Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua những bài học đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.06 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài.
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm
luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về đánh giá tốt/ xấu; đúng/ sai;
thiện/ác; hiền/ dữ, … trong phạm vi lương tâm và con người, hệ thống phép tắc
đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn gọi là giá trị đạo đức.Đạo đức là gốc bên
trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngồi. Tức là con
người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật, hiện tượng. Để có nhận thức đúng
đắn thì cần phải có giáo dục. Đạo đức con người khơng phải có sẵn mà phải
được giáo dục.Trong công tác giáo dục Tiểu học là bậc học giữ vai trị quan
trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh nhằm xây dựng và phát triển
con người làm chủ đất nước. Trong đó giáo dục đạo đức là một trong những
hoạt động giáo dục cơ bản nhất trong các bậc học của học sinh nhằm làm cho
nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những nhận thức, ý thức
tình cảm đạo đức, có những thói quen hành vi ứng xử chuẩn mực trong các mối
quan hệ của cá nhân với xã hội và cá nhân với những người xung quanh.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt
là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho
học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.
Có thể nhân cách của học sinh Tiểu học thể hiện trước hết qua thái độ cư xử đối
với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thấy cơ, bạn bè qua thái
độ học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là nền tảng
cho q trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên hiện nay giáo dục đạo đức
trong nhà trường Tiểu học gặp nhiều trở ngại vì tình hình đạo đức của học sinh
ngày càng giảm sút, học sinh chỉ biết mọi người phục vụ mình, sống ích kỉ,


sống chỉ biết có mình. Một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao tình trạng này lại xảy
ra với lứa tuổi học sinh hôm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Vì trong những năm qua các gia đình đều kế hoạch hóa cho nên con cái rất


được cưng chiều, ngay từ lúc mới lọt lòng con đã muốn gì được nấy. Vì vậy khi
lớn lên trẻ sẽ quen dần dẫn đến một lối sống buông thả, không tuân theo một kỉ
luật nào.
- Vì vậy khi bước vào trường Tiểu học nhất định phải bỏ thói quen đó. Các em
thường quên mất trách nhiệm của mình đối với trường, lớp.
- Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận và từ
đó làm cho các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu từ gia đình và xã hội.
+ Giáo dục gia đình: Gia đình ln là chỗ dựa vững chắc của trẻ giúp các em
không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hũng. Nhưng khơng gia đình nào cũng tạo
cho các em điều đó. Điều mà các em học được từ gia đình cũng có rất nhiều
điều trái ngược, có hai mặt của một vấn đề. Trong quan hệ gia dình điều tốt xấu
lẫn lộn nên các em không biết phải làm theo cái gì, học theo cái gì?
+ Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh những mặt lành mạnh thì những mặt
chưa tốt cũng đang tồn tại. Trong một xã hội tốt/ xấu đan xen nhau, tệ nạn xã
hội còn nhiều làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau
Mặc dù gặp những khó khăn rất nhiều nhưng khi học sinh bước vào trường Tiểu
học các em phải được xây dựng những hành vi chuẩn mực đạo đức phù hợp với
lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường và xã
hội.
Xã hội mình ngày càng phát triển nên đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra
những con người vừa có tài, vừa có đức để trở thành chủ nhân tương lai của đất
nước. Bác Hồ đã từng nói:


“Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”
Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cho nên
trong những năm công tác tại trường tôi luôn đề cao vấn đề giáo dục đạo đức
cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các môn học, giáo dục các em
thực hiện tốt nội quy, nề nếp của nhà trường. Để hình thành trong các em những

ý thức ban đầu về những hành vi đạo đức mà các em phải có.
Chính vì những lí do trên tơi chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp
3 thông qua những bài học đạo đức”
2/ Mục đích của đề tài.
2.1/ Giá trị khoa học
Đề tài làm sáng rõ một số phương pháp giúp học sinh ứng xử tốt trước những
chuẩn mực hành vi đạo đức.
2.2/ Giá trị thực tiễn.
Đề tài có thể giúp ích cho giáo viên, học sinh biết được những phương pháp ứng
xử tốt trước những hành vi đạo đức cho học sinh lớp 3 mà đề tài khảo sát.
3/ Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu
tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng, phương pháp tổng quát,
phương pháp thực nghiệm, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân
tích tổng hợp.
4/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


Với đề tài này tơi khảo sát chương trình học môn đạo đức lớp 3.
5/ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đối với học sinh Tiểu học. Chủ yếu là học sinh lớp 3.
NỘI DUNG

A. CƠ SỞ KHOA HỌC
Môn đạo đức ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ rất
quan trọng. Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là
nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất.
Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý
thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn
luyện của mình.

