Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4 5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.18 KB, 22 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Văn học dân gian đóng vai trị là “Bầu sữa mẹ” (theo cách nói của MGORKINhà văn Nga vĩ đại) ni dưỡng nền văn học. Nếu khơng có thể thơ lục bát
được hình thành và đào luyện từ trong ca dao dân tộc thì khơng thể có truyện
Kiều của Nguyễn Du. Khơng có kho tàng tác phẩm văn học cực kỳ phong phú
thì khơng có Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Nhiều nhà văn thơ khác của
dân tộc đã học tập, tiếp thu những hình tượng nghệ thuật, những cốt truyện và
nhất là cách nhìn nhận về con người và cuộc sống trong văn học dân gian truyền
thống để tạo nên tác phẩm văn học của họ như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến,
Tố Hữu, Trần Đăng khoa…
Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh phát triển tâm hồn con người.
Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản
làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm,
trí tưởng tưởng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi
trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngơn từ, phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của
nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển.
Văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ to lớn, cho nên các tác phẩm văn học
được đưa vào chương trình giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông.


Với tư cách là một lĩnh vực văn hóa, làm quen với văn học được coi là môn học
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con
người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của giá trị phong
phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên
với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm
thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học, những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ
thuật và đặc biệt giúp giáo dục đạo đức cho trẻ một cách hiệu quả, khơng gị ép
mà lại
rất mềm dẻo, trẻ dễ dàng nhận ra những phẩm chất đạo đức tốt mà mỗi tác phẩm


mang lại.
Giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường
mầm non. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo phải được coi là một
quá trình rèn luyện có mục đích nhân cách trẻ. Ma-ca-ren-cơ gọi thời kì mẫu
giáo là thời kí hình thành cá nhân ở giai đoạn đầu tiên. Vì vậy, giáo dục cho trẻ
trở thành một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, nó hình thành phẩm chất
đạo đức, tạo nền móng nhân cách cho mối con người.
Phẩm chất đạo đức mang ba yếu tố cơ bản: những tình cảm đạo đức, những thói
quen hành vi đạo đức và những ý niệm đạo đức. Ý niệm đạo đức là những ý
niệm về tốt, xấu, về sự trung thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lịng
dũng cảm, tinh thần trách nhiệm… Để hình thành những phẩm chất đạo đức
này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu.


Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức
cho tuổi thơ, Bác đã dạy thiếu niên nhi đồng: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, …
khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây chính là nội dung, nền tảng đạo đức chân
chính của con người ở mỗi thời đại, nó địi hỏi sự nghiệp “trồng người” của
chúng ta phải hướng tới. Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lứa tuổi mẫu giáo
trong cuốn “Sự ra đời của một công dân”, nhà giáo dục V.A.Xu-khô-lum-xki
cũng đã xác định: “Điều cơ bản trong giáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ
trở thành những người yêu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương và nhân
dân mình, sống trong sạch, ngay thẳng, vị tha, can đảm, khiêm nhường, không
khoan nhượng với điều ác và sự lừa dối”. Ơng nhấn mạnh “Lịng u nước bắt
đầu từ tuổi ấu thơ. Không thể trở thành con người chân chính của Tổ quốc nếu
trước hết khơng thật sự là đứa con của cha mẹ mình”. (V.A.Xu-khơ-lum-xkiBàn về giáo dục đạo đức ở lứa tuổi mẫu giáo- Tập san mẫu giáo 3/1968, trang
20-23.
Những quan niệm giáo dục đạo đức truyền thống ấy đã được đưa vào những tác
phẩm văn học và được trẻ em u thích. Vì vậy, chúng ta cần đọc và kể cho trẻ
nghe những tác phẩm văn chương có giá trị đích thực, chứa đựng những nội

dung giáo dục đạo đức cao cả, phù hợp với lứa tuổi mà tâm hồn đang trong như
suối tận nguồn. Ở trường mẫu giáo, khi tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghe
đọc, kể diễn cảm và sự dẫn dắt của cô giáo, những ấn tượng nghệ thuật mà trẻ
thu nhận được sẽ hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững.


