Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Gioi thieu sach Ha Noi nhu toi hieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.49 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Giới</b>


<b>thiệu sách “Hà Nội như tôi hiểu”</b>


“Hà Nội như tôi hiểu” là tên tập sách dày 370 trang, khổ 14,5 x 20,5 cm, tập hợp 18 bài viết của cố
GS Trần Quốc Vượng, do NXB Tôn giáo ấn hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Dựa vào bản đồ Hà Nội 1873, ơng xác định núi Nùng này chính là chỗ điện Kính Thiên thời Lê, và
xưa hơn là điện Thiên An, điện Càn Nguyên - thời Lý - Trần.


Hoàng thành là khu vực bao quanh cung điện và hoàng gia. Qua điền dã, ông xác định cửa Đông
xưa lan tới Hàng Cân, Hàng Đường. Hiện ở đó cịn Đơng Mơn tự ở 38 Hàng Đường và Đơng Mơn
đình ở 10 Hàng Cân.


Trong bài “Đình Đại trong bối cảnh Bạch Mai - Hà Nội”, ơng viết ở cửa ngõ phía Nam Thăng Long
có Xã Tắc đàn bên cửa Ơ Chợ Dừa, đàn Nam Giao ở bên trong cửa Ô Cầu Dền. Sử chép, cuối năm
1427 diễn ra “Hội thề” ở phía nam thành Đơng Quan. Một bên là Lê Lợi và Nguyễn Trãi, một bên
là Vương Thông, “viện thần kỳ non sông đất nước ra mà thề độc buộc kẻ xâm lược phải cam kết rút
qn”. Ơng viết: “Tơi đã trình bày với cố giáo sư Viện trưởng Viện Khảo cổ Phạm Huy Thông và
rất được cố giáo sư tán thưởng là, đàn thề đó ở chính khu vực này, nơi có đàn tế Trời, tế Đất của
Trung đơ phủ nước Nam”.


GS Trần Quốc Vượng có nhiều phát hiện mang tính dự báo. Ơng cảnh báo rằng, hàng nghìn di tích
chưa “liệt hạng” ở nội, ngoại thành vẫn có giá trị rất lớn đối với việc nghiên cứu địa lý - lịch sử Hà
Nội. Bài “Qua di tích đốn nhận phố phường Hà Nội cổ” có viết: “…Vì thiếu quy chế cụ thể, phần
nào chưa phải là di tích “liệt hạng” nên dễ bị xem thường và do đó việc bảo quản, trùng tu cịn
nhiều thiếu sót”.


Hiểu biết của GS Trần Quốc Vượng về lịch sử, văn hóa, địa lý Hà Nội thật phong phú và sâu sắc.
Ông say sưa viết “Tổng luận về nghề thủ công Hà Nội”, “Tổng luận về các làng nghề Hà Nội”,
“Sân khấu Thăng Long - Đại Việt”, “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội một hằng số văn hóa Việt


Nam”, “Chu Văn An và làng Thanh Liệt”…


Ngày nay, người ta sôi nổi đua nhau vấn tổ tìm tơng của dịng họ mình. Từ hơn 10 năm trước, trong
bài “Tổng luận về các dòng họ văn hiến Hà Nội”, ông đã viết: “Các câu chuyện truyền miệng, gia
phả muộn màng mà khơng có phả hệ gốc chứng minh, nói hay viết là rất đơng. Chi họ Nguyễn gốc
Nguyễn Bặc, Nguyễn Trãi; họ Mạc gốc Mạc Đĩnh Chi, họ Vũ nào cũng gốc Vũ Hồn đời Đường
(841)... là những câu chuyện khơng có căn cứ, kiểu các cụ ta nói “thấy người sang bắt quàng làm
họ”.


Đọc “Hà Nội như tơi hiểu” sẽ thấy thích thú vô cùng bởi mỗi bài viết, ở GS Trần Quốc Vượng đều
nêu được vấn đề lớn về đất và người Hà Nội xưa với những lý giải thỏa đáng, nghiêm túc và khoa
học. Cuốn sách như tiếng lòng thiết tha của GS Trần Quốc Vượng gửi lại cho hôm nay và mai sau.
Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các bài viết trong cuốn sách này của ông.


- Cổ Loa - Âu Lạc


- Vị thế địa văn hóa – địa chính trị của Hà Nội trong bối cảnh vùng châu thổ sông Hồng và Việt
Nam


- Hà Nội thế kỷ X, từ Đại La, qua Cổ Loa – Hoa Lư đến Thăng Long ( Mấy luận điểm Bảo tàng -
<i>Sử học ) </i>


- Thành cổ Hà Nội trong bối cảnh quy hoạch Đại La – Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
- Thăng Long, đôi nét chấm phá…


- Mấy vấn đề địa lý lịch sử khu vực Nam thành Thăng Long
- Qua di tích đốn nhận phố phường Hà Nội cổ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Tổng luận về nghề thủ công Hà Nội
- Tổng luận về các làng nghề Hà Nội


- Phố Hàng Bạc


- Thăng Long xuân nhiều vẻ…
- Sân khấu Thăng long-Đại Việt


- Thăng Long – Đông Đơ – Hà Nội: một số hằng văn hố Việt Nam
- Căn bản triết lý người anh hùng Phù Đổng và Thánh Gióng
- Danh tướng vùng Hà Nội thời Hai Bà Trưng


- Chu Văn An và làng Thanh Liệt


- Tổng luận về các dòng họ văn hiến của Hà Nội


</div>

<!--links-->

×