Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) kinh nghiệm thiết kế bài dạy học theo chủ đề tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.88 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)……………………………………….
1. Tên sáng kiến
Kinh nghiệm thiết kế bài dạy học theo chủ đề tích hợp
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng bộ mơn.
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Như chúng ta đã biết, các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ
thơng hiện nay có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học
trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì
thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều mơn học đều được đưa vào
chương trình của các mơn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải. Không những thế, thời
điểm dạy học các kiến thức đó ở các mơn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ
được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh.
Ví dụ:
- Cơng thức tính pH (log) trong chương trình Hố học 11 thì tới lớp 12 chương
trình Tốn học mới đề cập đến.
- Kiến thức về "Cấu tạo chất", "Thuyết động học phân tử" và "Các định luật chất
khí" trong mơn Vật lí 10 có liên quan đến kiến thức về "Nguyên tử" và "Liên kết hóa
học" trong mơn Hóa học 10.
- Kiến thức về "Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình", "Biến dạng cơ của vật
rắn" trong mơn Vật lí 10 có liên quan kiến thức về "Liên kết ion, tinh thể ion", "Tinh thể
nguyên tử và tinh thể phân tử" trong mơn Hóa học 10.
- Kiến thức về sự quang hợp, peptit, proten có cả trong chương trình Sinh học 12
và Hố học 12.
- Những kiến thức về mơi trường thì có cả trong chương trình Địa lý 10, Sinh học
12, Giáo dục cơng dân 11 và Hố học 10, 11, 12.
- Kiến thức về lên men có trong Hố học 12, Sinh học 10 và Cơng nghệ 10.



1


Để khắc phục những khó khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần phải
rà sốt chương trình các mơn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ
thơng hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học
tích hợp liên môn.
Sau nhiều năm tham gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp do Sở giáo dục và
đào tạo phát động, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhằm giúp giáo viên và học
sinh có thêm một tài liệu tham khảo để thực hiện và hồn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ
của mình, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Các chủ đề liên mơn, tích hợp thường có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn và
tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên mơn, học sinh
được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít
phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Bên cạnh đó các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn
học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa khơng có được sự hiểu biết tổng qt
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và
đang được áp dụng
Qua nhiều năm giảng dạy chúng tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống giữa các mơn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tách rời từng phương diện
kiến thức như đã nêu ở các ví dụ trên, dẫn đến học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu
quả đem lại cũng chưa cao.
Vì vậy, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học
hiện đại, là biện pháp để tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được
rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lơgic. Điều đó

mang lại kết quả học tập cao hơn. Mặt khác, việc tập hợp các kiến thức tương đồng giữa
các môn thành một chủ đề sẽ có tính logic, thống nhất, tinh gọn và khơng chồng chéo.
3.2.3. Nội dung các bước thực hiện giải pháp
Các bước xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp
* Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung
có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn.
2


Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp phù hợp trình
độ nhận thức của học sinh.
* Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây
dựng chủ đề.
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội
dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức
từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với
nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra,
đánh giá đối với học sinh.
* Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng.
Yêu cầu: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên
quan điểm phát triển năng lực học sinh. Năng lực cần phát triển bao gồm những năng lực
chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc chương. Trong đó, giáo viên sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn
vị kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
Về thời gian dạy dạng chủ đề có nhiều bài dạy: giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý
cho từng nội dung, khơng được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một
chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy
định trong phân phối chương trình.

* Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên
tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học
của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết
dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại
lớp học hoặc ngồi trời, nơi khơng gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề
thướng gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu
chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch
theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh
giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.
3


Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút.
Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp
lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối
chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
SKKN này có thể áp dụng cho chương trình Hóa học cũng như các mơn học khác,
giúp học sinh u thích mơn học hơn, học tập đạt kết quả cao hơn.
Bên cạnh đó, đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải
tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các mơn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ
là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng vì với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay, vai trò của giáo viên khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức,
kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy,
giáo viên các bộ mơn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải
cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong mơn học của mình mà cịn có
tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát

triển đội ngũ giáo viên bộ mơn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học
kiến thức liên mơn, tích hợp.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
- Nội dung chương trình được trình bày hệ thống, logic, khơng trùng lắp làm cho
học sinh dễ học, dễ tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, thấu đáo hơn vấn đề mà mình quan
tâm, được tự do trình bày quan điểm, chính kiến.
- Giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, ý nghĩa hơn, đạt kết quả tốt hơn trong
cơng việc của mình.
- Hàng năm, chúng tơi có được những chủ đề dự thi đạt kết quả cao (cấp Tỉnh và
cấp Quốc gia) của giáo viên ở nội dung “Dạy học theo chủ đề tích hợp”
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục là 02 hồ sơ dạy học theo chủ đề tích hợp đã
được sử dụng trong quá trình dạy học và tham gia cuộc thi cấp tỉnh.
Bến Tre, ngày 06 tháng 03 năm 2018

Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Lam, Trần Minh Thiện,Đoàn Minh Hiếu ,Võ Thị
Thanh Nhân, Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại và
Liêu Thế Minh, Trường THPT Lê Hồi Đơn, Thạnh Phú
4


PHỤ LỤC 01
1. Tên hồ sơ dạy học
VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2. Mục tiêu dạy học
* Về kiến thức
HS biết:
- Khái niệm enzim.
- Các loại enzim thường gặp.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình lên men tự nhiên.

* Về kĩ năng
- Nắm được một số quy trình lên men trong chế biến thực phẩm thường gặp và cơ
chế tác động của enzim lên các quy trình đó.
- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng:
+ Nghiên cứu thí nghiệm.
+ Làm việc nhóm.
+ Vận dụng kiến thức mơn Hóa học và các môn học khác (Sinh học, Công
nghệ, …) vào thực tiễn.
* Về thái độ
- u thích mơn học, hứng thú trong việc tìm kiếm thơng tin, tri thức, những ứng
dụng thực tế của các chất trong cuộc sống.
- Giúp các em giỏi giang trong cơng việc gia đình, góp phần tăng chất lượng cuộc
sống.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Số lượng: 44 học sinh
- Lớp 12A2 – Ban tự nhiên
4. Ý nghĩa của bài học
Trong đời sống hằng ngày có rất nhiều thực phẩm có thể dùng cho việc lên men,
thực phẩm lên men có nhiều lợi ích như: thơm ngon hơn, tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ,
tăng sức đề kháng, tạo ra thêm nhiều chất dinh dưỡng, loại trừ vi khuẩn có hại và các độc
tố.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi sắp trưởng thành, các em có thể vừa học tập
vừa phụ giúp cơng việc gia đình. Dự án này giúp các em học sinh đem kiến thức khoa
5


học gắn vào thực tiễn, làm cho các em vừa nâng cao chất lượng môn học, vừa nâng cao
chất lượng cuộc sống. Các em cũng có được hành trang ban đầu để có thể hồ nhập cuộc
sống mưu sinh sau khi rời ghế nhà trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu

Thiết bị và cơ sở vật chất:
- Các loại quả, rau cải, sữa đặc có đường.
- Máy tính, máy chiếu.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học:
- Giáo viên và học sinh tìm kiếm tư liệu trên internet.
- Học sinh trình bày quy trình và sản phẩm thực nghiệm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Mục tiêu dạy học (mục 2)
6.2. Nội dung dạy học
- Chương trình học: mơn Hóa học lớp 12 ban tự nhiên.
- Phạm vi kiến thức: kiến thức về enzim, các phản ứng hóa học về lên men, và
những ứng dụng trong thực tiễn.
- Bài học liên quan: Bài 5,6,7,13 Hóa học 12 nâng cao; Bài 14 Sinh học 10; Bài
45,47 Công nghệ 10.
6.3. Cách tổ chức dạy học
Yêu cầu khi dạy học: tuy hình thức tổ chức dạy học có thay đổi nhưng phải
đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình.
- Phổ biến trước nội dung các tiểu dự án để học sinh các nhóm chuẩn bị.
- Học sinh thực hiện dự án, giáo viên là người cố vấn.
- Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của học sinh trên lớp. Giáo viên chốt lại
những kiến thức trọng tâm.
- Giáo viên và học sinh cùng góp ý, đánh giá hoạt động của các nhóm.
6.4. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp hoạt động nhóm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề.
6.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả (mục 7)
6