Khơng ai có thể phủ nhận vai trị của cái đẹp trong giáo dục đạo đức bởi “thông
qua cái đẹp vươn tới nhân tính” – (V.G.Bielinxki, nhà nghiên cứu văn học Nga
thế kỉ XIX). Vì vậy, cái đẹp phải được coi là phương pháp cơ bản nhằm khơi
gợi những tình cảm đạo đức cho trẻ, nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục
thẩm mĩ, nó trở thành một quy luật giáo dục.
Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình cảm cao quý của
con người thể hiện trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây xanh, có cách đối xử hiền từ đối với mọi sinh vật
trên trái đất, xác lập hành vi thái độ của con người đối với các hiện tượng của
đời sống. Về những vấn đề này, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong những
áng ca dao, những bào thơ, những đoạn văn, những câu truyện dành cho trẻ.
Tình yêu thiên nhiên vốn là khởi điểm cảu tình yêu quê hương, đất nước. Trong
ki ức của người bình dân, tình yêu tổ quốc gắn với quê hương, gắn với một làng
quê và cảnh vật gần gũi, thân thương. Đất nước - Tổ quốc – Quê hương là
những cánh cị bay trên đồng lúa mênh mơng, đơn sơ mà mĩ lệ:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đồng”
Và có khi là những con đường dài:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”


Dạy trẻ yêu quê hương đất nước, yêu mái nhà dân tộc giản dị, đậm hồn q, có
ấn tượng ngơi nhà truyền thống dân tộc, có ý thức về truyền thống thơ ca dân

gian.
“Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong…”
(Em yêu nhà em- Đoàn Thị Lam Luyến)
Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã dạy trẻ biết u thương ơng bà, cha
mẹ, anh em. Bài thơ “Mẹ ốm”- Trần Đăng Khoa, “Làm anh”- Phan Thị Thanh
Nhàn, … Truyện “Tích Chu” hình thành ở các em tỉnh cảm thắm thiết mẹ con,
anh em, bà cháu. Yêu con người, yêu nhân dân là yêu những người sống quanh
ta. Câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ”, “Đôi bạn tôt” đã giáo dục trẻ
lịng nhân hậu với đồng loại, tình thân ái, đồn kết.
Các tác giả dân gian nhìn nhận hiện thực từ góc độ đạo đức, vì vậy xung đột của
truyện là xung đột thuộc phạm trù đạo đức đối lập thiện ác, tốt xấu, trung thực
xảo quyệt, ích kỉ, vị tha… Truyện cổ tích giới thiệu cái thiện và cái ác theo cách
đơn giản và dễ hiểu đối với trẻ. Cô bé mồ côi tốt bụng và chăm làm, mụ dì ghẻ
độc ác, gian tham. Cái tốt được đền đáp, cái ác bị trả giá. Trong quá trình nghe
truyện, trẻ em đã tự vận động chính bản thân mình trong mọi bình diện, đem cái


tốt để chống trọi với cái ác. Đây chính là điểm đặc biệt làm ý nghĩa giáo dục của
truyện cổ tích thêm một chất lượng mới cao hơn. Thế giới của truyện cổ tích
chan hịa ánh sáng của làng nhân ái, của tình thương, ước mơ, hi vọng của niềm
tin vài chân lí “chính nghĩa thắng gian tà”… Điều này làm nên sức sống trường
tồn mãnh liệt của truyện cổ tích và nó thực sự hấp dẫn đối với trẻ. Vì vậy,
truyện cổ tích có ý nghĩa lớn đối với giáo dục tình cảm đạo đức, có ý nghĩa cao
cả trong ý thức xã hội cho trẻ.
Sự thể hiện mình trước tác phẩm văn học, những hình tượng nghệ thuật do trẻ
tạo ra đã mang đặc điểm cá tính. Đó là biểu biểu hiện của việc hình thành những
cá nhân đầu tiên khi làm quen với tác phẩm.