Trong mơi trường mới các em được tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa
dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng.
Song bên cạnh đó các em hầu như chưa thực sự nổ lực, phấn đấu để trở thành
người học sinh ngoan, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp vẫn còn tồn tại
những cái xấu, cái chưa tốt. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học lực rất
nhiều, tốt về đạo đức rất nhiều, nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa
tốt vẫn cịn. Hầu như các em có đạo đức khơng tốt là những học sinh có hành vi
đạo đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức
nào.
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc,
nguyên tắc chuẩn mực đạo đức. Nhờ đó, con người tự giác điều chỉnh các hành
vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân, của cộng


đồng và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân với xã hội. Điều này cho thấy rằng để hướng các em đi theo một
khuôn khổ đạo đức rất quan trọng vì nhìn chung hiện nay học sinh các em
thường lập thành một nhóm riêng khơng thích hịa đồng với mọi người, dững
dưng trước những hoạt động của lớp, của trường và đặc biệt hơn những học sinh
này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: quậy phá, chọc
ghẹo bạn bè, hỗn hào với thầy cơ, thích nghỉ học, không tuân theo nội quy của
trường lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè.
Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh đi theo những chuẩn mực hành vi đạo đức là
rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường hiện nay. Muốn thực hiện được điều
này đòi hỏi ở chúng ta phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo, từng bước uốn nắn giúp
đỡ các em trở thành một học sinh ngoan có tư cách, có đạo đức tốt. Mà điểm tựa
vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan
trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm.
B. THỰC TRẠNG
1/ Điều tra thực trạng:

Qua 3 năm công tác giảng dạy ở lớp 3 cũng như qua trình quan sát tơi nhận thấy
có những thuận lợi và khó khăn sau:

1.1/ Thuận lợi.
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển và tiến tới xu thế hội nhập thế giới nên sự
phát triển của công nghệ và các phương tiện thông tin đại chúng làm cho trẻ em


có điều kiện tiếp xúc với văn hóa của nhân loại, các em có sự hiểu biết nhiều
hơn và thơng minh hơn.
Trẻ được sinh ra trong điều kiện vật chất khá đầy đủ, cộng với sự quan tâm rất
chu đáo của bố mẹ nên trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về vật chất lẫn
tinh thần. Vả lại trẻ được sống trong một môi trường giáo dục khá hiện đại nên
tư duy của trẻ phát triển rất mạnh mẽ.
1.2/ Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên thì cịn gặp rất nhiều khó khăn: Học sinh
chưa ngoan, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm của bố mẹ, lại thường hay giao du
với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến các em thiếu lễ phép với người lớn,
khơng vâng lời thầy cơ, cha mẹ…
Những tích cách mâu thuẫn trong sự phát triển nhân cách tạo nên. Trí tuệ phát
triển nhưng tình cảm hầu như khơng phát triển hoặc ngược lại. Hay tầm hiểu
biết rất hạn chế nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lai phong
phú.
Thái độ xung đột kéo dài với những người xung quanh.
1.3/ Ngun nhân.
Do tính hiếu động, sự lơi kéo của bạn bè xấu, thiếu quan tâm của gia đình, nhà
trường và xã hội. Vơ tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt,
không lành mạnh, các em thường tỏ ra chai lì, khơng cảm thấy xấu hổ khi bị phê
bình, hay có phản ứng gay gắt.
Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cơ và cịn có tình trạng đánh nhau trong và

ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè. Dẫn đến tình
trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng.