Đánh giá kết quả qua bài báo cáo của học sinh.
6.6. Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động

Nội dung
1. Giới thiệu dự án
GV giới thiệu hình ảnh một số thực phẩm được sử dụng trong
cuộc sống hằng ngày và hỏi: “Làm thế nào để tăng giá trị dinh
dưỡng cho những loại thực phẩm đó?”
(Các ý kiến trả lời có thể là: chế biến thực phẩm đúng cách, kết
hợp nhiều loại thực phẩm…và lên men…)
GV giới thiệu tiếp những hình ảnh của các sản phẩm đã lên men
và hỏi: “Bằng cách nào có thể chế biến được các sản phẩm đó?”
 giới thiệu bài mới.
2. Xác định các tiểu dự án
GV đưa ra các vấn đề để HS tìm hiểu:

Hoạt động 1:
Triển khai dự án
(thời lượng: 1 tiết)

- Enzim là gì.
- Tại sao phải lên men thực phẩm.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình lên men tự nhiên.
- Các quy trình lên men thực phẩm thường gặp.
3. Thành lập nhóm, lập kế hoạch dự án
 Học sinh sau khi xác định các tiểu dự án sẽ thành lập nhóm (mỗi
tổ 1 nhóm), bầu chọn nhóm trưởng.

 GV phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm sẽ phụ trách
tìm hiểu quy trình, cơ chế tác động của enzim và thực hiện lên men
một loại thực phẩm.
- Nhóm 1: Làm rượu nho.
- Nhóm 2: Làm sữa chua.
- Nhóm 3: Làm cải chua.
- Nhóm 4: Làm siro sơri.
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án,
những cơng việc cần làm để hồn thành cơng việc.
1. Thu thập thơng tin

Hoạt động 2:
Thực hiện dự án

Các nhóm có thể tiến hành thu thập thơng tin từ sách báo, internet
hoặc trực tiếp quan sát, phỏng vấn (cách lên men mà gia đình, hàng
7


xóm thường hay làm…)
2. Xử lí thơng tin
(thời lượng: 1 tuần,
thực hiện ở nhà)

Từ những thông tin thu nhận được, các em sẽ tiến hành phân tích,
tổng hợp, kết luận và tiến hành thực nghiệm.
3. Hình thành sản phẩm
Sau khi tiến hành thực nghiệm và đã có sản phẩm hồn chỉnh, các
nhóm tóm tắt nội dung thực hiện chuẩn bị báo cáo trước lớp.
1. Báo cáo

- HS báo cáo, thể hiện kết quả tìm hiểu, cộng tác của nhóm thơng
qua sản phẩm.
- HS báo cáo quy trình của dự án phụ trách.
GV hệ thống hóa lại những kiến thức HS cần nắm vững.
2. Đánh giá
- HS tham gia đánh giá q trình cộng tác của các thành viên trong
nhóm. Nhóm trưởng đánh giá sự cộng tác của các thành viên trong
nhóm và mỗi HS tự đánh giá về sự tham gia của bản thân.
- GV cùng HS đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó có những

Hoạt động 3:

khuyến khích và rút kinh nghiệm.