Như vậy, văn học nghệ thuật và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có
ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng phẩm chất, tâm hồn,
phát triển nhân cách ở trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy, mà tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các tác
phẩm văn học”.
2. Tên sáng kiến
Nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các
tác phẩm văn học”.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Lê Thị Mai


4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Giáo dục mẫu giáo.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Ngay từ đầu năm học để thấy được kết quả và những biện pháp trong sáng
kiến đã đưa ra.
6. Mô tả bản chất của sáng kiến
6.1. Về nội dung của sáng kiến
Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non
nhất là các lớp mẫu giáo: Đó là sự mở cửa cho những bước đi chập chững đầu
tiên vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học đóng
góp trong việc hình thành và phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên
khơng phải dân tộc nào cũng đề cao đạo đức như yếu tố thứ nhất của phẩm chất
con người như dân tộc Việt Nam. Dường như quan điểm của con người Việt
Nam đạo đức như là cái gốc của sự tốt sấu trên đời. Quan điểm được phản ánh
trong truyện cổ tích, vừa chắt lọc kinh nghiệm ứng sử trong thực tế vừa là đạo
đức lý tưởng mà con người lao động mong muốn xây dựng. Vì thế nó vừa gần
gũi, vừa quen thuộc, như cái không thể thiếu của trẻ mầm non.
Khả năng khám phá thế giới xung quanh của trẻ còn hạn chế. Tư duy của trẻ là

tư duy tổng quát hành động nên trẻ không hiểu qua những lời cơ nói, làm như
thế này có nghĩa là tốt, như thế kia là xấu, hay còn phải làm như thế


nào?...Nhưng qua những tác phẩm văn học thường có nội dung ngắn gọn, rõ
ràng, dễ nhớ dễ thuộc, nhân vật gần gũi, chính là con người trong các mối quan
hệ xã hội. Điều quấn hút các em chính là các nhân vật được nhân cách hóa, các
yếu tố thần kỳ, những đồ vật quen thuộc gần gũi được thổi những yếu tố ly kỳ,
hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí tượng của trẻ thơ mà giáo dục
tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ lớn của công tác giáo dục cho trẻ
mẫu giáo.
Mỗi một tác phẩm văn học, tác giả nhân cách hóa các nhân vật trong tác phẩm
để tác phẩm luôn trở nên sinh động, giúp trẻ cảm nhận tác phẩm dẽ dàng mà lại
giáo dục trẻ hết sức nhẹ nhàng. Ví dụ: Thơ (Ảnh Bác-Trần Đăng Khoa, Em yêu
nhà em- Đoàn Thị Lam Luyến); truyện thơ (Nàng tiên ốc, Gấu qua cầu); ca dao,
câu đố, đồng dao là một mảng của chương trình; truyện, bao gồm các thể loại:
truyện thần thoại (Cóc kiện trời), truyền thuyết (Ơng gióng, Sự tích Hồ
Gươm), cổ tích (Cây khế, Tấm Cám), một số kịch bản văn học: Mèo đi câu cá,
Ai đáng khen nhiều hơn…
Bên cạnh những tác phẩm văn học nghệ thuật dân tộc, chương trình cịn văn học
dành cho trẻ cịn có các tác phẩm văn học nước ngồi (Cơ bé qng khăn đỏ,
Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn…)
Trẻ độ tuổi này tiếp thu bằng nhận thức trực quan, để việc giáo dục trẻ trở nên
nhẹ nhàng mà trẻ khơng bị áp lực, thì giáo dục trẻ thông qua các câu truyện gần
gũi, quen thuộc mà dễ nhớ là một biện pháp giáo dục rất hiệu quả. Trẻ sẽ học


cách noi gương những nhân vật tốt, hành động tốt, biết phê phán những nhân
vật và hành động xấu trong truyện, từ đó áp dụng ln vào thực tế.
Ví dụ

