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật ngày nay:
Năm phát minh
Tên công trình
Năm ứng dụng
1820
Điện thoại
1876
1829
Máy ảnh
1839
1948
Transitos(Bán dẫn)
1953
1958
Mạch vi điện tử
1961
1960
La de
1962
Đáp án: Quá trình từ nghiên cứu đến ứng dụng ngày càng được rút ngắn.

Câu 7: Trong những ý nêu dưới đây, hãy xác định đâu là đặc điểm của cuộc cách
mạng kĩ thuật lần thứ nhất (1) và đâu là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ
thuật lần thứ hai (2).
A. Diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Tốn học, Vật lí, Hóa học,
Sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật và sản xuất
phục vụ đời sống của con người.
B. Diễn ra chủ yếu là trong lĩnh vực cơ khí, sáng chế các máy móc mới.
C. Việc phát minh ra máy móc đã dần thay thế lao động cơ bắp của con người.
D. Nội dung chủ yếu là tự động hóa cao độ thay thế nhiều chức năng của lao
động trí óc.
E. Cuộc “cách mạng xanh” trong nơng nghiệp đã giúp nhiều nước có thể khắc
phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn triền miên kéo dài từ bao đời nay.
Đáp án: (2) – A; (1) – B; (1) – C; (2) – D; (2) – E.
163


Câu 8: Qua các thành tựu chủ yếu của khoa học – kĩ thuật em hãy phân tích về mối
quan hệ trong sơ đồ sau:
CON NGƯỜI
THIÊN NHIÊN

KHOA HỌC KĨ THUẬT

- Đáp án:
+ Con người sống trong thiên nhiên, nên sự thay đổi của thiên nhiên có tác
động đến con người, buộc con người phải phát minh, phát triển khoa học – kĩ thuật
để chế ngự thiên nhiên.
+ Các hiện tượng trong thiên nhiên cũng là một cơ sở để khoa học – kĩ thuật
nghiên cứu, vận dụng.
+ Khoa học – kĩ thuật tác động tới con người và thiên nhiên theo hai mặt tích

cực và tiêu cực.
Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã đạt những thành tựu kì
diệu như thế nào? Hãy phân tích những tác động của nó đối với đời sống con người.
Đáp án:
- Những thành tựu :
+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: con người đã thu được những thành tựu hết
sức to lớn, đánh dấu những bước nhay vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành
tốn, lí, hố, sinh, nghiên cứu thành cơng phương pháp sinh sản vơ tính, giải mã bản
đồ gien người,…
Trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ đã có những phát minh lớn:
+ Sản xuất được những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là
sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động...
+ Đã tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng
lượng mặt trời….
+ Đã sáng chế ra những vật liệu mới như pô-li-me…
+ Công nghệ sinh học có những đột phá giúp con người thực hiện thành công
cuộc “Cách mạng xanh” khắc phục được nạn đói ăn, thiếu thực phẩm…
+ Đạt được những tiến bộ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc...
+ Thành tựu chinh phục vũ trụ….
- Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ:
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để phân tích các nội dung sau:
+ Tích cực :
Nâng cao năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của con
người.
164


Tạo nên sự thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
Hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu.
+ Hạn chế :

Cách mạng khoa học - cơng nghệ cũng có những mặt hạn chế như tình trạng ơ
nhiễm mơi trường, hiện tượng trái đất dần nóng lên, các bệnh dịch mới xuất hiện và
rất nguy hiểm, các loại vũ khí có sức hủy diệt lớn...
Câu 10: Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945
đến nay.
Đáp án:
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vơ cùng to lớn như một cột
mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ
phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của
con người.
- Cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép con người thực hiện những bước
nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và
chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt
mới.
- Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư
lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm
dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các
nước phát triển cao.
- Cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự hình thành một thị trường thế
giới với xu thế tồn cầu hố.
- Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng mang lại những hậu
quả tiêu cực. Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn
phá và huỷ diệt sự sống. Đó là nạn ơ nhiễm mơi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử,
những tai nạn lao động và những tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những
đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
Câu 11: Theo em mọi người cần suy nghĩ và hành động như thế nào trong cuộc cách
mạng khoa học – kĩ thuật lần hai?
Đáp án:
- Vì xu thế quốc tế tồn cầu nền kinh tế, mọi người cần tiếp thu áp dụng thành
tựu của khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống con người, để con người

làm chủ thiên nhiên và xã hội.
- Nhà nước và xã hội phải có chính sách, biện pháp để đào tạo ra những con
người có trình độ học vấn cao, có như thế mới nắm bắt được khoa học – kĩ thuật.
- Mỗi quốc gia nên có chính sách phù hợp để hợp tác, vươn lên tránh nguy cơ tụt
hậu.