Tổ chức báo cáo

3. Rút kinh nghiệm

(thời lượng: 1 tiết,

- HS nêu kinh nghiệm rút ra từ quy trình thực nghiệm để cho sản

thực hiện trên lớp)

phẩm có chất lượng tốt hơn.
- HS trình bày những điều học được từ các nhóm khác.
GV cùng HS nghiêm túc nhận xét những ưu và khuyết điểm trong
quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm cho lần sau về kế hoạch thực
hiện; kiến thức, thông tin; thời gian thực hiện; phân công công việc;
sản phẩm dự án.

4. Củng cố
Thực hiện củng cố bằng phương pháp phát vấn.
- Chốt lại các quy trình và thành cơng của các dự án, các thành
viên có thể áp dụng.
- Có thể tiếp tục thực hiện các dự án thực nghiệm khác như: Lên
men đậu tương (làm tương, chao), lên men cá (các loại mắm).

8


7. Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
Đánh giá bài báo cáo

Tiêu chí
1) Kiến thức chính xác, khoa học
2) Đủ nội dung
3) Thuyết trình
4) Tinh thần hợp tác
5) Sản phẩm đạt yêu cầu

Điểm tối đa
2
2
2
2
2

Giáo án
VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. Mục tiêu

1. Về kiến thức
HS biết:
- Khái niệm enzim.
- Các loại enzim thường gặp.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình lên men tự nhiên.
2. Về kĩ năng
- Nắm được một số quy trình lên men trong chế biến thực phẩm thường gặp.
3. Về thái độ
- u thích mơn học, hứng thú trong việc tìm kiếm thơng tin, tri thức, những ứng
dụng thực tế của các chất trong cuộc sống.
- Giúp các em giỏi giang trong cơng việc gia đình, góp phần tăng chất lượng cuộc
sống.
II. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Dạy bài mới
TIẾT 1: TRIỂN KHAI DỰ ÁN

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung dạy học
I. Khái niệm

* Hoạt động 1

1. Khái niệm
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp

GV hướng dẫn

trong các tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc

9


độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản
ứng.
2. Phân loại
HS thảo luận và trả lời

Một số loại enzim thường gặp trong lên men
thực phẩm: saccaraza, amilaza, proteinaza,
pectinaza, xenluloaza….
II. Các phản ứng hóa học xảy ra trong
q trình lên men tự nhiên
Các loại củ, quả , hạt… (của lúa, gạo, trái

* Hoạt động 2

cây…) thường chứa nhiều tinh bột (C6H10O5)n,
hoặc các loại đường (C12H22O11; C6H12O6…)

GV đưa ra câu hỏi gợi ý: tại sao phải lên và các loại enzim tương ứng.
men thực phẩm?

Trong điều kiện thích hợp, q trình lên men
tự nhiên xảy ra
(C6H10O5)n + nH2O

 nC6H12O6

C12H22O11 + H2O 


2C6H12O6

HS dựa vào nội dung các bài đã học rút ra
các phản ứng.

(glucozơ hoặc fructozơ)
C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2
C2H5OH + O2 

CH3COOH + H2O

III. Một số quá trình lên men thường gặp
trong cuộc sống
1. Chế biến siro từ quả
Nguyên liệu:
* Hoạt động 3
GV hướng dẫn sơ lược và chia việc cho 4
nhóm HS

-

Quả (nho, sơri, dâu, chùm ruột…)

-

Đường trắng

-


Lọ thủy tinh

2. Làm sữa chua
Nguyên liệu:

HS lắng nghe phần hoạt động của nhóm
mình
10

-

Sữa đặc có đường

-

Men cái

-

Nước sơi


- Nhóm 1: Làm rượu nho.

-

- Nhóm 2: Làm sữa chua.

3. Làm cải chua


- Nhóm 3: Làm cải chua.

Cốc thủy tinh hay hộp nhựa

Nguyên liệu:

- Nhóm 4: Làm siro sơri.