+ Qua câu truyện “Tấm Cám” trẻ nhận ra được nhân vật nào tốt, nhân vật nào
xấu và hiểu được rằng nếu sống thật thà, chăm chỉ, chịu khó thì sẽ được nhiều
người giúp đỡ và vượt qua mọi khó khăn, còn sống độc ác, lười biếng sẽ bị mọi
người ghét bỏ, xa lánh, không ai muốn giúp đỡ.
+ Qua câu truyện “Cây khế” trẻ hiểu được đức tính chăm chỉ, chịu khó, thật thà
sẽ ln gặp mau mắn, cịn tham lam, độc ác sẽ phải chịu hậu quả.
+ Hay qua câu truyện “Ba cơ gái” trẻ biết được tính cách của các nhân vật,
thơng qua đó giáo dục trẻ ln biết hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ khi bị ốm đau.
Cịn những kẻ khơng có lịng hiếu thảo sẽ khơng có kết quả tốt đẹp.
+ Truyện “Quả bầu tiên” giúp trẻ hiểu đươc sự u thương, chăm sóc các lồi
động vật thì những lồi động vật đó sẽ trả ơn, còn nếu tham lam, mưu kế để vụ
lợi sẽ bị chừng phạt.
+ Bài thơ “Làm anh” giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, nhường nhịn em
nhỏ.
Rõ ràng, nếu như chỉ giáo dục trẻ bằng lời nói khơng thì chưa đủ, để giáo dục
trẻ hiệu quả, ta phải gắn những lời nói đó vào hồn cảnh, tình huống cụ thể.
Nhưng tình huống và hồn cảnh nào để trẻ tiếp thu một cách dễ dàng. Và tác


phẩm văn học là một cách giáo dục trẻ hữu hiệu. Thơng qua các nhân vật gần
gũi, tình tiết bay bổng, nội dung truyện dễ nhớ, quen thuộc với cuộc sống của
trẻ, để tư đó giáo dục trẻ dễ dàng, khơng áp lực, gị bó với trẻ và mang lại hiệu
quả giáo dục cao.
6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ 4-5
tuổi hiện nay, tôi đã đưa ra những giải pháp thực hiện một số biện pháp giáo dục
đạo đức cho trẻ 4-5 tuổi thông qua các tác phẩm văn học cụ thể như sau:
6.3. Với các biện pháp
Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp với trẻ theo
từng chủ đề

Trước hết để cho nội dung lôgic và phù hợp với chủ đề, tôi xây dựng kế hoạch
làm quen với văn học theo từng chủ đề, ứng với từng tuần, qua đó cho trẻ làm
quen với các câu chuyện cổ tích phù hợp theo chủ đề đó, lồng ghép vào các hoạt
động chiều, bên cạnh đó tuyên truyền đến phụ huynh cho trẻ nghe thêm các bài
thơ, câu truyện ở nhà, từ đó giáo dục trẻ một cách phù hợp, nhẹ nhàng, trẻ
không bị áp đặt hay gị bó, từ đó mang lại hiệu quả.
Ví dụ
* Chủ đề trường mầm non: Bé tới trường; món quà của cô giáo
* Chủ đề bản thân: Câu chuyện về tay trái và tay phải


* Chủ đề gia đình: Ba cơ gái, Tấm Cám
* Chủ đề động vật: Cóc kiện trời; chú dê đen; nàng tiên ốc
* Chủ đề thực vật: Cây tre trăm đốt; cây khế; quả bầu tiên.
* Chủ đề ngành nghề: Sự tích quả dưa hấu; anh nơng dân và ba điều ước.
* Chủ đề giao thông: Qua đường; xe lu và xe ca
* Chủ đê hiện tượng tự nhiên: Đám mây đen xấu xí
* Chủ đề quê hương: Sự tích hồ Gươm
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ
tham gia hoạt động
Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất.
Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung
cấp nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm
nhận được tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc.
Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật
chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi
kể, có thể cho trẻ xem đĩa.
Ví dụ:
+ Khi kể truyện “Ba cơ gái” ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và
chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch.