2. Khảo sát thực trạng.
2.1 Nhận định chung:
Năm học 2012- 2013 được sự phân công của nhà trường, bản thân tơi được phụ
trách lớp 3.5 trường TH An Bình B. Với tổng số học sinh 41/17 nữ.
Nhìn chung các em chưa xác định được việc học tập, thiếu chuyên cần, lười lao
động, nói năng khơng lễ phép, gặp người lớn , thầy cơ ít chào hỏi, xưng hơ chưa
chuẩn mưc.
Có một số em thực sự chưa ngoan hay quậy phá như em: Nguyễn Thành Đạt,
Lâm Đỗ Ngọc Quý, Nguyễn Minh Tiến, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Khương Duy,
… đa số các em không nghe lời, lười học, không vâng lời thầy cơ.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng trên là do đa số các em đều là con công nhân,
buôn bán, phần lớn phụ huynh dành thời gian chăm lo cuộc sống mưu sinh. Việc
học tập và giáo dục trẻ đều khoán trắng cho giáo viên và nhà trường hoặc quá
nuông chiều con cái.
Các em sống trong một môi trường sống là ở trọ nên khá phức tạp. Ngoài ra các
em lại được tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội rất phức tạp, tiếp xúc với
những phần tử tốt lẫn xấu xung quanh nhà trọ nơi các em sống. Nên ít nhiều các
cũng chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ đó.
2.2 Khảo sát thực trạng.
Qua điều tra khảo sát học sinh ngay từ đầu năm tôi thấy số lượng học sinh biết
vâng lời thầy cô, cha mẹ, biết thực hiện nội quy của trường lớp cịn ít. Cụ thể
qua điều tra lớp 3.5 của năm học 2011- 2012 và lớp 3.5 của năm học 20122013 có số liệu như sau:


Năm


Tổng số học
sinh

Học sinh biết

Học sinh chưa
biết

2011- 2012 33

16 = 48%

17 = 52%

2012- 2013 41

20 = 48,8%

21 = 51,2%

C. NỘI DUNG.
Trước những thực tế như vậy tôi đã tự phân tích và đặt ra cho mình nhiều câu
hỏi: Phải làm gì? làm như thế nào?. Để khắc phục tình trạng đó và nâng cao
cách ứng xử cho học sinh trước những chuẩn mực hành vi đạo đức. Qua quá
trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng những phương pháp nghiên cứu.
Trong đó có phương pháp điều tra thực trạng, ở đây tôi không chỉ dừng lại triều
tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi năm
tôi thường lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả của giai đoạn trước,
với kết quả của năm học trước và cuối cùng là đi tổng hợp số liệu và rút ra bài
học kinh nghiệm.

1. Những việc thực tế đã làm:
Từ yêu cầu thực tiễn của mơn Đạo đức nói chung và rèn cho học sinh cách ứng
xử tốt trước những chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh lớp 3 nói riêng, tơi
đã đặt ra cho mình là phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của bộ
môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp để đáp ứng yêu cầu đề ra.
Nói tới dạy đạo đức, học đạo đức người ta luôn thấy nặng nề và không mấy
hứng thú khi học môn này. Từ chỗ xem nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh


nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng chưa được quan tâm triệt để, số tiết dự giờ
môn Đạo đức của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa đầu tư cho việc dạy
mơn đạo đức. Vì vậy việc cung cấp các khái niệm, chuẩn mực đạo đức chưa tạo
cho các em tiếp thu bằng cả tình cảm của mình để biến thành niềm tin.
Từ những nguyên nhân và thực trạng nêu trên, bản thân tôi đưa ra một số biện
pháp cụ thể để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 như sau:
2. Biện pháp cụ thể:
2.1 Nắm vững mục tiêu giáo dục đạo đức lớp 3.
Ở Tiểu học cụ thể là ở lớp 3 quá trình giáo dục đạo nhằm giúp học sinh:
- Về nhận thức: Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo
đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3 trong các mối quan hệ của
các em với những người thân trong gia đình; với bạn bè và cơng việc của lớp;
của trường; với Bác Hồ và những người có cơng với đất nước, với dân tộc; với
hàng xóm láng giềng; với thiếu nhi và khách Quốc tế; với cây trồng vật nuôi và
nguồn nước; với lời nói việc làm của bản thân.
- Về kĩ năng, hành vi: Học sinh được từng bước hình thành bày tỏ ý kiến, thái
độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến
các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù
hợp.với những chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc
sống hàng ngày
- Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm với lời nói, việc

làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ,
anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn
trọng với mọi người, đồn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ
nguồn nước và cây trồng, vật nuôi.