-

Cải bẹ

-

Đường

-

Muối

-

Giấm

-

Hộp thủy tinh hay hộp nhựa

Các quy trình thực hiện: HS tự tìm hiểu và
trình bày vào tiết báo cáo kết quả.

Nhóm HS bầu chọn nhóm trưởng, phân
chia cơng việc tìm hiểu lý thuyết và làm
thực nghiệm ở nhà.
Các nhóm báo cáo sản phẩm vào tiết học
sau.
TIẾT 2: BÁO CÁO

Hoạt động của thầy và trị
Các nhóm HS lần lượt trình bày sản

Nội dung dạy học
Theo báo cáo của HS

phẩm và phần thuyết trình của nhóm
mình. Các nhóm cịn lại lắng nghe, góp ý.
GV hồn thiện và tổng hợp lại các ý
chính.

PHỤ LỤC 02
1. Tên hồ sơ dạy học
HĨA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức
11


HS nêu được :
- Một số khái niệm về ô nhiễm mơi trường, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất,
nước.
Hiểu được:

- Vấn đề ơ nhiễm mơi trường có liên quan đến hóa học.
- Vấn đề bảo vệ mơi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến
hóa học.
b. Kĩ năng
- Tìm thơng tin trong bài học trên các phương tiện thơng tin đại chúng, xử lí thông
tin và rút ra nhận xét về các vấn đề ô nhiễm môi trường, chống ô nhiễm môi trường.
- Giải quyết một số tính huống trong thực tế về mơi trường.
- Tính tốn lượng khí thải, chất thải trong PTN, CN.
- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng:
+ Làm việc nhóm.
+ Vận dụng kiến thức mơn Hóa học và các mơn học khác (Sinh học, Cơng
nghệ, …) vào thực tiễn.
c. Thái độ
HS nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ mơi trường và vận
động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng dạy học của bài học
- Số lượng: 36 học sinh
- Lớp 12B1 – Ban cơ bản
4. Ý nghĩa của bài học
Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường (GDMT) được xem là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm để bảo
tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.
Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được xem là
một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ mơi trường (BVMT) có hiệu quả. GDMT
sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về mơi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lí
tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là
nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm
nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ
12



mơi trường, thì từ khi đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc
gì, ở bất cứ nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ mơi trường một cách có hiệu quả.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
Thiết bị và cơ sở vật chất:
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học:
- Giáo viên và học sinh tìm kiếm tư liệu trên internet.
- Học sinh trình bày nội dung dự án.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Mục tiêu dạy học (mục 2)
6.2. Nội dung dạy học
- Chương trình học: mơn Hóa học lớp 12 ban cơ bản.
- Phạm vi kiến thức: kiến thức về môi trường, các tác nhân ảnh hưởng đến môi
trường, tác hại của ô nhiễm môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường.
- Bài học liên quan: Bài 15, 41, 42 Địa lí 10; Bài 46 Sinh học 12, Bài 12 Giáo dục cơng
dân 11, chương trình hóa học 10, 11, 12.
6.3. Cách tổ chức dạy học
Yêu cầu khi dạy học: tuy hình thức tổ chức dạy học có thay đổi nhưng phải
đảm bảo nội dung kiến thức của chương trình.
- Phổ biến trước nội dung các tiểu dự án để học sinh các nhóm chuẩn bị.
- Học sinh thực hiện dự án, giáo viên là người cố vấn.
- Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu của học sinh trên lớp. Giáo viên chốt lại
những kiến thức trọng tâm.
- Giáo viên và học sinh cùng góp ý, đánh giá hoạt động của các nhóm.
6.4. Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học dự án.
- Phương pháp hoạt động nhóm.

- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề.
6.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả (mục 7)
13


Đánh giá kết quả qua bài báo cáo của học sinh.
6.6. Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động

Nội dung
1. Giới thiệu dự án
GV cho HS xem đoạn clip và hỏi: “Chủ đề của clip là gì?”
HS trả lời: về mơi trường
GV tiếp tục hỏi HS một số thông tin được đề cập trong clip:
HS trả lời: sự thay đổi của thiên nhiên: môi trường xanh tươi đầy
sức sống được thay thế thành những đơ thị, tịa nhà cao tầng, các
thiên tai: lũ lụt, băng tan…, khói bụi từ các nhà máy và sử dụng
phương tiện giao thơng, các lồi động vật quý hiếm đang bị đe dọa.
GV hỏi: trình trạng môi trường tự nhiên như thế nào?
HS trả lời: môi trường tự nhiên đang bị đe dọa
 giới thiệu bài mới.
2. Xác định các tiểu dự án

Hoạt động 1:
Triển khai dự án
(thời lượng: 1 tiết)

GV đưa ra các vấn đề để HS tìm hiểu:

-

Mơi trường hiện nay như thế nào?

-

Ngun nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường?

-

Tác hại của nó là như thế nào?

-

Làm gì để có thể xử lý ô nhiễm cũng như là bảo vệ môi trường?
3. Thành lập nhóm, lập kế hoạch dự án
 Học sinh sau khi xác định các tiểu dự án sẽ thành lập nhóm (mỗi

tổ 1 nhóm), bầu chọn nhóm trưởng.
 GV phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm sẽ phụ trách
tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và tác hại của một loại ơ nhiễm.
- Nhóm 1: Ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
- Nhóm 2: Ơ nhiễm mơi trường nước.
- Nhóm 3: Ơ nhiễm mơi trường đất.
- Nhóm 4: Hóa học và vấn đề phịng chống ơ nhiễm mơi
trường.
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án,
những cơng việc cần làm để hồn thành cơng việc.
1. Thu thập thông tin
14



Các nhóm có thể tiến hành thu thập thơng tin từ sách báo, internet
hoặc trực tiếp quan sát, phỏng vấn.
Hoạt động 2:

2. Xử lí thơng tin

Thực hiện dự án

Từ những thông tin thu nhận được, các em sẽ tiến hành phân tích,

(thời lượng: 1 tuần, tổng hợp, kết luận và viết báo cáo.
thực hiện ở nhà)

3. Hình thành sản phẩm
Sau khi đã luyện tâp thuyết trình và có sản phẩm hồn chỉnh, các
nhóm hồn thiện nội dung thực hiện chuẩn bị báo cáo trước lớp.
1. Báo cáo
- HS báo cáo, thể hiện kết quả tìm hiểu, cộng tác của nhóm thơng
qua sản phẩm.
- HS báo cáo quy trình của dự án phụ trách.
GV hệ thống hóa lại những kiến thức HS cần nắm vững.
2. Đánh giá
- HS tham gia đánh giá q trình cộng tác của các thành viên trong
nhóm. Nhóm trưởng đánh giá sự cộng tác của các thành viên trong
nhóm và mỗi HS tự đánh giá về sự tham gia của bản thân.
- GV cùng HS đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó có những

Hoạt động 3:


khuyến khích và rút kinh nghiệm.

Tổ chức báo cáo

3. Rút kinh nghiệm

(thời lượng: 1 tiết,

- HS nêu kinh nghiệm rút ra từ q trình làm việc của nhóm.

thực hiện trên lớp)

- HS trình bày những điều học được từ các nhóm khác.
GV cùng HS nghiêm túc nhận xét những ưu và khuyết điểm trong
quá trình thực hiện và rút kinh nghiệm cho lần sau về kế hoạch thực
hiện; kiến thức, thông tin; thời gian thực hiện; phân công công việc;
sản phẩm dự án.
4. Củng cố
- HS sẽ được xem một tiểu phẩm ngắn do các bạn trong lớp dàn
dựng để chốt lại chủ đề: hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp về vấn
đề ô nhiễm môi trường.
- GV cho HS nêu lên những việc làm cụ thể ở trường để trường,
lớp sạch sẽ: quét lớp, lau bảng, dọn dẹp sân trường, nhổ cỏ, trồng
cây..
15