+ Hay câu truyện “Chú dê đen”, cô chuẩn bị rối, tranh ảnh khi kể, khi trẻ tham
gia cho trẻ đội mũ các nhân vật để hóa tranh thành nhân vật, qua đó trẻ hiểu tính
cách, nội dung truyện một cách sâu sắc hơn.
Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp giảng dạy
Sử dụng phối hợp và hợp lý, hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy
tính chủ động tích cực của trẻ vì thế cho nên khi cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học tôi dùng kết hợp nhiều phương pháp để tất cả trẻ được hoạt động một
cách tích cực và cụ thể là:
+ Phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật: Trẻ mẫu giáo chưa đọc, chưa
viết được, đến lớp với tâm hồn đón đợi hướng về cơ giáo. Cơ giáo là cầu nối trẻ
với tác phẩm, vì thế, cách trình bày diễn cảm và xúc động tác phẩm văn học có
tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật,
cô giáo giúp các em dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ
thuật, giúp các em nhìn thấy được những hình tượng, các khung cảnh, các tình
tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn.
+ Phương pháp tích hợp: Việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, giáo
viên không chỉ cho trẻ làm quen thông qua giờ học phát triển ngôn ngữ, mà lồng
ghép vào các hoạt động khác, các mơn học khác: Hoạt động ngồi trời; hoạt
động góc; môn học khám phá khoa học…


Ví dụ: Khi dạy truỵên “quả dưa hấu” ở chủ đề thế giới thực vật. Cơ giáo có thể
tích hợp bộ môn môi trường xung quanh, biết về quả dưa hấu gần gũi và là loại
quả ngon, bổ dưỡng…
+ Phương pháp trao đổi gợi mở- trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học: Trao
đổi với trẻ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở sẽ làm sâu sắc hơn việc cảm thụ tác
phẩm văn học của trẻ. Giá trị giáo dục của những cuộc trao đổi được xác định,
còn là nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc tiếp xúc tác phẩm, làm thức dậy

những suy nghĩ của trẻ. Kết hợp với việc đọc diễn cảm tác phẩm văn học với
việc trao đổi với trẻ về tác phẩm, những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời sẽ đọng
lại trong tâm trí, trái tim, làm phong phú tâm hồn và đời sống tinh thần ở trẻ.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe truyện “Tích Chu”, cơ giáo có thể đặt câu hỏi: Cháu
có u Tích Chu khơng? Tạo sao? Trong câu hỏi này có hai cách đánh giá hành
động nhân vật, hai cách trả lời khác nhau: yêu và không yêu. Cô giáo cần thảo
luận với trẻ để đi đến nhất trí. Để tạo ra tranh luận cơ giáo có thể hỏi: Tại sao
cháu lại khơng u Tích Chu? Cịn cháu? Tại sao cháu lại yêu nhân vật này? Để
đi đến thống nhất là nhân vật Tích Chu như thế nào? Qua đó giúp trẻ hiểu sâu
sắc tác phẩm.
+ Phương pháp cá thể hóa: Mỗi trẻ em tuy ở cùng độ tuổi song có sự phát triển
khác nhau cả về thể chất và trí tuệ, nên cơ phải dựa vào đặc điểm này để có
những biện pháp riêng biệt, tránh lối giáo dục đồng loạt, để phát huy khả năng
của từng trẻ.


Giờ đón trẻ, giờ trả trẻ là lúc cơ áp dụng biện pháp cá thể hiệu quả nhất.
Ví dụ: cơ trò chuyện cởi mở, tự nhiên gần gũi trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân: cô
hỏi trẻ: Nhà con có em bé khơng? Con thường làm gì với em bé nếu em địi đồ
chơi của con? Từ đó cơ có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe.
+ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: Đồ dùng dạy học là một trong
những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ
giúp trẻ nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp nhất là khi trẻ được trực
tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được tình cảm, tích cách
của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trươc khi tổ chức cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh
hấp dẫn, rối nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể, có thể cho trẻ xem
đĩa.
Ví dụ khi kể truyện “ba cơ gái”ở chủ đề gia đình, kể xong cho trẻ đóng kịch và
chuẩn bị đồ dùng cho trẻ đóng kịch.