2.2 Các vấn đề lí luận về giáo đục đạo đức cho học sinh lớp 3
Chương trình mơn Đạo đức lớp 3 gồm 14 bài phản ánh các chuẩn mực hành vi
cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân,
gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Ở mỗi bài Đạo đức
đều phải thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
như:

- Giáo dục ý thức đạo đức.
- Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức.
- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức.
a) Giáo dục ý thức đạo đức.
Giáo đục ý thức đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ
bản, sở đẳng về chuẩn mực hành vi, hành thành niềm tin đạo đức cho học sinh.
Các chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức, chúng
phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là:
- Quan hệ cá nhân với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu
quê hương, làng xóm, phố phường của mình….
Ví dụ: Kính u Bác Hồ: Phải hình thành cho học sinh ý thức được phải kính
yêu Bác Hồ. Cho học sinh biết được Bác Hồ là ai? Vì sao kính u Bác Hồ?
Đặc biệt phải cho học sinh xem nhiều hình ảnh về Bác Hồ để lí giải và hình
thành cho học sinh có ý thức đúng đắn và tự biết phải kính u Bác Hồ chứ
khơng phải rập khn theo lời cơ nói.



Ví dụ: Biết ơn thương binh. liệt sĩ.
Học sinh phải biết thế nào là thương binh, liệt sĩ? Từ đó hình thành cho học sinh
có ý thức vì sao phải biết ơn thương binh, liệt sĩ. Giáo viên phải cung cấp được
tư liệu cho học sinh biết được thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
Từ đó học sinh tự ý thức được điều mà các em phải làm thông qua các thông tin
giáo viên cung cấp kết hợp với những tranh ảnh về thương binh, liệt sĩ.
Để từ đó học sinh yêu mến về trường, lớp, giữ gìn mơi trường sống xung quanh
nơi mình đang sống.
- Quan hệ cá nhân với công việc, lao động: Biết chăm chỉ, kiên trì, vượt khó
trong học tập, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau.
- Quan hệ cá nhân với những người xung quanh: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,
giúp đỡ anh chị em trong gia đình, tơn trọng giúp đỡ, đồn kết với bạn bè, với
thiếu nhi quốc tế, tơn trọng giúp đỡ hàng xóm … theo khả năng của mình.
Ví dụ: Quan tâm chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em. Khi dạy bài này giáo
viên cần phải cho học sinh đàm thoại để hiểu được: Tại sao chúng ta phải chăm
sóc ơng bà, cha mẹ? Chăm sóc ơng bà cha mẹ cần phải làm gì? Giáo viên đưa ra
những bức ảnh để học sinh khắc sâu thêm được ý thức của mình.
- Quan hệ cá nhân với tài sản của xã hội và tài sản của người khác: Tôn trọng và
bảo vệ tài sản của nhà trường, của nhà nước và của người khác…
- Quan hệ cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trương tự nhiên xung quanh nơi
học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật ni, động vật có ích,
diệt trừ động vật có hại, bảo vệ nguồn nước;


Ví dụ: Chăm sóc cây trồng, vật ni:
Ngồi những việc giáo viên giáo dục cho học sinh biết phải ý thức được việc
bảo vệ; chăm sóc động vật ni thì giáo viên kết hợp cho các em tự liên hệ với
bản thân mình qua những việc mình đã làm.

- Quan hệ cá nhân với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, vệ sinh, tự làm

lấy việc của mình.
Ví dụ: Tự làm lấy việc của mình.
Khi dạy bài này giáo viên phải thực sự đi sâu vào từng học sinh. Vì học sinh bây
giờ hay ỉ vào người khác và được chăm sóc nên phải giáo dục học sinh tự làm
lấy việc của mình kể cả trong học tập và lao động. Cho học sinh biết thế nào là
tự làm lấy việc của mình. Thơng qua một số ảnh minh họa để học sinh tự ý thức
được điều đó.
- Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt cái đúng- cái sai; tốtxấu; thiện- ác … Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng; ủng hộ cái tốt, tán thành
cái thiện và đấu tranh, phê bình, tránh cái sai, cái xấu, cái ác… ý thức đạo đức
đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ tình cảm, hành vi đạo đức.
b) Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:
Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung động,
những cảm xúc về hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết ghét rõ
ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời sống.


- Thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh: Biết kính u, biết ơn,
quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, tôn trọng và u q
bạn bè, tơn trọng những người xung quanh.
Ví dụ: Quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em. Khi đã hình thành được
ý thức thì mình sẽ đưa những kiến thức mà học sinh được học đi vào thực tế
chăm sóc ơng bà, cha mẹ như thế nào? Kể cả lúc mạnh khỏe, lúc đi chơi xa, đi
công tác, nhất là khi ốm đau, bệnh tật bằng những việc làm cụ thể của mình
“qua việc nhận diện đúng sai qua tranh ảnh”.
“Cùng nhau tham gia giải quyết các tình huống” (Qua tiểu phẩm do học sinh tự
đóng).
- Thái độ đối xử với xã hội: Kính u Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu
trường mến lớp, u q hương, làng xóm:
Ví dụ: Biết ơn thương binh liệt sĩ. Bằng những kiến thức đó cho học sinh đi
vào hoạt động thực tế, tự liên hệ bản thân bằng cách đi viếng nghĩa trang liệt sĩ,

thăm các bà mẹ anh hùng, gia đình thương binh…

- Thái độ với mội trường sống: Yêu thiên nhiên và có ý thức giữ gìn vẽ đẹp mơi
trường xung quanh.


- Thái độ với bản thân: Thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành với những tấm
gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, có thái độ lên án,
phê phán, chê cười những ai có hành động sai trái, xấu, có hại cho người khác,
xã hội, cộng đồng.
- Tình cảm tích cực được hình thành dựa vào ý thức đúng đắn và được cũng cố,
khẳng định qua hành vi, đồng thời có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc
nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.
c) Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức.
Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi lặp lại nhiều
lần những thao tác, hành động đạo đức nhằm có được những hành vi đạo đức, từ
đó có thói quen đạo đức.
Mơn đạo đức lớp 3 cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen như sau:
- Giúp đỡ chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Bằng những
việc làm cơ bản vừa với sức của từng lứa tuổi, mình phải hình thành cho trẻ
những thói quen biết giúp đỡ ơng bà, cha mẹ, anh chị em như: quét nhà, bưng
cháo cho bà khi bà bị ốm, giúp em học bài, …
- Hành vi lễ phép: Học sinh phải có hành vi đi thưa về gửi. Phải giáo dục cho
học sinh được “kính trên nhường dưới”. Bao giờ cũng phải có một thói quen là
gặp người lớn, thầy cô, anh chị phải chào hỏi, …
- Có những việc làm vừa sức để giúp đỡ bạn bè, hàng xóm láng giềnh, những
thương binh, gia đình liệt sĩ…
Ví dụ: Đối với bạn bè thì khi gặp điều gì khó khăn mình phải biết chia sẽ cùng
bạn: “ Chia sẽ vui buồn cùng bạn”. Khi bạn bị đau ốm thì mình phải biết giúp
đỡ bạn những việc làm vừa sức với mình.



- Có những việc làm nhân đạo đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ. Học sinh
phải biết giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ như quét dọn nhà cửa, giúp
các bà mẹ ViệtNamanh hùng,….

- Có những hành động, việc làm bảo vệ, chăm sóc trường lớp, tài sản công
cộng, thiên nhiên nguồn nước, tài sản của người khác.
Ví dụ: Hướng dẫn cho học sinh biết bảo vệ của cơng, bảo vệ trường lớp, chăm
sóc cây trong vườn trường, đặc biệt khi dạy xong bài “Chăm sóc cây trồng, vật
ni’ thì học sinh phải có những thói quen như trồng và bảo vệ cây trồng, vật
nuôi. Không được bẻ cành, chặt cây ở công viên, trường học. Giáo dục cho học
sinh biết chăm sóc cây xanh ở trong lớp để tạo cho trường lớp lúc nào cũng
xanh- sạch- đẹp.

- Cần giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh: “đúng” về mặt đạo đức, “đẹp” về
mặt thẩm mỹ.
2.3. Nắm vững nội dung chương trình mơn Đạo đức lớp 3:
Nội dung môn học Đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục
bổn phận của học sinh.


- Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ u thương,
chăm sóc với giáo dục bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ơng bà, anh chị em.
- Kết hợp giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân. Kĩ
năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. Kĩ năng
đảm nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
Chương trình khơng chỉ giáo dục bổn phận trách nhiệm của học sinh đối với gia
đình, nhà trường, xã hội, mơi trường tự nhiên mà cịn giáo dục trách nhiệm của
các em đối với chính bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên

ngồi của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở, bảo vệ an tồn cho bản thân.
Thơng qua các bài đạo đức, học sinh lớp 3 được giáo dục một số kĩ năng sống
cơ bản như: Kinh nghiệm giáo tiếp, kinh nghiệm tự nhận thức, kinh nghiệm ra
quyết định, kinh nghiệm giải quyết vấn đề,….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em

1/ Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm chăm sóc những
người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.


- Quan tâm chăm sóc ơng bà cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở
gia đình em.
- Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân
trong gia đình bằng những việc phù hợp với khả năng.
* Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.Kĩ năng thể hiện sự cảm thong trước
suy nghĩ, cảm xúc

của người thân. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc

người thân trong những việc vừa sức.
II/ Tài liệu – phương tiện
- Vở bài tập đạo đức.
- Các tấm thẻ màu xanh, màu đỏ, màu trắng.
- Truyện “Bó hoa đẹp nhất”.
- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình.
- Tranh minh hoạ truyện “Bó hoa đẹp nhất”.

- Một số đồ dùng phục vụ đóng vai.
III/ Các hoạt động dạy hoc chủ yếu

Tiết 1
1 Khám phá
- Cho học sinh hát tập thể bài hát: - HS hát tập thể
“Cả nhà thương nhau”, nhạc và
lời : Phan Văn Minh.


- Các em vừa hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì?

1-2 HS trả lời

- Gia đình em có bao nhiêu người? - Bài hát nói lên tình cảm yêu
Đó là những ai?
- Mỗi em hãy nêu một biểu hiện

thương giữa những người thân
trong gia đình.

về sự quan tâm , chăm sóc của ơng HS nêu
bà, cha mẹ dành cho mình.
- Giáo viên giới thiệu bài: Bài hát
nói về tình cảm giữa cha mẹ, và
con cái trong gia đình. Vậy chúng
ta cần phải cư xử đối với những
người thân trong gia đình như thế
nào? Trong tiết đạo đức hơm nay

chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều
đó.
2. Kết nối:
Mục tiêu:
HS biết được bổn phận phải quan
tâm,chăm sóc ơng bà, cha mẹ, anh
chị em.
Hoạt động 1: Kể chuyện “Bó hoa
đẹp nhất”.
- GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất”


(Có sử dụng tranh minh hoạ).
- Mời 1 HS kể lại hoặc đọc lại
truyện.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
theo các câu hỏi:
* Chị em Ly đã làm gì nhân dịp
sinh nhật mẹ?
HS đọc lại truyện
HS trả lời nhóm đôi
* Khi nhận hoa, mẹ Ly thấy như
thế nào?
+ Chị em Ly đã hái những
bông hoa dại ven đường xếp
thành một bó và đem tặng mẹ
nhân ngày sinh nhật.
* Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa
mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa
đẹp nhất?


+ Khi nhận hoa, mẹ vui mừng
ơm hai chị em Ly vào lịng và
nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất
mà mẹ được tặng đấy”
+ Vì mẹ Ly thấy 2 con mình đã
nhớ đến sinh nhật của mẹ mà
chính bản thân mẹ quên mất


- Yêu cầu đại diện từng nhóm học sinh nhật mình, chị em Ly đã
sinh trình bày kết quả thảo luận

biết quan tâm, chăm sóc đến

trước lớp.

mẹ khiến mẹ rất vui và hạnh

- GV nhận xét
* Qua câu chuyện trên em rút ra
bài học gì?

phúc.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- 2-3 HS trả lời.

+ Con cháu có bổn phận phải
quan tâm, chăm sóc ơng bà,cha
mẹ và những người thân trong

gia đình.
+ Sự quan tâm, chăm sóc của
các em sẽ mạng lại niềm vui,
- GV nhận xét lại.
2. Thực hành:
Hoạt động 1: HS kể về sự quan
tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ
dành cho mình.
Mục tiêu: HS cảm nhận chia sẻ
được
Tình cảm, sữ quan tâm, chăm sóc
của ơng bà, cha mẹ dành cho

hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ
và mọi người trong gia đình.


mình. Bước đầu biết và hiểu được
ý nghĩa, giá trị của cuộc sống có
sữ quan tâm, chăm sóc của ơng bà
cha mẹ trong gia đình.
*Gia đình em gồm những ai?
- Giáo viên u cầu HS làm việc
nhóm đơi theo u cầu sau:
* Hãy nhớ lại và kể cho các bạn
trong nhóm nghe về những việc
mình đã được ơng bà, cha mẹ yêu
thương, quan tâm chăm sóc như
thế nào?