7. Kiểm tra – đánh giá kết quả học tập
Đánh giá bài báo cáo


Tiêu chí
1) Kiến thức chính xác, khoa học
2) Đủ nội dung
3) Khả năng diễn đạt
4) Tinh thần hợp tác
5) Khả năng sáng tạo, tư duy, giải quyết vấn đề

Điểm tối đa
2
2
2
2
2

Giáo án
HỐ HỌC VÀ MƠI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
a. Kiến thức
HS nêu được :
- Một số khái niệm về ơ nhiễm mơi trường, ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm đất,
nước.
Hiểu được:
- Vấn đề ơ nhiễm mơi trường có liên quan đến hóa học.
- Vấn đề bảo vệ mơi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến
hóa học.
b. Kĩ năng
- Tìm thơng tin trong bài học trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thơng
tin và rút ra nhận xét về các vấn đề ô nhiễm môi trường, chống ô nhiễm môi trường.
- Giải quyết một số tính huống trong thực tế về mơi trường.

- Tính tốn lượng khí thải, chất thải trong PTN, CN.
- Góp phần hình thành cho học sinh một số kĩ năng:
+ Làm việc nhóm.
+ Vận dụng kiến thức mơn Hóa học và các mơn học khác (Sinh học, Công
nghệ, …) vào thực tiễn.
c. Thái độ
HS nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường và vận
động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường.
16


II. Phương pháp dạy học
Đàm thoại, hoạt động nhóm, thuyết trình.
III. Dạy bài mới
TIẾT 1: TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung dạy học
I. Khái niệm

* Hoạt động 1

Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân

GV cho HS xem clip và gợi ý những câu hỏi liên tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quan:

quanh con người, có ảnh hưởng tới


-

Chủ đề đoạn clip?

đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát

-

Các nội dung được đề cập có liên quan?

triển của con người và thiên nhiên.

-

Hiện trạng môi trường ngày nay như thế
nào?

Ơ nhiễm mơi trường là sự
thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường.

HS thảo luận và trả lời

II. Các loại ô nhiễm môi trường

* Hoạt động 2

Tùy theo tác nhân gây ơ nhiễm có

GV đưa ra câu hỏi gợi ý: ô nhiễm môi trường được thể chia ô nhiễm môi trường thành 3

chia ra như thế nào?

loại: ơ nhiễm mơi trường khơng khí,
ơ nhiễm mơi trường đất, ô nhiễm

GV hướng dẫn sơ lược và chia việc cho 4 nhóm mơi trường nước.
HS tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, tác hại
của từng loại ô nhiễm và biện pháp khắc phục ô
nhiễm môi trường.
HS lắng nghe phần hoạt động của nhóm mình
- Nhóm 1: Ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
- Nhóm 2: Ơ nhiễm mơi trường nước.
- Nhóm 3: Ơ nhiễm mơi trường đất.
- Nhóm 4: Hóa học và vấn đề phịng chống ơ
nhiễm mơi trường.

17


Nhóm HS bầu chọn nhóm trưởng, phân chia cơng
việc tìm hiểu về nội dung của nhóm
Các nhóm báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
TIẾT 2: BÁO CÁO

Hoạt động của

Nội dung dạy học

thầy và trị
Các nhóm HS 1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí

lần

lượt

trình

Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt các chất lạ hoặc sự biến đổi

bày sản phẩm và quan trọng trong thành phần khơng khí, làm cho nó khơng sạch, có bụi,
phần thuyết trình có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,...
của nhóm mình. a. Ngun nhân gây ơ nhiễm
Các nhóm cịn

- Do thiên nhiên.

lại lắng nghe,

- Do con người:

góp ý.

+ Khí thải cơng nghiệp: do q trình đốt nhiên liệu và sự rị rỉ,

GV dựa vào nội thất thốt khí độc trong q trình sản xuất. Vd: SO 2, CO, NOx, ete,
dung bài học để benzene, CFC,....
góp ý các bài
báo cáo của HS.