Biện pháp 4: Tổ chức giáo dục lể giáo cho trẻ thông qua tác phẩm văn học
ở mọi lúc mọi nơi.
Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với văn học mỗi tuần chỉ một
giờ hoạt động chung (25-30 phút).
Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tơi đã tổ chức cho trẻ làm quen với tác
phẩm văn học mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm khác nhau trong ngày:


+ Giờ đón trẻ
+ Giờ hoạt động ngồi trời
+ Giờ HĐ góc
+ Giờ HĐ chung
+ Giờ trả trẻ
Trẻ mẫu giáo rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của
tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen
ngợi hoặc do tình u lịng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy.
Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt
được điều tốt, điều xấu, những hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào?
Những hành vi nào không nên làm và không được làm, đồng thời trẻ có những
hành vi động cơ đúng đắn.
Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt
lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên, cần
luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ.
- Giờ học phát triển ngôn ngữ: Giáo viên lựa chọn các tác phẩm văn học phù
hợp với chủ đề, với lứa tuổi để dạy trẻ. Giờ học này là hoạt động cốt yếu để
giúp trẻ hiểu chọn vẹn có hệ thống nội dung mà cơ đưa ra.
- Giờ hoạt động góc: Góc là khu vực riêng biệt trong nhóm nơi trẻ có thể làm
việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng để trẻ xem



xét và khám phá. Cơ giáo có thể làm việc riêng với từng nhóm nhỏ mà khơng sợ
ảnh hưởng đến sự hoạt động tích cực của trẻ, ở đây trẻ được thoải mái về không
gian và thời gian.
- Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để cô giáo tổ chức cho trẻ làm
quen chọn vẹn với một tác phẩm văn học đúng các bước và các phương pháp.
học.
Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh
Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia
đình học trị: Gia đình, nhà trường, xã hội là 3 yếu tố không thể thiếu và tách
rời nhau. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục
của ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường
được tốt hơn. Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào
cơ giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với
công việc.
Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất tôi dã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh
,từ đầu năm giáo viên đã thơng báo chương trình học của cả một năm cho phụ
huynh nắm được .
Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của các tác phẩm văn học trong quá trình
giáo dục trẻ. Đến đầu chủ đề, tôi cho phụ huynh muợn phô tô những câu truyện
để phụ huynh kể cho con em mình nghe.


Giáo dục đạo đức cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu
là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
Giáo viên ln trị chuyện tun truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục
đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻ và dạy
trẻ tại gia đình.
* Kết quả điều tra thực trạng kỹ năng giao tiếp đầu năm học của trẻ như
sau:
- Ngoan ngãn lễ phép với mọi người

+Tốt: 8 trẻ
+ Khá: 9 trẻ
+ ĐYC: 10 trẻ
Nhường nhịn chia sẻ
+ Tốt: 7 trẻ
+ Khá: 9 trẻ
+ ĐYC: 11 trẻ
Quan tâm giúp đỡ
+ Tốt: 6 trẻ
+ Khá: 7 trẻ


+ ĐYC: 14 trẻ
7. Những thông tin cần được bảo mật
Khơng có
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Nhân lực: Được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ của chị em đồng nghiệp, phụ
huynh học sinh của lớp và sự tập trung, hứng thú của trẻ, phụ huynh học sinh.
- Giáo viên có trình độ trên chuẩn, hiểu biết về chương trình giáo dục mầm non,
hiểu được sự cần thiết về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện về nhân cách, được phụ huynh tín nhiệm, học sinh quý mến.
- Trẻ tại nhóm lớp được học đúng độ tuổi theo quy định, ngoan ngỗn, lễ phép
với ơng bà, bố mẹ, cô giáo.
- Phụ huynh quan tâm hơn về công tác chăm sóc – giáo dục trẻ của cơ giáo đối
với con em mình, nhiệt tình tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh trong
năm học và ủng hộ các phong trào do nhà trường phát động.
* Vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhóm lớp được trang bị đầy đủ phù
hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, có đủ đồ dùng học tập, tối thiểu theo quy định.
* Thời gian thực hiện: Từ 09/2016 đến tháng 03/2017
* Địa điểm: Lớp 4 – 5 tuổi A2 Trường mầm non Hoàng Đan.