165


- Chống lại những hậu quả tiêu cực do cách mạng khoa học – kĩ thuật gây ra: ô
nhiễm môi trường, tai nạn giao thơng, vũ khí giết người hàng loạt... hướng khoa học –
kĩ thuật phát triển vì mục đích hịa bình, trong sạch lành mạnh.
- Học sinh có sự liên hệ về ý thức trách nhiệm học tập của bản thân.
Câu 12: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã tạo thời cơ và thách thức
như thế nào cho nhân loại?
Đáp án:
- Thời cơ:
+ Làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất, nhất là về công cụ sản
xuất và công nghệ. Con người được giải phóng khỏi lao động nặng nhọc và nguy hiểm
để đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tìm tịi phát minh nhờ đó sẽ có thêm nhiều phát
minh mới phục vụ cuộc sống.
+ Đưa loài người bước sang một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ trong đó
những con người có học thức được trọng dụng để phát triển tài năng, vì thế mà có nhiều
tài năng phục phụ cuộc sống.
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa cao, đang hình thành một thị
trường tồn thế giới bao gồm các nước có các chế độ chính trị xã hội khác nhau, trình
độ phát triển khác nhau. Các nước vừa đấu tranh vừa hợp tác trong hồn cảnh cùng tồn
tại hịa bình và nhờ đó các nước sẽ vươn lên.
- Thách thức: Đó chính là những tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học
– kĩ thuật lần thứ hai đem đến. Nhưng chúng ta cần hiểu mặt tiêu cực này không phải

do cuộc cách mạng đem lại mà do động cơ, thái độ của con người khi sử dụng những
phát minh khoa học – kĩ thuật đó gây ra. Các thách thức là:
+ Môi trường sinh thái bị hủy hoại.
+ Sự phân cách giữa giàu và nghèo.
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông ngày càng tăng.
+ Nhiều bệnh tật mới.
+ Thế giới đứng trước nguy cơ hủy diệt nếu chiến tranh xảy ra bởi có quá nhiều
vũ khí hiện đại, giết người hàng loạt...
Câu 13: Tại sao cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai
còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? Hãy nêu ngun nhân
khiến lồi người có nhu cầu tiến hành cuộc cách mạng này?
Đáp án:
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai còn được
gọi là cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai vì trong lịch đã có một cuộc cách
mạng kĩ thuật diễn ra ở thế kỉ XVIII – XIX còn gọi là cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ
nhất.
- Ngun nhân khiến lồi người có nhu cầu tiến hành cuộc cách mạng này là vì:
+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra nhằm đáp ứng những nhu cầu
vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình hình
166


bùng nổ dân số thế giới và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng vơi cạn
nghiêm trọng, và nhằm giải quyết những đòi hỏi của sản xuất và cuộc sống của con
người về công cụ sản xuất, các nguồn năng lượng và những vật liệu mới.
+ Do yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945), các bên tham
chiến phải đi sâu nghiên cứu khoa học – kĩ thuật để cải tiến vũ khí và sáng tạo ra
loại vũ khí mới có sức hủy diệt lớn hơn, và những phương tiện thông tin liên lạc mới
nhằm giành thắng lợi về mình.
+ Những thành tựu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cũng

tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ
hai.
Câu 14: Theo em trong tình hình thế giới ngày nay, nền kinh tế của Việt Nam cần
làm gì để có thể phát triển?
Đáp án:
- Trước hết cần phải hiểu Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ và thách
thức. Cần tận dụng thời cơ, thuận lợi và khắc phục thách thức, nguy cơ. Chúng ta
phải tiến nhanh, vững chắc để bắt kịp bước phát triển chung của các nước trên thế
giới:
+ Cần điều chỉnh mọi mặt để phù hợp với cơ cấu kinh tế của thế giới.
+ Khai thác thế mạnh thiên nhiên và con người.
+ Sử dụng các thành tựu mới nhất của khoa học – kĩ thuật.
+ Đa dạng hóa quan hệ để tranh thủ sự ủng hộ về chính trị, kinh tế, thu hút
vốn đầu tư.
- Học sinh đưa ra những giải pháp mà các em cho là hữu hiệu.
V. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường:
1. Kết quả viết bài tập thực hành của đội tuyển học sinh giỏi:
Tổng số học sinh

Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ Điểm từ
0-<5
5-<7
7-<8
8-<9
9-10
20
0
6
6
5

3
2. Kết quả học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011:
Tổng số học sinh
20
C. Kết luận:

Giải Nhất
1

Giải Nhì
6

Giải Ba
6

Giải Khuyến khích
5

Hiện nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã, đang và sẽ tiếp tục làm giàu có nền
kinh tế tri thức nhân loại. Những thành tựu mà nó đạt được khơng thể lường hết
được. Tuy có những hậu quả tiêu cực, nhưng những ý nghĩa của cách mạng khoa
học – kĩ thuật mang lại thì cịn mãi khơng thể phủ định được.
167


Trong khuôn khổ chuyên đề này tôi đã đề cập đến “Cuộc cách mạng khoa học
– kĩ thuật từ năm 1945 đến nay” trên phương diện lí thuyết và thực hành, với mong
muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học sinh giỏi trong trường THCS. Chắc
chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót, tơi mong các đồng chí đóng góp để chun đề

ngày càng hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Tường, ngày 28 tháng 12 năm 2011.
Người thực hiện

Trần Lê Sỹ.

168


169



×