- HS các nhóm đơi

- GV mời một số học sinh kể trước - Đại diện nhóm trình bày
lớp.
- Thảo luận cả lớp.
* Em nghĩ gì về tình cảm và sự
chăm sóc mà mọi ngượi trong gia
đình đã dành cho em.?
* Đối với những bạn nhỏ phải sống
thiếu tình cảm và sự chăm sóc của
cha mẹ thì sao?
- GV nhận xét, kết luận.
Mỗi người chúng ta đều có một gia


đình và được ơng bà, cha mẹ, anh
chị u thương, quan tâm, chăm
sóc. Đó là hạnh phúc và quyền mà
mọi trẻ em đều được hưởng.Tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn
còn có những bạn phải chịu thiệt
thịi, sống thiếu sự quan tâm của
gia đình ơng bà cha mẹ, anh chị em
. Chúng ta cần phải cảm thông và
chia sẻ với các bạn đó. Xã hội và
mọi người phải có trách nhiệm chia
sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ các bạn đó về
cả vật chất và tinh thần.
Thực hành ở nhà:
Hãy viết một đoạn văn ngắn nói

lên cảm nghĩ của bản thân về sự
quan tâm, chăm sóc của ơng bà,
cha mẹ dành cho em.
Tiết 2
Hoạt động 3: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: HS bước đầu biết phân
biệt các hành vi, việc làm đúng và
chưa đúng trong việc quan tâm,
chăm sóc đối với ơng bà, cha
mẹ,anh chị em.

HS nêu


- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ,
thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận
xét các ứng xử của các bạn trong
các tình huống đó.
- GV mời đại diện nhóm trình bày
- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận.
- GV nhận xét.

- Đại diện các nhóm trình bày


(Mỗi nhóm trình bày ý kiến
* u cầu HS liên hệ các việc làm

nhận xét về một tình huống).


của các bạn Hương, Phong, Hồng
với bản thân.

+ Việc làm của các bạn thể

* Ngồi những việc đó, em cịn có hiện tình thương u chăm sóc
thể làm được những việc gì khác? và sự quan tâm ơng bà, cha mẹ:
* Vì sao em phải quan tâm, chăm
sóc ơng bà, cha mẹ, anh chị em?

Hương (tình huống a), Phong
(tình huống c), Hồng (tình
huống d).

* Việc em quan tâm, chăm sóc tới
những người thân trong gia đình sẽ
đem lại điều gì?
1/ Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến

+ Việc làm của các bạn chưa
quan tâm đến bà, em nhỏ: Sâm
(tình huống b), Linh (tình

Mục tiêu: Củng cố một bước nhận huống d).
thức của HS về bổn phậnđối với
ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Gv đưa lần lượt từng ý kiến:

- HS liên hệ để trả lời.


a) Trẻ em có quyền được ơng bà
cha mẹ yêu thương, quan tâm,
chăm sóc.

HS nêu

b) Chỉ có trẻ con mới cần được
quan tâm, chăm sóc.
c) Trẻ em có bổn phận phải quan

- Một số học sinh lần lượt kể.


tâm, chăm sóc những người thân
trong gia đình.
- u cầu học sinh bày tỏ thái độ
bằng cach giơ thẻ màu:
+ Thẻ màu đỏ: tán thành.
+ Thẻ màu xanh: không tán thành.
+ Thẻ màu trắng: lưỡng lự.
* Vì sao em tán thành (khơng tán
thành) ý kiến đó?

- HS bày tỏ thái độ bằng cách
giơ các tấm thẻ màu.
- HS giải thích lí do tán thành,
khơng tán thành từng ý kiến.

* Em đã được ơng bà, cha mẹ

thương u,chăm sóc như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
2/ Hoạt động 5: Xử lí tình huống
và đóng vai.
- GV mời một nhóm đóng vai tình
huống mở sau:

“Ơng của Huy có thói quen đọc
báo hàng ngày. Nhưng mấy hôm
nay ông bị đau mắt nên không đọc

- HS khác nhận xét bổ sung.


×