9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau
9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
Qua biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non qua các tác phẩm văn học,
những câu truyện, bài thơ quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ mà lại có tính
giáo dục rất cao, trẻ được nghe, được trải nghiệm những tác phẩm đó một cách
thoải mái, nhẹ nhàng, khơng gị bó mà lại được giáo dục đạo đức cho chính bản
thân trẻ một cách hiệu quả.
9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
- Sáng kiến được đánh giá đảm bảo tính khoa học, tính sáng tạo, có hiệu quả và
ứng dụng thực tiễn dễ dàng .
9.3. Kết quả trên trẻ
- Tạo cho trẻ hứng thú hoạt động làm quen với văn học đặc biệt giờ hoạt động
góc nhiều trẻ thích chơi ở góc sách hơn.
- Trẻ tiếp thu được những chuẩn mực đạo đức gần gũi trong cuộc sống hằng
ngày.


- Giáo dục đạo đức không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn được thể hiện ở tất
cả các hoạt động:
+ Giờ chơi, góc chơi, trẻ biết hịa thuận không tranh giành đồ chơi
+ Đối với mọi người: biết chào hỏi lễ phép biết nhường nhị em nhỏ.
+ Đối với gia đình: khơng quấy rầy vịi vĩnh bố mẹ, biết yêu thương chia sẻ tình
cảm với người thân trong gia đình.

+ Đối với thiên nhiên: Khơng bẻ cành, hái hoa,…hình thành đức tính tốt: Ngăn
nắp, gọn gàng, tính tự lập.
9.4. Kết quả từ phía các bậc cha mẹ
- Cha mẹ ln coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ
ở nhà trường, lớp.
- Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong
việc dạy trẻ biết lễ phép, biết nhường nhịn các bạn khi chơi và nhường nhịn các
em nhỏ, biết nghe lời người lớn…, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức
thơng qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; cha mẹ phối
hơp với cô giáo chặt chẽ để giáo dục con hơn.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, họ không áp đặt dạy trẻ theo một
khn nhất định, mà thay vào đó là giáo dục bằng các câu chuyện trẻ rất dễ nhớ,
biết noi theo những gương nhân vật tốt trong các tác phẩm và phê bình nhân vật
xấu.


- Cha mẹ cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả
giáo dục của nhà trường, lớp, khơng chê bai chỉ trích cơ giáo, ngược lại cha mẹ
thơng cảm, chia sẻ những khó khăn của cơ giáo.
9.5. Về phía giáo viên và nhà trường
- Cơ giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi vụn vặt của trẻ,
không la mắng, và luôn giải quyết hợp lý, cơng bằng với mọi tình huống xảy ra
giữa các trẻ trong lớp.
- Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều hơn,
- Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự chuẩn
bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
- Kết quả qua các lần tổ chức, phát động các phong trào, nhà trường đã nhận
được tham gia đông đảo trên 70% và ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ em. Hiệu
quả lớn nhất là nhà trường đã huy động được sự tham gia của cha mẹ trẻ em,
của các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống

cho trẻ, đồng thời đây là những cơ hội vàng để dạy trẻ cách cư xử, chào hỏi,
quan tâm đến mọi người.
- Qua quá trình thực hiện theo các kinh nghiệm đó tơi thấy đã đạt được hiệu quả
rõ rệt. Đặc biệt,với những hình thức cơ đưa ra, trẻ vận dụng và tiếp thu rất
nhanh. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ phát triển được các kỹ


năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, ở các
lĩnh vực khác trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
TT

Tên tổ chức/

Địa chỉ

cá nhân
1

Lê Thị Mai

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường mầm non

Lớp 4-5 tuổi A2, trường mầm

Hoàng Đan


non Hoàng Đan/ Lĩnh vực phát
triển tình cảm-kĩ năng xã hội

Hồng Đan, ngày 02 tháng 02 năm 2017

Hoàng Đan, ngày 02 tháng 02 năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

(Đã ký)

(Đã ký)

Trần Thị Kim Ký

Lê Thị Mai



×