+ Khí thải do hoạt động giao thơng vận tải, các chất khí độc hại
phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu động cơ, kèm theo bụi,

tiếng ồn làm ơ nhiễm khơng khí trên các tuyến giao thơng. Vd: CO,
SO2, NO, CO2…
+ Khí thải do sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ đun nấu, lò sưởi
do sử dụng nhiên liệu kém chất lượng. Vd: CO2, H2S…
b. Tác hại của ơ nhiễm khơng khí
- Hiệu ứng nhà kính gây ra do sự tăng nồng độ CO 2, làm cho
nhiệt độ trái đất nóng lên.
- Gây mưa axit ảnh hưởng lớn đến cây trồng, sinh vật sống
trong ao hồ, sơng ngịi, phá hủy các cơng trình xây dựng, các tượng
đài, các di tích lịch sử, văn hóa,...
- Ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe con người: gây ra bệnh tật,
đặc biệt là các bệnh về tim, phổi. Khơng khí bị ơ nhiễm nặng có thể
gây ra tử vong cho con người.
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật:
khí SO2 đặc biệt có hại đối với cây lúa mạch, cây bơng, cây thông, các
18


loại hoa, cây ăn quả,...
2. Ơ nhiễm mơi trường nước
Ơ nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần, tính chất
của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của con người, sinh vật.
a. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
- Do điều kiện tự nhiên: mưa, tuyết tan, bão, lũ, kéo chất bẩn
xuống sơng ngịi, hồ ao …
- Do nước thải sinh hoạt từ các vùng dân cư, nước thải cơng
nghiệp, hoạt động giao thơng, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong
sản xuất nơng nghiệp,...
Tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các
ion kim loại nặng, các anion NO3-, PO43-, SO42-, thuốc bảo vệ thực vật

và phân bón hóa học.
- Các ion kim loại: trong tiêu chuẩn chất lượng nước, nồng độ
các nguyên tố kim loại nặng như Hg, Pb, Sb, Cu, Mn,..được quan tâm
hàng đầu. Một số nguyên tố như Hg, As,..rất độc đối với sinh vật, kể cả
ở nồng độ rất thấp.
- Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao gây ra ô nhiễm
môi trường nước, gây ra các biến đổi sinh hóa trong cơ thể sinh vật và
con người.
- Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học: trong sản xuất nông
nghiệp, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học sẽ bị
ngấm vào nước ruộng, ao, hồ, sơng ngịi, lan truyền và tích lũy làm ơ
nhiễm môi trường nước
b. Tác hại của ô nhiễm nước
Gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật,
thực vật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vd: Kim loại nặng và các chất chậm phân hủy khác sẽ tích lũy
theo thức ăn vào cơ thể động vật và người gây tác hại cho sức khỏe.
Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị
ô nhiễm lan truyền bệnh cho người và động vật. Hoạt động thăm dò,
khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, hiện tượng tràn
19


dầu trên biển là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm
trọng đe dọa sự sống trong một phạm vi lớn.
3- Ơ nhiễm mơi trường đất
- Ơ nhiễm mơi trường đất là sự có mặt của của một số chất và hàm
lượng của chúng vượt quá giới hạn thì hệ sinh thái bị mất cân bằng.
- Nguyên nhân: do thiên nhiên, do con người.
- Tác hại: mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất.

II- HĨA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHỊNG CHỐNG Ơ NHIỄM MƠI
TRƯỜNG
1- Nhận biết môi trường bị ô nhiễm
- Quan sát
- Xác định bằng thuốc thử, dụng cụ đo.
2- Vai trò của hóa học trong việc xử lí chất gây ơ nhiễm môi trường
- PP hấp thụ.
- PP hấp thụ trong than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính.
- PP oxh – khử.
- Giáo dục ý thức bảo vệ Môi trường.

20



×